« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn kỹ thuật xung - số tại trường Cao đẳng nghề SIMCO Sông Đà


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Trịnh Quyết Thắng VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT XUNG - SỐ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SIMCO SÔNG ĐÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Trịnh Quyết Thắng VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT XUNG - SỐ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SIMCO SÔNG ĐÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN VIỆT DŨNG Hà Nội - 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: Trịnh Quyết Thắng Đề tài luận văn: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật xung - số tại Trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà” Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Mã số SV: CB150130 Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả không sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày Ngày tháng năm 2017 Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Trịnh Quyết Thắng LỜI CẢM ƠN Sau thời gian 2 năm tiến hành nghiên cứu và điều tra, luận văn “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật xung - số tại Trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà” của tôi đến nay đã được hoàn thành.
- Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Sau Đại học, Viện Sư Phạm Kỹ Thuật cùng các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn.
- Tôi xin chân thành cám ơn ban giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà đã tạo mọi thuận lợi cho tôi có được thời gian đi học cũng như giảng dạy ở trường, tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.
- Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, ban bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 4 1.1.
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
- Cơ sở lý luận về PPDH và PPDH tích cực.
- Một số yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
- Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Các yêu cầu và điều kiện ứng dụng PPDH tích cực.
- Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực.
- Nội dung ứng dụng các PPDH TC trong dạy học môn Kỹ thuật xung - số.
- 39 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN KỸ THUẬT XUNG - SỐ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- Tổng quan về trường Cao đẳng nghề SIMCO Sông Đà.
- Thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Kỹ thuật xung - số tại trường Cao đẳng nghề SIMCO Sông Đà.
- Nội dụng chương trình, mục tiêu dạy học môn kỹ thuật xung - số của trường Cao đẳng nghề SIMCO Sông Đà (Phụ lục 1.
- Một số biện pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn kỹ thuật xung số tại trường Cao đẳng nghề SIMCO Sông Đà.
- Giáo án giảng dạy lớp thực nghiệm vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- 70 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG VẬN DỤNG PPDH TC TẠI TRƯỜNG CĐN SIMCO SÔNG ĐÀ.
- Mục đích thực nghiệm.
- Nội dung thực nghiệm.
- Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Đối tượng của thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Giảng viên cộng tác thực nghiệm sư phạm.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Kết quả định tính về tính tích cực học tập của SV.
- 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giảng viên SV Sinh viên PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa DH Dạy học GQVĐ Giải quyết vấn đề KTDH Kĩ thuật dạy học CĐN Cao đẳng nghề SCN Sơ cấp nghề TCN Trung cấp nghề TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1.
- So sánh PPDH tích cực và PPDH truyền thống 10 2 Bảng 1.2.
- Khảo sát mức độ yêu thích học tập môn Kỹ thuật xung - số.
- Khảo sát vận dụng kiến thức vào thực tiễn…… 80 10 Bảng 3.8.
- Biểu đồ vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong nhà trường hiện nay.
- Trước tình hình đó, ở nhiều nước trên thế giới, các phương pháp dạy học mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của người học, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy đang được áp dụng rộng rãi.
- Với phương pháp giảng dạy tích cực “lấy người học làm trung tâm” người thầy tạo cho sinh viên một không khí học tập sôi nổi, kích thích được tính chủ động và sáng tạo của sinh viên.
- Thực tiễn cho thấy giáo dục đã và đang có những cải cách to lớn chú trọng đối mới mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa đặc biệt là đổi mới phương pháp: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tào khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học.
- Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
- Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (điều 5 khoản 2) đã ghi: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học.
- Cũng như đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ trí thức thụ động thầy giảng, trò chép sang hướng dẫn người học chủ động trong quá trình tư duy tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích tổng họp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân.
- tăng cường tính chủ động tích cực của sinh viên trong qúa trình học tập.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.
- Mục tiêu Trên cơ sở khảo sát thực trạng và thực nghiệm phương pháp giảng dạy môn Kỹ thuật xung - số tại trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà, đề tài đề xuất các biện pháp vận dụng các phương phápdạy học tích cực phù hợp với môn Kỹ thuật xung - số.
- Nhiệm vụ - Nghiên cứu lý luận dạy học về các phương pháp dạy học tích cực.
- Thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và thiết kế bài giảng vận dụng phương pháp dạy học tích cực tại trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà.
- Thực nghiệm sư phạm và đánh giá bài giảng vận dụng phương pháp dạy học tích cực tại trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực và cách thức tổ chức hoạt động dạy học môn Kỹ thuật xung - số của giảng viên ở trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà.
- Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học môn Kỹ thuật xung - số ở trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà 4.
- Giả thuyết nghiên cứu Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào tính tự giác, tích cực của người học.
- Nếu áp dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học môn Kỹ thuật xung - số sẽ phát huy được tính tích cực, tính tự lực nhận thức, tính tự giác của sinh viên trong học tập, hình thành ở người học năng lực độc lập giải quyết vấn đề góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, đào tạo.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập tài liệu trên sách, báo, tạp chí giáo dục, internet để lập cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn các chuyên gia là những giảng viên dạy môn Kỹ thuật xung - số để làm rõ thực trạng công tác giảng dạy của môn học này.
- Xin ý kiến các chuyên gia về các bài giảng đã được biên soạn theo phương pháp dạy học tích cực.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các bài giảng đã được biên soạn dựa trên các cơ sở lý luận về dạy học theo PPDH tích cực.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích câu hỏi trắc nghiệm dùng trong quá trình thực nghiệm bài giảng.
- Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng, đề tài chỉ nghiên cứu việc giảng dạy môn Kỹ thuật xung - số hệ Cao đẳng tại Trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà 7.
- Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực.
- Chương 2: Thiết kế bài giảng môn kỹ thuật xung - số vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm và đánh giá bài giảng vận dụng phương pháp dạy học tích cực tại trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 1.1.
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của sinh viên trong quá trình học tập.
- Trên thế giới, vấn đề này đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
- Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, tư tưởng về dạy học tích cực được các nhà giáo dục bàn đến từ lâu như trong cuốn sách Lịch sử giáo dục thế giới của tác giả Nguyễn Lân đã trình bày vấn đề này [19].
- Trong thế kỷ XX, các nhà giáo dục phương Đông, phương Tây đều quan tâm đến vấn đề phát huy tính tích cực học tập, chủ động, sáng tạo của người học cụ thể như: Kharlammôp, I.Ia Lecne, nhà giáo dục Xô Viết.
- V.Ôkôn, nhà giáo dục Ba Lan, N.G Kazansky [13].
- Các nhà giáo dục đã đúc kết ra những kết quả tích cực của công trình thực nghiệm hàng chục năm về dạy học phát huy tính tích cực, tính quy luật chung của dạy học nêu vấn đề, cách áp dụng phương pháp vào một số nghành khoa học.
- Ở Việt Nam, nghiên cứu về PPDH đã được đề cập đến nhiều dưới góc độ lí luận dạy học và được vận dụng cho một số lĩnh vực dạy học cụ thể, và đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học.
- Các tác giả đều đã làm rõ vai trò cơ bản của PPDH trong việc phát huy tính tích cực của sinh viên trong quá trình dạy học.
- Tuy nhiên việc tìm tòi những phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của mỗi người thầy.
- GS Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo) trong bài “Cách mạng về PP sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới” đăng trên tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 1/1995 viết “Muốn đào tạo con người khi bước vào đời là con người tự chủ, năng động, sáng tạo thì phương pháp 5 giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo.
- Người học tích cực bằng hành động của mình.
- Nhiệm vụ của người thầy là chuẩn bị cho học sinh thật nhiều tình huống chứ không phải là nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu óc học sinh” [33, tr5] GS Trần Bá Hoành với các bài: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số bài: “Đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên” đăng trên tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục số bài: “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực” đăng trên tạp chí Tạp chí Giáo dục số nêu rõ: Thế nào là dạy học lấy người học làm trung tâm, thế nào là PP dạy học tích cực, thế nào là PP dạy học hợp tác.
- Tác giả đã chỉ rõ những đặc trưng của PP tích cực.
- Nguyễn Ngọc Bảo với cuốn sách: “Phát triển tính tích cực tự lực của học sinh trong quá trình dạy học” [1], Nguyễn Kỳ với cuốn sách: “Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm” [16], “Phương pháp giáo dục tích cực” [17] cũng đưa ra quan niệm học là hoạt động tích cực, tự lực và là trung tâm của quá trình dạy học và đã nêu lên các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh.
- Nhà sư phạm vĩ đại J.A.ComenXki đã đưa ra những yêu cầu cải tổ nền giáo dục theo hướng phát uy tính tích cực chủ động sáng tạo theo nhu cầu người học.
- Theo ông, dạy học thế nào để người học thích thú học tập và có những cố gắng bản thân để nắm lấy tri thức.
- Ông cho rằng: “Quá trình nắm kiến thức mới không thể hình thành bằng cách thuộc lòng bình thường các quy tắc, các kết luận, khái quát hóa nó phải được xác định trên cơ sở của việc cải tiến công tác tự lập của học sinh, của việc phân tích logic sâu sắc tài liệu, sự kiện làm nền tảng cho việc hình thành các khái niệm khoa học” [14, tr24] Những nghiên cứu về phương pháp dạy học đối với môn Kỹ thuật xung - số:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt