« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại các trường học phổ thông ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM.
- Không gian kiến trúc cảnh quan trong các trường học phổ thông không chỉ thể hiện triết lý giáo dục của nhà trường và góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho môi trường hoạt động của hệ thống vườn ươm nhân tài.
- mà còn là không gian tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, kết nối giảng dạy lý thuyết với hoạt động thực hành, giúp học sinh có được những trải nghiệm thực tế và gần gũi với môi trường tự nhiên.
- Xu hướng tự nhiên hóa trong không gian cảnh quan trường học đang ngày càng được ưu tiên phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
- Xu hướng này tạo cơ hội cho học sinh các cấp sinh hoạt và học tập trong môi trường thiên nhiên và góp phần hình thành môi trường cảnh quan sinh thái bền vững cho các trường học.
- Bài báo tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại các trường học phổ thông của Việt Nam và từ đó đề xuất một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng tích hợp công năng, phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục, góp phần làm đa dạng hóa không gian hoạt động và thích ứng với các điều kiện thực tế của thiên nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra..
- Từ khoá: kiến trúc cảnh quan trường học.
- cảnh quan tích hợp.
- Trong đó, nhiều hoạt động giáo dục đem lại hiệu quả tốt hơn khi được triển khai thực hiện với sự kết hợp linh hoạt giữa các không gian trong và ngoài lớp học..
- Ngoài các giờ học trên lớp, học sinh các cấp học phổ thông cần nhiều hơn những không gian hoạt động ngoài trời.
- Hiện nay, tổ chức không gian cảnh quan trong các trường phổ thông ở nhiều địa phương vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, hình thức còn đơn điệu và chưa đồng đều giữa các vùng miền của tổ quốc.
- Vai trò của không gian này đa phần mới chỉ dừng lại là không gian tập hợp cho các hoạt động mang tính tập trung như: sân thể dục thể thao, chào cờ hay tổ chức sự kiện.
- Trong khi đó, các dự án đầu tư trường học chủ yếu tập trung giải quyết tổ chức không gian khối lớp học và những yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất cho các hoạt động trong nhà, nhất là đối với các trường học công lập.
- Nguyên nhân một phần do chưa có các nghiên cứu lý thuyết bài bản về cảnh quan trường học phổ thông tại Việt Nam, một phần do nguồn lực tài chính và mức độ đầu tư của dự án xây dựng trường học còn hạn chế.
- Đây là một phần nguyên nhân làm cho hiệu quả hoạt động của những không gian này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của đổi mới giáo dục cũng như chưa phát huy hiệu quả vai trò của không gian trải nghiệm cho học sinh phổ thông (Hình 2)..
- Không gian cảnh quan đơn điệu và quen thuộc tại các trường phổ thông tại Việt Nam.
- Với chủ trương xã hội hóa trong giáo dục phổ thông, rất nhiều trường học tư thục được đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây đã có những bước chuyển mình rất lớn trong việc khai thác và tổ chức các không gian kiến trúc cảnh quan, phục vụ cho các hoạt động ngoài trời cho học sinh phổ thông ở tất cả các cấp học (Hình 3).
- Thiết kế cảnh quan trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Văn Phú – Victoria: Hình trên - Ý tưởng đề xuất kiến trúc cảnh quan trên mái dựa trên nguyên tắc khai thác tối đa, tối ưu không gian và đa dạng.
- hóa công năng cho hoạt động của các nhóm học sinh, Hình dưới – Tổng mặt bằng thiết kế cảnh quan được duyệt.
- Giải pháp này không chỉ góp phần phát triển cảnh quan nhà trường bền vững mà còn là quá trình tự nhiên hóa trong môi trường giáo dục phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường tự nhiên, đem lại những cơ hội học tập và trải nghiệm có giá trị cho học sinh.
- Cảnh quan nhà trường thân thiện và gắn kết với không gian xung quanh mang đến cho các học sinh không gian học tập, vui chơi lý tưởng, phát huy được những tố chất và khả năng tiềm ẩn tại trường mầm non.
- Hơn nữa, lựa chọn loài cây xanh chưa được quan tâm đúng mực nhằm tạo ra tính đặc trưng cảnh quan vùng miền cũng như sự phát triển bền vững cho không gian kiến trúc cảnh quan..
- Trong đó, không gian kiến trúc cảnh quan của các trường học phổ thông cần trở thành không gian tích hợp mức độ cao, đáp ứng không chỉ các hoạt động tập trung, mà còn các hoạt động mang tính chất khám phá, trải nghiệm, thực hành kết hợp với các chức năng hạ tầng cảnh quan, phù hợp với môi trường giáo dục hiện đại cũng như những thách thức của điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của từng khu vực cũng như hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra..
- Tại Việt Nam, có thể khẳng định các công trình nghiên cứu về không gian cảnh quan trường học không nhiều và chưa mang tính tổng thể.
- Yếu tố không gian cảnh quan trường học có được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở một số khía cạnh nhất định như yếu tố cây xanh bóng mát, quản lý và phát triển bền vững cây xanh bóng mát tại các trường học phổ thông [6, 7].
- của không gian sân vườn, cảnh quan ngoài trời như một yếu tố cấu thành và hỗ trợ trong hoạt động giáo dục.
- giải pháp không gian “bán ngoài trời”, tích hợp yếu tố kiến trúc và tự nhiên nhằm mở rộng không gian hoạt động cho học sinh trong điều kiện hạn chế hoạt động ngoài trời do điều kiện thời tiết thay đổi, xanh hóa bằng cách bổ sung cây xanh dưới nhiều hình thức khác nhau: trên mặt đất, mặt đứng và mái [8]..
- Nhận diện những yếu tố chủ đạo tác động đến không gian kiến trúc cảnh quan các trường học phổ thông..
- Nhận diện một số vấn đề tồn tại trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức không gian cảnh quan trong thiết kế trường học phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hỗ trợ chương trình đổi mới giáo dục toàn diện theo hướng phát triển bền vững và phù hợp với điều kiện của Việt Nam..
- Từ đó góp phần đánh giá tổng thể và khách quan các vấn đề liên quan đến thực trạng của cảnh quan các trường học phổ thông trên địa bàn cả nước.
- Đồng thời, các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong nước và trên thế giới được tổng hợp và là các bài học cho việc đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng không gian kiến trúc cảnh quan cho các trường phổ thông của Việt Nam..
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được áp dụng để phân tích và tổng hợp các bài học rút ra từ các tài liệu nghiên cứu và dự án thực tế có liên quan để tìm ra những yếu tố cơ bản tác động đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại các trường học phổ thông.
- Kết quả phân tích được tổng hợp theo các nhóm chủ đề và là cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp tổ chức không gian cảnh quan trường học phổ thông theo mục tiêu đề ra..
- Những nhân tố tác động đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của các trường học phổ thông.
- Không gian kiến trúc cảnh quan đóng vai trò rất lớn trong việc phản ánh triết lý giáo dục của mỗi trường học.
- nuôi dưỡng tâm hồn và là không gian hỗn hợp cho các hoạt động lao động, sáng tạo, thí nghiệm thực hành và trải nghiệm thực tế.
- Những yếu tố này là nền tảng căn bản cho việc hình thành ý đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể của mỗi trường học trong sự kết hợp hài hòa với các điều kiện tự nhiên, tính bản địa, kinh tế, văn hoá và xã hội trong một thể thống nhất.
- đỏi hỏi ngôi trường cần nhiều không gian hoạt động ngoài trời đa dạng nhưng có kiểm soát, tích hợp nhiều mô hình tự nhiên/khoa học và được tổ chức linh hoạt, phù hợp với những điều kiện đặc thù của từng địa phương..
- Những không gian này giúp các em tự mình tìm hiểu và khám phá, tạo điều kiện để phát triển và phát huy những thế mạnh, khả năng tuy duy và sáng tạo của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động trải nghiệm của nhóm cùng sở thích, các trò chơi, và các bài học tích hợp.
- Đây là không gian mở lý tưởng cho những trang sử viết tiếp của các thế hệ sau này và làm giàu thêm loại hình không gian truyền thống của mỗi trường..
- Trong những ngày này, các không gian và hình ảnh có tính biểu trưng của nhà trường thường được lựa chọn làm phông nền cho các bức hình lưu niệm.
- Đây là những không gian hết sức có ý nghĩa cho việc truyền bá hình ảnh của nhà trường ra xã hội thông quacác trang mạng xã hội.
- Việc thiết kế các không gian liên quan đến biểu trưng và truyền thống của nhà trường, chụp ảnh lưu niệm cần được coi là một trong những nhiệm vụ mới trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan..
- Cảnh quan là yếu tố quan trọng để tạo nên sự đa dạng cho các không gian học tập và tạo lập môi trường vừa học vừa chơi lý tưởng, tạo điều kiện để giao lưu bạn bè hay phát triển các hoạt động theo nhóm sở thích và cũng là nơi thường để lại nhiều kỷ niệm..
- là những không gian tinh thần rất có ý nghĩa với học sinh phổ thông (Hình 5)..
- Không gian học tập nhóm trở nên thân quen nhờ khai thác những yếu tố cảnh quan gắn bó với hình ảnh đặc trưng vùng miền hay yếu tố văn hóa truyền thống [10].
- Không gian lý tưởng cho các hoạt động này không phải là các lớp học truyền thống mà chính là không gian cảnh quan sân vườn của nhà trường (Hình 6)..
- Tình yêu thiên nhiên, tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sống của tuổi trẻ cần được khơi nguồn và phát huy thông qua những hoạt động ngoại khóa trong những không gian thiên nhiên [11].
- Các yếu tố cảnh quan tự nhiên và giá trị bản địa.
- Điều kiện tự nhiên của từng khu vực có tác động không nhỏ tới các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường học phổ thông.
- Khu vực có địa hình đồi núi thường gắn với các giải pháp khai thác địa hình như một thế mạnh cho việc tổ chức các không gian giật cấp hoặc trên các triền dốc thoải.
- Khai thác yếu tố địa hình trong tổ chức không gian, hoà lẫn công trình cùng cảnh quan khu vực và đa dạng loại hình hoạt động cho học sinh tại trường phổ thông trung học Jean Moulin, Revin, Pháp [13].
- Cảnh quan tự nhiên góp phần quan trọng trong việc hình thành cảnh quan đặc trưng cho mỗi ngôi trường.
- Với đặc thù địa lý và nguyên tắc phân bố các trường học và điểm trường của Việt Nam, đặc trưng cảnh quan vùng miền đã tạo ra một hệ sinh thái vô cùng đa đạng, biến hóa và cơ hội lớn trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho các trường học phổ thông các cấp (Hình 8).
- Sức hấp dẫn của môi trường cảnh quan sinh thái tự nhiên tại mỗi vùng núi phía Bắc không chỉ tạo ra tính đặc trưng mà còn luôn là cảm hứng bất tận cho học sinh và thầy cô giáo cũng như các du khách mỗi khi.
- Một số giải pháp tổ chức không gian cảnh quan trường học phổ thông phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Phát triển các không gian trống được hình thành bởi các công trình giảng đường, các phòng chức năng và khu ký túc xá (đối với trường phổ thông nội trú) thành các vườn cảnh, khu vui chơi giải trí, không gian học tập và họp nhóm ngoài trời cho học sinh.
- Đan xen trong không gian cảnh quan là những không gian nông nghiệp, cây ăn quả, cây thuốc, vườn sinh vật.
- sẽ không chỉ làm tăng tính đa dạng của không gian cảnh quan mà còn biến chúng trở thành những không gian trưng bày ngoài trời mang ý nghĩa biểu tượng về triết lý giáo dục của nhà trường mà còn có ý nghĩa trong việc giáo dục học sinh biết trân trọng giá trị lao động khi họ được chăm sóc và hưởng chính những thành quả lao động của mình tạo ra (Hình 11)..
- Cảnh quan quan có sản phẩm tạo ra những bài học có giá trị về giá trị sinh thái và an ninh lương thực cho học sinh các cấp, góp phần cải thiện cuộc sống hàng ngày của học sinh bán/nội trú, nâng cao nhận thức và.
- Phát triển hạ tầng cảnh quan bền vững a.
- Ngoài việc khai thác đất dốc trong thiết kế công trình, biến các không gian lòng chảo hoặc địa hình đất dốc thành các dạng sân khấu ngoài trời vừa khai thác hiệu quả được yếu tố địa hình, vừa đa dạng hóa các loại hình hoạt động của học sinh cũng như hình thái không gian trong khuôn viên nhà trường.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu tự nhiên cho các không gian này góp phần làm giảm áp lực thoát nước bề mặt tại những thời điểm xuất hiện các cơn mưa lớn cho hệ thống thoát nước chung (Hình 12)..
- Cảnh quan sân trường cần tích hợp thêm nhiều chức năng về hạ tầng kỹ thuật.
- Các không gian này có thể trở thành các khu vực chứa nước tạm thời khi mưa lớn nhằm giảm áp lực cho hệ thống thoát nước chung, tham gia vào hệ thống tuần hoàn và xử lý nước.
- đồng thời trở thành một không gian thí nghiệm sinh động, phòng học tự nhiên về các giá trị bền vững được tạo lập bởi các yếu tố sinh thái như địa hình ngập nước, vườn mưa, vườn trên mái và hồ sinh thái.
- Thậm chí, sự kết hợp giữa công trình kiến trúc và cảnh quan có thể tích hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh với các công đoạn thu gom, làm sạch và tuần hoàn sử dụng nước thải của trường học.
- Góp phần đa dạng hình thái không gian kiến trúc cảnh quan, cải thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và mang nhiều ý nghĩa về giáo dục [21] (Hình 13)..
- Thiết kế cảnh quan bền vững tại trường phổ thông Sidewell Friends.
- sẽ không chỉ làm gia tăng sức hấp dẫn cho không gian kiến trúc cảnh quan, tạo sự hào hứng cho học sinh trong hoạt động ngoại khoá mà còn góp phần không nhỏ cải thiện điều kiện vi khí hậu cho môi trường cảnh quan trường học, đặc biệt có hiệu quả với các ngôi trường tại các khu vực có điều kiện khí hậu nóng và mùa khô kéo dài (Hình 14)..
- Không gian cảnh quan được bổ sung bởi một số loại hình công trình kiến trúc nhỏ nhằm tăng cường liên kết không gian và bổ sung chức năng cho cảnh quan như: giàn hoa, đường dạo trên không,.
- (a) Mặt bằng tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan trường trung học cơ sở Tây Côn Sơn, Tô Châu,.
- Khai thác yếu tố nước và cảnh quan ven nước trở thành yếu tố trung tâm trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường học.
- sẽ góp phần hình thành các không gian cộng đồng gắn kết, tạo lập quần thể cảnh quan thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong mọi hoạt động trong ngày (Hình 15)..
- Hình thức cầu cạn không chỉ tăng tính hấp dẫn cho không gian kiến trúc cảnh quan mà còn hình thành các góc nhìn đa dạng cho người tham gia trong đó, kích thích hoạt động thể chất của học sinh cũng như.
- Tích hợp các giải pháp hạ tầng với không gian học tập và vui chơi.
- Sử dụng các loại hình hạ tầng cảnh quan mới như đập ngăn nước (check-dam), hệ thống lọc sinh học (bioswale) hay các suối cạn (dry creek) ven các tuyến đường và trong sân trường nhằm đa dạng nghệ thuật tạo hình cảnh quan, tích hợp trong cấu trúc không gian.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cảnh quan được xây dựng dựa trên điều kiện địa hình tự nhiên kết hợp công năng vui chơi và khám phá quy luật tự nhiên cho học sinh tại trường tiểu học Tintern, bang Ringwood, Úc [24].
- Hơn nữa, giải pháp loại dần bê tông và tự nhiên hóa các không gian cảnh quan góp phần không nhỏ trong việc cải thiện môi trường, tăng khả năng tiếp cận cảnh quan cho học sinh và cơ hội trải nghiệm, khám phá các quy luật vận động và tính đa dạng sinh học của thế giới tự nhiên xung quanh.
- Ngoài ra, những giải pháp sử dụng cây xanh bản địa sẽ góp phần nâng cao tinh thần tự tôn văn hóa vùng miền, hạn chế du nhập các loài thực vật ngoại lai và kém bền vững, đồng thời kết nối hài hòa cảnh quan của các trường học với các không gian bên ngoài lân cận..
- Cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu.
- Việc giáo dục thế hệ tương lai cảm nhận hậu quả của sự ảnh hưởng cũng như hình thành các nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống tốt thông qua các loại hình không gian thích ứng với điều kiện tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Các không gian này không chỉ góp phần giảm thiểu các rủi ro thiên tai, trực tiếp tác động đến quá trình dạy và học của nhà trường.
- đồng thời làm đa dạng hoá các loại hình cảnh quan, sự biến đổi của chúng theo các yếu tố thời tiết khách quan sẽ tạo tính ổn định và sự bền vững cho không gian cảnh quan trường học (Hình 18)..
- Giải pháp thiết kế làm tăng tính đa dạng cảnh quan, hình thái nước thay đổi dựa theo điều kiện thực tế của thời tiết, đồng thời hình thành chuỗi hoạt động thích ứng với yếu tố nước cho không gian vui chơi của.
- Tuy nhiên, các nhóm giải pháp này đều có mối quan hệ tương hỗ trong quá trình thiết kế cảnh quan cụ thể cho từng ý đổ tổ chức không gian, tùy thuộc vào tình hình thực tế và điều kiện đặc thù của mỗi công trình trường học nói chung và vị trí thiết kế của từng không gian cảnh quan trong ý đồ tổng thể của mỗi trường học nói riêng.
- Trên thực tế, việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của.
- các trường phổ thông đều cần hướng đến các giải pháp mang tính tổng hợp nhằm mục đích tối ưu hóa điều kiện hiện trạng, hạn chế và khắc phục những điểm bất lợi để biến chúng thành những giải pháp thiết kế độc đáo, đồng thời đa dạng hóa được chức năng và hiệu quả hoạt động của mỗi không gian cảnh quan trường học.
- Chính vì vậy, trong từng trường hợp cụ thể, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan có thể được tích hợp từ hai đến ba hoặc thậm chí cả năm giải pháp mà bài viết đã đề xuất.
- Tự nhiên hóa trong không gian cảnh quan của những môi trường này là một xu hướng tất yếu và góp phần đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục toàn diện.
- hình thành các loại hình không gian cảnh quan sinh thái bền vững và có khả năng thích ứng tốt với sự biến đổi khó lường của thời tiết do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra..
- Tích hợp công năng là lựa chọn tối ưu cho các giải pháp thiết kế cảnh quan tại các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
- Giải pháp này không chỉ khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, cải thiện môi trường, đa dạng hóa loại hình không gian.
- Hơn nữa, khai thác yếu tố sinh thái góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng yếu tố hạ tầng cảnh quan trong việc thiết kế cảnh quan cho các hoạt động ngoài trời của học sinh..
- Khai thác loại hình cảnh quan tạo sản phẩm là xu hướng tiếp cận mang tính sinh thái bền vững và đa dạng hoá chức năng vườn cảnh.
- Xu hướng này không chỉ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của không gian kiến trúc cảnh quan, cải thiện bữa ăn hằng ngày cho học sinh các trường phổ thông bán/nội trú.
- Cây phượng trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường học phổ thông.
- Tổ chức không gian bán ngoài trời ở trường học thích ứng các điều kiện thời tiết.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch, thiết kế các trường Đại học, cao đẳng.
- Đề xuất giải pháp cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan Trường Đại học Lâm nghiệp phù hợp với định hướng quy hoạch đến 2030

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt