intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam”

Chia sẻ: Trung Tri | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

1.468
lượt xem
732
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhiều thập kỷ qua phải nhập siêu về lương thực, chủ yếu mặt hàng gạo, đến nay Việt Nam không những đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này góp một phần quan trọng vào việc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam”

  1. TRƯỜNG......................................... KHOA............................................. LUẬN VĂN Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam
  2. Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 7 1. 1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI NHỮNG NĂM QUA (TỪ NĂM 1989) 7 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của thế giới 7 1. 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của toàn thế giới trong những năm qua 7 1. 1. 1. 2. Những nước tiêu thụ gạo chủ yếu 8 1. 1. 2. Nhập khẩu gạo của thế giới 9 1. 1. 2. 1. Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới 9 1. 1. 2. 2. Những nước nhập khẩu gạo chủ yếu thời gian qua 10 1. 1. 3. Xuất khẩu và giá cả gạo những năm qua 13 1. 1. 3. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo của thế giới 13 1. 1. 3. 2. Tình hình xuất khẩu gạo của những nước chủ yếu 14 1. 1. 3. 3. Tình hình giá cả và cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới 18 1. 2. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA (TỪ NĂM 1989 ĐẾN NAY) 21 1. 2. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo trong nước 21 1. 2. 1. 1. Sản lượng lúa gạo qua các năm 21 1. 2. 1. 2. Đánh giá lợi thế của Việt Nam trong sản xuất gạo xuất khẩu 23 1. 2. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 24 1. 2. 2. 1. Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm 24 1. 2. 2. 2. Số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu 26 1. 2. 2. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 28 1. 2. 2. 4. Giá cả và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam 30 1. 2. 3. Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo 33 1
  3. CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 35 2. 1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU 35 2. 1. 1. Giống lúa 35 2. 1. 2. Phẩm chất 36 2. 1. 3. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch 37 2. 1. 4. Công nghệ chế biến xuất khẩu 37 2. 1. 5. Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu 38 2. 1. 6. Bao bì, bao gói, bảo quản vận chuyển 39 2. 2. CÁC YẾU TỐ VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH, GIÁ CẢ 40 2. 2. 1. Các yếu tố chi phí trong sản xuất - chế biến 41 2. 2. 2. Các yếu tố chi phí trong chuyên chở , bảo quản 42 2. 2. 3. Các yếu tố chi phí marketing (nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại....) 43 2. 2. 4. Giá thành xuất khẩu và giá xuất khẩu của gạo Việt Nam 45 2. 3. CÁC YẾU TỐ VỀ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨU VÀ YỂM TRỢ XUẤT KHẨU 46 2. 3. 1. Kênh phân phối xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu 46 2. 3. 2. Hoạt động yểm trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu (quảng cáo, hội trợ triển lãm...) 49 2. 4. CÁC YẾU TỐ VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VỊ THẾ CỦA ĐỐI THỦ 50 2. 4. 1. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước (quy hoạch, đầu tư...) 50 2. 4. 2. Các chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu 53 2. 4. 3. Quan hệ cung cầu của bản thân thị trường gạo thế giới 55 2. 4. 4. Tương quan vị thế của Việt Nam với các đối thủ (Thái Lan, Ấn độ) 57 2. 5. KẾT LUẬN CHUNG CHO CHƯƠNG 2 6O 2
  4. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 62 3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI (ĐẾN NĂM 2010) 62 3. 1. 1. Dự báo thị trường gạo thế giới trong tương lai 62 3. 1. 2. Mục tiêu định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm tới 65 3. 1. 3. Chiến lược thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 67 3. 1. 3. 1. Thị trường châu Á 67 3. 1. 3. 2. Thị trường châu Phi 68 3. 1. 3. 3. Thị trường châu Mỹ La tinh 68 3. 1. 3. 4. Thị trường châu Âu (EU và SNG) 69 3. 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 70 3. 2. 1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu 70 3. 2. 1. 1. Giải pháp về giống lúa và quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu 71 3. 2. 1. 2. Giải pháp về công nghệ chế biến và thương hiệu gạo xuất khẩu 73 3. 2. 1. 3. Giải pháp về bảo quản, chuyên chở, bao bì đóng gói 75 3. 2. 2. Nhóm giải pháp giảm thiểu chi phí và cạnh tranh giá cả 76 3. 2. 2. 1. Giải pháp giảm chi phí sản xuất và chế biến 76 3. 2. 2. 2. Giải pháp giảm chi phí chuyên chở và bảo quản trong nước 77 3. 2. 2. 3. Giải pháp giảm chi phí marketing xuất khẩu 78 3. 2. 3. Nhóm giải pháp về kênh phân phối xuất khẩu và đẩy mạnh yểm trợ thượng mại quốc tế 79 3. 2. 3. 1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu xuất khẩu qua trung gian 79 3. 2. 3. 2. Giải pháp giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh 80 3. 2. 3. 3. Đa dạng hoá các hợp đồng xuất khẩu gạo 3
  5. với các phương thức thanh toán linh hoạt 84 3. 2. 4. Nhóm giải pháp về chính sách vĩ mô từ phía Nhà nước 84 3. 2. 4. 1. Các giải pháp hỗ trợ tài chính (quy hoạch, đầu tư, khuyến nông, chuyển giao công nghệ...) 85 3. 2. 4. 2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp Nhà nước trong xuất khẩu gạo 87 3. 2. 5. Các giải pháp khác 88 KẾT LUẬN 90 Tài liệu tham khảo 91 4
  6. LỜI NÓI ĐẦU Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhiều thập kỷ qua phải nhập siêu về lương thực, chủ yếu mặt hàng gạo, đến nay Việt Nam không những đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này góp một phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trong cả nước, mang lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho nước nhà với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 tỷ USD, tương đương 37 triệu tấn gạo (từ năm 1989-2002), nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thắng lợi bước đầu so với thời kỳ trước kia của ta. Nếu xem xét một cách toàn diện về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo, Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, trước hết giá cả, chất lượng và khả năng cạnh tranh còn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, một số nước khác như Campodia, Myanmar cũng có tiềm năng lớn về xuất khẩu gạo. Trong khi đó, quá trình tự do hoá thương mại ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Tình hình đó càng làm cho cạnh tranh trở nên quyết liệt và phức tạp hơn cả ở trong và ngoài nước. Do vậy, nếu chúng ta không sớm có chiến lược dài hạn về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo để tạo ra những bước đột phá mới, chắc chắn chúng ta sẽ khó duy trì được vị trí như hiện nay, chưa nói đến việc tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn viết Khoá luận Tốt nghiệp với đề tài: “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam”. Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, nội dung của Khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát thị trường gạo thế giới và tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm qua 5
  7. Chương 2 : Những yếu tố chi phối năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam Chương 3 : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm gạo của Việt Nam trong những năm tới Do những hạn chế về khả năng của người viết, cũng như về thời gian, và tài liệu nghiên cứu, Khoá luận này khó có thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cùng sự góp ý của đông đảo bạn đọc và xin chân thành cảm ơn. Nhân đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Khoá luận này. 6
  8. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 1. 1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI NHỮNG NĂM QUA (TỪ 1989 ĐẾN NAY) 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của thế giới 1. 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của toàn thế giới trong những năm qua Mức tiêu thụ gạo toàn cầu hiện nay luôn luôn phụ thuộc sâu sắc vào tình hình canh tác và khả năng cung cấp của các nước sản xuất lúa gạo. Trong đó các nước đang phát triển chiếm 96% (năm 1995) tổng sản lượng lúa gạo thế giới. Theo thống kê của FAO, trong 7 năm (1989- 1995), mức tiêu thụ gạo của thế giới đã tăng từ 346,0 triệu tấn lên 376 triệu tấn, tăng gần 8%, trong khi đó mức tăng dân số trong thời kỳ này là 11,5%. Theo các chuyên gia của FAO, để đảm bảo tình hình tiêu thụ ổn định thì mức tăng sản xuất hàng năm phải gấp từ 1,5 đến 2 lần mức tăng dân số. Như vậy, mức tiêu thụ gạo của thế giới tăng quá chậm do bị khống chế bởi khả năng sản xuất. Xét theo từng châu lục, mức tiêu thụ gạo được căn cứ vào sản lượng thóc theo tỷ lệ quy đổi ra gạo, rồi cộng với lượng nhập và trừ đi lượng xuất. Theo thống kê của FAO, mức tiêu thụ gạo ở từng khu vực năm 1995 và năm2000 như sau (bảng 1): Bảng 1 - Tình hình tiêu thụ gạo của các khu vực trong năm 1995 và 2000 (Đơn vị: triệu tấn) Khu vực Năm 1995 Năm 2000 Tỷ trọng % theo khu vực Toàn cầu 376,0 403,3 100,00 Châu Á 342,9 366,7 90,47 Châu Mỹ 18,3 19,7 4,60 Châu Phi 11,1 12,3 3,82 Châu Âu 3,1 3,8 1,10 Châu Đại Dương 0,6 0,8 0,01 7
  9. Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới - Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.31. Nét bao trùm nhất là lượng tiêu thụ gạo tập trung chủ yếu ở châu Á, chiếm trên 90% tổng lượng tiêu thụ thế giới (về sản xuất, khu vực này chiếm trên 91,5% tổng sản lượng lúa gạo thế giới). Đây là khu vực sản xuất, đồng thời là khu vực tiêu thụ hầu hết lượng lúa gạo của thế giới. Tất cả các đại lục khác: châu Âu, châu Phi, và Châu Đại Dương, mức tiêu thụ gạo xem như không đáng kể. Từ năm 1995 dân số thế giới là 5.722 triệu người, riêng châu Á là 3.464 triệu, chiếm trên 60%. Năm 2000, dân số toàn cầu đã vượt qua con số 6 tỷ người, trong đó có khoảng 3,9 tỷ người đang dùng gạo là lương thực chính, với nhu cầu cần 425 triệu tấn/năm, so với sản lượng hiện nay 400,5 triệu tấn, như vậy còn thiếu 24,5 triệu tấn. Đến năm 2001, các con số tương ứng là 6.147 triệu người, 3.720 triệu người và 60,9%. Châu Á thực sự là thị trường mục tiêu (target market) rộng lớn của lúa gạo thế giới, là quê hương lúa gạo thế giới, đã gắn liền với tập quán hàng nghìn năm dùng gạo làm lương thực chính yếu trong các bữa ăn của mình. Năm 1995, trừ số lượng đã xuất khẩu đi các đại lục khác, mức tiêu thụ gạo còn lại của châu Á vẫn gấp 21,4 lần châu Mỹ; 23,2 lần châu Phi; 80,5 lần châu Âu. 1. 1. 1. 2. Những nước tiêu thụ gạo chủ yếu Theo FAO, tổng lượng tiêu thụ gạo của thế giới, riêng năm 2000 là 403 triệu tấn, số lượng này được phân bổ chủ yếu ở các nước châu Á. Trung Quốc với dân số năm 2000 là 1.263 triệu người, chiếm gần 1/3 tổng lượng gạo tiêu thụ của thế giới. Nếu tính cả Ấn Độ (1.015 triệu dân), hai nước khổng lồ này (chiếm gần 38% về dân số) chiếm 54% về tiêu thụ gạo toàn cầu. Mức tiêu thụ gạo của Indonesia gần bằng tổng lượng gạo tiêu thụ của bốn đại lục: châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương. Ngoài các nước châu Á, Brazil (170 triệu dân) là nước tiêu thụ gạo đáng kể ở châu Mỹ. Tiếp đó, Nigeria (124 triệu dân) và Ai Cập (68 triệu dân) cũng là hai nước tiêu thụ gạo lớn ở châu Phi. Mức tiêu thụ gạo 8
  10. của Mỹ (283 triệu dân) thực chất là mức tiêu thụ gạo của gần 5 triệu ngoại kiều châu Á có tập quán tiêu dùng lúa gạo, trong đó có trên 1,3 triệu Việt kiều. 1. 1. 2. Nhập khẩu gạo của thế giới 1. 1. 2. 1. Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới có thể khái quát thành những đặc điểm sau: Một là, mậu dịch gạo quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (3-4%) so với lúa mỳ (20- 30%) trong tổng sản lượng. Sở dĩ như vậy vì nhập khẩu gạo phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hạn chế về cung cấp xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong khi sản xuất và xuất khẩu lúa mỳ chủ yếu ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Pháp... Hai là, lượng nhập khẩu gạo tập trung phần lớn ở các châu Á. Mặc dù là quê hương của lúa gạo, nhưng khu vực này thường chiếm khoảng 60% tổng nhập khẩu của thế giới, thứ đến là châu Phi, Mỹ Latinh. Thậm chí có năm (1969- 1970) tuy châu Á vẫn xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, nhưng lại là khu vực nhập siêu lúa gạo. Ba là, nhập khẩu gạo thường xuyên phân tán ra nhiều nước. Hầu như không có nước nào nhập khẩu đều đặn lượng gạo lớn đạt mức trên 3 triệu tấn hàng năm. Do vậy, không có nước nhập khẩu cá biệt nào giữ vị trí áp đảo, chi phối biến động cung cầu, giá cả trên thị trường gạo thế giới. Mặt khác, đội ngũ các nước nhập khẩu gạo cũng không cố định qua các giai đoạn. Bốn là, lượng nhập khẩu gạo của toàn thế giới, cũng như của từng nước thường xuyên biến động và mang tính thời vụ rõ rệt. Do kết quả mùa màng thu hoạch chi phối, nên có nước như Trung Quốc có năm cần gấp thì nhập nhiều, nhưng năm khác lại giảm nhập đáng kể do mùa màng trong nước tăng lên. Hoặc do một biến động chính trị nào (sự kiện 11/9 ở Mỹ) có thể khiến một số nước tăng lượng dự trữ phòng khi chiến tranh xảy ra, làm cho nhập khẩu tăng đột biến. Trong các tháng mỗi năm, giao dịch gạo quốc tế thường sôi động vào quý IV do yêu cầu dự trữ ở những nước nhập khẩu. 9
  11. Năm là, nhiều nước nghèo, nhất là ở châu Phi, có nhu cầu thực tế dùng gạo khá lớn, nhưng khả năng nhập khẩu gạo lại rất có hạn vì dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài. Từ năm đặc điểm trên, ta có thể nhận thấy tình hình nhập khẩu gạo trên thế giới mang tính thời vụ, hay biến động, chủ yếu giải quyết vấn đề trước mắt cho nhu cầu trong nước. Vì sản lượng gạo hàng năm của các nước này không ổn định, phụ thuộc vào việc được mùa hay mất mùa trong năm... 1. 1. 2. 2. Những nước nhập khẩu gạo chủ yếu thời gian qua Những năm gần đây, trên thị trường gạo thế giới nổi lên những gương mặt quen thuộc và được phân thành hai nhóm nước khá rõ rệt. Nhóm các nước nhập khẩu gồm Indonesia, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Bangladesh, Nga và một số nước châu Phi; nhóm các nước xuất khẩu gồm Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ... Năm 1999 buôn bán gạo trên toàn thế giới tuy không đạt mức kỷ lục của năm 1998, nhưng vẫn tăng đáng kể so với mức ước tính hồi đầu năm của giới chuyên môn. Khối lượng gạo giao dịch toàn thế giới năm 1999 là 25,1 triệu tấn, giảm 8,1% so với 27,3 triệu tấn triệu tấn năm 1998 do sản xuất ở nhiều nước nhập khẩu chính được cải thiện, cùng với chính sách nhập khẩu gạo của một số nước thay đổi. Chính bốn nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới: Indonesia, Phi-lip-pin, Bangladesh, và Brazil làm mậu dịch gạo thế giới giảm 2,2 triệu tấn. Năm 2000, các nước này (ngoại trừ Brazil) tiếp tục cắt giảm khối lượng nhập khẩu. Theo dự báo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ, buôn bán gạo toàn cầu năm 2003 dự kiến ở mức 26,7 triệu tấn, giảm nhẹ so với năm 2002 do Indonesia, Senegal, Nam Phi, Iraq giảm lượng nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, một số nước như Bangladesh, Brazil, Trung Quốc Iran dự kiến sẽ tăng nhập khẩu gạo. * Indonesia - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới (năm 1995: 3,2 triệu tấn; 1998: 6,1 triệu tấn; 1999-2000: 3,9 và 2,0 triệu tấn), đồng thời là bạn hàng chính của Việt Nam, hoạt động nhập khẩu của Indonesia có ý nghĩa quyết định tới cục diện thị trường gạo thế giới và xuất khẩu gạo của Việt Nam. 10
  12. Giai đoạn 2000 – 2002, Indonesia nhập khẩu gạo của Việt Nam với lượng lớn, chiếm tới 24% toàn bộ xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2000. Năm 2002, hạn hán và lũ lụt làm sản lượng thóc của Indonesia giảm 1 triệu tấn xuống còn 48,9 triệu tấn, nên phải nhập 3 triệu tấn, gấp 2 lần năm 2001. Theo Ông Widjanarko Puspoyo, Giám đốc cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết năm nay (2003) Bulog dự định sẽ nhập khẩu hơn 700.000 tấn gạo từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, theo các hợp đồng giữa Chính phủ để đưa vào kho dự trữ. Lượng gạo tồn kho của Bulog hiện đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái để chuẩn bị đối phó với trường hợp xảy ra chiến tranh ở Trung Đông. Năm ngoái, Indonesia đã nhập khẩu gần 900.000 tấn gạo, trong khi các công ty tư nhân nhập gần 600.000. Ngoài ra còn khoảng 500.000 tấn gạo khác nhập lậu vào Indonesia. Đồng thời theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Indonesia cho thấy, sản lượng lúa vụ đông xuân 2002/2003 của nước này dự đoán sẽ đạt 35,2 triệu tấn, tăng gần 4% so với vụ trước. Nhập khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2003 của Indonesia dự đoán sẽ ở mức 1,0 - 1,2 triệu tấn, bằng 33 - 35 % chỉ tiêu nhập khẩu gạo của năm 2003. Vừa qua Indonesia quyết định sẽ tăng thuế nhập khẩu gạo nhằm bảo hộ nông nghiệp và thị trường nông sản trong nước. Theo ông Siswono Yudohusodo, chủ tịch Hội Nông dân Indonesia (HKTI), trước đó nhiều hộ nông dân ở nước này đã kiến nghị Chính phủ hạn chế nhập khẩu gạo để khuyến khích nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, một số quan chức Indonesia chưa thống nhất về mức tăng thuế đối với mặt hàng gạo. Do vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ phụ thuộc một phần không nhỏ vào khả năng nhập khẩu gạo của Indonesia trong thời gian tới. * Bangladesh cũng nhập một lượng lớn gạo hàng năm, bình quân 0,2 - 0,3 triệu tấn/năm trong những năm 1989- 1994. Năm 1995, sản lượng giảm 2 triệu tấn, nên nhập 1,3 triệu tấn. Đến năm 1996, nhập khẩu chỉ còn 0,5 triệu tấn và giảm tiếp trong năm 1997. Tới năm 1998 nhập khẩu lại tăng vọt 2,5 triệu tấn, gấp 6 lần năm 1997. Nguyên nhân chính do mất mùa trong nước và dân số tăng nhanh. Năm 1999, 11
  13. mức nhập vẫn là 1,4 triệu tấn, đứng thứ hai sau Indonesia. Tuy nhiên, năm 2000 do sản xuất tăng rõ rệt, nhập khẩu chỉ còn 0,2 triệu tấn. * Brazil là nước duy nhất ở Tây bán cầu có mức nhập khẩu gạo khá lớn, đứng thứ 3 thế giới. Đặc điểm nổi bật của Brazil là nhập khẩu gạo có xu hướng tăng nhanh, từ 0,5 triệu tấn năm 1989 lên 1 triệu tấn 1994 và 1,5 triệu tấn năm 1998. Việc tăng này là do sản lượng lúa gạo và cả lúa mỳ năm 1998 không đủ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước. * Iran có dân số 66 triệu dân. Khác với 2 nước trên, trong nhiều năm nay tình hình nhập khẩu gạo của Iran khá ổn định, trung bình đạt gần 1 triệu tấn/năm. Lượng nhập khẩu 1,1 triệu tấn và 1,3 triệu tấn vào năm 1993 và 1995. Từ năm 1990 – 1993, Iran thường xuyên đứng đầu thế giới về nhập khẩu gạo. Năm 1996 và 2000, nhập khẩu gạo của Iran lại tiếp tục duy trì ở mức cao (từ 1,0 – 1,3 triệu tấn). Trong tương lai, xét về sản xuất lương thực, Iran vẫn là nước nhập khẩu gạo chủ yếu, tương đối ổn định, khả năng thanh toán cao. Hiện nay Iran là nước được xếp vào vị trí thứ tư thế giới trong nhập khẩu gạo. * Philippin nhập khẩu trung bình 1,0 triệu tấn/năm trong thời gian qua. Sản lượng thóc của Philippin quí 1/2003 dự đoán đạt 3,21 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, và cả năm dự đoán đạt mức cao với 14,2 triệu tấn, tăng 7% so với năm trước và tăng 10,3% so với năm 2001. Theo cơ quan lương thực Philippin( NFA), sản lượng tăng sẽ làm nhập khẩu gạo năm 2003 của nước này sẽ chỉ ở mức 800.000 tấn, giảm hơn 30% so với năm 2002. Tuy nhiên, cơ chế quản lý nhập khẩu gạo của Philippin sẽ có những thay đổi đáng kể. Năm 2003 Chính phủ Philippin sẽ chấm dứt việc độc quyền về nhập khẩu gạo của NFA và cho phép các công ty tư nhân tham gia vào hoạt động này. Dự kiến năm 2003 các công ty tư nhân sẽ được nhập khẩu tối thiểu 50% tổng lượng gạo mà Philippin cần nhập khẩu. Tuy nhiên, để tránh gây bất lợi tới giá thóc gạo trong nước, nhất là vào vụ thu hoạch rộ, NFA sẽ qui định hạn ngạch và thời gian nhập khẩu gạo cho khu vực gạo tư nhân. Cuối tháng 1/2003 NFA đã công bố hạn ngạch nhập khẩu 12
  14. gạo của khu vực tư nhân 6 tháng đầu năm 2003 là 100.000 tấn, bằng 25% hạn ngạch nhập khẩu năm 2003. Một số khu vực khác lại tăng nhập khẩu. Châu Phi nhập 5,25 triệu tấn (so với 4,8 triệu tấn năm 1998); Trung Đông nhập 3,8 triệu tấn (tăng 475 ngàn tấn so với 1998). Năm 2000, El Salvador nhập thêm khoảng 550 ngàn bao gạo (loại 46 kg/bao) để tiêu thụ nội địa do sản xuất trong nước không đủ. Vụ 1999 – 2000 nước này thu hoạch được khoảng 1,289 triệu bao, đủ đáp ứng 65% tiêu thụ nội địa. Cũng năm 2000, Ấn Độ cho phép tư nhân nhập khẩu gạo chất lượng kém (50% tấm hoặc cao hơn) mục đích đánh bóng và chế biến lại để tái xuất, với mức thuế 0% và đã nhập khoảng 25 – 30 ngàn tấn loại gạo này. Afghanistan cũng sẽ tăng135 lên 600 ngàn tấn năm 2002. Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 49% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu. Trong đó, Phillipin và Indonesia sẽ tăng mạnh lượng gạo nhập khẩu do sản lượng gạo sản xuất trong nước tăng chậm; tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ảrập-Xêút. Dự báo đến năm 2003 Nhật Bản nhập khoảng 759 ngàn tấn gạo và Hàn Quốc nhập 180 ngàn tấn. Đến năm 2009, nhập khẩu của Nhật Bản vẫn như năm 2003, còn Hàn Quốc sẽ nhập khẩu đến 205 ngàn tấn. Các nước Châu Phi sẽ tăng nhập khẩu gạo do cắt giảm hàng rào thuế quan theo Hiệp định nông nghiệp, dự báo đạt khoảng 30% tổng sản lượng gạo nhập khẩu thế giới. Lượng gạo nhập khẩu của các nước Trung Đông sẽ tăng nhanh, nhất là loại gạo phẩm cấp thấp và trung bình. 1. 1. 3. Xuất khẩu và giá cả gạo những năm qua (từ năm 1989 đến nay) 1. 1. 3. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo của thế giới Nhìn chung, sản xuất lúa gạo của thế giới trong những năm qua đều có xu hướng tăng, mức tăng 19,6%. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng lúa gạo thế giới ở đầu thập kỷ 90 (bình quân 1,3%/năm) không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của các nước đang phát triển trước sự bùng nổ dân số. 13
  15. Trên thực tế, mức tăng trung bình (năm1994) của nhóm nước đang phát triển là 1,8% (châu Á:1,7%; châu Mỹ Latinh: 1,8%; châu Phi:2,8%). Năm 2000, dân số toàn cầu đã vượt qua con số 6 tỷ người, trong đó có khoảng 3,9 tỷ người đang dùng gạo là lương thực chính, với nhu cầu cần 425 triệu tấn/năm, so với sản lượng hiện nay 400,5 triệu tấn, như vậy còn thiếu 24,5 triệu tấn. Theo đánh giá mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2002 chỉ đạt 384,4 triệu tấn, giảm 10 triệu tấn so với dự báo đầu năm và giảm 12,3 triệu tấn (3,1%) so với năm 2001. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới tăng gần 5 triệu tấn, thiếu hụt so với nhu cầu là 24,3 triệu tấn, mức tồn kho giảm 17% so với năm trước. Cũng theo USDA, sản lượng gạo thế giới năm 2009 đạt 429 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng 2,7% trong giai đoạn 1999 - 2009, gấp 2 lần so với mức tăng trưởng hằng năm của giai đoạn 1989-1999. Sản lượng tăng chủ yếu do năng suất tăng 21,1%/năm, diện tích gieo trồng lúa tăng 0,51%/năm.Theo FAO, muốn đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện đó, sản lượng lúa gạo phải tăng tương ứng 3,0-3,5%/năm. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng không phải chuyện dễ dàng. Phần lớn các nước đều gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng lúa vì quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ, cộng với gia tăng dân số hằng năm, khiến cho diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết, nên sản lượng cũng không ổn định. 1. 1. 3. 2. Tình hình xuất khẩu gạo của những nước chủ yếu (từ năm 1989 đến nay) Vị trí của các nước xuất khẩu gạo chủ yếu luôn thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau, bảng 2 chỉ rõ sự thay đổi này. Giai đoạn 1989-1994, thứ tự như sau: Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Pakixtan, Trung Quốc, Ấn Độ. Hai năm 1995-1996, Ấn Độ lên ngôi và trật tự là: Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ, Pakixtan. Năm 1997 Việt Nam lên ngôi và trật tự là: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, Pakixtan. Việt Nam sẽ được nghiên cứu trong một mục riêng, ở đây chỉ đề cập đến những nước chủ yếu sau: 14
  16. Bảng 2 – Những nước xuất khẩu gạo chủ yếu từ năm 1995 đến nay (Đơn vị: triệu tấn) Nước Toàn thế Thái Lan Mỹ Pakixtan Ấn Độ Trung Quốc Năm giới 1989 13,9 6,1 3,0 0,8 0,3 0,3 1990 11,4 3,9 2,4 0,9 0,5 0,3 1991 12,1 4,0 2,2 1,3 0,5 0,7 1992 14,1 4,8 2,2 1,4 0,6 1,0 1993 15,1 4,8 2,2 0,9 0,7 1,4 1994 16,7 4,7 2,8 1,4 1,0 1,5 1995 21,0 5,9 3,1 1,6 4,2 0,2 1996 19,5 5,3 2,6 1,7 3,4 0,4 1997 19,0 5,5 2,3 2,0 2,0 0,9 1998 27,5 6,4 3,2 1,8 4,8 3,6 1999 25,1 6,7 2,7 1,8 2,6 2,7 2000 22,3 6,6 2,9 1,9 1,4 2,8 Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.67. * Thái Lan là nước quan tâm nhiều đến nghề canh tác lúa nước và lúa cạn với chính sách phát triển nông nghiệp lâu dài, hỗ trợ đắc lực nông dân. Điều kiện đó đảm bảo cho xuất khẩu gạo Thái Lan giữ vị trí độc tôn từ 1967. Suốt 12 năm (1989 - 2000), xuất khẩu của Thái Lan dao động từ 4 đến 6 triệu tấn. Thái Lan có hệ thống các bạn hàng truyền thống, ổn định và ngày càng được mở rộng. Giá xuất khẩu của Thái Lan được lấy làm giá chuẩn quốc tế, theo điều kiện FOB Bangkok. Gạo của Thái Lan có khoảng 15 cấp loại khác nhau như A, B, C.... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị phần xuất khẩu của Thái Lan trên thị trường gạo thế giới có xu hướng thu hẹp, từ 43,9% năm 1989 xuống 31,8% năm 1993 và 27,2% năm 1998. Năm 1999 Thái Lan sản xuất được 23,1 triệu tấn lúa, bình quân đầu người 480 kg, 15
  17. xuất khẩu 6.250 ngàn tấn, chiếm 1/4 thị phần xuất khẩu gạo thế giới và gấp 1.4 lần Việt Nam - nước đứng thứ hai. Năm 2000 lại tăng lên 29,6%. Hạn chế lớn nhất của Thái Lan trong cạnh tranh xuất khẩu gạo là giá lao động trong nước đang cao hơn tất cả các nước xuất khẩu gạo châu Á khác. Năm 1999, giá gạo xuất khẩu FOB 5% và 25% tấm của Thái Lan chỉ cao gấp 1,05 lần của Việt Nam, nhưng giá lao động tính theo sức mua (CPI) lại cao gấp 1,35 lần. * Ấn Độ những năm 1960 - 1970 còn là nước nhập khẩu gạo, trung bình nhập 0,5-1 triệu tấn. Nhờ thành công của cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp ở thập kỷ 80, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 1995, Ấn Độ xuất khẩu từ 1 triệu tấn đã tăng vọt lên 4,2 triệu tấn, tăng 320% so với năm trước – đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Hai năm 1996 – 1997, sản lượng xuất khẩu gạo giảm. Năm 1998, xuất khẩu gạo đột biến tăng lên 4,8 triệu tấn, đạt mức kỷ lục cao nhất của nước này, tăng 115% so với năm 1997. Mức xuất khẩu gạo kỷ lục của Ấn Độ hai năm 1995 và 1998 là do tiêu thụ trong nước giảm (năm 1998 giảm 2,7 triệu tấn, từ 80,7 năm 1997 xuống 78 triệu tấn năm 1998). Thay vào đó là tăng tiêu dùng lúa mỳ trong nước do sản lượng lúa mỳ bội thu (đạt 65 triệu tấn, vượt năm trước 7 triệu tấn). Gạo của Ấn Độ chủ yếu xuất sang các nước châu Á, Phi, Mỹ Latinh và châu Âu. Ngoài loại gạo tẻ đại trà, Ấn Độ còn xuất khẩu gạo thơm đặc sản Basmati. Nhìn chung, gạo của Ấn Độ chưa được thị trường tín nhiệm cao bằng Thái Lan. * Trung Quốc vừa là nước nhập khẩu đồng thời là nước xuất khẩu gạo nhiều năm qua. Cả xuất và nhập đều biến động thất thường. Năm 1989, Trung Quốc nhập khẩu trên 1,2 triệu tấn, nhưng hai năm 1990-1992 lại giảm hẳn. Hai năm1993 - 1994, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu gạo thứ tư thế giới (sau Thái Lan, Mỹ, Việt Nam), với mức tương ứng là 1,4 và 1,5 triệu tấn. Đến năm 1995, Trung Quốc nhập 1,9 triệu tấn gạo - trở thành nước nhập khẩu thứ hai thế giới (sau Indonesia). Năm 1998, Trung Quốc xuất khẩu với mức kỷ lục là 3,4 triệu tấn - đứng vị trí thứ tư thế giới (sau Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam). Năm 1999, Trung Quốc tuy xuất 2,9 triệu 16
  18. tấn gạo, nhưng cũng nhập 2,2 triệu tấn. Năm 2000, xuất khẩu của Trung Quốc đạt 2,8 triệu tấn. Dự đoán năm 2003, xuất khẩu gạo của Trung Quốc sẽ đạt 2,25 triệu tấn. Với tốc độ tăng như hiện nay sản lượng lúa của Trung Quốc sẽ đạt 217, 5 triệu tấn, với số dân 1395 triệu người vào 2010. Hiện nay năng xuất lúa bình quân của Trung Quốc đã đạt 6,4 triệu tấn/ha, gấp 1,3 lần Indonesia và 1,6 lần Việt Nam. * Mỹ chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng lúa toàn cầu và xếp thứ 11 về sản xuất, nhưng xuất khẩu gạo của Mỹ nhiều năm (1989 - 1994) vẫn đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan), với lượng dao động từ 2,2 - 3,2 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu của Mỹ chủ yếu là châu Mỹ Latinh, châu Á, rồi châu Phi và châu Âu. Chất lượng gạo của Mỹ được xếp loại A, đứng đầu thế giới do lợi thế về khoa học-công nghệ trong khâu chế biến theo quy trình đồng bộ bao bì, nhẵn hiệu, bảo quản... Ngoài ra, Chính phủ có các chính sách trợ giá rất cao như trợ giá xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu...cho các trang trại sản xuất lúa gạo trong nước vì chi phí sản xuất gạo của Mỹ rất cao. Bình quân nông dân Mỹ được hưởng trợ cấp tối thiểu 100 USD/ tấn gạo. Địa vị của Mỹ trong xuất khẩu gạo đã giảm sút khá nhiều. Trước năm 1977, Mỹ và Thái Lan thay nhau vị trí nhất nhì. Từ năm 1977 đến 1994, Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ hai, sau Thái Lan. Nhưng năm 1995, Mỹ tụt xuống thứ ba, nhường chỗ cho Ấn Độ. Từ năm 1996 đến nay, Mỹ lại bị tụt xuống thứ tư, sau cả Việt Nam và Ấn Độ. Về thị phần cũng như vậy, từ 21,6% năm 1989 xuống 16,8% năm 1994 và 13% năm 2000. Tình hình này cũng sẽ tiếp tục trong những năm tới. * Pakixtan cũng sớm tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới (từ trước thế chiến thứ II). Giai đoạn 1989 - 1993, lượng gạo xuất khẩu dao động trên dưới 1 triệu tấn. Năm 1994-2000, mức xuất khẩu đạt 1,5 - 2,0 triệu tấn. Năm 2002, do diện tích gieo trồng thu hẹp, sản lượng gạo sẽ giảm, do đó xuất khẩu gạo cũng giảm và chỉ đạt mức 1,5 triệu tấn. 17
  19. Chất lượng gạo xuất khẩu của Pakixtan không thua kém nhiều so với của Thái Lan. Pakixtan chủ yếu xuất khẩu loại gạo cấp trung bình từ 15 - 20% tấm, gạo thơm đặc sản Basmati, với chất lượng gần bằng gạo thơm Mali của Thái Lan, nhưng tốt hơn gạo thơm Basmati của Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. * Myanmar là nước có truyền thống xuất khẩu gạo lâu đời. Diện tích đất trồng lúa hiện có hơn 5 triệu ha, gấp 1,2 lần của Việt Nam, năng suất lúa 3,3 tấn/ha, bằng 80% của Việt Nam. Do quan hệ quốc tế làm ảnh hưởng đến mở rộng và hợp tác thương mại, nên thời gian qua xuất khẩu gạo của Myanmar không gặp nhiều thuận lợi. Nếu tình hình đối ngoại có bước chuyển biến mạnh, đi đôi với mở rộng quan hệ thương mại với các nước bên ngoài, xuất khẩu gạo của Myanmar có thể vươn lên ngang hàng với Thái Lan và Việt Nam. Trong 5 năm tới, khả năng xuất khẩu gạo Myanmar sẽ tăng lên bằng thời kỳ xuất khẩu đỉnh cao những năm 1960 - 1970 là 2 triệu tấn/năm. 1. 1. 3. 3. Tình hình giá cả và cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới Giá gạo trên thị trường thế giới năm 1999 đã giảm mạnh do cung dư thừa, nhu cầu giảm và tỷ giá các đồng tiền châu Á bất ổn. Tháng giêng năm 1999, khi Indonesia và Philippin giảm nhập khẩu, giá gạo Thái Lan (loại 100% B) đã giảm từ 330 xuống 300 USD/tấn. Đến cuối tháng 8/1999, giá giảm còn 250, một tháng sau còn 218 USD/tấn do nhu cầu thấp. Sự lên xuống đồng Bath Thái Lan cũng ảnh hưởng đến giá gạo. Hai tháng 10 - 11/1999, đồng Bath vững lên đôi chút, giá lại đạt 229 USD/tấn, nhưng vẫn ở mức thấp trong nhiều năm qua. Năm 1999, mức giá gạo trung bình loại 100% loại I của Thái Lan là 257 USD/tấn, FOB Băngkok so với 313 USD/tấn năm 1998. Nguyên nhân chính là do nhiều nước truyền thống hạn chế khối lượng nhập. Sang năm 2000, thị trường gạo châu Á tiếp tục ảm đảm và giá chào bán giảm mạnh do cung vẫn tăng trong khi nhu cầu bị trì trệ. Tuy nhiên, vào 14/2/2000, giá gạo trắng 100% loại B của Thái Lan vươn lên mức 256 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn 18
  20. so với mức 12/1999. Cuối tháng 8/2000, giá gạo 100% B của Thái Lan ở mức 186- 188 USD/tấn; gạo 5% tấm là 185 USD/tấn; gạo 25% tấm là 165 USD/tấn. Giá gạo Việt Nam còn giảm nhiều hơn, loại gạo 5% tấm là 179 USD/tấn, gạo 25% tấm là 151 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Pakixtan hạ xuống mức thấp 165 USD/tấn so với 173 USD/tấn trước đó 10 ngày. Đến năm 2002 do cung giảm, giá gạo thế giới lại có xu hướng tăng so với năm 2001. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam từ tháng 2/2002 đến 8/2002 cũng tăng rõ nét với mức 11 - 13,5% so với giá trung bình năm 2001. Tương tự, các loại gạo của Ấn Độ, Pakixtan cũng tăng trung bình từ 5 đến 15%. Giá gạo Thái Lan còn tăng ở những mức cao hơn so với giá gạo ba nước trên. Điều đáng nói nữa là trong năm 2002, giá gạo tăng, nhưng đạt mức ổn định và vững chắc hơn. Một phần do cung giảm, một phần do Chính phủ Thái Lan đã bỏ ra trên 7 tỷ Bath để mua 2 triệu tấn thóc của nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Mặt khác, từ tháng 8/2002, Ấn Độ cũng hạn chế xuất khẩu do lo ngại sản lượng bị sụt giảm, làm cho giá gạo tăng 10-15 USD/tấn. Vì thế suốt 4 tháng tiếp đó, giá gạo tăng nhẹ, gạo giao ngay, giá FOB Việt Nam loại 5%, 15% và 25% tấm lần lượt đạt mức 193, 180 và 175 USD/tấn, tăng từ 3 - 5 USD/tấn so với tháng 8/2002. Theo nhiều dự báo, lượng nhập khẩu gạo thế giới năm 2003 có khả năng cao hơn năm 2002 khoảng 2-3%, trong khi xuất khẩu giảm khoảng 1%. Do vậy, giá gạo thế giới năm 2003 có khả năng vững hơn năm 2002. Hai tháng đầu năm 2003, giá gạo của các nước xuất khẩu lớn đã diễn biến theo các xu hướng trái ngược nhau. Trong khi giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ tăng vững, giá gạo của Việt Nam lại giảm nhanh. Tại Thái Lan, giá chào bán gạo các loại tháng 1/2003 đã tăng mạnh, tăng 9 - 15 USD/tấn, đạt bình quân 206 USD/tấn, FOB (100% B); 199 USD/tấn, FOB (5% tấm) và 181 USD/tấn, FOB (25% tấm). Những mức cao này tiếp tục được duy trì tới giữa tháng 2/2003. Nhiều nhân tố tác động làm giá gạo của Thái Lan vào thị trường tăng cao. Trước tiên là chương trình can thiệp của Chính phủ Thái Lan vào thị 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0