« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRẦN MẠNH HÙNG VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN HÀ NỘI - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRẦN MẠNH HÙNG VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS.
- NGUYỄN TIẾN LONG HÀ NỘI - NĂM 2017 Luận văn thạc sĩ 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những gì mà tác giả viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của tác giả nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
- Luận văn này cho thời điểm hiện tại chưa được bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
- Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2017 TÁC GIẢ Trần Mạnh Hùng Luận văn thạc sĩ 2 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân thành tới thầy TS.
- Nguyễn Tiến Long, Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và dành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiệt đề tài luận văn.
- Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Viện Sư phạm kỹ thuật, Viện Điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện cho tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn đúng thời hạn.
- Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên các bạn đồng nghiệp và người học, sinh viên trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đã giúp đỡ tôi nhiệt tình, tạo điều kiện trong quá trình công tác và quá trình tác giả thu thập thông tin để hoàn thiện luận văn này.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện về mặt thời gian cũng như hạn chế về kinh nghiệm cảu bản thân nên trong luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót nhất định.
- Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm luận văn và của các bạn đọc quan tâm đến đề tài của luận văn để tác giả có thể hoàn thiện đề tài luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2017 TÁC GIẢ Trần Mạnh Hùng Luận văn thạc sĩ 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- Tổng quan lý luận về dạy học tích cực hiện nay.
- Các phương pháp dạy học tích cực hiện nay.
- Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
- Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển.
- Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực.
- Ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại trong dạy học tích cực.
- Công nghệ dạy học hiện đại.
- Phương tiện dạy học hiện đại và vai trò của nó trong dạy học tích cực.
- Dạy học tương tác trong dạy học tích cực.
- Đưa các phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng điện tử.
- 52 Luận văn thạc sĩ 4 Kết luận chương 1.
- THỰC TRẠNG DẠY MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH.
- 54 2.1 Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Thực trạng dạy học môn học Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Khả năng ứng dụng những kiến thức của môn Kỹ thuật điện vào thực tế.
- Đánh giá sự phù hợp của nội dung giảng dạy môn học Kỹ thuật điện với người học.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngành ĐTCN tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH.
- Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng để biên soạn và thiết kế bài giảng điện tử môn Kỹ thuật điện.
- Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- 91 Luận văn thạc sĩ 5 3.2.1.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Phương pháp và quy trình thực nghiệm.
- 115 Luận văn thạc sĩ 6 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Chữ viết tắt 1 PPDH Phương pháp dạy học 2 CNDH Công nghệ dạy học 3 PTDH Phương tiện dạy học 4 HSSV Học sinh, sinh viên 5 GV Giáo viên 6 BGĐT Bài giảng điện tử 7 PPDHKT Phương pháp dạy học kỹ thuật 8 KTĐ Kỹ thuật điện 9 TTC Tính tích cực 10 SGK Sách giáo khoa 11 THPT Trung học phổ thông 12 CNTT Công nghệ thông tin 13 ĐTCN Điện tử công nghiệp 14 CB Cán bộ 15 CĐN KT-KT Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật 16 GQVĐ Giải quyết vấn đề Luận văn thạc sĩ 7 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các thành phần của công nghệ dạy học (CNDH.
- 36 Hình 1.2: Cấu trúc tương tác trong dạy học.
- 88 Luận văn thạc sĩ 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh đặc trưng của dạy học truyền thồng và dạy học mới.
- 58 Bảng 2.2: Bảng thống kê trình độ giáo viên, giảng viên ( nguồn tại phòng Tổ chức Cán bộ và phòng Đào tạo nhà trường CĐN KT-KT Bắc Ninh.
- 60 Bảng 2.4: Cơ cấu nghề và quy mô đào tạo nghề tại trường (nguồn tại phòng Đào tạo nhà trường CĐN KT-KT Bắc Ninh.
- 67 Bảng 2.7: Bảng điều tra trình độ sư phạm của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngành Điện - Điện tử (Nguồn từ phòng TC-HC trường CĐN KT-KT Bắc Ninh.
- 68 Bảng 2.8: Bảng điều tra giáo viên sử dụng phương tiện dạy học.
- 68 Bảng 2.9: Kết quả điều tra mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
- 70 Bảng 2.11: Kết quả điều tra khả năng ứng dụng môn học Kỹ thuật điện vào thực tế.
- 98 Bảng 3.3: Kết quả học tập ở PTTH của SV nghề ĐTCN Cao đẳng khóa 7.
- 109 Luận văn thạc sĩ 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2-1.
- Tỉ lệ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên.
- Mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
- Mức độ ứng dụng của môn học Kỹ thuật điện trong thực tế.
- Mức độ phù hợp của nội dung môn học Kỹ thuật điện hiện nay.
- 73 Luận văn thạc sĩ 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Đối với dạy học ngành kỹ thuật, kiến thức mang tính tổng quát và trừu tượng yêu cầu người học phải có tư duy tốt, do đó việc áp dụng các phương pháp dạy học cùng phương tiện dạy học phù hợp giúp người học vừa nắm vững lý thuyết vừa đạt được kĩ năng tốt với thời gian đào tạo tối ưu là vấn đề cần thiết.
- Tuy nhiên, thực tế hiện nay quá trình dạy học ngành kĩ thuật nói chung vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, xuất phát từ cơ sở vật chất cũng như phương pháp dạy học đang được sử dụng tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Nhưng bên cạnh đó, phương pháp dạy học vẫn mang nặng tính lý thuyết, chưa thực sự phát huy được tính tích cực và chủ động của người học.
- Trước những điểm hạn chế chung của quá trình dạy học ngành kĩ thuật, lãnh đạo trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường như tiếp tục tư đầu trang thiết bị cơ sở vật chất, mở các khóa đào tạo nâng cao, bồi dưỡng trình độ giáo viên và bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm tới đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực hướng tới người học là trung tâm.
- Trong việc sử dụng công nghệ dạy học hiện đại ngày nay có rất nhiều quan điểm dạy học mới, mỗi quan điểm có những ưu điểm, nhược điểm cũng như cách ứng dụng riêng theo thực tế.
- Một trong những định hướng dạy học sao cho người học không chỉ biết mà còn phải tích cực, chủ động trong quá trình dạy học với quan điểm lấy người học làm trung tâm.
- Với quan điểm này, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh” nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong môi trường học thực tế tại trường.
- Luận văn thạc sĩ 11 2.
- Mục đích của đề tài - Hệ thống hóa lý luận về các phương pháp dạy học tích cực.
- Nghiên cứu và Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng các cơ sở lý luận của đề tài - Nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn Kỹ thuật điện cho các nghề không chuyên điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh - Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số phương pháp dạy học tích cực.
- Thiết kế các bài giảng môn Kỹ thuật điện theo phương pháp dạy học tích cực đưa vào dạy học tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh - Thực nghiệm và đánh giá.
- Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Quá trình dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực.
- Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của Luận văn là Dạy học môn học Kỹ thuật điện cho sinh viên học Cao đẳng nghề không chuyên điện.
- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (nội dung, phương pháp, phương tiện.
- Giới hạn nghiên cứu: Xây dựng 03 bài giảng vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Kỹ thuật điện trong Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh 6.
- Giả thuyết khoa học Hiện nay chất lượng dạy học môn học Kỹ thuật điện của các nghề không chuyên điện ở trình độ cao đẳng ở Trường cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh chưa cao do chưa vận dụng được những phương pháp dạy học tích cực vào quá trình Luận văn thạc sĩ 12 dạy học.
- Nếu xây dựng bài giảng theo hướng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học môn học Kỹ thuật điện sẽ nâng cao được chất lượng dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được một cách có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả tiến hành sử dụng tổng hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 7.1.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tài liệu, văn bản, sách, báo có liên quan đến dạy học tích cực, phân tích, tổng hợp, so sánh để hệ thống hoá cơ sở về lý luận về đào tạo nghề sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp và người học, sinh viên về thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học ở trường và về hiệu quả của việc thực nghiệm sư phạm các bài học.
- Phương pháp toạ đàm: Đàm thoại, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm để minh chứng cho tính khả thi của giả thuyết khoa học đã đề ra trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực dạy học môn Kỹ thuật điện cho các nghề không chuyên điện ở trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh sẽ nâng cao được chất lượng dạy học.
- Luận văn thạc sĩ 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 1.1 .
- Tổng quan lý luận về dạy học tích cực hiện nay Cùng với xu hướng phát triển của thời đại về các lĩnh vực khoa học - công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, Giáo dục - Đào tạo cũng có những bước phát triển mới.
- Trong những năm gần đây, Giáo dục - Đào tạo nước ta có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp.
- Để đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho xã hội phát triển trong tương lai, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay.
- Phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm (Students- centered) là một trong những mục tiêu giáo dục được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn và xây dựng thành những lý luận mang tính khoa học và hệ thống.
- Chủ trương, định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị Quyết Trung ương 4 khóa VII Nghị Quyết Trung ương 2 khóa VIII được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998.
- Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.
- bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, điều 36.2 , đã ghi: “Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn.
- sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học”.
- Luận văn thạc sĩ 14 Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động “tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy”.
- Tính tích cực học tập (ở phía người học) Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội.
- Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
- Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực.
- Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập.
- Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
- Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) xuất hiện ở các nước phương Tây từ đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
- "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
- PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt