« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn và tạo chế phẩm ứng dụng cho phân hủy nhanh rơm rạ làm phân bón hữu cơ


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn và tạo chế phẩm ứng dụng cho phân hủy nhanh rơm rạ làm phân bón hữu cơ Tác giả luận văn:.Nguyễn Văn Sơn Khóa: 2014 B.
- KT Người hướng dẫn: TS Lê Văn Tri – Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học.
- Nguyễn Liêu Ba – Viện CNSH - CNTP Từ khóa (Keyword): xạ khuẩn, rơm rạ, chế phẩm sinh học, phân hủy rơm rạ, phân bón hữu cơ.
- Hiện nay trong sản xuất lúa gạo lượng phụ phẩm rơm rạ thường được người nông dân đốt ngay tại đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, sức khỏe con người, làm mất đi vĩnh viễn nhiều nguyên tố quan trọng mà cây trồng đã lấy đi từ đất, đặc biệt là cacbon.
- Với lượng rơm rạ lớn cần thiết phải có hướng xử lý thích hợp để vừa tránh gây ô nhiễm môi trường, vừa đem lại lợi ích kinh tế.
- Trong nhiều biện pháp xử lý đã được áp dụng thì xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ bằng các chế phẩm sinh học là một biện pháp có nhiều ưu điểm hơn cả.
- Trong các loại vi sinh vật thì xạ khuẩn có những ưu điểm như: ít độc, có thể sản sinh ra chất ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh khác, dễ tiến hành theo kiểu lên men rắn theo kiểu ủ đống.
- Tuy nhiên xạ khuẩn lại ít được nghiên cứu nhất và cần phải có những nghiên cứu tiếp theo để có kết quả toàn diện hơn.
- Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn và tạo chế phẩm ứng dụng cho phân hủy nhanh rơm rạ làm phân bón hữu cơ” b.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Nghiên cứu, tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn có hoạt tính xenlulaza, CMC-aza, xylan-aza, từ đó tạo ra loại chế phẩm sinh học có tác dụng phân hủy rơm rạ làm phân bón, quy trình xử lý đơn giản.
- Các chủng xạ khuẩn trong tuyển tập bộ giống xạ khuẩn của Công ty cổ phần công nghệ sinh học.
- Các chủng được sử dụng trong luận văn này được ký hiệu giữ nguyên theo mẫu ký hiệu của phòng thí nghiệm vi sinh – Công ty Cổ phần công nghệ sinh học: XK1, XK5, XK12, XK14, XK17, XK18, XK25, XK27, XK29, XK34, XK37, XK46.
- Rơm rạ được thu gom tại Hà Nội + Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng các vật liệu sẵn có, các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm vi sinh Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có hoạt tính xenlulaza, CMC-aza, xylan-aza từ bộ sưu tập xạ khuẩn của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh hóa của các chủng xạ khuẩn tuyển chọn.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên sinh trưởng và sinh tổng hợp enzyme CMCaza và xylanaza của các chủng xạ khuẩn tuyển chọn.
- Tạo và thử nghiệm khả năng phân hủy rơm rạ của chế phẩm từ các chủng xạ khuẩn tuyển chọn ở quy mô phòng thí nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu vi sinh: phương pháp lấy mẫu, phương pháp bảo quản, giữ giống, phương pháp phân loại (quan sát đặc điểm nuôi cấy, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh lý sinh hóa), xác định tính đối kháng, xác định sinh khối tế bào, xác định hoạt tính enzym theo phương pháp đục lỗ thạch trên môi trường CMC, xylan…, phương pháp sinh học phân tử.
- Sản xuất thử nghiệm chế phẩm theo quy trình sản xuất chế phẩm của công ty Cổ phần Công nghệ sinh học.
- Kết luận - Đã tuyển chọn được 02 chủng xạ khuẩn (XK17 và XK37) có hoạt tính xenlulaza, CMCaza và xylanaza từ bộ sưu tập xạ khuẩn của công ty Cổ phần Công nghệ sinh học.
- Đồng thời đã xác định các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa và định danh tên loài của 02 chủng xạ khuẩn tuyển chọn: Chủng XK17 là loài: Streptomyces tendae.
- Trong môi trường Gause 1 có bổ sung nguồn cacbon là tinh bột, nguồn nitơ là pepton, nhiệt độ: 400C, pH: 7, sau 96h lên men cả 2 chủng xạ khuẩn đã tuyển chọn thể hiện khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp enzyme CMCaza và xylanaza tốt nhất.
- Đã sản xuất, thử nghiệm và đánh giá khả năng phân hủy rơm rạ của chế phẩm sản xuất từ 2 chủng xạ khuẩn tuyển chọn.
- Theo đó, rơm được bổ sung chế phẩm có khả năng phân hủy nhanh hơn so với không bổ sung chế phẩm trong cùng 1 điều kiện.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt