« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu về hiệu chỉnh hệ số công suất cho các thiết bị điện tử


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu về hiệu chỉnh hệ số công suất cho các thiết bị điện tử.
- Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài Hiện nay các thiết bị điện tử có công suất ngày càng lớn, do đó hiệu suất và hệ số công suất của các thiết bị này có ảnh hưởng rất lớn đến lưới điện.
- Các nhà chế tạo ngoài việc nghiên cứu phát triển các loại thiết bị điện tử thì hiệu suất và hệ số công suất cos là quan tâm rất lớn của họ.
- Vì vậy, việc nâng cao cos là rất quan trọng trong thiết kế các thiết bị điện tử, nó có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế.
- Là một kỹ sư chuyên ngành thiết bị điện – điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi thấy việc tìm hiểu về các thiết bị điện tử và tìm cách nâng cao hiệu suất làm việc, cũng như nâng cao hệ số công suất cos của các thiết bị điện tử là hết sức cần thiết.
- Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu về Hiệu chỉnh hệ số công suất cho các thiết bị điện tử“ qua đó có thể hiểu được lý thuyết và nghiên cứu, ứng dụng vào tính toán thiết kế các bộ biến đổi nói riêng và các thiết bị điện- điện tử nói chung.
- b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích: ứng dụng lý thuyết điện tử công suất để thiết kế bộ điều chỉnh hệ số công suất – PFC (Power factor correction) theo tính chất của tải.
- Đối tượng nghiên cứu chính: mạch điều khiển PFC hoạt động ở 3 chế độ: chế độ gián đoạn (DCM – Discontinuous conduction mode), chế độ biên liên tục (BCM – Boundary conduction mode) và chế độ liên tục (CCM – Continuous conduction mode).
- Kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ mô phỏng nguyên lý hoạt động của mạch trên phần mềm mô phỏng (PSIM), phân tích đánh giá các đặc tính của bộ điều khiển ứng với các chế độ hoạt động khác nhau và so sánh kết quả điều chỉnh của mạch đối với các loại phụ tải khác nhau.
- c, Tóm tắt nội dung luận văn: Luận văn nghiên cứu tổng quan về Bù hệ số công suất (cosφ) của các thiết bị điện tử.
- Trong đó đi sâu về nghiên cứu các mạch điều khiển PFC hoạt động ở 3 chế độ: BCM, CCM và DCM.
- Luận văn đã trình bày, đưa ra giải pháp kỹ thuật để khắc phục và nâng cao hệ số công suất trong các mạch điện tử bằng cách sử dụng một trong 3 chế độ điều khiển: BCM, CCM hoặc DCM.
- Luận văn đã nghiên cứu, ứng dụng phần mềm Psim để áp dụng mô phỏng các chế độ hoạt động của mạch điều khiển PFC và đưa ra các thông số kỹ thuật, dạng sóng cho từng chế độ.
- d, Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với mô phỏng.
- e, Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được các kết quả bao gồm: Luận văn nghiên cứu tổng quan về Bù hệ số công suất (cosφ) của các thiết bị điện tử.
- trong đó đi sâu về nghiên cứu các mạch điều khiển PFC hoạt động ở 3 chế độ: BCM, CCM và DCM.
- Ứng dụng phần mềm Psim để áp dụng mô phỏng các chế độ hoạt động của mạch điều khiển PFC và đưa ra các thông số kỹ thuật, dạng sóng cho từng chế độ.
- Đưa ra các bước thiết kế và tính toán thông số kỹ thuật các phần tử của mạch PFC ứng với các chế độ BCM, CCM, DCM.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt