Academia.eduAcademia.edu
Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) Hồng Thị Minh Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60.31.01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững. Phân tích, đánh giá thực trạng về tiềm năng phát triển du lịch, tình hình phát triển du lịch theo hướng bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường sinh thái trong quá trình phát triển du lịch bền vững. Đánh giá, làm rõ những thành tựu cũng như những hạn chế trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ. Đưa ra một số quan điểm định hướng và giải pháp như: hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển; phát triển nguồn nhân lực; mở rộng thị trường; đẩy mạnh sự tham gia cộng đồng dân cư; tăng cường bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái; thành lập và củng cố các hiệp hội ngành nghề trong du lịch nhằm phát triển du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) theo hướng bền vững Keywords: Du lịch; Du lịch bền vững; Hà Nội; Phát triển Du lịch Content M ăĐ U 1. Tínhăc păthi tăc aăđ ătƠi: Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, Đảng ta nhất quán đường lối hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đặt ra cho ngành du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng phải ra sức nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước tích luỹ kinh nghiệm hội nhập. Việt Nam trong tiến trình hội nhập cùng phát triển đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn, được ưa chuộng nhất Châu Á. Du lịch được khẳng định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan, thúc đẩy giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia, giữa các dân tộc. Thời gian qua, nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong đó chính sách mở cửa chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho ngành du lịch Việt Nam có những tiến bộ đáng kể. Năm 2006, Việt Nam đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế tăng 3% so với năm 2005, năm 2007 là hơn 4,1 triệu lượt khách, tăng 16% so với năm 2006 và mục tiêu năm 2010 Việt Nam sẽ là điểm đến của 6 triệu lượt khách quốc tế. Nằm trong xu thế chung đó, Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) - một khu vực có nhiều danh lam thắng cảnh - cũng đã và đang có những chính sách, chiến lược riêng nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh mình, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư. Lợi thế của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) là có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Tây (cũ) phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch được coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển sự phát triển của ngành du lịch Hà Tây (cũ) vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành như: các kế hoạch phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, chưa đồng bộ nên hiệu quả chưa cao, vấn đề khai thác và bảo tồn các danh thắng, cảnh quan còn nhiều bất cập, môi trường ô nhiễm, nhiều khu di tích đang xuống cấp, thậm chí có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Do đó, vấn đề phát triển du lịch theo hướng bền vững được đặt ra một cách bức thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Hà Tây” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiênăcứu Phát triển du lịch ở Việt Nam là một vấn đề được nhiều nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. Điển hình như một số công trình sau: “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam”, Đinh Trung Kiên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010”, Tổng Cục du lịch Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê, 1994; “Quản trị kinh doanh khách sạn”, Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, nhà xuất bản Lao động - xã hội, 2004;“Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Việt Nam”, luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Đảng, 2007; … Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch từng vùng hoặc từng địa phương cụ thể, Tiêu biểu là: “Hà Tây đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề”, bài viết của Lại Hồng Khánh, 2005, Tạp chí Du lịch Việt Nam; “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó đối với quốc phòng - an ninh”, luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Đình Sản, 2007; Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam mới chỉ được đề cập ở những khía cạnh riêng biệt của nó trong một số công trình. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và hệ thống về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Việt Nam nói chung, ở các địa phương nói riêng. Việc nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm đưa ngành du lịch ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) đi lên góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý đã được các cấp, các ngành và đặc biệt là Sở Du lịch Hà Tây quan tâm tiến hành từ rất sớm. Mặc dù vậy, vấn đề phát triển bền vững du lịch ở khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) vẫn còn nhiều khía cạnh phải tiếp tục nghiên cứu, nhìn nhận, đánh giá cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế đang có nhiều biến động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. M căđíchăvƠănhi măv ănghiênăcứu 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch của khu vực này theo hướng bền vững. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế trong phát triển du lịch theo hướng bền vững của khu vực này. - Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) phát triển theo hướng bền vững. 4. Đ iăt ợngăvƠăph măviănghiênăcứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển du lịch theo hướng bền vững. Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn nghiên cứu lĩnh vực du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) trong những năm gần đây. 5. Ph ngăphápănghiênăcứuă Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê kinh tế, so sánh và dự báo… 6. Nh ngăđóngăgópăm iăc aălu năvĕn - Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch theo hướng bền vững. - Phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu cũng như những hạn chế trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) theo hướng bền vững. 7. B ăc căc aălu năvĕn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu thành 3 chương: Chương1: Những vấn đề chung phát triển du lịch bền vững. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). CH NGă1:ă 3 NH NGăV NăĐ ăCHUNGăV ăPHÁTăTRI NăDUăL CHăB NăV NGă 1.1. DUă L CHă VÀă VAIă TRÒă C Aă Nịă TRONGă Đ Iă S NGă KINHă T ă - XÃă H Iă C AăVI TăNAM. 1.1.1. Kháiăni măduăl chă Khái niệm du lịch với nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nới cư trú thưởng xuyên của họ. Mầm mống đầu tiên của hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu xuất hiện từ cuộc phân chia lao động xã hội lần thứ hai (ngành thủ công xuất hiện và tách ra khỏi ngành nông nghiệp). Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng. Do đó, để đưa ra một định nghĩa của hiện tượng đó vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn là một vấn đề hết sức khó khăn. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về du lịch. Chẳng hạn như: Năm 1811 lần đầu tiên ở Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Định nghĩa về du lịch trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch - Le Ditionnaire international du tourisme - do Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp để liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ.” Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada (tháng 6/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Khái niệm du lịch được nêu tại điều 10 trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nới cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Thứ nhất, du lịch là sự di chuyển là lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tư nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. Thứ hai, du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh. 1.1.2. Nh ngăđi uăki năđ ăphátătri năduăl chă 1.1.2.1. Đi uăki năanăninhăchínhătr ăvƠăanătoƠnăxƣăh i: Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Bầu không khí hoà bình trên thế 4 giới ngày càng được cải thiện, các quốc gia đã chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại. Điều này làm cho du lịch tăng trưởng một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngoài ra, thiên tai cũng có những tác động không tốt đến sự phát triển của du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi du lịch của dân cư và cũng làm cho khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch bị hạn chế. 1.1.2.2.ăĐi uăki năkinhăt :ă Một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của du lịch là điều kiện phát triển kinh tế nói chung. Vì sự phát triển của du lịch lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác. Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Do ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm. 1.2.2.3. Chínhăsáchăphátătri năduăl ch:ă Chính sách phát triển của chính quyền ở tại sẽ giữ vai trò quyết định đến hoạt động du lịch ở địa phương đó. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không hỗ trỡ cho hoạt động du lịch thì các hoạt động này cũng khó có thể phát triển được. 1.2.2.4. Nhuăc uăduăl ch Thực tế cho thấy, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu đại chúng và các yếu tố tự thân chính làm gia tăng nhu cầu du lịch là thời gian nhàn rỗi, thu nhập và trình độ giải trí. Thời gian nhàn rỗi là điều kiện để con người thực hiện các chuyến đi du lịch. Thu nhập hay khả năng tài chính của dân cư cũng là yếu tố làm gia tăng nhu cầu du lịch. Trình độ dân trí: sự tăng trưởng của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. 1.2.2.5. Ti mănĕngăduăl ch Một là điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên bao gồm các bộ phận hợp thành như: vị trí địa lý (khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách). ; Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cảnh quan du lịch. Địa hình càng đa dạng, độc đáo càng có sức hấp dẫn đối với du khách; Những khu du lịch có khí hậu ôn hoà cũng thường được du khách lựa chọn; Ngày nay nguồn nước không chỉ có tác dụng tạo ra một bầu không khí trong lành mà ở một số nơi nước còn có tác dụng chữa bệnh (nước khoáng, nước nóng…). Hai là bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn cũng có một vai trò khá quan trọng trong du lịch. Tài nguyên nhân văn là những giá trị lịch sử, văn hoá, các thành tựu về kinh tế, chính trị có ý nghĩa đặc trưng cho từng vùng. Tương tự như giá trị lịch sử, giá trị văn hoá thu hút khách du lịch với mục đích nghiên cứu, tham quan. Ba là các điều kiện về sẵn sàng đón tiếp du khách. Nó bao gồm các điều kiện về tổ chức, các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng, công viên, hệ thống giao thông,… Ngoài ra, các điều kiện về kinh tế cũng có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng phục vụ du khách. 5 1.1.3. Vaiătròăc aăphátătri năduăl chăđ iăv iăđ iăs ngăkinhăt ă- xƣăh iă - Du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là kinh tế nông thôn. - Góp phần xoá đói giảm nghèo. - Du lịch còn có vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. - Hoạt động du lịch tác động mạnh đến dòng chảy của tiền tệ. - Hoạt động du lịch góp phần kích thích cơ sở hạ tầng phát triển. - Du lịch thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các nguồn đầu tư từ nước ngoài. - Du lịch cũng thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào các dịch vụ, xây dựng, bán sản phẩm du lịch… nên có khả năng giảm tình trạng thất nghiệp ở các địa phương. - Khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống lâu đời thông qua việc phát triển các loại hình du lịch văn hoá: du lịch làng nghề, các lễ hội, các di tích lịch sử… 1.2. PHÁTăTRI NăDUăL CHăB NăV NG 1.2.1. Kháiăni măphátătri năduăl chăb năv ng “Phát triển bền vững” là một khái niệm rất mới, nó phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của nhân loại. Các tổ chức nghiên cứu kinh tế, môi trường khác nhau cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về phát triển bền vững. Năm 1987, Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát triển đã công bố báo cáo: Tương lai chung của chúng ta. Báo cáo này đã đề cập và phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Trong đó “phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của những thế hệ tương lai”. Như vậy, phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí căn bản để đánh giá sự phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Quan điểm này được tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Phát triển nhanh đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng về số lượng phải đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế … Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người. Thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội… Phải rất coi trọng, bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển”, 1.2.2. N iădungăphátătri năduăl chăb năv ng Hiện tại có ba trụ cột của phát triển bền vững đã được thừa nhận và bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng phải hướng tới đạt được cả ba mục tiêu căn bản đó: - Sự bền vững về kinh tế, nghĩa là tạo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định cho tất cả các tầng lớp trong xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. 6 - Sự bền vững xã hội, đó là tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội. Nó đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng tâm là giảm đói nghèo. - Sự bền vững về môi trường, có nghĩa là bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên không thể thay mới, không thể tái sinh và quý hiếm đối với cuộc sống con người. Đối với phát triển bền vững về kinh tế, du lịch tăng trưởng sẽ đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn. Đối với phát triển bền vững về xã hội, du lịch cần phải đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn, việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư và ổn định về xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hoá, xã hội (giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống). Đối với phát triển bền vững về môi trường thì đòi hỏi trong khi phát triển du lịch, việc khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại phải đảm bảo không phương hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai. 1.2.3. Các nguyênătắcăphátătri năduăl chăb năv ng 1.2.3.1.ăăTônătrọngăvƠăquanătơmăđ năcu căs ngăc aăc ngăđồngă 1.2.3.2.ăC iăthi năch tăl ợngăcu căs ngăconăng i 1.2.3.3.ăPhátătri năduăl chăgắnăli năv iăvi căb oăv ăs ăs ngăvƠăb oătồnătínhăđaăd ng 1.2.3.4.ăPhátătri năduăl chăph i phùăhợpăv iăquyăho chătổngăth kinhăt ă-XH. 1.2.3.5.ăThayăđổiătháiăđ ăvƠăthóiăquenăs ngăc aădơnăc 1.2.3.6.ăKhuy năkhíchăs ăthamăgiaăc aăc ngăđồngăđ aăph 1.2.3.7.ăTh liên quan. ng. ngăxuyênătraoădồi,ăthamăkh oăỦăki năc ngăđồngăđ aăph 1.2.3.8.ăăChoăphépăđ aăph 1.2.3.9ăTĕngăc ngăt ăqu nălỦăl yămôiătr ngăvƠăcácăđôiătác ngăc aămình. ngăti păth ăm tăcáchăcóătráchănhi m 1.2.4 Lợiăíchăc aăvi căphátătri năduăl chăb năv ng Ngoài những lợi ích mang tỉnh tổng thể đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn và qua nhiều thế hệ thì phát triển du lịch bền vững cũng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Cụ thể: - Lợi ích cho nhà cung cấp: nếu tạo được nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng được ngày càng lớn nhu cầu của du khách thì doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. - Lợi ích cho khách du lịch: do các điểm du lịch đã được chú ý đầu tư, quy hoạch, khai thác có kế hoạch, đặc biệt là công tác bảo tồn, giữ gìn môi trường được triển khai sâu rộng, nên du khách sẽ được tiếp cận, nghiên cứu và khám phá các nền văn hoá, các phong tục tập quán lâu đời trường tồn qua thời gian. 7 - Lợi ích cho điểm du lịch: Ban quản lý các khu du lịch bằng việc cung cấp các sản phẩm du lịch cho các đơn vị kinh doanh và khách du lịch thu được một khoản lợi nhuận đáng kể sẽ giúp cho họ tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp, bảo tồn các tài nguyên du lịch... 1.3. KHÁIă QUÁTă V ă PHÁTă TRI Nă DUă L CHă THEOă H NGă B Nă V NGă ă VI TăNAMă 1.3.1. Ti mănĕngăduăl chăc aăVi tăNam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S năm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Cămpuchia, phía đông nam trông ra biển Thái Bình Dương và biển Đông. Việt Nam có diện tích 331.211,6 km2, tổng số dân là 85.154 nghìn người (năm 2007), đường bờ biển dài 3.260 km, biên giới đất liền dài 4.510 km. Lãnh thổ Việt Nam có ba phần tư là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi. Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Rừng Việt Nam có nhiều loài cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, pơ mu… Đây là những tiền đề để chúng ta phát triển du lịch với các khu du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì… Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp: Trà Cổ, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né… Có nơi núi ăn lan ra biển tạo nên những vẻ đẹp kỳ vĩ (Vịnh Hạ Long). Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên 7000 di tích lịch sử, văn hoá mang dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước (trong đó có 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu… Đặc biệt là quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. 1.3.2. Quanăđi măvƠăm cătiêu phátătri năduăl chăb năv ng 1.3.2.1.ăQuanăđi mă Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch bền vững. Để có thể khai thác hiệu quả các ưu thế đó, hạn chế sự lãng phí các nguồn tài nguyên du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững, Đảng ta đã đề ra quan điểm về phát triển du lịch: “phát triển du lịch thật sự là một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước…” (tr.178, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX), và “nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình và điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh liên kết với các nước trong hoạt động du lịch …” 8 (tr.287, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Quan điểm này được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch …” (tr.202, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X). Có thể nói, các quan điểm chỉ đạo của Đảng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hợp thành một hệ thống quan điểm lý luận có tác dụng chỉ đạo, hướng dẫn đưa du lịch nước ta phát triển đúng với ưu thế của nó. 1.3.2.2.ăM cătiêuă Trong Nghị quyết Đại hội Đảng X đã đưa ra mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu tổng quát: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch tầm khu vực, phấn đấu đến năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu tổng quát Đảng ta cũng đề ra những mục tiêu cụ thể như: Mục tiêu về kinh tế: ngành du lịch tạo ra sự tối ưu hoá về đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng cán cân thanh toán. Mục tiêu về văn hoá - xã hội: phát triển du lịch tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm cho thu nhập của dân cư tăng lên và chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Mặt khác, phát triển du lịch sẽ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Mục tiêu về môi trường: các dự án đầu tư, quy hoạch du lịch cần phải gắn liền với bảo vệ cảnh quan và môi trường tự nhiên, tôn trọng các quy luật, các giá trị tự nhiên nhằm khai thác, phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững. Mục tiêu về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội: an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ổn định là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Mục tiêu về hỗ trợ phát triển: các ngành khác có nhiệm vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển như cung cấp thông tin, công nghệ, phương tiện, những định hướng chiến lược cơ bản phát triển kinh tế - xã hội… Mục tiêu cụ thể: phấn đấu tốc độ tăng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 2010 đạt 11 - 11,5%năm với các chỉ tiêu cụ thể sau: Năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD. Tỷ trọng ngành du lịch đóng góp trong GDP cả nước năm 2010 là 27%. Đến năm 2020 Du lịch tạo 1,4 triệu việc làm cho xã hội, trong đó có khoảng 350.000 việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực. 1.3.3. Nh ngăthƠnhăt uătrongăphátătri năduăl chătheoăh ngăb năv ng 9 Thứ nhất, công tác xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Thứ hai, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng lên. Năm 2006 du lịch Việt Nam đón 3.583.486 lượt người, tăng 3,0% so với năm 2005. Trong năm 2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4.171.564 lượt người, tăng 16,0% so với năm 2006. Tháng 1/2008 được đánh giá là tháng có tốc độ tăng cao nhất về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm vừa qua (đạt 420.000 lượt người, tăng 13,8% so với cùng kỳ 2007). Trong 11 tháng của năm 2008 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.877.745 lượt người, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Thứ ba, doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2006 thu nhập xã hội của ngành đạt 51.000 tỷ đồng tăng 8,5% so với năm 2005, năm 2007 đạt 56.000 tỷ đồng tăng 9,8% so với năm 2006. Mục tiêu hết năm 2008 doanh thu xã hội của du lịch đạt từ 60.000 đến 62.000 tỷ đồng tăng từ 10,7% đến 13,4% so với năm 2007. Thứ tư, trong năm 2004, mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng Nhà nước mới chỉ hỗ trợ 500 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng du lịch, đến năm 2005 thì con số này được Nhà nước tăng thêm 50 tỷ nữa (550 tỷ đồng). Trong năm 2007, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đạt được thành tựu với 750 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng du lịch ở 59 tỉnh thành trong cả nước. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào du lịch Việt Nam tiếp tục tăng nhanh. Năm 2007 có 47 dự án đầu tư vào du lịch được cấp phép với tổng số vốn lên đến 1,863 tỷ USD tăng 19,57% so với cùng kỳ năm 2006. Thứ năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, đẩy mạnh theo hướng đổi mới phương thức đào tạo. Thứ sáu, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc ngành du lịch diễn ra theo dúng lộ trình và đạt những thành tựu đáng kể. Thứ bảy, công tác xúc tiến quảng bá Du lịch ngày càng được chú trọng đầu tư nhiều hơn. Thứ tám, ngành du lịch đóng góp tích cực tới bảo vệ môi trường, bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thứ chín, ngành du lịch đẩy mạnh mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức WTO. 1.3.4. Nh ngăh năch ătrongăphátătri năduăl chătheoăh ngăb năv ngă Các Nghị định, văn bản pháp luật chưa được triển khai sâu rộng. Luật Du lịch chưa thực sự hoàn thiện và phát huy hết tác dụng trước thực tế sinh động, phúc tạp nên đã gây ra những hạn chế không nhỏ cho sự phát triển của ngành Du lịch. Số lượng khách Du lịch quốc tế đến nước ta ở một số thị trường đang có xu hướng giảm. Tỷ lệ du khách quốc tế đến nước ta tham quan rồi không quay trở lại nữa ngày càng lớn, đây cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm. Vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành. 10 Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Du lịch đã được chú ý nhưng vẫn chưa hiệu quả, gây thất thoát cho ngân sách của địa phương và nhà nước. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của du khách quốc tế. Trình độ của lực lượng lao động của ngành Du lịch cần phải được nâng cao hơn nữa. Đặc biệt là một số cán bộ làm công tác quản lý còn thiếu kinh nghiệm tổ chức, thiếu hiểu biết về pháp luật nhất là Luật Du lịch đã gây trở ngại cho Du lịch phát triển. Những vấn đề xã hội trong phát triển du lịch còn nhiều bất cập như chưa khắc phục được tình trạng mùa vụ trong du lịch nên việc làm của lao động rất thất thường; Lợi ích của cộng đồng dân cư ở các điểm, khu du lịch chưa được quan tâm thoả đáng. Sự phát triển ở những địa phương này thường kéo theo việc tăng giá cả của các hàng hoá và dịch vụ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nói chung; Sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát; Nhiều tài nguyên du lịch nhân văn bị khai thác với cường độ cao trong khi việc bảo tồn, sửa chữa, tôn tạo tài nguyên du lịch được quan tâm chưa thoả đáng; Cùng với sự phát triển của du lịch nhiều tệ nạn xã hội phát sinh: cờ bạc, ma tuý, mại dâm, trộm cắp…lối sống, văn hoá xa lạ theo khách quốc tế du nhập vào Việt Nam làm ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục của Việt Nam. Môi trường sinh thái của các khu Du lịch và nhiều di tích lịch sử đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là một trong những hạn chế đáng lo ngại nhất, vì nó sẽ làm cho Du lịch Việt Nam phát triển mất cân bằng và khó có thể bền vững. CH NGă2:ă TH CăTR NGăPHÁTăTRI NăDUăL CHăTHEO H NGăB NăV NGă ăKHUăV CăT NHăHÀăTỂYăCŨă(NAYăTHU CăHÀăN I) 2.1. TI MăNĔNGăPHÁTăTRI NăDUăL CHă ăKHUăV CăT NHăHÀăTỂYăCŨă(NAYă THU CăHÀăN I) 2.2. TỊNHăHỊNHăPHÁTăTRI NăDUăL CHăTHEOăH NGăB NăV NGă ăHÀăTỂY 2.2.1. Tìnhăhìnhătĕngătr ngă 2.2.1.1. C ăs ăv tăch tăchoăphátătri năduăl chă * Về cơ sở lưu trú phục vụ du lịch : Chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ cũng được nâng tầm đáng kể. Năm 2004, số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn sao là 6 đơn vị, trong đó có 04 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao thì đến năm 2007 có thêm 05 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 02 khách sạn 1 sao. Hàng loạt các khu du lịch đang được nâng cấp cải tạo như : khu du lịch Ao Vua và Đầm Long đang tiến hành thi công xây dựng khách sạn 3 sao với 70 phòng nghỉ ; Khách sạn Anh Quân đang tiến hành cải tạo nâng tổng số phòng nghỉ lên 110 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao ; Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây cũng đang nâng cấp khách sạn Nhuệ Giang lên đạt tiêu chuẩn 4 sao và văn phòng cho thuê, giải quyết tình trạng thiếu nhà nghỉ cao cấp cho khách khi tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn. *Về cơ sở hạ tầng 11 Trong những năm qua đã có sự đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông phục vụ du lịch và bước đầu đã mở rộng nâng cấp được một số tuyến giao thông như đường vào khu du lịch Suối Hai, Đồng Mô, đường 21B đi Chùa Hương... và đường giao thông vào một số làng nghề. 2.2.1.2. L căl ợngălaoăđ ngătrongăngƠnhăduăl ch Số lượng đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh Hà Tây trong thời gian qua có sự gia tăng lớn, năm 2002 đạt 1.650, năm 2004 đạt 2000 người. Số lao động trong ngành năm 2006 tăng lên rõ rệt khoảng 2.550 người, vượt 5% kế hoạch được giao. Năm 2007 tổng số lao động trong toàn ngành có tính chuyên nghiệp khoảng 2.910 người. Hà Tây (cũ) là vùng có nhiều tài nguyên du lịch, các hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, số lượng lao động của ngành này tuy tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn chỉ bằng 8% số lao động trong ngành du lịch tại khu vực Hà Nội (cũ), bằng 3,6% tổng số lao động trong ngành du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ và chiếm 2,1% tổng lao động trực tiếp trong ngành du lịch trên toàn quốc (năm 2007). Trong số này 70% đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch, 48% biết ngoại ngữ, đủ giao tiếp ở mức sơ đẳng. Trình độ đại học hiện tại chiếm tỷ lệ 12,5% . 2.2.1.3. S ăl ợngăăduăkháchăvƠădoanhăthuătừăduăl ch Năm 2006 tổng số lượng khách đạt 3.120.000 lượt, bằng 14,7% so với năm 2005. Năm 2006 khu vực Hà Tây (cũ) có lượng khách nội địa đạt 2.950.000 lượt khách, khách quốc tế đạt 170.000 lượt khách.Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch ước đạt 350 tỷ đồng, đạt yêu cầu so với kế hoạch được giao, tăng 16,7% so với 2005, nộp ngân sách 24 tỷ đồng. Năm 2007 tổng lượng khách đạt 3.921.200 lượt khách tăng 20,5% so với 2005, trong đó khách nội địa là 3.749.380 lượt, khách quốc tế đạt 171.820 lượt khách. Tổng doanh thu xã hội từ du lịch đạt 495 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 35.816 triệu đồng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008 vùng đã đón 3,4 triệu lượt khách tăng 24% so với cùng kỳ năm 2007, doanh thu xã hội được 440 tỷ đồng tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2007. 2.2.2. Tìnhă hìnhă gi iă quy tă cácă v nă đ ă xƣă h iă trongă quáă trìnhă phátă tri nă duă l chă b nă v ngă 2.2.2.1. Gi iăquy tăm iăquanăh ăgi aăphátătri năduăl chăvƠăc ngăđồngădơnăc ăt iăcácă khuăduăl ch Phát triển du lịch là điều kiện tốt để giảm nghèo và giảm nghèo là điều kiện tốt cho du lịch phát triển bền vững. Đây là mối quan hệ mang tính cộng sinh, cho nên, Ngành du lịch Hà Tây cần phải coi việc kết nối phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Đối với chính quyền: du lịch không chỉ cung cấp nguồn vốn đầu tư và nguồn thuế đáng kể, mà còn là công cụ phát triển đa dạng, hữu hiệu, đặc biệt hiệu quả về chi phí, có khả năng mang lại những cơ hội phát triển cho những khu vực và bộ phận dân cư trong xã hội thường được coi là khó tiếp cận, mang lại nhiều lợi ích vật chất và phi vật chất. Đối với người nghèo: du lịch mở ra nhiều cơ hội tạo thêm thu nhập. Thu nhập từ các hoạt động không chính thống có thể là không nhiều nhưng lại là bước đệm quan trọng trong quá trình xoá đói giảm nghèo. 12 Đối với doanh nghiệp: hỗ trợ giảm nghèo có thể tạo nên ý thức tốt trong hoạt động kinh doanh, giảm chi phí hoạt động, đa dạng hoá và cải tiến sản phẩm, đáp ứng tốt đòi hỏi ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đối với du khách: du lịch tới các vùng nghèo khó đang trở thành xu hướng chủ yếu trong du lịch quốc tế, xu hướng này cũng bao gồm cả sự nhận thức và mối quan tâm của du khách về tác động mà chuyến du lịch mang lại. 2.2.2.2. Nh ngăv năđ ăxƣăh iăkhác Không thể phủ nhận tác động tích cực của du lịch đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Tây. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, hoạt động du lịch cũng đã và đang gây ra một số hạn chế ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Sự phát triển của du lịch làm cho mặt bằng giá cả đất đai, bất động sản cùng các hàng hoá thiết yếu tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của một số bộ phận dân cư, nhất là những người không tham gia phục vụ, kinh doanh trong ngành du lịch. Du lịch phát triển đã đem lại công ăn việc làm cho dân cư nhưng các hoạt động kinh tế của địa phương quá phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hoá phục vụ du khách. Việc chú trọng đầu tư cho du lịch đã tạo ra mặt trái là làm cho nền kinh tế địa phương mất cân đối. Về mặt văn hoá - xã hội, phát triển du lịch giúp nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của dân cư. Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm, nghiện hút đang gia tăng trong thời gian gần đây ở Hà Tây. 2.2.3. Môiătr ngăsinhătháiătrongăquáătrìnhăphátătri năduăl chă 2.2.3.1. B oăv ămôiătr ngătrongăphátătri năduăl ch Các khu du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) đã có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là khu vực Ba Vì đã bảo vệ rừng và trồng rừng, tạo ra không khí trong lành, mát mẻ, giữ nguồn nước và chống xói mòn đất. Một số đơn vị kinh doanh như Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Ao Vua đã trồng hàng trăm ha rừng, phủ xanh đất trống, đòi trọc và vận động bà con dân tộc không khai thác, xâm lấn động, thực vật trong rừng, gây dựng cảnh quan cho khu du lịch. Khu du lịch sinh thái Đầm Long - Bằng Tạ cũng đã tiến hành gây nuôi và bảo tồn hàng chục loài động vật quý hiếm như hươu, nai, khỉ; bảo vệ rừng nguyên sinh với 387 loài, 94 họ của 4 ngành thực vật… tạo nên sức hấp dẫn cho khu du lịch. Khu du lịch Thác Đa đã bảo vệ hàng trăm bụi trúc nguyên sinh, tạo nên một môi trường thiên nhiên mát mẻ và kỳ thú, nên đây đang là điểm nghỉ mát lý tưởng của nhiều du khách…Trên cơ sở Chỉ thị số 07 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành, đặc biệt nhấn mạnh vai trò địa phương trong việc đảm bảo ổn định vấn đề trật tự, vệ sinh, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan du lịch.Phối hợp với ngành Văn hoá - Thông tin, các địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Xây dựng các quy định về môi trường tại các điểm du lịch, sử dụng làm tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Hàng năm tổ chức "Tuần lễ môi trường 13 du lịch" tại hai khu vực: Hương Sơn vào dịp lễ hội và khu vực Sơn Tây - Ba Vì vào dịp mùa du lịch hè. 2.2.3.2. V năđ ăkhaiăthác,ăs ăsuyăki tătƠiănguyênăvƠăôănhi mămôiătr ng Trong những năm gần đây việc gia tăng lượng khách du lịch tới các điểm tham quan du lịch, cùng với nó là xu hướng đô thị hoá, sự tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch của các doanh nghiệp du lịch, các dự án phát triển du lịch… dẫn đến sự gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên đã làm tăng áp lực đến môi trường. Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ phận cán bộ quản lý, doanh nghiệp du lịch, người dân tại các điểm du lịch, khách du lịch về bảo vệ môi trường chưa được tốt đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số khu du lịch như chùa Hương, chùa Thầy và một số làng nghề truyền thống. Hoạt động du lịch tại một số khu du lịch sinh thái như rừng quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh - Suối Tiên, Ao Vua, Đầm Long… đã dẫn đến tình trạng chặt phá rừng để xây dựng, làm vật liệu xây dựng, củi nhiên liệu, săn bắt động vật bất hợp pháp… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Thêm vào đó là việc đẩy mạnh loại hình du lịch làng nghề truyền thống đã làm cho môi trường ở các làng nghề này vồn đã ô nhiêm lại càng trầm trọng thêm. Vì số lượng khách du lịch càng tăng lên cũng đồng nghĩa với số lượng rác thải (do du khách tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ như lương thực, thực phẩm… trong quá trình thăm viếng) cũng tăng lên, trong khi đó điều kiện xử lý rác thải ít được cải thiện. 2.3. ĐÁNHăGIÁăCHUNGăV ăPHÁTăTRI NăDUăL CHăTHEOăH NGăB NăV NGă ăKHUăV CăT NHăHÀăTỂYăCŨă(NAYăTHU CăHÀăN I)ă 2.3.1. Nh ngăthƠnhăt uăvƠătácăđ ngăkinhăt ă- xƣăh i - Đã hoàn thành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và xây dựng đề án Phát triển Du lịch Hà Tây đến năm 2020; triển khai xây dựng 20 quy hoạch du lịch. - Ngành đã thu hút gần một nghìn tỷ đồng của các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch tạo thêm nhiều điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch mới. - Thực hiện 13 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề với tổng số vốn 125 tỷ đồng. - Để ngành du lịch của tỉnh thực sự phát triển mạnh, nhanh và bền vững, Sở du lịch tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch, nối các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phát triển du lịch được tăng cường và nâng cao hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là việc đào tạo nâng cao văn hóa du lịch cho nhân dân ở các địa phương trọng điểm về du lịch được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. 14 - Về doanh thu xã hội từ du lịch ngày càng tăng nhanh và ổn định, nhờ đó ngành đã có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách của Nhà nước. - Du lịch phát triển nên cũng tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho lao động, cho nên chất lượng cuộc sống của dân cư được cải thiện. - Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái đang được quan tâm giải quyết. Người dân cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch. 2.3.2. Nh ngăh năch ăvƠănguyênănhơn Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Hà Tây (cũ) vẫn còn thấp so với các địa phương khác, do số lượng khách du lịch nội địa chiếm đa số; cơ cấu khách du lịch có khả năng chi trả và muốn chi trả cao chiếm thiểu số; Tính thời vụ quá lớn của du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch lễ hội làm cho hoạt động kinh doanh ở vùng này trở nên thiếu ổn định; Sự phát triển du lịch tràn lan không tuân theo quy hoạch phát triển đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường kinh tế như tăng giá hàng hoá, giảm hiệu quả kinh doanh du lịch, cạnh tranh không lành mạnh ...; Trình độ lao động cũng như nhận thức của cư dân khu vực về du lịch còn thấp dẫn đến sự phát triển tràn lan của du lịch đại chúng và điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho cho hoạt động quản lý các hoạt động du lịch ở Hà Tây; Về cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông nội tỉnh phát triển chưa đồng bộ, năng lực giao thông thấp; Lượng du khách đến thăm quan mặc dù có tăng lên, nhưng năm 2007 mức chi tiêu bình quân mới đạt 111.000 đồng/khách (6 tháng đầu năm 2008 chỉ số này là 125.000 đồng/khách), tỷ lệ này còn thấp so với các tỉnh, thành phố khác; Sự xuống cấp nghiêm trọng của các khu di tích do sự quản lý, trùng tu, bảo tồn không được chú trọng. Nó làm giảm dần tính hấp dẫn khách du lịch và sự phát triển bền vững của ngành du lịch; Môi trường sinh thái đang phải hứng chịu những tác động huỷ hoại nặng nề và phải mất một thời gian rất lâu nữa mới có thể khôi phục được. Sở dĩ tình hình phát triển của ngành du lịch của Hà Tây có những hạn chế như vậy, là do một số nguyên nhân cơ bản: Do du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ, mới ở giai đoạn đầu phát triển, vì vậy, nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, một số ngành và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về phát triển du lịch còn chưa đầy đủ; Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch du lịch chưa được quan tâm một cách đúng mức; Vấn đề đầu tư các nguồn lực cho phát triển du lịch chưa được chú trọng và còn ở tỷ lệ thấp; Công tác tuyên truyền quảng bá tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa tập trung nhiều vào phục vụ cho xúc tiến thu hút đầu tư; Việc xác định hướng đi cho công tác phát triển du lịch chưa có trọng tâm, trọng điểm. Vai trò cơ quan tham mưu về du lịch từ tỉnh đến các huyện, thị xã còn hạn chế; Lực lượng lao động trong ngành trình độ học vấn và hiểu biết còn chưa cao. ý thức của dân cư sống tại các điểm du lịch vẫn còn thấp. Đ NHăH THEOăH CH NGă3:ă NGăVÀăGI IăPHÁPăPHÁTăTRI NăDUăL CHă NGăB NăV NGăKHUăV CăT NHăHÀăTỂYăCŨă (NAYăTHU CăHÀăN I)ă 15 B IăC NHăM IăVÀă NHăH NGăC AăNịăĐ IăV IăPHÁTăTRI NăDUă L CHăTHEOăH NGăB NăV NGă ăT NHăHÀăTỂYă(CŨ) Cùng với quá trình đổi mới nền, kinh tế Việt Nam đã và đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới - nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội đồng thời cũng tạo ra những thách thức rất lớn cho du lịch Việt Nam. Đặc biệt hơn, từ ngày 1/8/2008, Chính phủ quyết định sát nhập toàn bộ địa bàn của tỉnh về với thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước. Sự kiện này đã mở ra một trang mới cho toàn tỉnh nói chung và cho ngành du lịch của tỉnh nói riêng. Ngành du lịch Hà Tây (cũ) sẽ có điều kiện phát triển hơn nữa. 3.2. QUANăĐI MăĐ NHăH NGăPHÁTăTRI NăDUăL CHăB NăV NGă ăHÀăN I 3.1. - Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Quan điểm phát triển du lịch bền vững về môi trường tự nhiên và văn hoá XH. - Phát triển du lịch Hà Tây phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh khác. - Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành. - Phát triển du lịch góp phần xoá đói giảm nghèo. 3.3. Các gi iăphápăphátătri năduăl chătheoăh ngăb năv ngă ăkhuăv căt nhăHƠăTơyă (nayăthu căHƠăN i) 3.3.1. Gi iăphápăv ăquyăho chăphátătri năduăl chă Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Tây (cũ) đến năm 2010 đã được phê duyệt, tiến hành rà soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở dang; chuẩn bị triển khai quy hoạch các khu du lịch trọng điểm còn chưa có quy hoạch nhất là tại cụm Sơn Tây - Ba Vì và khu vực ven đô, theo hướng: Cụm Sơn Tây - Ba Vì: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo tại các điểm du lịch xung quanh núi Ba Vì, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, Đường Lâm kết hợp khai thác các giá trị văn hoá xứ Đoài; Cụm Hà Đông và phụ cận: Khai thác lợi thế ven đô, tập trung phát triển thành một trung tâm dịch vụ hội nghị hội thảo, khách sạn cao cấp, các khu vui chơi giải trí hiện đại và du lịch làng nghề kết hợp du lịch văn hoá; Cụm Hương Sơn - Quan Sơn: Khai thác du lịch văn hoá lễ hội tại Hương Sơn và du lịch sinh thái tại hồ Quan Sơn. 3.3.2. Gi iăphápăv ăđ uăt ăphátătri năduăl chăb năv ngă Để hoạt động đầu tư vào ngành du lịch đạt hiệu quả lâu dài ngành Du lịch Hà Nội cần phải: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cơ bản; quan tâm đến hệ thống đường xá, điện, nước, bưu điện, y tế và các dịch vụ công khác nhằm kích thích đầu tư từ bên ngoài và tạo tâm lý ổn định cho du khách cũng như doanh nghiệp; Đầu tư vào những điểm có khả năng phát triển du lịch cao, quy mô lớn và có khả năng mở rộng trong tương lai nhằm tránh sự phát triển nhỏ lẻ, không hiệu quả. Xác định đầu tư phải theo mức độ ưu tiên 16 cho các điểm giàu tiềm năng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu cần có, và theo yêu cầu xây dựng sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành. 3.3.3. Gi iăphápăv ănguồnănhơnăl căchoăphátătri năduăl chăb năv ng Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động du lịch từ huyện đến địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ các Ban Quản lý các khu di tích, thắng cảnh, để có thể nắm được thực trạng toàn diện các mặt, các đặc trưng phẩm chất, năng lực, các mặt còn yếu kém… từ đó, xây dựng các phương án khắc phục kịp thời. 3.3.4. Gi iăphápăv ăth ătr ng Du lịch thành phố Hà Nội cần phải có kế hoạch không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tiến hành hợp tác với các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Quảng Ninh... đặc biệt với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch Hà Tây (cũ). 3.3.5. S ăthamăgiaăc aăc ngăđồngădơnăc ăvƠoăphátătri năduăl ch Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về các lợi ích do du lịch mang lại, cần nghiên cưú xây dựng những hình thức thực hiện đa dạng, phong phú với quan điểm coi chất lượng là quan trọng; Tăng cường các biện pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia hoạt động du lịch nhằm làm cho họ nhận thức được rõ mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa lợi ích của họ với sự phát triển bền vững về du lịch của địa phương 3.3.6. Gi iăphápăv ăb oăv ătƠiănguyênăduăl chăvƠămôiătr ngăsinhăthái Tập trung mọi nỗ lực nhằm chống xuống cấp, bảo vệ di tích trên nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng và khôi phục nguyên bản các di tích. Vì nhiều khi sự thiếu hiểu biết, thiếu thận trọng, nôn nóng đã biến công tác tôn tạo, bảo vệ di tích thành sự phá hoại di tích nhanh nhất. Trước khi tiến hành tôn tạo cần phải nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ trên tất cả các phương diện: lịch sử, địa hình, đặc điểm khí hậu… xin ý kiến của các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước để có những phương án tối ưu nhất. 3.3.7. ThƠnhăl p vƠăc ngăc cácăhi păh iăngƠnhăngh ătrongăduăl ch Hiệp hội ngành nghề là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của mỗi ngành trong việc cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tư vấn để doanh nghiệp có thể hoạt động một cách tốt nhất. Việc thành lập và củng cố các hiệp hội du lịch có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chiến lược phát triển của toàn ngành cũng như của du lịch Hà Tây (cũ) nói riêng. 3.3.8. Gi iăphápăphátătri năduăl chăc ngăđồngăh ngăt iăphátătri năb năv ngă Hà Tây (cũ) có những tài nguyên du lịch phong tạo cho vùng này có thế mạnh phát triển hình thức du lịch cộng đồng. Lợi ích do hoạt động du lịch này mang lại là rất lớn, do đó, để loại hình du lịch cộng đồng thực sự phát triển có hiệu quả thì các ngành chức năng phải phối 17 hợp với các huyện khảo sát, xây dựng tiêu chí, lựa chọn các làng, bản đạt tiêu chuẩn để quy hoạch tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng. K TăLU N Có thể thấy rằng,phát triển du lịch bền vững không chỉ là vấn đề riêng có của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), mà nó luôn là vấn đề cấp bách và quan trọng đối với phát triển du lịch của Việt Nam. Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm của con người Việt Nam. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy, phát triển du lịch bền vững là nhiệm quan trọng của các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội. Trong thời gian qua, ngành du lịch nói chung và du lịch của khu vực Hà Tây (cũ) nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Số lượng khách quốc tế và trong nước ngày một tăng nhanh, doanh thu, nộp ngân sách nhà nước ngày càng cao. Cơ sở vật chất của ngành được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Nhờ vậy, du lịch đã thu hút nhiều lao động xã hội góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, phát triển du lịch ở đây vẫn còn một số vấn đề bất cập. Đó là sự phát triển du lịch còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể, kế hoạch phát triển và bảo tồn chưa phù hợp và triệt để dẫn đến mất tính bền vững, chu kỳ tồn tại của các sản phẩm lịch ngắn, đơn điệu, có sự trùng lặp giữa các khu, tạo cảm giác nhàm chán cho du khách. Cùng với sự phát triển của du lịch thì tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đã và đang chịu ảnh hưởng xấu từ các hoạt động du lịch. Đời sống của nhân dân bản địa còn nghèo, kiến thức về bảo vệ tài nguyên chưa được phổ cập dẫn đến huỷ hoại tài nguyên. Thực tế cho thấy, sự phát triển du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) còn thiếu bền vững. Do đó, khắc phục hiện trạng này đòi hỏi ngành du lịch Hà Nội cần thực hiện tổng thể các giải pháp về quy hoạch, giải pháp đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng thị trường, giải pháp để có nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hình thức du lịch mới và các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Có như vậy, du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và về lâu dài sẽ phát triển bền vững. References 1. Lª Huy B¸, Vò ChÝ HiÕu, Vâ §×nh Long (2000), Tµi nguyªn m«i tr-êng vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng, NXB Khoa häc - Kü thuËt 2. PGS.TS NguyÔn ThÕ Chinh (2003), Gi¸o tr×nh kinh tÕ vµ qu¶n lý m«i tr-êng, NXB Thèng Kª, Hµ Néi 18 3. TrÇn V¨n Chö (2004), Tµi nguyªn thiªn nhiªn vµ m«i tr-êng víi t¨ng tr-ëng vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë ViÖt Nam, NXB ChÝnh TrÞ Quèc Gia, Hµ Néi 4. Lª Trung Dòng (1997), LÞch LÔ héi, NXB V¨n ho¸ th«ng tin, Hµ Néi 5. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2001), V¨n kiÖn §H §¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX, NXB ChÝnh TrÞ Quèc Gia, Hµ Néi 6. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2006), V¨n kiÖn §H §¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, NXB ChÝnh TrÞ Quèc Gia, Hµ Néi 7. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2001), NghÞ QuyÕt Héi nghÞ lÇn thø III BCH T¦ §¶ng kho¸ IX (TiÕp tôc s¾p xÕp, ®æi míi, ph¸t triÓn vµ n©ng cao hiÖu qu¶ cña doanh nghiÖp Nhµ n-íc), NXB ChÝnh TrÞ Quèc Gia, Hµ Néi 8. NguyÔn V¨n §Ýnh, Ph¹m Hång Ch-¬ng (2000), Qu¶n trÞ kinh doanh l÷ hµnh, NXB Thèng Kª, Hµ Néi 9. NguyÔn V¨n §Ýnh, TrÇn ThÞ Minh Hoµ (2004), Kinh tÕ du lÞch, NXB Lao ®éng - x· héi, Hµ Néi 10. NguyÔn §×nh HoÌ, Vò V¨n HiÕn (2001), Du lÞch bÒn v÷ng, NXB §¹i häc Quèc gia, Hµ Néi 11. Đinh Trung Kiªn (2004), Mét sè vÊn ®Ò vÒ du lÞch ViÖt Nam, NXB §¹i häc Quèc gia, Hµ Néi 12. NguyÔn T- L-¬ng (1999), Giao th«ng vËn t¶i - mét tiÒn ®Ò quan träng ®Ó ph¸t triÓn du lÞch, T¹p chÝ Giao th«ng vËn t¶i, sè 3 - 1999, tr58-59 13. NguyÔn V¨n M¹nh, Hoµng ThÞ Lan H-¬ng (2004), Qu¶n trÞ kinh doanh kh¸ch s¹n, NXB Lao ®éng - x· héi, Hµ Néi 14. NghÞ quyÕt 45 CP cña ChÝnh phñ ngµy 26/6/1993 vÒ ®æi míi qu¶n lý vµ ph¸t triÓn ngµnh du lÞch 15. Quèc Héi n-íc CHXHCN ViÖt Nam kho¸ XI (2005), Lu©t Du lÞch, NXB ChÝnh TrÞ Quèc Gia, Hµ Néi 16. Lª B¸ Th¶o (2002), ViÖt Nam l· nh thæ vµ c¸c vïng ®Þa lý, NXB ThÕ giíi, Hµ Néi 17. Tæng côc Du lÞch ViÖt Nam (1994), Quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn du lÞch ViÖt Nam 1995 - 2010, Hµ Néi 19 18.Tæng côc Du lÞch ViÖt Nam (1995), HÖ thèng c¸c v¨n b¶n hiÖn hµnh vÒ qu¶n lý du lÞch, NXB ChÝnh TrÞ Quèc Gia, Hµ Néi 19. Tæng côc Du lÞch ViÖt Nam (1998), §Ò ¸n ph¸t triÓn du lÞch trong t×nh h×nh míi, Hµ Néi 20. NguyÔn Minh TuÖ (1997), §Þa lý du lÞch, NXB TP Hå ChÝ Minh 21. TrÇn V¨ Tó, TrÇn Quèc V-îng (chñ biªn) (1999), Di tÝch Hµ T©y, Së V¨n ho¸ th«ng tin Hµ T©y 22. TrÇn §øc Thanh (2003), NhËp m«n khoa häc du lÞch, NXB §¹i häc Quèc gia, Hµ Néi 23.NguyÔn ThÕ Th«n (2004), Quy ho¹ch m«i tr-êng ph¸t triÓn bÒn v÷ng, NXB Khoa häc Kü thuËt 24. UBND tØnh Hµ T©y, Së Du lÞch Hµ T©y (2001), Héi th¶o du lÞch Hµ T©y ph¸t triÓn nhanh, m¹nh, hiÖu qu¶, bÒn v÷ng 25. UBND tØnh Hµ T©y, Ban Quy ho¹ch tæng thÓ du lÞch tØnh Hµ T©y, ViÖn Nghiªn cøu ph¸t triÓn du lÞch (1994), Quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn du lÞch Hµ T©y (1995 - 2010) 26. §µo §×nh Vui, NguyÔn §×nh Lª (1994), LÞch sö Hµ T©y, NXB Gi¸o dôc C¸c trang Web: 27. Bé C«ng th-¬ng: www.mot.gov.vn 28. Bé KÕ ho¹ch vµ ®Çu t-: www.mpi.gov.vn 29. Du lÞch Hµ T©y: www.hataytouris.com.vn 30. §¶ng céng s¶n ViÖt Nam: www.cpv.org.vn 31. Tæng côc Du lÞch ViÖt Nam: www.vietnamtouris.gov.vn 32. Tæng côc thèng kª :www.gso.gov.vn 33. www.doanhnghiep24g.com.vn 34. www.thongtindubao.gov.vn 35. www.tiasang.com.vn 20