« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo hiểm Nhân thọ theo pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Bảo hiểm Nhân thọ theo pháp luật Việt Nam.
- Bảo hiểm.
- Bảo hiểm nhân thọ.
- Luật Bảo hiểm.
- Pháp luật Việt Nam.
- Với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, thu nhập, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và chú trọng thì hoạt động bảo hiểm này càng có điều kiện phát triển, trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng đầu tư trở lại cho nền kinh tế.
- Đối với từng người dân, bảo hiểm đảm bảo về mặt tài chính nhằm khắc phục hậu quả khi bất ngờ gặp phải rủi ro tai nạn hay bệnh tật như chi phí điều trị, viện phí,…Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng còn cung cấp những chương trình tiết kiệm và là người đại diện đầu tư mang lại lợi tức đầu tư cho khách hàng.
- Đối với các doanh nghiệp, việc tham gia bảo hiểm giúp các doanh nghiệp chuyển rủi ro, nhờ vậy các doanh nghiệp an tâm sản xuất và khi có những tổn thất xảy ra, bồi thường bảo hiểm sẽ giúp họ nhanh chóng khôi phục quá trình kinh doanh.
- Đối với ngân hàng thương mại, bảo hiểm đảm bảo cho khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp, người đi vay trong những trường hợp gặp rủi ro tổn thất.
- Đối với nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp như bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà nông khôi phục sản xuất khi gặp rủi ro, thiên tai, đảm bảo cho sản xuất và lưu thông hàng hóa nông nghiệp không bị ngưng trệ, gián đoạn.
- Đối với Nhà bảo hiểm và thị trường tài chính, doanh thu phí bảo hiểm sẽ là nguồn tài chính được đầu tư và kích thích sự phát triển của xã hội.
- Hoạt động bảo hiểm phát triển góp phần cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Mặt khác hoạt động bảo hiểm còn mang về cho kinh tế quốc dân một khoản ngoại tệ đáng kể.
- Bảo hiểm chẳng những có tác dụng bồi thường tổn thất sau khi rủi ro phát sinh mà còn góp phần rất lớn cho vấn đề phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất.
- Ngoài ra, bảo hiểm nhân thọ còn mang ý nghĩa cộng đồng và tính xã hội cao vì mang lại một sự an tâm cho con người, và để những người tham gia bảo hiểm có thể chia sẻ rủi ro với quy luật số đông bù số ít.
- Chính vì thế, ở những nước phát triển, trên 90% dân số có bảo hiểm nhân thọ, góp phần tạo dựng sự ổn định xã hội..
- Luật Kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong đó có giao dịch bảo hiểm nhân thọ.
- Bên cạnh những tác dụng tích cực đó, thực tế áp dụng cho thấy những quy định của pháp luật về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, khó khăn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thậm chí khó khăn cho cả phía người tiêu dùng sản phẩm, hạn chế sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm.
- Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vẫn thiếu các chế tài cần thiết đối với việc xử lý các hành vi trục lợi bảo hiểm (của khách hàng, đại lý)..
- Nhà nước còn thiếu các biện pháp kiểm tra, giám sát đối với đại lý cũng như các thành phần tham gia thị trường bảo hiểm khác thông qua pháp luật..
- Những quy định của pháp luật liên quan đến giao dịch bảo hiểm chưa thống nhất, cụ thể và chưa đầy đủ.
- đặc biệt, trong việc giải quyết những tranh chấp về giao dịch bảo hiểm đã có không ít những bản án, quyết định của Tòa án chưa thực sự phù hợp với thực tế khách quan của vụ việc và bản chất của bảo hiểm nhân thọ..
- Với những lý do trên, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam từ đó đưa ra những định hướng cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện chế định pháp luật trong lĩnh vực này là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
- Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam” cho Luận văn của mình..
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam còn quá mới mẻ.
- Việc giảng dạy về bảo hiểm nhân thọ ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính và luật ở Việt Nam mới chỉ ở bước đầu bằng việc cung cấp những kiến thức cơ bản, nội dung chủ yếu vẫn là tham khảo các tài liệu của Nhật và Mỹ.
- Năm 2001, Nhà xuất bản Thống kê cho tái bản lần thứ nhất cuốn “Một số điều cần biết về pháp lý trong Kinh doanh Bảo hiểm” của GS.TSKH.
- Trong lần tái bản này, cuốn sách đã bước đầu đề cập những nguyên tắc pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và đây có thể coi là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam về vấn đề này.
- Thái Văn Cách: Thực trạng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001.
- Vương Việt Đức, Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2003.
- Phí Thị Quỳnh Nga, Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, 2006.
- Như vậy, nhìn một cách tổng quát, khoa học pháp lý nước ta hiện nay, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng còn hạn chế..
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, cụ thể như về khái niệm, đặc điểm, vai trò, thực trạng, ưu điểm và nhược điểm của bảo hiểm nhân thọ.
- .Bên cạnh đó luận văn nêu và phân tích một số ví dụ thực tiễn về tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với mục đích phát hiện và phân tích những khiếm khuyết của pháp luật về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay để từ đó có những đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, chúng tôi đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài là đưa ra định hướng phù hợp để góp phần cho việc hoàn thiện chế định pháp luật về bảo hiểm nhân thọ trong bối cảnh cải cách pháp luật hiện nay ở Việt Nam..
- Luận văn không đi sâu vào tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp liên quan một cách toàn diện đến bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam mà chỉ giới hạn nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam về bảo hiểm nhân thọ..
- Luận văn được được nghiên cứu dưới góc độ luật học về lý luận và dựa trên các quy định pháp luật hiện hành gắn với bảo hiểm nhân thọ, đồng thời sử dụng một số phương pháp cơ bản như sau: Phương pháp tiếp cận và phân tích các quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng;.
- Phương pháp so sánh pháp luật.
- Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam.
- Bên cạnh đó, những ý kiến đóng góp tích cực của Luận văn cũng góp phần giải quyết những bất cập hiện tại liên quan đến vấn đề bảo hiểm nhân thọ.
- Đồng thời Luận văn cũng tác động đến những nhà làm luật trong việc ban hành quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bảo hiểm nhân thọ.
- Ngoài ra, qua những tranh chấp được phân tích trong luận văn cũng phần nào góp phần cung cấp những tri thức quý giá cho những người tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ;.
- Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam;.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm nhân thọ;.
- Bộ Kinh tế Tài chính (1976), Quyết định số 21/QĐ-BKT thành lập công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm Việt Nam, thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Hà Nội..
- Bộ Tài chính (1977), Quyết định số 61/TCQĐ/TCCB về việc sát nhập công ty bảo hiểm tái bảo hiểm thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- 5.Thái Văn Cách (2001), Thực trạng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..
- Chính phủ (2003), Quyết định số 175/2003/QĐ - TTG, phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm .
- Chính phủ (2008), Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Hà Nội..
- Vương Việt Đức (2003), Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội..
- Phí Thị Quỳnh Nga (2006), Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Đoàn Minh Phụng, Hoàng Mạnh Cừ (2011), Giáo trình bảo hiểm nhân thọ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội..
- Phạm Thị Mỹ Tiên (Bảo Việt nhân thọ miền Nam), Lịch sử phát triển của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, địa chỉ truy cập http://daotaobaohiem.blogspot.com/2011/09/lich-su-bao-hiem- thuong-mai.html, truy cập ngày 12/3/2014.
- Tòa án nhân dân tỉnh An Giang (2007), “Bản án số: 59/2007/KDTM-PT ngày 25 tháng 6 năm 2007 về việc Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”, An Giang..
- Lương Xuân Trường (2007), “Bảo hiểm liên kết chung - thêm một loại hình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới”, Tạp chí tài chính - bảo hiểm số, (4/2007)..
- Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (2001), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội..
- Lưu Tấn Văn (2007), “Hủy hợp đồng - nguyên nhân và giải pháp khắc phục”, Tạp chí tài chính - bảo hiểm số, (3/2007).