Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------- TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ Đề tài: Chính sách nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản và bài học cho Việt Nam Lớp: TCH412(1/1-1415).10_LT Giảng viên: ThS. Đinh Thị Hà Thu Nhóm 1: Phạm Minh Loan 1113210067 Phạm Khắc Trung 1111210062 Đào Hồng Quân 1112210007 Trịnh Thị Minh Hương 1112210136 Lê Hoàng Yến 1114210156 Lê Xuân Lộc 1111210071 Quản Trọng Minh 1112210501 Hà Nội, 12/2014 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 1. Tổng quát chung về tỷ giá hối đoái và chính sách nâng giá đồng nội tệ 2 1.1. Tỷ giá hối đoái 2 1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái 2 1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái 2 1.2. Ý nghĩa kinh tế của tỷ giá hối đoái 3 1.2.1. So sánh sức mua của các đồng tiền 3 1.2.2. Kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu 3 1.2.3. Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại 3 1.2.4. Tác động đến các quan hệ kinh tế quốc tế 4 1.3. Các công cụ điều chỉnh tỷ giá 4 1.4. Tổng quan về chính sách nâng giá tiền tệ 4 1.4.1. Khái niệm nâng giá tiền tệ 4 1.4.2. Mục tiêu nâng giá tiền tệ 5 1.4.3. Tác động của nâng giá tiền tệ 5 1.5. Mô hình phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái với kim ngạch xuất khẩu. 6 2. Diễn biến nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản và những tác động tới nền kinh tế 7 2.1. Hoàn cảnh ra đời của chính sách nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản 7 2.2. Diễn biến kinh tế Nhật Bản thời kỳ nâng giá tiền tệ 8 2.2.1. Giai đoạn 1974 – 1980: Chính sách nâng giá tiền tệ thành công nhất 8 2.2.2. Giai đoạn 1980 – 1985: Khai thác mặt tích cực của việc giảm giá đồng JPY 14 2.2.3. Giai đoạn 1986 – 1993: Điều chỉnh đồng JPY cùng sự lên xuống của đồng USD 16 2.2.4. Giai đoạn 1994 – 1997: Khủng hoảng tài chính tiền tệ lớn 22 2.3. Ảnh hưởng của chính sách nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản trong dài hạn 26 3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa BOJ Bank of Japan (Ngân hàng trung ương Nhật Bản FDI Foreign direct investment (Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài FED Federal Reserve system (Cục dự trưc liên bang Mỹ) GDP Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc dân JPY Đồng tiền của Nhật Bản NHTW Ngân hàng trung ương ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) USD Đồng tiền của Hoa kỳ XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2. 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và XNK của Nhật Bản so với một số nước 9 Biểu đồ 2. 2. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản (1970-1980) 10 Biểu đồ 2. 3. Tình hình tỷ giá hối đoái JPY/USD (1980 – 1985) 14 Biểu đồ 2. 4. Tỷ giá hối đoái JPY/USD tại Nhật Bản (1986-1993) 17 Biểu đồ 2. 5. Số dư từ ước lượng véc tơ hiệu chỉnh kim ngạch XNK tại Nhật Bản (1982-2010) 28 Bảng 2. 1. Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của Nhật Bản về nguyên nhiên vật liệu. 9 Bảng 2. 2. Tình hình cán cân thương mại của Nhật Bản thập kỷ 70 11 Bảng 2. 3. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản (1970-1980) 13 Bảng 2. 4. Tình hình cán cân thương mại, ODA và FDI của Nhật Bản (1980-1985) 15 Bảng 2. 5. Sự tăng giảm của dự trữ quốc gia Nhật Bản (1980 – 1990) 19 Bảng 2. 6. Lãi suất chiết khấu và lượng cho vay của các ngân hàng trung gian 20 Bảng 2. 7. Tình hình ngoại thương, đầu tư và tăng trưởng của Nhật Bản (1986-1993) 21 Bảng 2. 8. Diễn biến tình hình tỷ giá hối đoái, ngoại thương và tăng trưởng kinh tế 23 Bảng 2. 9. Diễn biến tỷ giá, lạm phát và tăng trưởng của Nhật Bản (2001-2006) 25 Bảng 2. 10. Kết quả XNK tại Nhật Bản 26 Bảng 2. 11. Ước lượng DOLS cho kim ngạch xuất khẩu của Nhật bản ra Thế giới 27 LỜI NÓI ĐẦU Các chính sách tài chính – tiền tệ của một quốc gia luôn được điều chỉnh nhằm thỏa mãn cung và cầu, phục vụ các mục đích khác nhau của quốc gia trong một thời gian nhất định; chính sách tỷ giá hối đoái, trong đó chính sách nâng giá hay phá giá đồng nội tệ cũng không nằm ngoài mục đích đó. Với chính sách tỷ giá hối đoái, chính phủ các quốc gia có thể kéo vực nền kinh tế thoát khỏi những cơn suy thoái, khủng hoảng tài chính và ngược lại cũng có thể đưa nền kinh tế rơi vào trạng thái mất cân bằng ngoại tệ, dẫn tới các hậu quả cho xuất nhập khẩu và các vấn đề vĩ mô. Cân bằng tỷ giá hối đoái là một trong các mục tiêu giúp một nền tài chính tăng trưởng bền vững. Để thực hiện được những mục tiêu đó, tùy vào tình hình cụ thể mà từng quốc gia sẽ áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ hoặc phá giá tiền tệ. Khi gặp sự cạnh tranh mạnh từ các đồng tiền khác, chính phủ có thể phá giá đồng nội tệ nhằm tăng sức tiêu dùng hàng hóa trong nước, tăng xuất khẩu, mục đích thu về nhiều ngoại tệ. Tuy vậy, khi một quốc gia khó tự chủ về các nguồn lực, các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất phụ thuộc phần lớn vào bên ngoài, thì chính sách tỷ giá hối đoái cần được điều chỉnh linh hoạt và mềm dẻo hơn, sự can thiệp của chính phủ trở nên nhạy cảm và thiết yếu hơn, Nhật Bản là một trong các quốc gia có nhiều hạn chế về nội lực và coi chính sách tỷ giá hối đoái là một trong các chính sách mũi nhọn. Trong thời đoạn 23 năm từ 1974 – 1997, Nhật Bản đã kiên cường duy trì trạng thái kinh tế thặng dư trong hoàn cảnh đồng nội tệ bị ép tăng giá mạnh, có những yếu tố hỗ trợ, có những yếu tố gây trở ngại, nhưng sự thành công vẫn là nhưỡng tiền khi Nhật Bản đã chứng minh được họ đã vượt qua để trở thành cường quốc đứng thứ hai về kinh tế sau Mỹ. Nhận thấy đây là một bài học hay và có giá trị lớn trong vấn đề nâng giá đồng nội tệ, chúng tôi lựa chọn đề tài “Chính sách nâng giá tiền tệ của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Ngoài mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 phần chính: 1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái và nâng giá tiền tệ 2. Diễn biến nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản và những tác động đến nền kinh tế 3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam NỘI DUNG Tổng quát chung về tỷ giá hối đoái và chính sách nâng giá đồng nội tệ Tỷ giá hối đoái Khái niệm tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp, là một trong những công cụ cơ bản của Nhà nước trong quản lý và điều hành vĩ mô. Về cơ bản, tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa tiền tệ của hai nước khác nhau, hoặc có thể định nghĩa theo khái niệm thị trường : “Tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng 1 số đơn vị tiền tệ nước khác”. Về bản chất, tỷ giá hối đoái là một loại giá cả. Do đó, cũng giống như các loại giá cả khác trong nền kinh tế, tỷ giá được xác định bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường mà ở đó ngoại hối được trao đổi, mua và bán, qua đó tỷ giá hối đoái được xác định và được gọi là thị trường ngoại hối. Các tác nhân hoạt động chủ yếu trên thị trường ngoại hối là NHTW, các ngân hàng thương mại, và các công ty. Trên thực tế, với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, đã hình thành một mạng lưới thị trường ngoại hối trên phạm vi toàn cầu.  Phân loại tỷ giá hối đoái Có nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau: Căn cứ vào công cụ thanh toán quốc tế : Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (tỷ giá điện hối): tỷ giá quy định trách nhiệm của ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng phải chuyển ngoại tệ đến người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tín. Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (tỷ giá thư hối): tỷ giá quy định trách nhiệm của ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng phải chuyển ngoại tệ đến người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền bằng thư. Tỷ giá séc: tỷ giá mà ngân hàng bán séc ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm chuyển séc đến người thụ hưởng quy định trên séc. Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: tỷ giá quy định ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng mà chính khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Tỷ giá hối phiếu trả tiền chậm: tỷ giá quy định ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm cho khách hàng mà chính họ là người thụ hưởng hối phiếu. Căn cứ vào cơ chế điều hành tỷ giá Tỷ giá chính thức: tỷ giá do NHTW của mỗi nước công bố. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của NHTW. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. Ở một số nước như Pháp tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định thông qua nhiều giao dịch vào thời điểm xác định trong ngày. Tỷ giá thị trường: tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do NHTW công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán. Tỷ giá cố định/Tỷ giá thả nổi Tỷ giá cơ bản: tỷ giá của NHTW quy định dựa vào đó các ngân hàng thương mại mua vào hay bán ra ngoại tệ Tỷ giá ưu đãi: nhằm thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại quốc tế Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng Tỷ giá mua/Tỷ giá bán Tỷ giá giao ngay/Tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá mở cửa/Tỷ giá đóng cửa Tỷ giá tiền mặt/Tỷ giá chuyển khoản Ý nghĩa kinh tế của tỷ giá hối đoái So sánh sức mua của các đồng tiền Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nước với các nước khác. Kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ tác động đến XNK trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn. Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại Các chính sách liên quan đến tỷ giá giúp phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan về kinh tế với nhau. Khi tỷ giá cao, sức mua của đồng tiền trong nước giảm so với đồng tiền nước ngoài, điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập. Tác động đến các quan hệ kinh tế quốc tế Khi tỷ giá hối đoái tăng theo nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu. Khi tỷ giá giảm có tác động hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu. Các công cụ điều chỉnh tỷ giá Chính sách chiết khấu: chính sách của NHTW bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường Chính sách hối đoái: chính sách được thực hiện thông qua việc NHTW dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá Nâng giá tiền tệ: việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình cao hơn sức mua thực của nó Phá giá tiền tệ: sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình thấp hơn sức mua thực tế của nó Biện pháp kết hối: quy định các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ phải bán ngoại tệ cho ngân hàng Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước Kiểm soát tín dụng Thiết chặt quản lý thị trường Tổng quan về chính sách nâng giá tiền tệ Khái niệm nâng giá tiền tệ Nâng giá tiền tệ là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ của nước mình so với ngoại tệ, tỷ giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ giảm hay là hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống. Nâng giá tiền tệ là một trong những biện pháp cơ bản của chính phủ nhằm điều tiết, tác động vào tỷ giá hối đoái. Đối với một số quốc gia, nâng giá đồng nội tệ sẽ làm cho đồng nội tệ của quốc gia mình được đánh giá chính xác hơn. Bên cạnh đó, một số quốc gia lại áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ nhằm hướng tới mục đích làm nguội nền kinh tế đang phát triển quá nóng, tăng sức ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế hay do áp lực từ một số quốc gia khác. Mục tiêu nâng giá tiền tệ Mục tiêu cơ bản của chính sách nâng giá tiền tệ là chống lạm phát. Khi lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người nghèo, làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và đặc biệt, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và tính cạnh tranh của nền kinh tế đất nước. Đôi khi một số quốc gia còn áp dụng chính sách này nhằm xây dựng sự ảnh hưởng của mình ra bên ngoài. Tác động của nâng giá tiền tệ Thứ nhất, chính sách nâng giá tiền tệ phản ánh đúng hơn giá trị thực tế của đồng nội tệ. Nâng giá đồng nội tệ làm cho hàng hóa của quốc gia này đắt đỏ hơn tại các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, nâng giá đồng nội tệ làm cho sản phẩm bán được với giá tốt hơn tại thị trường ngoại quốc, đặc biết đối với những loại hàng hóa đủ tính cạnh tranh, có nhu cầu lớn, không cần đến sự phá giá nhằm đạt được nhiều lợi ích hơn.Thêm vào đó, khi nâng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ, hàng hóa nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn nên người dân sẽ có tiêu dùng hàng nước ngoài nhiều hơn. Dù vậy, điều này không có lợi bởi sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước. Thứ hai, khi nâng giá đồng nội tệ mà các yếu tố khác vẫn không đổi thì sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước giảm xuống làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, từ đó cán cân thương mại trở nên thâm hụt. Khi xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ mất đi một phần doanh thu từ nước ngoài buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất. Khi nhập khẩu tăng dẫn đến việc phải chi nhiều hơn ngoại tệ cho các hoạt động. Thiếu hụt ngoại tệ sẽ làm cầu ngoại tệ tăng lên, đẩy giá ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái có xu hướng đi ngược lại chính sách của chính phủ. Đây là một điều bất lợi khác của chính sách nâng giá đồng nội tệ. Sự bất ổn định của tỷ giá hối đoái là môi trường cho các nhà đầu cơ nước ngoài thu lợi nhuận, các doanh nghiệp khó có được chiến lược lâu dài, luôn phải đứng trước tình trạng bấp bênh cạnh tranh hàng nội địa về giá cả. Việc thu hút đầu tư cũng trở nên khó khăn khi giá trị đồng tiền không ổn định. Thứ ba, nâng giá tiền tệ làm cho giá cả giảm xuống, từ đó tình trạng lạm phát được cải thiện, giảm bớt thâm hụt ngân sách nhà nước. Người tiêu dùng sẽ có cơ hội lựa chọn nhiều sản phẩm, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập khẩu nhiều hàng hóa tốt hơn, hoặc chất lượng như cũ nhưng giá rẻ hơn. Hàng nhập khẩu đóng vai trò quan trọng với các quốc gia đang phát triển, khi đó nâng giá tiền tệ sẽ làm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng mà doanh nghiệp có thể sản xuất. Nếu không có sự thay thế giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu thì chính sách này rất có lợi. Thứ tư, nâng giá tiền tệ cũng khiến cho dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng lên nhanh chóng, nhưng đồng thời đầu tư trong nước giảm sút nghiêm trọng nếu Nhà nước không có những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy, cải thiện nguồn vốn đầu tư trong nước. Mô hình phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái với kim ngạch xuất khẩu. Dựa theo mô hình thay thế không hoàn hảo của Goldstein and Khan (1985), lượng xuất khẩu có thể biểu diễn như sau: ext= α1 + α2rert + α3yt* + εt (1) Trong đó: ext - kim ngạch xuất khẩu thực ra các nước trên thế giới Rert – tỷ giá thực đa phương yt* - thu nhập thực tế của các quốc gia khác trên thế giới trừ Nhật Bản Công thức (1) có thể biểu diễn dưới dạng công thức vector hiệu chỉnh như sau: Trong đó: φ - các hệ số hiệu chỉnh L - các đa thức trong các toán tử trễ φ1 - đánh giá khả năng phản ứng của kim ngạch xuất khẩu khi có sự mất cân bằng. Nếu xuất khẩu tiến dần tới giá trị cân bằng, φ1sẽ âm. Ngoài ra, còn có một cách khác để ước lượng công thức (1) là sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất DOLS: Trong đó k đại diện cho số độ trễ của biến đầu tiên và các biến khác được định nghĩa ở trên. Trước khi ước lượng mô hình, kiểm định Dickey-Fuller được sử dụng để kiểm tra khi nào mỗi chuỗi hợp nhất theo thứ tự với nhau và tiêu chuẩn Schwarz được sử dụng để xác định bao nhiêu độ trễ được sử dụng ở công thức (2) và khi nào thì nên có thêm chuỗi thời gian vào công thức đồng liên kết. Để tính toán yt* ta sử dụng công thức: Trong đó: i - đại diện cho 10 quốc gia nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản yi - thu nhập từ nhập khẩu của nước i wi - tỉ lệ của hàng Nhật bản xuất khẩu sang nước i trong tương quan với tổng hàng Nhật bản xuất khẩu sang 10 nước lớn nhất. Diễn biến nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản và những tác động tới nền kinh tế Hoàn cảnh ra đời của chính sách nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển với quy mô nền kinh tế theo thước đo GDP với tỷ giá là thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng còn nảy sinh không ít vấn đề. Sau thế chiến lần thứ hai, kinh tế Nhật Bản phải dựa vào thương mại quốc tế để phát triển vì quốc gia này thiếu tài nguyên thiên nhiên. Do đó, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng để Nhật Bản nhập khẩu nguyên liệu nhằm phát triển trong khi bằng mọi cách bảo vệ thị trường nội địa. Do đó, hàng hoá nội địa đắt so với các nước khác. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản kiên trì theo đuổi chính sách giữ đồng JPY để bảo đảm hàng hoá xuất khẩu rẻ trên thị trường thế giới và hàng hoá nước ngoài đắt trên thị trường nội địa. Đầu những năm 1970, 1 USD có lúc lên tới 370 JPY. Trên thực tế, kinh tế Nhật Bản phù hợp với nguyên tắc lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thành tích XNK, được phản ánh trong một nguyên lý kinh tế học đơn giản, thông thường nhưng rất hiệu quả: “Một chế độ tỷ giá, trong đó, đồng nội tệ bị đánh giá thấp so với đồng ngoại tệ sẽ có tác động thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu, giúp nền kinh tế thu được thặng dư thương mại; ngược lại, đồng nội tệ được đánh giá cao trong quan hệ tỷ giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và cản trở xuất khẩu, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây thâm hụt mậu dịch”. Diễn biến kinh tế Nhật Bản thời kỳ nâng giá tiền tệ Giai đoạn 1974 – 1980: Chính sách nâng giá tiền tệ thành công nhất Tăng trưởng nhanh và mạnh trong suốt thời gian dài tạo tiền đề cho đồng JPY lên giá mạnh và những năm 70 là thời kỳ mà chính sách nâng giá tiền tệ của Nhật Bản tạo bàn đạp cho kinh tế phát triển mạnh mẽ. Thời điểm rõ nét nhất là sau khi Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD và chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thì đồng JPY liên tục lên giá so với USD và các đồng tiền khác. Do tác động của các cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh, bởi vậy, khi đồng JPY lên giá giúp cho Nhật Bản duy trì kinh tế một cách hiệu quả, thay đổi chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế và xuất khẩu để khai thác những thế mạnh hiện có của mình. Đồng JPY lên giá làm cho giá hàng nhập khẩu vào Nhật Bản rẻ hơn góp phần quan trọng vào việc giảm bớt những tác động từ cú sốc giá dầu năm 1973. Vì vậy, kinh tế và ngoại thương Nhật Bản trong giai đoạn này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều nước công nghiệp phát triển khác. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và XNK của Nhật Bản so với một số nước trên thế giới trong giai đoạn 1974-1980. Biểu đồ 2. SEQ Biểu_đồ_2. \* ARABIC 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và XNK của Nhật Bản so với một số nước (1974-1980) (*Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 12 năm 1992) Biểu đồ 2.1 cho thấy giai đoạn 1970 -1976, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản (7,0%) cao gần gấp 3 lần so với các nước Anh, Mỹ và Đức (lần lượt là 2,5%; 2,8% và 2,5%).. Trong giai đoạn 1976 –1982, XNK tại Nhật Bản tăng mạnh và duy trì mức độ tăng trưởng cao hơn các nước Anh, Mỹ và Đức. Lượng nhập khẩu của Nhật Bản ở mức ngang bằng với các nước đó nhưng xuất khẩu thì tăng gần gấp đôi với tốc độ 8,0% trong khi đó Anh là 4,3%, Mỹ là 5,4% và Đức là 5,3%. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này giảm xuống còn 3,9% so với giai đoạn trước (7,0%) nhưng vẫn cao gấp hơn 2 lần so với các nước công nghiệp phát triển trên. Việc xem xét mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Nhật Bản vào bên ngoài cũng thể hiện tác động tăng giá đồng JPY trong giai đoạn này. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện mức độ phụ thuộc của Nhật Bản vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu giai đoạn 1974-1980. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 1. Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của Nhật Bản về nguyên nhiên vật liệu. Hàng nhập Tỷ lệ phụ thuộc (%) Nguồn nhập từ 3 nước chủ yếu (%) (1) (2) (3) Than 93,4 Úc (51,6) Canada (19,7) Mỹ (9,6) Dầu thô 99,6 Các vương quốc Ả rập thống nhất (21,6) Ả rập Xê-út (19,3) Iran (9,7) Khí đốt 96,0 Indonesia (45,0) Malaysia (18,0) Quặng sắt 100,0 Úc (42,4) Braxin (27,2) Ấn Độ (12,3) Quặng đồng 99,1 Chilê (15,2) Indonesia (18,4) Malaysia(14,4) (*Nguồn: IMF, International Financial Statistics) Từ bảng 2.1 có thể thấy hầu hết các nguyên, nhiên vật liệu chủ chốt cho phát triển công nghiệp Nhật Bản phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhật Bản nhập khẩu 100% quặng sắt làm nguyên liệu cho các ngành chế tạo máy móc thiết bị, cơ khí…, chủ yếu từ các nước Úc, Braxin và Ấn Độ. Đặc biệt là dầu thô - một nhiên liệu quý luôn được mọi quốc gia quan tâm khai thác và sử dụng rất nhiều, Nhật Bản phải nhập khẩu đến 99,6%. Thêm vào đó, một số nguyên nhiên liệu khác như quặng đồng nhập khẩu 99,1%, khí đốt 96,0% và than với 93,4%... Vì vậy, Nhật Bản bị ảnh hưởng một cách trực tiếp và nghiêm trọng khi chịu những tác động từ bên ngoài như cú sốc giá dầu thế giới. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và danh nghĩa của Nhật Bản giai đoạn 1970-1980. Biểu đồ 2. SEQ Biểu_đồ_2. \* ARABIC 2. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản (1970-1980) (*Nguồn: IMF, International Financial Statistics) Từ biểu đồ 2.2 ta thấy, trong suốt thập kỷ 70, ngoài năm 1975 (sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng giá dầu lần 1-năm 1973, giá dầu đột ngột tăng lên gấp 4 lần) có mức tăng trưởng thực tế âm (-0,7%), các năm còn lại Nhật Bản đều có mức tăng trưởng dương tương đối cao (từ 3,8% đến 9,3% GNP thực tế năm sau so với năm trước). Bởi vậy, có thể thấy được rằng chính sự tăng giá của đồng JPY trong thời gian này đó có những tác động quan trọng giúp Nhật giảm bớt những tác động từ cuộc khủng hoảng giá dầu, nhanh chóng ra khỏi thời kỳ suy thoái và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Chính sách nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản có tác động lớn tới cán cân thương mại trong giai đoạn này. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình cán cân thương mại Nhật Bản trong những thập kỷ 70. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 2. Tình hình cán cân thương mại của Nhật Bản thập kỷ 70 Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Triệu USD Tỉ lệ tăng (%) Triệu USD Tỉ lệ tăng (%) Triệu USD 1970 19.318 20.8 18.881 25.7 4.37 1971 24.019 24.3 19.712 4.4 4.307 1972 28.591 19 23.471 19.1 5.12 1973 36.93 29.2 38.314 63.2 -1.384 1974 55.536 50.4 62.11 62.1 -6.574 1975 55.753 0.4 57.836 -6.8 -2.11 1976 67.225 20.6 64.799 12 2.426 1977 80.495 19.7 70.809 9.3 9.686 1979 103.032 5.6 110.672 39.5 -7.64 (*Nguồn: Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số 3/6 năm 2000) Từ bảng 2.2 ta thấy tính giảm và trễ của tác động của chính sách tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại. Khi chuyển đổi chế độ tỷ giá, đồng JPY lên giá mạnh từ năm 1971 nhưng sang năm 1973 cán cân thương mại của Nhật Bản mới chuyển sang thâm hụt. Trong 3 năm tiếp theo, cán cân thương mại thâm hụt lần lượt là (-1.384) triệu USD vào năm 1973, (- 6.574) triệu USD năm 1974 (lớn gấp khoảng 5 lần so với năm 1973), và (-2.110) triệu USD năm 1975. Những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, tiền tệ, thương mại sau cuộc khủng hoảng giá dầu 1973 làm giảm tốc độ lên giá của đồng JPY và khuyến khích xuất khẩu đã khôi phục lại cán cân thương mại thặng dư bắt đầu vào năm 1976, 1977 sau đó. Điều này có thể được lý giải như sau: khi đồng nội tệ lên giá, ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất của nó chính là việc nó làm giảm sức cạnh tranh của hành hóa, gây khó khăn trong xuất khẩu. Tuy vậy, với việc lợi dụng đồng JPY tăng giá với những chính sách điều chỉnh kịp thời, Nhật Bản không những kéo vực nền kinh tế khỏi khủng hoảng mà đưa nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn. Các chính sách có thể kể đến như: chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ tốn ít nguyên nhiên vật liệu và cácnguồn nhiên vật liệu mới, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và cạnh tranh, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; và lợi dụng đồng JPY lên giá chuyển hướng từ xuất khẩu mạnh hàng hoá sang xuất khẩu vốn. Cú sốc giá dầu lần 2 vào năm 1978 tuy mức độ ảnh hưởng tới nền kinh tế Nhật Bản không lớn, nhưng một lần nữa làm cán cân thương mại Nhật Bản quay lại thâm hụt khoảng (-7.640) triệu USD vào năm 1979. Đồng thời với những tác động giảm sóc cho nền kinh tế Nhật Bản, đồng JPY lên giá vào thời kỳ này đó tạo điều kiện cho Nhật xuất khẩu vốn ra nước ngoài. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản giai đoạn này. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 3. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản (1970-1980) Năm 1970 1975 1976 1977 1978 1979 1980 FDI (Triệu USD) 904 3.28 3.462 2.806 4,598 4.995 4.693 % Thay đổi 262.8 5.5 -18.9 63.9 8.6 -6 (*Nguồn: Tạp chí ngoại thương số 17 năm 1995) Từ bảng 2.3 ta thấy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Nhật Bản giai đoạn này tăng lên nhanh chóng, từ 904 triệu USD năm 1970 đến năm 1980 đã là 4.693 triệu USD. Đặc biệt năm 1975 luồng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật là 3.280 triệu USD, tăng thêm 262,8% so với năm 1970. Năm 1976 tăng thêm 182 triệu USD, tương đương với mức tăng 5,5% so với năm 1975. Năm 1977 là năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2 (1978) nên FDI của Nhật giảm 18,9% so với năm 1976. Tiếp sau đó là những năm 78 và 79, FDI ra nước ngoài của Nhật Bản luôn đạt khoảng 4,5 tỷ USD cho đến gần 5 tỷ USD. Điều này góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu, khai thác những lợi thế so sánh mới và chuẩn bị điều kiện để tạo những lợi thế so sánh mới trong tương lai. Thời kỳ 1973 – 1980 với 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra trên toàn cầu, Nhật Bản với chính sách nâng giá đồng nội tệ và các biện pháp điều hành nền kinh tế khác, trong đó chính sách nâng giá là yếu tố quan trọng nhất khiến nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh, đó là mục tiêu mà chính phủ Nhật Bản hướng tới và họ đã đạt được mục tiêu đó. Giai đoạn 1980 – 1985: Khai thác mặt tích cực của việc giảm giá đồng JPY Nhật Bản là một minh chứng cho việc áp dụng thành công chính sách nâng giá để cải thiện tình hình kinh tế, thoát khỏi suy thoái và tăng trưởng mạnh hơn so với các nước trong khu vực vào cùng thời kỳ. Trong thập kỷ 70, đồng JPY lên giá đó có những tác động tích cực đến ngoại thương Nhật Bản, cán cân thương mại thặng dư lớn và đầu tư hay xuất khẩu vốn của Nhật Bản ra nước ngoài tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, sự lên giá nhanh và liên tục của đồng JPY vào những năm cuối thập kỷ 70 đó khiến việc đi vay bằng đồng JPY trở nên ngày càng đắt, làm giảm sút đầu tư trong nước và bắt đầu cản trở dòng vốn đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình tỷ giá hối đoái JPY/USD tại Nhật Bản giai đoạn 1980-1985. Biểu đồ 2. SEQ Biểu_đồ_2. \* ARABIC 3. Tình hình tỷ giá hối đoái JPY/USD (1980 – 1985) (*Nguồn: Statiscal Yearbook for Asia and the Pacific 1991) Từ biểu đồ 2.3 ta thấy trong những năm 1981 – 1984 do tác động của những điều chỉnh tỷ giá để tăng giá đồng USD của Mỹ vào thời điểm đầu những năm 80, NHTW Nhật Bản (BOJ) phải thu hẹp cung ứng cơ số tiền tệ đã phần nào làm cho việc cải tạo cơ cấu đầu tư chậm lại. Hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ này là hậu quả của một đồng JPY mạnh đã bị suy yếu do chính phủ Mỹ lên giá đồng USD nhằm phục vụ cho sự cải thiên cán cân thanh toán do Mỹ là bạn hàng số 1 của Nhật Bản và nền kinh tế Mỹ quá lớn, vì vậy ngay khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng giá đồng USD thì lập tức giá trị đồng JPY giảm. Để bảo vệ đồng JPY, BOJ đó cố gắng điều tiết thu hẹp cơ số tiền tệ để giảm bớt sự tụt giá này. Từ năm 1980 đến năm 1984, đồng JPY chỉ tụt giá 25% (từ 203 xuống 251,1). Tuy bị ảnh hưởng bởi chính sách và nền kinh tế Mỹ nhưng trong giai đoạn 1980 – 1985, nền kinh tế Nhật Bản vẫn khó phát triển với kim ngạch xuất khẩu tăng đều và cán cân thương mại nghiêng về phía thặng dư. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình cán cân thương mại, ODA và FDI của Nhật Bản trong giai đoạn 1980-1985. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 4. Tình hình cán cân thương mại, ODA và FDI của Nhật Bản (1980-1985) Năm Cán cân thương mại (Triệu USD) ODA (Triệu USD) FDI (Triệu USD) 1980 -10.721 3.304 4.693 1981 8.74 3.171 8.906 1982 6.9 3.023 7.703 1983 20.534 3.761 8.145 1984 33.611 4.319 10.155 1985 46.099 3.797 12.217 (*Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 11 năm 1993) Từ bảng 2.4 ta thấy: Về cán cân thương mại, trong nửa đầu những năm 80, cán cân thương mại Nhật Bản tiếp tục thặng dư ngày càng lớn. Sau năm 1980 thâm hụt hơn 10 triệu USD thì năm 1981, cán cân thương mại thặng dư 8.740 triệu USD. Năm 1982 tuy có suy giảm đôi chút (6.9 triệu USD) nhưng 3 năm tiếp theo thặng dư thương mại tăng mạnh. đạt mức kỷ lục vào năm 1985 là 46.099 triệu USD. Về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), duy trì ở mức trung bình khoảng hơn 3 tỷ USD trong suốt thời kỳ. Về vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI), từ năm 1980 đến năm 1985 FDI của Nhật Bản tăng nhanh từ trên 4 tỷ USD (năm 1980) lên trên 12 tỷ USD (năm 1985). Trung bình mỗi năm, FDI Nhật Bản tăng khoảng 1,6 tỷ USD. Giai đoạn 1986 – 1993: Điều chỉnh đồng JPY cùng sự lên xuống của đồng USD Từ một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh thế giới thứ II, đến giữa thập niên 1980, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và tham gia vào bộ ba quyền lực đứng đầu thế giới gồm Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản. Yếu tố cơ bản tạo ra điều thần kỳ đó chính là mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu mà một trong những trụ cột quan trọng nhất là chính sách tỷ giá hối đoái “đồng JPY yếu”. Việc duy trì đồng JPY yếu so với đồng USD kéo dài mấy thập niên đó giúp cho hàng hóa Nhật Bản tăng sức cạnh tranh so với hàng hóa của các nền kinh tế phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ. Trong suốt những năm 1970 và nửa đầu thập niên 1980, Nhật Bản đánh bại hầu như tất cả các đối thủ kinh tế ở bất cứ lĩnh vực mà các công ty Nhật Bản chọn làm chiến trường cạnh tranh. Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ giai đoạn này lâm vào tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng nặng nề trong quan hệ buôn bán với Nhật. Nhận thức được sức mạnh thực tiễn của nguyên lý đó trong trường hợp Nhật Bản, các Chính phủ phương Tây kết luận rằng việc thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá đồng USD, tăng giá đồng JPY sẽ triệt tiêu động lực tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản, giúp các nền kinh tế phương Tây thoát khỏi tình trạng thâm hụt mậu dịch trường kỳ trong quan hệ thương mại với Nhật. Nhận định trên là cơ sở để 5 cường quốc tài chính là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật gặp nhau ngày 22/9/1985 tại khách sạn New Yorker Plaza để tìm kiếm một giải pháp nhằm chặn đứng xu hướng gia tăng thặng dư thương mại theo cấp số nhân tại Nhật Bản và giảm thiểu mức độ tăng thâm hụt thương mại tương ứng của Mỹ. Giải pháp được chọn để đạt mục tiêu là phá giá mạnh đồng USD, tăng giá các đồng tiền khác, trong đó, đích ngắm chính là đồng JPY. Thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22/9/1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York- Mỹ bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng USD so với đồng JPY và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối. Nhóm G5 gây áp lực bắt Nhật chấp nhận đồng thuận trên nhằm tăng giá đồng JPY và giảm giá đồng USD. Nhật chấp nhận vì không muốn các nước G5, đặc biệt là Mỹ đưa ra các biện pháp bảo vệ thị trường, ngăn chặn hàng Nhật vào thị trường nội địa. Trong vòng hai năm kể từ khi thỏa thuận này có hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa USD và JPY đã giảm tới 51% và nó không gây ra rối loạn ở các thị trường trên toàn cầu. Thỏa ước Plaza đã thành công trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Tây Âu nhưng thất bại trong mục tiêu cơ bản là hạn chế thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Lý do là sự thâm hụt này bắt nguồn từ cơ cấu kinh tế chứ không từ các yếu tố tiền tệ. Hàng chế tạo của Mỹ trở nên cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng không thành công tại thị trường Nhật Bản do các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản. Nhằm đối phó với những bất lợi của thỏa ước Plaza, Nhật Bản đã thực thi chính sách tín dụng lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp sản xuất trong khi ngầm bảo đảm cho các khoản vay của ngân hàng. Kết quả là hàng hóa dành cho xuất khẩu tiếp tục tăng lên mặc dù hàng hóa dành cho tiêu dùng bị giảm đi. Vì thế, thặng dư thương mại với Mỹ vẫn tăng lên. Nhập khẩu từ Mỹ vào Nhật tăng vọt lên 22,8% trong năm 1986 so với mức tăng bình quân 17% đến 18% của các năm trước. Lí do là bởi chính sách của Hoa Kỳ đột ngột chuyển hướng ngược lạ, để kích thích kinh tế tăng trưởng nhanh, FED hạ lãi suất chiết khấu và bành trướng cung ứng tiền, USD tụt giá mạnh từ cuối năm 1985. Đồng JPY lại tiếp tục lên giá một cách nhanh chóng. Đồng JPY lên giá 20% giữa 2 năm 1984 – 1985, đến năm 1986, nó tiếp tục lên giá 25%. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình tỷ giá hối đoái JPY/USD tại Nhật Bản giai đoạn 1986-1993. Biểu đồ 2. SEQ Biểu_đồ_2. \* ARABIC 4. Tỷ giá hối đoái JPY/USD tại Nhật Bản (1986-1993) (*Nguồn: Statiscal Yearbook for Asia and the Pacific 1997) BOJ đã có một vài nhận định vào cuối năm 1986 như sau: - Mỹ sẽ tiếp tục phá giá USD để hỗ trợ cho xuất khẩu và đặc biệt là chính sách lãi suất thấp để kích thích kinh tế tăng trưởng trong một vài năm tới và sự khuyến khích điều chỉnh cơ cấu sản xuất của Nhật Bản tiếp tục đòi hỏi phải tăng cung ứng tiền tệ các loại trong tình hình lạm phát đó ổn định. - Nếu đồng JPY lên giá quá nhanh mà không can thiệp sẽ ảnh hưởng đến đại bộ phận xuất khẩu hàng hoá hữu hình, mặc dù nó tạo thuận lợi cho Nhật Bản trong việc xuất khẩu tư bản. Quyền lợi của các ngành xuất khẩu ô tô, máy móc, thiết bị… đòi hỏi phải giữ đồng JPY lên giá một cách đều đặn, không quá nhanh. - Chính sách phá giá đồng USD của Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản để tích luỹ ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhằm đảm bảo cho đồng JPY mạnh hơn trong tương lai. Từ những nhận định trên, BOJ quyết định tăng nhanh cung ứng tiền tệ ra thị trường ngoại hối để mua USD về. Kết quả là dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản tăng gấp đôi trong năm 1987, tăng 20% trong năm 1988 và đồng JPY bắt đầu lên giá chậm trong 2 năm 1987 – 1988. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình tăng giảm dự trữ quốc gia Nhật Bản giai đoạn 1980-1990. Năm Chỉ số 1980 1985 1986 1987 1988 1989 1990 Ngoại tệ 21.567 22.328 37.675 75.647 90.514 77.992 69.487 Vàng 1.802 0.931 1.037 1.203 1.141 1.114 1.206 Dự trữ ở IMF 1.331 2.275 2.382 2/853 3.278 3.518 5.971 SDRs 1.738 2.116 2.218 2.463 2.936 2.447 3.042 Tổng cộng 25.718 27.650 43.294 82.176 97.869 85.071 79.706 Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 5. Sự tăng giảm của dự trữ quốc gia Nhật Bản (1980 – 1990) (*Nguồn: Statistical Yearbook for Asia and the Pacific 1991) Người dân Nhật Bản được hưởng một nền kinh tế lý tưởng khi mức lạm phát và lãi suất thấp, cơ cấu đầu tư bắt đầu chuyển dần sang những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều tư bản với kỹ thuật cao và xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài tăng nhanh với đồng JPY mạnh. Bằng chứng rõ ràng nhất của những thành công này là sự cải thiện cán cân thanh toán Nhật Bản liên tục từ 1982 – 1988. Dựa trên lợi thế so sánh của Nhật Bản về tư bản và công nghệ, ngay từ những năm đầu của thập niên 80, BOJ đã quyết tâm hạn chế sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và chủ trương chuyển đầu tư sang những ngành khác; chấp nhận nhập khẩu hàng tiêu dùng sản xuất từ Đông Á với giá thành rẻ hơn do lợi thế so sánh của họ là nhân công và tài nguyên. Sự thay đổi này đă kéo theo việc Nhật Bản gia tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự lên giá của đồng JPY hỗ trợ một cách triệt để cho việc xuất khẩu tư bản và công nghệ của Nhật Bản ra nước ngoài. BOJ quyết định hạ mức lãi suất chiết khấu từ 5,00%/năm vào năm 1985 xuống còn 3,00%/năm vào cuối năm 1986 trong thời kỳ này, để kích thích cơ cấu kinh tế mới phát triển trong điều kiện đồng USD giảm giá kéo đồng JPY tăng giá theo, lãi suất thị trường cũng giảm theo và tín dụng được mở rộng nhanh chóng tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biết là đối với các ngành mới và các ngành có liên quan đến xuất khẩu. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 6. Lãi suất chiết khấu và lượng cho vay của các ngân hàng trung gian tại Nhật Bản (1985-1990) Năm Chỉ tiêu 1985 1986 1987 1988 1989 1990 Lãi suất chiếu khấu (%/năm) 5 3 2.5 2.5 4.25 6 Lãi suất chiết khấu thị trường (%/năm) 6.3 4.3 4.3 4.2 6.7 8.2 Lượng cho vay của các NHTG (tỷ JPY) 368.432 402.835 441.863 489.872 546.547 597.838 (*Nguồn: BOJ- Main Economic Indicators of Japan, 4/1996) Việc đồng JPY lên giá mạnh kết hợp với chính sách lãi suất thấp đã thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh chóng. Ngoài ra, cùng với chính sách hạn chế, xiết chặt nhập khẩu hàng công nghiệp, thay đổi cơ cấu XNK, kinh tế Nhật Bản tăng nhanh cả về tổng sản phẩm và ngoại thương, cán cân thương mại và cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư ngày càng lớn. Nhìn nhận từ việc đồng JPY tăng giá quá nhanh và cho rằng mình đang đi đúng hướng, BOJ tiếp tục hạ mức lãi suất chiết khấu xuống 2,50% vào năm 1987. Kết quả là đồng JPY ở mức giá cao kết hợp với lãi suất thấp đã mở rộng đường cho Nhật Bản xuất khẩu tư bản vào các thị trường mới nổi trong khu vực và thế giới. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình ngoại thương, đầu tư và tăng trưởng của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1993. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 7. Tình hình ngoại thương, đầu tư và tăng trưởng của Nhật Bản (1986-1993) Chỉ tiêu Năm Xuất khẩu (Tr USD) Nhập khẩu (USD) CCTM (Tr USD) FDI ra nuớc ngoài (Tr USD) Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 1986 209.151 126.408 82.743 22.32 2.4 1987 229.221 149.515 79.706 33.364 4.3 1988 264.917 187.354 77.563 47.022 6.2 1989 275.175 210.847 64.328 67.54 4.7 1990 286.948 234.779 52.149 56.9 5.6 1991 314.525 236.737 77.778 3.8 1992 339.65 233.021 106.629 1 1993 360.991 240.67 120.321 36.025 0.3 (*Nguồn: Tạp chí những vấn đề kinh tế Thế giới số 1/2 năm 2000) Việc sử dụng chính sách tài chính – tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Nhật Bản đã tạo thêm những nhân tố không bền vững trong quá trình tăng trưởng. Nhật Bản dường như khó chống đỡ với những cú sốc bên ngoài khi giá các nguyên vật liệu, thực phẩm tăng mạnh và cũng không đủ nội lực để ngăn chặn những cú sốc đó. Lý do này buộc Nhật phải chặt chẽ hơn đối với vấn đề mở cửa, đặc biệt là mở cửa về thương mại và tài chính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chính sách tỷ giá hối đoái của Nhật trong thời kỳ này có những tác động ngược với cán cân thương mại (cán cân thương mại liên tục thặng dư khi đồng JPY tiếp tục tăng giá). Tác động ngược của chính sách tỷ giá đối với ngoại thương còn được giải thích từ những kết quả hoạt động đầu tư của Nhật ở nước ngoài. Do lợi thế so sánh dồi dào về vốn, Nhật Bản cần duy trì chính sách tỷ giá với đồng JPY mạnh để khuyến khích xuất khẩu vốn ra nước ngoài, chính sách này gắn bó mật thiết và bổ trợ hữu hiệu cho mục tiêu được đặt lên trên hết của Nhật Bản là tăng giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, đồng JPY mạnh cũng có những tác động bất lợi cho cán cân thanh toán vì nó làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa - dịch vụ của Nhật Bản. Hơn nữa, đồng JPY lên giá còn gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, hạn chế đầu tư trong nước và việc đi vay bằng đồng JPY. Đây là chi phí cơ hội mà Nhật Bản chấp nhận đánh đổi để đồng JPY tăng giá mạnh và nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh. Do đó, chính phủ Nhật luôn phải có sự phối hợp chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế khác và chính sách thương mại để hạn chế những mặt tiêu cực của một đồng JPY mạnh với tốc độ tăng trưởng nhanh. Với sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các nguồn lực bên ngoài, vào đầu năm 1989, khi các nước OPEC nâng giá dầu thô thế giới và xảy ra cuộc khủng hoảng vùng vịnh năm 1990, Nhật Bản đó phải áp dụng triệt để chính sách thắt chặt tiền tệ để tránh những tác động tiêu cực của các nhân tố bên ngoài. Dù vậy, chính sách thắt chặt lại tạo thêm áp lực cho đồng JPY lên giá mạnh (do Mỹ vẫn chủ trương duy trì đồng USD yếu) và đầu tư giảm mạnh, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái (năm 1993, mức tăng trưởng chỉ còn khoảng 0,3%). Sự kết hợp chính sách thương mại, hạn chế nhập khẩu cùng với ảnh hưởng tích cực của cơ cấu kinh tế mới và tăng trưởng cao trước đó đã làm cho xuất khẩu của Nhật tăng khiến cán cân thương mại tiếp tục thặng dư vào thời kỳ này. Khi các nhân tố bên ngoài đó tạm ổn, với chính sách phù hợp của BOJ, khoảng cuối năm 1993 kinh tế Nhật Bản đã tạm thời phục hồi. Giai đoạn 1994 – 1997: Khủng hoảng tài chính tiền tệ lớn Nhật Bản cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới bị ảnh hưởng bởi hai cuộc khủng hoảng lớn là cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1994 tại Mêhicô và các nước Nam Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính 1997 ở các nước Đông Nam Á. Mặc dù đã có những chính sách điều chỉnh phù hợp nhưng tỷ giá đồng JPY/USD vẫn tiếp tục giảm. Năm 1993, giá trị của đồng JPY tăng lên 111,20 JPY/1USD. Kết quả là gây ra sự mất cân đối cả bên trong và bên ngoài của nền kinh tế Nhật Bản (thặng dư liên tục cả cán cân thương mại lẫn cán cân thanh toán, kinh tế trong nước trì trệ và cơ cấu không hợp lý… ) làm cho Nhật khó đối phó với các tác động bên ngoài, điển hình là các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Cuộc khủng hoảng 1994 tuy không tác động trực tiếp đến Nhật nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ, nền kinh tế có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản và đồng JPY. Sự sụt giá nghiêm trọng của đồng USD đã khiến đồng JPY tăng giá ở mức cao nhất trong lịch sử 79,75 JPY/1USD (19/04/1995) và gây nên những tác động nặng nề cho nền kinh tế Nhật Bản. Với tỷ giá dưới mức 90 JPY/USD, nhiều công ty tham gia sản xuất xuất khẩu của Nhật rơi vào tình trạng thua lỗ trầm trọng và phải đóng cửa. Cuộc khủng hoảng 1994 kéo theo sự tăng giá đột biến của đồng JPY (xấp xỉ 28%) đã làm tăng thêm gánh nặng cho những món nợ khổng lồ của nhiều nước. Do đó, nhiều quốc gia không muốn vay mượn thêm bằng đồng JPY nữa. Sức ép tăng giá đồng JPY và một số ngoại tệ mạnh khác so với đồng USD báo hiệu nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới, đòi hỏi các thể chế tài chính quốc tế và các nước công nghiệp phát triển phải đưa ra những đối sách phù hợp để vực dậy sự suy yếu nặng nề của đồng USD. Nỗ lực đó được đáp lại bằng sự phục hồi giá trị của đồng USD so với đồng JPY, sau khi tụt xuống mức dưới 80 JPY/USD, đã trở lại duy trì ở mức dưới 110JPY/1USD vào cuối năm 1995 cho đến cuối năm 1996. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 8. Diễn biến tình hình tỷ giá hối đoái, ngoại thương và tăng trưởng kinh tế Nhật Bản (1994- 2000) Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ giá (JPY/USD) 102.02 94.1 108.8 120.22 131.22 113.8 105.6 Tăng GDP thực tế (%) 0.6 1.4 2.9 -0.7 -2.8 0.5 2.8 Xuất khẩu (Tỷ USD) 395.6 442.93 410.87 420.89 411.21 417.38 430.74 Tốc độ tăng XK (%) 9.6 12 -7.2 2.4 -2.3 1.5 3.2 Nhập khẩu (Tỷ USD) 274.72 336.09 349.12 338.7 313.3 323.95 331.08 Tốc độ tăng NK (%) 14.2 22.3 3.9 -3 -7.5 3.4 2.2 CCTM (Tỷ USD) 120.85 106.84 61.78 82.19 97.92 93.43 99.65 (*Nguồn: Tạp chí The World 2000/2001) Trong khi nền kinh tế Nhật Bản chưa kịp hồi phục thì cuộc khủng hoảng 1997 ở các nước Đông Nam Á lại tiếp tục tác động tới nền kinh tế Nhật Bản do các nước bị khủng hoảng đều là những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Nhật Bản. Đồng JPY giảm giá liên tục cùng với sự phá giá của đồng tiền các nước đối tác khu vực của Nhật đã khiến nước này rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng kéo dài suốt năm 1998 đến nửa năm 1999. Tuy nhiên, chính sự xuống giá của đồng nội tệ đã giúp hàng hóa Nhật tăng sức cạnh tranh ở những thị trường không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng như Âu Mỹ và Trung Quốc, những nước có tỷ giá tương đối ổn định và đồng nội tệ lên giá trong thời gian này. Đây là lý do vì sao Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhưng vẫn duy trì cán cân thương mại thặng dư. Mức phụ thuộc, bị động của mỗi nước phụ thuộc vào vị thế, vai trò kinh tế và sức mạnh đồng tiền của nước đó trong hệ thống kinh tế – tài chính thế giới. Nhật Bản là một nước phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế nên tính bị động của Nhật Bản trong việc điều hành chính sách càng cao. Đầu năm 1998, lo ngại sự xuống giá của đồng JPY có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng Tài chính – tiền tệ mang tính toàn cầu vì sự giảm giá này có thể sẽ kéo theo sự phá giá của nhiều đồng tiền khác trong khu vực và thế giới, các tổ chức Tài chính – tiền tệ và cộng đồng quốc tế đó phối hợp sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn sự tiếp tục xuống giá đồng JPY. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 1998, đồng JPY đó bắt đầu tăng trở lại và duy trì ở mức ổn định cao như trước khủng hoảng ở những năm tiếp sau. Như vậy, trong điều kiện quốc tế hoá Tài chính – tiền tệ hiện nay, đòi hỏi sự điều chỉnh các chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng giữa các nước phải phụ thuộc lẫn nhau. Bước sang đầu thế kỷ 21, đồng USD giảm giá liên tục so với các ngoại tệ mạnh khác do những biến động của tình hình kinh tế Mỹ và những bất ổn của các yếu tố bên ngoài như chiến tranh, khủng bố… Vì vậy, đồng JPY lên giá không ngừng từ năm 2001 và duy trì ở mức tỷ giá thấp so với đồng USD cho đến nay. Chỉ riêng trong năm 2004, đồng JPY tăng 1% so với đồng USD; tính chung cho 4 năm 2001- 2004, tỷ giá hối đoái theo tỷ trọng thương mại thực tế của đồng JPY đã tăng 9% so với đồng USD. Dưới đây là bảng thể hiện diễn biến tỷ giá, lạm phát và tăng trưởng của Nhật Bản giai đoạn 2001-2006. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 9. Diễn biến tỷ giá, lạm phát và tăng trưởng của Nhật Bản (2001-2006) Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ giá (JPY/USD) 121.55 125.22 115.98 108.17 110.12 116.3 Lạm phát (%) -0.9 0.3 -0.1 -1.3 0.1 GDP (%) 0.4 0.3 2.7 2.6 2.6 2.7 Thất nghiệp (%) 5.03 5.38 5.26 4.72 4.4 4.1 (*Nguồn: Foreign Exchange Data, IMF International Financial Statistics) Từ bảng 2.9 ta thấy trong hai năm 2003 và 2004, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 2% nhưng nền kinh tế Nhật vẫn chịu sức ép của việc giảm phát nên chưa thực sự hồi phục sau đợt khủng hoảng. Năm 2006, kinh tế Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 2,7%, cao hơn một chút so với mức 2,6% của năm 2005. Chỉ số môi trường kinh doanh liên tục gia tăng thúc đẩy đầu tư tăng cao, trong khi đó tiền lương và thị trường lao động được cải thiện tác động tích cực đến lòng tin của người tiêu dùng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 4,4% năm 2005 xuống còn 4,1% năm 2006. Lạm phát liên tục vượt mức 0% từ đầu năm 2006, cả năm đạt 0,3%. Năm 2007, đồng JPY liên tục tăng giá so với đồng USD do kinh tế Mỹ phục hồi kém, thị trường bất động sản của Mỹ trì trệ, trong khi đó nền kinh tế Nhật Bản phục hồi nhanh hơn. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã tăng cường chuyển vốn từ USD sang JPY làm cho đồng JPY càng tăng giá mạnh hơn. Cuối tháng 10/2007, trong khi đồng USD tiếp tục tụt dốc thì đồng JPY tăng giá liên tục trong nhiều ngày do các thị trường chứng khoán châu Á giảm đang hối thúc các nhà đầu tư bán các đồng tiền khác để mua đồng JPY. Cũng vì lý do này mà đồng JPY đã tăng giá so với cả 16 đồng tiền hoạt động mạnh nhất như đồng Euro, đồng USD, đồng Đô la Úc, đồng Won Hàn Quốc… Việc đồng JPY tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt đã gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của các công ty Nhật Bản. Nhìn chung, năm 2007 là một năm nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục đà phục hồi với tốc độ tăng trưởng 2,3%, nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường đang nổi lên tăng mạnh và tiêu dùng cá nhân tăng. Xuất khẩu tăng mạnh đã góp phần làm tăng nhanh thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản. Ảnh hưởng của chính sách nâng giá tiền tệ tại Nhật Bản trong dài hạn Dựa theo mô hình thay thế không hoàn hảo của Goldstein and Khan (1985) ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ tới kim ngạch XNK tại Nhật Bản. Dưới đây là bảng thể hiện kết quả XNK của Nhật Bản trong thời gian từ năm 1982 đến năm 2010 theo mô hình thay thế không hoàn hảo. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 10. Kết quả XNK tại Nhật Bản dựa trên mô hình thay thế không hoàn hảo (1982-2010) Số lượng vector đồng liên kết Số lượng mẫu quan sát Yen REER Độ co giãn thu nhập Hệ số điều chỉnh lỗi (*** thể hiện mức ý nghĩa 1%) Nhập khẩu Yen REER Thu nhập Xuất khẩu (QIII,1982- QIV,2010) 1,1 114 -0,26*** (0,08) 1,07*** (0,03) -0,32*** (0,10) 0,03 (0,01) -0,02 (0,02) Xuất khẩu (Q1,1990 - Q4,2010) 1,1 82 -0,67*** (0,10) 0,95*** (0,04) -0,24** (0,08) -0,18** (0,08) 0,03 (0.02) (*Nguồn: The Contribution of the Yen Appreciation since 2007 to the Japanese Economic Debacle,Willem Thorbecke) Từ bảng 2.10 ta thấy: Hàng đầu tiên trình bày kết quả bằng cách sử dụng thời kì mẫu từ quý III năm 1982 đến hết quý IV năm 2010, hàng thứ hai sử dụng quý I năm 1990 đến hết quý IV năm làm thời kỳ mẫu. Cả dấu hiệu nhận biết và giá trị tối đa của thống kê giá trị riêng λ cho thấy sự hiện diện của một mối quan hệ đồng liên kết giữa các kết quả trong các hàng đầu tiên và thứ hai Trong các kết quả cho toàn bộ thời gian mẫu trong hàng đầu tiên, ta thấy độ co giãn tỷ giá thực đa phương tương đương với -0,26, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa rằng khi nâng tỷ giá thực đa phương lên 10% sẽ gây ra sự sụt giảm 2,6% giá trị xuất khẩu. Độ co giãn của thu nhập là 1,07 và cũng là ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa rằng cứ 10% tăng thu nhập ở các nước nhập khẩu sẽ giúp tăng 10,7% giá trị xuất khẩu. Các mẫu ở hàng thứ hai sử dụng dữ liệu trong thời gian gần đây hơn nhằm mục đích kiểm soát các thay đổi có thể thực hiện trong cấu trúc của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1980. Độ co giãn của tỷ giá thực đa phương hiện nay tương đương với -0.67, ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa rằng khi nâng giá 10% tỷ giá thực đa phương thì hiệu quả xuất khẩu sẽ giảm 6,7%. Độ co giãn của thu nhập một lần nữa đạt gần mức thống nhất và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Dưới đây là bảng ước lượng DOLS cho kim ngạch XNK của Nhật Bản ra nước ngoài. Bảng 2. SEQ Bảng_2. \* ARABIC 11. Ước lượng DOLS cho kim ngạch xuất khẩu của Nhật bản ra Thế giới (*** thể hiện mức ý nghĩa 1%) (1) (2) (3) Yen REER Elasticity -0.27*** (0.04) -0.57*** (0.08) -0.61*** (0.06) Income Elasticity 1.06*** 1.00*** 1.04*** (0.02) (0.03) (0.03) No. of Lags and Leads 2 5 5 Adjusted R-squared 0.98 0.99 0.99 No. ofobservations 117 81 74 SamplePeriod 1981:4-2010:4 1990:1-2010:1 1990:1-2008:2 (*Nguồn: The Contribution of the Yen Appreciation since 2007 to the Japanese Economic Debacle,Willem Thorbecke) Bảng 2.11 trình bày phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường trong 2 giai đoạn mẫu. Các kết quả cũng tương tự như trong Bảng 2.10. Các hệ số co giãn thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong mọi trường hợp. Độ co giãn tỷ giá thực đa phương tại mức -0,27 trong giai đoạn đầu tiên, -0,57 trong giai đoạn thứ hai, và -0.61 trong giai đoạn thứ ba. Trong bảng 2.10 các giá trị này là -0,26 trong giai đoạn đầu tiên, -0.67 trong giai đoạn thứ hai và -0,44 trong giai đoạn thứ ba. Độ co giãn thu nhập một lần nữa gần 1 cho mỗi chu kỳ lấy mẫu. Kết quả ở bảng 2.10 và 2.11 cho giai đoạn 1982-2010 là sát với những báo cáo của các tác giả khác trong thời gian tương tự được lấy mẫu. Ví dụ như Crane, Crowley, và Quayyum (2007), sử dụng phương pháp ước lượng khả năng tối đa Johansen trong thời kì quí I năm 1981 đến quý 4 năm 2006, cho thấy khi nâng 10 tỷ giá thực đa phương của Nhật Bản sẽ làm giảm xuất khẩu của Nhật Bản một lượng là 3,%. Trong bảng 2.10 hệ số điều chỉnh lỗi φ1 là tiêu cực và có ý nghĩa thống kê trong mọi trường hợp, hàm ý rằng xuất khẩu dịch chuyển tới các giá trị cân bằng. Các kết quả ở hàng đầu tiên chỉ ra rằng khoảng cách giữa giá trị thực tế và giá trị lâu dài sẽ gần với mức 32% cho mỗi quý; kết quả ở hàng thứ hai chỉ ra rằng khoảng cách gần với mức 24% cho mỗi quý; kết quả ở hàng thứ ba chỉ ra rằng khoảng cách gần với mức 20% cho mỗi quý. Biểu đồ 2. SEQ Biểu_đồ_2. \* ARABIC 5. Số dư từ ước lượng véc tơ hiệu chỉnh kim ngạch XNK tại Nhật Bản (1982-2010) (*Nguồn: The Contribution of the Yen Appreciation since 2007 to the Japanese Economic Debacle,Willem Thorbecke) Biểu đồ 2.5 cho biết số dư từ vector điều chỉnh lỗi dự kiến cho hàng xuất khẩu của Nhật Bản trên toàn bộ chu kỳ lấy mẫu. Con số này cho thấy kim ngạch xuất khẩu tăng trên giá trị cân bằng ngay trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu quý III năm 2008. Sau đó, nó giảm mạnh tới dưới xa mức cân bằng trong cuộc khủng hoảng. Đến cuối thời kỳ chọn mẫu, nó biểu hiện cho thấy sẽ quay lại giá trị cân bằng vốn có của nó. Vì vậy một trong những lý do tại sao khối lượng xuất khẩu vào đầu năm 2012 đạt mức dưới 10% so với khối lượng trong quý II năm 2008 là vì tỷ giá thực đa phương trong năm 2012 vẫn còn trên 25% giá trị của nó có kể từ khi nó được nâng giá Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nhật Bản là một điển hình thành công trong việc nâng giá tiền tệ. Tuy nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản không tương đông nhưng chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm từ Nhật Bản để cân nhắc áp dụng trong tương lai nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự. Thứ nhất, cần kết hợp chính sách nâng giá tiền tệ với các công cụ tài chính – tiền tệ khác như hạn mức tín dụng, khung lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái chiết khấu… Có thể nói Nhật Bản đã rất thành công trong việc lợi dụng triệt để sự lên giá của đồng JPY kết hợp với các công cụ khác của chính sách tài chính – tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Nhờ việc tăng giá đồng nội tệ cùng với sự khôn khéo của mình, nền kinh tế Nhật Bản đã đứng vững, thoát khỏi cuộc khủng hoảng giá dầu cũng như suy thoái kinh tế thế giới. Cán cân thương mại của Nhật Bản cải thiện, tăng đột phá và tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên nhanh chóng cùng với tỷ lệ dự trữ ngoại hối tăng cao. Thêm nữa, nhờ sự tăng giá của đồng JPY giúp Nhật Bản xuất khẩu vốn hiệu quả hơn, nhập khẩu đầu 80 vào tương đối rẻ và quan trọng nhất là giảm sóc những cú sốc bên ngoài, đặc biệt là sự tăng vọt của giá dầu thô thế giới. Thứ hai, khi nâng giá tiền tệ cần phải có các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực như khuyến khích dùng hàng nội địa, sử dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước như hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), hạn chế định lượng… Tuy tăng giá đồng JPY cũng mang lại nhiều khó khăn như cản trở dòng vốn đầu tư vào Nhật Bản, khiến cho việc đi vay đồng JPY của các doanh nghiệp trở nên đắt hơn nhưng chính phủ Nhật Bản đã hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của đồng JPY mạnh, BOJ đã liên tục hạ mức lãi suất chiết khấu xuống rất thấp và hạn chế nhập khẩu. Điều này khiến cho lượng vốn đầu tư trong nước và ra nước ngoài của Nhật Bản tăng lên đáng kể. Chính sách tỷ giá chỉ phục vụ mục tiêu tăng trưởng bền vững nếu nó cho phép khai thác tối đa những lợi thế so sánh hàng đầu của một nước. Lợi thế so sánh số một của Nhật Bản là sự dồi dào nguồn lực về vốn. Chính việc duy trì chính sách tỷ giá hối đoái đồng JPY mạnh trong phần lớn thời gian qua của chính phủ Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào khai thác có hiệu quả lợi thế này để phát triển kinh tế. KẾT LUẬN Chính sách tỷ giá hối đoái là điểm sáng trong các chính sách tiền tệ của Nhật Bản, trong đó có chính sách nâng giá tiền tệ đã được NHTW và chính phủ Nhật Bản áp dụng rất thành công trong một thời gian khá dài. Đồng JPY mạnh kết hợp với những chính sách mềm dẻo khác như điều chỉnh lãi suất, bảo hộ hàng hoá nội địa, hạn chế nhập khẩu…đã đem lại nhiều thành quả cho Nhật Bản như ngày nay. Theo những phân tích ở trên, ta thấy Nhật Bản là một điển hình của việc áp dụng thành công chính sách nâng giá đồng nội tệ, đặc biệt là trong thời kỳ xảy ra 2 cuộc khủng hoảng lớn về dầu mỏ năm 1973 – 1980 và thời kỳ đồng JPY điều chỉnh lên xuống cùng với đồng USD những năm 1986 - 1993. Mặt khác, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy cả những hạn chế của Nhật Bản trong quá trình áp dụng chính sách này, đặc biệt là sự phụ thuộc và sử dụng một cách thiếu hợp lý, chưa tương thích với các bối cảnh nhất định. Nhưng trên hết, từ một đất nước nghèo tài nguyên, nguồn lực phụ thuộc lớn vào sự cung cấp bên ngoài, dễ dàng thấy được Nhật Bản vô cùng nhạy cảm với các cú sốc ngoại tại. Chính đồng JPY mạnh đã giúp Nhật Bản giảm các phản ứng tiêu cực từ chúng, thêm đó, còn hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng và được kiểm soát một cách chủ động. Sự thành công này ghi tên đất nước Mặt trời mọc một dấu son chói lọi trong lịch sử ngành Tài chính – tiền tệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Lê Việt Đức, 1995, Hiện tượng đánh giá cao đồng nội tệ và những hậu quả tiêu cực, Tạp chí ngân hàng số 4 2. Nguyễn Thị Mùi, 2006, Lựa chọn chế độ và điều hành tỷ giá hối đoái – Kinh nghiệm thực tế và bài học cho Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, Bộ Tài chính 3. Ngọc Trịnh, 1995, Đồng Yên lên giá và tác động của nó, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 3 4. Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn, 2011, Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội Tài liệu tiếng Anh: 1. Bank of Japan, Monthly review from 1980 to 1996 2. Willem Thorbecke, The contribution of the Yen appreciation since 2007 to the Japanese Economic Debacle, 31/11/2012 36