intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

72
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên giai đoạn từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2014, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo chí hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THU TRANG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO IN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THU TRANG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO IN HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Minh Sơn HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết, đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu, chưa được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào. Mọi luận cứ trong luận văn là xác thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thu Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phạm Minh Sơn – Người hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này! Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các ngành và các đơn vị có liên quan; sự giúp đỡ của các nhà báo, biên tập viên, phóng viên, bạn bè đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia trả lời phỏng vấn; các thầy cô ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thu Trang
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THÔNG TIN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO IN .......................................................... 13 1.1 Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in ........................................................................................................ 13 1.2. Đặc trưng, thế mạnh của báo in trong thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo ............................................................................................................... 33 1.3. Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo chí ....................................................................................... 39 Tiểu kết chương 1........................................................................................... 48 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO IN .................................................................................... 50 2.1. Tổng quan về nội dung và dung lượng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in ................................................................................................ 50 2.2 Nội dung thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo.................................... 58 2.3 Hình thức thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo ....................................... 70 Tiểu kết chương 2........................................................................................... 77 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THÔNG TIN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO IN HIỆN NAY ........... 78 3.1 Đánh giá chung về công tác thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in ........................................................................................................... 78 3.2 Một số giải pháp tăng cường thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay ....................................................................................................... 83 Tiểu kết chương 3........................................................................................... 99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. Báo chí: BC 2. Biển đảo: BĐ 3. Biên tập viên: BTV 4. Bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở Biển Đông: COC 5. Cảnh sát biển: CSB 6. Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982: UNCLOS 1982 7. Liên hợp quốc: LHQ 8. Thông tin: TT 9. Xã hội chủ nghĩa: XHCN 10.Quốc phòng – An ninh: QP – AN 11.Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông: DOC
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nội dung tác phẩm của Báo Nhân Dân (5/2011 – 5/2014) ......................................................................................................... 52 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nội dung tác phẩm của báo Khánh Hòa (5/2011 – 5/2014) ............................................................................................ 53 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nội dung tác phẩm của Báo Thanh Niên (5/2011 – 5/2014) ............................................................................................ 54 Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tác phẩm về đề tài Biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên (5/2011 – 5/2014) ........................ 56 Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thể loại tác phẩm về đề tài biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên (từ 5/2011 đến 5/2014) ...... 73 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin bài được khảo sát trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên (từ 5/2011 đến 5/2014) ................................ 51
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Việt Nam từ xa xưa đã có truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và ý thức sâu sắc về việc giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc cũng như xây dựng và phát triển đất nước. Truyền thống ấy đã được chứng minh trong những trang sử lẫy lừng từ thuở dựng nước, giữ nước cho tới ngày nay và thể hiện một cách khác nhau ở mỗi thời kì của lịch sử dân tộc. Nếu như trong thời chiến, ông cha ta đã cầm giáo mác, súng đạn để “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thì thế hệ chúng ta, những người con sống trong hòa bình cần nhận thức được những gì dân tộc đã phải đánh đổi để có được đất nước như ngày nay và biết mình phải làm gì để bảo vệ và phát huy thành quả đó. Biển đảo Việt Nam có ý nghĩa to lớn đến mọi mặt của an ninh quốc phòng và đời sống. Do đó, công tác TT bảo vệ chủ quyền BĐ luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm chú trọng. Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí với chức năng nhiệm vụ của mình luôn tiên phong trong vai trò tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước những diễn biến ngày càng trở nên phức tạp ở Biển Đông (gần đây nhất ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam), đòi hỏi báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò mũi nhọn của mình trong công tác thong tin về Biển đảo. Trong luận văn này, tác giả đi vào tìm hiểu vai trò của báo in trong vấn đề thong tin bảo vệ chủ quyền Biển đảo dựa trên những lí do cụ thể sau: Thứ nhất: Biển đảo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng đối với chủ quyền lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội người Việt Nam. Bao đời nay, Biển đảo là môi trường sống, môi trường giao tiếp văn hóa của người Việt. Cùng với các không gian núi rừng và châu thổ, biển đã góp phần hợp thành, định diện truyền thống, bản sắc văn hóa, cơ sở kinh tế, tư duy... của cộng đồng người Việt. Biển đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng của nước ta. Trong tâm thức người dân thì Việt Nam 1
  9. có “Rừng vàng, Biển bạc” và ý thức giữ gìn bảo vệ Biển đảo quê hương đã trở thành một truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời. Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260km và có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa – nằm trên tuyến giao thông huyết mạch. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường... Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiềm lực kinh tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chủ trương của Đảng và chính phủ đối với phát triển ven biển và hải đảo từ 2011 – 2020 cũng khẳng định: “Phát triển mạnh kinh tế Biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển… Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển...” (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020). Công tác tuyên truyền Biển đảo được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp đi trước một bước nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (số 09 – NQ/TƯ, ngày 09 – 02 - 2007) của ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt nam năm 2020. Để khẳng định chủ quyền Biển đảo thong tin về BĐ, thời gian qua chúng ta đã đẩy mạnh công tác thong tin trong nhân dân và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa được như mong muốn. Thứ hai: Những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp Biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh Việt Nam. Trên Biển Đông, vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước 2
  10. trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên Biển để đe dọa chủ quyền vùng BĐ, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước. Công cuộc bảo vệ tổ quốc, chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân. Vì vậy vấn đề đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế vùng Biển đảo là vô cùng quan trọng. Ngày 2/5/2014, Tập đoàn dầu khí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng công ước luật Biển 1982 và luật pháp quốc tế về Biển và các quốc gia ven biển (Trước đó, năm 1974, chính Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng sa của Việt Nam, biến nó từ chỗ thuộc chủ quyền của Việt Nam sang vùng đang xảy ra tranh chấp). Để đối phó với những luận điệu sai lệch và xuyên tạc từ phía Trung Quốc, cũng như để cộng đồng trong nước và quốc tế hiểu rõ về giàn khoan HD 981, Việt Nam đã và đang dốc toàn lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền Biển đảo. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách của truyền thông Việt Nam trong năm 2014. Trên các loại phương tiện thông tin đại chúng, trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, văn hóa, giáo dục… đều tập trung mũi nhọn về vấn đề này. Thứ ba: Báo chí là bộ phận vô cùng quan trọng trong việc thông tin các chủ trương, chính sách của nhà nước, vận động quần chúng nhân dân. Trong các loại hình báo chí, báo in với những ưu thế của mình đang chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thông tin đường lối chính sách của nhà nước đến với nhân dân. Cùng với sức nóng của sự kiện giàn khoan HD 981, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh công tác thông tin Biển đảo trên các phương tiện 3
  11. truyền thông đại chúng. Báo chí nước ta đã có những phản ứng nhanh nhạy và kịp thời trước sự kiện này. Các bài viết chuyên biệt về đề tài biên giới Biển đảo đã chuyển hướng hoàn toàn vào mảng đề tài Biển đảo, ngoài ra trên các chuyên mục của các tờ báo từ 7/5/2014 – 17/7/2014, tin tức về Biển đảo được cập nhật thường xuyên và liên tục. Các cơ quan báo đài cũng liên tục cử phóng viên ra để cập nhật tin tức về giàn khoan ngoài biển Đông. Trước những diễn biến phức tạp của BĐ, các loại hình báo chí, đặc biệt là báo in cần phải làm tốt hơn nữa vai trò cung cấp thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận của mình. Bởi đây là loại hình có sức lan tỏa thông tin vô cùng nhanh chóng và hiệu quả đến với công chúng Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong luận văn này tác giả lựa chọn khảo sát ba tờ báo ngày, đó là Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên. Đây là bao tờ báo có diện phủ sóng rộng khắp trên cả nước. Nó có sự tương đồng nhất định với nhau khi cùng xuất bản hàng ngày. Tuy nhiên, ba tờ báo này là khác nhau về đối tượng độc giả, bởi Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng, Báo Khánh Hòa là báo địa phương và Thanh Niên là của cơ quan đoàn thể. Dù vậy, việc khảo sát đối chiếu so sánh vẫn có những sự tương đồng nhất quán, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác thực hiện nội dung của ba tờ báo. Trên cơ sở phân tích vai trò của thông tin bảo vệ chủ quyền Biển đảo (khảo sát Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên), chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in, những điểm mạnh, những điểm yếu còn tồn tại và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tóm lại, việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thông tin bảo vệ chủ quyền Biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên, theo tác giả là một việc làm cần thiết. Từ đó, chúng ta có cơ sở cho việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp thông tin, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của báo in đối với lĩnh vực thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, sự kiện ngày 2/5/2014 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 4
  12. vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đánh dấu thời kỳ căng thẳng leo thang trên khu vực Biển Đông, đòi hỏi công tác thông tin càng trở nên cấp bách và cần được đẩy mạnh. Luận văn là một đề tài có tính cấp thiết, có giá trị thực tiễn cao trong việc nâng cao chất lượng thông tin bảo vệc chủ quyền biển đảo của chúng ta trong thời gian tới. Những lí do trên đã khiến tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học của mình là: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay (Khảo sát Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên giai đoạn từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2014)”, nhằm đáp ứng yêu cầu thời sự hiện nay và làm rõ thêm những vấn đề cơ bản xung quanh nội dung này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tranh chấp chủ quyền biển đảo, do vậy, các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này cũng rất phong phú đa dạng. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó đã được nghiệm thu, công bố và đăng tải trên các sách, báo, tạp chí… Có thể kể đến một số tác phẩm nổi bật như: Cuốn sách Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, NXB Tư pháp ấn hành năm 2006, PGS.TS Nguyễn Bá Diến (Chủ Biên) đã hệ thống hóa toàn bộ những văn bản pháp luật, chính sách về Biển của Việt Nam. Cuốn “Tài liệu tham khảo phục vụ công tác tập huấn tuyên truyền về biển đảo”, do NXB Thông tin và Truyền Thông ấn hàng tháng 11 năm 2012; trong cuốn “Trường Sa hỏi và đáp”, NXB trẻ phát hành năm 2011, TS Trần Nam Tiến đã nêu rõ tầm quan trọng của biển Đông. Luận văn của Tạ Thị Thu Hằng, Xung đột chủ quyền ở quần đảo Trường Sa – Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết. Luận văn thạc sỹ chính trị học (2013). Đây là một luận văn cập nhật được tính thời sự cao, phân tích rõ tình hình căng thẳng ở quần đảo Trường sa giữa nước ta với các nước láng giềng. Luận văn cũng đề ra được hướng giải quyết thích đáng của Đảng và nhà nước ta trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, do đây là luận văn chính trị học, bởi vậy tính lý luận chuyên ngành báo chí rất hạn chế. 5
  13. Luận văn Phùng Quốc Việt, Báo Biên Phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền anh ninh biên giới Quốc gia, Luận văn Thạc sỹ báo chí (2004). Đây là luận văn có tính ứng dụng cao do tác giả là người làm việc trực tiếp tại Báo Biên phòng. Tuy nhiên đề tài bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là một đề tài chung chung, không cụ thể về chủ đề Biển đảo. Hơn nữa, luận văn này thực hiện năm 2004, nhiều vấn đề đã trở nên cũ, thông tin không còn cập nhật. Luận văn của Nguyễn Thị Hòa, Nâng cao chất lượng chương trình về Biển đảo trên sóng phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam (2011). Đây cũng là một luận văn về đề tài Biển đảo có tính ứng dụng cao. Thông qua việc nghiên cứu chương trình Biển đảo phát sóng trên kênh VOV1 – Đài tiếng nói Việt Nam, tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm cũng như điểm hạn chế của chương trình. Từ đó, có những đề xuất nâng cao chất lượng chương trình về Biển đảo trên sóng phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam nói riêng cũng như của phát thanh nói chung. Luận văn của Tạ Thị Thu Hằng, Xung đột chủ quyền ở quần đảo Trường Sa – Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết. Luận văn thạc sỹ chính trị học (2013). Đây là một luận văn cập nhật được tính thời sự cao, phân tích rõ tình hình căng thẳng ở quần đảo Trường sa giữa nước ta với các nước láng giềng. Luận văn cũng đề ra được hướng giải quyết thích đáng của Đảng và nhà nước ta trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, do đây là luận văn chính trị học, bởi vậy tính lý luận chuyên ngành báo chí rất hạn chế. Luận văn của Văn Nghiệp Chúc, So sánh phương thức tuyên truyền về Biển Đông giữa báo chí Việt Nam và báo chí Trung Quốc (2012). Luận văn đã hệ thống hóa những quan điểm và phân tích tổng quan những nét chính về lĩnh vực thông tin, tuyên truyền Biển đảo và diễn biến cách thức tuyên truyền cho biển đông của báo chí hai nước. Luận văn không chỉ khái quát ưu nhược điểm của công tác tuyên truyền mà còn đề xuất những giải pháp, cách tiếp cận như thế nào để báo chí nước ta những năm tới nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền về công tác TT về BĐ. Đây là luận văn đề cập khá chi tiết về 6
  14. công tác TT về BĐ của Việt Nam và Trung Quốc, tuy nhiên TT ở đây thiên về vấn đề TT bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Luận văn của Hồ Thị Giang, Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về biển đảo (Khảo sát Tạp chí biên giới biển đảo phát sóng VTC1 và chuyên mục núi sông bờ cõi phát sóng VTV4 từ 6/2012 đến 6/2014). Công trình nghiên cứu “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Nhà xuất bản L’Harmattan Paris (Pháp) công bố vào tháng 3/1996, học giả người Pháp Monique Chemillier – Gendreau đã rà soát các tài liệu lưu trữ của Pháp với khoảng gần 50 phụ lục đính kèm đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa – Trường Sa, đồng thời phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc. Bà Monique quả quyết: “Nước này (tức Trung Quốc) trong nhiều tài liệu khẳng định cao giọng và mạnh mẽ rằng họ có những bằng chứng không thể bác bỏ về các quyền lịch sử lâu đời của họ đối với các quần đảo. Vậy thì họ còn sợ gì mà không trình bày các luận cứ của họ trước một cơ quan tài phán rộng rãi như Tòa án La Haye?” Chúng ta cũng đã đặt ra bao nhiêu lần câu hỏi này cho phía Trung Quốc, nhưng suốt từ thời Pháp thuộc tới nay, chúng ta vẫn chỉ thấy một thái độ làm ngơ, chỉ có thể lý giải là đuối lý của Trung Quốc. Tóm lại, do những năm trước đây, vấn đề BĐ chưa được chú trọng đúng mức nên những công trình nghiên cứu về BĐ còn hạn chế về lý luận và thực tiễn, chưa phong phú cả về nội dung và hình thức. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in” một cách cụ thể trên ba tờ báo Nhân Dân, Khánh Hòa và Thanh Niên. Nếu thành công, luận văn này sẽ đóng góp những nghiên cứu về BĐ và những vấn đề của việc TT về BĐ trên báo in, vai trò của báo in trong công tác thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Đồng thời cung cấp đề xuất nâng cao chất lượng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in. Ngoài ra, luận văn cung cấp giá trị thực tiễn to lớn khi đề ra được những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả về nội dung và hình thức những tin bài có nội dung thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Báo Nhân 7
  15. Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên. Trong khi vấn đề này là nhiệm vụ cấp thiết mà Đảng và Nhà nước đang định hướng cho báo chí nói chung và báo in nói riêng. Từ đó, ba tờ báo này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin của Đảng và Nhà nước giao phó. Các cơ quan báo chí trong cả nước cũng có thể lấy những nghiên cứu trong luận văn này làm cơ sở tham khảo để có những hướng khắc phục, nâng cao hiệu quả thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo cho mình. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên giai đoạn từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2014, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo chí hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in. - Hệ thống hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển đảo và giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. - Khảo sát làm rõ thực trạng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên trong giai đoạn từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2014. - So sánh, đánh giá việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Những thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in (Khảo sát Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên. 8
  16. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo là một nhiệm vụ quan trọng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu công tác thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Báo Nhân Dân, Khánh Hòa và Thanh Niên giai đoạn từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2014. - Về khách thể: Vấn đề biển đảo đang được nhiều báo quan tâm đưa tin. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ba cơ quan báo chí: Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên.  Báo Nhân dân là cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11-3- 1951 tại Chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Báo Nhân Dân khai thác các bài viết về biển đảo trên ba chuyên mục chính: Trường Sa – Hoàng Sa, Theo dòng thời sự, Biển Đông - DOC – COC.  Báo Khánh Hòa là cơ quan của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, là tiếng nói của chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa, nơi có huyện đảo Trường Sa. Luận văn tập trung khai thác các bài viết về chủ quyền biển đảo và tình hình chính sự thế giới trên Báo Khánh Hòa, đặc biệt các bài viết liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo trên quần đảo Trường Sa.  Báo Thanh Niên lại là diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam. Báo Thanh Niên hiện nay chưa có các chuyên mục riêng về chủ quyền biển đảo nên khi khai thác, luận văn chỉ tập trung vào các bài viết trên bốn chuyên mục: Chính trị - xã hội, Quân sự, Kinh tế và Thế giới. - Về thời gian: từ tháng 5/2011 – 5/2014. Luận văn chọn mốc thời gian từ tháng 5/2011 bởi đúng vào khoảng thời gian này xảy ra sự việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh, từ đó, vấn đề Biển Đông nổi lên, trở thành vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. 9
  17. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo chí nói chung và báo in nói riêng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở nhận thức học về duy vật biện chứng, lý luận về truyền thông, quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam về báo chí truyền thông và công tác tư tưởng, về chiến lược triển khai công tác thông tin và tuyên truyền biển đảo. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh, phỏng vấn sâu… - Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: tìm hiểu thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau như nghiên cứu khoa học, báo, mạng internet, các bài tiểu luận, các văn bản, quyết định, kế hoạch….. sau đó tiến hành chọn lọc các thông tin, các tư liệu phù hợp với mục tiêu của đề tài. - Phương pháp thống kê so sánh: Thống kê các đối tượng nghiên cứu để có cái nhìn bao quát và toàn diện về vấn đề. Việc so sánh số liệu các báo với nhau cho phép nhìn nhận rõ hơn về hiện trạng của những đối tượng nghiên cứu, biết được thành công cũng như những điểm chưa làm tốt trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam và làm cho vấn đề trở lên khách quan. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu một số đối tượng khác nhau như các chuyên gia, các nhà báo là lãnh đạo các cơ quan báo chí để từ đó có cái nhìn đa chiều hơn, khách quan hơn về đối tượng mà tác giả muốn nghiên cứu. - Phương pháp lịch sử: để khai thác sâu hơn các thông tin liên quan đến tình hình biển đông và làm căn cứ lịch sử cho bài luận, luận văn đã nghiên cứu lịch sử tranh chấp chủ quyền biển, đảo, các tài liệu lịch sử của Việt Nam và Quốc tế đặt vấn đề tuyên truyền biển, đảo là vấn đề cấp thiết. 10
  18. - Phương pháp logic: luận văn dựa trên nguồn tài liệu về lịch sử, chính trị, các văn bản pháp lý của quốc tế và Việt Nam… để suy luận, đưa ra những đánh giá, nhận xét. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ những dẫn chứng, số liệu và kết quả thu thập, nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề của đề tài, tiến hành phân tích và tổng hợp để đưa ra được những bảng số liệu, biểu đồ và những kết luận đánh giá xác đáng nhất. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn là một công trình nghiên cứu vận dụng lý luận Báo chí học để giải quyết một vấn đề của thực tiễn. Kết quả của đề tài này sẽ góp phần bổ sung cho lý luận Báo chí học về vấn đề thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo cho nhân dân. Đây có thể được coi là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy cho sinh viên, học viên sau đại học. Thực hiện luận văn, tác giả cũng mong muốn những cán bộ, phóng viên, biên tập viên và những người làm công tác thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo tại ba tờ báo này cũng như những người làm báo nói chung có thêm một góc nhìn về lý luận và có thể áp dụng vào thực tiễn cho các tác phẩm của mình. Từ trước tới nay, đã có một số luận văn nghiên cứu xung quanh vấn đề về báo in và Biển đảo. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào nghiên cứu với tên cụ thể: Bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay – Khảo sát Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên. Chính vì vậy, luận văn sẽ đóng góp hiệu quả cho vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề này. Nó không chỉ cho thấy thực trạng vấn đề thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên các báo được khảo sát mà còn đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo cho các tờ báo này cũng như trên các tờ báo khác về chủ đề Biển đảo nói chung. Luận văn cung cấp cái nhìn khái quát về công tác thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên, từ đó những phóng viên, nhà báo, biên tập viên có khả năng nhìn nhận trực tiếp 11
  19. công tác thực hiện của mình, từ đó có hướng điều chỉnh tốt hơn. Những người làm báo trên cơ sở nghiên cứu về đề tài của luận văn này cũng sẽ có những bài học cụ thể cho mình trong công tác TT về BĐ. Luận văn có tính thời sự cấp bách, nó ra đời trong hoàn cảnh Biển Đông đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm. Trên tất cả các tờ báo lớn cũng như các chương trình truyền hình, thời sự trong tháng 5 đến tháng 6, hàng ngày liên tục đưa tin về tình hình giàn khoan HD 981 hạ đặt trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và sự gây hấn của các tàu Trung Quốc với tàu kiểm ngư, chấp pháp của Việt Nam. Báo chí với chức năng của mình đã làm rất tốt nhiệm vụ thông tin về Biển đảo, vạch trần luận điệu xuyên tạc và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Báo in với tư cách là một phương tiện truyền thông phổ biến ở Việt Nam được nghiên cứu cụ thể, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin các chính sách của Đảng và nhà nước về Biển đảo, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao phó cho nền Báo chí nước nhà. Riêng với bản thân tác giả, quá trình nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay – Khảo sát Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên” sẽ là một cơ hội để tôi tích lũy kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết cũng như năng lực chuyên môn, để thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ của mình với tư cách là một phóng viên, biên tập viên. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận của thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in. Chương 2: Thực trạng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in (Khảo sát Báo Nhân dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên giai đoạn từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2014). Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay. 12
  20. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THÔNG TIN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO IN 1.1 Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in 1.1.1 Biển đảo a) Biển: Trong từ điển tiếng Việt, biển được định nghĩa: 1. Danh từ 1. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất; 2 Vùng đại dương ven lục địa được ngăn cách bởi đảo hay đất liền; 3 Khối lượng nhiều đông đảo được ví như biển.Ví dụ Mọi thứ chìm trong biển lửa. Theo định nghĩa thông dụng, biển là phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền ít hay nhiều. b) Khái niệm Đảo và Quần Đảo Trong công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, điều 121 Quy định: Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên, vùng đất này vẫn ở trên mặt nước [Trích điều 121, Công ước luật Biển 1982]. Đảo theo cách hiểu thông thường là một vùng đất có nước bao quanh. Đối với người đi Biển thì Đảo được hiểu là các hải đảo nói chung, bao gốm các đảo, đá. Theo nghĩa pháp lý: Điều 46 Công ước Luật Biển 1982 quy định: “Quần Đảo là một nhóm đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước nối các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành một thể thống nhất địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử”. Một nước ven biển có năm vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa c) Nội thủy Điều 8 của Công ước Luật Biển năm 1982 quy định: “Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2