« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng phương pháp lalp trong đánh giá hiệu năng phần mềm


Tóm tắt Xem thử

- Huỳnh Quyết Thắng 4.Tên đề tài (tiếng Việt): Nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng phương pháp PALP trong đánh giá hiệu năng phần mềm 6.Tên đề tài (tiếng Anh): Research testing and application PLAP method in evaluation performance software II.
- Các tổ chức Công nghệ thông tin đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc giảm thiểu chi phí kiểm thử phần mềm, đặc biệt đối với các hệ thống lớn, khi mà chi phí kiểm thử chiếm tỷ lệ rất cao trong toàn bộ chi phí quản lý, đầu tư.
- Nhu cầu cải thiện việc kiểm thử hiệu năng, phân tích và giám sát các hoạt động công nghệ thông tin, kiểm thử và phát triển phần mềm là rất lớn.
- Các phương pháp hiện đang sử dụng trong CPM đòi hỏi phải lặp đi lặp lại việc kiểm thử, đo hiệu năng, chỉnh sửa mã nguồn và xây dựng lại ứng dụng để khắc phục các vấn đề về hiệu năng.
- Những phương pháp cũ này là rất bị động trong việc phân tích phân tích và dự báo hiệu năng phần mềm cho các ứng dụng đòi hỏi phải luôn cập nhật các phiên bản mới.
- Kiểm thử, dự đoán hiệu năng của ứng dụng là một khâu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, trong khi các kỹ thuật hiện nay lại rất phức tạp, các nỗ lực phân tích và yêu cầu tài nguyên ứng dụng chuyên sâu.
- Các kỹ sư phần mềm được yêu cầu phải học các ký hiệu mới, các hình thức phi chuẩn và có thể chi tiết hóa hệ thống phần mềm bằng đại số quá trình.
- Một số kỹ thuật mới dù hiệu năng được đánh giá một cách liên tục thì nó vẫn không cung cấp bản chất bên trong đó là các hoạt động xử lý bên trong có ảnh hưởng thế nào tới thời gian phản hồi của hệ thống.
- Vì vậy, một 2 phương pháp dự đoán hiệu năng một cách chủ động mà không phải kiểm thử tải lặp đi lặp lại, không phức tạp và không phải xây dựng lại ứng dụng là rất cần thiết.
- b) Mục đích của đề tài (các kết quả cần đạt được): Nghiên cứu phương pháp PALP, là phương pháp tiếp cận chủ động trong việc phân tích và dự báo hiệu năng phần mềm cho các phần mềm ứng dụng đòi hỏi phải luôn cập nhật các phiên bản mới, thỏa mãn các tiêu chí sau đây.
- Không cần thiết phải kiểm thử hiệu năng một cách lặp đi lặp lại để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi mã nguồn phần mềm khi nâng cấp.
- Không yêu cầu các kỹ thuật SPE phức tạp, các cố gắng chuyên sâu trong việc hiểu rõ các mô hình hiệu năng và các tài nguyên hệ thống.
- Nó có thể được áp dụng trong suốt pha thực hiện hoặc về sau để bảo đảm độ chính xác hơn các độ đo hiệu năng.
- Nó có thể tiếp cận theo hướng từ dưới lên để nhận được một tiêu chí về hiệu năng mong muốn.
- Cho trước một mức độ hiệu năng cụ thể, các kỹ sư phần mềm có thể cấu hình mức độ thời gian phản hồi của các hoạt động xử lý khác nhau của ứng dụng để đạt được một mức độ hiệu năng đã xác định trước dưới một điều kiện tải làm việc nhất định mà không cần phải kiểm thử lặp đi lặp lại như trong CPM.
- Các ví dụ về một vài hoạt động xử lý bên trong cụ thể như: xử lý dữ liệu trong bộ nhớ, xử lý nhập-xuất tệp tin, tương tác với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Do thời gian phản hồi của một hoạt động xử lý phụ thuộc vào cách thiết kế và phát triển thuật toán của nó, nên từ giờ trở đi chúng ta sẽ coi các hoạt động xử lý này như là các thuật toán.
- Nó cũng cho phép tiếp cận theo hướng từ trên xuống để đánh giá hiệu năng và làm cho các kỹ sư phần mềm có thể đánh giá được sự ảnh hưởng lên hiệu năng của ứng dụng khi họ thay đổi các thuật toán và cấu hình ứng dụng, dưới một mức tải công việc cho trước.
- Nó giúp cho các kỹ sư phần mề có thể xác định được mức tải công việc mà ứng dụng có thể bảo đảm để duy trì được một mức hiệu năng mong muốn dựa trên một cấu hình ứng dụng và thuật toán đã biết c) Nội dung của luận văn Luận văn được chia ra làm 5 chương cụ thể như sau: Chương 1.
- TỔNG QUAN VỀ CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN HIỆU NĂNG PHẦN MỀM.
- ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG PHẦN MỀM VỚI PHƯƠNG PHÁP PALP.
- THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ.
- d) Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực kiểm thử hiệu năng phần mềm.
- Tập trung vào các tài liệu về phương pháp PALP của tác giả Siddhartha Kargupta [9, 10].
- Xây dựng ứng dụng mô phỏng một dịch vụ web cung cấp kết quả yêu cầu cho nhiều người dùng cùng một lúc.
- Ứng dụng cũng gồm ba hoạt động chính bên trong đó là xử lý dữ liệu bộ nhớ trong, xử lý đọc và ghi ra các tệp tin văn bản, xử lý tương tác (thêm, sửa, xóa, duyệt) với cơ sở dữ liệu MS SQL Server.
- Tiến hành thực nghiệm phương pháp PALP trên ứng dụng đã giới thiệu, ghi nhận lại các kết quả và đánh giá kết quả đạt được, những lợi thế PALP với một số phương pháp được giới thiệu.
- e) Kết luận Nghiên cứu tổng quan về các kỹ thuật phân tích và dự đoán hiệu năng phần mềm như: các mạng hàng đợi, tiếp cận SPE, dựa trên kiến trúc và mẫu, dựa trên phân tích vết, sử dụng UML, dựa trên đại số quá trình, mạng Petri, mô phỏng, sử dụng bộ lọc Kalman, SVM, CPM.
- Qua đó, có thể thấy các kỹ thuật này đều mang tính bị động và chưa có những am hiểu đầy đủ về các thay đổi của hiệu năng khi ứng dụng được cập nhật.
- cho tới việc thiết lập mô hình PALP và sử dụng phương pháp PALP trong đánh giá hiệu năng.
- Nó cho phép các kỹ sư phần mềm chủ động hiệu chỉnh thuật toán và cấu hình để đạt được mức hiệu năng mong muốn cũng như xác định hiệu năng của hệ thống với một mức tải cho trước và các thuật toán, cấu hình cho trước mà không phải thiết kế lại toàn bộ hệ thống, tiến hành kiểm thử lặp đi lặp lại như các phương pháp đã giới thiệu trong luận luận văn.
- Cho thấy phương pháp này rất đơn giản, đễ tính toán bằng cách sử dụng các công cụ phổ biến như Microsoft Excel… không như các phương pháp đã giới thiệu đòi hỏi phải học mới các mô hình, ký hiệu phi chuẩn, phải có kiến thức chuyên sâu về hệ thống, về đại số quá trình.
- Như vậy có thể đưa ra các dự đoán sớm cho các vấn đề liên quan hiệu năng mà không phải đầu tư quá nhiều chi phí nâng cấp ứng dụng.
- 4 Để đánh giá độ chính xác của mô hình PALP, em đã xây dựng một ứng dụng web để mô phỏng và tiến hành các ca kiểm thử.
- Hiệu năng được phân tích và dự đoán một cách chủ động, nhanh chóng bằng việc giả định thay đổi một và nhiều loại điểm trễ, Có thể thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong ứng dụng đến hiệu năng của ứng dụng đó như thế nào, nhờ việc thay đổi các loại điểm trễ thì mô hình PALP cho kết quả dự đoán hiệu năng với độ chính xác cao (sai số chỉ dao động dưới 4.5.
- Hướng phát triển của đề tài: Do điều kiện cá nhân còn những hạn chế, thời gian thực hiện không nhiều nên vấn đề nghiên cứu về “Nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng phương pháp PALP trong đánh giá hiệu năng phần mềm” trong khuôn khổ của luận văn này chỉ dừng lại ở những nghiên cứu ban đầu.
- Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này có thể tập trung triển khai theo các hướng như sau: Nghiên cứu tạo ra chức năng tự động thực thi và tính toán các ca kiểm thử để đưa ra mô hình cuối cùng, giúp cho các nhà phát triển ứng dụng không phải thực hiện việc này mỗi khi điều chỉnh lại hệ thống.
- Luận văn mới chỉ tập trung trên tầng ứng dụng của một hệ thống.
- Một ứng dụng thực tế có thể được cài đặt và triệu gọi các dịch vụ từ nhiều hệ thống phân tán với các nền tảng phần cứng và phần mềm khác nhau qua mạng.
- Nghiên cứu thử nghiệm trực tiếp trên môi trường mạng và mô phỏng với nhiều loại điểm trễ khác nhau.
- Bởi trên một ứng dụng thực tế thì sẽ có nhiều loại điểm trễ khác nhau cũng như cả vấn đề liên quan đến băng thông trên môi trường mạng… Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2017 Học viên Dương Công Chuyến

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt