« Home « Kết quả tìm kiếm

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở Mai Châu – Hòa Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Tôi xin cam đoan tất cả nội dung trong khóa luận với đề tài “Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở Mai Châu – Hòa Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay” là công trình nghiên cứu cá nhân tôi và dưới sự hướng dẫn của TS.
- Lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần và đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần.
- Khái niệm văn hóa và đời sống văn hóa.
- Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần.
- Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa – Thực trạng và giải pháp.
- Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở Mai Châu-.
- Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
- BSVH : Bản sắc văn hóa.
- ĐSVH : Đời sống văn hóa.
- ĐSVHTT : Đời sống văn hóa tinh thần GTVH : Giá trị văn hóa.
- Đời sống văn hóa tinh thần (ĐSVHTT) là một bộ phận tất yếu hợp thành chỉnh thể đời sống xã hội.
- Hạnh phúc của con người không chỉ được đo bằng sự thỏa mãn nhu cầu vật chất mà còn cả sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần..
- Cùng chung với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các địa phương cần được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
- Đặc biệt ở khu vực miền núi bắc bộ trong quá trình chuyển mình phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước, khu vực và quốc tế, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lại càng có ý nghĩa quan trọng..
- Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa vùng miền của một số dân tộc ở Tây Bắc, đặc biệt là dân tộc Thái ở Mai Châu.
- Điểm đặc sắc trong văn hóa của người Thái huyện Mai Châu là họ thuộc nhóm “Thái Lai”.
- Sinh hoạt văn hóa của người Thái ở Mai Châu gồm các sinh hoạt văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của người dân ở đây và các sinh hoạt văn hóa phục vụ khách du lịch.
- Trước tình hình đó, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
- Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần là vô cùng quan trọng, tôi lựa chọn đề tài: “Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình, để đóng góp một phần vào việc nghiên cứu lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của người Thái Mai Châu – Hòa Bình..
- Người Thái ở Mai Châu Hòa Bình là một tộc người với những nét văn hóa đặc sắc đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
- Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: “Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu” (Đặng Nghiêm Vạn) [4] có thể được coi như cuốn.
- “cẩm nang cung cấp những hiểu biết cơ bản về đời sống văn hóa – xã hội của người Thái”.
- Ngoài ra là một loạt các công trình của các nhà nghiên cứu khác đã giới thiệu những nét đặc trưng trong những thành tố văn hóa của người Thái Mai Châu đó là:.
- Cuốn sách đã giúp tác giả có thêm kiến thức và góp phần nhận diện các hoạt động văn hóa tại bản Lác, Mai Châu [15]..
- Trong bài viết Người Thái và văn hóa Thái Mai Châu (Hòa Bình) của tác giả Bùi Thanh Thủy, trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á năm 2002, tác giả đã miêu tả và thể hiện rất rõ từ nguồn gốc, cách thức làm ăn cho đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, chỉ ra được giá trị của văn hóa Thái và sự phát triển và giao thoa giữa các vùng như thế nào qua bài viết này [17]..
- Luận án Biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong phát triển du lịch, tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm (luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội).
- Luận án tập trung nghiên cứu về biến đổi văn hóa của người Thái Mai Châu đã làm nổi bật được các nội dung về văn hóa và biến đổi văn hóa trong phát triển du lịch tại bản Lác.
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong quá trình CNH..
- Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay – Thực trạng và giải pháp.
- Lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần 1.1.1.
- Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người..
- Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người với tư cách con người - con người có văn hóa, đã sáng tạo nên trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội để phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển.
- Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần.
- Giá trị văn hóa (GTVH) được hiểu là những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, được.
- và văn hóa tinh thần (bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ nghi, lễ hội, phong tục, tập quán, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương) [27]..
- Các giá trị văn hóa dân tộc biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ tư tưởng, tình cảm, quan niệm, biểu tượng, đạo đức, thẩm mỹ, lối sống đến những giá trị tinh thần do con người sáng tạo nên như nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc.
- đem đến bức tranh văn hóa đa dạng, muôn màu..
- Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người đã sáng tạo ra văn hóa.
- Nhờ có văn hóa mà loài người có sự tiến bộ vượt bậc trong đời sống xã hội.
- Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thể các hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu tinh thần trên một cơ sở vật chất.
- Đời sống văn hóa chính là sự hoạt động của các quá trình sản xuất, phân phối, lưu giữ và tiêu thụ những công trình khoa học văn hóa (sản phẩm văn hóa)..
- Như vậy, đời sống văn hóa là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội..
- Xã hội càng tiến hóa, nhu cầu văn hóa và sự đáp ứng nhu cầu đó càng cao, thể hiện trình độ phát triển Người.
- Các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, đó chính là hoạt động văn hóa..
- Hay nói cách khác nó thuộc đời sống xã hội, trong đó diễn ra các hoạt động văn hóa.
- Các giá trị tinh thần được con người và loài người tạo ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại là văn hóa tinh thần chứ chưa phải là ĐSVHTT.
- Hành trình con người là hành trình văn hóa.
- Con người là giá trị cao quý nhất của văn hóa bởi lẽ đó là giá trị gốc sản sinh ra mọi giá trị văn hóa.
- Không thể đặt ra bất cứ giới hạn nào cho sự đầy đủ của nhu cầu văn hóa tinh thần.
- Sản xuất giá trị tinh thần là hoạt động tìm tòi, phát hiện và làm ra các gia các giá trị chân, thiện, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của con người, của xã hội.
- văn hóa” [2].
- Trao đổi giá trị tinh thần là một hoạt động tất yếu, tự nhiên của một cơ thể văn hóa lành mạnh.
- Giao lưu văn hóa phải là trao cái hay của mình và nhận cái hay của người.
- Hoạt động khoa học đem lại cho con người sự hiểu biết – nhân tố hàng đầu của văn hóa.
- Tuy nhiên, mới chỉ hiểu biết thôi vẫn chưa là văn hóa.
- Mảnh đất Mai Châu là nơi cộng cư của nhiều dân tộc, cũng là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức phục dựng lễ hội “Gầu Tào” dân tộc Mông phục vụ cho hoạt động du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mông.
- Đặc điểm văn hóa - xã hội.
- Kết quả đó là do Mai Châu đã thực hiện tốt CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”..
- phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm thực hiện, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc [24]..
- Đội chiếu phim duy trì hoạt động, tổ chức các buổi chiếu, phục vụ khán giả, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa của huyện.
- phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm thực hiện, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.
- Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, chính quyền huyện Mai Châu đã giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời khai thác tiềm năng du lịch khá hiệu quả.
- Các giá trị văn hóa dân tộc Thái được biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ tư tưởng, tình cảm, quan niệm, biểu tượng, đạo đức, thẩm mỹ, lối sống đến những giá trị tinh thần do con người sáng tạo nên như nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc,và cả phong tục tập quán.
- Đem đến bức tranh văn hóa đa dạng, muôn màu.
- Những giá trị văn hóa này hình thành và được khẳng định trong quá trình tồn tại phát triển của con người và xã hội..
- Ngày nay, trước sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, người Thái Mai Châu đang bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình bằng việc giữ gìn nếp nhà sàn, trang phục, chữ viết, tiếng nói….
- Nếp sống văn hóa "mình vì mọi người, mọi người vì mình” đã ăn sâu vào mỗi người Thái.
- Bên cạnh điệu múa xòe, trong lễ hội của người Thái Mai Châu, múa trống đồng cũng là một hoạt động văn hóa nghệ thuật lành mạnh có sức hấp dẫn và lôi cuốn mọi người trong cộng đồng.
- Đây là một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc [24]..
- “Lễ hội chá chiêng” hay văn hóa “Kánh loóng”….
- Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện, hiện đại hóa hiện nay.
- Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với phát triển làng nghề truyền thống nên đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc trên địa bàn huyện được nâng cao rõ rệt.
- Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa..
- Có thể nói, sự biến đổi của văn hóa dân tộc Thái thể hiện mạnh nhất ở tập quán tín ngưỡng, lễ hội.
- Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại và nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu hiện nay, cần tập trung vào một số giải pháp sau:.
- Một là, mỗi xã, mỗi bản làng phải phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái..
- Ba là, thường xuyên duy trì các hoạt động nghệ thuật dân gian để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái trước tác động của CNH, HĐH.
- Bốn là, cần có chính sách bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trước tác động của CNH, HĐH.
- Tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng thiết chế văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tư tưởng tham gia tích cực vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Mai Châu.
- Tiếp tục kiểm tra, giám sát tiến độ, triển khai thực hiện các dự án, công trình phục vụ hoạt động trong xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành tỉnh duy trì các hoạt động của: “Câu lạc bộ bảo tồn và phát triển văn hóa Thái Mai Châu”, lễ hội “Xên Mường” lễ hội “Cầu Tào”.
- Sáu là, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thái.
- Vì vậy, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền văn hóa nói chung và nâng cao ĐSVHTT của dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nói riêng trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện nay cũng như trong tương lai..
- Đó là các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái bị biến đổi.
- Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Thái Mai Châu đã xây dựng cho mình một nền văn hóa truyền thống phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc Thái và có những nét đặc trưng của địa phương Mai Châu.
- Văn hóa ứng xử trong gia đình, bản làng của người Thái Mai Châu nổi.
- Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1988), Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu, Nxb.
- Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu – sở văn hóa thông tin Hà Sơn Bình, Hòa Bình..
- Văn hóa thông tin, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2017), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số vùng trung du và miền núi phía bắc trong bối cảnh hiện nay, Nxb.
- Nguyễn Thị Hồng Tâm (2017), Biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái ở huyện Mai Châu tỉnh, Hòa Bình trong phát triển du lịch, Luận án Tiến sĩ văn hóa học, Trường Đại học văn hóa Hà Nội..
- Lường Song Toàn (2016), Văn hóa ẩm thực dân gian dân tộc Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Nxb.
- Nguyễn Duy Thịnh (2016), “Sinh hoạt kành loóng của người Thái ở Mai Châu”, Tạp chí Văn hóa học, số 5, tr.61 – 66..
- Bùi Thanh Thủy (2002), “Người Thái và văn hóa Thái Mai Châu (Hòa Bình)” Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr.
- Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Nxb.
- http://www.baohoabinh.com.vn Huyen-Mai-Chau-giu-gin- va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-Thai.htm, Huyện Mai Châu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt