Academia.eduAcademia.edu
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN MÔN HỌC Để thống nhất cách trình bày tiểu luận kết thúc môn học, Khoa tiếng Anh hướng dẫn cách trình bày về hình thức chung của tiểu luận như sau: Trang bìa ( còn gọi Bìa cứng) Trang bìa lót ( còn gọi Bìa mềm) Mục lục Mở đầu Nội dung các chương Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục ( nếu có) CÁCH TRÌNH BÀY CỤ THỂ (Xem các mẫu kèm theo) Trang bìa là loại giấy cứng, khổ giấy A4, màu sắc tùy chọn ( nên thống nhất màu xanh) Trang bìa lót là loại giấy trắng mềm, khổ giấy A4; Đóng tiểu luận bằng đinh bấm, bọc gáy, không đóng bằng lò xo - đục lỗ; Sử dụng bảng mã và font chữ: - Bảng mã : Unicode - Font chữ: Times New Roman, cỡ 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; - Mật độ chữ: Bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; Căn lề trang: Lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm; Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm tiêu đề ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mỗi mục; Cách đánh số các chương mục, tiểu mục phải theo quy định (xem mẫu kèm theo); Cách ghi trích dẫn tài liệu tham khảo: Sau phần nội dung trích dẫn ghi ký hiệu tài liệu tham khảo. Ví dụ: “ Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội ” [2] Cách đánh số trang: - Sử dụng chữ số 1, 2, … ghi dưới và ở giữa trang; - Các trang không đánh số trang: Trang bìa; Trang bìa lót; Mục lục - Các trang phải đánh số trang: Mở đầu; Nội dung chính của tiểu luận; Kết luận, Tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo bắt buộc phải có trong cấu trúc Tiểu luận; Phụ lục (không nhất thiết phải có). Độ dài của Tiểu luận từ 15- 20 trang, trong đó: - Mở đầu khoảng 2 trang; - Nội dung chính khoảng 15 trang; - Kết luận khoảng 1 trang; - Tài liệu tham khảo khoảng 1 trang. Khoa sẽ hướng dẫn ghi tên, tuổi, lớp của sinh viên học vào một tờ phiếu nhỏ để dán vào bìa của tiểu luận thay cho đánh số phách thi. ( Sinh viên không được ghi tên của Giảng viên trực tiếp vào bìa của tiểu luận) (Mẫu trang bìa cứng) VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Khoa Tiếng Anh ===š«›=== TIỂU LUẬN Môn: ( Ngôn ngữ học đối chiếu,...) (Bold, size 18-30, tùy theo số chữ,… của tên đề tài) HÀ NỘI- ( năm) (Mẫu trang bìa lót) VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Khoa Tiếng Anh ===š«›=== TÊN ĐỀ TÀI ( Sinh viên tự đặt) (Bold, size 18-30, tùy theo số chữ,… của tên đề tài) HÀ NỘI - ( năm) ( Mẫu trang Mục lục) MỤC LỤC Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................Tr 2. Mục đích của đề tài 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Bố cục của tiểu luận Chương 1. Cơ sở lí luận........................................................................Tr 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2. Cơ sở lí luận Chương 2. (Tên của nội dung nhiên cứu- Sinh viên tự đặt)...................Tr 2.1. Dẫn nhập 2.2. 2.3. (................) 2.4. Tiểu kết Chương 3. (Tên của nội dung nhiên cứu- Sinh viên tự đặt)...................Tr 31. Dẫn nhập 3.2. 3.3. (................) 3.4. Tiểu kết Kết luận..................................................................................................Tr Tài liệu tham khảo Phụ lục ( Mầu Tài liệu tham khảo) TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Thiện Giáp, ( chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 1994, Hà Nội 2. Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, Hà Nội. II.Tài liệu tiếng nước ngoài 3. R.Lado, (1957), Linguisties across cultures, Syntactic structures, Ann Arbor. 4. L.C. Thompson, (1965) A Vietnamese grammar, Seattle III. Internet 5. http://www.ud.edu.vn/Detail.asp?news=243, ngày 01.06.2011. Chú ý: - Danh mục Tài liệu tham khảo phận tiếng Việt xếp theo vần abc theo thứ tự: Tên tác giả (theo tên cá nhân), tên tài liệu, tên nhà xuất bản, năm và nơi phát hành. - Danh mục Tài liệu tham khảo phần tiếng nước ngoài thì xếp theo thứ tự: Tên tác giả (theo tên họ), năm phát hành ( trong ngoặc đơn), tên tài liệu, tên nhà xuất bản và nơi phát hành. - Danh mục tài liệu tham khảo xếp cuối cùng sau phần Kết luận và Phụ lục. Người biên soạn PGS.TS. Phạm Tất Thắng