« Home « Kết quả tìm kiếm

Yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (01/11/1963)


Tóm tắt Xem thử

- YẾU TỐ TÔN GIÁO TRONG CUỘC ĐẢO CHÍNH LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM .
- Tóm t ắ t: Tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu trong và ngoài nước, nhóm tác giả làm rõ yếu tố tôn giáo dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm .
- Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến sự ra đời chế độ Ngô Đình Diệm và chính sách cai trị miền Nam của chế độ này trong suốt 9 năm trên tất cả các lĩnh vực, từ tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội đến văn hóa - giáo dục..
- Năm 1963, cùng với sự phát triển của cách mạng miền Nam, yếu tố tôn giáo đã đẩy mâu thuẫn nội bộ Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tiến đến điểm nút không thể khắc phục được, dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm tất yếu diễn ra..
- đảo chính.
- chế độ Ngô Đình Diệm..
- Tôn giáo trong chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm.
- Cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó phong trào cách mạng miền Nam được xem là yếu tố chủ đạo, song yếu tố tôn giáo phải được tính đến.
- Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến sự ra đời của chế độ Ngô Đình Diệm và cho đến khi chế độ này sụp đổ qua cuộc đảo chính ngày .
- Như đã biết, chế độ Ngô Đình Diệm xuất sinh từ yêu cầu của Nhà Trắng nhằm biến miền Nam Việt Nam trở thành nơi ngăn chặn phong trào cộng sản lan rộng ở khu vực Đông Nam Á.
- Tháng 6/1954, khi Ngô Đình Diệm về nước, chuẩn bị cho việc lên nắm chính quyền, giới Phật giáo đã tỏ thái độ và cho rằng: “Cuộc sống sẽ hiểm nghèo hơn dưới chế độ Diệm, hơn bất cứ thời gian nào dưới thời Pháp thuộc trước đây.
- Và cũng ngay từ đầu, khi chế độ Ngô Đình Diệm lấy chủ nghĩa nhân vị làm hệ tư tưởng chính thống, giới Phật giáo cũng đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa nhân vị là một thủ đoạn bịp bợm nhằm làm cho Thiên Chúa giáo trở nên hấp dẫn.
- Trong suốt 9 năm thống trị miền Nam chế độ Ngô Đình Diệm đã tiến hành có hệ thống và toàn diện hàng loạt chính sách kỳ thị Phật giáo, ưu tiên Công giáo trên hầu hết các lĩnh vực, không bỏ sót một lĩnh vực nào, từ tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội đến văn hoá - giáo dục 5 .
- Chính sách kỳ thị Phật giáo được thực thi bằng nhiều biện pháp, từ mua chuộc, dụ dỗ đến đàn áp, khủng bố một cách quyết liệt, kể cả việc bắn giết, thủ tiêu những người khác tôn giáo với gia đình họ Ngô.
- Đó là quá trình từ đầu đến cuối, thống nhất trong một chỉnh thể, từ việc Ngô Đình Diệm tiến hành các chiến dịch tố Cộng, cho ra đời Hiến pháp 1956, tiếp theo là Luật 10/59 đến việc Ngô Đình Nhu cho ra đời chủ nghĩa nhân vị, quốc sách ấp chiến lược.
- từ việc Ngô Đình Thục thành lập Trung tâm Huấn luyện Nhân vị Vĩnh Long, nâng nhà thờ La Vang (Quảng Trị) lên hàng Vương Cung Thánh Đường cho đến việc Ngô Đình Cẩn trấn áp dữ dội đối với những người khác tôn giáo, v.v… Tất cả các mặt đan xen, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện “ý chí” và quyết tâm miền Nam Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm..
- Báo Đường Sống một tờ báo thân chính quyền Ngô Đình Diệm, cho biết: “Đã nhiều lần, báo giới Pháp công kích Tổng thống Ngô Đình Diệm lập chính phủ độc tài ở Sài Gòn, lập chế độ độc tài Công giáo dựa vào triệu dân Bắc lánh nạn xuống Nam” 6 .
- Điều này tỏ rõ trong vô số tài liệu mà chế độ Ngô Đình Diệm để lại, như trong chương trình lễ Giáng sinh năm 1958:.
- Linh mục Cao Văn Luận 8 đã nói với Ngô Đình Diệm rằng: “Ai cũng thấy từ lúc cụ lên cầm quyền, thì nhà thờ mọc lên khắp nơi, các nhà thờ bị phá hủy trong chiến tranh đều được tái thiết gần hết, cả những nơi không có bao nhiêu giáo dân cũng có nhà thờ đồ sộ.
- Ngay cả Thượng Nghị sĩ Mỹ, Mansfield, người đã từng ủng hộ Ngô Đình Diệm một cách nhiệt thành, trong cuộc tiếp xúc với Cao Văn Luận ngay khi phong trào Phật giáo miền Nam 1963 vừa bùng nổ, cũng thừa nhận rằng: “Hiện nay chẳng những dư luận báo chí Mỹ mà phần lớn các nhân vật chính phủ Mỹ đều cho rằng chế độ ông Diệm là một chế độ độc tài, gia đình trị, Công giáo trị” 11 .
- Hammer trong A Death in November có một cái nhìn khái quát về sự phát triển Công giáo ở miền Nam dưới chế độ Ngô Đình Diệm: “Người Công giáo có vẻ đông hơn vì những cuộc rước kiệu trên đường phố vào những dịp lễ.
- Từ đầu những năm 1960, khi lực lượng đối lập tiến hành những hoạt động chống đối chế độ 13 , nhất là từ sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi năm 1960, phong trào cách mạng miền Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, từ thế giữ gìn lực lượng sang thế chiến lược tiến công trực tiếp vào thành trì Việt Nam Cộng hòa, thì chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy mạnh hơn chính sách khủng bố, bắt ép tín đồ Phật giáo theo Công giáo, điển hình nhất là ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên 14 .
- Chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm đã gây nên sự phản ứng gay gắt của nhân dân miền Nam, của tín đồ các tôn giáo, nhất là tín đồ Phật giáo.
- Do vậy, dưới chế độ Ngô Đình Diệm, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp được biểu hiện qua “lăng kính” tôn giáo hết sức đậm nét.
- Sự bất công do chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm gây ra chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963..
- Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963.
- Ngày 6/5/1963, tiến thêm một bước nữa trong chính sách kỳ thị Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Công điện 9195 với nội dung cấm treo cờ Phật giáo thế giới vào dịp Đại lễ Phật đản năm 1963 (Phật lịch 2507).
- Lập tức, phong trào Phật giáo bùng nổ.
- Đêm 8/5/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra vụ thảm sát đẫm máu tại Đài Phát thanh Huế làm 8 người bị thiệt mạng khiến phong trào Phật giáo lên cao ở khắp các thành phố, thị xã ở miền Nam.
- Tờ New York Herald Tribune cho rằng, ngọn lửa Thích Quảng Đức sẽ thổi bùng lên một đám cháy lớn thiêu rụi chế độ Ngô Đình Diệm: “Hòa thượng Thích Quảng Đức, một vị tu sĩ đã biến tấm áo cà sa vàng của mình thành một giàn hỏa thiêu,… Tổng thống Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam cũng đang làm một công việc rất hay là ông đang tự đốt hết nền tảng của chế độ ông” 18 .
- “Đã đến lúc chính quyền Hoa Kỳ phải từ giã ông Ngô Đình Diệm.
- Ngày Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ thị cho Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn xúc tiến kế hoạch thay Ngô Đình Diệm 20 .
- “Sự đụng chạm giữa Tổng thống Ngô Đình Diệm với Phật giáo đồ rất có hại cho công cuộc chống Cộng tại miền Nam Việt Nam” 22.
- Phản đối những lời tuyên bố vô trách nhiệm của Nolting, ngày giới lãnh đạo Phật giáo đánh điện cho Tổng thống Kennedy khẳng định: “Lời tuyên bố của ông Nolting không phù hợp với sự thật ngay cả với sự hiểu biết và thiện chí của người Hoa Kỳ” 25 .
- Ngày trong một cuộc nói chuyện với giới Phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu, lên tiếng công kích, nhục mạ Phật giáo rằng, “hoạt động của Phật giáo là một hình thức phản bội xấu xa.
- Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới” 27.
- Tình hình trên đây khiến phong trào Phật giáo càng lên mạnh..
- Trước lúc bắt đầu cuộc lễ, giới lãnh đạo Phật giáo tuyên bố cương quyết: “Chúng ta nguyện tranh đấu đến cùng cho tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo với bất cứ giá nào” 28 .
- Kết thúc buổi lễ, một rừng biểu ngữ xuất hiện, trong đó có nhiều biểu ngữ phản đối Trần Lệ Xuân, như: “Cực lực phản đối thái độ huênh hoang, vô lễ, nhục mạ Phật giáo của bà Ngô Đình Nhu” 29 .
- ngày tại chùa Xá Lợi, nữ sinh Mai Thị Tuyết An tự chặt tay trái của mình để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm.
- ngày tại Huế, gần 1.000 sinh viên, học sinh biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp tại chùa Phước Duyên.
- Ngày Ngô Đình Diệm cách chức Cao Văn Luận, Viện trưởng.
- Cũng trong ngày này, các khoa trưởng thuộc Viện Đại học Huế và toàn thể giảng viên Viện Hán học ra tuyên cáo lên án chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo và cách chức Cao Văn Luận, tuyên bố từ chức và nghỉ việc.
- Để cứu nguy chế độ, đêm 20 rạng ngày chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành Kế hoạch nước lũ, tấn công đồng loạt hầu hết các ngôi chùa dùng làm cơ sở đấu tranh trên toàn miền Nam, bắt giữ hầu hết các nhà lãnh đạo Phật giáo và nhiều giáo sư, sinh viên,....
- Cùng với Kế hoạch nước lũ, Ngô Đình Diệm đọc tuyên cáo và ban hành lệnh giới nghiêm.
- Theo Maneli 30 , “Anh em Diệm - Nhu đã tung ra trận tổng tấn công nhà chùa là để tự cứu họ khỏi bị đảo chính do Mỹ thúc đẩy, nhưng hành vi tấn công chùa hóa ra lại làm mất uy tín chế độ trước người Việt Nam và thế giới” 31 .
- Rõ ràng, chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm đã “thực sự dẫm trúng vỏ chuối do Phật giáo quăng ra” 32 , đã tự chọn cho mình một tuyệt lộ..
- Ngày Ủy ban chỉ đạo sinh viên và học sinh Sài Gòn ra tuyên ngôn, đòi chính quyền Ngô Đình Diệm:.
- Chấm dứt tình trạng khủng bố, bắt bớ hành hạ tín đồ Phật giáo..
- Phong trào Phật giáo năm 1963 đã lan sang sinh viên Huế, rồi sinh viên Sài Gòn, đặt chế độ Ngô Đình Diệm trước những hiểm nguy khó có thể vượt qua..
- Trong lúc phong trào Phật giáo đang diễn ra hết sức quyết liệt ở các đô thị thì ở nông thôn đồng bằng và miền núi, phong trào cách mạng miền Nam không ngừng phát triển.
- Hãng Thông tấn AFP viết: “Cuộc tấn công của du kích Việt Cộng tiêu diệt chi khu Cái Nước - Đầm Dơi thật là một đòn sấm sét vào quân chính phủ, đúng vào lúc một số vấn đề không ổn định ở miền Nam gây ra bởi sự xung đột giữa chính phủ Diệm và Phật giáo” 35 .
- Ngày trong một bản tin phát thanh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên án chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo và “tập đoàn Mỹ hiếu chiến” đang tiến “vào một đường hầm không lối ra”.
- đồng thời, kêu gọi đồng bào Nam hãy nổi dậy chống xâm lược Mỹ và chế độ Ngô Đình Diệm 36.
- Những cuộc chiến đấu và chiến thắng dồn dập của Quân Giải phóng trong tháng 9 và 10/1963, chẳng những tiêu diệt sinh lực địch, phá ấp chiến lược, giải phóng đồng bào bị kìm kẹp mà còn “thiết thực ủng hộ cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên, trí thức, đồng bào Phật giáo và đồng bào các đô thị” 39.
- Tình hình căng thẳng cực độ giữa nhân dân miền Nam với chế độ Ngô Đình Diệm khiến mâu thuẫn giữa Nhà Trắng và chính quyền Ngô.
- Đình Diệm tiến đến điểm nút không thể khắc phục được, trong đó yếu tố tôn giáo giữ vị trí hàng đầu.
- Vì vậy, Thứ trưởng Ngoại giao George Ball, Xử lý Thường vụ ngoại trưởng cùng Herriman - Thứ trưởng Ngoại giao, Hilsman - Phụ tá Ngoại trưởng và Forrestal - Phụ tá Tổng thống, những người vốn đã công khai chỉ trích chế độ Ngô Đình Diệm, sau khi đọc bản điện văn của Lodge đã soạn và ký tên vào bức Mật điện 243 chuyển cho Tổng thống Kennedy và Ngoại trưởng Dean Rusk.
- Nội dung mật điện viết: “Cố vấn Ngô Đình Nhu chịu trách nhiệm về sự tấn công đàn áp chùa chiền.
- Hoa Kỳ không thể tha thứ cho tình trạng chính quyền nằm trong tay Ngô Đình Nhu..
- Tổng thống Ngô Đình Diệm được dành một cơ hội để loại trừ Ngô Đình Nhu và tay chân, phải thay thế họ bằng những nhân vật quân sự và chính trị có khả năng nhất.
- Việc cố bám lấy chế độ gia đình trị của anh em Diệm - Nhu buộc Nhà Trắng gấp rút tổ chức cuộc đảo chính quân sự để lật đổ Ngô Đình Diệm.
- Từ điện văn của Nhà Trắng gửi cho Lodge, rồi tuyên bố của Tổng thống Kennedy đến những dư luận báo chí Mỹ cho thấy Mỹ đã “bật đèn xanh” cho nhóm tướng tá trong quân đội Sài Gòn thực hiện kế hoạch đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
- Ngày McNamara và Taylor cùng gặp Ngô Đình Diệm, khẳng định với Diệm.
- rằng, việc đàn áp Phật giáo gây trở ngại cho nỗ lực chống Cộng và bày tỏ sự bất bình trước những phát ngôn của Trần Lệ Xuân.
- Về phía quân đội Sài Gòn, từ sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành Kế hoạch nước lũ (đêm 20 rạng ngày cùng với dấu hiệu “bật đèn xanh” của Mỹ, các tướng tá chóp bu bắt đầu vận động, lôi kéo các phần tử không ăn cánh với Diệm, bàn mưu làm đảo chính lật đổ Diệm.
- Ngày tại Nha Trang, Trần Văn Đôn, Quyền Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, gặp Trung tá CIA Conein, thông báo kế hoạch đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm đang được chuẩn bị và đề nghị Conein gặp Dương Văn Minh.
- Sau khi đã có những “mặc cả” giữa Mỹ và bộ phận tướng lĩnh chóp bu quân đội Sài Gòn, chính quyền Kennedy đi đến quyết định dứt khoát ủng hộ kế hoạch đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.
- Quang Tung chỉ huy dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngô Đình Nhu, nếu các tiểu đoàn này cứ ở Sài Gòn không chịu điều ra mặt trận đánh nhau với Việt Cộng.
- Đây là đòn đánh mạnh vào nhân dân, làm cho lòng công phẫn của họ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm lên gấp bội phần.
- Chế độ độc tài, gia đình trị, giáo trị Ngô Đình Diệm sau 9 năm thống trị miền Nam sụp đổ..
- Nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm có thể rút ra một số nhận định chủ yếu sau:.
- Một, dưới chế độ Ngô Đình Diệm, chính yếu tố tôn giáo cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam đã làm cho nhân dân miền Nam từng bước “quay mặt” với chế độ, đỉnh cao là chính sách và biện pháp đối với Phật giáo trong năm 1963..
- Hai, chính yếu tố tôn giáo đã đẩy mâu thuẫn giữa Mỹ và chế độ Ngô Đình Diệm từng bước phát triển đến chỗ không khắc phục được,.
- Ba, cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm được xem là một tất yếu lịch sử, đáp ứng khát vọng của nhân dân miền Nam, giải thích tại sao nhân dân miền Nam “phấn khởi reo mừng như vừa thoát một tai ách đè nặng trên đời mình”.
- Họ “đòi hỏi muốn thấy một bộ mặt hoàn toàn mới, đạp đổ tất cả những cái gì do chế độ cũ tạo ra, không cần cân nhắc lợi hại” 52 .
- 5 Xem: Lê Cung (2013), Năm mươi năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, Nxb.
- 13 Ngày một nhóm cựu bộ trưởng cùng với một số giới chức các tôn giáo và quân nhân họp tại khách sạn Caravelle (Sài Gòn), ra tuyên ngôn khẳng định chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ phát-xít, đòi Ngô Đình Diệm cải tổ chính phủ và thực hiện dân chủ.
- ngày cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm do Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Lữ đoàn dù, cầm đầu bất thành..
- 14 Xem: Hồ sơ gửi Tổng thống và Quốc hội của Hội Phật giáo Trung Phần ngày bản đánh máy), Thư viện Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh..
- 17 Trần Văn Giàu (1966), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập II, Nxb.
- 18 Tuệ Giác (1964), Việt Nam Phật giáo tranh đấu sử, Nxb.
- 19 Tuệ Giác (1964), Việt Nam Phật giáo tranh đấu sử, Sđd: 207..
- 20 Thích Nhật Từ và Nguyễn Kha (2013), Pháp nạn Phật giáo 1963 - Nguyên nhân, bản chất và tiến trình”, Nxb.
- 21 Xuân Thâm (1963), Cuộc đấu tranh của Phật giáo đang làm chế độ Mỹ - Diệm khủng hoảng trầm trọng, Tuần báo Thống Nhất, số 322, ngày .
- 22 Tuệ Giác, Việt Nam Phật giáo tranh đấu sử, Sđd: 210..
- 24 Quốc Tuệ (1964), Công cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam, Tác giả xuất bản, Sài Gòn: 298..
- 27 Quốc Tuệ (1964), Công cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam, Sđd: 307..
- 35 M.N., Về vai trò của Phật giáo miền Nam trong cuộc lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”, Nghiên cứu Lịch sử, số 89, tháng .
- 36 M.N., Về vai trò của Phật giáo miền Nam trong cuộc lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”, bđd: 11..
- 37 Trần Văn Giàu (1966), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập II, Sđd: 380..
- 39 M.N., Về vai trò của Phật giáo miền Nam trong cuộc lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”, bđd: 11..
- 43 M.N., Về vai trò của Phật giáo miền Nam trong cuộc lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”, bđd: 11..
- Tuệ Giác (1964), Việt Nam Phật giáo tranh đấu sử, Nxb.
- Trần Văn Giàu (1966), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập II, Nxb.
- M.N (1966), Về vai trò của Phật giáo miền Nam trong cuộc lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Nghiên cứu Lịch sử, số 89, tháng 8/1966..
- M.N., Về vai trò của Phật giáo miền Nam trong cuộc lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Nghiên cứu Lịch sử, số 89, tháng 8/1966..
- Quốc Tuệ (1964), Công cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam, Tác giả xuất bản, Sài Gòn..
- Thích Nhật Từ và Nguyễn Kha (2013), Pháp nạn Phật giáo 1963 - Nguyên nhân, bản chất và tiến trình, Nxb.
- TO DEPOSE NGÔ ĐÌNH DIỆM’S REGIME (Nov

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt