Academia.eduAcademia.edu
18. Cho công thức siro đơn chế nóng: Đường Saccarose 165,0 g Nước 100,0 ml Lập công thức bào chế 5kg siro đơn? Cứ 165(g) Đường và 100(ml) nước bào chế được 280.165/180 = 256,67(g) siro đơn. Vậy X(g) Đường và Y(ml) Nước bào chế được 5000(g) siro đơn. Rút ra: X = 5000.165/256,67=3214,24(g) Y = 5000.100/256,67=1948,03(ml) Trình bày cách bào chế 5kg siro đơn? Chuẩn bị: DC, DM.. Cân đường, đong nước cất theo CT Đun sôi nước cất Cho đường vào khuấy đều cho tan hoàn toàn Lọc siro qua vải (lọc nóng) Kiểm tra và đc tỷ trọng siro đúng theo tc 19. Cho công thức siro đơn chế nguội: Đường Saccarose 180,0 g Nước 100,0 ml Lập công thức bào chế 5kg siro đơn? Đường Saccarose 180g Nước 100 ml (=100g) Khối lượng dd 280g Hệ số nhân H = 14000/280 = 50 lần Công thức pha chế là: Đường Saccarose 180g x 50 = 9000g Nước 100g x 50 = 5000g (ml) Trình bày cách bào chế 5kg siro đơn? Chuẩn bị: DC, DM.. Cân đường, đong nước cất theo CT Cho đường vào nước khấy đều 20. Cho công thức thuốc tiêm Vitamin C: Acid ascobic 5,00 g Natri hydrocarbonat (điều chỉnh PH) 2,37 g Natri metabisulfit (chống oxy hóa) 0,01 g Dinatri edetat (chống oxy hóa) 0,02 g Nước cất pha tiêm vđ (dung môi) 100 ml Lập công thức bào chế 5L dung dịch thuốc tiêm? Trình bày vai trò của các tá dược có trong công thức thuốc tiêm trên? 21. Cho công thức thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol: Cloramphenicol 0,40 G Acid boric 1,10 g Natri borat 2,00 g Natri clorid 0,20 g Thủy ngân phenyl nitrat 0,02 g Nước cất vđ 100,00 ml Lập công thức bào chế 200 lọ thuốc nhỏ mắt (Đóng lọ 10ml/lọ)? Thể tích pha chế V=200 lọ x 10ml = 2000ml, H=2000/100 = 20 lần Công thức pha chế 200 lọ dung dịch Cloramphenicol 0,4%: Cloramphenicol 0,4 g x 20 = 8g Acid Boric 1,1 g x 20 = 22g NatriBorat 2,0 g x 20 = 40g Natriclorid 0,2 g x 20 = 4g Thủy ngân Phenyl nitrat 0,02g x 20 = 0,4g Nước cất vđ 2000ml Phân tích công thức bào chế trên (Độ tan/ nước, vai trò tá dược trong công thức)? Cloramphenicol là KS điều trị NK ở mắt + Tan ít trong nước lạnh, dễ tan/ nước nóng, dễ tan và ổn định trong PH 7,2 Acid Boric/NatriBorat là hệ đệm ổn định hoạt chất Cloranphenicol + Dễ tan trong nước NaCl là chất đẳng trương, là chất sát khuẩn, dễ tan trong nước Thủy ngân Phenyl nitrat là chất sát khuẩn, bảo quản thuốc nhỏ mắt, tan/nước. c. Trình bày cách pha chế 200 lọ thuốc nhỏ mắt trên? - Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, bao bì, nhãn… - Cân hoạt chất theo công thức, để riêng - Đong khoảng 1800ml nước cất, đun sôi - Hòa tan Acid Boric, NatriBorat, NaCl, Thủy ngân Phenyl nitrat khuấy đều, để nhiệt độ hạ xuống khoảng 600C. - Hòa tan Cloramphenicol vào dung dịch trên, khuấy đều, kiểm tra PH - Thêm nước cất vừa đủ tới 2000ml - Lọc qua màng lọc, kích thước lỗ lọc 0,45µm - Đóng lọ 10ml - Dán nhãn. 22. Cho công thức 1 viên thuốc nang amoxicilin: Amocicilin 500,0 mg Croscarmelose (rã) 15,0 mg Lactore hydrat (độn) 176,5 mg PVP K30 (dính) 0,5 Mg (pha trong cồn 90 để được nồng độ 10%) Magiesi sterat (trơn)/Natri laurylsulfat (tăng độ tan – trơn) (9:1) Lập công thức bào chế 5000 viên? Trình bày vai trò của các tá dược có trong công thức? 23. Cho công thức 1 viên thuốc viên nén pẩcetamol: Paracetamol 325,0 mg Avicel PH 101 (độn, rã) 80,0 mg Tinh bột (độn) 80,0 mg Hồ tinh bột 10% (dính) Vđ Talc/Magiesi sterat (9:1) (trơn) 14,0 mg Lập công thức bào chế 5000 viên? Trình bày vai trò của các tá dược có trong công thức? 24. Cho công thức 1 viên thuốc viên nén Cotrimoxazol: Sulfamethoxazol 400,0 mg Trimethoprim 80,0 mg Avicel PH 101 (độn, rã) 30,0 mg Tinh bột (độn) 70,0 mg Hồ tinh bột 10% (dính) Vđ Talc (trơn) 10,0 mg Magiesi sterat (trơn) 5,0 mg Natri laurylsulfat (tăng độ tan – trơn) 2,0 mg Lập công thức bào chế 5000 viên? Trình bày vai trò của các tá dược có trong công thức? 25. Bài toán về pha cồn? a. Pha 600 ml cồn 600 từ cồn 900 và nước cất ở 150C? - Thể tích cồn 900 cần lấy Đong chính xác 400ml cồn 900, sau đó bổ sung nước cất đến thể tích 600ml cồn 600. b. Pha 400ml cồn 500 từ cồn 900 và cồn 300 ở 150C? - Thể tích cồn 900 cần lấy Đong chính xác 133,3 ml cồn 900, sau đó bổ sung cồn 300 đến thể tích 400,0ml ta được 400ml cồn cồn 500. HÓA DƯỢC LÝ THUYẾT HÓA DƯỢC I. ĐẠI CƯƠNG 1. Câu 1 * Trình bày đặc điểm các đường hấp thu thuốc vào cơ thể? * Da: - Phần lớn không hấp thu qua da. - Xoa bóp tăng hấp thu qua da - Thuốc dễ hấp thu qua da trẻ sơ sinh * Tiêu hóa: - Niêm mạc miệng: hấp thu nhanh, không bị chuyển hóa qua gan lần đầu, một số thuốc kích ứng niêm mạc miệng. - Uống: Hấp thu chủ yếu tại ruột non (dạ dày chỉ hấp thu các chất có tính acid yếu; ruột già chủ yếu hấp thu nước) * Trực tràng: - Hấp thu nhanh, không bị ảnh hưởng dịch tiêu hóa, không chuyển hóa qua gan lần đầu, dùng cho người khó uống thuốc. * Tiêm: - Tiêm dưới da: đau - Tiêm bắp: hấp thu nhanh hơn tiêm dd, chú ý trẻ em - Tiêm tĩnh mạch: tác dụng nhanh, liều chính xác, dễ gây tai biến, nhiều thuốc không tiêm được tĩnh mạch (dầu) * Hô hấp: - Hấp thu nhanh - Không chuyển hóa qua gan lần đầu - Không phải ở dạng hơi 2. Câu 2: Kể tên các đường thải trừ chủ yếu của thuốc ra khỏi cơ thể? Trình bày đặc điểm thải trừ thuốc qua đường thận liên quan đến PH nước tiểu? Ý nghĩa của việc nghiên cứu thải trừ thuốc qua đường thận? Các đường thải trừ chủ yếu của thuốc ra khỏi cơ thể Thải trừ thuốc qua đường thận Thải trừ thuốc qua đường hô hấp Thải trừ thuốc qua đường tiêu hóa Thải trừ thuốc qua sữa Thải trừ thuốc qua một số đường khác: tuyến mồ hôi, da, niêm mạc, tuyến nước bọt… Đặc điểm thải trừ thuốc qua đường thận liên quan đến PH nước tiểu Khi PH nước tiểu < 7 (acid): các thuốc có tính kiềm dễ thải trừ Khi PH nước tiểu > 7 (base): các thuốc có tính acid dễ thải trừ Ý nghĩa của việc nghiên cứu thải trừ thuốc qua đường thận Lợi dụng thải trừ của thuốc để điều trị ngộ độc: Khi bị ngộ độc các thuốc có tính acid (thuốc ngủ Barbituric) thì giải động bằng các thuốc có tính kiềm (Truyền NaHCO3 để kiềm hóa nước tiểu tăng thải trừ Barbituric) và ngược lại. 3. Câu 3 * Trình bày tác dụng dược lý chung của thuốc tê? * Tác dụng tại chỗ: + Gây tê tại chỗ, làm mất cảm giác đau nóng lạnh… * Tác dụng toàn thân: + Ức chế TKTW + Ức chế dẫn truyền TK cơ + Giãn cơ trơn + Chống loạn nhịp 4. Câu 4 * Trình bày tác dụng – cơ chế tác dụng và nguyên tắc sử dụng nhóm thuốc: Hạ sốt, giảm đau, chống viêm? Tác dụng và cơ chế tác dụng * Hạ sốt: Ức chế trung tâm điều nhiệt khi trung tâm bị kích thích, giãn mạch, tăng tiết mồ hôi. * Chống viêm: Ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm, ức chế di truyển bạch cầu, ức chế phản ứng kháng nguyên – kháng thể. * Giảm đau: Giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm. Nguyên tắc sử dụng * Uống thuốc trong và sau bữa ăn * Không dùng thuốc cho người bị hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng, sốt xuất huyết, tạng dễ chảy máu. * Thận trọng với bệnh nhân viêm gan, thận * Nếu điều trị kéo dài cần kiểm tra định kỳ công thức máu, chức năng gan thận * Thời gian điều trị: Tấn công 5-7 ngày, sau đó chuyển sang dùng liều duy trì * Tránh phối hợp các thuốc NSAID với nhau. 5. Câu 5 * Trình bày tác dụng không mong muốn của thuốc chống viêm không có cấu trúc Steroid (NSAID) và cách khắc phục? * Loét dạ dày tá tràng. KP - Chọn dạng viên sủi, viên bao tan ở ruột - Lượng nước uống >200 ml - Dùng thêm Omeprazol - Chọn thuốc ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (Meloxicam) * Chảy máu. KP - Không dùng trong trường hợp xuất huyết, tạng chảy máu * Mẫn cảm với thuốc. KP - Thận trọng với người có cơ địa dị ứng - Nên dùng Paracetamol thay thế các thuốc khác 6. Câu 6 - Trình bày chỉ định chung, tác dụng không mong muốn và nguyên tắc sử dụng của nhóm thuốc chống dị ứng? Chỉ định chung Chữa dị ứng do mọi nguyên nhân Chống nôn khi say tàu xe, ngộ độc thai nghén Phòng các phản ứng dị ứng khi dùng thuốc Làm thuốc tiền mê trong ngoại khoa Làm tăng tác dụng của thuốc giảm đau, thuốc ngủ, gây tê. Tác dụng không mong muốn Gây buồn ngủ Hạ huyết áp Khô miệng Buồn nôn… Nguyên tắc sử dụng Không dùng các thuốc gây buồn ngủ cho người vận hành máy móc, tàu xe. Tiêm tĩnh mạch chậm, không tiêm dưới da. Trong quá trình điều trị cần loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng 7. Câu 7 Trình bày nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh? Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn Phải sử dụng đúng thời gian quy định Chọn đúng kháng sinh: theo vị trí nhiễm khuẩn, theo độ nhậy cảm của vi khuẩn gây bệnh, theo cơ địa bệnh nhân, theo đối tượng sử dụng. Chọn dạng thuốc thích hợp Sử dụng đúng liều lượng Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết 8. Câu 8 * Trình bày chỉ định chung và tác dụng không mong muốn (ADR) của Sulfamid kháng khuẩn? Chỉ định chung Nhiễm khuẩn tiết liệu Nhiễm khuẩn màng não Nhiễm khuẩn mắt (mắt hột) Nhiễm khuẩn tiêu hóa Bệnh sốt rét. Tác dụng không mong muốn (ADR) Sỏi tiết niệu. Rối loạn tiêu hóa. Dị ứng da. Tổn thương cơ quan tạo máu. Tai biến khác: viêm dây thần kinh… 9. Câu 8’ * Trình bày đặc điểm về dược động học và nguyên tắc sử dụng của nhóm sulfamid kháng khuẩn? Dựa vào đặc điểm về dược động học, hãy giải thích vì sao khi sử dụng Vitamin C liều cao cùng sulfamid dễ bị tai biến trên đường tiết niệu? Đặc điểm dược động học Hấp thu tốt qua đường uống (trừ Sulfaguanidin) Thấm tốt vào các mô và các dịch trong cơ thể (qua được nhau thai và dịch não tủy) Chuyển hóa chủ yếu ở gan: Sản phẩm chuyển hóa dễ kết tinh trong đường tiết niệu. Thải trừ chủ yếu qua thận: tốc độ thải trừ phụ thuộc vào PH nước tiểu (PH nước tiểu acid làm chậm thải trừ, dễ gây sỏi thận) Nguyên tắc sử dụng Sử dụng đúng thời gian quy định (7-10 ngày) Uống nhiều nước hoặc uống kèm NaHCO3 trong thời gian điều trị (đề phòng sỏi tiết niệu) Có thể phối hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Giải thích Vitamin C có bản chất là acid, khi dùng làm nước tiểu bị acid hóa => dễ kết tinh Sulfamid và sản phẩm chuyển hóa của Sulfamid trên đường tiết niệu gây sỏi thận. 10. Câu 9 * Trình bày tác dụng chính và tác dụng không mong muốn (ADR) của nhóm thuốc chống viêm Glucocorticoid (GC)? Tác dụng chính của Glucocorticoid Chống viêm Chống dị ứng Ức chế miễn dịch Tác dụng không mong muốn (ADR) Gây phù Loét dạ dày tá tràng Tăng huyết áp Tăng đường huyết Gây nhược cơ, mệt mỏi Loãng xương Teo cơ Rối loạn phân bổ mỡ. 11. Câu 9’ * Trình bày tác dụng chính và nguyên tắc sử dụng của thuốc chống viêm Glucocorticoid? Hãy kể tên 4 hoạt chất thuộc nhóm Glucocorticoid (GC)? Tác dụng chính của Glucocorticoid Chống viêm Chống dị ứng Ức chế miễn dịch Nguyên tắc sử dụng Ăn nhạt, ăn nhiều protid, ít lipid và glucid. Uống bù KCl, kháng sinh (nếu cần thiết). Theo dõi thể trọng, huyết áp, biến đổi tâm thần, thời gian đông máu, dạ dày tá tràng… Khi dùng liều cao kéo dài, khi ngừng thuốc phải giảm liều từ từ. Áp dụng điều trị cách ngày đối với trường hợp viêm da mạn tính, hen… Uống thuốc vào buổi sáng, trong hoặc sau bữa ăn. 12. Câu 10 * Trình bày phân loại và đặc điểm các nhóm Vitamin? Từ những đặc điểm này, anh (chị) hãy cho biết những chú ý gì khi sử dụng nhóm vitamin tan trong dầu? Phân loại và đặc điểm các nhóm Vitamin Nhóm vitamin tan trong nước: B1, B2, B6, B12, C, H, PP: Không tan trong dầu mỡ Dự trữ trong cơ thể ít nên cần bổ sung hàng ngày. Nhóm vitamin tan trong dầu: A, D, E, K: Tan tốt trong dầu mỡ, không tan trong nước Rất dễ bị oxy hóa Có dự trữ trong cơ thể Khi dùng liều cao kéo dài gây tích lũy dẫn đến ngộ độc. Những chú ý gì khi sử dụng Nhóm vitamin tan trong dầu: A, D, E, K khi sử dụng chú ý: Dùng đúng liều, không dùng liều cao kéo dài để tránh gây ngộ độc. Trong khẩu phần ăn bổ sung thêm dầu mỡ để tăng cường hấp thu. 13. Câu 11-12 * Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bán thải t1/2? Ý nghĩa của trị số t1/2? Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bán thải của thuốc: Ảnh hưởng của tương tác thuốc Ảnh hưởng của lứa tuổi Ảnh hưởng của chức năng thận Ý nghĩa của trị số t1/2 liên quan tới liều dùng: t1/2 là yếu tố quyết định nhịp đưa thuốc/ngày: thuốc có t1/2 dài sẽ đưa ít lần (1-2 lần/ngày); t1/2 ngắn đưa nhiều lần (3-4 lần/ngày) 14. Câu 13 * Trình bày tương tác dược lực học vận dụng trong lâm sàng. Cho ví dụ? Lợi dụng tạo tác dụng hiệp đồng: Clarithromycin + Amoxilin Lợi dụng tác dụng đối lập nhằm giải độc thuốc: Atropin giải độc Physostigmin Phối hợp tạo tác dụng đối kháng làm giảm tác dụng dược lý hoặc tăng độc tính: CM + Tetracyclin: giảm tác dụng kháng khuẩn Cloamphenicd + erg: làm giảm tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh. Furosemid + Digoxin: tăng độc tính trên tim 15. Câu 14 * Trình bày những yếu tố quyết định thời điểm dùng thuốc. Cho ví dụ minh họa? Những yếu tố quyết định thời điểm dùng thuốc Mục đích dùng thuốc: thuốc ngủ uống trước khi đi ngủ… Dược lý thời khắc: corticoid uống vào buổi sáng Tương tác thuốc – thức ăn: Thuốc bị TA làm giảm hấp thu uống xa bữa ăn: Ampicillin… Thuốc không bị TA làm giảm hấp thu nên uống no để giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Ciprofloxacin… Thuốc tăng hấp thu khi có TA nên uống vào bữa ăn: Vitamin… Tương tác thuốc – thuốc: Những thuốc cản trở hấp thu khi uống cùng nhau thì phải uống cách xa nhau ít nhất 2h: Antacid và Omeprazol… 16. Câu 15 * Trình bày cách lựa chọn thời điểm để uống thuốc? * Uống vào bữa ăn: - Thuốc kích ứng đường tiêu hóa - Thuốc hấp thu quá nhanh - Thuốc tăng hấp thu nhờ TA * Uống xa bữa ăn: - Thuốc giảm hấp thu do TA - Viên bao tan/ruột - Thuốc kém bền/dịch vị * Thuốc uống tùy ý: - Thuốc không bị TA làm giảm hấp thu 17. Câu 16 * Kể tên các yếu tố thuộc về bệnh nhân, thuốc liên quan đến việc phát sinh và các biện pháp hạn chế ADR (phản ứng bất lợi của thuốc)? Yếu tố liên quan đến phát sinh ADR Yếu tố người bệnh: Tuổi Giới tính Đa dạng về gen, chủng tộc Bệnh mắc kèm Tiền sử dị ứng thuốc Yếu tố về thuốc: Đặc tính của thuốc Tương tác thuốc Liệu trình điều trị kéo dài Hạn chế số thuốc dùng Nắm vững thông tin về loại thuốc đang dùng cho bệnh nhân Nắm vững thông tin về các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao Theo dõi bệnh nhân, phát hiện sớm các biểu hiện của phản ứng bất lợi do thuốc và có những xử lí kịp thời. 18. Câu 17 * Trình bày tóm tắt phân loại mức độ an toàn và nguyên tắc sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai? Phân loại mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai: Các thuốc: Loại A: Các nghiên cứu có kiểm soát cho thấy không có nguy cơ đối với bào thai Loại B: Không có bằng chứng về nguy cơ đối với bào thai người Loại C: Có nguy cơ cho bào thai Loại D: Chắc chắn có nguy cơ cho bào thai Loại X: Chống chỉ định cho phụ nữ có thai 19. Câu 18 * Trình bày nguyên tắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai? Nguyên tắc sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai Hạn chế tối đa dùng thuốc, nên lựa chọn các phương pháp điều trị không dùng thuốc Tránh không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ Dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả, thời gian ngắn nhất. Lựa chọn thuốc đã được chứng minh là an toàn, tránh dùng những thuốc chưa được sử dụng rộng rãi cho phụ nữ có thai (Loại A) 20. Câu 19 * Trình bày nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc ở phụ nữ nuôi con bú? Hạn chế tối đa dùng thuốc Chọn thuốc an toàn cho trẻ bú mẹ Tránh dùng LC, nên dùng thời gian ngắn nhất có hiệu quả Nên cho trẻ bú ngay trước khi dùng thuốc Vắt bỏ sữa nếu không cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc Cân nhắc lợi ích/nguy cơ 21. Câu 20 * Trình bày những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi? Dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón, giảm hấp thu các thuốc dùng kèm Giảm trí nhớ (nhầm lẫn liều) Run tay (chú ý thuốc dạng giọt) Thích lạm dụng thuốc, dùng kéo dài quy định Loãng xương nên ít vận động, hay uống khi nằm Ít khát nên ít uống nước (sulfamid) 22. Câu 21 * Trình bày những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ em? Liều lượng dùng Lựa chọn chế phẩm thuốc dùng cho trẻ: Đường uống: an toàn nhất Đường tiêm: nên tránh tiêm bắp, tiêm tốc độ chậm Đặt trực tràng: tác dụng nhanh, phù hợp khi không uống được thuốc Khí dung: TE <3 tuổi dùng mặt nạ, tránh dùng thuốc khí dung bình xịt cho trẻ < 5 tuổi 23. Câu 22 * Trình bày cách xử trí khi thiếu Vitamin? Phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ nguyên nhân Bổ sung vitamin: Từ nguồn thực phẩm Bổ sung từ dạng thuốc khi thiếu trầm trọng Chọn chế phẩm: Nên lựa chọn chế phẩm có nhiều vitamin 24. Câu 23 * Trình bày phân loại và cơ chế tác dụng của các thuốc điều trị táo bón? Thuốc làm tăng khối lượng phân: Cám Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Hút nước làm mềm phân, tăng nhu động (Sorbitol) Thuốc kích thích: Tăng nhu động ruột (Bisacodyl) Thuốc làm mềm phân Docusat Thuốc bôi trơn Dầu Parafin 25. Câu 24 * Trình bày nguyên tắc điều trị tiêu chảy? Tăng quá trình hấp thu trong lòng ruột, giảm nhu động ruột Bù nước và điện giải Sử dụng kháng sinh khi tiêu chảy do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng… 26. Câu 25 * Trình bày phân loại thuốc điều trị tiêu chảy. Cho ví dụ? MÔN: HÓA DƯỢC PHẦN: THUỐC CỤ THỂ ACETYLCYSTEIN BD: Acenuic, Mitux, Axomuc