« Home « Kết quả tìm kiếm

Chất lượng bề mặt khi gia công sử dụng dung dịch trơn nguội có hỗ trợ siêu âm


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Chất lượng bề mặt khi gia công sử dụng dung dịch trơn nguội có hỗ trợ siêu âm.
- Nguyễn Tiến Đông Từ khóa (Keyword): Độ nhám bề mặt Ra, C45, SKD11, dung dịch trơn nguội, gia công siêu âm, đá mài.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng đòi hỏi gia công các vật liệu bán dẫn, gốm, hợp kim cứng và nhiều vật liệu có độ cứng cao, giòn và khó gia công.
- Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào gia công là hết sức cần thiết.
- Phương pháp gia công bằng siêu âm có những phát triển vượt bậc được ứng dụng rộng rãi, hỗ trợ vào trong các quá trình gia công như khoan, tiện, phay và đặc biệt là trong quá trình mài.
- Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả Nguyễn Quang Hưng đã chọn đề tài tốt nghiệp thạc sĩ kỹ thuật: “Chất lượng bề mặt khi gia công sử dụng dung dịch trơn nguội có hỗ trợ siêu âm” b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: là nghiên cứu chất lượng bề mặt chi tiết gia công thông qua chỉ tiêu về độ nhám bề mặt Ra khi gia công 02 loại vật liệu thép C45 và thép SKD11 có độ cứng khác nhau, sử dụng dung dịch trơn nguội với các lưu lượng khác nhau (3.5.
- 4.5 và 5 l/ph) được truyền dao động siêu âm.
- Đối tượng nghiên cứu: Thép C45, thép SKD11 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng 02 loại vật liệu thép C45 và thép SKD11 có độ cứng khác nhau, đến độ nhám bề mặt chi tiết gia công Ra khi sử dụng dung dịch trơn nguội với các lưu lượng khác nhau (3.5.
- Chương 1: Tổng quan về mài - Chương 2: Phương pháp gia công bằng siêu âm - Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của vật liệu tới độ nhám bề mặt chi tiết gia công sử dụng dung dịch trơn nguội với các lưu lượng khác nhau (3.5.
- 4.5 và 5 l/ph) được truyền dao động siêu âm trong quá trình mài.
- Đóng góp mới của đề tài: Tiếp nối nghiên cứu về gia công có hỗ trợ siêu âm trong quá trình mài, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của vật liệu gia công (thép C45 và thép 2 SKD11) đến độ nhám bề mặt chi tiết gia công sử dụng dung dịch trơn nguội với các lưu lượng khác nhau (3.5.
- 4.5 và 5 l/ph) được truyền dao động siêu âm nhằm nâng cao khả năng gia công của đá.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm - Tiến hành thực nghiệm và xử lý số liệu thí nghiệm - Phân tích và đánh giá kết quả e) Kết luận Nghiên cứu này trình bày độ nhám bề mặt chi tiết gia công khi mài lần lượt vật liệu thép C45 và SKD11 sử dụng dung dịch trơn nguội q (lần lượt là 3.5 l/ph, 4.5 l/ph và 5 l/ph) được truyền dao động siêu âm trong quá trình mài phẳng.
- Độ nhám bề mặt chi tiết gia công Ra được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của vật liệu gia công.
- Kết quả cho thấy, giá trị độ nhám bề mặt chi tiết giảm dần khi lưu lượng dung dịch trơn nguội (được truyền dao động siêu âm) tăng dần cho cả hai loại vật liệu.
- Nói một cách khác, xu hướng ảnh hưởng của dao động siêu âm lên dung dịch trơn nguội cho cả hai loại vật liệu là như nhau.
- Tuy nhiên, độ nhám bề mặt chi tiết gia công vật liệu thép C45 vẫn cao hơn so với khi gia công vật liệu SKD11 trong cùng điều kiện gia công.
- Điều này có thể giải thích do vật liệu thép C45 có độ cứng thấp hơn, phoi sinh ra trong quá trình gia công là dạng phoi dây, phoi này chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao tại vùng gia công dễ xảy ra hiện tượng “bết” đá hơn so với khi gia công vật liệu SKD11.
- dung dịch trơn nguội được truyền dao động siêu âm chỉ có tác dụng làm sạch một lượng nhất định trên bề mặt đá mài, phụ thuộc vào các yếu tố như tần số và biên độ dao động siêu âm, do đó hiệu quả khi gia công vật liệu thép C45 (có độ cứng thấp) thấp hơn so với khi gia công vật liệu SKD11 (có độ cứng cao hơn) trong cùng điều kiện làm việc.
- Xác định được phương pháp hợp lý cho gia công mài hỗ trợ siêu âm nhằm đảm bảo chất lượng bề mặt gia công góp phần nâng cao sự linh hoạt và chủ động trong quá trình sản xuất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt