« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh Tác giả luận văn: Trần Mạnh Hùng Khóa 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Tiến Long Từ khóa: Dạy học tích cực môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh 1.
- Lý do chọn đề tài Đối với dạy học ngành kỹ thuật, kiến thức mang tính tổng quát và trừu tượng yêu cầu người học phải có tư duy tốt, do đó việc áp dụng các phương pháp dạy học cùng phương tiện dạy học phù hợp giúp người học vừa nắm vững lý thuyết vừa đạt được kĩ năng tốt với thời gian đào tạo tối ưu là vấn đề cần thiết.
- Xuất phát từ thực tế cơ sở vật chất cũng như phương pháp dạy học đang được sử dụng tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh nói chung vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.
- Trước những điểm hạn chế chung của quá trình dạy học ngành kĩ thuật, lãnh đạo trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường như tiếp tục tư đầu trang thiết bị cơ sở vật chất, mở các khóa đào tạo nâng cao, bồi dưỡng trình độ giáo viên và bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm tới đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực hướng tới người học là trung tâm.
- Một trong những định hướng dạy học sao cho người học không chỉ biết mà còn phải tích cực, chủ động trong quá trình dạy học với quan điểm lấy người học làm trung tâm.
- Với quan điểm này, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh” nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong môi trường học thực tế tại trường.
- Mục đích của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu a.
- Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận một số phương pháp dạy học tích cực điển hình.
- Nghiên cứu và Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Quá trình dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực.
- Khách thể nghiên cứu của Luận văn là Dạy học môn học Kỹ thuật điện cho sinh viên học Cao đẳng nghề không chuyên điện.
- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (nội dung, phương pháp, phương tiện.
- Giới hạn nghiên cứu: Xây dựng 03 bài giảng vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Kỹ thuật điện trong Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực.
- Phương pháp dạy học tích cực có thể được hiểu là phương pháp lấy người học làm trung tâm, khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo được mối quan hệ thầy trò gần gũi, gợi mở.
- Thực tiễn trong dạy và học, chúng ta đã có những phương pháp dạy học tích cực như: nêu ý kiến ghi lên bảng, sàng lọc, thuyết trình, làm việc nhóm, phỏng vấn nhanh, hỏi đáp, trực quan, tình huống, hỏi ý kiến chuyên gia… Mỗi phương pháp có những giá trị riêng, vấn đề quan trọng là người dạy phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng học để phát huy hiệu quả bài giảng một cách tốt nhất.
- Thực trạng dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Qua khảo sát, phân tích số liệu khảo sát về đội ngũ giáo viên, HSSV đang học và đã ra trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc cũng như các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy cho thấy đã đáp ứng được so với mức độ đào tạo và số lượng học sinh, sinh viên trong trường.
- Nếu trong tương lai số lượng học sinh sinh viên tăng lên nhà trường cần có kế hoạch mua sắm bổ xung nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo.
- Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát cho thấy còn một số vấn đề sau: 3 - Đội ngũ giáo viên đang còn yếu về tay nghề và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế chưa cao.
- Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học còn thấp.
- Trình độ sư phạm, khả năng áp dụng các phương pháp giảng dạy mới chưa nhiều.
- Từ nhu cầu thực tế của người học và nhu cầu sử dụng lao động bên ngoài xã hội đòi hỏi nhà trường cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao năng lực người học.
- Cách tổ chức dạy học hiện nay chưa phát huy được tính tích cực người học, chưa hình thành năng lực cho người học dẫn đến người học nhàm chán khi học kiến thức lý thuyết vì quá hàn lâm, xa rời thực tế sản xuất.
- Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Qua quá trình khảo sát và tổ chức thu thập, xử lý thông tin trong thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm về mặt định tính tác giả mạnh dạn đưa ra một số nhận định sơ bộ sau: Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực đi cùng với bài giảng điện tử có sử dụng phần mềm mô phỏng và các đoạn clíp ngắn minh họa vào trong môn học Kỹ thuật điện là khá phù hợp với nội dung của môn học.
- Cũng có thể áp dụng thử nghiệm vào các môn học lý thuyết khác nhằm nâng cao năng lực tự chủ, tích cực hóa và chủ động hơn trong các hoạt động học tập của người học.
- Qua kết quả thực nghiệm sư phạm việc áp dụng một số phương pháp giảng dạy tích cực và ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại, trong giảng dạy môn học Kỹ thuật điện là hoàn toàn đúng đắn.
- Các biện pháp phát huy tính tích cực học tập môn Kỹ thuận điện của sinh viên không chỉ mang lại hiệu quả trong việc tạo lập hứng thú học tập mà còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ … Kết luận và kiến nghị Sau quá trình triển khai thực nghiệm phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, tác giả đã nhận thấy các ưu điểm nhất định và hiệu quả của các giờ giảng tăng lên rõ rệt.
- Sinh viên được khuyến khích phát biểu ý kiến nên tỏ ra độc lập hơn trong tư duy, mạnh dạn và chủ động hơn trong phát biểu quan điểm của mình.
- Phương pháp nghiên cứu 4 a.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tài liệu, văn bản, sách, báo có liên quan đến dạy học tích hợp theo năng lực thực hiện, phân tích, tổng hợp, so sánh để hệ thống hoá cơ sở về lý luận về đào tạo nghề sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp toạ đàm: Đàm thoại, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Kết luận Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình giảng dạy môn Kỹ thuật điện, qua kết quả thực nghiệm sư phạm, tác giả rút ra một số điều sau: Trong dạy học môn học Kỹ thuật điện ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh hiện nay một bộ phận không nhỏ SV chưa thực sự tích cực học tập, các kết quả khảo sát đã phản ánh đậm nét điều đó.
- Vì vậy phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có chú ý đến việc phát huy tính tích cực nhằm nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu học tập của sinh viên.
- Để có thể vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đạt hiệu quả cao cần phải có những điều kiện kiên quyết của cả giáo viên, sinh viên và nhà trường về tư tưởng, tổ chức và cơ sở vật chất.
- Nhà trường cần khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất như mở thêm các phòng học chuyên môn, mua sắm trang thiết bị, tài liệu, giáo trình phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu học tập của giáo viên và SV.
- Các GV cần nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn và sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại.
- Cần tăng cường đưa ra các bài thu hoạch, tiểu luận, đề tài nghiên cứu cho sinh viên, giúp họ có thói quen tự đọc sách, tìm kiếm tài liệu thông qua mạng internet để có thể vận dụng vào thực tiễn.
- Sinh viên cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc lĩnh hội tri thức, có ý thức vươn lên trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động bổ ích trong và ngoài trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt