You are on page 1of 31

THÔNG TIN LƯỢM LẶT VỀ KỲ NAM

http://tim.vietbao.vn/k%E1%BB%B3_nam/

Từ trầm hương đến kỳ hương


Theo lương y Huỳnh Văn Quang - hội viên Hội Đông y VN (TP.HCM) thì: "Nghiên cứu của các nhà
khoa học cho thấy, trầm hương, kỳ hương có xuất phát từ gỗ thân già mục của cây trầm gió chuyển hóa
mà thành; hoặc do một loại nấm gây nhiễm mục nát thân cây trầm gió rồi chuyển hóa tạo nên (như loại
nấm Crytosphaerica magifere)".
Còn theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM): "Kỳ hương hay còn gọi là kỳ nam được tạo thành từ cây
gió lâu năm. Gió có 3 loại thường gặp: gió lưỡi trâu; gió lang và gió bầu. Trầm hương có xuất xứ từ hai
loại gió lưỡi trâu và gió lang. Còn cây gió bầu (có tên khoa học là Aquilaria Agallochea thuộc họ trầm
hymelaeaceae) thì tạo thành kỳ nam. Gió tự mọc trong rừng, phát triển thành cổ thụ, thường mọc ở các
vùng núi miền Trung (như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam...). Đông y gọi kỳ nam là
"già nam", ngoài ra còn có những tên gọi khác như: già nam hương, nhự nam hương, lục kết, mật kết,
sạn hương, hổ ban kim ty kết và kỳ nam hương".

Trầm hương - Ảnh: Thanh Tùng

Cũng có giả thuyết cho rằng, thân cây gió bị bọng rồi những con ong, con kiến làm tổ ở đó, đưa mật về
ăn, hương mật ấy ngấm vào thịt của cây gió lâu ngày mà kết thành kỳ nam (!).
Ngoài ra, theo lương y Huỳnh Văn Quang, còn có một loại cây có tên là "đàn hương", cũng có mùi
thơm gần giống như trầm - kỳ, loại cây này cũng có tác dụng chữa bệnh, nhưng rẻ hơn rất nhiều so với
trầm - kỳ, trong nước không có loại cây này.

Về phân loại trầm - kỳ, theo lương y Huỳnh Văn Quang, thực chất trầm và kỳ đều xuất phát từ cây gió.
Trầm được khai thác từ phần thân, còn kỳ được khai thác chủ yếu ở bộ phận rễ của cây gió. Đông y
phân loại trầm tốt xấu bằng cách: Nếu cho vào nước, trầm chìm xuống tận đáy là trầm tốt nhất; bỏ vào

1
nước mà lơ lửng, không chìm, không nổi là trầm loại 2; còn trầm loại 3 là loại nổi trên mặt nước. Đông
y thường dùng trầm loại 2 làm thuốc (vì loại 1 có giá rất cao). Kỳ hương được phân ra làm những loại:
hắc kỳ (có màu đen, là loại kỳ đắt tiền nhất); thanh kỳ (kỳ có màu xanh xanh, còn gọi là hoàng kỳ) và
bạch kỳ (kỳ có màu trắng đục). Trầm loại tốt có sắc đen, bóng, nặng trịch như khối sắt. Kỳ cũng nặng
vậy, nhưng thường có tinh dầu rịn ra bên ngoài ươn ướt. Trên thị trường, có khi người ta giả trầm "xịn"
bằng cách, lấy trầm loại 3 khoan một lỗ thật sâu chế chì vào trong đó và bít lại, rồi xoa tinh dầu trầm,
đánh bóng. Không rành rất khó mà nhận biết!

Sức quyến rũ và công dụng của trầm - kỳ


Trầm - kỳ có mùi thơm hơi hắc, đặc biệt khi đốt sẽ cho mùi thơm tinh dầu trầm không thể lẫn lộn với
một loại hương thơm nào khác. Đặc điểm của trầm - kỳ là ở hương thơm, đặc biệt là kỳ. Những vật
phẩm chế tác từ kỳ có hương thơm gần như là mãi mãi. Có những đồ trang sức người ta làm từ kỳ nam
đeo vài chục năm vẫn còn tỏa hương thơm. Theo lương y Huỳnh Văn Quang, tinh dầu thơm của trầm -
kỳ phối với tinh dầu xạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương) sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc
biệt, rất mạnh và quyến rũ! Tùy theo tỷ lệ pha chế giữa trầm - kỳ và xạ hương mà hương thơm được tạo
ra sẽ có sức quyến rũ phái nam hay phái nữ. Nếu tỷ lệ tinh dầu trầm - kỳ chiếm 85% thì hương thơm
này dùng cho phái nam, vì nó cực kỳ quyến rũ phái nữ. Với tỷ lệ pha trộn ngược lại (kỳ - nam chỉ
chiếm 15%), thì hương thơm phối trộn tạo ra sẽ dành cho nữ giới, vì nó có sức lôi kéo phái nam!

Trong đông y, người ta thường dùng trầm để làm thuốc hơn là kỳ, bởi kỳ quá hiếm và đắt tiền. Theo
Đông y, tính khí của hai vị thuốc trầm và kỳ có sự khác nhau. Trầm có vị đắng, khí giáng xuống (chìm
xuống). Còn kỳ thì có vị ngọt, khí bốc lên. Theo lương y Huỳnh Văn Quang: "Trầm có có vị cay, tính
ấm, hơi ngọt, có tác dụng vào 3 kinh: tỳ, vị và thận (tỳ kinh, vị kinh và thận kinh) của cơ thể. Trầm có
tác dụng giáng khí xuống; hạ đờm; bổ nguyên dương; bổ thận khí; trợ sức cho công năng vận hóa của
tỳ thận. Ngoài ra, còn có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất
hay trong trường hợp bị chướng khí nghịch làm khó thở, hen suyễn thở dốc và bệnh đang nguy phát, có
những cơn nấc không dứt được. Một điểm lưu ý là người có chứng âm hư hỏa vượng (người đang sốt,
khô gầy) thì tuyệt đối không được dùng trầm".
Còn theo lương y Trần Duy Linh: "Kỳ nam có công dụng chữa trị chứng đi tiểu không cầm được; giúp
cho bền vững tinh khí (giao hợp được lâu); rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như, bệnh khí thống
(đau do hơi dồn tức trong bụng), hay đau bụng tiêu chảy thể tả; còn có tác dụng tiêu tan đờm dãi (dùng
trong trị chứng ho). Thường người ta không cho chung kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không
qua đun nấu (vì như thế sẽ làm bay mất hương khí của kỳ), mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người
ta còn dùng kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa làm
đồ trang sức (hương thơm lưu giữ hằng mấy chục năm), vừa có công dụng trị gió, tránh được cảm mạo.
T.T
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

------------------------------------------------------------
2
http://tim.vietbao.vn/k%E1%BB%B3_nam/

Quảng Nam: Lại xôn xao một vụ trúng kỳ nam


Thứ ba, 18 Tháng tư 2006, 09:18 GMT+7
Một "phiên chợ" đặc biệt được khẩn trương nhóm họp tại nhà riêng Nguyễn
Thanh Tuấn - tại làng Song Bình, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc - lúc 2 giờ
sáng 17/4. Dù thông tin được giữ bí mật tối đa, song có đến 30 nậu trầm hương
có mặt tại phiên chợ này. Cuộc mua bán, mặc cả gay go cũng kết thúc chóng
vánh. Lô hàng đầu tiên được bán giá 2,4 tỉ đồng. Quảng Nam lại trúng đậm kỳ
nam - cực phẩm của trầm hương...

Sau vụ trúng đậm gần 100kg kỳ nam tại làng Mỹ Hảo, xã Đại Phong, huyện Đại Lộc với giá bán hơn
30 tỉ đồng, làm chấn động dư luận vào đầu năm ngoái, cũng dịp "nông nhàn" sau vụ gặt tháng 3 của
năm nay-2006, tại làng Song Bình, xã Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam, một nhóm 7 thợ trầm đã trúng
đậm gần 10kg kỳ nam với giá bán lô hàng ban đầu lên đến 2,4 tỉ đồng. Lộc trời lại một lần nữa hậu đãi
cho những thợ trầm Quảng Nam. Chúng tôi có mặt tại tại làng Song Bình ngay sáng 17.4.

Phiên "chợ nóng" có lẽ đã tan, song vẫn còn nhiều nhóm thương lái từ các nơi đổ về. Nhóm thợ trầm
trúng đậm kỳ nam (tất nhiên) đã "biệt tích". "Người đại diện" là ông Nguyễn Xuân Bình - dân đi rừng
thường gọi là Bình "râu", là anh chú bác ruột với Nguyễn Thanh Tuấn - trưởng nhóm trúng kỳ nam
được phân công thường trực tại nhà Tuấn để đón tiếp khách.

Ông Bình khẳng định: Chúng tôi có trúng lớn kỳ nam, song vẫn úp mở việc số lượng và giá trị đã bán
là bao nhiêu. Bởi, theo ông Bình, cả một đời theo nghề trầm, người ít nhất cũng 10 năm, người thâm
niên như ông và Khánh đã 22 năm, toàn là "chạy gió", "rớt ba lô", thâm nợ nên khi trúng đậm thì phải
giấu kỹ để bán được giá, đó là chưa kể sẽ bị tịch thu.

Thông tin từ những hộ láng giềng cũng như những thương lái bị hụt lô hàng này thì nhóm của Tuấn đã
trúng 8,9kg kỳ nam, đã bán ngay rạng sáng 17.4 với giá 2,4 tỉ đồng. Người mua lại là ông Bốn "điếc" -
một thương lái trầm hương, người Đại Lộc, một trong những cổ phần lớn trong lần mua kỳ nam ở làng
Mỹ Hảo năm 2005.

Tuy nhiên khi chúng tôi liên lạc với ông Bốn, thì ông thừa nhận chỉ mua của Tuấn một vài kilôgram.
Ông Bốn nói: "Ít lắm em ơi, chỉ vài ký vụn, trộn đầy đất thôi. Anh đang chuyển hàng ra Đà Nẵng đây".
Một nguồn tin khác cho biết, cũng ngay thời điểm đó, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an Quảng Nam đã
chặn xe, kiểm tra vali của nhóm ông Bốn "điếc" trên đường từ Đại Lộc đi Đà Nẵng, nhưng chỉ thấy
toàn áo quần... Đây là "đòn nghi binh" của ông Bốn trước khi chuyển hàng?

3
Tiếp chúng tôi trưa 17.4, thường trực Đảng uỷ xã Đại Quang - ông Nguyễn Ngọc Dũng cho biết, xã
cũng mới được tin nhóm thợ trầm làng Song Bình trúng đậm kỳ nam vào sáng nay (17.4). Đảng uỷ,
UBND, công an... đã tổ chức cuộc họp, chỉ đạo cho Công an xã tiến hành thăm dò, điều tra ngay. Theo
quan điểm của ông Dũng, thì nếu trúng đậm như ở làng Mỹ Hảo thì mới "làm" chứ trúng vài ký thì có
lẽ cũng "lơ" cho anh em.

Ông Dũng cho biết thêm, cả xã Đại Quang có 12.600 nhân khẩu, trong đó làng Song Bình 260 hộ, hầu
hết nhà nào cũng có người đi làm trầm, đãi vàng vào dịp nông nhàn. Nhưng số người trúng chỉ lác đác,
số hộ tán gia bại sản chiếm đa phần. Xã hiện còn 38% số hộ đói nghèo theo chuẩn mới. Thực ra, phong
trào "ngậm ngải tìm trầm" xuất phát từ đầu những năm 1980, song rất ít người trúng lớn. Đã có ít nhất
2 người bỏ mạng trên rừng. Chỉ đến năm 2004, ông Năm "cò" ở làng Trường An trúng được 1,4 tỉ, rồi
Lương Lộc ở làng Song Bình trúng trên 1 tỉ đồng, kế đến là vụ trúng đậm trên 30 tỉ ở làng Mỹ Hảo, xã
Đại Phong năm 2005, còn lại chỉ thỉnh thoảng trúng vài chục triệu đồng.
Thanh Hải (Lao Động)
Việt Báo (Theo_VnMedia)
-------------------------------------------------------

Người trong cuộc kể chuyện “vua kỳ nam xứ nẫu”


Thứ hai, 24 Tháng bảy 2006, 23:48 GMT+7

Ngay sau khi thông tin "vua kỳ nam"tiếp tục trúng đậm kỳ nam lan truyền, chúng tôi đã tìm gặp
được ông Trần Tấn Long - bầu trưởng của nhóm 12 người bị Hạt phúc kiểm lâm sản số 4 huyện
Lắk (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk) bắt giữ ...

Theo lời kể của ông Trần Tấn Long (thôn Phú Hiệp, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, Phú Yên),
vào ngày 18/7, ông Hiệp (người đã trúng kỳ nam với số lượng lớn cách đây không lâu) từ Đắk Lắk
điện về bảo rằng, tìm thêm một vài anh em (giới đi điệu cùng thôn - PV) để đi lấy kỳ nam. Ngay sau
đó, ông Long tập hợp được 5 người lành nghề cùng với 9 người khác là người nhà của ông Hiệp tức
tốc lên đường bằng xe Zace của cháu ông Hiệp đến địa điểm hẹn tại Đắk Lắk.
"Ông Hiệp dẫn chúng tôi vào khu vực rẫy bắp của ông trưởng thôn (không rõ họ tên), nhưng chỉ biết
đó là khu vực núi Đồng Bò thuộc huyện Lắk nằm giáp ranh giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk. Hầu
hết kỳ nam nằm nổi ở gốc đã bị lấy hết, chỉ còn lại rễ cây bám sâu vào đá, vì thế chúng tôi phải chẻ
những hòn đá to nặng vài chục tấn và đào sâu để lấy rễ. Chúng tôi đào mãi đến chiều tối ngày 19/7 mới
mót được 8 kg kỳ nam và 28 kg trầm hương", ông Long kể lại. Vì sợ bị lộ, ông Hiệp cùng một người
trong nhóm vận chuyển số kỳ nam đi trước bằng xe máy (chiếc xe này ông Hiệp mua với giá 150 triệu
đồng để phục vụ chuyên chở kỳ nam) đi từ hướng Đắk Lắk sang Lâm Đồng rồi mang về TP.HCM bán.
Nhóm còn lại gồm 12 người đi trên chiếc xe Zace chở trầm hương cũng đi từ hướng Đắk Lắk sang
4
Lâm Đồng, nhưng khi còn 500m đến địa phận Lâm Đồng thì bị Hạt phúc kiểm lâm sản số 4 huyện Lắk
bắt giữ.
Ông Long cho biết thêm, ngày 17/7, ông Hiệp đã đến khu vực núi Đồng Bò, nơi đã giấu 3 kg kỳ nam
thì phát hiện số kỳ nam này không còn nữa nên mới điện về báo cử thêm người khai thác nốt số còn
lại. Ngoài nhóm ông Long, tại khu vực này còn có 7 người địa phương cũng tham gia mót sái kỳ nam.
Nhóm người này cũng đã tìm thấy một khúc kỳ nam nặng hơn chục ký và họ đã vận chuyển đi nơi
khác.

Ông Trần Tấn Long kể lại chuyến mót xái kỳ nam do "vua kỳ
nam xứ nẫu" phát hiện

Với kinh nghiệm của mình, ông Long đã khẳng định: cây gió mà ông Hiệp trúng kỳ nam trên 300 năm
tuổi và có đường kính 0,6m. Vùng đất ở khu vực này rất khô cằn nên đã tạo điều kiện cho kỳ nam càng
phát triển và chắc hơn. Vì thế, số lượng kỳ nam ông Hiệp đã trúng phải trên 100 kg (?!). Ông Long còn
cho biết thêm: "Cây gió có kỳ nam mà ông Hiệp đã lấy nằm trong một rẫy bắp. Trước đó, ông Hiệp
tình cờ gặp chủ rẫy bắp đốn hạ cây gió để xẻ làm ván. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông
Hiệp đã mua gốc cây gió với giá 30 triệu đồng và chủ rẫy bắp có nghĩa vụ bảo vệ hiện trường. Ngay
sau đó, ông Hiệp một mình âm thầm "khai thác" và hơn 3 lần vận chuyển "hàng" đem về TP.HCM tiêu
thụ".
Chuyện ông Hiệp trúng kỳ nam đã làm thay đổi cuộc sống cả dòng họ. Những người cháu của ông
Hiệp bây giờ đã xây nhà tầng, mua xe mới trị giá hàng trăm triệu đồng. Nhiều nguồn tin cho biết, riêng
ông Hiệp còn mua một khách sạn và ngôi biệt thự ở Tuy Hòa trị giá hơn 7 tỉ đồng sau nhiều năm sống
trong rừng sâu săn tìm và đã trúng đậm kỳ nam. Theo quan sát của chúng tôi, đến cuối giờ chiều 24/7,
"vua kỳ nam xứ nẫu" vẫn chưa trở về lại xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa - nơi cư trú của ông
cùng gia đình...
Đ.H Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
-----------------------------------------------------------------------
5
Trúng lớn kỳ nam, cho tiền cả xóm!
Thứ năm, 04 Tháng năm 2006, 12:24 GMT+7

Trúng lớn kỳ nam, gia đình ông Sáu định mở tiệc đến 3 ngày để khao cả làng. Thế nhưng chỉ làm
được một buổi thì tình hình lộn xộn diễn ra và đã 4-5 ngày qua, ngôi nhà của “tỉ phú” cửa đóng then
cài, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”!

Khoảng 10 ngày qua, thôn Phú Hiệp 2, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông
Hòa, tỉnh Phú Yên trở nên sôi động hẳn bởi chuyện một người dân nghèo
nơi đây bỗng chốc trở thành tỉ phú nhờ trúng lớn kỳ nam - một loại dược
liệu có giá trị lớn trên thị trường thế giới.
Có đến 40 kg kỳ nam?
Đi đâu cũng nghe người ta bàn tán, xuýt xoa việc ông Võ Hiệp, 47 tuổi,
người mà giới “địu” (người đi tìm trầm hương) đặt cho cái tên là Sáu “cô
đơn” (bởi ông này lâu nay chỉ đi tìm trầm một mình, không có bạn có
Ngôi nhà của ông Sáu “cô
phường như thường thấy), trúng đến mấy chục ký kỳ nam. Chuyện nhanh đơn” luôn “cửa đóng then cài”
chóng lan từ thôn sang xã, từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh... trong những ngày qua

Chúng tôi may mắn gặp được Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hòa Hiệp Trung Nguyễn Hữu Tân. Ông Tân vốn là hàng xóm
của ông Hiệp và cũng là người đầu tiên gặp "vua kỳ nam xứ nẫu" sau khi ông này "hạ sơn".
Theo lời kể của ông Tân, đây là lần thứ 6 ông Hiệp trúng kỳ nam trong đời đi trầm của mình. Chính ông Hiệp cho biết
lượng kỳ nam trúng được hơn chục ký và đã được bán 3 đợt cho lái trầm. Đợt 1, ông Hiệp chỉ bán với giá 500 triệu
đồng/ký; đợt 2 giá đôn lên 800 triệu và lần bán cuối cùng ông bán mỗi ký giá 900 triệu đồng.
Nguồn : Thanh Niên

Anh Nguyễn Duy Thanh, chủ tiệm hớt tóc ở thôn Phú Hiệp 2, kể: “Ông Sáu đã nghỉ đi “địu” mấy năm
nay rồi, chuyển sang đào cây cảnh trên rừng. Nghe nói trong một chuyến lên rừng, ông nhìn thấy một
người dân tộc thiểu số vác trên vai một cái cây đã được đẽo gọt cẩn thận để về làm nhà. Với con mắt
nhà nghề, ông Sáu biết đó là cây dó có trầm. Vậy là ông hỏi mua với giá 30 triệu đồng kèm theo điều
kiện: người dân tộc kia phải chỉ cho ông Sáu nơi ông ta đẽo cây dó, bởi Sáu “cô đơn” biết dưới gốc cây
đó là trầm kỳ. Nhờ vậy, ông ta đã kiếm được số kỳ nam “kỷ lục”.
Nhưng ông Sáu “cô đơn” trúng kỳ nam với khối lượng bao nhiêu? “Thông tin bây giờ rất “nhiễu”,
không biết chính xác được. Ngày 3-5, ông Phạm Đình Thi, quyền Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị
trường Phú Yên, cho biết: “Tôi nghe thông tin từ dư luận ông Hiệp trúng đến 40 kg kỳ nam, nhưng anh
em ở Đội Quản lý thị trường số 3 cho biết họ chưa gặp được ông Hiệp nên cũng chưa chứng kiến được
ông ta trúng kỳ nam hay một vật gì khác”.

6
Tổ chức liên hoan rầm rộ
Ông Nguyễn Văn Tiên, Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Trung, tiết lộ sáng thứ bảy vừa qua (29-4), người
nhà ông Võ Hiệp có đến mời toàn bộ cán bộ xã đến nhà để liên hoan mừng trời cho ông trúng kỳ nam.
“Thế nhưng không cán bộ nào của xã đến cả” – ông Tiên nói. Ông Tiên cũng cho biết theo thông tin
được phản ánh, gia đình ông Sáu “cô đơn” dự kiến đãi khách đến 3 ngày liên tục, nhưng chỉ được 1
buổi thì phải dừng lại.
“Những người đến dự tiệc ngoài ăn uống còn được gia chủ cho 50.000 đồng làm quà, người nào già cả
hay hoàn cảnh khó khăn hơn thì được cho 100.000 đồng. Nghe tin đó, nhiều người khắp nơi đổ đến,
tình hình trở nên lộn xộn nên nhà ông Hiệp quyết định ngừng tiệc, đóng cửa từ chiều thứ bảy đến nay”.
Cũng theo thông tin từ các cán bộ xã, những ngày qua, vợ ông Hiệp là bà Nguyễn Thị Nhàn, đã mang
tiền đến cho những người hàng xóm. “Những người già, neo đơn thì được cho 500.000 đồng, khó khăn
lắm thì được 1 triệu đồng, còn đa số là 100.000 đồng. Cha tôi cũng được cho 500.000 đồng” – ông
Nguyễn Hữu Tân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, cho biết.
Cuối tuần qua, ông Hiệp cũng đã mua cho những người bà con thân thuộc 3 chiếc xe Honda @ và 2
chiếc Jupiter MX... Một người cháu của ông Hiệp được cho xe xác nhận với chúng tôi thông tin này.
Nhà đóng cửa, người lánh mặt
Trưa 3-5, ông Nguyễn Hữu Tân đưa chúng tôi đến nhà ông Võ Hiệp. Ngôi nhà đóng cửa lớn cửa nhỏ,
gọi hoài không ai mở. Một số thanh niên thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp ngôi nhà đã đến hỏi
thăm. Khi được biết chúng tôi là phóng viên thì họ nói vợ chồng ông Hiệp đã đi du lịch cả rồi, trong
nhà chỉ còn lại mấy đứa cháu; rằng không có chuyện ông Hiệp trúng trầm đến bạc tỉ, mà chỉ vài trăm
triệu...
Nhưng một số người hàng xóm khác thì cho biết rằng vợ chồng ông Hiệp ở nhà, nhưng mấy ngày qua
không muốn tiếp xúc với ai... Những người hàng xóm khác thì nói những ngày qua ngoài những người
buôn trầm trong nước còn có cả thương gia Đài Loan đến nhà ông Hiệp để mua kỳ nam...
Ngoài ra, nhiều nhóm tìm trầm khắp nơi trong huyện, trong tỉnh và cả ở Khánh Hòa cũng đã đến nhà
ông Sáu “cô đơn” để xin chỉ đường đến nơi mót “xái” nhưng cũng không gặp được ông.
Theo những thông tin mà chúng tôi thu thập được, ông Võ Hiệp là người gốc Nha Trang, sau giải
phóng làm công nhân đường sắt ở xã Hòa Hiệp Trung và cưới vợ tại đây. Sau khi nghỉ làm công nhân,
ông Hiệp đã tham gia đội quân “địu” trong gần 30 năm qua.
Một người bà con phía vợ ông Hiệp cho biết đây là lần trúng trầm thứ sáu của ông Hiệp, và là lần trúng
kỷ lục nhất, bởi những lần trước ông chỉ trúng trầm loại năm, loại sáu, giá trị không bao nhiêu. “Năm
1984, dượng ấy có lần trúng 2 kg kỳ nam, nhưng hồi đó bán chẳng được bao nhiêu nên chỉ mua được 2
chiếc xe đạp. Đời sống mấy chục năm qua của cả nhà bên ấy rất khó khăn” – người này nói.
Theo Nguyễn Quốc Khương
Người Lao động
7
Hàng trăm người tiếp tục tìm vận may
Theo người dân địa phương, sau khi được tin ông Sáu “cô đơn” trúng đậm kỳ nam, hàng trăm dân
“địu” ở Hòa Hiệp Trung, Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Tây (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và ở Ninh
Hòa, Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã tỏa khắp các cánh rừng ở huyện Đồng Xuân và khu vực Đèo Cả, Hòa
Tâm để tìm kiếm trầm. Theo giới đi “địu”, một quy luật bất thành văn của nghề này là người trúng
trầm không bao giờ “ăn” hết, mà để một phần “lại quả” cho núi rừng để tạ ơn.
Theo một người có thâm niên hơn 30 năm trong giới “địu” ở xã Hòa Hiệp Trung, thì kỳ nam là loại giá
trị nhất của trầm hương. Riêng kỳ nam lại có 5 loại, xếp theo thứ bậc giá trị của nó: nhất bạch, nhị
thanh, tam quỳnh, tứ hắc, ngũ hương. Loại kỳ nam mà ông Hiệp vừa trúng là loại thanh.
Kỳ nam không thuộc loại pháp luật nghiêm cấm khai thác
Chiều 3-5, quyền Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên Phạm Đình Thi cho biết: “Trước
đây, kỳ nam là loại dược liệu bị cấm khai thác nghiêm ngặt. Nhưng Nghị định 48 ngày 22-4-2002 của
Chính phủ quy định kỳ nam thuộc nhóm 2, không thuộc nhóm nghiêm cấm, mà chỉ hạn chế khai thác,
sử dụng. Điều này có nghĩa là những người khai thác, kinh doanh kỳ nam phải được phép của cơ quan
chức năng và phải tuân thủ một số điều kiện, chẳng hạn phải đóng thuế thu nhập hoặc phải bán cho tổ
chức được phép kinh doanh...”.

Những tiết lộ nóng hổi chung quanh vụ "vua kỳ nam xứ nẫu"


Chủ nhật, 07 Tháng năm 2006, 15:00 GMT+7

Thức trắng đêm vì tin "vịt" kỳ nam!"Một tuần trước khi báo chí đưa tin về vụ
trúng đậm kỳ nam ở Phú Yên, chúng tôi đã được anh em thương lái báo về.
Rừng Phú Khánh với Tu Bông, Vạn Giã là đất gốc của kỳ nam Việt Nam nên
nghe thật hấp dẫn! Nhưng rừng nào cọp nấy, các tay trùm trong đó cũng không
vừa, ngại tiền mất tật mang nên chúng tôi thôi". Một nhóm buôn trầm hương kỳ
cựu ở miền Trung nói. "Với lại giá cả căng lắm, tranh giành cũng dữ. Tại chỗ có, Sài Gòn có, Đài
Loan cũng có..." Theo họ, tại chỗ có trùm TK. nay đã chuyển sang nuôi tôm, Sài Gòn ra có Tu., D.
đen, vợ chồng TA, Đài Loan có A Lỉ...
Tiết lộ này phù hợp với những thông tin chúng tôi nhận được trước đó vài giờ từ ông X., người đã
từng lăn lội gần 30 năm với nghề trầm hương, từng đưa kỳ nam đến Viện Pastuer phân chất, từng
"tức cười" khi trong một biên bản thời 1980 người ta định danh kỳ nam là "gỗ mục có mùi thơm".
Theo ông, sau khi D. dzịt là người địa phương Phú Yên mua 2.5kg, nhóm "hiệp danh" 4 người của
Tu. từ Sài Gòn ra đã đẩy giá lên, mua một cục kỳ gần 8 kg "còn sót bông" nhưng đen bóng, vân nổi
cuồn cuộn như cánh tay Lý Đức. Do giá quá hớp, trên 600 triệu đồng/kg nên hầu hết lái địa phương
"tắt thở". Sau đó, một cục gần 1kg được cánh Sài Gòn mua luôn.

8
Còn trùm TK ở Phú Yên? Có tin ông ta mua 1/2 số kỳ? Tôi hỏi, ông X. dứt
khoát: "Không có đâu! Tay ấy đã chuyển sang nuôi tôm". Ông tiết lộ một
thông tin đắt giá: "Lần đầu tiên sau gần 20 năm ở Việt Nam, rộng ra hơn ở
Đông Nam Á, mới lại phát hiện kỳ sanh (tức cây gió còn sống phát kỳ). Cây
kỳ sanh này chỉ phá một rễ tạo kỳ nên những thông tin về nó rất ly kỳ". Theo
ông, dù chỉ có một mình ông "Sáu cô đơn" biết chỗ khai thác kỳ sanh nhưng
qua liên lạc với giới đi điệu Phú Yên, ông khẳng định việc ông Sáu hạ sơn 3
đợt là có thật, việc đã bán ra trên 10 kg là đúng, chỉ có điều, giá kỳ nam đã
được mua lên đến 900 triệu đồng/kg là không thể có. "Chỉ là đồn thổi. Mua
như vậy chỉ có mà bốc gió". Ông X. nói. Theo phán đoán của ông, hiện nay Đoạn kỳ nam hơn 8 kg
do gánh Sài Gòn đã đẩy giá tột trần để diệt gánh Phú Yên - Khánh Hòa nên được chụp hình từ điện
có thể ông Sáu đang bị khê đọng một số kỳ. Đây là thủ thuật của thương lái thoại di động. ĐNK.
Sài Gòn, họ sẽ "ngậm" hàng đến một lúc "vua kỳ nam xứ nẫu" phải buộc lòng
hạ giá.
Nhưng vì sao gọi kỳ nam mà không là kỳ bắc, kỳ trung? Theo giới trầm kỳ,
ông bà mình đặt "câu đâu chết đó", do ở Việt Nam trầm kỳ chỉ có từ phía
Nam đèo Hải Vân trở vào. Nếu rừng Quảng Nam nổi tiếng trầm hương thì
rừng Phú Khánh lừng danh kỳ nam. Ngoài công dụng thần dược, chữa bá
bệnh, kỳ nam còn được dùng làm hàng trang sức, mỹ nghệ nếu là kỳ sanh. Sở
dĩ loại kỳ ông Sáu phát hiện được đẩy giá lên cao hơn bình thường 200 triệu
đồng/kg do nó là kỳ sanh. Người ta có thể sẽ dùng nó làm tràng hạt, vòng
chuỗi, tượng Phật, tượng Chúa hoặc nàng Tiên cá đeo trên tay, trên cổ tẩy trừ
tà khí, tăng cường nội lực.
Tượng Phật tạc từ gốc Theo ông X., thị trường trầm hương Đài Loan chủ yếu mua đi bán lại sang
cây gió sanh. ĐNK. Trung cận đông và Nhật bản. Nếu ở Đài Loan, Nhật bản, mỗi khi có khách
quý, họ đãi rượu ngâm kỳ, gọi là "kỳ nam tửu", nướng gà bằng bột kỳ, gọi là
"kỳ nam kê" thì ở các quốc gia theo đạo Hồi, vào tháng 8 mùa nước lớn, người ta thường xông tinh
dầu trầm kỳ cúng thánh Ala, xoa lên áo choàng trước khi đến đền thờ hoặc xoa lên người nhằm trừ
khí độc trước khi vào khu vực khai thác dầu. Ngược lại ở Ấn độ, người ta chỉ mới dùng đến trầm
hương. Thường vào phút chót cuộc hỏa thiêu, người nhà rải bột trầm vào đốm lửa, mùi thơm tỏa lên,
người thân tụ vào, lấy tro hài cốt về thờ.
Theo trang web của Công ty DJ (Trung quốc), hầu hết trầm kỳ trên thế giới đều xuất phát từ các quốc
gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia nhưng chỉ có trầm kỳ Việt Nam "là số một". Vì
vậy, không loại trừ giới thương lái mang trầm kỳ từ ngoài biên giới về Việt Nam để xuất đi dưới nhãn
hiệu Việt Nam. Còn theo ông X., nếu thập niên 1980 trầm kỳ là hàng quốc cấm thì sau này do rừng
"càng ngày càng mỏng" nên chúng được chuyển sang danh mục "mặt hàng do nhà nước thống nhất
quản lý" rồi hạ cấp thành "nguyên liệu làm nhang" như hiện nay.

9
Thức trắng đêm vì tin "vịt" kỳ nam!
Đêm ngày 3 rạng sáng 4/5, cả làng Mỹ An (xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) thức
trắng đêm do có tin trúng kỳ. Hầu hết thương lái Đại Lộc và "đội quân tóc dài" có mặt chung quanh
nhà anh Bình và Cu Đen. Chờ mãi đến sáng vẫn không thấy kỳ nam đâu mà chỉ có chuyện... kỳ cục.
Số là, anh Bình và Cu Đen sau chuyến đi rừng, điện về nhà "chuẩn bị 3 triệu đồng để trả tiền thuê
xe". Người anh em cọc chèo của Bình tưởng thiệt liền chuẩn bị lễ tạ thần rừng đồng thời bắn tin
nóng cho các thương lái và giới buôn vàng Đại Lộc, Đà Nẵng chuẩn bị tiền lấy kỳ nam. Cuối cùng
chỉ có vụ 3 triệu đồng là có thật do anh Bình và Cu Đen bị "rớt ba lô" (tức thất bại) tốn hết chừng
ấy tiền! Chỉ là tin vịt nhưng vì sao người ta dễ tin như vậy? Vì trước đây chưa lâu, nhóm Nguyễn
Thanh Tuấn ở làng Song Bình cùng xã Đại Quang trúng trên 10kg kỳ tử. Chính ông X. là người đã
mua trọn số hàng, bán lại cho các trùm ở Sài Gòn.

Đặng Ngọc Khoa

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

4 người tìm được kỳ nam


Thứ hai, 18 Tháng tư 2005, 09:08 GMT+7

Đêm 8/3, một số thương lái đã mời 4 người tìm được gần 100 kg kỳ nam
lên ô tô vào TP HCM để trả tiền mua kỳ nam và từ ngày đó, 4 người vẫn
chưa về gặp những người thân của họ
Ông Lợi (trái) lo lắng chờ đợi tin tức của người con trai biệt tích cùng số kỳ nam
khổng lồ.

Ông Trương Văn Khê, cha của anh Trương Văn Lợi (1 trong số bốn người trúng kỳ nam), cho biết:
“Cách đây một tuần Lợi gọi điện về nhà bảo đang đi tĩnh dưỡng ở Vũng Tàu. Nhưng từ đó đến nay
chưa thấy nó gọi về lại”. Theo ông Khê, số kỳ nam mà nhóm của Lợi tìm được là có thật, nhưng số
lượng bao nhiêu thì ông không rõ. “Nghe nói số kỳ nam bán được từ 40 đến 50 tỷ đồng gì đó
nhưng đến giờ gia đình tôi vẫn chưa nhận được một đồng nào của Lợi gửi về", ông Khê nói.
Tại nhà bà Phạm Thị Nga, mẹ của Tuấn và Tài (2 trong bốn người trúng kỳ nam), bà Nga đang
nằm co ro, rên rỉ trên giường bệnh, bà phát ốm từ khi 2 đứa con rời khỏi làng không về. “Khổ quá
chú ơi, không biết 2 đứa con tôi bây giờ ở đâu. Gần 1 tháng rồi mà chẳng có đứa nào liên lạc về.
Tiền bạc đâu không thấy, tôi chỉ mong sớm trông thấy chúng nó thôi”, bà Nga lo lắng. Tội nghiệp
nhất là chị Bé, vợ của Lê Phước Giác (1 trong bốn người trúng kỳ nam), ngôi nhà rách nát nằm
cạnh bờ sông Vu Gia vẫn vắng lặng không một bóng người. Theo lời của hàng xóm, chị Bé vừa
sinh được 2 ngày và đang nằm tại trạm xá. “Tiền đâu không thấy nhưng tội nghiệp cho đứa nhỏ, ra

10
đời không thấy mặt cha”.
Theo lời kể của anh Lê Phước Sơn, anh ruột của Lê Phước Giác, số kỳ nam được mang về làng Mỹ
Hảo làm 2 đợt. Đêm 26/3, 4 người chủ hàng mang về 4 ba lô, để tại nhà Doãn Thành Tuấn, đã bán
hết cho thương lái. Đêm 28/3, họ thuê thêm 4 người nữa, tổng cộng 8 người mang về 8 ba lô, để tại
nhà Trương Văn Lợi. Đúng đêm 28/3, chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau khi nhóm của Giác mang kỳ
nam từ rừng Kon Tum về làng thì có hàng chục ô tô, xe máy rầm rập kéo đến nhà của Lợi - nơi cất
kỳ nam - để thương lượng mua bán. Chừng 5 phút sau, Tuấn, Lợi, Tài, Giác cùng với anh Sơn lên
ô tô của một thương lái trầm qua nhà người bà con của Tuấn và Tài ở xã Đại Đồng để thỏa thuận
giá cả, còn kỳ nam được gửi lại nhà Lợi.
Tại nhà của Lợi, một đội bảo vệ mang theo dao, mác được nhóm của Tuấn thuê canh giữ kỳ nam.
Ngoài ra giới thương lái cũng thuê hàng chục người mang cả súng đứng vòng ngoài áp tải kỳ nam.
Khi nào nhóm của Tuấn gọi về bảo giao hàng thì người nhà của họ mới giao kỳ nam cho thương
lái. Cũng ngay trong đêm ấy, các thương lái chưa trả đủ tiền cho nhóm của Tuấn và yêu cầu nhóm
4 người của Tuấn lên ô tô theo họ vào TP HCM để chồng đủ số tiền bán kỳ nam. Từ đó đến giờ
anh Giác vẫn biệt tăm, người nhà anh vẫn chưa nhận được thông tin gì.
Theo Người Lao Động, ngay tại làng Mỹ Hảo đêm 28/3 đã xảy ra cuộc hỗn chiến giữa những
người được thuê bảo vệ kỳ nam. Chưa hết, vào ngày 15/4, có 5 thanh niên của làng kéo nhau đến
nhà Trần Văn Chê, người được nhóm của Tuấn nhờ thuê người bảo vệ kỳ nam, để đòi tiền bảo vệ,
nhưng do chia chác không sòng phẳng nên đã gây ra cuộc ẩu đả.

Việt Báo (Theo_NgoiSao)

Trầm, kỳ nam có công dụng gì?


Thứ hai, 11 Tháng chín 2006, 19:20 GMT+7

TNO số ra ngày 5.9 có bài Chợ kỳ nam khuya khoắt, nói về các
thương lái đến Ba Tơ (Quảng Ngãi) lùng mua kỳ nam với giá
đến mấy trăm triệu đồng một ký. Nhiều người thắc mắc, không
biết kỳ nam có những công dụng gì mà sao mắc thế? Ở bài viết
này, chúng tôi đem đến cho bạn đọc một số thông tin, công
dụng của trầm hương, kỳ hương (kỳ nam).

Những câu chuyện về "vua kỳ nam xứ nẫu"


Thứ tư, 03 Tháng năm 2006, 23:21 GMT+7

Trong những ngày qua, chuyện ông Võ Hiệp (47 tuổi, trú tại thôn Phú Hiệp, xã Hòa Hiệp Trung,

11
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) trúng đậm kỳ nam trị giá hàng chục tỉ đồng đã nhanh chóng lan
truyền khắp nơi, gây chấn động giới trầm hương và những người đi điệu (tiếng lóng của giới trong
nghề chuyên săn tìm trầm hương) trên cả nước. Chúng tôi trực chỉ về Phú Hiệp với mong muốn
được hầu chuyện "vua kỳ nam xứ nẫu"...
Lộc rừng
Tại trụ sở UBND xã Hòa Hiệp Trung, khi được chúng tôi hỏi về chuyện một người dân địa
phương trúng đậm kỳ nam, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tiên khẳng định ngay đó là ông Võ
Hiệp, thường trú tại xã Hòa Hiệp Trung. Trong chuyến đi rừng về cuối tháng 4/2006, ông Hiệp đã
sở hữu một lượng kỳ nam rất lớn, nhưng số lượng chính xác bao nhiêu thì chưa rõ. Ông Nguyễn
Văn Tiên cho biết: "Cách đây mấy hôm, người nhà ông Hiệp có đến trụ sở xã mời toàn bộ cán bộ
của xã đến nhà dự tiệc chiêu đãi. Lúc ấy, tôi bận đi học nên không tham dự được. Trong bữa tiệc
ấy, gia chủ đều tặng thêm tiền cho tất cả những người đến dự. Đó là chuyện "xưa nay hiếm" ở xã
này. Nhưng cũng không biết do đâu, sau bữa tiệc hoành tráng đó, chẳng ai biết được tung tích của
ông Hiệp. Giờ mình tới nhà tìm ông ấy, người ta lại nghĩ này nghĩ nọ".
Chúng tôi may mắn gặp được Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hòa Hiệp Trung Nguyễn Hữu Tân.
Ông Tân vốn là hàng xóm của ông Hiệp và cũng là người đầu tiên gặp "vua kỳ nam xứ nẫu" sau
khi ông này "hạ sơn". Theo lời kể của ông Tân, đây là lần thứ 6 ông Hiệp trúng kỳ nam trong đời
đi trầm của mình. Chính ông Hiệp cho biết lượng kỳ nam trúng được hơn chục ký và đã được bán
3 đợt cho lái trầm. Đợt 1, ông Hiệp chỉ bán với giá 500 triệu đồng/ký; đợt 2 giá đôn lên 800 triệu
và lần bán cuối cùng ông bán mỗi ký giá 900 triệu đồng. Ông Hiệp đến nay vẫn giữ kín thông tin
về những lái buôn và địa điểm có lượng kỳ nam khổng lồ như trên. Cũng theo ông Tân, dự định
ban đầu của ông Hiệp là tổ chức đại tiệc chia vui kéo dài 3 ngày để chia sẻ lộc rừng nhưng bất
thành. Ngay trong ngày đầu tiên, người dân khắp nơi kéo về nhà ông Hiệp và đã gây nên cảnh mất
trật tự khiến chủ nhân cảm thấy bất an và thay đổi quyết định, chỉ chiêu đãi 1 ngày! Sau đó, bà
Nhàn (vợ của ông Hiệp) đã trực tiếp đến tận nhà những người hàng xóm và những hộ nghèo, đối
tượng chính sách, neo đơn trong xã tặng tiền, mỗi người từ vài trăm đến vài triệu đồng...
Hành tung kỳ bí của "nhân vật chính"
Thông tin về ông Hiệp trúng đậm kỳ nam được cánh phóng viên báo, đài địa phương "canh" suốt
nhiều ngày liền nhưng vẫn không thể nào tiếp cận được với "nhân vật chính". Suốt cả ngày 3/5,
chúng tôi mục kích trước căn nhà cửa đóng then cài kín mít của ông Hiệp. Bên trong không một
bóng người. Thi thoảng, từng nhóm người kéo đến trước cổng nhà đứng chờ rồi lại lẳng lặng bỏ đi.
Hàng xóm cho biết những ngày qua do có quá nhiều người đến xin tiền, gây phiền hà cho nên ông
Hiệp và vợ đã lẩn tránh đi nơi khác. Người thì bảo vợ chồng ông Hiệp về thăm quê cũ tại Nha
Trang (Khánh Hòa). Người lại khẳng định họ đi du lịch chưa về... Một người dân ở gần nhà cho
biết, ông Hiệp đi trầm từ năm 16 tuổi, có biệt danh là "Sáu cô đơn" (vì ông lúc nào cũng chỉ đi
rừng một mình). Quanh năm suốt tháng, ông ấy luôn ở trên rừng, thi thoảng mới về thăm nhà một
lần. Nhiều năm trước, ông Hiệp đã dùng số tiền từ lần trúng kỳ nam đầu tiên để tổ chức cưới vợ.

12
Vợ chồng ông Hiệp chỉ có một con gái, hiện đang học cao đẳng ở thành phố Tuy Hòa (Phú Yên).
Sau khi nghe tin ông Hiệp trúng đậm kỳ nam, hiện có khoảng trên 1.000 người ở các tỉnh Khánh
Hòa, Phú Yên đã bủa vây khắp các cánh rừng đầu nguồn ở Phú Yên săn lùng loại dược liệu quý
hiếm với hy vọng tìm một vài mẩu sót lại từ cội trầm.
Một người cháu của ông Hiệp cho biết, ông Hiệp vừa mới tậu 3 chiếc Honda@, 2 chiếc Yamaha trị
giá hàng trăm triệu đồng cho những người thân. Chúng tôi nhờ người này liên hệ để được tiếp xúc
với ông Hiệp thì nhận được câu trả lời khá thận trọng: "Ông thấy thương thì mua cho. Số tiền ông
trúng bao nhiêu cũng chưa ai biết được. Chỉ nghe nói là rất nhiều. Vợ chồng ông Hiệp đang có kế
hoạch dùng số tiền từ việc bán kỳ nam để làm từ thiện nhưng giờ thì chưa thể công bố được".
Theo giới đi điệu ở Phú Hiệp, số lượng kỳ nam mà ông Hiệp trúng có khả năng lên đến vài chục
ký. Hiện tại, do chưa tiêu thụ hết nên ông Hiệp không thể lộ diện. Họ đều khẳng định, địa điểm mà
ông Hiệp từng phát hiện có kỳ nam vẫn còn số lượng nhiều nhưng không biết nó nằm vị trí nào.
Hiện tại, từng đoàn người vẫn tiếp tục "thượng sơn" một cách đầy háo hức và ngôi nhà của ông
Hiệp vẫn cứ "chào đón" những vị khách lạ mặt tìm đến trong khi chủ nhà đều đã đi vắng!
Đình Phú - Đức Huy
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Đào được hơn 1 tạ kỳ nam, được hơn chục tỷ đồng rồi biệt tích ?
Thứ bảy, 09 Tháng tư 2005, 11:00 GMT+7

Tin đồn đang gây xôn xao dư luận Quảng Nam:


Làm sao một khối sản vật vô giá và là mặt hàng quốc cấm như vậy
lại có thể bán mua tự do và “lọt” ra ngoài mà không ai hay biết? Kỳ
nam – một loại cùng họ với trầm hương, nhưng do cực kỳ quý hiếm
nên hầu như không thể định giá. Ngành kiểm lâm hai tỉnh có vùng
rừng lân cận là Quảng Ngãi và Kon Tum cũng bắt đầu tìm hiểu vụ
việc.
Từ những tin đồn
Trầm hương trong lõi cây gió bầu
Theo những người dân địa phương, tóm tắt sự việc như sau: Đêm
26/3/2005, một nhóm 4 thanh niên chuyên “ngậm ngải tìm trầm” trong làng, gồm 2 anh em Doãn
Thành Tài (26 tuổi), Doãn Xuân Tuấn (17 tuổi), Lê Phước Giác (32 tuổi) và Trương Văn Lợi (30
tuổi) bất ngờ khoác balô trĩu nặng từ rừng trở về làng trên chiếc… ôtô.
Tin nhóm này trúng đậm hơn 1 tạ kỳ nam lập tức loan ra, giới lái trầm từ khắp nơi đánh hơi ôm tiền
tỷ rầm rập đổ về, số còn lại nằm chờ ở Đà Nẵng (trong đó có cả những tay buôn trầm có máu mặt từ
Thái Lan, Đài Loan). Sau khi bán được gần một nửa số kỳ nam trên được gần 10 tỷ đồng, thấy bị
“hớ”, nhóm thanh niên quyết định không bán nữa, và mấy đêm sau nhóm này đột ngột bỏ làng đi
13
không ai hay biết.
Sau đó thanh niên trong làng nhiều người đã dò tìm đến được nơi có gốc dó bầu tụ kỳ nam – và còn
vét được hơn 1 kg, đem bán được mấy trăm triệu.
Cần nói thêm về giá trị của kỳ nam – một loại cùng họ với trầm hương, nhưng do cực kỳ quý hiếm
nên hầu như không thể định giá. Đây là sản vật kết tinh tự nhiên hàng trăm năm từ nhựa cây dó bầu
(tên khoa học là Aquilaria agallocha), không chỉ là dược liệu chữa nhiều bệnh, mà còn được sử
dụng làm hương liệu cho các loại mỹ phẩm cao cấp. Cũng tin từ người trong làng cho biết: Năm
ngoái, có người trong vùng “trúng” được hơn 1 kg kỳ nam, bán được tới hơn 1 tỷ đồng!
Tại CA huyện Đại Lộc ngày 4/4, ông Trương Văn Khuê - cha của Trương Văn Lợi – một trong số 4
thanh niên trúng kỳ nam rồi “mất tích” đã thừa nhận việc con mình trúng kỳ nam với số lượng lớn,
riêng chuyện bán mua thì không biết thế nào. Cả việc Lợi bỏ đi đâu gia đình cũng không rõ. Bản
thân 4 gia đình và những người thân cũng đang sống trong tâm trạng hoang mang lo sợ, bởi tin đồn
họ đang giữ tiền tỷ trong nhà. Hiện tại, khu vực làng Mỹ Hảo vẫn có rất nhiều người từ nơi khác đổ
về với mục đích tìm mua “vét” số kỳ nam. Nhiều người đứng ra “huy động vốn” từ trong dân làng
với mục đích gom mua hàng kiếm lời chia nhau. Đáng ngại là hàng trăm người từ những vùng lân
cận và cả tỉnh ngoài đổ xô lên khu rừng này càn quét với hy vọng “đổi đời”, gây ra tình trạng mất
trật tự, phá hoại lâm sinh.
Cơ quan chức năng nói gì?
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về sự việc trên, Thượng tá Phan Ngọc Ngự – Trưởng phòng Cảnh sát
Kinh tế CA Quảng Nam khẳng định: Đúng là có sự việc trúng kỳ nam, còn số lượng bao nhiêu, giá
tiền ra sao, bán mua thế nào thì chưa xác định được. Bởi chưa ai tận mắt thấy số kỳ nam này, Công
an cũng chưa gặp 4 người nọ. Tất cả chưa có cơ sở kết luận bởi họ đã đi khỏi địa bàn.
Ngay như thông tin về số lượng kỳ nam 4 người trên tìm được cũng “tăng” dần: Lúc đầu là 50 kg,
rồi lên 70, 100, rồi đội lên đến 140kg. Tiền bán cũng “tăng dần đều”: Hơn 100 triệu đồng/kg, rồi
200 triệu, đến khi dân buôn từ Sài Gòn ra vọt lên 300 triệu.
Người dân báo lên xã, số tiền bán được lúc 50 tỷ, lúc 80 tỷ. Rồi là họ đã bán 50 kg, còn lại 70 kg
đem vào Sài Gòn! Ông Ngự cho biết thêm, hiện CA tỉnh kết hợp với CA huyện tổ chức tuyên
truyền giải thích cho bà con cảnh giác với các đối tượng mua bán trên, bởi không loại trừ họ xúm
lại huy động tiền, “đánh quả” lừa, ẵm tiền chạy biến; đồng thời ngăn ngừa các vấn đề phức tạp về
ANTT có thể xảy ra. Về tin đồn 4 người trên đã trốn ra nước ngoài, ông Ngự cho biết: CA có thông
tin họ đã trở lại rừng.
Còn theo ông Diệp Thanh Phong – Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Nam: Có hay không việc trúng
lớn kỳ nam trên, vẫn còn phải xác định. Vùng Quảng Nam lâu nay sản vật trên đã bị cạn kiệt,
nhưng cũng không loại trừ có số lượng kỳ nam lớn như vậy. Ai xác định được họ trúng ở vùng giáp
ranh Kon Tum – Quảng Nam – Quảng Ngãi?
Kiểm lâm còn có thông tin họ mang từ Khánh Hòa về. Trả lời câu hỏi: Nếu có, bắt giữ được thì xử
14
lý ra sao, ông Phong cho biết: Xử lý theo quy định quản lý bảo vệ rừng là tịch thu toàn bộ, căn cứ
giá trị của nó để định mức phạt. Theo Nghị định 48, kỳ nam thuộc nhóm 2A (hạn chế khai thác).
Trước đây là cấm, nay là hạn chế, nghĩa là khai thác phải xin phép. Không thể ví tìm được kỳ nam
như trúng vé số, bởi nó là tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên, ông Phong cũng cho biết: Muốn nói gì
thì phải có hiện vật. Cho dù họ xuất hiện, gặp, mà tay không thì cũng chịu, tang chứng đâu?
PVMT
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)

Người trúng đậm kỳ nam lộ diện


Thứ bảy, 09 Tháng chín 2006, 09:51 GMT+7
Sáng 8/9, ông Phạm Văn Xắc và những người trúng kỳ nam ở Quảng Ngãi mới
xuất hiện sau một thời gian bặt tin. Họ đã tình cờ tìm được khối lượng kỳ nam lớn
và bán hơn 600 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Xắc trong bộ quần áo cũ kỹ cùng con rể là Phạm Văn Lái và hai con trai xuất hiện ở
UBND xã Ba Lế, sau khi được lực lượng công an địa phương đón về. Mắt thâm quầng, ông Xắc nói:
“Mấy hôm rồi tôi phải lánh trên núi không dám về, một phần sợ những người lái trầm vây hỏi để mua,
một phần sợ Nhà nước thu lại tiền bán kỳ nam và sợ luôn những người đi kiếm trầm đòi chỉ chỗ, dù tôi
đã chỉ cho họ cả trăm lần”.
Theo ông Xắc, chuyện kiếm được kỳ nam rất tình cờ. Một ngày cuối tháng 8, ông Xắc cùng ông Phạm
Văn Eng ở thôn Nước Đang, xã Ba Bích, đi dọc suối Nước Mia (một nhánh đổ về phía sông Kôn, tỉnh
Bình Định) để tìm kiếm rùa.
Ông Xắc thấy một nhánh cây chết rục nằm đổ xuống suối giống trầm nên chặt một miếng nhỏ, bật lửa
đốt thử thì thấy thơm. Ông Xắc liền chặt một miếng bỏ vào balô, lội bộ ra thị trấn Ba Tơ tìm đến nhà
ông Khánh Tý. Sau khi xem, người nhà ông Khánh Tý mua 15 triệu đồng. Thấy được nhiều tiền quá
nên khi trở về nhà, ông Xắc cùng các con quay lại vùng suối Nước Mia để lấy hết phần kỳ nam còn lại,
đem bán với tổng số tiền trên 600 triệu đồng.
Tuy vậy, ông Xắc cùng con rể đều không biết số lượng bán bao nhiêu, theo ông, đồng bào dân tộc
thiểu số không quen cân đo đong đếm, thứ hai là nhặt được “lộc trời cho” nên ông Xắc “gật đầu bán
liền”. Ông Xắc cho hay tiền bán kỳ nam đã cho con cái và để dành để mua vật dụng sản xuất, sắm
thêm một số đồ dùng trong nhà.
Những ngày qua, ngày cao nhất có đến trên 500 người từ các nơi đổ về để tìm kiếm và mua bán kỳ
nam. Nhiều người dân đi dọc dòng suối Mia và cả những cánh rừng ven suối để tìm cơ hội. Họ tìm mà
15
chẳng thấy nên quay trở lại nhà ông Xắc “truy tìm” các con ông để hỏi. Cùng với số người này, một số
khác nghĩ ông Xắc còn kỳ nam, nhưng cất giấu đâu đó nên tìm ông gạ hỏi mua.
Trưởng Công an huyện Ba Tơ Phạm Văn Anh cho biết, công an đã phối hợp với kiểm lâm, huyện đội
vận động những người hiếu kỳ quay về và đã có kế hoạch bảo vệ gia đình ông Xắc.
Cuối tháng 8, cả thị trấn Ba Tơ xôn xao trước việc có người trúng đậm kỳ nam. Hàng chục tay buôn đã
tập trung về thị trấn Ba Tơ “săn” kỳ nam, gây nhốn nháo và mất trật tự cả khu vực.

Ông Lê Minh Khánh, hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ba Tơ, cho biết kỳ nam là tài nguyên quý hiếm của Nhà
nước nên đã chỉ đạo lực lượng kiểm tra, xác minh số kỳ nam trên, nếu phát hiện sẽ lập biên bản thu hồi
theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, công an huyện không thể tìm được những người đã trúng kỳ nam bởi họ đã bỏ trốn.
(Theo Tuổi Trẻ)

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Kỳ nam có khác trầm hương?


Chủ nhật, 07 Tháng năm 2006, 02:05 GMT+7
Gõ cửa chuyên gia
+ Gần đây tôi nghe báo chí, dư luận xôn xao về việc một số người dân trúng
trầm và kỳ nam. Xin hỏi trầm hương và kỳ nam có khác nhau không? Có cách
nào để nhận biết đâu là kỳ nam, đâu là trầm hương? (Hoàng Thế Hùng, huyện
Xuân Lộc, Đồng Nai)
+ Nhà thực vật học VÕ VĂN CHI (tác giả cuốn sách viết về trầm hương):
- Trầm và kỳ nam đều được hình thành từ lõi của cây gió bầu. Tuy nhiên
chúng hoàn toàn khác nhau, kỳ nam thường có giá đắt gấp 10-20 lần so với
trầm hương.
Để phân biệt trầm hương và kỳ nam, người ta thường căn cứ vào mùi thơm và
dạng kết tinh của dầu, sự hóa nhựa ít hay nhiều để nhận biết. Kỳ nam được tạo thành từ sự biến đổi
hoàn toàn các phân tử gỗ, do đó nó thường có màu nâu đậm hoặc đen, gỗ mềm gần giống như sáp ong
nhưng khó nhận thấy thớ gỗ, dễ chìm trong nước. Kỳ nam có mùi thơm rất ngào ngạt, dù gói kín nhiều
lớp thì vẫn không giấu được mùi thơm.
Vị của kỳ nam gồm đủ chua, cay, ngọt, đắng. Đốt kỳ nam thì khói lên thẳng và cao, lơ lửng lâu trong
không khí. Kỳ nam được chia làm bốn loại gồm kỳ bạch: rất hiếm và quí, màu xám nhạt, tinh dầu tích
tụ đều khắp thớ gỗ tạo thành khối màu xám, bóng mờ như dầu; kỳ thanh: màu đen nhánh có ánh xanh
lục, mùi thơm rất dễ nhận biết; kỳ huỳnh: màu vàng sẫm; kỳ hắc: màu đen bóng như hắc ín, mềm và
dẻo hơn ba loại trên.
16
Trong khi đó trầm hương được tạo thành từ gỗ ít tẩm nhựa hơn, do vậy có mùi ít thơm hơn, gỗ có màu
nâu hay sọc (chỉ) nâu đen. Trầm có vị đắng, trọng lượng nhẹ, nổi trên nước được, gỗ trầm có vân đậm
nhạt và dợn sóng. Khi đốt trầm cho mùi hương nhẹ, khói trầm kết xoáy, tan nhanh trong không khí.
Trầm hương được phân làm sáu loại chất lượng từ 1 - 6. Loại 1 gọi là “dzách lầu” hàng xịn, giá rất đắt.
Loại 6 là hàng xô. Do hình dáng, kích thước, màu sắc, trọng lượng và hương vị mà trầm hương được
gọi bằng nhiều tên khác nhau: trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bông, trầm da bao, trầm điệp lá, trầm
điệp trai, trầm bọ sánh, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn. Trầm bới được từ những đống gỗ mục của cây
gió chết khô từ lâu gọi là trầm rục.
THU THẢO thực hiện
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

Săn kỳ nam “chuyên nghiệp”


Thứ hai, 12 Tháng ba 2007, 08:03 GMT+7

Không như chuyện được kỳ nam một cách tình cờ của người làng Tốt, nhiều làng quê thuộc huyện
Đại Lộc của Quảng Nam có số đông người theo đuổi “nghề” săn trầm kỳ nhiều năm qua. Làng quê
không còn yên tĩnh, các gia đình cũng không còn yên tĩnh.

Nước mắt kỳ Nam (Kỳ 1): “Làng kỳ nam” trên rẻo cao
Kỳ nam - loại trầm hương thượng thặng - tuy được biết đến từ lâu nhưng chỉ mới thật sự nổi lên như là
“đệ nhất báu vật rừng xanh” trong mấy năm vừa qua. Những ai tìm được kỳ nam chẳng khác nào
trúng số độc đắc. Và chuyện săn tìm, buôn bán loại hàng quí này luôn lên “cơn sốt”, đầy kịch tính và
cũng đầy nghịch lý.
Bóng núi ngút ngàn. Những mái nhà sàn lợp tranh còm cõi. Bên con
sông trước làng Tốt, phụ nữ và trẻ con đang bắt ốc, hái rau.
Thoạt trông không ai biết ngôi làng heo hút của những người H’Re nói
tiếng Kinh chưa mấy sõi của xã Ba Lế (Ba Tơ, Quảng Ngãi) này lại
được gọi là “làng kỳ nam”, bởi nhiều người trong làng đã phất lên
nhờ tìm được một lượng lớn loại hàng quí hồi đầu tháng 9-2006.
“Của trời cho”
Trúng kỳ, người dân làng Tốt mua
“Dư chấn” chuyện tìm được kỳ nam của người làng Tốt hiện còn tác thêm trâu về nuôi theo lối chăn thả
động mạnh nhất là ở thị trấn Ba Tơ. Đây là nơi có số thương lái trầm rông trong rừng - Ảnh: H.V.Mỹ
hương hưởng lợi từ việc mua bán kỳ nam của người làng Tốt đông
nhất và cũng “đậm” nhất so với các nơi. Họ cũng được gọi là những người hưởng được “của trời cho”,
bởi trong việc buôn bán trầm hương xưa nay chưa mấy ai gặp được mối lợi lớn như thế.

17
Những người được “của trời cho” lớn nhất là hai nông dân Phạm Văn
Do sống lâu đời giữa rừng
Sắc và Phạm Văn Coi. Không “trời cho” sao được khi mà xưa nay họ
sâu (làng Tốt nằm ở một
chưa hề đi săn trầm, nay bỗng nhiên lại “nhặt” được một lượng kỳ ròng
thung lũng heo hút, giáp
suýt soát 200kg. Chưa có đường xe thông với bên ngoài, lại càng cách
giới với trập trùng rừng núi
trở bởi con sông Liên cuộn nước bốn mùa, cư dân làng Tốt gần như sống
của huyện vùng cao An
tự cung tự cấp. Muốn có tiền, ngoài việc bán trâu bò, họ phải bứt bông
Lão, tỉnh Bình Định), người
đót, tìm mật ong, săn rùa, bắt rắn rồi gùi cõng đi bán.
dân nơi đây chưa biết cách
Chuyện “trúng của lớn phải có số mạng” càng trở nên có lý khi ông Sắc sử dụng một khoản tiền lớn
từ làng Tốt phải băng bổ mấy khe mấy núi mới đến được làng Nước “trời cho”. Trong khi đó,
Đang ở xã Ba Bích để kết bạn với ông Coi, cả hai luôn rủ nhau cùng những thông tin bất lợi cho
luồn rừng sục núi để soi rùa bắt rắn. Và chuyến săn rùa hồi cuối tháng 8- họ do những người không
2006 đã đổi đời không chỉ cho hai người đàn ông đã ngấp nghé tuổi 60 tốt tung ra đã khiến họ thêm
này mà còn cho cả làng Tốt và nhiều nơi. lo ngại trong việc cất gửi
“Đêm đó hai cha con mình ngồi nghỉ chân trên cái đoạn cây mục nằm cũng như sử dụng khoản
ngang con suối cạn, bỗng cái mũi mình nghe cái đoạn cây mục đó có tiền vừa có được. Không
mùi thơm. Mình soi đèn nhìn, thấy cái đoạn cây đó đen, chắc. Nhớ có được cất giữ an toàn cũng
lần mình nghe người ta nói gỗ trầm có mùi thơm, mình lấy cái rựa vạt như làm lợi thích đáng, lại
đoạn gỗ mục đó một ít đem đốt thử. Nghe cái mùi thơm bay lên nhiều tiêu pha không có kế hoạch,
hơn, mình nghĩ không chừng đây là đoạn trầm. Sáng ra, mình rủ ông Coi thật đáng lo cho họ nếu điều
đến xem, bàn với ổng thử mang về một ít tìm người hỏi xem có chắc là không may lại xảy ra với
trầm không”, ông Sắc kể lại chuyện ông được kỳ nam tình cờ như thế. những gì họ may mắn có
được. Những người dân vô
Ngay sau khi ở rừng về, ông Sắc liền “hạ sơn”, mang thử một ít trầm tìm tư bao đời nay bỗng canh
nơi bán. Không vừa ý với giá mua chỉ 300.000đ từ một thợ sửa xe máy, cánh nỗi lo.
ông Sắc tìm đến ông B.K. - một lái trầm cò con cuối mùa ở thị trấn Ba
Tơ. Bằng lòng với giá mua của B.K., ông Sắc chịu để cho B. K. đến nhà
mình nhận một gùi đầy trầm (khoảng trên dưới 60kg) với giá 47 triệu đồng! Ngay sau khi B.K. mua và
thử đưa một ít hàng ra bán lại để thăm dò, thông tin người làng Tốt được kỳ nam đã lan ra, mở màn
cho một cuộc mua bán đầy chấn động và kịch tính.
“Làng Tốt bỗng như cái chợ. Có khoảng 500 người đổ đến, kéo dài đến hơn cả tuần. Ngoài đám
thương lái trầm hương với số “bộ hạ” của họ, còn có một số đông người đổ đến bán đồ ăn, thức uống,
chạy xe ôm. Vỏ bia lon, vỏ đồ hộp, vỏ bao thuốc lá xả tràn làng. Ngày ầm ào tiếng người, đêm lấp lóe
ánh đèn pin. Người làng Tốt vừa vui vừa lo lắng”, ông Luận - trưởng trại ươm cây lâm nghiệp đóng tại
làng Tốt - kể.
Chấn động chốn rừng thẳm

18
Và không chỉ ở làng Tốt, cả ở thị trấn Ba Tơ (cách làng Tốt chừng 25km
đường xe và đường lội bộ) cũng sôi động không kém với tư cách là một “chợ
trầm” cấp trên! “Thương lái trầm hương cả nước cùng đổ đến Ba Tơ. Từ Đà
Nẵng, Quảng Nam đổ vào, từ Sài Gòn, Khánh Hòa đổ ra, từ các nơi ở Quảng
Ngãi đổ lên. Cả người Đài Loan, người Nhật cũng có mặt. Xe hơi nối đuôi
nhau. Mấy nhà trọ ở thị trấn Ba Tơ chật cứng khách”, ông P.V.N. - một lái
trầm nhỏ ở thị trấn này - kể lại.
Thương lái tranh nhau kịch liệt, kẻ yếu thế nhất cũng cố gạ gẫm mua cho được
vài lạng. Đến người làng Tốt cũng không ngồi yên, ai cũng cố để kiếm được
chút ít từ lượng kỳ của ông Sắc. Tiền bạc vung ra ở làng Tốt. Chính anh Ông Sắc và con trai 21 tuổi
P.V.N. đã “áp tải” và tạm cất giữ lúc đầu giúp con trai ông Sắc khoản tiền 3,7 trước bêtông lầu 1 ở thị
tỉ đồng mà những người bà con của ông Sắc nhận bán hộ từ số kỳ quá lớn của trấn Ba Tơ được xây ngay
ông. sau khi trúng kỳ. Ảnh:
H.V.Mỹ
Từ mức một gùi nặng kỳ giá chỉ 47 triệu đồng lúc đầu, sau đó giá kỳ dần tăng
lên đến mức sáu, bảy trăm triệu một ký ngay tại làng Tốt. Hàng tỉ, hàng trăm triệu đồng - những số tiền
cứ như trong truyện cổ tích - đã được trao vào tay những con người khốn khó bao đời nơi mảnh làng
heo hút. Trong khi đó, nơi thôn Nước Đang của xã Ba Bích kề bên, lượng kỳ “nặng một gùi” của ông
Coi cũng tạo nên một góc chợ vỡ (ông Coi được hưởng một phần tư số kỳ mà ông Sắc phát hiện).
Làng Tốt rộn bước chân của điệu - thợ săn trầm - từ các nơi đổ đến ăn ở để men dấu lùng sục gốc cây
gió đã cho ông Sắc trầm kỳ. Anh Nguyễn Trà - một điệu ở Đại Lộc (Quảng Nam) - kể rằng nhóm của
anh gồm 26 điệu đã đến làng Tốt nằm lại một đêm, lân la thuê được một người dẫn đường đến chỗ ông
Sắc được kỳ với giá 2 triệu đồng. Nhóm của anh cùng với 66 điệu ở Quảng Bình, Khánh Hòa, Quảng
Ngãi chia nhau đào thục cả ngàn mét vuông với độ sâu trên dưới 1m chỗ đất được chỉ là chỗ ông Sắc
được kỳ.
Nhưng hoài công sau gần hai tuần đào xới cật lực, không thấy kỳ, chỉ có nhóm của anh Trà hốt được số
bột kỳ có lẫn đất mà cha con ông Sắc và ông Coi đã cưa ra, bán được 300.000đ! “Không đi không thỏa
bụng. Rứa mà chừ vẫn còn tơ tưởng, biết mô cái gốc gió ấy vẫn còn”, anh Trà băn khoăn.
Sáu tháng đã trôi qua. Ông Sắc cũng như một số người ở làng Tốt còn rất dè dặt, bởi họ biết những
“tay chân” của các thương lái ở thị trấn Ba Tơ vẫn được phái đến để thăm dò động tĩnh vì cho rằng
lượng kỳ ở đây vẫn chưa bán ra hết. Họ còn lo lắng vì mình bỗng trở nên những kẻ có nhiều tiền của.
Giữa chốn núi cao rừng thẳm, có bao bất trắc với họ. Nhà cửa trong làng vẫn như xưa, chưa có một
mái tôn mái ngói nào mọc lên. Chưa thấy ai tính chuyện làm nhà hay dời chỗ ở đến thị tứ thị trấn. Chỉ
có ông Sắc bỏ ra gần 500 triệu để mua đất và làm nhà lầu ở thị trấn Ba Tơ cho đứa con trai 21 tuổi
đang học lớp 11 bổ túc.
Còn xe máy, có khoảng 20 chiếc được mua để thỏa nỗi khát khao từ lâu của lớp trẻ nghèo khó. Nhưng
xe sắm ra cũng chỉ để chạy lòng vòng trong làng, qua lại không quá 2km, muốn ra được với bên ngoài
họ phải cùng nhau dùng đòn cây khiêng xe qua sông Liên. Bám trụ núi rừng, bao đời nay người H’Re

19
coi con trâu thả rừng là của cải quí nhất của mình, bởi vậy cha con ông Sắc cũng như số dân làng khá
lên nhờ ăn theo lượng kỳ nam của ông đã mua thêm trâu nuôi. Một máy xay xát gạo và nông sản đã
được dựng lên.
Không như chuyện được kỳ nam một cách tình cờ của người làng Tốt, nhiều làng quê thuộc huyện Đại
Lộc (Quảng Nam) có đông người theo đuổi nghề săn trầm kỳ nhiều năm qua. Những cuộc tiến vào
rừng, rừng cạn kiệt.
HUỲNH VĂN MỸ
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

Nước mắt kỳ Nam (Kỳ 2): Săn kỳ nam “chuyên nghiệp

Không như chuyện được kỳ nam một cách tình cờ của người làng Tốt,
nhiều làng quê thuộc huyện Đại Lộc của Quảng Nam có số đông
người theo đuổi “nghề” săn trầm kỳ nhiều năm qua. Làng quê không
còn yên tĩnh, các gia đình cũng không còn yên tĩnh.

Làng vắng bóng đàn ông


Bên dòng sông Vu Gia, làng Mỹ Hảo của xã Đại Phong (Đại Lộc) Ở làng Phú Hương (Đại Lộc) vắng
trông thật thanh bình, trù phú với những mái ngói tinh tươm bên cạnh bóng dáng trai tráng - Ảnh: H.V.Mỹ
những bãi biền ngát màu cây lá.
"Một số người Mỹ Hảo chừ đã khá lên nhiều. Một phần cũng nhờ ở trầm kỳ đó", trưởng thôn Trần
Minh khoe. Nhưng ông cũng chua chát: "Nhưng cũng ngặt nếu có việc chi cần đến trai tráng thì chẳng
thấy bóng dáng nào. Mới giữa tháng giêng mà đám trai trẻ đã xốc ba lô đi rừng hết trơn hết trọi".
"Nghề" săn trầm rục - tìm trầm kỳ từ cây gió rục đã đem áo cơm cho một số người ở Mỹ Hảo, bây giờ
dấy lên "phong trào" trai tráng của làng theo nghiệp điệu, bỏ nhà lên rừng với mong ước đổi đời nếu
tìm được kỳ nam.
Đã gần hai năm trôi qua, làng Mỹ Hảo dường như vẫn còn xôn xao chuyện bốn trai làng trúng được kỳ
nam. Ngày 28-3-2005, giữa lúc người làng Mỹ Hảo đang làm lễ cúng kỳ yên tại miếu làng, tin được
trầm - lúc đầu bao giờ cũng được gọi là trầm - của nhóm Cu Lớn, Cu Nhỏ, Lợi và Giáp làm nhốn nháo
xóm làng khi "bộ tứ" này thuê cả một xe tải nhỏ đưa "hàng" từ Gia Lai về nhà. Nguồn tin điệu Mỹ Hảo
trúng lớn kỳ nam nhanh chóng được loan ra với giới tà kê - lái trầm - trước hết ở Đại Lộc, rồi đến khắp
cả Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa.

20
Cũng như ở làng Tốt, bên cạnh các lái trầm lớn nhỏ, người đổ đến Mỹ
Hảo dò la, nghe ngóng cho công việc hay để thỏa tò mò lên đến mấy
trăm người.
Nhưng không như những người H"Re trúng kỳ ở làng Tốt, những
điệu người Kinh vốn từng dày dạn với nỗi gian nan ngậm ngải tìm
trầm, từng rành rõi trong việc bán hàng (nhằm tránh sự gây khó dễ
của các ngành chức năng), "bộ tứ" này đã cùng với các lái trầm địa
phương đáp bãi - đưa hàng đến nơi cần đến - một cách an toàn, ở nơi Một điệu ở làng Trường An sau khi
không ai hay biết. Họ cũng “biến mất” khỏi làng ngay sau “phi vụ”. trúng kỳ đã xây ngay nhà bêtông, đó
là cách để chắc ăn và cũng là thỏa
“Hưởng xái” từ thông tin của họ cho đồng nghiệp, 25 điệu Mỹ Hảo đã giấc mơ nhà lầu của một đời - Ảnh:
lập tức trực chỉ Gia Lai, vào ngay chỗ gốc gió bạc tỉ đó đào mót. Và H.V.Mỹ
thần tài đã mỉm cười với họ: mỗi người chia nhau được 105 triệu
đồng!
Không dừng lại ước muốn cầu may của mình, 50 điệu khác của Mỹ Hảo lại hùng hục quật xới chỗ đất
của gốc gió đó một lần nữa. Có lẽ sơn thần đã không muốn nguồn của quí nằm im hàng chục năm dưới
lòng đất quạnh vắng này bị bỏ lại hoài phí, những con người khốn khó này đã đạt được mong đợi: mỗi
người chia nhau được 6 triệu đồng!
Không giống những người trúng số độc đắc, những người trúng đậm kỳ nam ở Mỹ Hảo đã rút kinh
nghiệm của những điệu ở các nơi bị giới lái trầm săn lùng, họ cứ im lặng và trốn biệt để tránh “lạy ông
tôi ở bụi này”.
“Hai anh em Cu Lớn, Cu Nhỏ là Doãn Tuấn (30 tuổi, có vợ con), Doãn Tài (28 tuổi, độc thân) nay đều
ra phố Đà Nẵng mua đất làm nhà sống ở đó. Trương Lợi (30 tuổi) thì vô Sài Gòn mua nhà ở và kinh
doanh, mới cưới vợ. Còn Lê Phước Giáp (28 tuổi, có vợ với hai con) cũng ra sống ở Đà Nẵng để kinh
doanh” - trưởng thôn Minh cho biết. Những người mãi với khó nghèo, khi phất lên họ rất “chặt tay”
trong tiêu pha, sợ “của trời cho” rồi sẽ lại về với trời như rất nhiều điệu khác đã từng trải qua.

Kỳ nam được xem là “vua của


trầm hương” vì sự hiệu
nghiệm trong y dược và
hương thơm nổi bật. Một đặc
tính cơ bản chính để phân biệt
kỳ nam với trầm hương là
nhựa dính (dầu) trong khi
trầm hương chỉ cứng và nhẵn,
do đó một miếng kỳ nhỏ có
thể được tách xé làm nhỏ hơn
và cuộn lại thành viên tròn.

21
“Bây chừ thì cứ sau tết, khi trai trẻ đổ lên rừng là người ở nhà lại
Kỳ nam có ít nhất là bảy loại,
ngóng trông, chờ tin mừng. Là bởi chuyến được kỳ của bốn đứa ấy
gồm: thanh kỳ (đen sáng óng
cũng từ chuyến lên rừng sau tết đó mà”, chị Thủy - chủ quán nước ở
ánh phớt xanh), huỳnh kỳ
Mỹ Hảo - nói.
(vàng nhờ nhờ màu thuốc nổ),
xám kỳ (xám màu ximăng), Nhưng ngặt nỗi người trúng chẳng thấy đâu, trở về thất thểu, nhưng
hắc kỳ (đen như dầu hắc), theo chị Thủy, “vậy mà nhiều người trong làng vẫn cứ cho là cơ hội
bạch kỳ (thoáng đen pha màu chưa tới. Họ vẫn chờ, vẫn đi, vậy là làng vắng bóng đàn ông. Tin
sáng bạc), hổ kỳ (loại kỳ duy mừng thì ít, tin dữ thì nhiều”.
nhất có thớ ngang, đen nhạt Lùng hết các rừng
lẫn những vằn màu đà) và
hạnh kỳ (đen tim tím). Trong Đối diện với Mỹ Hảo, nằm ở tả ngạn dòng Vu Gia, Phú Hương của xã
đó, thanh kỳ là loại kỳ thường Đại Quang là làng “có tiếng” ở huyện Đại Lộc. Trai tráng thì vắng
gặp nhất, kế đến là huỳnh kỳ, tanh vắng lạnh. “Họ đổ lên rừng đã hai ba bữa rồi. Chuyến đầu năm ai
hắc kỳ. Tất cả đều có hương cũng hớn hở, mong được một ít kỳ”, chị Năm - vợ của một điệu đang
thơm nhiều và nhựa dính, ở rừng xa - nói.
mức độ của hai đặc tính này ở Cuộc săn tìm kỳ ở Phú Hương rộ lên từ tháng 2-1997 khi vài ba điệu
mỗi loại có khác nhau một ít. Phú Hương phát hiện ở rừng huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) một
loại vỏ cây màu nâu rơi vương vãi trên mặt rừng, đem đốt lên có mùi
thơm như trầm.
Được các lái trầm xác định là kỳ bì - một loại kỳ từ vỏ cây gió gạch, thợ trầm Phú Hương ráo riết lên
rừng. Với thang giá lên vùn vụt, từ mức 300.000đ/kg lúc đầu đã lần lượt tăng đến 500.000đ rồi đến
1.200.000đ/kg chỉ trong vòng 20 ngày, món "của trời cho" này đã lôi cuốn cả đến phụ nữ, trẻ em Phú
Hương cùng đổ lên rừng.
Những năm trước, những phu trầm (điệu thời nay) ở làng đã tiến ra săn trầm ở vùng núi Quảng Trị,
Thừa Thiên, đến khi “nghề” săn trầm sanh kết thúc, khi cây gió ở rừng đã cạn kiệt cách nay chừng
mươi lăm năm, những điệu ở đây đã lên rừng lại mò mẫm mở ra mùa săn trầm rục từ thân và đe (gốc)
cây gió mục.
Cùng với điệu ở một số làng khác trong và ngoài xã, họ trở thành “đội quân thiện nghệ” săn trầm rục,
có mặt ở khắp các vùng rừng có cây gió đã bị khai thác cạn kiệt trước đó. “Lùng hết ở rừng Quảng
Nam, tụi tui tiến vô rừng Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kontum. Rồi tiến thêm lên rừng Tây
nguyên, vào tận rừng Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tụi tui ngày một rành rõi công
việc”, anh Trương Hùng - một điệu ở Phú Hương - kể.
Sớm lăn lộn với nghề trầm rục, điệu Phú Hương là những người may mắn trúng kỳ nam đầu tiên. Các
điệu Nguyễn Trà, Trương Hùng cho biết chính họ cùng tám điệu khác trong làng đã tìm được 3 lạng kỳ
ở rừng Khánh Lê (Khánh Hòa) cuối năm 2001. Nhưng trước đó một tháng, Trương Hùng cùng sáu
người trong bầu (nhóm) cũng đã trúng được hơn 3 lạng kỳ. Rộ lên với số kỳ trúng được nhiều hơn là từ
năm 2003 khi bầu của Nguyễn Văn Chấn gồm ba người kiếm được 1,3kg.

22
Việc kỳ nam được chuộng, lại cao giá hơn trầm gấp bội lần đã khiến những người săn trầm rục Đại
Lộc bỏ nhà để có mặt ở mọi cung rừng miền Trung và Tây nguyên ra sức săn lùng. Từ năm 2004 đến
nay, một số điệu ở Đại Quang, trong đó có Phú Hương, đã lên ngôi tỉ phú nhờ săn được kỳ nam. "Dạo
qua Phú Hương cũng như mấy làng có nhiều điệu ở Đại Quang, hễ cứ thấy chỗ nào có nhà lầu là biết ở
đó có người trúng kỳ", bí thư đảng ủy xã Đại Quang Lê Văn Sáu nói.
Điệu đâu tà kê đó. “Làng săn trầm” này cũng là “chợ trầm” lớn nhất ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng với
những lái trầm “tên tuổi”. Chính lái trầm B.Đ. ở Phú Hương đã được đồng nghiệp ở Ba Tơ mời vào dự
chợ không chỉ vì sự cả vốn mà chính là ở “năng lực thẩm định” của ông để xem lượng trầm mà người
làng Tốt có được có phải là kỳ hay không, giá cả ra sao.
Lượng kỳ ngất ngưởng mà bốn điệu ở làng Mỹ Hảo được hồi tháng 3-2005 phần lớn cũng được các lái
trầm ở Phú Hương mua. Chị H. - vợ một điệu Phú Hương - kể trong nước mắt: “Chồng tui mơ được
đổi đời, mơ có nhà lầu nên ra đi. Đổi đời không thấy, nhà lầu cũng không thấy, ổng cứ nói là đợi ngày
mai vận hên sẽ đến. Ông đi miết, không có ngày về, để lại vợ con côi cút, cha mẹ không ai lo”.
HUỲNH VĂN MỸ
________________________________________
Không thấy kỳ nam, chỉ có rừng thâm u và những cơn sốt rét. Những người vợ, người mẹ ở quê trông
ngóng nhưng họ không trở về, bỏ mạng giữa rừng sâu. Ngày về của nhiều người chỉ là thân xác tiều
tụy, một đời săn tìm kỳ nam song chỉ có mái lều tranh.
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

Nước mắt kỳ Nam (Kỳ 3): Nỗi đau còn lại


Những ngôi nhà tầng của nhiều lái trầm mọc lên ngất ngưởng, họ trở
thành những đại gia trên mối lợi có được từ những người săn trầm kỳ
chịu vô vàn khổ nhọc. Chỉ một vài người săn kỳ nam may mắn “trúng
số”, còn lại là bao nhiêu người đổ mồ hôi, nước mắt và máu xuống
rừng sâu, thậm chí sự sống của họ đã khép lại trong tận cùng đau đớn
giữa đại ngàn.
Bỏ thân giữa rừng
Bà Nguyễn Thị Diên vừa thương đứa
Trong ngôi nhà cấp bốn tuềnh toàng được nâng cao nền để chống lũ ở
con săn trầm kỳ mất xác giữa rừng,
làng Phú Hương (xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), bà mẹ vừa thương đứa con còn lại trầy trật
76 tuổi Nguyễn Thị Diên ràn rụa nước mắt khi kể lại cái chết của đứa khó nghèo với “nghiệp” trầm kỳ
con theo “nghề” trầm kỳ, cũng như nỗi khó nghèo của đứa con còn lại Ảnh: H.V.Mỹ
cũng với “nghiệp” trầm kỳ. Vừa mới hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở
về, con trai bà - anh Ngô Văn Tiến - đã cùng những người quen lên rừng săn trầm. Sau chuyến thứ
nhất trắng tay, Tiến đi tiếp chuyến thứ nhì. Tiến cùng một người bạn trong bầu bị lạc giữa rừng sâu,
càng cố định hướng về trại càng dấn sâu vào rừng dại. Sau bốn ngày dìu nhau đi trong đói khát, mệt lả,
cuối cùng bi kịch xảy ra. Kiệt sức, Tiến thều thào khuyên bạn: “Tui độc thân, còn anh có vợ con. Anh
23
đừng bịn rịn, hãy để tui ở lại. Anh ráng tìm anh em, tìm đường về trại”. Cả hai ôm nhau khóc rồi chia
tay nhau, Tiến vĩnh viễn nằm lại rừng sâu, mọi nỗ lực tìm kiếm của gia đình sau đó đều trở thành vô
vọng giữa đại ngàn Trường Sơn.
Ông Trần Đình Nhi ở thôn Đông Lâm kề bên cũng rơi nhiều nước mắt cho đứa con chết vì theo đuổi
“nghiệp” trầm kỳ. Khó nghèo, ba cha con ông cùng theo người trong làng lên rừng tìm trầm kỳ kiếm
áo cơm và hi vọng đổi đời. Trong một chuyến lên rừng, ba cha con ông phải bơi qua sông Rô - con
sông lớn ở huyện Phước Sơn. Ông và con trai đầu là Hạnh ráng vượt qua được xoáy nước, nhưng đứa
con thứ là Phúc thì bị xoáy nước nhận chìm. “Tội nghiệp, nó cố đi cùng với tui và anh nó chỉ mong
kiếm được để làm cái nhà”, ông Nhi nhắc lại, nước mắt đọng trên khóe mắt. Vậy mà cả mái nhà của
ông và của Hạnh đến nay vẫn là mái nhà tạm dù Hạnh vẫn còn lên rừng làm điệu.
Ở làng Hà Nha (xã Đại Đồng, kề bên xã Đại Quang), bà Nguyễn Thị Đa còm cõi với tuổi 80 vẫn đêm
ngày hi vọng đứa con trai đã bị dòng nước hiểm của con sông Thanh ở huyện Nam Giang cuốn trôi
mấy năm trước sẽ trở về. “Tội nghiệp, nó với thằng Lân đều khó khổ, đều đi tìm trầm tìm kỳ mà chết
trôi chết nổi”, bà mẹ khổ đau nhắc lại. Thì ra không chỉ một mình con bà - anh Hồ Mè - bị nước sông
Thanh cuộn chìm, mà còn có cả người bà con cùng xóm là anh Hồ Ngọc Lân. Mè để lại mẹ già khó
khổ, còn anh Lân chia tay vợ và ba con (trong đó có đứa còn nằm trong bụng mẹ) cũng trong cảnh túng
nghèo. “Nhớ ảnh, thương con, tui đặt tên cho thằng út là Côi, Hồ Tấn Côi”, chị Trần Thị Bảy nói. Ở
Đại Đồng, làng Vĩnh Phước cũng có hai người chết trên đường tìm trầm kỳ: ông Nguyễn Xoa bị nước
sông nguồn cuộn chết, còn ông Võ Nhẫn bị cây đè.
Ăn của rừng rưng rưng nước mắt
“Theo trầm kỳ vừa kiếm cơm vừa kiếm cơ hội thoát nghèo, may nữa
là giàu lên. Nhưng khó quá. Nói thiệt, ngoài một số chuyến “chạy
gió” - làm không ra, còn lại chuyến nào cũng kiếm ra trầm kỳ nhưng
không nhiều, chỉ chạy ngày công. Trầm vụn, lái mua rẻ mấy cũng
đành bán, làm răng khá tiền được”, ông Trương Lợi ở Phú Hương
nói như phân trần cho nỗi khó nghèo của mình. 56 tuổi, theo trầm
hương hơn 25 năm, hết gió sanh đến gió rục nhưng ông vẫn ở mái
nhà tạm, phên vách lỗ chỗ. Ông nói hơn 25 năm bám riết núi rừng, Một đời săn kỳ, vợ con anh Trương
vậy mà chưa lúc nào kiếm được 3-4 triệu đồng một chuyến. Cũng tình Tám mãi ra vào trong túp lều như
cảnh như ông Lợi, nhìn mái nhà tạm bợ, hay đúng hơn là túp lều nát thế này - Ảnh: H.V.Mỹ
trông mặt ra đường, ít ai nghĩ anh Trương Tám là điệu nếu chỉ nghe
đồn toàn những chuyện trúng tiền triệu tiền tỉ của người săn trầm kỳ. 41 tuổi đời với 25 năm lùng sục
núi rừng, với anh Tám là một con số không. “Tui với ông Lợi cứ luôn mong khá lên, đổ hết sức lực
vào. Chừ thì...”, anh bỏ lửng câu nói nhưng nước mắt cứ ứa ra. Cuối năm ngoái, trong lúc chuẩn bị
lên rừng Khánh Sơn (Khánh Hòa), anh đã bị xe tông gãy chân, phải đưa nẹp sắt vào. “Bây chừ thì tui
hết mơ tưởng rồi, tui sẽ cố tìm việc chi để làm cùng bà xã nuôi con”, anh Tám nói như lời tạ tội với
người vợ quanh năm suốt tháng bán bắp nấu nuôi hai đứa con dại và mẹ anh đã 82 tuổi, trong khi anh
cứ biền biệt đi săn kỳ.
24
Như bi kịch nối dài, hầu hết những người săn trầm không gặp vận đều Dốc Minh Mẫn
có sức khỏe sa sút. “Không tiền lấy chi bồi bổ”, nhiều điệu thật lòng.
Người săn trầm kỳ vùng
Những cơn sốt rét rừng dai dẳng mà không người săn trầm nào không
Quảng Nam thường kể câu
mắc phải đã làm họ suy nhược lâu dài. Khi may mắn trở về nhà, những
chuyện xảy ra thời săn trầm
gì họ mang về không phải là kỳ mà là “cái tủ lạnh” - bệnh sốt rét, hành
sanh. Hai anh em ruột Minh
hạ chính họ và vợ con. Nhiều điệu đã chết đi sống lại giữa rừng và có
và Mẫn (người Phú Khánh
người đã nằm lại mãi giữa rừng vì sốt rét. Anh Lê Văn Lựu kể anh đã
cũ) trên đường săn trầm ở
một mình nằm bên một “mả trầm” ở rừng Làng Lách (Phước Sơn) suốt
rừng Phước Sơn, đều chết tại
một ngày hai đêm vì cơn sốt rét ập đến. Nhưng may rồi anh gượng
một con dốc dựng. Chút hạnh
được, gặp bạn, nối lại chuyến đi. Còn “mả trầm” đó là nấm mộ của
phúc cuối cùng có được của
anh Dễ - một điệu nghe nói quê đâu tận Phú Khánh (Khánh Hòa - Phú
hai anh em là ôm nhau chết.
Yên) bị sốt rét chết.
Mối kiến, bọ rừng ăn xác và
Săn kỳ còn khổ cực biết mấy vì thường bị các ngành chức năng bắt bớ, đùn đất lên. Người săn trầm
lúc đi bị thu đồ, lúc về bị lấy hàng (trầm kỳ). Họ cũng thường bị cư dân về sau bắt gặp, biết là Minh -
Trường Sơn gây khó dễ đủ điều, nhiều khi phải bỏ của chạy lấy người. Mẫn đã nằm lại đây, họ đặt
Trầm kỳ nhiều cũng khiến nhiều tội ác ghê rợn xảy ra chốn núi rừng, tên là dốc Minh Mẫn. Và tên
mà những vụ tranh đoạt, cướp giật với những án mạng mờ ám đã đem dốc Minh Mẫn được giới săn
đến cho người săn kỳ nỗi âu lo, sợ hãi thường xuyên. Còn sợ những loài trầm kỳ thường nhắc đến khi
rắn độc ẩn núp dưới đe mục. Và thú dữ. Anh Lựu kể: “Một sớm, tui với đi qua con dốc oan nghiệt
bạn bầu chia nhau đi tìm đe. Đang đi bỗng mây mù sà xuống như khói này.
đặc cản mắt nhìn, cách 3m cũng không nhìn thấy. Bỗng tui nghe phía
sau sạt sạt bước chân. Tưởng là bạn bầu, tui lên tiếng hỏi nhưng vẫn thấy im lặng. Tui bước tiếp, lại
nghe như lần trước và tui lại hỏi tiếp. Vẫn im lặng, nghi, tui dừng lại, dùng rựa gõ mạnh vào cái cúp rồi
la to lên. Bỗng một tiếng gầm khủng khiếp rền đến mức làm tui ngã xuống, tui mới biết là cọp. Bạn
bầu tui ở một bên nghe cũng liền đánh đồ sắt và hét vang lên để cầu cho cọp sợ bỏ đi. May là mù nên
con cọp không trông thấy mình chứ không thì...”. Săn kỳ thường chỉ mỗi bầu hai người, anh Yên ở
Đông Lâm kể anh cùng một bạn bầu sợ đến khiếp khi bị cọp rình ngoài trại, gầm gừ mãi, đánh xoong
nồi, quăng lửa ra dọa vẫn không đi, cuối cùng hai anh nghĩ cách búng dầu hỏa phun vào đuốc để ngọn
đuốc bùng lên con cọp mới sợ bỏ đi. Cuối năm ngoái, anh Quang ở làng Hà Nha đã bị gấu tát đến bể
xương hàm, phải vào bệnh viện ở Đắc Lắc. May là anh giả chết nằm im con gấu mới bỏ đi thay vì móc
mắt người như loài gấu vẫn thường làm.
Làm sao kể hết những gian nan của người đi tìm trầm kỳ. Có lẽ trong câu nói xa xưa “ngậm ngải tìm
trầm” đã ngầm nói có mồ hôi, nước mắt, máu xương của người đi tìm của báu chốn sơn lâm. Ăn của
rừng rưng rưng nước mắt.
HUỲNH VĂN MỸ
“Đội quân” săn kỳ đã tàn phá rừng không thương tiếc. Những cây rừng bị chặt tan hoang, những khu
rừng bị đào bới để lại những loang lổ giữa đại ngàn. Vì giấc mơ đổi đời xa xăm nào đó, người ta đã
đối xử tệ với rừng.
25
Nước mắt kỳ Nam (Kỳ 4): Rừng xanh gục mặt
Hàng triệu nhát rìu chém xuống, những thân gió gục ngã khắp mặt
rừng bị băm nát do những người săn tìm trầm kỳ. Những cội gió trăm
năm nhọc nhằn sinh trưởng đã bị xóa khỏi mặt rừng chỉ một thời gian
ngắn. Những cây gió tơ thưa thớt chưa đủ nhú lên cũng bị chặt để tìm
lấy trầm kỳ. Rừng thiêng đang vĩnh biệt trầm hương.
Đào quật tan hoang
Rất nhiều người săn trầm đã lùng sục lại cả một vùng rừng rộng lớn
Xem mua gốc, thân gió rừng tại nhà
nơi ông Phạm Văn Sắc ở làng Tốt, xã Ba Lế (Ba Tơ, Quảng Ngãi)
một điệu ở Bình Sơn, Hiệp Đức
“nhặt” được khối kỳ nam hồi năm ngoái để tìm cho ra đe (gốc) của (Quảng Nam) - Ảnh: H.V.Mỹ
cây gió đã sản sinh khối kỳ đó. Điệu Trà ở Phú Hương (Đại Lộc,
Quảng Nam) kể chỉ dăm bảy hôm sau ngày ông Sắc được kỳ nam, cả một vùng rừng ngót ngàn mét
vuông đã bị đào xới nát như tương.
Nhiều điệu kể rằng có rất nhiều đe gió được “chăm sóc” kỹ với mức đào rộng chừng ngàn mét vuông
là chuyện thường. “Rễ gió ăn rất xa, nhiều cây gió to rễ đi xa đến năm bảy chục mét. Trầm kỳ kết ở rễ
cũng lạ lắm, nhiều khi ở tận mút rễ. Bởi vậy, đã gặp đe là phải đào “đến bến” mình mới an tâm”, một
điệu ở Phú Hương nói.
Những đe gió khó đào, tốn nhiều công theo họ là do nằm ở rừng rậm, muốn đào theo rễ gió phải đốn
hạ những cây đứng kề đó. Không chỉ đào rộng mà còn phải đào sâu vì những cây gió lớn nên gốc rễ ăn
khá sâu. “Người các nơi thấy tụi tui đào đe ai cũng “kính nể”. Họ nói ngoài dân làm trầm rục tụi tui ra
không ai có thể làm được thế này”, điệu Mạnh ở Đại Lộc kể lại với vẻ
tự hào song thật chua chát.
Vậy là cây gió vừa bị đốn hạ đến mức gần như bị hủy diệt hoàn toàn
trên mặt rừng, nay lại bị quật đe đào rễ để tìm trầm kỳ như là để xóa
hẳn mọi tàn tích còn lại của chúng. Những cây gió có đe mục hầu hết
là những cây gió lớn, còn những cây gió choai, gió tơ cũng như
những cây chưa già lắm sau khi bị đốn hạ vẫn có thể tái sinh, mọc lại
mầm chồi và to lớn dần.
Những cây gió tơ non, bé bỏng bị “giết hại” thời săn trầm có một số Một hố đào gốc gió rục ở rừng Tiên
là do chính tay người săn trầm với chủ ý “làm sạch cây gió để sau con Phước (Quảng Nam) - Ảnh: H.V.Mỹ
cháu mình khỏi đi săn trầm, khỏi lặp lại nỗi khổ săn trầm của mình”
theo kiểu “giận cá chém thớt” vì luôn phải “chạy gió” - tìm mãi vẫn không gặp trầm kỳ.
Cũng như những loại cây tái sinh khác, cây gió tái sinh rất chóng lớn. Và đây chính là mục tiêu lý
tưởng của người săn trầm rục (trầm lấy từ cây gió đã bị rục), vì theo họ vết thương cây gió trải qua
chính là cơ hội để gốc rễ kết trầm.

26
Người săn trầm kỳ đã không bỏ qua phần thân của cây gió tái sinh bởi có điệu nào khi đốn hạ cây gió
xuống cũng mổ xẻ thân gió ra để kiếm trầm. Và cũng những cây gió con vừa mới lớn cũng như những
cây gió họa hoằn còn bị “lọt sổ” trong mùa hủy diệt “hồng thủy” tìm trầm trước đây, nay cũng bị người
săn trầm rục “ưu tiên” tìm kỳ nam.
Cây gió hết bị đốn chặt lại bị quật gốc đào rễ, rừng thêm những vết thương. Ở nhiều khu rừng tại
Quảng Nam, Quảng Ngãi..., không chỉ mặt rừng bị đào bới mà còn bị tổn thất bởi những cây cối đứng
chung quanh đe gió cũng bị đốn ngã.
Từ dăm ba chục đến dăm ba trăm, đến một ngàn mét vuông mặt rừng bị đào quật để sàng lọc nhặt
nhạnh không bỏ sót một phiến trầm kỳ vụn nào. Vết thương của rừng mùa săn trầm rục nhức nhối, cây
cối gãy đổ theo cây gió bị đốn hạ trong mùa săn trầm sanh (trầm lấy từ cây gió còn sống) có thể tái
sinh chồi mầm nhanh chóng, nhưng cây cối bị đào quật theo đe gió thì không thể. Chỉ có chờ đất mọc
lên cây mới từ những hạt giống rơi rớt hoặc những loại dây leo, lau lách...
Cuộc săn tìm hủy diệt
Ngoài những đội quân săn trầm rục “viễn chinh” và địa phương, giờ đây nhiều
cánh rừng lại xao xác bởi những toán săn trầm sanh mới xuất hiện. Sau nạn săn
trầm sanh hủy diệt cây gió, vẫn còn lại một số rất ít sống sót. Đó là những cây
gió còn rất nhỏ bé mới lớn lên.
Ngay sau những mùa săn trầm sanh trước đây kết thúc, việc trồng gió được
nghĩ đến, một số cư dân vùng cận sơn đã đổ lên rừng tìm nhổ những cây gió
con về trồng, cơ may còn nối lại giống cây gió nơi xứ sở của mình. Vậy mà
nay...
Thấy săn trầm kỳ không dễ “trúng mánh”, có khi lại “mất ba lô” - lỗ vốn - một số điệu trầm rục đã
chuyển sang săn trầm sanh từ những cây gió mới lớn. “Tôi bỏ trầm rục đã vài năm nay. Thôi, chừ mình
chỉ gỡ mót trầm sanh ở rừng Trà My, Phước Sơn...”, điệu Ngô Anh ở Đại Lộc nói.
Những điệu trầm rục “viễn chinh” cho biết ở những vùng rừng đến săn lùng, họ đã gặp những toán săn
trầm sanh là người địa phương. Những người săn trầm này chính là những điệu thời trước, do không
rành nghề săn trầm rục nên đã hướng đến cây gió còn sót lại ở rừng của địa phương mình.
Cuộc săn vét gió sanh ở thế hệ gió cuối cùng đã diễn ra. Giá trầm kỳ lên cao một phần do sự giao lưu
mặt hàng này đã khá thông với bên ngoài, thúc đẩy người săn trầm ra sức săn lùng. Cũng như những
lái trầm đã tổ chức mạng lưới săn lùng kỳ nam với những đội quân riêng để nắm ưu thế trong việc thu
mua, có một số lái trầm đã chi vốn, tạm ứng tiền sắm chuyến cho một số điệu lên rừng săn vét trầm
sanh, chịu thu mua cả đến phần trầm loại bét nhất, thậm chí cả đến phần giác xông (phần thân gió có
màu vàng rất nhạt, đùng để đốt thay nhang hoặc chế biến nhang).
Ông Nguyễn Thanh - một cư dân người Kor ở rừng Bồng Miêu (Quảng Nam) - kể chuyện những toán
săn trầm đã chặt hạ những cây gió tơ ở khu rừng làng Trà Ven của ông: “Mấy cây gió non mới bằng
cái bắp chân mà họ cũng không tha. Gió rừng còn lại thì coi như giao cho họ rồi, chỉ ngặt họ lẻn xuống
27
vườn mình chặt hết mấy cây gió trồng. Nước này thì gió chết hết”. Nỗi lo của ông Thanh cũng là của
những cư dân vùng cận sơn và cả vùng cao trước những toán săn trầm đang lùng sục những cây gió
rừng còn sống sót.
Những đội quân săn trầm rục, săn trầm sanh từ thế hệ gió cuối cùng đang tăng lên. Những cung rừng
đang bị lùng sục “cú chót” này như oằn nặng nỗi đau. Bao vết thương, bao nỗi đau rừng đã trải, có lẽ
với trầm hương là nỗi đau lớn nhất bởi đây là loại cây quí làm vinh danh rừng thiêng bị vĩnh viễn xóa
khỏi mặt rừng trong những “cơn sốt” kỳ nam lần này.

Ông Hồ Xoa (81 tuổi) kể lại chuyện săn trầm kỳ thời trước: “Hồi tui 18 tuổi, theo lớp cha anh làng Phú
Hương ra săn trầm ở rừng Quảng Trị, Thừa Thiên, chỉ tìm trầm ở những cây gió rục nằm trên mặt đất.
Còn ở cây gió sanh thì chỉ đốn hạ những cây nào mình đoán chắc là có trầm trong đó. Thời đó người
tìm trầm rất kỵ chuyện đốn cây gió tràn lan để tìm trầm”.
Còn những điệu vùng Khánh Hòa thì kể người săn trầm ở vùng này thời trước bên cạnh việc săn trầm
giống như ông Xoa kể còn biết cách “nuôi trầm”. Họ chuyên đục khoét vào thân cây gió ra để chờ
ngày chúng tạo nên trầm rồi đến lấy.
Và khi lấy trầm, nhờ thân gió khá lớn, họ chỉ men theo dấu khoét lấy phần trầm để sau đó lại còn có
thể lấy thêm trầm lần nữa nếu có thể được. Bởi vậy nghề làm điệu ở đây như là nghề cha truyền con
nối. Còn bây giờ, tất tần tật đều bị đốn hạ trong “cơn sốt” kỳ nam.

HUỲNH VĂN MỸ
“Nghề” săn trầm kỳ sẽ còn kéo dài được bao lâu nữa khi những cuộc bới đào đã làm tan hoang những
khu rừng? Những giấc mơ đổi đời nhờ kỳ nam liệu có còn khi ăn của rừng rưng rưng nước mắt?
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

Nước mắt kỳ Nam (Kỳ cuối): Hết rồi trầm hương


Thứ năm, 15 Tháng ba 2007, 06:04 GMT+7
Không mấy người săn trầm kỳ nắm được trên tay khoản tiền từ trầm
hương loại cao, lại càng quá hiếm hoi đối với kỳ nam. Chỉ có trầm
hạng thấp, cũng với số lượng rất ít ỏi. Là bởi trầm hương trên rừng
đã hết, điều mà cuối cùng người săn trầm nào cũng phải nhận ra như
một thức tỉnh, dù muộn màng.
Anh Trương Tám (Đại Lộc, Quảng Nam) bây giờ ở nhà dưỡng bệnh chăm sóc con
sau khi bị gãy chân lúc đi rừng - Ảnh: H.V.Mỹ

Chỉ là mơ tưởng
Trong túp lều trống hoác, gió chiều từ mặt sông Vu Gia thổi vào se lạnh, bà mẹ 80 tuổi Huỳnh Thị
Khái (làng Phú Hương, Đại Lộc, Quảng Nam) hết nhìn người con trai 41 tuổi đang ôm đôi chân đau
rồi nhìn hai đứa cháu nhỏ, buồn bã: “Phải chi nó biết nghe lời tui với vợ nó, nghỉ làm trầm kỳ sớm thì
28
có mô mà khổ nghèo miết như ri”. Chỉ vì muốn thoát nhanh khó nghèo, muốn được đổi đời từ giấc mơ
“trúng mánh” trầm kỳ, con trai bà - anh Trương Tám - đã lên rừng tìm trầm kỳ từ khi 17 tuổi. “Tui đi
hết rừng gần rừng xa, ăn rừng nằm núi năm này đến năm nọ, tính ra đã 25 năm săn trầm kỳ. Rứa mà
không khi mô được chút trầm hạng 2 hạng 3 chứ nói chi là kỳ nam. Hồi đầu mùa đã không dễ tìm,
huống chi chừ là lúc săn vét, săn mò”, anh Tám nói với vẻ ân hận, tay vân vê chỗ chân đau do bị gãy
khi anh vào rừng Khánh Hòa săn trầm kỳ cuối năm ngoái.
Cũng ở làng Phú Hương, điệu già Trương Lợi buồn bã nhận ra giấc mơ mình ôm ấp bao nhiêu năm nay
là hão huyền. 56 tuổi, cật lực cuốc cày, lại cật lực với những chuyến săn trầm kỳ ròng rã 26 năm, vậy
mà nay ông vẫn ở mái nhà tạm với nền đất mái tôn phên ván trống tuênh. Ông nói: “Mình tỉnh ra thì
muộn mất. Đã sắp già rồi, không biết làm răng để xóa được mái nhà tạm đây. Cũng tại mình, trầm đã
cạn từ lâu, còn kỳ nam thì như tìm kim dưới nước. Ai đời đi săn kỳ nam mà hễ cứ giữa chuyến thì lại
mong chỉ kiếm đủ tiền về mua phân hóa học vãi ruộng”.
Cũng trong nỗi buồn của người nghèo khổ, anh Nguyễn Xuân Bình ở làng Song Bình (xã Đại Quang)
lại trách mình sao không sớm dứt ra “nghề”, nhất là chuyện mơ tưởng kỳ nam khó còn hơn trúng độc
đắc trăm lần. Ba anh kể: “Nghe con nó nói bỏ nghề trầm kỳ, tui mừng lắm. Nói thiệt, tui ốm o cũng vì
con. Hăm mấy năm nó đi rừng tui ngày mô cũng ngó chừng ra ngõ. Chuyến mô nó về cũng không ra
chi, nhưng thấy nó trở về bình an vô sự là tui mừng”.
Làm giàu cho lái
Những ngôi nhà lầu khang trang, đường bệ của các lái trầm ở Phú Hương, Mỹ Hảo (Quảng Nam) đều
kín cổng cao tường. Ngoài các điệu, khó ai có thể tiếp cận được. Theo lời các điệu, trong mùa trầm rục,
nhất là mấy năm lại đây, lượng trầm họ bán ra cho lái cứ giảm dần, hầu hết là hàng gót - trầm vụn loại
thấp. Theo họ, không kể kỳ nam - chỉ năm khi mười họa mới có một người trúng - trầm hương loại 3
loại 4 nay họ cũng rất ít khi săn được, còn loại 1 loại 2 thì rất hiếm khi gặp.
“Nói thiệt, biết là không dễ gặp trầm nhưng mình cứ mong gặp may nên không dứt ra khỏi được. Khổ
quá mà, cứ hi vọng có bát cơm đầy. Nhưng chừ thì mình thấy rõ là trầm kỳ kể như đã hết rồi nên mới
bỏ được chuyện đi theo mãi trầm kỳ”, điệu già Lê Văn Lựu chân tình. Cũng theo những người săn trầm
cuối mùa này, sở dĩ núi rừng còn níu thêm chân họ là bởi giá trầm kỳ cứ lên dần. “Không biết đó có
phải là cách mà các lái làm cho điệu thấy ham mà không bỏ “nghề” được sớm không. Chứ cái giá trầm
kỳ nghĩ lại thấy nó trời ơi quá”, lời của nhiều người săn trầm.
Anh Trương Hùng ở Phú Hương nói: “Giá trầm kỳ trước đó rẻ quá nên mỗi khi nghe lái hô giá cao hơn
lần trước chừng ít triệu đồng là mình mừng quýnh rồi. Mà không bán cho họ thì bán cho ai, đã mang
tiếng là có kỳ mà để lâu trong nhà thì sợ lắm”. Anh kể cũng với lượng kỳ 3 lạng hai điệu ở Phú Hương
săn được, trước sau chỉ có hơn nửa tháng hồi cuối năm 2001, nhưng điệu trước thì bán được chỉ 90
triệu đồng, còn điệu sau thì được 156 triệu. Kỳ nam đã lên giá như thế, vậy mà theo lời kể lại của
người làng Mỹ Hảo (Đại Phong, Đại Lộc), nhóm điệu bốn người trúng lớn kỳ ở đây vào tháng 3-2005
đã bán kỳ của họ với giá 250 triệu đồng/kg. Có lẽ với lượng kỳ quá lớn như vậy, nắm được “điểm yếu”
quá mừng và quá lo của người dân nghèo túng khó nên lái trầm đã mua với giá rẻ như thế.

29
“Người săn trầm kỳ luôn bị lái ăn phân nửa, có khi còn nhiều hơn”, không chỉ giới điệu, nhiều người
biết việc cũng nói thế. Có lẽ những người trúng kỳ trước đó sẽ không biết mình đã bán rẻ - cũng có
nghĩa là đã mất đi một số lớn tiền - nếu thông tin về giá kỳ nam không được đưa ra trong vụ trúng kỳ ở
làng Tốt của huyện Ba Tơ tháng 9-2006.
Nhưng tại “chợ trầm” làng Tốt, ngoài mức giá ở thời điểm cạnh tranh (600-700 triệu đồng/kg), đi thêm
vào bên trong lại là cả một xót xa cho người được kỳ. Ngoài giá cả lúc đầu: một gùi nặng kỳ chỉ 47
triệu đồng, như một số lái trầm ở Ba Tơ kể lại những lái trầm “thắng cuộc” này đã dùng nhiều thủ thuật
để “biến” giá 600-700 triệu đồng/kg trở thành phân nửa hoặc ít hơn mà những người bán không nhận
ra hoặc chỉ nhận ra khi không thể làm gì để lấy lại được!
Lời tạ rừng thiêng
Sau cuộc săn lùng “tổng tảo thanh” trầm kéo dài hơn mươi lăm năm
trước đây, đến nay một số nơi lại “lên sốt” kỳ nam, liệu những cuộc đi
về phía rừng sẽ còn kéo dài bao lâu nữa? Những người trong đội quân
săn trầm rục “viễn chinh” chuyên nghiệp của Phú Hương mười người
như một đều cho rằng họ cũng như những “đồng nghiệp” của họ ở các
nơi (tuy không nhiều) đã lùng sục hơn mấy năm nay, những “địa chỉ”
rừng có đe (gốc) gió đã gần như bị họ giẫm nát hết. Những gốc, thân cây gió tái sinh còn
sót lại trên rừng được điệu mang về
“Chừ thì chỉ có đi săn để “chạy ngày công” cho mình lúc rảnh, còn lại nhà ở làng An Tráng (Hiệp Đức,
chút ít là cầu may thôi”, anh Nguyễn Trà ở Phú Hương nói. Trăm cây Quảng Nam), nhưng không lái nào
gió trên rừng chưa đến mươi cây có trầm, trong đó trầm loại cao hạng đến hỏi mua - Ảnh: H.V.Mỹ
1-2 chiếm tỉ lệ rất thấp, so với các loại trầm thấp hạng từ loại 3-4 đến
loại xô 5-6. Còn kỳ nam càng khan hiếm hơn, chiếm tỉ lệ 1/1.000 của trầm hương, thậm chí còn thấp
hơn nữa.
Trầm hương VN được các đối tác nước ngoài ưu tiên thu mua vì tính ưu việt của chúng trong bối cảnh
trầm hương khan hiếm như hiện nay chính là trầm hương thiên nhiên (chứ không phải nhân tạo), hạng
cao ít nhất là từ loại 3 trở lên. Nhưng cây gió rừng đã bị xóa sổ từ lâu bởi cuộc săn lùng mang tính
“tổng tảo thanh” mà chính những người săn trầm cũng phải giật mình: “không ngờ mình lại thanh toán
cây gió nhanh đến thế!”.
Phải trải hàng trăm năm sinh trưởng trên những vùng rừng qua sự chọn lọc của thiên nhiên, cây gió
mới kết trầm tụ kỳ như là sự hội tụ tinh khí kỳ diệu. Những người săn trầm kỳ kể thời trước không điệu
nào dám lấy hổ kỳ vì kiêng cữ, bởi loại kỳ đặc biệt nhất trong các loại kỳ nam là có sớ (thớ) gỗ ngang
này được kết tụ từ cây gió luôn có một con hổ ngồi canh giữ. Vẫn biết đó chỉ là truyền thuyết, nhưng
rõ ràng với cây trầm hương - tức cây gió - đại ngàn như càng thêm cao cả thâm nghiêm, cũng như loài
hổ làm ngàn xanh thêm được uy linh. Nhưng chỉ nói ở giá trị đa dạng sinh học, về sự cân bằng sinh
thái, cây gió có vai trò nhất định với rừng và con người cùng những chủng loài ở đó. Vậy mà... Trong
tóc tang chung của những đại ngàn ngày càng bị thu hẹp, càng bị đẩy lùi về phía mặt trời lặn, lại mất đi
trầm hương ngàn năm tồn tại chỉ trong vài mùa săn ngắn ngủi.

30
Cây gió may mắn được cứu sinh khi được di thực về trồng ở nhiều vườn nhà ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi... Nhưng cây gió ở rừng thì không còn. Sự nỗ lực của nhiều vườn nhà trong việc tạo trầm cho cây
gió trồng chỉ là những kết quả cỏn con so với thiên nhiên vĩ đại. Cây gió rừng bị hủy diệt, đe gốc bị
đào sục, trầm hương chỉ còn là sự mót chát đau lòng. Đã thấy giấc mơ đổi đời từ trầm kỳ cuối mùa
càng nỗ lực càng xa vời, càng đi càng không được.
Anh Nguyễn Xuân Bình kể: “Nhiều khi nhìn lại chỗ đe gió được đào xới chính mình cũng giật mình.
Muốn có cơ may trúng kỳ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt đào bới, tìm kiếm, nhưng hậu quả thì ghê gớm
quá. Cũng tại nghèo”. Một điệu đã giải nghệ ở Mỹ Hảo nói rằng anh thôi không đi săn trầm kỳ nữa vì
lợi thì không thấy, chỉ thấy hại. Giải nghệ cũng là để cứu mình thoát khỏi ảo vọng, để tạ tội với rừng
thiêng.
HUỲNH VĂN MỸ
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

(còn nữa)

31

You might also like