You are on page 1of 6

Lý thuyết lớp 11 - HK2

1. Định nghĩa từ trường? 3

2. Định nghĩa đại lượng cảm ứng từ? Đơn vị. 3

3. Định nghĩa đường sức từ? 3

4. Định nghĩa từ trường đều. 3

5. Định nghĩa đơn vị Ampe (A) 3

6. Ý nghĩa vật lý của đại lượng từ thông. Đơn vị, công thức. 3

7. Định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ. 3

8. Những vật nào là những vật có tính từ? Thế nào là tương tác từ?
3

9. Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện Il
đặt trong từ trường B. 4

10.Mô tả vectơ cảm ứng từ. 4

11.Lực Lorentz xuất hiện khi nào? Nêu các đặc điểm của lực
Lorentz? 4

12.Tính chất đường sức từ? 4

13.Phát biểu quy tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực từ
tác dụng lên phần tử dòng điện đặt trong từ trường. 4

14.Phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực Lorentz
tác dụng lên một điện tích. 5

15.Hãy cho biết dạng đường sức từ của một số loại dòng điện đơn
giản. 5

16.Phát biểu định luật Lens. 5

17.Định nghĩa hiện tượng tự cảm. 5

18.Định nghĩa suất điện động tự cảm. 5

19.Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 5

20.Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. 5

21.Định nghĩa chiết suất tuyệt đối. 6

22.Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. 6

1/6$ * Không phải đề cương ôn thi


Lý thuyết lớp 11 - HK2

23.Định nghĩa lăng kính. Về mặt quang học, lăng kính được đặc
trưng bởi mấy thông số? 6

2/6$ * Không phải đề cương ôn thi


Lý thuyết lớp 11 - HK2

1. Định nghĩa từ trường?


Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt bao xung quanh vật có tính từ. Nếu
đặt một vật có tính từ khác vào từ trường, vật đó sẽ chịu tác dụng của lực từ.

2. Định nghĩa đại lượng cảm ứng từ? Đơn vị.


Cảm ứng từ của từ trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho từ trường về
phương diện tác dụng lực tại điểm đó.
Đơn vị của cảm ứng từ là Tesla (T).

3. Định nghĩa đường sức từ?


Đường sức từ là đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm
nào trên đường cũng trùng với hướng của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.

4. Định nghĩa từ trường đều.


Từ trường đều là từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau.
Đường sức từ của từ trường đều là các đường thẳng song song và cách đều
nhau.

5. Định nghĩa đơn vị Ampe (A)


Ampe là cường độ của dòng điện không đổi khi chạy trong hai dây dẫn thẳng,
tiết diện nhỏ, rất dài, song song với nhau và cách nhau 1 m trong chân không thì
trên mỗi mét dài của mỗi dây có một lực từ 2.10-7 N tác dụng.

6. Ý nghĩa vật lý của đại lượng từ thông. Đơn vị, công thức.
Từ thông là đại lượng đặc trưng cho số đường sức từ đi qua một diện tích nào
đó.
Đơn vị của từ là: Vêbe (Wb)
Công thức: Φ = BS.cosα (α là góc hợp bởi vectơ pháp tuyến n và B)

7. Định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ.


Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng (suất
điện động cảm ứng) trong mạch kín khi từ thông đi qua mặt giới hạn bởi mạch đó
thay đổi.

8. Những vật nào là những vật có tính từ? Thế nào là tương tác từ?
Vật có tính từ có thể là dòng điện hoặc nam châm.
Tương tác từ là tương tác giữa 2 vật có tính từ. Lực tương tác từ chính là lực từ.

3/6$ * Không phải đề cương ôn thi


Lý thuyết lớp 11 - HK2

VD: tương tác giữa nam châm và nam châm, nam châm và dòng điện, dòng điện
và dòng điện.

9. Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện Il đặt
trong từ trường B.
• Điểm đặt: trên dòng điện.
• Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và cảm ứng từ.
• Chiều: theo quy tắc bàn tay trái.
• Độ lớn: F = BIL.sinα (α là góc hợp bởi B và L)

10.Mô tả vectơ cảm ứng từ.


• Điểm đặt: tại điểm đang xét.
• Phương: tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đang xét.
• Chiều: đi theo chiều của đường sức từ (từ Bắc đến Nam)
• Độ lớn: B = F/ILsinα (α là góc hợp bởi B và L)

11.Lực Lorentz xuất hiện khi nào? Nêu các đặc điểm của lực
Lorentz?
Lực Lorentz xuất hiện khi có điện tích q bay trong từ trường B.
Lực Lorentz có các đặc điểm:
• Điểm đặt trên điện tích
• Phương: vuông góc với B và v.
• Chiều: quy tắc bàn tay trái
• Độ lớn: F = |q|vBsinα (α là góc hợp bởi v và B)

12.Tính chất đường sức từ?


• Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ
một mà thôi.
• Các đường sức từ là các đường cong khép kín, có chiều đi từ cực Bắc đến cực
Nam.
• Nơi nào từ trường mạnh thì các đường sức từ dày đặc, từ trường yếu thì đường
sức từ thưa.

13.Phát biểu quy tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực từ
tác dụng lên phần tử dòng điện đặt trong từ trường.
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay
tới ngón tay trùng với chiều dòng điện, thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của
lực từ tác dụng lên dòng điện.

4/6$ * Không phải đề cương ôn thi


Lý thuyết lớp 11 - HK2

14.Phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực Lorentz
tác dụng lên một điện tích.
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay
tới ngón tay trùng với chiều của vectơ vận tốc (q >0) hoặc ngược chiều vectơ vận
tốc (q < 0), thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lorentz tác dụng lên
dòng điện.

15.Hãy cho biết dạng đường sức từ của một số loại dòng điện đơn
giản.
• Dòng điện thẳng: là các vòng tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc
với I.
• Dòng điện tròn: tại tâm dòng điện, ĐST là 1 đường thẳng.
• Dòng điện ống dây (l >> d): trong lòng ống dây, ĐST là các đường thẳng song
song cách đều nhau.

16.Phát biểu định luật Lentz.


Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường cảm ứng do nó sinh ra có tác
dụng chống lại nguyên sinh ra nó.

17.Định nghĩa hiện tượng tự cảm.


Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch điện
do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra.

18.Định nghĩa suất điện động tự cảm.


Suất điện động do hiệu tượng tự cảm sinh ra được gọi là suất điện động tự cảm.
Công thức tính suất điện động tự cảm:

19.Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.


Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng chùm tia sáng bị gãy khúc khi đi qua
mặt phân cách giữa 2 môi trường truyền ánh sáng.

20.Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.


Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
Tia khúc xạ nằm ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của
góc khúc xạ là một hằng số.

5/6$ * Không phải đề cương ôn thi


Lý thuyết lớp 11 - HK2

sin i
= n21 ⇔ n1 sin i = n2 sin r
sin r

21.Định nghĩa chiết suất tuyệt đối.


Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suát tỉ đối của môi trường đó
đối với chân không.

22.Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.


Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn đến môi trường chiết quang
kém
Góc tới phải lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn.

23.Định nghĩa lăng kính. Về mặt quang học, lăng kính được đặc
trưng bởi mấy thông số?
Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng
không song song.
Về mặt quang học, lăng kính được đặc trưng bởi 2 thông số:
- Góc chiết quang A
- Chiết suất của chất làm lăng kính n.

6/6$ * Không phải đề cương ôn thi

You might also like