« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện tượng “gian đạo sĩ” ở Nam Bộ thế kỷ 19


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TƯỢNG “GIAN ĐẠO SĨ” Ở NAM BỘ THẾ KỶ 19 Tóm tắt: “Gian đạo sĩ” là cách nhà Nguyễn từ thời Thiệu Trị trở về sau và cả chính quyền thuộc địa của người Pháp sau này thường dùng để gọi những người lãnh đạo các phong trào tôn giáo dân gian ở Nam Bộ.
- Trong bài viết này, tác giả kết hợp phân tích các dữ kiện lịch sử, dựa trên điểm tương đồng cốt lõi trong hình thức tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật, và khảo cứu các câu truyện truyền miệng và tư liệu thành văn ghi chép về các ông đạo từng bị mệnh danh là “gian đạo sĩ” nhằm làm rõ một hiện tượng văn hóa, tôn giáo thú vị ở Nam Bộ thế kỷ 19..
- Từ khóa: Nam Bộ.
- gian đạo sĩ.
- thế kỷ 19..
- “Gian đạo sĩ.
- Đến thời Minh - Thanh, Nho - Phật - Đạo hợp lưu, nhiều giáo phái dân gian ra đời, khái niệm “gian đạo sĩ” còn bao hàm cả những người tu hành bất chính theo Phật giáo lẫn Nho giáo.
- Triều đình nhà Thanh đã dùng cách gọi “gian đạo sĩ” để chỉ những thế lực chính trị không tu hành thuần túy, mà sử dụng tôn giáo làm ngọn cờ quần tụ nghĩa sĩ chống phá triều đình..
- Ở Nam Bộ, truyện kể về các ông đạo bị mệnh danh là “gian đạo sĩ”.
- Vùng đất biên thùy hẻo lánh này không chỉ là nơi phát tích của nhiều tôn giáo nội sinh Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19, như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, mà còn là chốn dung thân tụ nghĩa của các chí sĩ, đạo sĩ Trung Hoa lẫn Việt Nam sau thất bại của nhiều phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây xâm lược.
- Chính vì thế mà cuối thế kỷ 19, các ông đạo nơi đây luôn bị chính quyền nhà Nguyễn lẫn thực dân Pháp để ý, can thiệp lưu trú, nhiều lần đưa quân giải tán, thậm chí đàn áp.
- Dưới đây là nội dung khảo sát về một số ông đạo tiêu biểu bị nghi ngờ là “gian đạo sĩ” ở thế kỷ 19..
- Truyền thuyết dân gian và tư liệu thành văn về các “gian đạo sĩ” ở Nam Bộ.
- Tô Quang Xuân ở Quan Âm Cổ Tự (chùa Phật Tổ, Cà Mau) Năm 2013, chúng tôi tiến hành điền dã tại chùa Phước Điền (Trại Ruộng), một trong những cứ điểm quan trọng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Tịnh Biên, An Giang.
- trong câu sấm truyền miệng quen thuộc “Tứ bửu linh tự” 1 của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ra hỏi một vị tín đồ cao niên.
- Câu chuyện trên tiết lộ Tô Quang Xuân bị người khác vu cáo là gian đạo sĩ vì “cố tâm làm loạn”, tương ứng với câu thơ lưu truyền trong dân gian:.
- Văn bản giới thiệu trong chùa An Long không nhắc đến việc Sư Cố bị quan trên tình nghi là gian đạo sĩ.
- Rõ ràng, có mối quan hệ mật thiết về mặt nguồn gốc tông phái tu hành giữa Sư Cố Hà Minh Nhựt với ngài Đoàn Minh Huyên..
- Cũng giống như trường hợp ngài Tô Quang Xuân phía trên, triều đình Thiệu Trị, Tự Đức có vẻ rất quan tâm đến các ông đạo Nam Bộ này.
- Việc triều đình gia ân ban sắc để công nhận vị thế tôn giáo của các ông đạo dường như lưu lại trong ký ức dân gian rất sâu sắc..
- Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu truyền nhiều truyền thuyết về mối quan hệ giữa ngài với ông đạo Kiến và Sư Cố Hà Minh Nhựt..
- Ngài nhiều lần tới lui cốc ông đạo Kiến (nay là Tây An Cổ Tự, cù lao Ông Chưởng, Chợ Mới, An Giang), đến năm 1849 bắt đầu phát bùa trị bệnh và sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương tại đây.
- Ông đạo Kiến là ai?.
- Tu hành thế nào? Quan hệ với ngài Đoàn Minh Huyên ra sao? đến nay vẫn chưa ai biết tường tận.
- Ngày chúng tôi tiến hành điền dã tại ngôi chùa này phát hiện nơi hậu liêu có một bài vị cổ ghi dòng chữ Hán “Phụng thỉnh Sư Cố Lê Văn Kiến tọa vị”, và bước đầu xác định đây là bài vị ông đạo Kiến, ngoài ra không còn thông tin gì khác..
- Đáng chú ý là ông đạo Kiến cũng được tín đồ gọi là “Sư Cố” giống như ngài Hà Minh Nhựt..
- Đức Bổn Sư Ngô Lợi (Núi Tượng, Tri Tôn, An Giang) Ông Ngô Lợi là người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một tôn giáo có mối quan hệ mật thiết với đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên.
- Hai tôn giáo này ban đầu luôn bị triều đình nhà Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp xem là tổ chức hoạt động tôn giáo - chính trị của các “gian đạo sĩ” để mưu đồ soán ngai vua, đánh đổ ách thống trị của người Pháp tại Nam Bộ..
- Trong số các ông đạo ở Nam Bộ ở thế kỷ 19, Đức Bổn Sư Ngô Lợi là người còn được lưu lại nhiều tư liệu sách vở nhất, đặc biệt là 3 quyển Ngọc lịch đồ thơ tập chú ghi chép về quá trình cất chùa và khai hoang lập làng tại vùng Núi Tượng, một số kinh điển chữ Hán do ông và đệ tử viết, cùng nhiều truyền thuyết về hành trạng cuộc đời mà tín đồ trong đạo thường kể cho nhau nghe.
- Trong mắt nhà cầm quyền Pháp, ông Ngô Lợi cũng được xếp vào hàng “gian đạo sĩ” vì các hoạt động hộ quốc an dân, mưu đồ khởi nghĩa chống thực dân xâm lược..
- Đức Phật Trùm Tà Ponl (Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) Tà Ponl (?-1875) là một đạo sĩ gốc Khmer, người ấp Xà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
- Ông được tín đồ trong phả hệ Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ tin tưởng là “hậu thân của Phật Thầy Tây An, được tôn xưng là đức Phật Trùm, tương ứng với chữ Hương trong “tứ bửu linh tự”.
- Khoảng năm 1870, mật thám báo về chính quyền thực dân rằng ông là “gian đạo sĩ”, mượn việc chữa bệnh để kêu gọi nhân dân khởi loạn chống chính quyền.
- Cũng như các ông đạo trên, xoay quanh quá trình hành đạo của ông Tà Ponl là rất nhiều truyền thuyết được thêu dệt bởi tín đồ về tài năng và phép thuật cứu đời của ông.
- (2) Là nhà doanh điền có công mở mang vùng đất Láng Linh (Châu Phú, An Giang), cải tạo đất đai, tạo lập trại ruộng, xây dựng xóm làng cho tín đồ tập trung cày cấy tu hành.
- Chính hoạt động hộ quốc ngoan cường của tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã khiến thực dân Pháp luôn cử mật thám theo dõi, đưa quân đàn áp khốc liệt..
- Trên đây chúng tôi đã trình bày các ông đạo Nam Bộ tiêu biểu ở thế kỷ 19 từng bị chính quyền tình nghi là “gian đạo sĩ”.
- Trong nửa đầu thế kỷ 20 cũng xuất hiện nhiều ông đạo khác tích cực hoạt động chống Pháp, có hành trạng khá giống các ông đạo nêu trên và ít nhiều có mối quan hệ về mặt đạo pháp tu hành với các giáo phái đời trước..
- Như trường hợp ông đạo Tưởng ở Tân Châu, là người giỏi võ nghệ, bùa ngải, thờ cúng Quan Công và Ngũ Công Vương Phật, lãnh đạo tín đồ nổi dậy chống Pháp năm 1939.
- Hoặc nửa sau thế kỷ 20 có ông đạo Dừa Nguyễn Thành Nam, người sau khi du học ở Pháp về đã có nhiều năm lên vùng Thất Sơn tu luyện huyền thuật, cũng rao giảng niềm tin về tận thế và Hội Long Hoa.
- Hầu như các ông đạo ở Nam Bộ đều trải qua quá trình tu hành ở đây trước khi xuống thế trị bệnh, dập dịch hoặc rao giảng khuyên đời tu niệm..
- Sự tương đồng giữa các hiện tượng “gian đạo sĩ” với tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật.
- Một điểm đáng lưu ý là hầu như các vị đạo sĩ trên đều tin tưởng và sùng bái Ngũ Công Vương Phật (Năm Ông, Năm Ông Phật Vương.
- Minh Vương xuất thế, Dần Mão sự biến, thiên địa tái tạo, thiên hạ đại loạn, Ngũ Công cứu thế, Di Lặc ra đời” 14.
- Cuối đời Thanh, các giáo phái mang tín ngưỡng Ngũ Công lại nổi dậy mạnh mẽ, uy hiếp chính quyền Mãn Thanh, sau bị triều đình truy kích quyết liệt phải tìm cách đào tẩu sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam..
- Tín ngưỡng này du nhập vào Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 19.
- Tư liệu điền dã cho thấy chùa này từng sùng bái Ngũ Công Vương Phật, thờ cúng đa dạng các thần linh của Tam giáo chứ không thuần túy là chùa Phật như hiện nay..
- Điều này cho thấy giáo pháp tu hành của ông có màu sắc tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật..
- Tín ngưỡng này cũng được thể hiện khá đậm đà trong đường lối tu hành của Đoàn Minh Huyên và Ngô Lợi, những người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
- Giáo thuyết của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương được xây dựng trên nền tảng tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật, từ hệ thống kinh điển, phương thức tu hành, nghi thức bùa chú, thờ cúng Năm Ông Thẻ… đều cho thấy tinh thần dung nhập tư tưởng trong Kinh Ngũ Công 17 .
- Còn trong đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, cũng không quá khó để thấy dấu vết của tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật..
- Trong hệ thống kinh điển của tôn giáo này, có nhiều quyển kinh chữ Hán mang đậm màu sắc tín ngưỡng Ngũ Công, như: Ngũ Công thiên đồ kinh, Ngũ Công cứu kiếp kinh, Ngũ Công bát nhã kinh, Ngũ Công Quan Âm kinh… Ngoài ra, trong phương thức thờ tự tại chùa miếu hoặc cư sĩ tại gia, cũng đều thấy niềm tin và sự thực hành giáo lý Ngũ Công..
- Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến triều đình Thiệu Trị, Tự Đức và cả chính quyền thực dân Pháp sau này luôn xem các ông đạo là.
- “gian đạo sĩ” và tìm cách quản thúc, cách ly với tín đồ, hạn chế hoạt động tín ngưỡng, thậm chí còn giải tán, đàn áp, đốt phá? Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chính là do giáo thuyết các ông hành trì và rao giảng mang những niềm tin về thiên hạ đại loạn, thiên địa tái tạo, Minh Vương xuất thế, thời mạt pháp, Hội Long Hoa gần kề… Những tín điều đó trực tiếp uy hiếp đến quyền lực thống trị của chính quyền đương cuộc, nhất là khi lực lượng tín chúng theo về ngày một đông đảo.
- Càng về sau, có thể các ông đạo trực tiếp đấu tranh vũ trang.
- Tương đồng về hành trạng cuộc đời các ông đạo.
- Khảo sát các truyền thuyết dân gian và trong nhiều nguồn tư liệu thành văn khác nhau, chúng tôi nhận thấy nhiều nét tương đồng về hành trạng cuộc đời của các ông đạo.
- Hầu hết các ông xuất thân bần hàn, cuộc sống vất vả gian lao, nhiều người không rõ gốc tích.
- Sau đó, tiếp nhận Phật pháp qua tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật, tích cực tu hành theo đường lối nhập thế khác lạ, tu tại nhà hoặc chùa miếu, để nguyên râu tóc không cạo, không ăn chay trường hay tụng kinh gõ mõ (riêng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có tụng kinh gõ mõ), tuân thủ luân lý đạo đức Nho giáo, tu luyện nội đơn theo Đạo giáo, hành trì ấn chú theo kiểu Mật giáo.
- Sau một vài năm tu trì, các ông đạo đạt được sự chứng ngộ nhất định, có năng lực phù chú huyền linh, có khả năng trị bệnh cứu người, thuyết pháp độ chúng, tiên tri dự đoán thời cuộc..
- Chính những điều này tạo nên sức thu hút mãnh liệt nơi các ông đạo, khiến đông đảo tín chúng một lòng tin tưởng tu theo..
- Sau đó, hầu hết các ông đạo đều bị chính quyền nghi ngờ, thử thách, bắt giữ, gây trở ngại cho quá trình tu hành và độ chúng.
- Đầu tiên, triều đình cho mật thám theo dõi, phát hiện các ông trị bệnh bằng bùa phép và chú ngữ, rao giảng một giáo thuyết ủng hộ cho sự canh triều hoán đại, mưu toan phản nghịch, không thuần túy tu hành theo pháp Phật, nên bắt giam về tra khảo, thử thách.
- sau đó nhận ra các ông tu hành chân chính nên thả về, hoặc cho tu học thêm chính pháp của nhà Phật..
- Còn dưới ách thống trị của Pháp thì xung đột giữa các ông Đạo và chính quyền thực dân diễn ra gay gắt hơn, theo kiểu một mất một còn, không khoan nhượng, như trường hợp: Ngô Lợi, Trần Văn Thành, Tà Ponl….
- Dường như đã có một sự chuyển hóa về bản chất hành đạo của các ông đạo từ chỗ chỉ rao giảng giáo thuyết tận thế, Hội Long Hoa, Minh Vương xuất thế đến chỗ hưởng ứng phong trào Cần Vương,.
- Cũng vì thế mà cũng có sự thay đổi trong cách hành xử của chính quyền đối với phong trào các ông đạo ở Nam Bộ..
- Điều này cho thấy sự tôn kính, tin tưởng tuyệt đối của tín đồ về huyền năng và đạo hạnh của các ông đạo.
- Trước tình hình phong trào các ông đạo đang hình thành và lan rộng ở Nam Bộ, triều đình nhà Nguyễn đã hành xử như thế nào?.
- Truyện kể về hành trạng các ông đạo đã tiết lộ nhiều thông tin thú vị, cho thấy dường như triều đình đã không chấp nhận đường lối tu hành vốn có, mà thúc đẩy chuẩn hóa hoạt động tín ngưỡng của các ông đạo..
- Rõ ràng, chính quyền đã cách ly các ông đạo ra khỏi ngôi chùa và tín đồ vốn có của mình, nhằm làm suy yếu sức mạnh hiệu triệu của các ông đạo.
- Đây không chỉ là cách quản thúc đường lối tu hành của các ông đạo, mà còn là cách uốn nắn niềm tin tín ngưỡng hướng về chuẩn mực giáo pháp nhà Phật theo quan niệm của chính quyền.
- Đáng chú ý hơn, dường như nhiều ông đạo cũng được triều đình sắc phong hòa thượng, được đứng vào hàng tăng thống theo sổ bộ quản lý của giáo hội đương thời.
- Kết quả của quá trình chuẩn hóa đó dường như đã diễn ra theo hai hướng, có ông đạo mang dòng Lâm Tế về ngôi chùa vốn có của mình như ông Hà Minh Nhựt, có ông dù bị quản thúc trong chùa chính thống vẫn cố gắng giữ vai trò lãnh đạo việc mở đất dựng chùa của tín đồ như Đoàn Minh Huyên.
- Dù vậy, có vẻ các ông đạo vẫn giữ mối liên hệ nhất định với các phong trào hội kín, như tổ chức Thiên Địa Hội, đang hoạt động đương thời..
- Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhất là khi quyền lực cai trị dần rơi vào tay người Pháp, đã có sự thay đổi cách tiếp cận của triều đình nhà Nguyễn đối với các ông đạo nói riêng, các tôn giáo dân gian Nam Bộ nói chung.
- Sau khi thực dân Pháp chiếm trọn Nam Kỳ năm 1867, phong trào đấu tranh cứu nước của sĩ phu cả nước dâng cao, trong đó có các chí sĩ yêu nước được chỉ huy bởi các ông đạo ở Nam Bộ.
- Phong trào này được các ông đạo thế hệ sau và các hội kín hưởng ứng nhiệt liệt.
- Hiện tượng các ông đạo ở Nam Bộ, như Phan An nhận xét là một.
- Trong một loạt các ông đạo với hành tung bí ẩn, như: Đạo Khùng, Đạo Đèn, Đạo Chợ, Đạo Gò Mối, Đạo Đọt, Đạo Nằm, Đạo Dừa, v.v… ở Nam Bộ, chỉ một bộ phận các ông đạo bị mệnh danh là “gian đạo sĩ”.
- Đây là cách chính quyền phong kiến lẫn thực dân gọi các ông đạo chuyên rao giảng về thuyết tận thế và Hội Long Hoa, gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia các hội kín, kêu gọi canh triều hoán đại, hoặc phản Pháp phục Nam..
- Do nhu cầu hành đạo và hoạt động bí mật, nên việc giấu diếm thân thế và hành trạng, thay tên đổi họ, hành tung thoắt ẩn thoắt hiện của các ông đạo là chuyện hiển nhiên dễ hiểu.
- Chính điều đó khiến cho những hình dung của người đời sau về các ông đạo thường không chính xác, nhất là khi diện mạo thật của các ông được bao phủ bởi huyền thoại.
- như đã nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa các ông đạo Nam Bộ với phong trào đấu tranh vũ trang của các tôn giáo dân gian và hội kín ở Hoa Nam.
- Ở phương diện chống thực dân xâm lược, các ông đạo là những người yêu nước, có lý tưởng về một cuộc đời thái bình thịnh thế, và trên thực tế đã dâng hiến cuộc đời mình cho lý tưởng đó.
- Hiện nay, các tín đồ đều biết rõ Phật Thầy chỉ ngài Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương, Bổn Sư là ngài Ngô Lợi sáng lập Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Trùm là ngài Tà Ponl ở Lương Phi, Tri Tôn.
- Tác giả Vĩnh Thông nghi vấn là Năm Ông Phật Vương (Ngũ Công Vương Phật), có tín đồ cho là Tô Quang Xuân, trong sách Ngọc lịch đồ thơ tập chú của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ghi là Trần Liêm..
- 10 Hà Tân Dân (1971), Hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tủ sách sưu khảo sử liệu Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Sài Gòn..
- 13 Trần Hoàng Vũ (2011), “Vì sao gọi Bửu Sơn Kỳ Hương là đạo Lành.
- 14 Nguyễn Thanh Phong (2018), “Sự dung nạp tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương”.
- 16 Cụ thể, một tượng thờ ở bàn thờ Ngũ Công Vương Phật, một tượng thờ ở bàn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, một tượng thờ ở bàn thờ Tổ Sư..
- 17 Nguyễn Thanh Phong (2018), “Sự dung nạp tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 (178), tr.
- 18 Trần Hoàng Vũ (2011), “Vì sao gọi Bửu Sơn Kỳ Hương là đạo Lành.
- 19 Trần Hoàng Vũ (2011), “Vì sao gọi Bửu Sơn Kỳ Hương là đạo Lành.
- Phan An (2010), “Ông Đạo - một hiện tượng tôn giáo lý thú ở Nam Bộ”, Xưa và Nay, số 349-350..
- Hà Tân Dân (1971), Hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tủ sách sưu khảo sử liệu Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Sài Gòn..
- Đinh Văn Hạnh (1999), Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của người Việt Nam Bộ Nxb.
- Kinh sách của ngài Ngô Lợi và tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa: Ngọc lịch đồ thơ tập chú, Ngũ Công như Ngũ Công thiên đồ kinh, Ngũ Công cứu kiếp kinh, Ngũ Công bát nhã kinh, Ngũ Công Quan Âm kinh....
- Nguyễn Thanh Phong (2018), “Sự dung nạp tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 (178), tr.
- Trần Hoàng Vũ (2011), “Vì sao gọi Bửu Sơn Kỳ Hương là đạo Lành

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt