« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý trường Đại học Sài Gòn


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ.
- Để đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, các trường sư phạm cần phải đổi mới mục tiêu (chuẩn đầu ra), nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, v.v.
- Bài báo khái quát thực trạng và đề xuất những giải pháp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý ở Trường Đại học Sài Gòn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông và nhu cầu xã hội..
- Từ khóa: chất lượng, chương trình đào tạo, chương trình đào tạo giáo viên, đổi mới giáo dục phổ thông ABSTRACT.
- Chương trình đào tạo (CTĐT) là bản kế hoạch được trình bày một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động đào tạo với thời gian xác định, bao gồm mô tả mục tiêu (chuẩn đầu ra), nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả đào tạo (đối chiếu với chuẩn đầu ra).
- định chất lượng đào tạo của các trường đại học.
- Trước yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông năm 2018, CTĐT các ngành sư phạm của Trường Đại học Sài Gòn cũng được xây dựng, đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng.
- Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Đại học Sài Gòn có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên của ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Địa lý chất lượng cao..
- Những năm gần đây, Nhà trường đã chỉ đạo Khoa xây dựng, phát triển CTĐT các ngành đào tạo theo hướng hiện đại, trong đó CTĐT ngành Sư phạm Địa lý đang chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ để đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo.
- Vấn đề đặt ra là trước yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng từ năm học CTĐT ngành Sư phạm Địa lý đang thực hiện còn những bất cập, hạn chế gì và cần thay đổi như thế nào để đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông..
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý hiện nay, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng CTĐT nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của ngành Sư phạm Địa lý và Khoa Sư phạm Khoa học xã hội Trường Đại học Sài Gòn..
- Để đánh giá thực trạng CTĐT ngành Sư phạm Địa lý, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp và phân tích tài liệu, điều tra bằng phiếu khảo sát, phỏng vấn, thống kê toán học.
- Thực trạng chương trình đào tạo giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý ở Trường Đại học Sài Gòn.
- Thực trạng mục tiêu phát triển chương trình đào tạo.
- Để thực hiện tốt việc quản lý và phát triển CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý ở Trường Đại học Sài Gòn, điều đầu tiên đòi hỏi người CBQL cũng như đội ngũ giáo viên của Trường phải nhận thức được mục tiêu của việc phát triển CTĐT, nhóm đối tượng này đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình khảo sát..
- Kết quả đánh giá về mức độ đạt được các mục tiêu phát triển CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý ở nhóm 1 (cán bộ quản lý, giảng viên ở Trường Đại học Sài Gòn) được ghi nhận ở Bảng 2.1.
- Đánh giá thực trạng mục tiêu phát triển chương trình đào tạo (nhóm 1) TT Mục tiêu phát triển CTĐT Mức độ đạt được.
- Kết quả đánh giá về mức độ đạt được các mục tiêu phát triển CTĐT giáo viên trung học.
- Đánh giá thực trạng mục tiêu phát triển chương trình đào tạo (nhóm 2) TT Mục tiêu phát triển CTĐT Mức độ đạt được.
- Kết quả khảo sát ở Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho thấy, các nhóm đối tượng đã đánh giá mức độ đạt được mục tiêu phát triển CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý đều ở mức độ “khá” với ĐTB nhóm 1 là 4,11 điểm, nhóm 2 là 3,72.
- Các mục tiêu phát triển CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý ở hai nhóm đối tượng có sự tương đồng về thứ hạng.
- Mặc dù vậy, ở từng mục tiêu cụ thể, đánh giá mức độ đạt được của nhóm 1 cao hơn so với nhóm 2..
- Mục tiêu được đánh giá cao nhất “Giúp người học có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng thích ứng cao” với ĐTB ở nhóm 1 là 4,17 điểm và ĐTB ở nhóm 2.
- là 3,79 điểm, phù hợp với mục tiêu đào tạo tiên quyết mà ngành đã đề ra..
- Nhìn chung, CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý ở Trường Đại học Sài Gòn về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra.
- Tuy nhiên, mục tiêu chưa được đánh giá ở mức độ “Tốt” và điều này cho thấy CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý cần được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng các mục tiêu đào tạo..
- Thực trạng về cấu trúc nội dung chương trình đào tạo.
- Cấu trúc nội dung CTĐT là yếu tố không thể thiếu, góp phần xây dựng và phát triển CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý.
- Đánh giá về cấu trúc nội dung chương trình đào tạo (nhóm 1).
- Được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập và phát huy được tính chủ động của người học..
- Thiết kế phù hợp với năng lực đào tạo của trường (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, phương tiện – thiết bị dạy học)..
- Trong đó từng tiêu chí thể hiện rõ việc đánh giá cấu trúc nội dung CTĐT như sau:.
- Về đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu: được đánh giá cao nhất (ĐTB: 4,39;.
- Khối lượng kiến thức tối thiểu thường được đo lường và đánh giá thông qua tổng số tín chỉ thiết kế cho khóa đào tạo.
- CTĐT ngành Sư phạm Địa lý được thiết kế với 132 tín chỉ (không kể khối kiến thức Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh).
- Như vậy, CTĐT ngành Sư phạm Địa lý đã đảm bảo được khối lượng kiến thức tối thiểu..
- được đánh giá ở mức khá cao với điểm trung bình là 3,91 cho thấy, CTĐT ngành Sư phạm Địa lý được thiết kế khá hệ thống, theo một logic nhất định từ các học phần đại cương đến chuyên ngành, từ các học phần địa lý tự nhiên đến các học phần địa lý kinh tế xã hội, các môn lý thuyết đến các học phần thực hành.
- Về phân phối số tín chỉ giữa các học phần lý thuyết và thực hành: được đánh giá ở mức trung bình với số điểm là 3,30, TH:.
- kiến thức thực tập sư phạm (13/132 tín chỉ, chiếm 9,8.
- Nhìn chung khối lượng kiến thức lý thuyết còn khá nặng, khối lượng thực hành còn ít trong CTĐT ngành Sư phạm Địa lý..
- Về tỉ lệ khối kiến thức bắt buộc và khối kiến thức tự chọn: được đánh giá ở mức khá cao với điểm trung bình là 3,87 điểm..
- CTĐT ngành Sư phạm Địa lý có 114/132 tín chỉ bắt buộc (chiếm 86,4%) và 18/132 tín chỉ tự chọn (chiếm 13,6.
- Về thiết kế CTĐT đồng bộ với phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập và phát huy được tính chủ động của người học: được đánh giá ở mức khá với 3,78 điểm.
- Mặc dù phương pháp đánh giá đã được cải thiện nhưng vẫn chưa cụ thể, chưa sử dụng các phương pháp hiện đại như công cụ rubric để đánh giá quá trình người học.
- Vì thế việc thay đổi cách thức đánh giá, bổ sung các công cụ đánh giá có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Sư phạm Địa lý..
- Về đáp ứng yêu cầu của các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực và xã hội: được đánh giá ở mức khá cao với 3,74 điểm, cho thấy CTĐT ngành Sư phạm Địa lý cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực của giáo viên Địa lý trong tương lai.
- Kết quả khảo sát cho thấy, việc thiết kế CTĐT ngành Sư phạm Địa lý phù hợp với đội ngũ giảng viên (100% có trình độ từ thạc sĩ trở lên), phù hợp với cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị của Trường Đại học Sài Gòn.
- Tuy nhiên, việc đào tạo giáo viên Địa lý vẫn còn hạn chế về phòng ốc, trang thiết bị dạy học hiện đại để sinh viên có thể phát huy hết khả năng trong học tập..
- Về phát triển chương trình thường xuyên, đúng quy trình: được đánh giá ở mức điểm khá với ĐTB: 3,91, TH: 4.
- Điều này cho thấy ngành Sư phạm Địa lý đã thực hiện tốt việc đánh giá và thiết kế CTĐT theo chu kì 4 năm 1 lần, thực hiện tốt việc cập nhật bổ sung 2 năm 1 lần theo quy định của Trường Đại học Sài Gòn và quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo tín chỉ..
- cũng được đánh giá khá cao với ĐTB: 4,0;.
- Điều này cho thấy, nội dung chi tiết về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ tương đối đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn chưa cụ thể, còn chung chung, dẫn đến chuẩn đầu ra có thể không rõ ràng đối với người học và vì thế cần cải thiện yếu tố này trong CTĐT ngành Sư phạm Địa lý..
- Kết quả khảo sát nhóm 3 (sinh viên năm thứ ba, năm cuối và cựu sinh viên) về cấu trúc nội dung CTĐT giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý được ghi nhận ở Bảng 2.4..
- Đánh giá về cấu trúc, nội dung Chương trình đào tạo.
- CTĐT được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập và phát huy được tính chủ động của người học.
- “Thiết kế phù hợp với năng lực đào tạo của Trường (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,.
- Điều này cho thấy mức độ đánh giá của ba nhóm có sự chênh lệch không đáng kể và không có bất thường.
- Bên cạnh đó, nếu so sánh cụ thể điểm đánh giá từng tiêu chí ở cả ba nhóm có thể thấy, điểm đánh giá cũng không chênh lệch nhau nhiều và kết.
- quả đánh giá khá tương đồng nhau.
- Hai tiêu chí “CTĐT đã đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu” và “Tỷ lệ giữa khối lượng kiến thức bắt buộc và tự chọn hợp lý” đều được ba nhóm đánh giá ở mức độ tốt.
- tiêu chí “Thời gian dành cho thực tập chuyên môn tại cơ sở thực tập ngoài trường hợp lý” đều được ba nhóm đánh giá thấp nhất.
- Như vậy, sự đánh giá về cấu trúc nội dung CTĐT ở ba nhóm là phù hợp, tương đồng nhau và việc phân tích về kết quả khảo sát ở nhóm 1 được coi như trùng hợp cho cả 3 nhóm đối tượng khảo sát..
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học ngành Sư phạm Địa lý ở Trường Đại học Sài Gòn.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá chất lượng CTĐT ngành Sư phạm Địa lý hiện nay của Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Đại học Sài Gòn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển CTĐT đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:.
- Xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Muốn vậy, Nhà trường cần phải có định hướng chỉ đạo đầu tư nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí cho việc xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp cho ngành Sư phạm Địa lý.
- Cần căn cứ vào Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở cơ sở giáo dục phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) kết hợp với vai trò, đặc điểm lao động sư phạm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông tương lai để xây dựng những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với sinh viên ngành Sư phạm Địa lý.
- Để có chuẩn đầu ra của ngành Sư phạm Địa lý phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu của Nhà trường, cần tổ chức các buổi hội thảo giữa Ngành với các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc xây dựng chuẩn đầu ra.
- huy được nội lực của ngành Sư phạm Địa lý Trường Đại học Sài Gòn, vừa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của xã hội trong giai đoạn phát triển hiện nay..
- Chỉnh sửa cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo.
- Trên cơ sở các ý kiến khảo sát của các cán bộ quản lý, giáo viên và cựu sinh viên, nội dung CTĐT ngành Sư phạm Địa lý cần đổi mới theo các hướng:.
- Chuẩn đầu ra của CTĐT ngành Sư phạm Địa lý cần được xác định rõ ràng nhằm phản ánh được mục tiêu của đào tạo bao gồm chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ, thể hiện được mối tương quan nhất quán với mục tiêu đào tạo.
- phương pháp đánh giá hiệu quả giảng dạy.
- Nội dung các đề cương chi tiết phải khái quát được toàn bộ các kiến thức, kỹ năng của chương trình tổng thể ngành Sư phạm Địa lý đáp ứng đúng yêu cầu, kết quả học tập mong đợi mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành khóa học..
- Để thực hiện đổi mới đào tạo theo.
- Đa dạng hóa cách thức kiểm tra, đánh giá sinh viên.
- Việc kiểm tra, đánh giá cần hướng tới sự phát triển năng lực của người học.
- đó, cần tăng cường đánh giá khả năng vận dụng vì chỉ đánh giá kiến thức, kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng, nhấn mạnh định tính trong đánh giá quá trình.
- Đánh giá sinh viên bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau.
- Hiện nay, tất cả các học phần trong CTĐT ngành Sư phạm Địa lý không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết thúc mà còn đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình.
- Tuy nhiên, những hình thức đánh giá mà giảng viên sử dụng còn chưa đa dạng, phong phú..
- Việc đánh giá quá trình cần thực hiện hiệu quả hơn, có nhận xét cụ thể và “lượng hóa”, định hướng sự thay đổi cho sinh viên trong thời gian kế tiếp.
- Trong quá trình đánh giá theo năng lực, cần nhấn mạnh kỹ năng và ứng dụng thực tiễn.
- Vì vậy, giảng viên cần có sổ theo dõi, bảng xếp hạng về sự tiến bộ của sinh viên trong mỗi thời điểm cụ thể, đồng thời rèn cho họ năng lực tự đánh giá.
- Đánh giá sinh viên bằng nhiều phương pháp khác nhau: quan sát, vấn đáp, tự học, thực hành, thuyết trình, báo cáo sản phẩm học tập sao cho thể hiện được tính sáng tạo, tính thực tiễn và tính hiệu quả của hoạt động đào tạo.
- Một số giảng viên trong ngành đã sử dụng hình thức đánh giá thông qua sản phẩm học tập.
- Kết thúc học phần, đa số giảng viên tổ chức đánh giá theo hình thức thi viết, có thời gian từ 60-120 phút tùy thuộc vào thời lượng môn học.
- Hình thức này chỉ đánh giá.
- được mục tiêu nhận thức, còn các kĩ năng và năng lực khác bị xem nhẹ hoặc không đánh giá được.
- Để khuyến khích sinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, tự giác tìm kiếm, nắm bắt kiến thức theo sự hướng dẫn của giảng viên, hướng tới việc sinh viên tự đánh giá năng lực của mình, thì bài kiểm tra, đánh giá hết môn nên áp dụng đề thi “mở” hoặc các hình thức khác như bài tập tiểu luận, bài tập chuyên đề, sản phẩm học tập..
- Cần linh hoạt khi áp dụng trọng số đánh giá điểm môn học (dành bao nhiêu % cho điểm chuyên cần, ý thức, thái độ học tập.
- bao nhiêu % đánh giá giữa kì.
- bao nhiêu % cho đánh giá kết thúc môn học…);.
- Ngành Sư phạm Địa lý, Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn đã đào tạo hàng trăm giáo viên trung học, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam.
- Mặc dù vậy, việc đổi mới CTĐT ngành Sư phạm Địa lý của Khoa vẫn cần có sự đầu tư, quan tâm hơn nữa của Nhà trường để có thể đào tạo ra những thế hệ giáo viên đáp ứng kỳ vọng của xã hội..
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo hướng phát triển năng lực.
- Nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học nước ta.
- Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý, Chu kỳ 2016-2020.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt