intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học: Nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở Việt Nam: Những biến đổi và hướng bảo tồn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài này, mục đích của luận văn là nhằm tìm ra nguyên nhân biến đổi và xu hướng biến đổi của các ngôi nhà ở truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở nước ta, từ đó bước đầu đưa ra các hướng bảo tồn, nhằm gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của tộc người. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học: Nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở Việt Nam: Những biến đổi và hướng bảo tồn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ HẠNH NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM: NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ HƢỚNG BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ HẠNH NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM: NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ HƢỚNG BẢO TỒN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60310601 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Mai Ngọc Chừ Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi. Những kết quả trong luận văn là kết quả lao động của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Mai Ngọc Chừ. Nội dung trong bản luận văn này có sự tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Đỗ Thị Hạnh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Mai Ngọc Chừ là giáo viên hướng dẫn của tôi. Với lòng nhiệt tình và phương pháp hướng dẫn đề tài hiệu quả, thầy đã hướng dẫn cho tôi hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài đúng kế hoạch. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô làm thủ thư tại Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá tình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Đông Phương học đã hết lòng tạo điều kiện học tập, truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho tôi trong những năm học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân, những người đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, để tôi có thể hoàn thành khóa học thạc sĩ và luận văn này. Mặc dù luận văn đã được hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo từ quý thầy cô và độc giả. Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2015 Học viên thực hiện Đỗ Thị Hạnh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ............................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 7 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 8 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỘC NGƯỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 9 1.1. Nguồn gốc tộc người và sự phân bố dân cư ........................................... 9 1.1.1. Nguồn gốc tộc người ......................................................................... 9 1.1.2. Sự phân bố dân cư .......................................................................... 12 1.2. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam 15 1.2.1Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 .............................. 15 1.2.2. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 tới nay ................................. 25 1.3 Tiểu kết .................................................................................................. 30 Chƣơng 2. NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC TỘC NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CHÚNG .................. 32 2.1. Đại cương về các ngôi nhà ở truyền thống .......................................... 32 2.1.1. Nhà ở truyền thống của người Êđê ................................................. 32 2.1.2. Nhà ở truyền thống của người Chăm ............................................. 38 2.1.3. Nhà ở truyền thống của người Raglai ........................................... 40 2.1.4. Nhà ở truyền thống của người Jarai ............................................. 43 2.1.5. Nhà ở truyền thống của người Churu ............................................. 47
  6. 2.2. Những biến đổi của nhà ở truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. ..................................................................................................... 49 2.2.1. Biến đổi về loại hình nhà ở ............................................................ 50 2.2.2. Những biến đổi về yếu tố vật chất và kết cấu kỹ thuật ................... 55 2.2.3. Những biến đổi về khuôn viên của ngôi nhà sàn truyền thống ...... 73 2.2.4. Biến đổi về vị thế của ngôi nhà sàn truyền thống trong văn hóa các tộc người Nam Đảo. .................................................................................. 80 2.3. Tiểu kết ................................................................................................. 85 Chƣơng 3. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI VÀ HƢỚNG BẢO TỒN ......... 87 3.1. Nguyên nhân của những biến đổi ........................................................... 87 3.1.1. Nguyên nhân từ sự thay đổi của điều kiện tự nhiên ...................... 87 3.1.2. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng tách hộ ....... 89 3.1.3. Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các tộc người khác trong khu vực ............................................................................................................. 93 3.1.4. Tác động của các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ............................................................................. 93 3.1.5. Sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành trong xã hội các tộc người Nam Đảo......................................................................................... 96 3.2. Phương hướng bảo tồn .......................................................................... 97 3.2.1. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà ở truyền thống còn nguyên vẹn ...... 99 3.2.2. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà truyền thống đang bị biến đổi . 101 3.2.3. Hướng bảo tồn cho khu vực nhà truyền thống đã bị biến đổi hoàn toàn.......................................................................................................... 103 3.3. Tiểu kết ............................................................................................... 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... 119
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm cấu trúc nhà dài truyền thống của người Êđê .................... 32 Bảng 2.2: Bảng so sánh ngôi nhà dài truyền thống giữa những tầng lớp cư dân Êđê ................................................................................................................... 37 Bảng 3.1: Thống kê số lượng bếp theo từng loại hình nhà ở của người Êđê...... 79 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Ngôi nhà sàn dài truyền thống của tộc người Êđê tại Bảo tàng dân tộc học Hà Nội ...................................................................................................... 33 Hình 2. Nhà sàn truyền thống của người Chăm ở ấp Châu Giang ................. 39 Hình 3. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Raglai tại huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa....................................................................................................... 41 Hình 4. Nhà của người Jarai tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam ......................................................................................................................... 45 Hình 5. Nhà sàn của người Churu hiện nay .................................................... 48 Hình 6: Những ngôi nhà sàn ngắn ngày nay của người Jarai ......................... 51 Hình 7: Tại một số buôn, thanh niên Êđê không còn thiết tha với việc làm nhà sàn dài truyền thống ........................................................................................ 52 Hình 8: Kiểu nhà hiện đại của người Chăm ở ấp Phũm Soài ......................... 54 Hình 9. Nhà mái lá dần được thay thế bằng nhà mái ngói và mái tôn ............ 56 Hình 10: Người Churu được làm thêm một lớp gỗ ngăn cách với mái nhà để chống nóng ...................................................................................................... 57 Hình 11: Mái nhà sàn truyền thống được buộc hoàn toàn bằng các loại dây rừng ................................................................................................................. 58 Hình 12: Sự cố kết giữa bộ mái và khung nhà cũng hoàn toàn bằng dây rừng ......................................................................................................................... 59 Hình 13. Cột gỗ và cột bê tông được sử dụng để làm cột chống sàn ............. 60 Hình 14. Cột trụ không được đặt âm dưới đất mà đặt trên móng bê tông ...... 61
  8. Hình 15 : Cách liên kết truyền thống giữa cột trụ gỗ với các cột gỗ ngang ... 62 Hình 16: Cột chiêng, cột trống trong nhà dài của người Êđê tại Bảo tàng dân tộc học Hà Nội................................................................................................. 64 Hình 18: Gầm nhà sàn Churu biến mất, được xây bít tạo thành một tầng nhà để sinh hoạt...................................................................................................... 66 Hình 19. Gầm sàn nhà người Chăm biến mất và được xây bịt kín để tạo thành một tầng nhà để sinh hoạt................................................................................ 67 Hình 20. Vách nhà được làm bằng tôn ........................................................... 68 Hình 21. Gầm sàn nhà Jarai bị bịt kín và vách nhà làm bằng các tấm gỗ đóng lại ..................................................................................................................... 69 Hình 22.Vách nhà của người Churu................................................................ 70 Hình 23. Cầu thang của người Churu ............................................................. 71 Hình 24. Cầu thang bằng gỗ đã được thay bằng cầu thang bê tông và kim loại ......................................................................................................................... 71 Hình 25. Bộ công cụ nghề mộc của người Kinh ............................................ 73 Hình 26. Khuôn viên các ngôi nhà có hàng rào ngăn cách ............................. 74 Hình 27: Các giantrong nhàngười Êđê không còn được phân chia rõ ràng như trước kia........................................................................................................... 76 Hình 28: Bếp của người Raglai hiện nay ........................................................ 77 Hình 29: Bản vẽ cấu trúc mặt trái nhà ở người Chăm, An Giang ................ 119 Hình 30: Bản vẽ cấu trúc mặt phải nhà ở người Chăm, An Giang ............... 119 Hình 31: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nh à ở người Chăm, An ............... 120 Hình 32: Nhà ở người Chăm tỉnh An Giang ................................................. 120 Hình 33: Bản vẽ cấu trúc mặt phải nhà ở người Chăm, An Giang ............... 121 Hình 34: Bản vẽ cấu trúc mặt trái nhà ở người Chăm, An Giang ................ 121 Hình 35: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Chăm, An Giang ..... 122 Hình 36: Bản vẽ kết cấu tổng thể ngôi nhà người Chăm, An Giang ............ 122 Hình 37: Nhà ở người Chăm, An Giang ....................................................... 123
  9. Hình 38: Bản vẽ kết cấu khung nhà ở người Chăm, Ninh Thuận................. 124 Hình 39: Bản vẽ kết cấu vách nhà ở người Chăm, Ninh Thuận ................... 125 Hình 40: Bản vẽ kết cấu mặt trước ngôi nhà ở người Chăm, Ninh Thuận ... 125 Hình 40: Hàng rào hiên cửa nhà ở người Chăm, Ninh Thuận ...................... 126 Hình 41: Vách và mái nhà người Chăm, Ninh Thuận .................................. 126 Hình 42: Kết cấu mái chống nóng nhà ở người Chăm, Ninh Thuận ............ 127 Hình 43: Bản vẽ kết cấu tổng thể nhà ở truyền thống người Êđê ................. 127 Hình 44: Bản vẽ mặt trước nhà người Êđê ................................................... 128 Hình 45: Bản vẽ kết cấu mặt dọc và mặt ngang nhà người Êđê ................... 128 Hình 46: Bản vẽ cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Êđê........................... 129 Hình 47: Cầu thang trước cửa nhà người Êđê............................................... 130 Hình 48: Kết cấu bên trong nhà người Êđê................................................... 131 Hình 49: Bản vẽ tổng thể nhà ở người Churu ............................................... 131 Hình 50: Kết cấu vách và máí nhà người Churu........................................... 132 Hình 51: Kết cấu vì kèo mái nhà ở người Churu .......................................... 132 Hình 52: Cấu trúc bên trong ngôi nhà ở người Churu .................................. 133 Hình 53: Nhà ở người Churu ........................................................................ 134 Hình 54: Kết cấu mái nhà người Churu ........................................................ 134 Hình 55: Bản vẽ kết cấu tổng thể nhà ở người Jarai ..................................... 135 Hình 56: Bản vẽ mặt trục đứng nhà ở người Jarai ........................................ 135 Hình 57: Cửa chính nhà người Jarai ............................................................. 136 Hình 58: Cầu thang sau nhà của người Jarai................................................. 136 Hình 59: Mặt trục đứng phía sau ngôi nhà ở người Raglai .......................... 137 Hình 59: Trục đứng trước nhà ở người Raglai.............................................. 137 Hình 60: Nhà ở người Raglai ........................................................................ 138 Hình 61: Cầu thang giữa của nhà người Raglai ............................................ 138
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo ngôn ngữ - văn hóa, các tộc người ở Việt Nam được xếp thành 8 nhóm khác nhau, trong đó có 5 tộc người thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo là Chăm, Giarai, Êđê, Raglai và Churu. Những tộc người này thuộc loại hình nhân chủng Indonesien, có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesien trong họ ngôn ngữ Nam Đảo, nên thường được gọi là cộng đồng người Nam Đảo. Hiện nay dân số của 5 tộc người này có trên 600 nghìn người, chiếm tỉ lệ gần 1% dân số chung của Việt Nam và trên 0,23% tổng dân số các tộc người Nam Đảo ở Đông Nam Á [53, tr.7]. Các tộc người Nam Đảo thường sinh sống chủ yếu trên địa bàn rừng núi Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ. Trong số những yếu tố thuộc văn hóa vật chất của các tộc người Nam Đảo, ngôi nhà luôn là một trong những đề tài nghiên cứu hấp dẫn, bởi vì các kết quả nghiên cứu về ngôi nhà không chỉ cho thấy giá trị vật thể của nó, mà còn góp phần làm sáng tỏ một số phong tục, tập quán, nghi lễ của các tộc người Nam Đảo có liên quan và diễn ra trong ngôi nhà của họ. Các nghiên cứu cho thấy, nhà ở truyền thống của các tộc người Nam dảo chủ yếu là nhà sàn gỗ, nhưng theo thời gian trở lại đây ngôi nhà sàn truyền thống đã bị biến đổi thành những ngôi nhà nửa sàn nửa trệt, hoặc nhà trệt. Không chỉ bị biến đổi về chất liệu, kiểu dáng, vị thế của các ngôi nhà truyền thống trong văn hóa của các tộc người Nam Đảo cũng đang dần bị biến đổi. Vậy đâu là nguyên nhân của những sự biến đổi này? Đây là một vấn đề khoa học thú vị, cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ. Từ những lý do trên, cùng với mong muốn được góp phần tìm hiểu sâu hơn về ngôi nhà ở truyền thống và những biến đổi của chúng, đồng thời tìm ra 1
  11. những nét đặc sắc riêng trong văn hóa sinh hoạt của các tộc người Nam Đảo, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở Việt Nam: Những biến đổi và hướng bảo tồn”. Chúng tôi tin rằng, đề tài nghiên cứu này không chỉ bổ sung thêm những hiểu biết về văn hóa của các tộc người Nam Đảo ở nước ta, mà còn cung cấp thêm những tư liệu để nhận diện rõ các giá trị văn hóa nhà ở truyền thống của các tộc người Nam Đảo trước những biến đổi nhanh chóng của môi trường sinh thái và môi trường xã hội trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam Các nhà nghiên cứu phương Tây chú ý đến các cộng đồng tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Đông Nam Á chủ yếu từ khi các đế quốc phương Tây tiến hành xâm lược, đô hộ các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây thường tập trung vào 3 lĩnh vực chính: - Nguồn gốc của các tộc người Nam Đảo. Những công trình thuộc lĩnh vực này có thể kể đến là Urheimal und Frahesle Wanderungen (Quê hương ban đầu và cuộc thiên di sớm nhất của người Nam Đảo) của R. Heine Geldern, Reflections on the new data of Southeast Asian Prehistory: Austronesian origin and consequence (Suy nghĩ về những tư liệu mới của tiền sử Đông Nam Á: Nguồn gốc và kết quả Nam Á) của W.G. Solheim II, … - Ngôn ngữ của các tộc người Nam Đảo. Những công trình thuộc loại này thường được công bố dưới hình thức các bài báo, chẳng hạn, Proto- Malaya – Polynesian reflexes in Rade, Jarai and Chru, trong “Studies in Linguistics”, Vol. XVII, 1963 của Thomas M.D., Southeast Asian areal features in Austronesian strata of Chamic languages, trong “Oceanic 2
  12. Linguistics”, Vol. 13, No 1-2, 1974 của Lee E.W., Phonological units in Cham (Các đơn vị âm vị học trong tiếng Chăm) trong “Anthropological Linguistics” của Blood D.L., … - Văn hóa – xã hội của các tộc người Nam Đảo. Có thể kể đến những công trình như La Culture J’rai (Văn hóa Jarai), 1972 của Jacques Dournes, Les Rhades: Une societe de droit maternel (Người Êđê: Một xã hội mẫu quyền) của Anne De Hautecloque -Howe, … Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về các tộc người Nam Đảo được bắt đầu từ góc độ của Dân tộc học và Nhân học. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người của Đặng Nghiêm Vạn (NXB ĐHQG TP HCM, 2009), Tộc người và văn hóa tộc người của Ngô Văn Lệ (NXB ĐHQG TP HCM, 2004), Các dân tộc ở Đông Nam Á (Nguyễn Duy Thiệu cb, NXB Văn hóa dân tộc, 1997), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam) (NXB KHXH, 1984), Dân tộc học đại cương của Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (NXB Giáo dục, 1997), v.v. Nhìn chung, trong những công trình nêu trên, nhóm tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo mới chỉ được đề cập đến một cách đại cương, sơ lược, mang tính chất giới thiệu là chính. Trong số những công trình giới thiệu đại cương về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, tiêu biểu nhất là Lịch sử phát triển xã hội các tộc người Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Triết (NXB KHXH, 2000). 2.2 Tình hình nghiên cứu về nhà ở của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam Trước đây việc giới thiệu về nhà ở của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam được thực hiện rải rác trong một số cuốn sách giới thiệu chung về các tộc người như Hỏi đáp về 54 dân tộc Việt Nam của Đặng Việt Thủy (NXB Quân đội nhân dân, 2009), Tây Nguyên: Vùng đất và Con người của Đinh 3
  13. Văn Thiên, Nguyễn Trung Minh (NXB Quân đội nhân dân, 2010), Các dân tộc ít người ở Việt Nam – Các tỉnh phía Nam (NXB KHXH, 1984), … Có rất ít công trình bàn riêng về nhà ở của nhóm tộc người Nam Đảo. Giới thiệu tương đối đầy đủ và tổng quan về nhà ở của nhóm tộc người Nam Đảo ở Việt Nam là công trình của Chu Quang Trứ: Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam (NXB Mỹ Thuật, 2003). Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu giới thiệu rất vắn tắt về nhà rông Jarai, nhà dài Êđê và nhà sàn Chăm. Hơn nữa đây là tác phẩm giới thiệu toàn bộ kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam cho nên số trang viết về nhà ở của các tộc gười Nam Đảo không nhiều. Đi sâu vào nhà ở của từng tộc người, có 3 công trình về nhà ở của người Chăm, đó là Nhà người Chăm của Nguyễn Văn Luận (Văn hóa tập san, 1975), Nhà người Chăm của Lê Huy Đại (NXB Thế Giới, 2005) và Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận: Truyền thống và biến đổi do Lê Huy Đại làm chủ biên (NXB KHXH, 2011). Đây là những công trình khảo sát nhà ở của người Chăm, nhất là Chăm Ninh Thuận, một cách khá toàn diện. Hai công trình khảo cứu chuyên sâu về văn hóa cư trú của người Êđê được thực hiện vào năm 1942 đều bởi hai nhà khoa học phương Tây, đó là L’habitation Rhadé, les rites et les techniques của Maurice A. (B.I.I.E.H, vol 5, fasc 1) và L’habitation Rhadé của Ner M. (C.E.F.E.O, supplément 2). Với các tộc người Churu, Raglai, Jarai chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu được xuất bản về nhà ở truyền thống của họ. Ngoài những cuốn sách và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, gần đây đã có một số khóa luận, luận văn, luận án đề cập đến nhà ở truyền thống của từng tộc người Nam Đảo ở Việt Nam chẳng hạn: Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Kĩ thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà ở truyền thống của người Churu ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia 4
  14. Hà Nội) [16]. Đinh Thị Minh Nguyệt (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Jarai và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [33]. Trương Thị Bảo Ngọc (2014), Kĩ thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà ở truyền thống của người Jarai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [32]. Phan Thu Hà (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Churu và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [17]. Hạ Thị Xuân Khoa (2014), Kĩ thuật dựng nhà và cấu trúc ngôi nhà truyền thống của người Chăm ở An Giang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [25]. Cao Thị Minh Châu (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Chăm và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại An Giang), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [5]. Hoàng Ánh Vân (2014), Những biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống của người Raglai và phương hướng bảo tồn (Khảo sát tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) [59]. Tăng Việt Hương (2013), Văn hóa cư trú của người Êđê ở Tây Nguyên: Trường hợp nhà dài, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [22]. Nguyễn Thị Nga (2012),Văn hóa cư trú của người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [31]. Đỗ Thị Xuân Hiếu (2010), Nhà Rông trong đời sống văn hóa của người Giarai ở Gia Lai, Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [21]. 5
  15. Như vậy là, cho đến nay, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về nhà ở truyền thống của một vài tộc người Nam Đảo nhưng chưa có một công trình nào khảo sát đầy đủ, toàn diện và hệ thống về nhà ở truyền thống của nhóm tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. Đấy là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Người viết tập trung nghiên cứu về ngôi nhà ở truyền thống của 5 tộc người: Churu, Êđê, Jarai, Raglai, Chăm; nghiên cứu những ngôi nhà ở truyền thống đang bị biến đổi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn hướng vào nhà ở truyền thống của đồng bào 5 tộc người Nam Đảo đang sinh ở vùng Tây Nguyên, An Giang, Ninh Thuận, Khánh Hòa. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những nét khái quát, đặc trưng về nhà ở truyền thống của cộng đồng các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. - Tìm hiểu thực trạng biến đổi và những biến đổi của nhà ở truyền thống của cộng đồng các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam - Tìm ra nguyên nhân của những biến đổi và bước đầu đưa ra hướng bảo tồn cho những ngôi nhà ở truyền thống. 4.2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, mục đích của luận văn là nhằm tìm ra nguyên nhân biến đổi và xu hướng biến đổi của các ngôi nhà ở truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở nước ta, từ đó bước đầu đưa ra các hướng bảo tồn, nhằm gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của tộc người. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích- tổng hợp tư liệu: Vận dụng phương pháp này để thu thập, xử lý các nguồn tư liệu cổ và tư liệu thu thập được qua sách báo 6
  16. và các đề tài nghiên cứu, người viết tổng hợp, đối chiếu, phân tích số liệu qua các nguồn tư liệu tiếp cận được, các chỉ thị, nghị quyết và báo cáo định kỳ trên các địa bàn nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phương pháp thống kê - so sánh: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê để thống kê thành hệ thống các bảng biểu về số lượng bếp, đặc điểm cấu trúc nhà ở truyền thống nhằm so sánh làm sáng tỏ những khía cạnh biến đổi của ngôi nhà ở truyền thống hiện nay. Phương pháp miêu tả: Người nghiên cứu đã sử dụng triệt để phương pháp miêu tả để phác họa về các đặc điểm của ngôi nhà ở truyền thống của cộng đồng các tộc người Nam Đảo ở nước ta hiện nay và những biến đổi của chúng. Phương pháp lịch sử: Người nghiên cứu tìm hiểu về nhà ở truyền thống và những biến đổi của nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở nước ta dưới góc độ lịch đại và đồng đại qua các tư liệu cổ và đặc biệt tài liệu sử học có liên quan tới các tộc người Nam Đảo. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tổng hợp các kiến thức từ các ngành khác nhau liên quan đến vấn đề nghiền cứu. Phương pháp này đã cho người nghiên cứu một cái nhìn tổng quát, đa dạng về vấn đề nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau, giúp người nghiên cứu đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan, đồng thời không bỏ sót các thành tố văn hóa tác động tới đối tượng nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm tư liệu cho khoa học nghiên cứu văn hóa dân tộc. Việc nghiên cứu về nhà ở truyền thống và những biến đổi của chúng sẽ góp phần làm rõ thêm tiến trình phát triển văn hóa của các cộng đồng người Nam Đảo ở nước ta, cũng như các truyền thống văn hóa của họ đã được hình thành trong quá trình sinh sống và phát triển lâu dài. 7
  17. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần nhận diện vị thế văn hóa của nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo đối với công cuộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nghiên cứu những biến đổi và xu hướng biến đổi của nhà ở truyền thống là nghiên cứu về công cuộc đổi mới đời sống văn hóa, từ đó góp phần đưa ra các cơ sở khoa học cho những nhận định, chính sách trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời đại mới. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam Chƣơng 2: Nhà truyền thống của tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và những biến đổi của chúng Chƣơng 3: Nguyên nhân biến đổi và hướng bảo tồn cho những ngôi nhà truyền thống của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam 8
  18. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỘC NGƢỜI NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM 1.1. Nguồn gốc tộc ngƣời và sự phân bố dân cƣ 1.1.1. Nguồn gốc tộc người Những nghiên cứu gần đây cho thấy địa bàn cư trú của các tộc người Nam Đảo trên thế giới hầu như nằm gọn trong khu vực Đông Nam Á. Dân số của cộng đồng này chiếm tỉ lệ 55,5% dân số chung của toàn khu vực. Trong số đó, có 5 tộc người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (Chăm, Raglai, Churu, Giarai, Êđê); dân số của 5 tộc người này chiếm tỉ lệ 7,3% tổng dân số các tộc người thiểu số của cả nước; địa bàn cư trú lâu đời của 5 tộc người này là vùng đất thuộc Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung [53, tr.7]. Việc tìm hiểu nguồn gốc của các tộc người Nam Đảo là một vấn đề khoa học lớn, đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Việc giải quyết vấn đề nguồn gốc xuất phát của người Nam Đảo ở Việt Nam còn nhiều ý kiến khác nhau. Dựa trên những ý tưởng khoa học kết hợp với nhiều kết quả nghiên cứu gần đây của các ngành khoa học về Khảo cổ, Dân tộc, Nhân Chủng…một số nhà khoa học Việt Nam đã hướng suy nghĩ về cội nguồn lịch sử của những người Nam Đảo ở Việt Nam, là một trong những hệ quả từ quá trình thiên di của lớp người Deutero - Mã Lai thời đồ đá. Trong quá trình thiên di ấy, một bộ phận của lớp người này đã tiếp cận và dừng chân trên vùng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Bộ phận này tụ cư thành nhiều nhóm trên khắp địa bàn miền Trung và Nam của Trung Bộ. Chính những người này và con cháu của họ đã sáng tạo ra phức hệ văn hóa Bàu Trám - Sa Huỳnh được các nhà Khảo cổ học xếp vào thời sơ sử. Hai nhà khảo cổ học, Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Hà Văn Tấn đã có những nhận định rất thuyết phục về mối quan hệ giữa các tộc người Nam Đảo với với văn 9
  19. hóa Sa Huỳnh: “Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh là tổ tiên trực tiếp của những cư dân đã xây dựng các quốc gia Chăm Pa” [45, tr.49 ]; “Văn hóa Chăm Pa nảy sinh từ văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu của người Sa Huỳnh cổ” [61, tr.109]. Bên cạnh vấn đề về nguồn gốc xuất phát của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam nói chung, là vấn đề nguồn gốc hình thành từng tộc người nói riêng trong nhóm tộc người này cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Có một số ý kiến cho rằng các tộc người Giarai, Êđê, Raglai, Churu ra đời sau tộc người Chăm, trên cơ sở một bộ phận của tộc người Chăm tách ra mà hình thành…Trong lịch sử có một bộ phận người Chăm vì không chịu đựng nổi sự thống trị của Hindu nên đã từ bỏ nước Lâm Ấp mà thiên di lên vùng Trường Sơn, chinh phục và hòa huyết với cư dân bản địa rồi hình thành nên người Giarai và người Êđê, khai phá cao nguyên Đắk Lắk - Pleiku…Gần đây trong cuốn sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam, các tỉnh phía Nam” của Viện dân tộc học có nhận định rằng “Những nhóm cư trú kế cận người Chăm giáp với đồng bằng như Churu, Raglai mang nhiều yếu tố sâu sắc của văn hóa Chăm, gợi mối nghi ngờ: họ là một bộ phận của người Chăm mới tách ra và chuyển lên miền núi” [60, tr.59] Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã bước đầu tìm hiểu được nguồn gốc của tộc người Nam Đảo ở Việt Nam như sau: Vào thời đại Đá Mới, trên địa bàn thuộc miền Trung và miền Nam Trung Bộ của Việt Nam ngày nay đã có lớp người Deuterco - Malais sinh sống. Lớp người này phân chia thành nhiều nhóm, dừng chân trên từng địa bàn riêng, có những đặc thù về địa lý sinh thái. Đời sống của mỗi nhóm như vậy phải thích nghi và chịu tác động của những yếu tố địa lý - sinh thái - nhân văn đặc thù, dần dần làm biến đổi và tạo ra những khác biệt nhất định so với ban đầu trong các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ… Đó là một quá trình lịch sử lâu 10
  20. dài. Trong đó sự tự thân vận động của mỗi nhóm trong không gian sinh tồn của měnh không tránh khỏi những tác động nhất định từ các ngữ hệ ở nhiều vùng trên thế giới đến. Con đường phân ly của lớp người Deutero - Malais ở niềm Nam Đông Dương đã diễn ra như vậy để định hình những nhóm người có nét riêng trong văn hóa và hình thành tâm lí tộc người riêng. Có thể khi bước vào thời đại kim khí, thì người Malayo - Polyesien ở miền nam Đông Dương đã hình thành năm nhóm người. Một nhóm dừng chân trên cao nguyên Gia Lai - Kom Tum, sinh tụ trên vùng đất có nhiều dòng sông chảy qua và có nhiều thác nước. Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là người Giarai. Trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ “giơ rai” có nghĩa là “thác nước”. Một nhóm dừng chân trên cao nguyên Đắk Lắk màu mỡ, sinh tụ trên một vùng đất có nhiều suối và rừng tre. Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là “Orang Êđê”. Trong ngôn ngữ Nam Đảo thì từ “orang” nghĩa là “người”, “êđê” có nghĩa là “tre”. Một nhóm dừng chân trên vùng thung lũng Đran tương đối bằng phẳng thuộc cao nguyên Lang Bian, gần nơi cư trú của tộc người Cơ Ho (thuộc ngữ hệ Môn- Khmer). Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là người Cru (Chu ru). Trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ “Cru” có nghĩa là “chiếm đất mới”. Một nhóm dừng chân ở vùng rừng rậm, núi non hiểm trở thuộc rìa đông của Nam Trường Sơn- Tây Nguyên. Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là Orang Glai. Trong ngôn ngữ Nam Đảo, “Glai” có nghĩa là “rừng rậm”. Tên Orang Glai còn ám chỉ sự phân biệt với người ở biển “Orang La Út” (trong ngôn ngữ Nam Đảo, “Laut” có nghĩa là “biển”. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2