Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH BÙI DIỆU ANH QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH BÙI DIỆU ANH QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, Ngân hàng Mã số: 62. 31. 12. 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. Tiến sĩ Hồ Diệu 2. Tiến sĩ Lê Thị Hiệp Thương TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên là: Bùi Diệu Anh Sinh ngày 17 tháng 03 năm 1962 – Tại: Hà Nội Quê quán: Hà Nội Hiện công tác tại: Khoa Tín dụng Trường Đại học Ngân hảng TP. HCM – 36 Tôn Thất Đạm – Quận 1 – TP. HCM Là Nghiên cứu sinh khóa 10 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Mã số học viên: 010110050001 Cam đoan đề tài: QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: - Hướng dẫn 1: TS. Hồ Diệu - Hướng dẫn 2: TS. Lê Thị Hiệp Thương Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu (hoặc đã công bố phải nói rõ ràng các thông tin của tài liệu đã công bố); các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.HCM, ngày 31/12/2010 Tác giả Bùi Diệu Anh ii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu CSH: Chủ sở hữu DONG A BANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á EXIMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu GTVT: Giao thông vận tải HĐQT: Hội đồng quản trị HSBC: Ngân hàng Hồng kong- Thượng Hải MB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội NHNN: Ngân hàng Nhà nước OCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông SACOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín SCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SOUTHERNBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà nội SHNN: Sở hữu Nhà nước SAIGONBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương TECHCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TMCP: Thương mại cổ phần TMNN: Thương mại Nhà nước TCTC: Tổ chức tài chính iii VND: Việt Nam đồng XHTD: Xếp hạng tín dụng XHTN: Xếp hạng tín nhiệm TIẾNG NƯỚC NGOÀI ATTF: Agence de Transfert de Technologie Financière ALCO: Asset Liability BIS: Bank for International Settlements CDS: Credit Default Swaps CDOs: Collateralized Debt Obligations CLOs: Collateralized Loan Obligations CLOs: Collateralized Loan Obligations CMOs: Collateralized Mortgage Obligations CIC: Credit Information Center EL: Expected Loss EAD: Exposure at Deafault GDP: Gross Domestic Product IMF: International Monetary Fund LGD: Loss given at Deafaut PD: Possibility of Deafault ROA: Return on Assets ROE: Return on Equity SPV: The Special Purpose Vehicle USD: United State Dollar UL: Unexpected Loss iv VaR: Value at Risk WTO: World Trade Organization WB: World Bank v DANH MỤC BẢNG BIỂU & PHỤ LỤC BẢNG BIỂU BẢNG 1.1: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY CỦA NHTM ................................ 4 BẢNG 1.2: CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN BỐ LỢI NHUẬN VÀ TỔN THẤT.......22 BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGÂN HÀNG……...61 BẢNG 2.2: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN QUY MÔ TÀI SẢN, VỐN………………..70 BẢNG 2.3: CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH ..................... 72 BẢNG 2.4: THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP ................................….75 BẢNG 2.5: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ ........ 78 BẢNG 2.6: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ ...... ..81 BẢNG 2.7: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ ...85 BẢNG 2.8: MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIỚI HẠN TRÊN DANH MỤC CHO VAY ... 93 BẢNG 2.9: XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG ......................................................... ..100 BẢNG 2.10: XẾP HẠNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM ................................................ 100 BẢNG 2.11: TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP HẠNG RỦI RO ............................. ..101 BẢNG 3.1: TÍNH TOÁN TỔN THẤT KỲ VỌNG CHO KHOẢN VAY .......... 146 BẢNG 3.2: XÁC XUẤT CHUYỂN HẠNG CỦA KHOẢN VAY……………..150 BẢNG 3.3: SUẤT CHIẾT KHẤU VÀ PHÍ RỦI RO…………………………...155 BẢNG 3.4: GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA TỪNG KHOẢN VAY .................. ..155 BẢNG 3.5: TÍNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH KỲ VỌNG ………………………153 BẢNG 3.6: MA TRẬN TRẠNG THÁI TÍN DỤNG CHUNG…………………155 BẢNG 3.7: MA TRẬN KẾT HỢP XÁC XUẤT CHUYỂN HẠNG ................... 160 vi PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: CÁC LOẠI VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI PHỤ LỤC 02: CÁCH TÍNH LỢI NHUẬN VÀ TỔN THẤT DANH MỤC PHỤ LỤC 03: PHÂN NHÓM NGÂN HÀNG TMCP CUỐI NĂM 2010 PHỤ LỤC 04: TỶ TRỌNG THU LÃI TÍN DỤNG TRÊN TỔNG THU NHẬP PHỤ LỤC 05: TỶ TRỌNG DƯ NỢ SO VỚI TỔNG TÀI SẢN PHỤ LỤC 06: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 7 ngân hàng TMCP quy mô lớn) PHỤ LỤC 07: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 5 ngân hàng TMCP quy mô trung bình) PHỤ LỤC 08: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 6 ngân hàng TMCP quy mô nhỏ) PHỤ LỤC 09: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 7 ngân hàng TMCP quy mô cực nhỏ) PHỤ LỤC 10: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ PHỤ LỤC 11: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO THỜI HẠN PHỤ LỤC 12: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG PHỤ LỤC 13: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG NỢ PHỤ LỤC14: TÍNH GÍA TRỊ TRUNG BÌNH CHO DANH MỤC CHO VAY vii DANH MỤC HÌNH VẼ & ĐỒ THỊ HÌNH VẼ HÌNH 1.1: CƠ CẤU CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM………………………………………………………………………..10 HÌNH 1.2: CÁC LOẠI TỔN THẤT TRÊN DANH MỤC CHO VAY...................20 HÌNH 1.3: SƠ ĐỒ HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG……………………………33 HÌNH 1.4: SƠ ĐỒ MỘT CLO CẤU TRÚC TRUYỀN THỐNG...........................37 HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỨC HIỆN VÀ GIÁM SÁT DANH MỤC........97 HÌNH 3.1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO………………158 ĐỒ THỊ ĐỒ THỊ 2.1: TĂNG TRƯỞNG GDP, TỐC ĐỘ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TD.......62 ĐỒ THỊ 2.2: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN QUY MÔ HỆ THỐNG NHTMCP……….71 viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………...i DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT……………………………………………ii DANH MỤC BẢNG BIỂU & PHỤ LỤC………………………………………....iv DANH MỤC HÌNH VẼ & ĐỒ THỊ……………………………………………...vi MỤC LỤC...............................................................................................................vii MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….xiv CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………………………..1 1.1. Danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương mại…………………………….1 1.1.1. Hoạt động cho vay và danh mục cho vay của Ngân hàng.........................1 1.1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại……………………..1 1.1.1.2. Danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại.................................3 1.1.2. Rủi ro danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại…………………...8 1.1.2.1. Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại……….8 1.1.2.2. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay…………………………….11 1.2. Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại…………………...12 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa quản trị danh mục cho vay đối với NHTM..........12 1.2.1.1. Khái niệm quản trị danh mục cho vay tại NHTM…………………12 1.2.1.2. Ý nghĩa của quản trị danh mục cho vay……………………………12 1.2.2. Các phương pháp quản trị danh mục cho vay…………………………..14 ix 1.2.2.1. Phương pháp quản trị danh mục thụ động.......................................13 1.2.2.2. Phương pháp quản trị danh mục chủ động………………………...17 1.2.3. Nội dung quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động.........18 1.2.3.1. Hoạch định………………………………………………………..18 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay………………...26 1.2.3.3. Điều chỉnh danh mục cho vay……………………………………..29 1.2.4. Các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay……………..31 1.2.4.1. Hoán đổi rủi ro tín dụng…………………………………………...31 1.2.4.2. Chứng khoán hóa khoản nợ………………………………………..35 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay……39 1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại…………….39 1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường…………………………………42 1.3. Quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại.....................................46 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại.......46 1.3.1.1. Xu hướng quản trị danh mục cho vay trước những năm 90.............45 1.3.1.2. Xu hướng quản trị danh mục cho vay sau những năm 90…………47 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam……………………………...53 Kết luận chương 1…………………………………………………………………59 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM………………………61 2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng…………………….61 x 2.1.1. Một số nét nổi bật trong hoạt động của ngành ngân hàng……………...61 2.1.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ trên phương diện gia tăng số lượng…………..59 2.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động vốn……………………….60 2.1.1.3. Phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng sử dụng công nghệ.............63 2.1.1.4. Hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng……………………..64 2.1.1.5. Quy mô vốn của các NHTM.............................................................66 2.1.2. Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP………………69 2.1.2.1. Về tăng trưởng quy mô tài sản, vốn điều lệ và lợi nhuận................68 2.1.2.2. Về năng lực tài chính.......................................................................71 2.1.2.3. Về tăng trưởng thị phần hoạt động...................................................73 2.2. Thực trạng danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP……………………..77 2.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế………………………….77 2.2.2. Cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư………………………...85 2.2.3. Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn………………………………..87 2.2.4. Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng…………………89 2.2.5. Cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu thức khác……………………..90 2.3. Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP…………….91 2.3.1. Những kết quả đạt được………………………………………………...91 2.3.1.1. Hàng năm, một số ngân hàng TMCP đã dự kiến các chỉ tiêu……..89 2.3.1.2. Phần lớn các ngân hàng TMCP đã tổ chức bộ máy……………….93 2.3.1.3 Một số ít các ngân hàng TMCP đã vận hành hệ thống xếp hạng…..95 2.3.1.4. Hầu hết các ngân hàng đã sử dụng biện pháp nội bảng…………...99 2.3.2. Những hạn chế………………………………………………………...103 xi 2.3.2.1. Hầu hết các ngân hàng TMCP chưa thực hiện quản trị danh mục.101 2.3.2.2. Các ngân hàng chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro…...113 2.3.2.3. Việc điều chỉnh danh mục cho vay ít được chú ý………………..108 2.3.2.4. Cơ cấu tổ chức ở các ngân hàng TMCP chưa thực sự phù hợp….112 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị danh mục cho vay……..116 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng thương mại……………...116 2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan…………………………………….121 Kết luận chương 2………………………………………………………………..126 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM…………….128 3.1. Định hướng hoàn thiện quản trị danh mục cho vay…………………………128 3.1.1. Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020……………...128 3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay..............126 3.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện………………………………………………126 3.1.2.2 Định hướng hoàn thiện……………………………………………127 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay……………133 3.2.1. Giải pháp có tính chiến lược…………………………………………..133 3.2.1.1. Nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thay đổi………………….130 3.2.1.2. Những nội dung có tính định hướng chiến lược…………………131 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị danh mục……………135 3.2.2.1. Thành lập ủy ban chiến lược và ủy ban quản lý rủi ro…………...135 xii 3.2.2.2. Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro…..136 3.2.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hoạt động hiệu quả……….138 3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản trị danh mục hiện đại……………………………………………………………………….140 3.2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ………….140 3.2.3.2. Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay………….162 3.2.3.3. Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục.................158 3.2.4. Các biện pháp hỗ trợ khác…………………………………………….164 3.2.4.1. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ……………165 3.2.4.2. Các ngân hàng TMCP nhỏ cần sát nhập hợp nhất……………….166 3.2.4.3. Đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản trị…………….167 3.3. Các khuyến nghị đối với ngân hàng Nhà nước……………………………...168 3.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý…………………………………………..168 3.3.2. Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản………………………...171 3.3.3. Hoàn thiện các quy định về giám sát theo chuẩn mực quốc tế………..172 3.3.4. Xây dựng các quy định pháp lý và hình thành thị trường……………..168 3.3.5. Củng cố hoạt động của trung tâm CIC..................................................171 3.4. Các kiến nghị khác…………………………………………………………..171 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ………………………………………………171 3.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp...................................................................173 Kết luận chương 3………………………………………………………………..178 KẾT LUẬN………………………………………………………………………180 xiii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC xiv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với nỗ lực giữ vững thị phần, ổn định và tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã từng bước đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng hóa các họat động sinh lời của mình. Tuy nhiên, với một danh mục sử dụng vốn trong đó hơn phân nửa là cho vay có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn đang là họat động sử dụng vốn có tầm quan trọng bậc nhất. Với thực trạng đó, quản trị danh mục cho vay được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng cổ phần Việt Nam nói riêng đã có một số thành công trong việc vận dụng các kỹ thuật quản trị vào hoạt động cho vay, tuy nhiên chủ yếu vẫn là quản trị trong từng giao dịch cho vay riêng biệt. Vì nhiều lý do khác nhau quản trị danh mục cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Danh mục cho vay của nhiều ngân hàng thiếu sự đa dạng hóa, tập trung rủi ro cao. Hiện tượng dồn vốn cho vay một khách hàng vượt giới hạn an toàn cho phép của luật vẫn xảy ra, dư nợ cho vay một số ngành nhạy cảm như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của một ngân hàng … Những rủi ro tiềm ẩn này đã trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản trong nửa đầu năm 2008. Tình trạng đó là hậu quả của một quá trình thiếu/ ít quan tâm đến quản trị danh mục cho vay, chỉ chú ý đến quản trị từng giao dịch. Thiết nghĩ, nếu vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị danh mục cho xv vay theo xu hướng hiện đại các ngân hàng sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả chọn chủ đề “QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan bổ sung Quản trị danh mục nói chung trong đó có quản trị danh mục cho vay là đề tài đã được một số tác giả, nhà nghiên cứu các nước đề cập. Cụ thể:  Sách “Credit Portfolio Management” của tác giả Charles W. Smithson do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn sách đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản trị danh mục tài sản của ngân hàng. Nội dung cuốn sách bao gồm tiến trình quản trị danh mục, các mô hình đo lường và quản trị danh mục, các công cụ kỹ thuật sử dụng trong điều chỉnh danh mục. Do được viết trong bối cảnh chủ yếu là hệ thống tài chính Mỹ, nên phạm vi bàn luận của cuốn sách gần như không/ít liên quan đến hệ thống tài chính của các nước ngoài Mỹ. Mặt khác, cuốn sách chủ yếu tập trung cho danh mục đầu tư chứng khoán, liên quan đến danh mục cho vay chỉ có một phần rất nhỏ.  Sách “Credit Risk Measurement” của tác giả Anthony Saunders & Linda Allen do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn sách đề cập chủ yếu về đo lường rủi ro danh mục, một nội dung nằm trong quản trị danh mục tài sản của ngân hàng thương mại. Đặc biệt cuốn sách này tập trung vào phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình xvi sử dụng thống kê toán. Hạn chế của cuốn sách là không bàn luận đến toàn bộ các nội dung thuộc quản trị danh mục/ quản trị danh mục cho vay, mà chỉ tập trung cho rủi ro và đo lường rủi ro, một nội dung trong toàn bộ các vấn đề về quản trị danh mục.  Bài báo khoa học “Do banks diversify loan portfolios? A tentative answer based on individual bank loan portfolios” do nhóm Andreas Kamp (University of Munster), Andreas Pfingsten (Unversity of Munster), Danek Prath (Deutsche Bundesbank) thực hiện năm 2005. Bài báo tập trung nghiên cứu về mức độ đa dạng hóa danh mục các khoản vay tại các ngân hàng của Đức và ảnh hưởng của nó đến danh mục cho vay của ngân hàng.  Bài báo khoa học “How loan portfolio diversification affects risk, efficiency and capitalization: A managerial behavior model for Austrian banks” của Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger và Gerhard Winkler thực hiện năm 2009. Bài báo nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro, tính hiệu quả và khả năng vốn hóa của các ngân hàng Úc. Nội dung hai bài nghiên cứu trên đề cập đến đa dạng hóa danh mục cho vay, xem xét nó dưới góc độ là một cách thức/ phương tiện để giảm thiểu rủi ro trên danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Mặc dù nội dung gần với quản trị danh mục cho vay hơn là hai cuốn sách đã đề cập trên đây, tuy nhiên trong khuôn khổ một bài báo nên cả hai ấn phẩm này không nghiên cứu toàn diện về quản trị danh mục cho vay, mà chỉ là một nội dung trong đó. Một điểm nổi bật dễ nhận thấy trong các tài liệu nói trên là các nghiên cứu đó đều xuất phát từ các nước phát triển (Mỹ, Anh, Úc và Đức) nên không gắn với thực tiễn Việt Nam. Từ trước đến nay, tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu như: xvii  Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền Diệu “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, tháng 9 năm 2010; Nội dung đề tài này chủ yếu xem xét rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng dưới góc độ rủi ro giao dịch, chưa đề cập đến rủi ro danh mục.  Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đào Thị Chinh “Quản trị tài sản có tại ngân hàng Công thương VN” bảo vệ tại Học Viện Ngân hàng năm 2009. Nội dung của đề tài đề cập đến quản trị trong hoạt động ngân hàng nhưng là quản trị chung về tài sản có. Tín dụng với góc độ là một trong các loại tài sản có được luận án đề cập ở mức độ nhất định, hầu như không liên quan đến danh mục cho vay của ngân hàng.  Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành do tiến sĩ Phạm Huy Hùng chủ nhiệm “Phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các NHTM Việt Nam”, bảo vệ ngày 10/11/2009 tại Hội đồng khoa học và công nghệ ngân hàng. Nội dung đề tài có đề cập rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, nhưng không luận bàn đến danh mục và rủi ro danh mục. Tất cả các đề tài nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu trong điều kiện Việt Nam, đều chưa thấy đề cập tới danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Theo đánh giá của tác giả, bản thân khái niệm danh mục cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cũng là một thuật ngữ khá mới mẻ tại Việt Nam tính đến thời điểm năm 2005 (là thời điểm đề tài được chọn) kể cả trong thực tiễn và trong lý thuyết nghiên cứu, giảng dạy. Vì vậy, có thể khẳng định rằng đề tài của luận án nghiên cứu về danh mục cho vay không có sự trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005 cho đến thời điểm này. 3. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài xviii Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Căn cứ vào mục đích đã xác định, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm những nội dung chính sau đây: Thứ nhất: Tập hợp những lý luận căn bản nhất về quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại đang áp dụng tại ngân hàng thương mại các nước trên thế giới. Thứ hai: Phân tích thực trạng danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 - 2010, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam Thứ ba: Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại trong điều kiện của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quát trên đây, mục tiêu của luận án được thể hiện thông qua việc giải quyết các câu hỏi sau đây: Thứ nhất: Về mặt lý luận làm rõ các khái niệm danh mục cho vay, quản trị danh mục cho vay, các phương pháp quản trị danh mục cho vay. Nội dung của phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động gồm những vấn đề gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại? Thứ hai: Về mặt thực tiễn danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 có những biểu hiện như thế nào? Ưu điểm cũng như nhược điểm? Những biểu hiện đó có phải xuất phát từ hạn chế của công tác quản trị danh mục cho vay hay không? Những nguyên nhân chủ quan/ khách quan nào gây xix ra những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam? Thứ ba: Về mặt giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại. Khi xây dựng lộ trình cho việc thực thi giải pháp, cần phải làm rõ định hướng hoàn thiện bao gồm mục tiêu, nội dung các giải pháp là gì? Bên cạnh các giải pháp đề xuất đối với ngân hàng TMCP, có các kiến nghị nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP, nội dung, cơ sở của các kiến nghị? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Về đối tượng nghiên cứu: Thứ nhất: Luận án tập trung vào danh mục cho vay, một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại hiện nay, khoản mục Lending – Cho vay bao gồm tất cả các loại hình cấp tín dụng như cho vay ứng trước, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán. Luận án giới hạn đối tượng nghiên cứu trong danh mục các loại hình cấp tín dụng nêu trên, không đề cập đến danh mục đầu tư chứng khoán hoặc là danh mục các loại tài sản khác của ngân hàng. Thứ hai: Luận án đặt chú trọng vào hoạt động quản trị danh mục cho vay. Đây là một trong các phương thức quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì là một phương thức quản trị hoạt động, nên quản trị danh mục cho vay có các bước thực hiện về cơ bản giống như quản trị kinh doanh ngân hàng, không tránh khỏi những trùng lắp, tương tự như trong hoạt động quản trị kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên luận án tập trung, nhấn mạnh vào những nội dung mang tính đặc thù của hoạt động quản trị danh mục cho vay.  Về phạm vi nghiên cứu xx Thứ nhất: Luận án chỉ tập trung vào loại hình ngân hàng TMCP thuộc sở hữu ngoài Nhà nước, không đề cập đến loại hình ngân hàng thương mại SHNN (dưới hình thức công ty TNHH một thành viên sở hữu Nhà nước); các ngân hàng liên doanh/ nước ngoài cũng như không đề cập đến hai ngân hàng thương mại SHNN đã được cổ phần hóa là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương. Mặc dù không có những khác biệt lớn trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng TMCP với các loại hình ngân hàng thương mại khác. Nhưng do những hạn chế trong việc thu thập, khảo sát số liệu nên đối tượng khảo sát chính của luận án là các ngân hàng TMCP sở hữu ngoài nhà nước (gồm 37 ngân hàng tính đến cuối năm 2010). Sở dĩ hai ngân hàng TMCP thuộc SHNN là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương không thuộc đối tượng khảo sát là vì thực chất cả hai ngân hàng này vẫn do nhà nước nắm quyền chi phối điều hành, nên về tính chất sở hữu khác với 37 ngân hàng TMCP còn lại. Mặt khác trong tất cả các văn bản, số liệu báo cáo của ngân hàng Nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng tính đến nay (cụ thể trên trang Web http://www.sbv.gov.vn, giới thiệu hệ thống các tổ chức tín dụng, công bố danh sách các ngân hàng thương mại Nhà nước vào ngày 15/06/2012) vẫn xếp hai ngân hàng này vào nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước. Do đó để thuận tiện cho việc phân tích và đánh giá từ các số liệu thu thập (nhất là trong so sánh giữa các nhóm ngân hàng) luận án tách hai ngân hàng Công thương và Ngoại thương ra khỏi nhóm các ngân hàng TMCP nghiên cứu trong luận án, đưa vào trong nhóm ngân hàng TMNN khi khảo sát chung. Thứ hai: Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu, số liệu khảo sát trong luận án được thu thập trong khoảng thời gian từ 2006 – 2010, định hướng nghiên cứu đến năm 2020 (phù hợp với mốc thời gian quy định trong “Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, do Ngân hàng Nhà nước công bố năm 2006). Giai đoạn 2006 - 2010 là khoảng thời gian không dài, xxi nhưng bao gồm cả thời kỳ phát triển mạnh mẽ (trong các năm 2006-2007) và thời kỳ giảm sút (từ năm 2008 cho đến 2010) của nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, ngân hàng TMCP nói riêng có những bước thăng trầm trong hoạt động. Vì vậy, tác giả cho rằng nhìn nhận hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng trong bối cảnh như vậy sẽ có những đánh giá khách quan và đầy đủ hơn. 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp tổng hợp sử dụng nhằm kế thừa lý luận về quản trị danh mục cho vay đang được áp dụng tại các nước phát triển, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận án. Phương pháp thống kê sử dụng để thu thập số liệu về (i) tổng quan tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP (ii) thực trạng danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Trong phần tổng quan, luận án chia 37 ngân hàng TMCP thành 4 nhóm theo quy mô vốn chủ sở hữu (tính đến cuối năm 2010) để thuận lợi cho việc đánh giá. Cụ thể như sau:  Nhóm ngân hàng quy mô lớn: gồm 7 ngân hàng TMCP đứng đầu về quy mô vốn điều lệ (tối thiểu trên 5,000 tỷ đồng).  Nhóm ngân hàng có quy mô trung bình: gồm 5 ngân hàng có mức vốn dao động từ 4,000 tỷ đến dưới 5,000 tỷ đồng. Sở dĩ các ngân hàng này tác giả không ghép chung nhóm với các ngân hàng quy mô lớn, vì về tài sản, kết quả kinh doanh và các yếu tố nội lực … thấp hơn so với các ngân hàng lớn;  Nhóm ngân hàng quy mô nhỏ gồm 15 ngân hàng TMCP có mức vốn điều lệ tối thiểu đạt mức quy định là 3,000 tỷ đồng đến dưới 4,000 tỷ đồng. xxii  Nhóm ngân hàng có quy mô cực nhỏ gồm 10 ngân hàng TMCP có mức vốn thấp hơn quy định (< 3000 tỷ đồng). Trong phần đánh giá tổng quan, luận án thu thập số liệu của 25/37 ngân hàng TMCP (chiếm tỷ lệ 68% tổng số ngân hàng TMCP). Riêng đối với phần thực trạng danh mục cho vay, luận án sử dụng phương pháp thống kê chọn mẫu. Do số liệu công bố chính thức trên Website của các ngân hàng không đầy đủ, không liên tục, nhất là các ngân hàng TMCP quy mô nhỏ và cực nhỏ (có khoảng trên 50% các ngân hàng trong nhóm này mới chuyển lên từ ngân hàng cổ phần nông thôn), không công bố công khai số liệu về danh mục, vì vậy luận án chỉ chọn khoảng 10 ngân hàng TMCP để tìm hiểu về danh mục cho vay. Trong đó chủ yếu tập trung thu thập và phân tích số liệu của 5 ngân hàng TMCP lớn. Năm ngân hàng này có thể xem như đại diện tiêu biểu cho các ngân hàng TMCP với tài sản, vốn điều lệ và dư nợ chiếm tỷ trọng lần lượt là 81.4%, 81.3% và 86.2% trong tổng tài sản, vốn điều lệ và dư nợ của nhóm 7 ngân hàng TMCP quy mô lớn, tính đến cuối năm 2010. Hai ngân hàng TMCP quy mô lớn còn lại là TMCP Đông Nam Á và TMCP Hàng hải số liệu về danh mục không được công bố đầy đủ và liên tục trong thời gian 2006 - 2010, vì vậy luận án không thu thập được số liệu của hai ngân hàng này. Ngoài ra số liệu về danh mục của 5 ngân hàng khác trong nhóm quy mô trung bình, nhỏ và cực nhỏ cũng bổ sung cho phần phân tích đánh giá thực trạng trong luận án. Phương pháp diễn dịch và quy nạp: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 của luận án. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp diễn dịch để đặt ra giả thuyết nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng TMCP, sau đó thu thập và phân tích các số liệu liên quan để kiểm định lại giả thuyết đã nêu, đưa ra những kết luận về hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng TMCP Việt Nam. Bên cạnh phương pháp diễn dịch, từ quan sát thực trạng danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP (dựa trên số liệu của các ngân hàng được chọn làm mẫu xxiii quan sát), luận án đã sử dụng phương pháp quy nạp để tổng quát hóa thành những điểm chung nhất, đặc trưng nhất trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Các phương pháp toán học được sử dụng trong đề xuất ở chương 3. Trong chương này, tác giả đề xuất áp dụng 2 mô hình phân phối tổn thất của danh mục cho vay, cụ thể phân phối nhị thức (Binomial Distribution) và phân phối không chuẩn (đối xứng lệch - Skewed Distribution) Về nguồn thu thập số liệu trình bày trong luận án, tác giả thực hiện như sau:  Đối với các số liệu trình bày trong chương 1 cơ sở lý luận, tác giả sử dụng nguồn số liệu thu thập được trong các sách, tài liệu của nước ngoài (đều được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo). Trong số này có các số liệu sơ cấp, nhưng cũng có số liệu là thứ cấp. Điều này được tác giả chú thích cụ thể khi trích dẫn.  Đối với các số liệu phản ánh tình hình chung của ngành ngân hàng và của hệ thống ngân hàng TMCP trong chương 2, tác giả lấy trên báo cáo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đăng trên trang Web http://www.sbv.gov.vn; số liệu báo cáo hàng năm của Tổng cục thống kê trên trang Web http://www.gso.gov.vn; báo cáo của ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (từ tìm hiểu của cá nhân tác giả, thông qua phòng kế hoạch tổng hợp của ngân hàng Nhà nước, chi nhánh thành phố HCM); Riêng đối với các số liệu phân tích chi tiết về danh mục cho vay, tác giả tự tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP công bố trên Website của từng ngân hàng được chọn lấy số liệu. Ngoài ra cũng có một ít số liệu, tác giả thu thập trong kế hoạch, báo cáo nội bộ của ngân hàng Techcombank, ngân hàng SCB hoặc trong sổ tay tín dụng của ngân hàng ACB. Tất cả các số liệu nói trên đều là nguồn số liệu sơ cấp.  Bên cạnh nguồn thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp, tác giả cũng sử dụng thêm các số liệu từ nguồn thứ cấp như trong báo cáo của CIC, trong xxiv các bài phỏng vấn các quan chức cấp cao, nhà quản trị ngân hàng Việt Nam, trong các bài viết của các nhà nghiên cứu đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như trong tạp chí, kỷ yếu hội thảo, trên các diễn đàn hội nghị … Tất cả các nguồn này đều được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của luận án. 6. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án dựa trên nền tảng lý thuyết về quản trị danh mục và quản trị danh mục cho vay tại các nước phát triển là Mỹ và Anh quốc, ngoài ra còn có Đức và Úc, trong giai đoạn từ những năm 90 của thế kỷ 20 cho đến nay. Những lý thuyết này chủ yếu thể hiện trong hai cuốn sách Credit Portfolio Management của tác giả Charles W. Smithson (2002) và cuốn Credit Risk Measurement của tác giả Anthony Saunders & Linda Allen (2002), được phát triển, mở rộng dựa trên Lý thuyết quản trị danh mục hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowitz. Ngoài ra, khi đề xuất các giải pháp, tác giả tuân thủ theo những quy định trong Hiệp ước Basel 1 và 2 và Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) ban hành vào tháng 9/2000, xem đó như là khung pháp lý cho các đề xuất của luận án. Về giả thuyết nghiên cứu, để tìm hiểu thực trạng quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam, trên cơ sở đó có các giải pháp thích hợp, luận án dựa trên giả thuyết tổng quát: hầu hết các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay chưa thực sự quan tâm đến quản trị danh mục cho vay, chưa áp dụng cách thức và nội dung quản trị danh mục cho vay phù hợp với xu hướng của nền kinh tế hiện đại. Các giả thuyết cụ thể :  Chưa chủ động xây dựng danh mục cho vay với cơ cấu các loại vay dự kiến hàng năm. Tại một số ít các ngân hàng TMCP lớn mới chỉ đưa ra định hướng cho hoạt động cho vay, vì vậy trong quá trình cho vay, cơ cấu danh mục thường bị thả nổi, có xu hướng chạy theo thị trường, bị dẫn dắt bởi thị xxv trường. Tình trạng này đã dẫn đến những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong dài hạn.  Trong tổ chức thực hiện danh mục các ngân hàng chưa xây dựng được bộ máy cũng như quy trình thích hợp, hiệu quả.  Chưa có một cách tính đúng/chính xác tổn thất danh mục cho vay phù hợp thông lệ quốc tế và gắn với thực tế rủi ro thực tế tại mỗi ngân hàng.  Chưa có những biện pháp/ cách thức điều chỉnh danh mục cho vay mang tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện thay đổi của thị trường, tuân thủ quy định của luật pháp và đảm bảo đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ các giả thuyết nghiên cứu như trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp để kiểm chứng giả thuyết đã nêu ra, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp, đảm bảo các mục tiêu nghiên cứu. 7. Những đóng góp mới của luận án Nội dung của luận án có một số điểm mới như sau: Thứ nhất: Trên cơ sở tập hợp lý luận nền tảng về phương pháp quản trị danh mục chủ động trong nền kinh tế hiện đại, sau khi so sánh với thực trạng quản trị danh mục cho vay tại Việt Nam, luận án đề xuất áp dụng phương pháp quản trị danh mục chủ động tại các ngân hàng TMCP Việt Nam nhằm hạn chế những tác động xấu của phương pháp quản trị thụ động đang được áp dụng tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay. Phương pháp quản trị chủ động không có nghĩa là quản trị một cách chủ quan, duy ý chí, thoát ly khỏi thị trường, mà đề cao tính chủ động do kết hợp các yếu tố dự báo kinh tế, thị trường…bên ngoài với nội lực của ngân hàng. Tính chủ động thể hiện ngay từ khâu thiết lập danh mục, cho đến khi giám sát và điều chỉnh danh mục nhằm đạt mục tiêu đã hoạch định. Phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động có nhiều điểm khác biệt với phương pháp hiện tại xxvi của các ngân hàng Việt Nam: nặng về thụ động và chủ yếu xem xét trên khía cạnh định tính. Có thể nói quản trị chủ động là xu thế khách quan trong hoạt động ngân hàng, xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế mạnh mẽ và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, cần một sự thay đổi căn bản từ phía các ngân hàng TMCP, không thể duy trì mãi phương pháp quản trị thụ động như hiện tại được. Thứ hai: Luận án đề xuất xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP. Hiện tại chưa có bất kỳ một ngân hàng TMCP nào tại Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh mô hình này (được biết vào thời điểm cuối năm 2010, ngân hàng Công thương Việt Nam/Vietinbank đang xúc tiến xây dựng mô hình đo lường /quản trị rủi ro mà các nước đang áp dụng). Mô hình đo lường rủi ro mà luận án đề xuất sẽ giúp các ngân hàng TMCP định lượng chính xác mức độ rủi ro trên danh mục cho vay của ngân hàng mình, trên cơ sở đó tính toán tổn thất để trích lập dự phòng rủi ro, cũng như duy trì vốn tự có sát đúng với mức độ rủi ro riêng biệt của từng ngân hàng. Cách tính toán của các mô hình đề xuất khác biệt với cách tính theo quy định hiện tại của ngân hàng Nhà nước (chỉ là phương pháp tính áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng thương mại và chưa đề cập đến rủi ro của toàn danh mục). Cho đến nay kiến thức lý luận về xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục chưa được đề cập trong các tài liệu giảng dạy chính thống tại các trường đại học về tài chính ngân hàng ở Việt Nam. Vì vậy đề xuất này của luận án trước hết nhằm hệ thống hóa về mặt lý luận, sau đó từng bước đưa vào vận dụng phù hợp điều kiện thực tế của Việt Nam trong giai đoạn tới. Mô hình đo lường rủi ro danh mục mà luận án đề xuất gồm có hai dạng, có thể áp dụng cho các ngân hàng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và năng lực quản trị của mỗi ngân hàng. Đây là 2 trong số nhiều mô hình đã từng áp dụng tại ngân hàng các nước phát triển. Sở dĩ luận án lựa chọn và đề xuất các mô hình này là vì chúng có những điểm tương thích với điều kiện hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam. xxvii Thứ ba: Luận án đề xuất áp dụng chứng khoán hóa và công cụ phái sinh tín dụng với ý nghĩa hai công cụ này được sử dụng để điều chỉnh ngoại bảng đối với danh mục cho vay của ngân hàng. Thông qua việc sử dụng các công cụ này, rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng sẽ được giảm thiểu. Hiện nay khi cần điều chỉnh danh mục cho vay, chủ yếu các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng sử dụng phương pháp điều chỉnh nội bảng (còn gọi là phương pháp truyền thống). Đặc điểm của phương pháp này là có độ trễ về thời gian phát huy hiệu quả, mặt khác nó làm thay đổi cấu trúc danh mục, ảnh hưởng đến mối quan hệ khách hàng, nhiều khi ngoài mong muốn của ngân hàng. Vì vậy, đề xuất áp dụng phương pháp ngoại bảng nhằm làm đa dạng hoá các biện pháp điều chỉnh danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam, phù hợp với các tình huống diễn biến khác nhau trong quản trị. Tính đến thời điểm năm 2010, đây là đề xuất mới, vì chứng khoán hoá và công cụ phái sinh tín dụng chưa được áp dụng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (các ngân hàng mới chỉ áp dụng phái sinh vàng và phái sinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối). Mặc dù lý luận về chứng khoán hoá và phái sinh tín dụng có được nhắc đến trong tài liệu giảng dạy hoặc trong các bài báo, công trình nghiên cứu tại Việt Nam, nhưng vận dụng chúng dưới góc độ là công cụ quản trị danh mục cho vay thì chưa được chú trọng đến. Do đó, đề xuất này nhằm làm sáng tỏ về lý luận, sau đó từng bước ứng dụng vào thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian tới. 8. Nội dung của luận án được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Hoạt động cho vay và danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Theo cách hiểu chung nhất thì cho vay là hành vi cho người khác sử dụng một khoản tiền nhất định, trong một thời hạn xác định với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi khi đáo hạn. Hoạt động cho vay được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, trong xã hội, như Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, cá nhân … Trong đó ngân hàng thương mại được biết như là một tổ chức chuyên thực hiện cho vay với lực lượng khách hàng đông đảo nhất. Hoạt động cho vay của ngân hàng được hình thành từ rất sớm. Chỉ một thời gian ngắn sau khi các hoạt động thu nhận tiền gửi đầu tiên hình thành, các ngân hàng sơ khai đã ý thức được việc sử dụng những khoản tiền gửi của khách hàng để cho những người thiếu tiền mượn lại, từ đó mà hình thành nên hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong giai đoạn từ thế kỷ thứ V cho đến thế kỷ XVII, giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại, do nhu cầu vốn trong xã hội đòi hỏi, hành vi cho vay của các ngân hàng càng ngày càng có điều kiện phát triển và trở thành một hoạt động chủ yếu của hệ thống các ngân hàng trung gian trong suốt hơn 4 thế kỷ qua (từ thế kỷ thứ 17 cho đến đầu thế kỷ 20). Ở đây cũng cần lưu ý rằng theo thời gian và sự phát triển lớn mạnh của hệ thống ngân hàng, bản thân hoạt động cho vay cũng trở nên hết sức đa dạng, thông qua nhiều hình thức/ phương thức phong phú về hình thái giá trị, về thời hạn, về lãi suất, về cách 2 thức thực hiện. Từ hình thức cho vay truyền thống dưới hình thái tiền tệ với cách thức chuyển giao trực tiếp cho khách hàng (loans), đã xuất hiện những hình thức cho vay khác như cho vay gián tiếp (chiết khấu - Discount) cho vay dưới hình thức cho thuê đặc biệt (thuê tài chính - Financial Lease) ... Một cách khái quát, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể hiểu là hoạt động kinh doanh thông qua sự chuyển giao có thời hạn một lượng giá trị từ phía ngân hàng cho người đi vay, với sự cam kết hoàn trả cả gốc và lãi từ phía người đi vay khi đáo hạn. Trên bảng cân đối tài chính của ngân hàng thương mại, khoản mục cho vay (lending) được tồn tại song song cùng với các khoản mục sử dụng vốn khác của ngân hàng như: khoản mục tiền/ ngân quỹ; khoản mục đầu tư chứng khoán; khoản mục bất động sản ...Trong đó, toàn bộ các khoản tiền ngân hàng cung ứng cho các chủ thể trong nền kinh tế, trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau đều bao hàm trong khoản mục cho vay. Đối với nhiều ngân hàng thương mại, khoản mục cho vay có thể chiếm trên 1/2 giá trị tài sản và tạo ra trên 2/3 tổng số thu nhập của ngân hàng [6]. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng hoạt động của các ngân hàng có những thay đổi rất đáng kể: từ những ngân hàng với chức năng đơn giản “đi vay để cho vay lại”, vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, các ngân hàng từng bước chuyển sang mô hình hoạt động kinh doanh tổng hợp, hình thành các tập đoàn tài chính đa năng thay thế cho mô hình ngân hàng truyền thống. Ngân hàng thương mại hiện đại được xem như một siêu thị /tập đoàn tài chính, với sản phẩm là các dịch vụ đa dạng liên quan đến tiền tệ. Ngoài việc thu nhận tiền gửi và cho vay, các ngân hàng còn thực hiện kinh doanh ngoại hối, tư vấn tài chính, đầu tư chứng khoán, cho thuê két sắt, bảo quản vật có giá, kinh doanh vàng, thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán nợ, cung ứng các dịch vụ phái sinh …Lợi nhuận của ngân hàng vì thế gia tăng nhanh chóng, vị trí của các 3 ngân hàng trở nên quan trọng thiết yếu trong nền kinh tế và trong xã hội. Hoạt động cho vay của các ngân hàng cũng ngày càng mở rộng và phong phú hơn. 1.1.1.2. Danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại Theo từ điển kinh tế Anh Việt thì danh mục - portfolio là tập hợp các loại chứng khoán, tài sản do một cá nhân hoặc một tổ chức tài chính sở hữu bao gồm các loại cổ phiếu, chứng khoán, chứng chỉ ký thác, hàng hóa, tiền mặt và bất động sản để hạn chế rủi ro trong đầu tư [5]. Như vậy, trong lĩnh vực tài chính, bản thân thuật ngữ danh mục đã thể hiện trong đó sự đa dạng các loại tài sản dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro của sự tập trung. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh, cung ứng nhiều dạng sản phẩm tài chính tiền tệ, vì vậy danh mục tài sản của các ngân hàng rất phong phú, nhưng với đặc thù trung gian tín dụng, các khoản cho vay của ngân hàng vẫn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên danh mục tài sản của họ. So với lợi nhuận thu được từ những hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, thì lợi nhuận do khoản mục cho vay mang lại vẫn đang chiếm một tỷ lệ rất đáng kể. Chính vì lẽ đó, danh mục cho vay có một vị trí cực kỳ quan trọng trong danh mục tài sản của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Có thể hiểu về danh mục cho vay của ngân hàng thương mại thông qua khái niệm sau: Danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, được cơ cấu theo một tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng. Danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị định hướng cho hoạt động cấp tín dụng, nhằm đảm bảo tính lành mạnh, mức độ chuyên môn hóa, tính đa dạng của tài sản cho vay, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro ở mức độ tối đa và đạt được lợi nhuận như mong muốn. Với ý nghĩa đó, danh mục cho vay tồn tại dưới dạng kế hoạch (định hướng thực hiện) và được quản lý thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Thông qua thiết kế danh mục cho vay kế hoạch, các nhà 4 quản trị đưa ra con số dự kiến tỷ trọng dư nợ của từng ngành kinh tế/ khu vực địa lý ... chiếm trong tổng thể danh mục. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho vay của ngân hàng. Một danh mục cho vay kế hoạch thể hiện sự đa dạng phù hợp với thực lực, tiềm năng, tuân thủ quy định của luật pháp và định hướng phát triển của ngân hàng là tiền đề quan trọng để ngân hàng có thể đạt mục tiêu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh tiền tệ. Báo cáo thực hiện danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị nhìn nhận, phân tích các khoản cho vay đã thực hiện dưới các góc nhìn khác nhau, tạo điều kiện để đánh giá tổng thể chất lượng của toàn danh mục, từ đó mà có các biện pháp điều chỉnh hợp lý theo diễn biến thị trường nhằm đạt mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng. Dưới đây là một số tiêu thức các ngân hàng có thể sử dụng khi xây dựng/ thiết kế danh mục cho vay phục vụ cho công tác quản trị nội bộ. BẢNG 1.1 CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khoản mục 1. DANH MỤC CHO VAY THEO THỜI HẠN 1.1 Cho vay ngắn hạn 1.2 Cho vay trung hạn 1.3 Cho vay dài hạn Tổng cộng 2. DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ 2.1 Cho vay ngành công nghiệp 2.2 Cho vay ngành nông nghiệp 2.3 Cho vay ngành xây dựng 2.4 Cho vay ngành giao thông vận tải 2.5 Cho vay tiêu dùng … Tổng cộng 3. DANH MỤC CHO VAY THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ Số tiền Tỷ trọng 100% 100% 5 3.1 Khu vực miền Bắc 3.2 Khu vực miền Trung 3.3 Khu vực miền Nam Tổng cộng 4. DANH MỤC CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 4.1 Doanh nghiệp sở hữu Nhà nước 4.2 Công ty TNHH & cổ phần 4.3 Công ty 100% vốn nước ngoài 4.4 Công ty liên doanh 4.5 Hợp tác xã 4.6 Cá nhân Tổng cộng 5. DANH MỤC CHO VAY THEO LOẠI TIỀN TỆ 5.1 Cho vay nội tệ 5.2 Cho vay ngoại tệ Tổng cộng 6. DANH MỤC CHO VAY LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 6.1 Cho vay sản xuất Trong đó - Cho vay nông nghiệp - Cho vay công nghiệp - Cho vay thương mại - Cho vay giao thông vận tải - … 6.2 Cho vay phi sản xuất Trong đó - Cho vay kinh doanh chứng khoán - Cho vay kinh doanh địa ốc - Cho vay tiêu dùng - …. Tổng cộng 7. DANH MỤC CHO VAY THEO TÍNH CHẤT ĐẢM BẢO 7.1 Cho vay có đảm bảo Trong đó - Cho vay có thế chấp tài sản - Cho vay có cầm cố tài sản - Cho vay có bảo lãnh - … 100% 100% 100% 100% 6 7.2 Cho vay không có đảm bảo Tổng cộng 8. DANH MỤC CHO VAY THEO HÌNH THỨC/ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN 8.1 Cho vay ứng trước 8.2 Chiết khấu giấy tờ có giá 8.3 Cho thuê tài chính 8.4 …. Tổng cộng 100% 100% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp  Danh mục cho vay theo thời hạn: Danh mục cho vay của ngân hàng có thể được xây dựng theo tiêu chí thời hạn, trong đó tỷ trọng các loại cho vay ngắn hạn; trung hạn và dài hạn được thiết kế hợp lý, thể hiện mối quan hệ giữa cơ cấu thời hạn của sử dụng vốn và cơ cấu thời hạn của nguồn vốn, nhằm hạn chế các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, đảm bảo tuân thủ quy định của luật pháp.  Danh mục cho vay theo ngành kinh tế: Danh mục cho vay theo tiêu thức này có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng thương mại, kể cả trong khâu hoạch định kế hoạch cũng như trong tổ chức thực hiện. Danh mục cho vay theo ngành kinh tế hình thành một định hướng cần thiết cho quá trình đầu tư tín dụng của ngân hàng. Những ngành nào cần tập trung, mở rộng, những ngành nào cần tiết giảm ... sẽ được thể hiện thông qua tỷ trọng xác định của từng ngành trong tổng thể dư nợ của danh mục. Danh mục cho vay theo ngành kinh tế bộc lộ rõ quan điểm của ngân hàng: tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chuyên môn hóa hay là đa dạng hóa cho vay. Đứng trên quan điểm hạn chế rủi ro thì danh mục cho vay theo ngành càng đa dạng càng tốt. Tuy nhiên điều này đôi khi đi ngược lại chủ trương chuyên môn hóa để chiếm lĩnh thị trường của một số ngân hàng. 7  Danh mục cho vay theo khu vực địa lý Việc xây dựng tỷ trọng khoản mục cho vay theo khu vực địa lý thể hiện quan điểm của ngân hàng trong việc hình thành thị trường mục tiêu, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động cũng như năng lực kiểm soát của đội ngũ nhân viên cho vay. Trong quá trình giám sát danh mục cho vay theo khu vực địa lý, ngân hàng sẽ đánh giá hiệu quả đầu tư của từng khu vực trong tương quan so sánh với các khu vực khác, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh thích hợp, đảm bảo mục tiêu đã hoạch định.  Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng: Mỗi một đối tượng khách hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau (về cơ cấu tổ chức, về năng lực chịu trách nhiệm trước pháp luật ...) vì vậy để định hướng cho việc đầu tư an toàn và hiệu quả, các ngân hàng luôn có sự phân chia hợp lý tỷ trọng các khoản mục cho vay theo đối tượng khách hàng, đảm bảo sự an toàn cần thiết ở góc độ toàn danh mục.  Danh mục cho vay theo loại tiền tệ: Cũng giống như danh mục cho vay theo ngành kinh tế, danh mục cho vay theo loại tiền tệ không những thể hiện quan điểm, định hướng của ngân hàng trong việc tìm kiếm thị trường mục tiêu trong / ngoài nước, mà còn giúp ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn khi có sự biến động của đồng ngoại tệ so với nội tệ.  Danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư: Danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư thường được phân chia thành hai lĩnh vực lớn là lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Trong đó mỗi lĩnh vực lại chia nhỏ thành nhiều loại. Chẳng hạn như trong sản xuất thì có ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ... trong phi sản xuất thì có cho vay kinh doanh chứng khoán, 8 kinh doanh địa ốc, cho vay tiêu dùng ... Đây là cách thiết kế danh mục nhằm định hướng đầu tư cho vay theo những lĩnh vực lớn, phù hợp sự phát triển trong các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, đảm bảo tuân thủ quy định của luật pháp. Ngoài các tiêu chí nêu trên, ngân hàng còn sử dụng một số tiêu chí khác trong xây dựng / thiết kế danh mục cho vay, chẳng hạn như: danh mục cho vay xây dựng theo tính chất đảm bảo của khoản nợ (bao gồm cho vay có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh ... ; cho vay không có bảo đảm), danh mục cho vay xây dựng theo tính chất sở hữu (chẳng hạn cho vay doanh nghiệp SHNN; công ty cổ phần; doanh nghiệp liên doanh; tư nhân cá thể ...) ... 1.1.2. Rủi ro danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ - một lĩnh vực đa dạng và có độ nhạy cảm cao, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng. Rủi ro có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng yếu tố không chắc chắn. Trong khi mọi giao dịch / hoạt động của ngân hàng đều tiềm ẩn một mức độ nhất định của yếu tố không chắc chắn. Do vậy, tất cả các giao dịch/ hoạt động mà ngân hàng thực hiện đều góp phần hình thành nên rủi ro tổng thể của ngân hàng. Trong các loại rủi ro của kinh doanh ngân hàng, rủi ro của hoạt động cho vay được xem là loại rủi ro chính yếu, xuất phát từ vị trí quan trọng của cho vay trong tổng tài sản cũng như trong nguồn lợi nhuận thu được của ngân hàng. Về cấu trúc thành phần, rủi ro của hoạt động cho vay có thể được chia thành hai loại căn bản: rủi ro giao dịch cho vay và rủi ro danh mục cho vay (hình 1.1, trang 9). Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay cá biệt, còn rủi ro danh mục là rủi ro gắn liền với một danh mục cho vay đang hiện hữu của ngân hàng thương mại. Rủi ro danh mục bao gồm hai thành phần là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung như phân tích dưới đây: 9  Rủi ro nội tại Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể vay vốn, mỗi ngành kinh tế, mỗi hình thức, phương thức cấp tín dụng. Chẳng hạn cho vay ngành nông nghiệp có thể gặp phải rủi ro xuất phát từ thiên tai bất khả kháng, cho vay ngành công nghiệp có thể gặp phải tình trạng sản xuất thừa, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng hóa bán không được ... Có thể nói rủi ro nội tại rất đa dạng phong phú và có tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó thuộc về bản tính vốn có của đối tượng mà ngân hàng đầu tư. Các biện pháp của ngân hàng chỉ có thể giúp kiểm soát từ đó hạn chế nó mà thôi. Việc thẩm định kỹ lưỡng, quyết định cho vay chính xác, tránh cho vay đối với những chủ thể /ngành/ hình thức cho vay có độ rủi ro nội tại cao, quan tâm cho vay nhiều hơn với những đối tượng có độ rủi ro nội tại thấp, có thể giúp ngân hàng tăng mức độ an toàn cho danh mục cho vay của mình. HÌNH 1.1 CƠ CẤU CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY RỦI RO GIAO DỊCH RỦI RO LỰA CHỌN RỦI RO BẢO ĐẢM RỦI RO NGHIỆP VỤ RỦI RO DANH MỤC RỦI RO NỘI TẠI RỦI RO TẬP TRUNG 10 Nguồn: Tham khảo từ sách Quản trị ngân hàng [2]  Rủi ro tập trung Đây là loại rủi ro xuất phát từ sự thiếu đa dạng trong danh mục cho vay của ngân hàng, đi ngược lại nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Đánh giá về tầm quan trọng của rủi ro tập trung, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) nhận định “Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của hầu hết các ngân hàng nên rủi ro tập trung trên danh mục cho vay cũng là loại rủi ro cơ bản nhất trong phạm vi một ngân hàng” Theo định nghĩa của Ủy ban Basel “rủi ro tập trung là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoặc nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của ngân hàng, tài sản có của ngân hàng hoặc tổng tổn thất của ngân hàng”[3]. Chính vì quan niệm này, nên khi định hướng xây dựng danh mục cho vay, ngoài việc thiết kế tỷ trọng hợp lý của các khoản vay đảm bảo tính đa dạng, ngân hàng còn đưa ra các giới hạn an toàn so với mức vốn tự có, so với tổng dư nợ hoặc so với giá trị tổn thất của toàn danh mục, sao cho thiệt hại tài chính nếu xảy ra vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của từng ngân hàng. Trong lý thuyết về danh mục hiện đại, sự đa dạng hóa được xem là chìa khóa quan trọng để giảm thiểu rủi ro tập trung. Đa dạng hóa phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: Thứ nhất danh mục bao gồm một số lượng lớn những khoản vay có giá trị tương đối nhỏ, sao cho biến cố rủi ro nếu xảy ra thì tổn thất mà một khoản vay mang lại không tác động quá lớn đến giá trị danh mục. Thứ hai những khoản vay trên danh mục phải có tính độc lập, ít phụ thuộc với nhau, tức là khả năng vỡ nợ của một khoản vay trên danh mục không ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của các khoản vay còn lại. 11 Có thể thấy rằng, hạn chế rủi ro giao dịch là công việc bắt buộc của tất cả các ngân hàng trong quá trình cho vay, nhằm giảm thiểu hiện tượng không thu hồi được gốc và lãi của từng khoản cho vay. Tuy nhiên đứng ở góc độ toàn danh mục cho vay, rủi ro danh mục không chỉ phụ thuộc vào rủi ro cá biệt của từng khoản vay với tư cách tồn tại độc lập mà còn phụ thuộc vào sự tương quan giữa các khoản cho vay trên danh mục. Độ tương quan giữa các khoản vay trên danh mục càng cao, thì mức độ rủi ro của sự tập trung càng lớn, khả năng tổn thất xảy ra có thể đem lại hậu quả hết sức nặng nề cho ngân hàng. Do vậy trong hoạt động cho vay, bên cạnh rủi ro giao dịch các ngân hàng thương mại đồng thời phải quan tâm đến rủi ro danh mục cho vay. 1.1.2.2. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay Như phần trên đã đề cập, rủi ro danh mục cho vay có thể biểu hiện trong mức độ tập trung cho vay vào các ngành/ lĩnh vực có độ rủi ro nội tại cao, hoặc là sự thiếu đa dạng hóa trên danh mục, mức độ phân tán thấp. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay không chỉ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh mà còn quyết định sự tồn tại của một ngân hàng. Lịch sử thế giới từng chứng kiến sự thất bại của nhiều ngân hàng cùng với ngành dầu mỏ vào thập niên 80. Những ngân hàng này trước đó đã tập trung rất lớn những khoản cho vay trong ngành dầu mỏ nên hậu quả tổn thất không thể tránh khỏi khi dầu xuống giá. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 cũng cho thấy khá nhiều ngân hàng trên thế giới (phải kể đến đầu tiên là các ngân hàng nước Mỹ ) trước đó đã đầu tư quá nhiều vào thị trường bất động sản ở thời điểm thị trường này đang “nóng”, giá trị cho vay dựa trên giá “ảo”, đến khi thị trường này nguội lạnh, đóng băng, giá sụt giảm thì hậu quả là những khoản cho vay trong lĩnh vực này đã trở thành những khoản nợ khó đòi khổng lồ, thậm chí không thể đòi được. Tại Việt Nam vào cuối những năm 90, việc ngân hàng Công thương cho vay đối với nhóm công ty Minh Phụng với tổng dư nợ và bảo lãnh lớn 12 hơn nhiều lần vốn tự có của ngân hàng. Khi công ty này mất khả năng thanh toán, ngân hàng Công thương đã phải xử lý một khối lượng nợ rất lớn, mất khả năng thu hồi ... Tất cả những ví dụ trên là minh chứng rất rõ cho hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu từ việc thiếu/ ít quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của mình. 1.2. QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa quản trị danh mục cho vay đối với NHTM 1.2.1.1. Khái niệm quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại Trong hoạt động cho vay của các ngân hàng, quản trị giao dịch xuất hiện từ khá sớm, tuy nhiên quản trị danh mục mới được ứng dụng trong khoảng vài thập niên gần đây. Theo ủy ban Basel nhận định một trong những nguyên nhân chính yếu của những bất cập trong hoạt động cho vay là kỹ năng quản trị yếu kém, nhất là quản trị rủi ro tập trung [41]. Đây là một trong các nội dung quan trọng của hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại. Một cách khái quát có thể hiểu về quản trị danh mục cho vay như sau: Quản trị danh mục cho vay là một phương thức quản trị kinh doanh ngân hàng, bao gồm các nội dung: thiết kế danh mục cho vay, xây dựng các chính sách, tổ chức thực hiện, tái xét và điều chỉnh danh mục cho vay nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh đã hoạch định của ngân hàng. Nếu như đối tượng của quản trị giao dịch cho vay là từng khoản cho vay mà mục tiêu quản trị giao dịch là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro của từng khoản vay cá biệt, thì đối tượng của quản trị danh mục cho vay là cơ cấu và tỷ trọng của các loại cho vay trong tổng thể danh mục. Hoạt động quản trị danh mục phải kiểm soát được rủi ro tập trung, nhằm giảm thiểu tổn thất, tối đa hóa lợi nhuận ở góc độ toàn danh mục. 13 1.2.1.2. Ý nghĩa của quản trị danh mục cho vay trong hoạt động kinh doanh của NHTM Đối với ngân hàng thương mại, quản trị danh mục cho vay mang lại các ý nghĩa sau đây:  Góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung Trước hết, mục tiêu cụ thể mà quản trị danh mục cho vay hướng tới là xây dựng một danh mục cho vay tối ưu, có khả năng tối đa hóa lợi nhuận hoặc là tối thiểu hóa rủi ro/tổn thất, kiểm soát nó trong mức độ chấp nhận được của ngân hàng. Vì vậy quản trị danh mục cho vay tốt sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm dự phòng rủi ro, song song với tiết kiệm nguồn lực do có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn. Ngoài ra, quản trị danh mục cho vay tốt cũng giúp ngân hàng tiết giảm các chi phí không hiệu quả (liên quan đến giám sát, xử lý nợ xấu), từ đó gia tăng lợi nhuận. Bởi vì cho vay là khoản mục chiếm tỉ phần quan trọng trong tổng tài sản của một ngân hàng thương mại, nên hiệu quả của công tác quản trị danh mục cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh chung của ngân hàng. Ngược lại, nếu quản trị danh mục cho vay không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro tập trung lớn thì hậu quả tổn thất xảy ra có thể vượt sức chịu đựng của ngân hàng, dẫn đến phá sản.  Cải thiện khả năng chống đỡ các cú “Shock” từ bên ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế Bằng việc xây dựng danh mục cho vay kế hoạch và giám sát thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển danh mục cho vay, các ngân hàng có thể tạo ra một danh mục tài sản cho vay tối ưu, có đủ sức mạnh nội tại để chống lại những tác động từ phía môi trường bên ngoài. Ngoài ra, quản trị danh mục cho vay là phương thức quản trị hiện đại, việc thực hiện nó sẽ giúp ngân hàng trong 14 nước tiệm cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Đó là những tiền đề thiết yếu để ngân hàng có thể tham gia hội nhập và khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh tiền tệ trong và ngoài nước. 1.2.2. Các phương pháp quản trị danh mục cho vay Có hai phương pháp quản trị danh mục cho vay mà ngân hàng có thể lựa chọn, đó là phương pháp quản trị thụ động hoặc là phương pháp quản trị chủ động. 1.2.2.1. Phương pháp quản trị danh mục thụ động Trong phương pháp quản trị thụ động, ngân hàng có thể định hướng ưu tiên cho một vài loại tài sản cho vay nào đó, mà không cơ cấu hóa tỷ trọng của các loại tài sản cho vay, không xây dựng các hạn mức cho từng ngành, từng khu vực, từng dòng sản phẩm ... làm cơ sở giám sát thực hiện danh mục cho vay. Do đó, cơ cấu của danh mục cho vay được hình thành một cách ngẫu nhiên, tỷ trọng các loại cho vay không được xác định trước hoặc là chỉ tập trung cho một số loại tài sản cho vay được ưu tiên, ví dụ tập trung cho xuất nhập khẩu, kinh doanh bất động sản ... chẳng hạn. Cũng vì thiếu tính chủ động trong hình thành cơ cấu danh mục ngay từ đầu nên ngân hàng khó kiểm soát được rủi ro tổng thể của danh mục trong quá trình thực hiện. Cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng có thể thiếu sự đa dạng cần thiết, rủi ro tập trung trong một số ngành/ lĩnh vực với mức độ cao. Một số biểu hiện thiếu sự đa dạng hóa và tập trung rủi ro trên danh mục cho vay trong phương pháp quản trị danh mục thụ động có thể được nhận dạng thông qua các dấu hiệu sau:  Thiếu đa dạng về chủ thể vay Trong trường hợp này danh mục có thể tập trung dư nợ vào một số ít các khách hàng vay, tỷ trọng dư nợ cho những khách hàng này có thể vượt quá giới hạn cho phép của sự an toàn (chẳng hạn nếu ngân hàng quy định cho vay một 15 khách hàng/ một nhóm khách hàng không quá 10% vốn tự có của ngân hàng thì trên mức này được xem là tập trung rủi ro, thiếu đa dạng chủ thể vay vốn). Điều này là cực kỳ nguy hiểm khi khách hàng vay/ nhóm khách hàng vay đó gặp khó khăn và phá vỡ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Hậu quả tổn thất ngân hàng gánh chịu có thể vượt quá khả năng chịu đựng, dẫn ngân hàng đến bờ vực phá sản.  Thiếu đa dạng về ngành kinh tế Tình trạng này xảy ra khi ngân hàng chỉ tập trung vào một số ngành kinh tế nhất định, đang có thuận lợi để phát triển như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán... Dư nợ cho vay các ngành này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của toàn danh mục. Khi nền kinh tế phát triển không thuận lợi làm cho các ngành này suy thoái, thì hậu quả chắc chắn ngân hàng gánh chịu sẽ là những món nợ xấu, nợ khó đòi khổng lồ. Để hạn chế sự thiếu đa dạng theo ngành kinh tế, các ngân hàng hoặc cơ quan giám sát ngân hàng tại một quốc gia thường đưa ra các giới hạn an toàn, căn cứ vào quy mô vốn tự có hoặc là giá trị dư nợ trên danh mục cho vay của ngân hàng, chẳng hạn quy định dư nợ cho vay một ngành kinh tế không vượt 20% vốn tự có, hoặc 30% tổng dư nợ … Đây được xem là các ngưỡng an toàn phải tuân thủ, nếu vượt qua các ngưỡng này thì cơ quan giám sát ngân hàng quốc gia sẽ áp dụng các biện pháp chế tài, bởi vì đó là dấu hiệu của rủi ro tập trung cao quá mức cho phép.  Thiếu đa dạng về khu vực địa lý Thay vì cho vay nhiều khu vực địa lý khác nhau để phân tán rủi ro, ngân hàng có thể chỉ tập trung vào một khu vực nhất định. Điều này cũng dễ dẫn đến sự thiếu đa dạng ngành kinh tế, nhất là đối với các khu vực mang tính địa phương rõ rệt, chỉ có một vài ngành kinh tế đặc thù.  Thiếu đa dạng về lĩnh vực đầu tư 16 Đây cũng là một biểu hiện của rủi ro tập trung, theo đó ngân hàng có thể đầu tư cho vay vào các ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất với một tỷ trọng cao, bên cạnh tỷ trọng thấp tương ứng cho các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất. Tình trạng này có thể gây mất cân đối cung cầu ở góc độ toàn nền kinh tế, châm ngòi cho lạm phát, do những ngành phi sản xuất như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, tiêu dùng … thường không trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội, sự phát triển của nó không làm tăng thêm tài sản cho quốc gia. Hậu quả của sự thiếu đa dạng, tập trung rủi ro trong lĩnh vực đầu tư thường rất nghiêm trọng xét ở góc độ vĩ mô toàn bộ nền kinh tế. Nhìn chung, phương pháp quản trị thụ động có ưu điểm là đơn giản trong khâu hoạch định, thiết kế danh mục cho vay. Đặc trưng của phương pháp này là ngân hàng chủ yếu phản ứng sau khi giám sát và phát hiện được các biểu hiện bất thường của danh mục, chứ ít/không có các hành động đi trước. Vì vậy, điều chỉnh cơ cấu danh mục sau giám sát được xem là nội dung chính yếu trong công việc của các ngân hàng theo đuổi phương pháp quản trị này. Phương pháp quản trị thụ động khá phổ biến ở ngân hàng các nước đang phát triển, các nước nhỏ, các nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào một vài ngành sản xuất kinh doanh đặc thù nào đó, như nông nghiệp, xuất khẩu... mức độ hội nhập của nền kinh tế chưa cao, ít chịu biến động bởi môi trường quốc tế bên ngoài. Trong những thời kỳ kinh tế còn ổn định, những hạn chế của phương pháp quản trị thụ động không được bộc lộ rõ nét. Tuy vậy, sẽ cực kỳ nguy hiểm cho ngân hàng nếu nền kinh tế biến động theo chiều hướng bất lợi, những ngành/ khu vực mà ngân hàng tập trung cho vay có dấu hiệu giảm sút hoạt động. Trong tình thế đó để giảm thiểu tổn thất của danh mục, các ngân hàng thường phải sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội bảng nhằm thay đổi quy mô, cấu trúc lại cơ cấu dư nợ. Những biện pháp ngân hàng sử dụng thường là đẩy mạnh thu hồi nợ, để giảm dư nợ ở những ngành có dấu hiệu tập trung cho vay quá mức, bán những khoản cho vay 17 thuộc ngành/ khu vực có độ rủi ro tập trung cao, gia tăng cho vay những ngành mới, ngành còn tiềm năng phát triển để cấu trúc lại danh mục... Tuy nhiên, những biện pháp điều chỉnh danh mục như vậy không phải lúc nào cũng có hiệu quả ngay do tác động của nó thường có độ trễ về thời gian, đôi khi ảnh hưởng đến quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng. Còn những công cụ điều chỉnh ngoại bảng linh hoạt như chứng khoán hóa, phái sinh tín dụng ...có tác dụng nhanh chóng, thì thường chỉ xuất hiện trong những nền kinh tế phát triển, có hệ thống tài chính mạnh. 1.2.2.2. Phương pháp quản trị danh mục chủ động Những hạn chế khiếm khuyết của quản trị thụ động được thay thế và bổ sung bởi phương pháp quản trị chủ động. Sự ra đời của phương pháp quản trị chủ động xuất phát từ đòi hỏi khách quan trong nền kinh tế hiện đại. So sánh với quản trị thụ động, phương pháp quản trị chủ động có những đặc trưng nổi bật như sau:  Sự chủ động thể hiện ngay từ khi thiết kế hình thành danh mục để định hướng cho việc thực hiện cấp tín dụng. Ngược lại với quản trị thụ động, phương pháp quản trị danh mục chủ động đòi hỏi ngân hàng phải có một định hướng chiến lược ngay từ khi các khoản cho vay chưa được phê duyệt, trên cơ sở đó thiết kế một danh mục cho vay với cơ cấu dự kiến trước. Tỷ trọng của các ngành/ khu vực kinh tế/ đối tượng khách hàng được xác định dựa trên mục tiêu về lợi nhuận và thị phần của ngân hàng, kết hợp với các yếu tố dự báo về phát triển kinh tế địa phương và khu vực, phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng thông qua mức vốn tự có ... Theo phương pháp quản trị này, mặc dù ngân hàng không thể tác động làm thay đổi nhu cầu vay của từng khách hàng, từng giao dịch cụ thể, nhưng hoàn toàn có thể thiết kế được một danh mục cho vay mà rủi ro trên danh mục được kiểm soát thông qua tỷ trọng dự kiến của các loại tài sản cho vay. 18  Sử dụng mô hình định lượng để ước tính tổn thất cho toàn danh mục cho vay. Đây là đặc trưng nổi bật của phương pháp quản trị chủ động. Nếu như trong phương pháp quản trị thụ động, ngân hàng không/ít quan tâm đến rủi ro ở góc độ toàn bộ danh mục, thì với phương pháp quản trị danh mục chủ động, theo khuyến nghị của ủy ban Basel, các ngân hàng có thể sử dụng các mô hình nội bộ để lượng hóa tổn thất của riêng ngân hàng mình. Từ đó ngân hàng sẽ xác định lượng vốn tương xứng để trang trải cho tổn thất toàn danh mục.  Vận dụng linh hoạt các công cụ kỹ thuật điều chỉnh danh mục. Trong quản trị danh mục chủ động, mục tiêu sử dụng các công cụ này không chỉ nhằm đối phó, hạn chế tác động của rủi ro, mà còn tiến tới chủ động biến rủi ro tiềm ẩn thành cơ hội gia tăng giá trị cho ngân hàng. Một danh mục cho vay hình thành chủ động theo kế hoạch, trong đó các loại hình cho vay được sắp xếp một cách có hệ thống, có chủ đích với các tỷ trọng nhất định, được thiết kế phù hợp với mục tiêu và điều kiện của ngân hàng, được xem là một danh mục cho vay tối ưu. Danh mục cho vay tối ưu sẽ là tiền đề để ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đã hoạch định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, các điều kiện kinh doanh thay đổi, có thể xuất hiện các dấu hiệu bất ổn trên danh mục, rủi ro vượt quá khả năng chịu đựng của ngân hàng, khi đó ngân hàng cần thiết phải sử dụng các biện pháp và công cụ điều chỉnh để cấu trúc lại danh mục. 1.2.3. Nội dung quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động 1.2.3.1. Hoạch định Hoạch định là công việc đầu tiên trong tiến trình quản trị danh mục cho vay theo hướng chủ động tại ngân hàng thương mại. Hoạch định bao gồm các nội 19 dung cụ thể, đó là hoạch định mục tiêu quản trị danh mục, thiết kế danh mục cho vay và xây dựng các chính sách thực thi.  Hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay Cũng như mục tiêu của hầu hết các hoạt động kinh doanh khác, mục tiêu quản trị danh mục cho vay của ngân hàng liên quan đến việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của danh mục cho vay. Một danh mục không có rủi ro cũng có nghĩa là không tạo ra lợi nhuận, vì vậy trong quản trị danh mục cho vay, mục tiêu của ngân hàng thương mại hoặc là (i) hướng tới một danh mục đạt lợi nhuận kỳ vọng cao nhất (tối đa hóa lợi nhuận) cùng với mức độ rủi ro danh mục xác định; (ii) hoặc là một danh mục có lợi nhuận xác định (có thể chưa phải là cao nhất) và rủi ro danh mục ở mức thấp nhất (tối thiểu hóa rủi ro). Bên cạnh đó, một mục tiêu đặc trưng khác mà quản trị danh mục cho vay cần thiết phải hướng tới đó là giới hạn tổn thất của toàn danh mục trong khả năng chịu đựng của mỗi ngân hàng, nói khác đi là ngân hàng phải xác định tổn thất mục tiêu cho danh mục cho vay của mình. Liên quan tới danh mục cho vay của ngân hàng thương mại, có hai loại tổn thất cần phân biệt sau đây: Thứ nhất: Tổn thất dự kiến được hay còn gọi là tổn thất kỳ vọng - Expected Loss (EL). Loại tổn thất này được xác định từ xác suất vỡ nợ của người vay (Probability at Default - PD), tỷ lệ không thu hồi được của khoản vay khi vỡ nợ (Loss given at Default - LGD) và giá trị của khoản vay tại thời điểm vỡ nợ (Exposure at Default - EAD). Công thức xác định căn cứ vào quy định của ủy ban Basel [3] như sau: EL = PD * LGD * EAD . 20 Muốn tính toán được loại tổn thất này, các ngân hàng phải căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để có được các yếu tố PD và LGD. Theo quan điểm ngân hàng hiện đại, tổn thất kỳ vọng (EL) được xem là một loại chi phí kinh doanh, nó được ngân hàng tính toán và đưa vào trong lãi suất cho vay khi thực hiện giao dịch với khách hàng. Đây là cách để ngân hàng có thể bù đắp những tổn thất mà ngân hàng đã xác định được. Quỹ dự phòng mà ngân hàng trích lập chính là để đối phó với loại tổn thất này. Thứ hai: Tổn thất không kỳ vọng còn gọi là tổn thất không dự tính được/ tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected Loss – UL) là hậu quả của biến cố rủi ro phát sinh ngoài dự kiến. Do xác suất xảy ra biến cố cũng như mức độ thiệt hại của biến cố không xác định được, nên tổn thất không kỳ vọng không được xem là chi phí trong kinh doanh. Nói một cách chính xác, tổn thất không kỳ vọng là rủi ro, tức là biến cố thiệt hại nhưng không chắc chắn có xảy ra hay không. Có thể thấy sự khác biệt giữa tổn thất kỳ vọng (EL) và tổn thất không kỳ vọng (UL) trong hoạt động cho vay của ngân hàng qua hình 1.2. trang 20. Sơ đồ hình vẽ cho thấy tổn thất kỳ vọng (EL) được biểu diễn bằng một đường thẳng, nó là giá trị trung bình (mean) của phân phối xác suất tổn thất. Nhưng tổn thất thực tế xảy ra thì không ổn định như vậy, nó dao động xung quanh đường tổn thất trung bình. Tổn thất không kỳ vọng (UL) thực chất là giá trị khác biệt (giá trị chênh lệch) thực tế so với giá trị trung bình của phân phối xác suất tổn thất. Chính vì không tính toán được một cách chính xác nên ngân hàng không có cơ sở để trích dự phòng như đối với tổn thất kỳ vọng (EL) mà chúng được bù đắp bởi giá trị vốn kinh tế (Economic Capital) của ngân hàng. HÌNH 1.2 CÁC LOẠI TỔN THẤT TRÊN DANH MỤC CHO VAY CỦA NHTM 21 Giá trị tổn thất Tổn thất không kỳ vọng Tổn thất kỳ vọng ----------- Thời gian Tổn thất thực tế Nguồn: tham khảo từ sách Modern Banking [44] Khái niệm vốn kinh tế được sử dụng khá phổ biến trong quản trị ngân hàng hiện đại. Thực chất vốn kinh tế là một phiên bản khác của vốn tự có trong ngân hàng, được ngân hàng tự xác định từ các giao dịch sử dụng vốn (trong đó có cho vay). Vốn kinh tế được hiểu là con số ước tính về nguồn phải có để trang trải cho các tổn thất không dự tính được, trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm đối với danh mục cho vay) [42]. Nếu tổn thất không dự tính được (UL) càng cao thì yêu cầu về vốn kinh tế càng phải lớn để có thể bù đắp tương xứng. Nói khác đi vốn kinh tế thể hiện khả năng chịu đựng rủi ro của một NHTM, nếu mức vốn kinh tế của ngân hàng bằng hoặc lớn hơn tổn thất ngoài dự kiến (UL) mà ngân hàng gánh chịu thì ngân hàng được đánh giá là có đủ khả năng chịu đựng rủi ro. Trường hợp ngược lại, ngân hàng có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán và phá sản. 22 Như vậy với mức vốn tự có xác định, các ngân hàng phải giới hạn tổn thất trên danh mục cho vay của họ sao cho tương xứng. Mức tổn thất dự kiến phù hợp với khả năng chịu đựng bằng vốn tự có của ngân hàng được gọi là tổn thất mục tiêu. Con số này phải được xác định ngay từ khi hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay của ngân hàng, bên cạnh con số mục tiêu về lợi nhuận.  Thiết lập danh mục cho vay phù hợp với mục tiêu xác định Theo các tài liệu nghiên cứu về lý thuyết quản trị danh mục hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowitz có đề cập, thì mỗi một cách kết hợp khác nhau của các loại tài sản /cho vay sẽ mang lại một cơ cấu danh mục khác nhau, nếu nhà đầu tư hoặc ngân hàng biết kết hợp nhiều loại tài sản/cho vay khác nhau trên một danh mục, hay nói khác đi là có sự đa dạng hóa trong đầu tư tài sản/cho vay, thì rủi ro của cả danh mục sẽ thấp hơn so với rủi ro của các loại tài sản/cho vay riêng biệt tổng hợp lại [40]. Lý thuyết này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tại các quốc gia phát triển khẳng định khi nhận định về ảnh hưởng của đa dạng hóa đến danh mục cho vay của ngân hàng [51],[53]. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm sao để lựa chọn được một kiểu kết hợp tài sản đem lại hiệu quả tối ưu nhất, phù hợp với nội lực của ngân hàng, với tổn thất mục tiêu mà ngân hàng đã dự kiến. Do vậy, nội dung cơ bản của việc thiết lập danh mục cho vay là xác định quy mô và tỷ trọng hợp lý của từng loại cho vay chiếm trong tổng thể danh mục. Ví dụ dưới đây minh họa cho việc thiết kế những danh mục khác nhau dẫn đến mức lợi nhuận và tổn thất khác nhau. Giả sử ngân hàng đồng thời cho vay 4 ngành kinh tế độc lập với nhau là A; B; C và D. Trong đó tỷ suất lợi nhuận (tỷ suất LN, căn cứ vào lãi suất cho vay) thu được từ khoản vay của mỗi ngành lần lượt là 10%; 12%; 14% và 16%, xác suất vỡ nợ tương ứng với mỗi ngành là 0.15%; 0.3%; 0.6% và 1.1%. Khả năng thiệt hại khi khoản vay bị vỡ nợ của tất cả các ngành đều ở mức 50% (do tùy thuộc vào giá trị thu hồi của khoản vay). Giả sử có 5 phương án danh mục (là A;B;C;D và E) được thiết kế với tỷ trọng cho vay 23 mỗi ngành khác nhau, ta sẽ có kết quả lợi nhuận và tổn thất của từng phương án như trong bảng 1.2 và phụ lục số 02. BẢNG 1.2: CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ LỢI NHUẬN VÀ TỔN THẤT TRÊN DANH MỤC CHO VAY PHƯƠNG ÁN A Xác Dư Tỷ Tỷ suất trọng nợ suất vỡ dư nợ (triệu LN nợ Ngành (%) đồng) (%) (%) A 100 1000 10 0.15 B 0 12 0.30 C 0 14 0.60 D 0 16 2.00 Tổng cộng 1000 PHƯƠNG ÁN B Tỷ Dư Tỷ nợ suất trọng dư nợ (triệu LN đồng) (%) Ngành (%) A 0 10 B 0 12 C 0 14 D 100 1000 16 Tổng 1000 PHƯƠNG ÁN Lợi nhuận Tổng kỳ tổn Tỷ vọng trọng EL UL thất (triệu LN (triệu (triệu (triệu đồng) (%) đồng) đồng) đồng) 99.85 100 0.75 19.35 20.1 99.85 100 0.75 19.35 Tỷ trọng CL tổn thất ròng (triệu (triệu đồng) đồng) 100 79.75 20.1 100 79.75 Lợi Xác nhuận Tổng Tỷ kỳ suất tổn vọng trọng EL UL vỡ thất nợ (triệu LN (triệu (triệu (triệu (%) đồng) (%) đồng) đồng) đồng) 0.15 0.30 0.60 1.10 158.24 100 5.5 52 57.5 158.24 100 5.5 52 57.5 Tỷ trọng tổn thất (triệu đồng) CL ròng (triệu đồng) 100 100.74 100 100.74 C Xác Tỷ Dư Tỷ suất nợ suất vỡ trọng dư nợ (triệu LN nợ đồng) (%) (%) Ngành (%) A 25 250 10 0.15 B 25 250 12 0.30 Lợi nhuận Tổng kỳ tổn Tỷ vọng trọng EL thất UL (triệu LN (triệu (triệu (triệu đồng) (%) đồng) đồng) đồng) 24.96 19.32 0.19 4.84 5.03 29.91 23.15 0.38 6.84 7.21 Tỷ trọng tổn CL thất ròng (triệu (triệu đồng) đồng) 13.58 19.94 19.49 22.70 24 C D Tổng 25 25 100 PHƯƠNG ÁN 250 250 1000 14 0.60 16 1.10 26.92 30.61 100 0.75 1.38 2.69 9.65 13.00 34.33 10.40 14.38 37.01 28.10 38.84 100 24.39 25.19 92.21 D Tỷ Dư Tỷ nợ suất trọng dư nợ (triệu LN Ngành (%) đồng) (%) A 40 400 10 B 30 300 12 C 20 200 14 D 10 100 16 Tổng 100 1000 cộng PHƯƠNG ÁN 34.79 39.56 129.22 Xác Tổng Tỷ suất tổn trọng EL UL vỡ thất nợ LN kỳ LN (triệu (triệu (triệu (%) đồng) đồng) đồng) (%) vọng 0.15 39.94 33.43 0.3 7.74 8.04 0.30 35.89 30.04 0.45 8.21 8.66 0.60 27.83 23.29 0.6 7.72 8.32 1.10 15.82 13.24 0.55 5.2 5.75 119.49 100 1.90 28.87 30.77 Tỷ trọng tổn CL ròng thất (triệu (triệu đồng) đồng) 26.13 31.90 28.13 27.24 27.04 19.51 18.69 10.07 100 88.72 E Tỷ Dư Tỷ nợ suất trọng dư nợ (triệu LN đồng) (%) Ngành (%) A 10 100 10 B 20 200 12 C 30 300 14 D 40 400 16 Tổng 100 1000 Xác Tổng suất tổn Tỷ vỡ thất trọng EL UL nợ LN kỳ LN (triệu (triệu (triệu (%) vọng (%) đồng) đồng) đồng) 0.15 9.99 7.19 0.08 1.935 2.01 0.30 23.93 17.22 0.3 5.47 5.77 0.60 41.75 30.04 0.9 11.58 12.48 1.10 63.30 45.55 2.2 20.8 23.00 138.96 100 3.48 39.79 43.26 Tỷ trọng tổn CL thất ròng (triệu (triệu đồng) đồng) 4.65 7.98 13.34 18.16 28.85 29.27 53.17 40.30 100 95.70 Nguồn: tác giả tự tính toán Phương án A và B là các phương án chuyên môn hóa ngành cho vay, thiếu tính đa dạng vì vậy hai phương án này có hai thái cực về lợi nhuận (LN kỳ vọng) và tổn thất. Cụ thể phương án A lợi nhuận và tổng tổn thất đều ở mức thấp, nên chênh lệch ròng (CL ròng - hiệu số của lợi nhuận kỳ vọng và tổng tổn thất) cũng ở mức thấp nhất. Ngược lại phương án B có lợi nhuận và tổn thất đều ở mức cao, nên chênh lệch ròng ở mức cao nhất. Cả hai phương án này ngân hàng không nên ưu tiên lựa chọn vì tính chuyên môn hóa cao, khó phù hợp với thị trường. Mặt 25 khác do chuyên môn hóa nên tổn thất tập trung vào một ngành duy nhất, nếu ngành này phá sản, ngân hàng sẽ gánh chịu toàn bộ hậu quả nặng nề, vì vậy rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Các phương án C; D và E thể hiện sự đa dạng hóa trong thiết kế cơ cấu danh mục, vì vậy lợi nhuận và tổn thất được phân tán cho đồng thời cả 4 ngành. Tuy nhiên, phương án E có độ tập trung rủi ro lớn hơn trong số 3 phương án này, biểu hiện ở tỷ trọng tổn thất (% tổn thất) và tỷ trọng lợi nhuận (% LN) cho ngành D lần lượt ở mức 45.55 % và 53.17% (trong khi dư nợ chiếm 40% tổng dư nợ). Vì vậy đây cũng không phải là phương án tối ưu. Còn lại, phương án C và D có độ phân tán rủi ro tốt hơn (thể hiện tỷ trọng dư nợ, tỷ trọng lợi nhuận, tỷ trọng tổn thất của các ngành được phân bổ đồng đều hơn). Trong hai phương án này, phương án C có hiệu quả (CL ròng) lớn hơn, nhưng phương án D có tổng tổn thất là thấp nhất. Lựa chọn phương án nào trong số hai phương án trên tùy thuộc vào quan điểm của ngân hàng. Trong thực tế, để thiết kế danh mục cho vay, ngân hàng phải đồng thời dựa vào nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tập hợp các yếu tố đó tạo nên những kịch bản khác nhau, tác động tới hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng sẽ tùy thuộc mục tiêu, các yếu tố dự báo và điều kiện riêng của mình để lựa chọn những phương án danh mục theo ngân hàng là tối ưu. Không nhất thiết chỉ có một phương án danh mục nhất định, mà ngân hàng có thể có những phương án danh mục khác nhau thích hợp với những kịch bản khác nhau.  Xây dựng các chính sách thực thi Phần tiếp theo sau khi thiết kế danh mục là khâu xây dựng các chính sách để quản lý và tổ chức thực hiện danh mục. Các chính sách phải do Ban điều hành soạn thảo và được Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua. Chính sách được hiểu là hệ thống các văn bản mang tính pháp quy của ngân hàng, có ý nghĩa “dẫn đường” trong tổ chức thực hiện danh mục cho vay. Hay nói khác đi chính sách chỉ 26 ra cách thức để ngân hàng với các nguồn lực hiện tại, đạt tới mục tiêu là một danh mục cho vay tối ưu trong tương lai. Thông thường các chính sách trong quản trị danh mục cho vay gồm có: chính sách đa dạng hóa danh mục, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng, chính sách giới hạn/ hạn chế cấp tín dụng … Đây là những chính sách nhằm thực hiện phân tán rủi ro tập trung và đồng thời quy định việc trích lập dự phòng thích hợp để đối phó với tổn thất dự kiến của danh mục. Dựa trên chính sách đã phê duyệt, việc tổ chức thực hiện và giám sát danh mục sẽ có cơ sở để tiến hành. 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay. Để đảm bảo cho danh mục được hình thành một cách hiệu quả, thì phần việc tiếp sau khâu hoạch định là tổ chức thực hiện và giám sát danh mục.  Về bộ máy tổ chức Nguyên tắc chung cho việc tổ chức hoạt động quản trị danh mục cho vay hiệu quả là phải thực hiện tách biệt giữa các chức năng hoạch định chiến lược (của Hội đồng quản trị), chức năng tổ chức điều hành (của Ban điều hành) và chức năng kiểm tra giám sát (của Ban kiểm soát). Mặt khác phải hình thành và củng cố hoạt động chuyên môn hóa về quản trị rủi ro danh mục. Dựa trên nguyên tắc này, trong bộ máy tổ chức cần phải tuân thủ các vấn đề sau: Phải thiết lập được một hệ thống quản lý rủi ro tập trung và độc lập. Trong mô hình tổ chức quản trị danh mục, không thể thiếu được bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận này trực thuộc sự chỉ đạo của ban điều hành, cùng cấp với các phòng ban tác nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động của bộ phận này tách biệt, không tham gia vào quá trình tác nghiệp để đảm bảo tính độc lập. Ngoài yêu cầu về tính độc lập, do mối liên hệ tác động giữa các loại hình rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nên bộ phận quản lý rủi ro cần phải có tính tập trung cao, có nghĩa là tất cả các loại rủi ro 27 (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động ...) cần phải thuộc trách nhiệm quản lý của bộ phận này. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá và kiểm soát tổng thể các rủi ro ở toàn phạm vi ngân hàng được thuận lợi hơn. Về màng lưới tổ chức, bộ phận quản lý rủi ro có thể bao gồm “các chân rết” được hình thành tại các chi nhánh, để đảm bảo việc truyền đạt các quyết định, chuyển giao báo cáo liên quan được thông suốt kịp thời. Về nội dung công việc, bộ phận quản lý rủi ro là nơi trực tiếp xây dựng và tư vấn cho ban điều hành các quy định nhằm cụ thể hóa các chính sách quản trị danh mục, chuyển giao cho các bộ phận tác nghiệp thực hiện. Mặt khác, bộ phận quản lý rủi ro cũng là đầu mối giám sát việc thực hiện danh mục, phát hiện những dấu hiệu vi phạm, vượt giới hạn của bộ phận tác nghiệp, tư vấn cho ban điều hành biện pháp điều chỉnh khi cần thiết. Phải có sự hỗ trợ của hệ thống kiểm toán nội bộ nhằm giám sát sự tuân thủ trong thực thi các chính sách liên quan đến quản trị danh mục và phát hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tiềm tàng liên quan đến danh mục. Hoạt động của hệ thống kiểm toán do Ban kiểm soát của ngân hàng chịu trách nhiệm, vì vậy có tính độc lập cao (do Ban kiểm soát trực thuộc thẳng Đại hội đồng cổ đông). Về chức năng, kiểm toán nội bộ không chỉ giám sát công tác điều hành mà giám sát cả công tác hoạch định chiến lược của Hội đồng quản trị.  Về tổ chức thực hiện danh mục Để có căn cứ cho việc giám sát quá trình thực hiện danh mục, các chính sách sau khi được Hội đồng quản trị thông qua, cần phải được Ban điều hành cụ thể hóa bằng các giới hạn cho vay được xác định cho từng loại đối tác, từng giao dịch, từng loại sản phẩm, chẳng hạn giới hạn cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng, giới hạn cho vay một ngành, một khu vực …Các mức phán quyết cho vay cũng được quy định cụ thể theo cấp độ quản trị, tạo thuận lợi cho việc triển khai danh mục được thông suốt. Quá trình hình thành danh mục cho vay luôn tuân thủ theo một trình tự nhất định: nhân viên cho vay là những người thẩm định xét 28 duyệt đầu tiên đối với khoản vay, sau đó cấp quản trị trung gian (cán bộ phụ trách phòng) là người xét duyệt lại, sau cùng là nhà quản trị cấp cao (giám đốc hoặc người được ủy quyền) thông qua. Đối với những khoản vay được xem là vượt mức phán quyết bên dưới, hoặc có những phát sinh ngoài dự kiến thì Hội đồng quản trị sẽ là người có quyền quyết định cuối cùng. Trong quá trình thực hiện danh mục, những nguyên tắc của kiểm soát nội bộ như: quy tắc “bốn mắt” (người đề xuất cho vay không phải là người xét duyệt), quy tắc “bất kiêm nhiệm” (tách biệt các chức năng có xung đột quyền lợi)… cần phải được tôn trọng triệt để.  Về giám sát thực hiện danh mục Quá trình giám sát danh mục cho vay được thực hiện thường xuyên tại cơ sở và do bộ phận quản lý rủi ro thực hiện, sau đó trình lên ban điều hành, để từ đó có các quyết sách hợp lý, đúng thời điểm. Giám sát danh mục cho vay được thực hiện khi danh mục cho vay thực tế đã hình thành. Giám sát danh mục có các ý nghĩa sau: Thứ nhất nhằm phát hiện kịp thời những khách hàng xin vay vượt quá tỷ trọng của loại tài sản cho vay đã được xây dựng, có biện pháp loại bỏ những khoản vay đó mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ của ngân hàng đối với khách hàng xin vay. Mặt khác, giám sát cũng nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu cảnh báo của một danh mục cho vay có mức độ rủi ro cao, tạo điều kiện cho nhà quản trị nhận định đúng về chất lượng tổng thể danh mục cho vay, từ đó có các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Mục tiêu của các điều chỉnh này là giảm thiểu rủi ro tập trung, thay đổi cơ cấu danh mục theo hướng có lợi nhất, đảm bảo mục tiêu kinh doanh mà ngân hàng đã chọn lựa. Thứ hai giám sát để điều chỉnh cơ cấu danh mục do các yếu tố xây dựng kịch bản thay đổi. Như đã đề cập trong phần thiết kế danh mục, những kịch bản khác nhau cần có những phương án danh mục khác nhau. Khi môi trường và các điều kiện 29 hoạt động của ngân hàng thay đổi, tức là kịch bản thay đổi, buộc ngân hàng phải có phương án điều chỉnh thích hợp, nhưng vẫn đảm bảo đạt mục tiêu đã hoạch định. Trong giai đoạn giám sát, ngoài các yếu tố định tính được nhận dạng, ngân hàng nhất thiết phải tính toán đo lường mức độ rủi ro danh mục thông qua các công cụ định lượng, đó là các mô hình đo lường nội bộ mà ngân hàng đã sử dụng ngay từ khi thiết kế danh mục. Đây cũng là một nội dung mà ủy ban Basel khuyến khích các ngân hàng thực hiện. Trên thế giới hiện có nhiều loại mô hình đo lường rủi ro do các ngân hàng, tổ chức tài chính áp dụng. Tất cả các mô hình đo lường rủi ro này đều bắt đầu từ độ tin cậy cho trước, xác định dạng phân phối xác suất tổn thất, sau đó sử dụng mô hình thống kê toán để mô tả phân phối xác suất tổn thất, trên cơ sở đó sẽ tính được chính xác mức độ tổn thất mà ngân hàng phải đương đầu gánh chịu. Việc định lượng chính xác mức tổn thất trên danh mục cho vay, sẽ giúp ban điều hành tìm biện pháp điều chỉnh cơ cấu danh mục, đảm bảo tổn thất không vượt quá khả năng giới hạn của ngân hàng. 1.2.3.3. Điều chỉnh danh mục cho vay Trong quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động, mục tiêu và cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng được hoạch định và xây dựng từ trước, điều này hình thành một định hướng hết sức cần thiết đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế môi trường hoạt động của ngân hàng luôn có nhiều biến động, kịch bản thiết kế danh mục thay đổi, cho nên danh mục cho vay của ngân hàng cũng phải được điều chỉnh thích hợp. Mặt khác, hoạt động cho vay của ngân hàng là một dạng dịch vụ vì vậy không tránh khỏi việc cho vay hướng tới thỏa mãn các nhu cầu của thị trường. Xét trên khía cạnh này, thì sự lệch hướng danh mục cho vay rất dễ xảy ra, ngân hàng khó tránh khỏi những “cám dỗ” nhất thời từ một khu vực/ một ngành kinh doanh thời thượng nào đó. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể muốn tận dụng sự hiểu biết chuyên sâu của các chuyên gia trong 30 một số lĩnh vực cho vay nhất định. Những điều này đôi khi mâu thuẫn với yêu cầu đa dạng hóa để phân tán rủi ro, về lâu dài gây bất lợi cho sự an toàn trên danh mục cho vay của ngân hàng. Với tất cả những lý do trên, việc điều chỉnh danh mục sau giám sát là công việc hết sức quan trọng và cần thiết với các ngân hàng. Để điều chỉnh danh mục các ngân hàng có thể áp dụng hướng điều chỉnh nội bảng hoặc là điều chỉnh ngoại bảng.  Điều chỉnh nội bảng Trong hướng điều chỉnh nội bảng, ngân hàng sẽ tác động trực tiếp lên quy mô hoặc cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng. Chẳng hạn như biện pháp tích cực thu hồi nợ của các ngành/ khu vực mà dư nợ đang có chiều hướng tập trung rủi ro cao, tăng dư nợ cho vay các khu vực còn tiềm năng, để cải thiện cơ cấu danh mục và cân bằng rủi ro trên phạm vi toàn danh mục; thực hiện mua bán nợ để trực tiếp thay đổi cơ cấu danh mục …Ngoài các biện pháp điều chỉnh trực tiếp trên danh mục như trên, ngân hàng cũng có thể gia tăng khả năng chống đỡ rủi ro danh mục bằng cách tăng vốn tự có để tăng khả năng chịu đựng rủi ro; tăng trích lập dự phòng rủi ro. Dưới đây sẽ mô tả về cách thức sử dụng mua bán nợ (Loans Sale & Trading) trong điều chỉnh danh mục cho vay. Mua bán nợ được xem là một công cụ điều chỉnh danh mục truyền thống (do xuất hiện từ những năm cuối của thập niên 60 tại Mỹ) và thực hiện thông qua một trong những cách thức sau [42]: Dự phần cho vay tức là người bán chỉ chuyển giao một phần giá trị khoản vay trong hợp đồng cho người mua. Chẳng hạn ngân hàng A có khoản vay giá trị 10 tỷ đồng, do e ngại tổn thất quá lớn nếu xảy ra rủi ro vỡ nợ nên nhượng bán 50% giá trị khoản vay (tương đương 5 tỷ đồng) cho một ngân hàng khác trên thị trường, 31 chỉ giữ lại số dư nợ 5 tỷ đồng của khoản vay trên danh mục. Biện pháp này sau khi thực hiện mang dáng dấp của cho vay hợp vốn, tức là một số ngân hàng cùng tham gia tài trợ cho một khoản vay. Ngân hàng bán khoản vay trở thành ngân hàng đầu mối, nắm giữ theo dõi khoản vay, riêng số tiền tài trợ thì được chia sẻ cho các ngân hàng chấp nhận mua nợ. Dự phần thời đoạn tức là khoản vay có thời hạn dài được chia thành nhiều thời hạn ngắn hơn và được bán theo những kỳ hạn ngắn đó. Chẳng hạn ngân hàng A có khoản vay trong thời hạn 5 năm, được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu 2 năm và giai đoạn sau 3 năm. Ngân hàng có thể nắm giữ khoản vay trong thời hạn 2 năm đầu, sau đó do muốn cấu trúc lại danh mục, nên nhượng bán cho ngân hàng B. Như vậy danh mục cho vay của ngân hàng A giảm đi số tiền tương đương giá trị khoản vay, trong khi danh mục của ngân hàng B thì tăng dư nợ tương ứng. Đây cũng là một trong những cách thức để ngân hàng có thể thay đổi cơ cấu dư nợ trên danh mục cho vay của mình. Chuyển nhượng là biện pháp chuyển giao toàn bộ trái quyền của khoản vay cho người mua, khoản nợ chấm dứt trên bảng cân đối của người bán (nếu thỏa thuận miễn truy đòi trong hợp đồng bán). Đây được xem là biện pháp chuyển giao rủi ro tương đối phổ biến trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên với biện pháp này, ngân hàng bán khoản vay không còn lưu giữ mối liên hệ với khách hàng vay vốn ban đầu, vì vậy nhiều khi bất lợi cho chiến lược thu hút và lưu giữ khách hàng của ngân hàng. Như vậy, đứng ở góc độ toàn danh mục, mua bán nợ có thể giúp cho ngân hàng bán giảm dư nợ trên bảng cân đối, hoặc là thay đổi tỷ trọng của một số loại hình cho vay nào đó, điều này giúp tái cơ cấu lại danh mục cho vay của ngân hàng theo hướng thuận lợi hơn. Ngược lại ngân hàng mua sẽ gia tăng số dư nợ cho vay vào những khu vực, loại hình phù hợp, thông qua đó mà đa dạng hóa danh mục cho vay đồng thời với tăng trưởng dư nợ. 32 Mặc dù các biện pháp điều chỉnh nội bảng được xem là khá đơn giản về mặt kỹ thuật, tuy nhiên một số biện pháp này thường có độ trễ về thời gian, tính khả thi không cao (như biện pháp thu hồi nợ), hoặc là ảnh hưởng đến quan hệ với khách hàng như biện pháp mua bán nợ... Vì vậy, xu hướng phổ biến của các ngân hàng hiện đại là sử dụng cả điều chỉnh ngoại bảng trên thị trường tài chính, đồng thời với các biện pháp nội bảng, để tận dụng các ưu, nhược điểm của mỗi loại bổ sung cho nhau.  Điều chỉnh ngoại bảng Điều chỉnh ngoại bảng không can thiệp vào quy mô, cơ cấu của danh mục cho vay mà chủ yếu làm giảm độ rủi ro tập trung trên danh mục. Những kỹ thuật hiện đại mà các ngân hàng thương mại sử dụng để điều chỉnh cơ cấu danh mục bao gồm hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa các khoản nợ ... Phần lớn trong số các công cụ này xuất hiện khá muộn (từ đầu thập niên 80 đối với chứng khoán hóa nợ; trong những năm 90 đối với hoán đổi rủi ro tín dụng) và phát triển mạnh từ sau những năm 2000, vì vậy chúng được xem là những công cụ hiện đại tham gia vào điều chỉnh danh mục, để phân biệt với các công cụ truyền thống như mua bán nợ (xuất hiện từ cuối thập niên 60). Phần 1.2.4 tiếp sau đây sẽ đi sâu vào đặc tính của các công cụ này và sự vận dụng chúng trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. 1.2.4. Các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay 1.2.4.1. Hoán đổi rủi ro tín dụng – Credit Default Swaps- CDS Hoán đổi rủi ro tín dụng nằm trong nhóm các công cụ phái sinh tín dụng (Credit Derivatives). Khác với các loại phái sinh hàng hóa, trong các giao dịch phái sinh tín dụng, chủ thể tham gia chủ yếu là các ngân hàng /tổ chức tài chính, những người luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của mình vì vậy tác dụng chủ yếu của phái sinh tín dụng là giúp ngân hàng/ tổ chức tài chính cấu trúc lại danh mục của mình. Với chức năng kinh doanh tín dụng, các 33 ngân hàng thu nhận rủi ro từ nhiều chủ thể đi vay khác nhau, do đó chuyển giao rủi ro để giảm thiểu sự tập trung rủi ro trên danh mục là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng khi sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng. Rủi ro tín dụng ở đây bao gồm tất cả những biến cố về việc không thu được nợ từ các khoản cho vay, đầu tư. Trong số các loại phái sinh tín dụng, công cụ được sử dụng nhiếu nhất trong quản trị danh mục cho vay là hoán đổi rủi ro tín dụng. Hoán đổi rủi ro tín dụng có cơ chế hoạt động tương tự như bảo hiểm tín dụng, trong đó một công ty bán bảo hiểm cam kết sẽ chi trả cho người mua bảo hiểm (ngân hàng/ công ty tài chính ..) khi xảy ra biến cố rủi ro tín dụng đối với tài sản tham chiếu, với điều kiện người mua bảo hiểm phải trả phí. Khi ngân hàng mua bảo hiểm cũng có nghĩa là ngân hàng cần bảo vệ trước rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào liên quan đến tài sản tham chiếu trên danh mục tài sản của họ (xem hình 1.3 trang 32). HÌNH 1.3 SƠ ĐỒ HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG Thanh toán phí bảo hiểm NGÂN HÀNG MUA BẢO HIỂM Bồi thường thiệt hại Thanh lý Hợp đồng Biến cố xảy ra NGƯỜI BÁN BẢO HIỂM Không xảy ra biến cố Nguồn: Tham khảo từ sách Credit Portfolio Management [42] Khi sử dụng các công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng, mặc dù dư nợ của khoản cho vay được bảo hiểm vẫn tồn tại trên danh mục cho vay của ngân hàng nhưng rủi ro vỡ nợ của nó đã được một tổ chức là đối tác trong giao dịch hoán đổi đảm trách. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là một hợp đồng song phương giữa ngân 34 hàng mua bảo hiểm và người bán. Trong hợp đồng có 3 yếu tố cần phải thỏa thuận gồm có:  Tài sản tham chiếu Tài sản tham chiếu được xem là đối tượng được bảo hiểm. Đây có thể là khoản cho vay, hoặc tập hợp các trái phiếu…đang tồn tại trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Kỳ hạn của hợp đồng hoán đổi không nhất thiết trùng với kỳ hạn của tài sản tham chiếu mà có thể ngắn hơn. Đối với ngân hàng mua bảo hiểm, ban đầu tài sản tham chiếu có thể chỉ là một khoản cho vay đơn lẻ, sau đó mở rộng cho một nhóm các khoản cho vay (trong phương thức hoán đổi gói rủi ro tín dụng Basket Default Swaps) rồi tiến tới hoán đổi cho cả danh mục cho vay - Portfolio Default Swaps mà trong đó số lượng tài sản tham chiếu có thể lên tới vài trăm khoản vay đang tồn tại trên danh mục của ngân hàng.  Biến cố rủi ro tín dụng Đây là sự kiện xảy ra có liên quan đến khoản vay (tức đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng). Sự kiện này có thể là phá sản, mất khả năng thanh toán, ngừng hoạt động, xuống hạng, không có ý muốn trả nợ, tái cấu trúc…của người vay nợ. Tùy hình thức hoán đổi thỏa thuận, biến cố rủi ro có thể chỉ liên quan đến một tài sản đầu tiên trong nhóm tài sản tham chiếu, hoặc có thể toàn bộ các tài sản trên danh mục hoán đổi. Tuy nhiên, hoán đổi rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến giá trị gốc (danh nghĩa) của tài sản tham chiếu, không tính đến lợi tức thu được từ tài sản đó. Cũng tương tự như hợp đồng bảo hiểm, trong hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng phải có những điều khoản loại trừ việc trả tiền, hay nói cách khác là quy định về những nguyên nhân dẫn đến biến cố rủi ro xảy ra nhưng người bán bảo hiểm không có trách nhiệm phải chi trả. Ngoài ra cũng có những quy định về điều khoản giới hạn nghĩa vụ trả tiền của người bán bảo hiểm. Đổi lấy sự cam kết của 35 người bán, ngân hàng mua bảo hiểm sẽ phải thanh toán phí một lần hoặc định kỳ đều đặn theo sự thỏa thuận giữa hai bên.  Phương thức thanh toán: Trong hợp đồng thường quy định người bán phải thanh toán cho người mua phần chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa của tài sản tham chiếu (ghi trong hợp đồng hoán đổi) và giá trị có thể thu hồi của nó khi biến cố rủi ro tín dụng xảy ra. Giá trị có thể thu hồi của khoản nợ được xác định thông qua một quá trình xử lý sau biến cố vỡ nợ. Trong trường hợp không xác định được giá trị thu hồi thì có thể tham khảo từ giá của một tài sản khác tương đương về chất lượng và kỳ hạn. Do hoạt động theo cơ chế bảo hiểm nên hoán đổi rủi ro tín dụng thực chất là sự chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng/ tổ chức tài chính tham gia mua bảo hiểm. Còn ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm, tức người bán bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc “lấy số đông bù cho số ít”, cam kết chi trả dựa trên việc thu phí bảo hiểm. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho việc sử dụng hoán đổi rủi ro tín dụng trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Ngân hàng A có một tập hợp khoảng 100 khoản cho vay tiêu dùng với giá trị danh nghĩa của mỗi khoản vay là 100 triệu đồng, thời hạn cho vay đồng nhất là 2 năm. Do e ngại rủi ro vỡ nợ xảy ra cho danh mục cho vay này sẽ dẫn đến tổn thất lớn, ngân hàng A ký hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng với công ty bảo hiểm B. Hợp đồng thỏa thuận như sau: Định kỳ hàng quý ngân hàng A sẽ phải đóng phí bảo hiểm cho công ty B với tỷ lệ phí là 3.6%/ năm tính trên giá trị khoản vay được bảo hiểm, trong thời hạn 2 năm. Trường hợp xảy ra biến cố vỡ nợ công ty bảo hiểm B sẽ hoàn trả cho ngân hàng A một số tiền bằng giá trị danh nghĩa của danh mục cho vay trừ đi giá trị thu hồi được của các khoản vay. Như vậy mỗi quý ngân hàng A sẽ phải đóng phí là (100*100 tr)*3.6%*0.25 = 90 triệu đồng. Có hai khả năng xảy ra: 36  Trường hợp thứ nhất không xảy ra biến cố vỡ nợ trong suốt thời gian hợp đồng, như vậy tổng số tiền mà ngân hàng A bỏ ra là 720 triệu đồng (=90tr/quý*8 quý) được xem là chi phí “mua sự bảo đảm”  Trường hợp thứ hai xảy ra vỡ nợ. Nếu căn cứ vào giá trị thu hồi của các khoản vay là 30% thì số tiền mà công ty bảo hiểm B trả cho ngân hàng A là 7,000 triệu đồng (=100tr*100*70%). Như vậy, với việc sử dụng hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, ngân hàng A một mặt vẫn duy trì được quan hệ với khách hàng, vì các khoản vay vẫn được lưu giữ trên danh mục, ngân hàng vẫn có thể thu lãi từ các khoản vay này, nhưng phải chấp nhận mất một khoản phí đóng theo định kỳ. Điều này làm cho lợi ích thu được từ khoản vay giảm đi nếu không xảy ra biến cố vỡ nợ. Tuy nhiên trường hợp vỡ nợ xảy ra thì số tiền ròng mà ngân hàng A thu được ngoài tiền lãi từ khoản vay (cho khoảng thời gian chưa xảy ra vỡ nợ) chính là giá trị bảo hiểm được đền bù, cộng với giá trị thu hồi của các khoản vay, sau khi trừ đi tiền phí đã đóng. Trong trường hợp vỡ nợ trên đây, giả sử thời điểm xảy ra vỡ nợ là sau một năm (sau lần đóng phí thứ 4), với số tiền 7,000 triệu đồng nhận được từ công ty bảo hiểm thì tổng cộng số tiền ròng mà ngân hàng A thu được là 9,640 triệu đồng (=10,000 tr – 90tr*4), không tính tiền lãi thu được từ khoản vay trong năm thứ nhất. Nếu ngân hàng A không tham gia hoán đổi rủi ro thì khi vỡ nợ xảy ra ngân hàng A sẽ chỉ thu được số tiền 3,000 triệu đồng, bằng giá trị thu hồi của các khoản vay mà thôi. Như vậy, thông qua hoán đổi thì khả năng phải hứng chịu tổn thất khi rủi ro vỡ nợ xảy ra trên danh mục cho vay sẽ giảm đi, mặc dù dư nợ trên danh mục cho vay vẫn được giữ nguyên. Đó chính là lợi ích ngân hàng thu được khi sử dụng hoán đổi rủi ro trong quản trị danh mục cho vay. 1.2.4.2. Chứng khoán hoá khoản nợ- Securitizations 37 Chứng khoán hóa là việc phát hành chứng khoán trên cơ sở giá trị của các khoản phải thu mà một ngân hàng/ tổ chức tài chính đang sở hữu. Các khoản phải thu này có thể hình thành từ các khoản cho vay có thế chấp tài sản (Collateralized Loan Obligations-CLOs) hoặc từ các trái phiếu có thế chấp (Collateralized Bond Obligations - CBOs). Trong trường hợp nghĩa vụ nợ bắt nguồn từ cho vay có thế chấp, một CLO có thể gồm một loạt các dạng cho vay khác nhau như khoản cho vay trung dài hạn, tín dụng tuần hoàn, khoản vay có bảo đảm, không có bảo đảm, đồng tài trợ hoặc là song phương, khoản vay đang hoạt động nhưng cũng có thể là các khoản nợ vay không hoạt động/ nợ xấu …. Về cấu trúc, có hai loại chứng khoán hóa căn bản là chứng khoán hóa theo cấu trúc truyền thống (Traditional Securitizations) và chứng khoán hóa theo cấu trúc nhân tạo (Synthetic Securitizations). Sự khác nhau căn bản giữa hai loại này là ở chỗ: chứng khoán hóa theo cấu trúc nhân tạo là sự phát triển ở một mức cao hơn so với chứng khoán hóa theo cấu trúc truyền thống. Chính vì vậy, chức năng ý nghĩa của nó không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc thay đổi cơ cấu dư nợ, nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục mà nó còn là phương tiện đầu cơ của các nhà ngân hàng. Cách thức thực hiện chứng khoán hóa theo cấu trúc nhân tạo có sự kết hợp của chứng khoán hóa truyền thống và hoán đổi rủi ro tín dụng. Chính vì lợi ích của chứng khoán hóa nhân tạo không liên quan trực tiếp đến quản trị danh mục cho vay, nên phần dưới đây luận án chỉ tập trung vào chứng khoán hóa theo cấu trúc truyền thống xét ở khía cạnh ích lợi và cách thức sử dụng nó trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng. Chứng khoán hóa theo cấu trúc truyền thống (xem hình 1.4) còn gọi là chứng khoán hóa dạng tiền mặt. Điểm đặc trưng của nó là quyền sở hữu các khoản cho vay có thế chấp được chuyển nhượng một cách hợp pháp từ người khởi tạo giao dịch (ngân hàng thực hiện cho vay) sang cho một tổ chức chuyên môn hóa (còn gọi là tổ chức mục đích đặc biệt - The Special Purpose Vehicle, viết tắt là SPV). Sau đó tổ chức này phát hành các chứng khoán dựa trên tập hợp những 38 khoản vay nợ, rồi phân phát cho các nhà đầu tư. Số tiền mà SPV thu được do bán chứng khoán cho nhà đầu tư được chuyển trả cho ngân hàng cho vay ban đầu/ ngân hàng khởi tạo. HÌNH 1.4 SƠ ĐỒ MỘT CLO CẤU TRÚC TRUYỀN THỐNG Chứng khoán phát hành Bán khoản cho vay NGƯỜI ĐI VAY cho vay NH KHỞI TẠO SPV Tiền mua nợ Thanh toán khoản vay Quản lý & thanh toán Tiền bán CK NHÀ ĐẦU TƯ Thanh toán gốc và lãi CK Nguồn: Tham khảo từ Credit Risk Measurement [40] Do các khoản cho vay được chuyển ra khỏi bảng cân đối tài sản của ngân hàng cho vay ban đầu, nên sẽ làm giải phóng một lượng vốn của ngân hàng khởi tạo. Điều này cũng cho phép ngân hàng sử dụng nguồn quỹ mới được giải phóng để tài trợ cho những ngành/ khu vực kinh doanh có lợi nhuận cao, phát triển những dòng sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa danh mục. Hơn thế nữa rủi ro không hoàn trả của những khoản cho vay sẽ được chuyển sang cho các nhà đầu tư, từ đó giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng. Cơ chế sử dụng chứng khoán hóa trong quản trị danh mục cho vay có thể được diễn giải như sau: giả sử ngân hàng A có một danh mục cho vay với dư nợ tập trung khá nhiều trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, theo dự báo tình hình thị trường trong thời gian tới, thì điều này bất lợi cho ngân hàng, vì vậy nhà quản trị ngân hàng quyết định giảm rủi ro tập trung vào bất động sản bằng cách nhượng bán một phần dư nợ trong lĩnh vực này. Khoản nhượng bán là 100 khoản cho vay 39 mua nhà ở với thời hạn 5 năm, giá trị danh nghĩa của các khoản vay này là 1,000 triệu đồng/ khoản vay. Tổ chức SPV là người mua lại các khoản nợ này, sau đó tổ chức SPV phát hành 100,000 chứng khoán đồng hạng, mỗi chứng khoán mệnh giá 1 triệu đồng để bán cho các nhà đầu tư trên thị trường. Số tiền thu được sẽ trả cho ngân hàng A (gọi là tiền mua nợ). Lúc này ngân hàng A chỉ còn làm dịch vụ quản lý khoản vay, thu lãi từ các khách hàng, chuyển cho tổ chức SPV, để tổ chức này thanh toán cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán. Như vậy với ngân hàng A, dư nợ trên danh mục cho vay giảm đi 100,000 triệu đồng, ngân hàng có thể dùng số vốn này đầu tư cho vay lĩnh vực khác thích hợp hơn. Trên danh mục, tỷ trọng cho vay bất động sản cùng với rủi ro tập trung trong lĩnh vực này đã giảm xuống theo ý đồ tái cấu trúc danh mục của ngân hàng. Nhìn chung, sử dụng công cụ chứng khoán hóa các khoản nợ có ý nghĩa khác nhau đối với các loại hình định chế tài chính. Đối với ngân hàng khởi tạo (ngân hàng cho vay ban đầu), tùy thuộc vào loại hình chứng khoán hóa thực hiện sẽ đem đến cho ngân hàng một trong những lợi ích như: chuyển rủi ro tín dụng ra khỏi danh mục, giải phóng lượng vốn từ đó tái cấu trúc lại danh mục, giảm yêu cầu về vốn pháp lý, gia tăng nguồn quỹ, giảm thấp chi phí và cuối cùng là nâng cao các hệ số phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng. Xét ở góc độ quản trị danh mục cho vay, chứng khoán hoá là biện pháp tái cấu trúc lại khoản nợ, giảm rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay của NHTM 1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng thương mại  Nhận thức và quan điểm của ngân hàng về vấn đề quản trị danh mục cho vay Đây được xem là yếu tố quan trọng vì nó quyết định ý thức chủ động của các ngân hàng trong việc sử dụng quản trị danh mục cho vay như là một trong các 40 công cụ để đạt mục tiêu kinh doanh. Điều này không phải ngân hàng nào cũng nhận thức được, nhất là những ngân hàng hoạt động trong môi trường nội địa, có tính truyền thống, lâu nay quen với việc quản trị đơn giản theo từng giao dịch cụ thể. Bên cạnh đó, trong những nền kinh tế có tính cạnh tranh thấp hoặc được bao cấp bởi Chính phủ thông thường các chủ thể kinh doanh, kể cả các ngân hàng, không bị đòi hỏi gắt gao trong việc phải đổi mới để tồn tại và phát triển. Tình trạng đó lâu dần hình thành thói quen bảo thủ khó chấp nhận cái mới. Tuy nhiên, quản trị danh mục cho vay là một phương thức quản trị hiện đại, thích hợp với nền kinh tế mở, có tính cạnh tranh cao. Mặt khác áp dụng quản trị danh mục cho vay là biểu hiện của khả năng tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế của ngân hàng, vì vậy nó là xu hướng tất yếu của các ngân hàng đang trên đà hội nhập quốc tế. Ngoài nhận thức về sự cần thiết phải thực hiện quản trị danh mục cho vay, thì quan điểm của nhà quản trị cũng là vấn đề quan trọng, sẽ chi phối hành động của họ. Theo lý thuyết tài chính hiện đại, các nhà quản trị nói chung và nhà quản trị ngân hàng nói riêng được chia thành hai trường phái có quan điểm trái ngược nhau (i) Trường phái phòng thủ có các hành động mang tính bị động, thông thường họ nghiêng về hướng xử lý sau, nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro đến kết quả kinh doanh của ngân hàng; (ii) Trường phái tấn công, luôn có các hành động đi trước, không chờ đến khi danh mục hình thành và rủi ro xuất hiện mới hành động. Một trong các biểu hiện của trường phái này là họ sử dụng đa dạng hóa các loại tài sản cho vay trên danh mục như là một biện pháp chính để ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện của rủi ro. Ngoài ra nhà quản trị theo trường phái này cũng rất có ý thức chủ động trong việc điều chỉnh cơ cấu danh mục để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.  Khả năng lập kế hoạch, thiết kế danh mục cho vay Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng. Muốn vậy, việc lập kế hoạch và thiết kế danh mục phải 41 được dựa trên những dự báo chính xác về các điều kiện của nền kinh tế, các diễn biến của thị trường trong thời gian xây dựng danh mục cho vay và đồng thời xuất phát từ các điều kiện thực tế của ngân hàng tại thời điểm lập kế hoạch. Nếu ngân hàng có bộ phận dự báo thông tin kinh tế hoạt động hiệu quả, sẽ đảm bảo cho tính khả thi của danh mục mà ngân hàng xây dựng. Như đã đề cập trong phần 1.2.3 nội dung quản trị danh mục cho vay (tiểu mục 1.2.3.1 Hoạch định) việc thiết kế danh mục đòi hỏi sự linh hoạt uyển chuyển, không cứng nhắc, phù hợp với những thay đổi có thể xảy ra trong nền kinh tế. Do vậy, có thể có nhiều phương án danh mục được xây dựng, phù hợp với các kịch bản khác nhau. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho ngân hàng trong quá trình giám sát và điều chỉnh cơ cấu danh mục sau giám sát, đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh doanh đã hoạch định.  Khả năng điều hành quản trị danh mục cho vay Yếu tố này biểu hiện năng lực của nhà quản trị ngân hàng, trong việc tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, quy định cơ chế giám sát chặt chẽ, phù hợp với mô hình tổ chức và năng lực của nhân viên thực thi, có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng. Bởi lẽ kế hoạch có thể lập sát đúng, tính khả thi cao nhưng nếu quản trị điều hành không tốt, thì khả năng thất bại vẫn có thể xảy ra. Những giới hạn an toàn đặt ra có thể không được tuân thủ chặt chẽ, khiến cho cơ cấu danh mục cho vay thực tế đi chệch với kế hoạch ban đầu, chạy theo thị trường và kết quả là mục tiêu đặt ra không thực hiện được. Do đó, bên cạnh khả năng hoạch định, thiết kế danh mục thì năng lực điều hành giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc biến danh mục dự định thành hiện thực. Mặt khác, việc điều chỉnh cơ cấu danh mục có kịp thời, hiệu quả hay không cũng thuộc về khả năng điều hành giám sát danh mục của nhà quản trị, nó cho thấy sự nhạy bén của nhà quản trị trong vấn đề nắm bắt những biến đổi của nền kinh tế, chính sách điều 42 hành vĩ mô của Chính phủ, của ngân hàng Nhà nước ... áp dụng vào quá trình điều hành thực tế tại ngân hàng.  Các điều kiện nội lực của ngân hàng Trong các yếu tố nội lực, vốn tự có của ngân hàng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động quản trị danh mục cho vay của một ngân hàng thương mại. Xét ở góc độ kinh doanh, vốn tự có biểu hiện cho khả năng, sức mạnh về tài chính của ngân hàng, nó có ý nghĩa thực sự quan trọng trong môi trường mang nặng màu sắc cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong quản trị ngân hàng hiện đại, tại hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới, thuật ngữ vốn kinh tế Economic Capital được sử dụng khá phổ biến khi đề cập đến khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng. Khái niệm cũng như cách xác định vốn kinh tế có những điểm khác biệt với vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ hay vốn pháp lý thường được nói đến trong hoạt động ngân hàng thương mại (diễn giải trong phụ lục số 01). Như đã đề cập trong mục 1.2.3.1, vốn kinh tế là con số biểu hiện cho nguồn vốn cần phải có để trang trải cho các tổn thất không dự tính được trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Giá trị vốn kinh tế có thể tăng hoặc giảm tùy theo mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Với một cơ cấu danh mục cho vay xác định, ngân hàng sẽ tính được giá trị tổn thất ngoài dự kiến và mức vốn kinh tế tương xứng để trang trải cho những tổn thất đó. Ngược lại, với mức vốn đã có, ngân hàng cũng có thể cấu trúc danh mục cho vay sao cho tổng tổn thất của toàn danh mục phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của vốn ngân hàng. Trong quản trị nội bộ, vốn kinh tế còn là cơ sở để phân bổ giới hạn cho từng đơn vị kinh doanh, từng khu vực, từng dòng sản phẩm, từng nhóm giao dịch tiềm ẩn rủi ro của ngân hàng. Khi giám sát danh mục cho vay, để nhận dạng các dấu hiệu bất ổn trên danh mục, nhất thiết phải xem xét các giới hạn an toàn (thường được xác định theo quy mô vốn tự có) của ngân hàng thương mại. 43 Ngoài vốn tự có, các yếu tố nội lực khác như trình độ của đội ngũ nhân viên cho vay, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ/ bộ phận kiểm toán nội bộ tại ngân hàng, chất lượng của hệ thống thông tin quản lý, mạng lưới chi nhánh hoạt động …cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị danh mục. Đội ngũ nhân viên tín dụng am hiểu nhiều ngành nghề có thể cho phép ngân hàng dấn thân vào cho vay đa dạng các ngành kinh tế. Mạng lưới chi nhánh ngân hàng phủ khắp các địa phương, với khả năng kiểm soát rộng cũng có thể thúc đẩy sự đa dạng hóa về khu vực địa lý trên danh mục cho vay... Đây là những yếu tố có tác động không nhỏ đến việc xây dựng và thực hiện danh mục cho vay, vì vậy các ngân hàng phải cân nhắc một cách thận trọng ngay từ khi xây dựng mục tiêu, thiết lập chính sách cũng như thiết kế danh mục cho vay. 1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường  Môi trường kinh tế trong nước Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, hoạt động cho vay của ngân hàng luôn được đánh giá là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Do vậy, trong quản trị danh mục cho vay, từ giai đoạn hoạch định mục tiêu, thiết kế danh mục cho đến khi giám sát thực hiện đều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh tế trong nước. Trong khâu hoạch định, thiết kế danh mục, các ngân hàng phải hướng tới những ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn, những ngành kinh tế được Chính phủ / chính quyền địa phương ưu tiên tập trung phát triển trong từng thời kỳ nhất định. Một danh mục cho vay được thiết kế phù hợp với môi trường kinh tế sẽ đảm bảo hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra và tạo điều kiện để duy trì lợi nhuận một cách bền vững cho ngân hàng. Trong một quốc gia có môi trường kinh tế đa dạng phong phú, ngân hàng tại quốc gia đó có thể xây dựng một danh mục cho vay có tính đa dạng hóa cao, điều này sẽ giúp cho rủi ro danh mục được phân tán và giảm thiểu. Bởi vì rủi ro có thể xảy ra cho ngành này/ lĩnh vực này mà không xảy ra ở 44 ngành khác/ lĩnh vực khác, cho chủ thể này mà không ở chủ thể khác... Do đó, một nền kinh tế đa dạng sẽ là thuận lợi cho ngân hàng trong việc thiết kế một danh mục cho vay tối ưu, hiệu quả cao. Ngược lại, nếu nền kinh tế quốc gia hoặc địa phương có tính tập trung, chủ yếu dựa vào một vài ngành sản xuất kinh doanh đặc thù nào đó, như nông nghiệp, xuất khẩu ... thì rất khó cho ngân hàng xây dựng được một danh mục cho vay có tính đa dạng hóa, mà thông thường sẽ là tập trung, chuyên môn hóa. Những danh mục như vậy được xem là tiềm ẩn rủi ro rất cao và sẽ trở thành tổn thất cho ngân hàng nếu diễn biến kinh tế theo chiều hướng không thuận lợi. Quá trình thực hiện danh mục cho vay cũng có sự gắn kết chặt chẽ với biến động của nền kinh tế và điều này đem lại cả thuận lợi cũng như khó khăn cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng. Bởi vì hoạt động cho vay là một dạng dịch vụ, cần phải thỏa mãn các nhu cầu của thị trường, nên trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng “nóng” các ngân hàng rất dễ bị cuốn hút theo sự phát triển của một số ngành kinh tế thời thượng, cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng có thể đi lệch hướng ban đầu, chỉ tập trung vào một số ít ngành đang phát triển mạnh. Trong ngắn hạn điều này có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng tức thời, tuy nhiên, khi các ngành kinh tế nhạy cảm từ “nóng” trở nên “nguội lạnh” thì rủi ro tiềm ẩn mới thực sự bộc lộ và hậu quả tổn thất sẽ khôn lường cho ngân hàng. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện danh mục, đòi hỏi các ngân hàng phải nắm bắt kịp thời những biến động của nền kinh tế, có những quyết sách phù hợp với sự thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế, đảm bảo lợi nhuận và tổn thất của danh mục cho vay luôn nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng.  Vai trò giám sát của cơ quan quản lý ngân hàng Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn luôn và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ luật pháp của một quốc gia nhất định. Một danh mục cho vay khi xây dựng phải tuân thủ các giới hạn và chịu sự giám sát của ngân hàng Trung Ương, 45 cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại, sự giám sát của cơ quan quản lý ngân hàng vừa có ý nghĩa định hướng cho các ngân hàng tuân theo các chuẩn mực chung, vừa có tác dụng cảnh báo từ xa. Khi nền kinh tế có những biến đổi, ở góc độ kinh doanh, các ngân hàng rất dễ chạy theo lợi nhuận trước mắt, không lường hết hậu quả lâu dài sau này. Sự giám sát cảnh báo của cơ quan quản lý ngân hàng là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự an toàn không chỉ cho từng ngân hàng mà còn cho cả hệ thống.  Sự phát triển của thị trường tài chính trong nước Trong các yếu tố khách quan, sự tác động của thị trường tài chính trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Một thị trường tài chính năng động, sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cũng như kích thích các ngân hàng thương mại tham gia thỏa mãn các nhu cầu trao đổi, nhằm tái cấu trúc danh mục cho vay, từ đó đạt mục tiêu kinh doanh tốt hơn. Tình trạng kém phát triển của thị trường tài chính sẽ khiến các ngân hàng trở nên thụ động, không linh hoạt để thay đổi cấu trúc danh mục, lâu dần trở nên bảo thủ, khó khăn trong quá trình hội nhập. Thực tế cho thấy, sự phát triển năng động của thị trường tài chính luôn tác động vào danh mục cho vay của ngân hàng, khiến cho cơ cấu của nó có thể linh hoạt và uyển chuyển hơn, “động” hơn, thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường.  Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi những tác động của quá trình hội nhập quốc tế. Hầu hết các ngân hàng thương mại tại các quốc gia đang phát triển đều có các hoạt động ngân hàng quốc tế. Danh mục cho vay của các ngân hàng không chỉ gói gọn trong phạm vi một lãnh thổ mà mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy sự biến 46 động của nền kinh tế thế giới và khu vực có tác động rất mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động cũng như danh mục cho vay của các ngân hàng. Mặt khác, khi hoạt động trong môi trường quốc tế, các ngân hàng phải tuân thủ các quy ước, các chuẩn mực do các tổ chức quốc tế như ủy ban giám sát ngân hàng Basel, quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB... Thông thường những quy tắc chuẩn mực này cũng được ngân hàng Trung Ương các nước chuẩn hóa thành các quy định riêng của quốc gia mình, buộc các ngân hàng trong nước phải tuân theo. 1.3. QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN ĐẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại Như đã đề cập trong phần 1.2.1, ngay từ khi hoạt động cho vay ra đời, thì quản trị cho vay đã được thực hiện. Tuy nhiên cách thức quản trị hoạt động cho vay của các ngân hàng có những thay đổi theo các giai đoạn phát triển của hệ thống tài chính thế giới. Trước những năm 50 của thế kỷ 20, ngân hàng chủ yếu tập trung quản trị các giao dịch cho vay riêng biệt, chưa đề cập đến tổng thể danh mục. Các phương pháp đã được sử dụng như phương pháp phán quyết, phương pháp hệ thần kinh nhân tạo, phương pháp xếp hạng, phương pháp điểm số đều là những phương pháp thực hiện quản trị từng giao dịch. Điều đó cũng có nghĩa là trong thời kỳ này danh mục cho vay hình thành một cách thụ động, phương pháp quản trị danh mục chủ động chưa được chú ý đến, tổn thất danh mục chưa có phương pháp đo lường thích hợp. 1.3.1.1. Xu hướng quản trị danh mục cho vay trước những năm 90 Lý thuyết về quản trị danh mục hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowitz xuất hiện vào đầu thập niên 50, đã thổi làn gió mới vào hoạt động ngân hàng. Trong thực hành, các nhà ngân hàng đã từng bước chuyển từ quản trị các 47 giao dịch cho vay một cách truyền thống sang công việc quản trị danh mục dưới quan điểm của một nhà đầu tư. Một số nội dung quản trị danh mục cho vay bắt đầu được áp dụng. Cụ thể vào năm 1968 tại Mỹ, lần đầu thực hiện chứng khoán hoá dựa trên các khoản cho vay có thế chấp, thông qua cơ chế chuyển giao, do tổ chức Ginie Mae thực hiện, dưới sự bảo lãnh của Hiệp hội thế chấp Quốc gia của Chính phủ - The Government Mortgage National Association). Tiếp sau đó vào những năm 80, chứng khoán hóa được sử dụng rộng rãi hơn cho mục đích thay đổi cơ cấu danh mục cho vay. Bên cạnh biện pháp chứng khoán hoá, các nhà ngân hàng cũng chú ý nhiều hơn đến việc thiết lập các giới hạn an toàn nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục. Tại Mỹ có những quy định pháp lý nhằm kiểm soát loại rủi ro này. Chẳng hạn giới hạn cho vay đối với các ngành nhạy cảm như bất động sản được quy định cụ thể: dư nợ ngành kinh doanh bất động sản không được vượt vốn tự có của ngân hàng hoặc là 70% nguồn huy động ký thác của ngân hàng [46]. Tương tự như vậy, tại Anh, quy định giới hạn cho vay một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng [44]. Tuy nhiên trong thực tế hiện tượng tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nhạy cảm vẫn xảy ra dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn vào đầu thập niên 80 các ngân hàng miền tây nước Mỹ có dư nợ rất lớn tập trung vào ngành năng lượng dầu mỏ. Khi giá dầu giảm thấp, một loạt ngân hàng (trong đó có Continental Illinois Bank – ngân hàng lớn thứ bảy của nước Mỹ) mất khả năng thanh toán, phải nhận sự cứu trợ của ngân hàng Trung ương Mỹ. Hơn một năm sau đó tình trạng này lại được tái lập với các ngân hàng miền tây bắc nước Mỹ. Trường hợp khác như ngân hàng Johnson Matthey Bankers (của Anh) vào năm 1984 có giá trị tổn thất cho vay lớn hơn phân nửa giá trị các khoản vay trên danh mục. Trước đó vào năm 1983, ngân hàng này đã được cảnh báo về việc cho vay quá giới hạn cho phép (10% vốn tự có của ngân hàng) tập trung vào các nước thuộc thế giới thứ ba (nhất là tại Nigeria). Tuy nhiên cảnh báo này không được lưu ý và hậu quả sau đó là ngân hàng này mất khả năng thanh toán, phải nằm trong 48 dạng kiểm soát đặc biệt, nhận gói cứu trợ từ ngân hàng Anh quốc vào tháng 10/1984. Như vậy, có thể thấy rằng từ sau khi xuất hiện lý thuyết về quản trị danh mục hiện đại của Harry Markowitz cho đến trước những năm 90, hoạt động quản trị danh mục cho vay bắt đầu được chú ý, thông qua việc quy định các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, bước đầu sử dụng công cụ chứng khoán hóa nhằm tái cơ cấu, giảm rủi ro trên danh mục cho vay. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những khởi đầu còn khá đơn sơ, chưa hình thành trào lưu mạnh mẽ và phổ biến như giai đoạn sau này. 1.3.1.2. Xu hướng quản trị danh mục cho vay sau những năm 90 Trong thập niên 90 hoạt động quản trị danh mục cho vay trở thành trào lưu mạnh mẽ, do chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau đây: Thứ nhất: Những khó khăn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng trong những thập niên gần đây (sự gia tăng các rủi ro phải đối mặt cũng như sự giảm sút của lợi nhuận thu được) cộng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường các công cụ tài chính, đã tạo ra những ảnh hưởng lớn, buộc các ngân hàng thương mại phải thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị, thay vì chỉ quan tâm đến từng giao dịch riêng biệt như trước đây, các ngân hàng tập trung nhìn nhận rủi ro/ lợi ích ở góc độ toàn danh mục, Thứ hai: Những yêu cầu ngày càng khắt khe trong các tiêu chuẩn giám sát ngân hàng quốc tế (của ủy ban Basel) buộc các ngân hàng thương mại phải quan tâm đến rủi ro nói chung và rủi ro trên danh mục cho vay nói riêng một cách toàn diện hơn. Trong bối cảnh đó, hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng có những chuyển biến rất đáng kể. Một số điểm nổi bật trong xu hướng quản trị danh mục cho vay thời kỳ này như sau: 49  Xu hướng coi đa dạng hóa cho vay là phương tiện giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục cho vay được phát triển tại nhiều quốc gia. Vào những năm đầu thập niên 90 tại nhiều quốc gia trên thế giới, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo khoa học về tác động của chiến lược tập trung hoặc đa dạng hóa trên danh mục cho vay đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đã có nhiều cuộc khảo sát trên bình diện rộng diễn ra tại các quốc gia như Úc, Đức, Mỹ … liên quan đến vấn đề này. Tại Đức, xu hướng phát triển đa dạng hóa danh mục cho vay bắt đầu từ các ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác, sau đó lan rộng ra các ngân hàng quy mô nhỏ (ngoại trừ các ngân hàng vùng/địa phương, chi nhánh /đại lý của các ngân hàng nước ngoài). Những quan điểm mới về quản trị rủi ro tín dụng xuất phát từ Hiệp ước Basel 2 cộng thêm những vấn đề về chất lượng nợ xấu của các ngân hàng Đức trong khoảng thời gian này, càng làm cho xu hướng đa dạng hóa trên danh mục cho vay trở thành trào lưu mạnh mẽ tại đất nước này. Một khảo sát tại Đức (do một nhóm các nhà nghiên cứu kết hợp với ngân hàng Đức thực hiện vào năm 2005) công bố số liệu về danh mục cho vay của hệ thống ngân hàng Đức. Theo đó danh mục cho vay của các ngân hàng được phân biệt thành hai lĩnh vực lớn là sản xuất và dịch vụ, trong đó sản xuất gồm 15 ngành, dịch vụ gồm 8 ngành. Tỷ trọng dư nợ của mỗi ngành dao động khác nhau, tuy nhiên cao nhất không vượt giới hạn 16.5% tổng dư nợ trên danh mục cho vay [51]. Bên cạnh việc sử dụng các công cụ phái sinh, các ngân hàng tại Đức cũng cho rằng thực hiện đa dạng hóa danh mục chính là cách thức tốt nhất để quản trị hiệu quả danh mục cho vay tại ngân hàng. Tại Úc cũng có tình trạng tương tự như tại Đức: xuất hiện những cuộc tranh luận khoa học kéo theo sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị ngân hàng. Trong số các nghiên cứu đó, nổi bật là của nhóm tác giả Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger, Gerhard Winkler năm 2009[53]. Nhóm 50 này đã sử dụng các mô hình toán để kiểm chứng các giả thuyết liên quan đến mức độ ảnh hưởng của đa dạng hóa trên danh mục cho vay của ngân hàng đối với rủi ro, hiệu quả hoạt động và mức độ vốn hóa tại các ngân hàng thương mại Úc. Đối tượng khảo sát là 96 ngân hàng thương mại lớn nhất nước Úc (xét theo quy mô tài sản) trong vòng 7 năm từ 1997 - 2003. Kết luận công bố sau nghiên cứu cho thấy những lợi ích rõ rệt của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cụ thể đa dạng hóa (nhất là đa dạng về ngành nghề cho vay) sẽ làm giảm dự phòng nợ xấu trong tương lai, đồng thời ngân hàng có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn, từ đó giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, gia tăng hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng. Theo nghiên cứu này, các ngân hàng Úc nhất trí rằng quản trị danh mục yếu kém là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng danh mục cho vay. Từ đó các ngân hàng cho rằng cần phải áp dụng biện pháp đa dạng hoá trong quản trị danh mục, đặc biệt việc tăng cường giám sát theo ủy ban Basel (thông qua các tiêu chuẩn an toàn cũng như quy trình giám sát) là điều kiện hết sức cần thiết để quản trị thành công danh mục cho vay tại các ngân hàng.  Các mô hình đo lường rủi ro danh mục từng bước được áp dụng Các mô hình đo lường/ quản trị rủi ro danh mục đầu tiên xuất hiện trên thế giới trong thập niên 90, được tiếp tục phát triển và cải tiến khá mạnh từ sau những năm 2000. Sự phát triển các mô hình hiện đại bắt nguồn từ việc không thỏa mãn cách tiếp cận của các phương pháp đo lường và quản trị rủi ro truyền thống, cũng như các quy định về vốn pháp lý của Ngân hàng thanh toán thế giới (BIS) đưa ra trong hiệp ước Basel 1 (năm 1988). Hạn chế cơ bản của Basel 1 là đã bỏ qua hai yếu tố: thứ nhất là sự cần thiết phải có khác biệt về yêu cầu vốn dựa theo chất lượng của đối tác đi vay và thứ hai là ảnh hưởng của việc giảm thiểu rủi ro tập trung thông qua sự đa dạng hóa (lưu ý là những khiếm khuyết này đã được sửa đổi trong hiệp ước Basel 2). Một trong những đặc điểm chủ yếu của các mô hình hiện đại là chúng đề cập đến rủi ro tín dụng ở góc độ tổng thể danh mục chứ không phải trên phương diện từng giao dịch đơn lẻ. Các mô hình nhấn mạnh đến mối 51 tương quan giữa các khoản cho vay và tầm quan trọng thiết yếu của sự đa dạng hóa trên danh mục cho vay trong định lượng rủi ro danh mục cho vay. Có thể điểm qua bốn dạng mô hình căn bản sau: Mô hình cấu trúc Mô hình cấu trúc còn được gọi là mô hình “biến đổi tài sản”. Đặc điểm của mô hình này là đi sâu vào tìm hiểu những điều ẩn chứa ở đằng sau sự vỡ nợ hay nói khác là tìm nguyên nhân làm bùng nổ sự cố vỡ nợ. Nghiên cứu tương quan tài sản giữa hai công ty và xác xuất vỡ nợ riêng biệt của từng công ty sẽ cho biết xác xuất mà hai công ty cùng vỡ nợ tại một thời điểm và điều này liên quan tới biến cố vỡ nợ của danh mục tài sản. Hai sản phẩm đại diện cho mô hình cấu trúc là mô hình “Quản trị danh mục – Portfolio Manager” của Moody’s – KMV ra đời năm 1993 và mô hình “Quản trị tín dụng – CreditManager” của Risk Metrics Group ra đời năm 1997. Mô hình nhân tố kinh tế Đặc điểm của mô hình nhân tố kinh tế là nhấn mạnh mối liên hệ giữa biến cố vỡ nợ và tình trạng hoạt động của nền kinh tế. Mô hình chỉ ra rằng xác xuất vỡ nợ của người vay sẽ lớn hơn khi nền kinh tế thu hẹp và ngược lại sẽ giảm đi khi nền kinh tế mở rộng. Sản phẩm điển hình của mô hình nhân tố kinh tế là Credit Porfolio View do McKinsey và công ty giới thiệu vào năm 1998. Mô hình thống kê bảo hiểm So với các mô hình đo lường rủi ro tín dụng thì đây là mô hình đơn giản nhất. Khác với mô hình cấu trúc, đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của sự vỡ nợ, mô hình bảo hiểm chỉ tập trung vào yếu tố duy nhất là biến cố vỡ nợ. Các yếu tố của nền kinh tế, giá trị tài sản và những chi tiết đòn bẩy trong tình hình tài chính công ty (chẳng hạn cấu trúc tài sản) được xem là không cần thiết và bị bỏ qua. Một đại diện điển hình cho mô hình thống kê bảo hiểm là sản phẩm Credit Risk Plus do Credit Suisse Fist Boston giới thiệu trong năm 1997. Mô hình ma trận tín nhiệm Mục tiêu của mô hình ma trận tín nhiệm (còn gọi là mô hình VaR - Value at Risk) là sử dụng các phương pháp tính toán để đo lường 52 giá trị chịu rủi ro tối thiểu của từng khoản vay cũng như toàn danh mục. Về tính ứng dụng, so với các mô hình trên, mô hình ma trận tín nhiệm được xem là thích hợp nhất với ngân hàng, bởi vì nó tập trung chủ yếu cho danh mục cho vay. Sử dụng mô hình này sẽ trả lời cho câu hỏi “Nếu một năm tới là năm không may mắn thì ngân hàng sẽ mất bao nhiêu tiền từ danh mục các khoản cho vay của mình”. Sản phẩm điển hình của mô hình này là Credit Metrict do JP Morgan và các ngân hàng liên minh phát hành lần đầu vào năm 1997. Có thể nói việc sử dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục là một bước tiến mới trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại, nó giúp các ngân hàng lượng hóa chính xác hơn mức độ tổn thất rủi ro danh mục so với các phương pháp trước đây. Điều này cũng khẳng định rõ nét xu hướng chuyển đổi cách thức quản trị hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này.  Sử dụng các công cụ tài chính hiện đại vào mục đích quản trị danh mục cho vay một cách phổ biến Mặc dù đã xuất hiện từ trước, tuy nhiên phải đến giai đoạn sau những năm 90 việc sử dụng các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục mới trở thành xu hướng phổ biến. Với các công cụ này, danh mục cho vay của các ngân hàng trở nên rất linh hoạt, các khoản cho vay được xem như hàng hóa có thể dễ dàng chuyển nhượng thông qua hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa ... rủi ro tập trung của danh mục cũng từ đó được giảm thiểu. Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng các công cụ này với mục đích ban đầu là tái cơ cấu danh mục. Kể từ khi công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng kết hợp với chứng khoán hóa ra đời năm 1997, thị trường công cụ này gần như tăng gấp 2 lần giá trị mỗi năm, hơn 100 tỷ USD vào năm 2000 và đạt hơn 6.4 nghìn tỷ vào năm 2004, đến 2008 con số này là 62 nghìn tỷ USD [24]. 53 Tóm lại có thể thấy rằng, giai đoạn từ sau năm 1990 tại nhiều quốc gia trên thế giới, quản trị danh mục nói chung và quản trị danh mục cho vay nói riêng đang dần trở thành một phương thức quản trị hiện đại được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại. Theo kết quả của cuộc khảo sát về quan điểm và thực hành quản trị danh mục tín dụng do tổ chức Rutter Associates (Mỹ) phối hợp với tạp chí Tín dụng (Credit Magazine) tiến hành vào cuối năm 2000 tại 42 ngân hàng/ tổ chức tài chính trên khắp thế giới: có 95% tổ chức được khảo sát cho biết chức năng quản trị danh mục không thể thiếu được trong tổ chức của họ. Điều này cho thấy một sự thay đổi rất căn bản trong nhận thức của các ngân hàng từ xu hướng quản trị giao dịch truyền thống chuyển sang xu hướng quản trị danh mục hiện đại. Trong một cuộc khảo sát với mục đích tương tự được tiến hành vào năm 2004 do Rutter phối hợp với Hiệp hội quốc tế của các nhà quản trị danh mục tín dụng (The International Association of Credit Portfolio Managers – IACPM); hiệp hội phái sinh và hoán đổi quốc tế (The International Swaps and Derivartives Association – ISDA) và Hiệp hội quản trị rủi ro (The Risk Management Association – RMA) thực hiện tại 83 tổ chức tài chính và ngân hàng trên thế giới, cho biết khoảng 64% các ngân hàng/ tổ chức tài chính thường xuyên sử dụng mô hình định lượng rủi ro kết hợp với phương pháp chuyên gia trong đo lường và quản trị danh mục, khoảng 15% ngân hàng /tổ chức tài chính chỉ thuần túy sử dụng mô hình đo lường, số còn lại vẫn sử dụng phương pháp chuyên gia hoặc cho điểm trong quản trị giao dịch cho vay. Cũng theo đánh giá của những tổ chức được khảo sát thì mục tiêu quan trọng nhất của quản trị danh mục cho vay là để quản trị rủi ro tập trung (các mục tiêu thứ yếu khác là giảm vốn kinh tế, ước tính rủi ro và giảm yêu cầu về vốn pháp lý) [52]. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 54 Từ nghiên cứu về hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng các nước phát triển (giai đoạn trước và sau năm 90), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tổng quát cho hệ thống ngân hàng Việt Nam như sau: Một là không được xem nhẹ vấn đề quản trị danh mục cho vay Thực hiện quản trị danh mục cho vay cùng với quản trị giao dịch cho vay là xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động quản trị ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại. Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến những vụ đổ vỡ ngân hàng từ thập niên 80 trở lại đây do không tuân thủ những quy định trong hoạt động quản trị danh mục cho vay. Vào đầu những năm 80, sự kiện đổ vỡ hai ngân hàng lớn của Mỹ là ngân hàng Penn Square (tháng 6 năm 1982) và ngân hàng Continental Illinois National - ngân hàng lớn thứ bảy của Mỹ (tháng 4 năm 1984) là bài học đầu tiên về việc tập trung dư nợ quá nhiều cho một ngành kinh tế hẹp, thiếu đa dạng hóa, dẫn đến tập trung rủi ro và hậu quả tổn thất phải gánh chịu khi ngành kinh tế đó suy thoái. Cả hai ngân hàng nói trên đều mắc phải sai lầm tương tự là đầu tư quá nhiều vào ngành năng lượng (dầu mỏ và ga), với tốc độ quá “nóng” gấp 8 lần trong vòng 5 năm (từ 1977 đến 1982) [44]. Đồng thời tài sản đảm bảo cho vay cũng chính là hai loại hàng hóa này. Khi ngành năng lượng bị khủng hoảng, các khoản nợ trở thành nợ xấu, chiếm tỷ trọng 7.7% tổng dư nợ, giá dầu và ga xuống thấp hơn 1/3, tài sản đảm bảo không xử lý được. Vì vậy mất khả năng thanh toán và sụp đổ là hậu quả tất yếu của cả hai ngân hàng. Hơn hai mươi năm sau (vào năm 2008), sự kiện này lại tiếp tục tái diễn với ngân hàng Lehman Brothers, ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ. Vào thời điểm trước khi phá sản, số dư nợ cho vay bất động sản của Lehman Brothers lên tới 52 tỷ USD, xấp xỉ 8.6% tổng tài sản và tương đương 2.6 lần vốn tự có của ngân hàng (tổng tài sản của ngân hàng là 600 tỷ USD; vốn tự có là 20 tỷ USD) [16]. Điều này là trái với quy định dư nợ một ngành không được vượt vốn tự có của ngân hàng trong thời kỳ trước những năm 90 tại Mỹ. Hậu quả là khi giá bất động sản xuống thấp, khách hàng 55 không có khả năng trả nợ, ngân hàng Lehman Brothers trở thành ngân hàng phá sản đầu tiên, đạt kỷ lục ngân hàng phá sản lớn nhất nước Mỹ trong giai đoạn này. Sự sụp đổ của Lehman Brothers cũng để lại bài học đáng suy ngẫm về hiệu quả của chính sách đa dạng hoá trên danh mục cho vay nói riêng và trong kinh doanh ngân hàng nói chung. Bởi vì Lethman Brothers là một ngân hàng đầu tư, lĩnh vực chuyên môn hoá của họ là chứng khoán hoá các khoản cho vay bất động sản. Vì vậy rất khó cho ngân hàng này thực hiện phân tán rủi ro, tránh tập trung trên danh mục, khi lĩnh vực chuyên môn hoá của họ là bất động sản thường nhiều bất ổn. Rõ ràng việc vi phạm các giới hạn phân tán rủi ro trên danh mục cho vay, sự tập trung quá mức dư nợ vào một số ngành có tính “nhạy cảm” với biến động của nền kinh tế đã khiến cho các ngân hàng thương mại lãnh hậu quả xấu khó lường. Một điểm nữa cũng cần lưu ý là việc thực hiện đa dạng hóa các khoản cho vay theo ngành/ lĩnh vực kinh tế … đã được nhìn nhận là một phương thức giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục, nhưng nhiều khi không được chú trọng. Đây cũng là một nguyên nhân làm nặng nề thêm tổn thất trên danh mục cho vay của các ngân hàng. Biểu hiện rõ nhất là các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn trước khủng hoảng năm 2008. Khác với hệ thống ngân hàng Đức và ngân hàng Úc, danh mục cho vay của các ngân hàng Mỹ không có sự đa dạng hóa cao, mà tập trung tỷ trọng khá lớn vào ngành kinh doanh bất động sản. Số liệu về tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành tại các ngân hàng Mỹ cho thấy xu hướng cho vay ngành kinh doanh bất động sản gia tăng đáng kể trong thời gian từ năm 1989 cho đến năm 1996. Nhất là tại nhóm các ngân hàng quy mô nhỏ, tỷ trọng dư nợ cho vay ngành này đã tăng từ 48.5% (năm 1989) lên 55.8% tổng dư nợ (năm 1996), trong khi tỷ trọng cho vay thương mại công nghiệp nhìn chung giảm sút [46]. Theo thống kê, ước tính giá trị của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản tại Mỹ tăng nhanh từ 160 tỉ USD năm 2001 lên tới 540 tỉ USD năm 2004 và đạt 1300 tỷ USD vào năm 2007, thời điểm nổ ra khủng khoảng năm 2008 [27]. Đây cũng là giai đoạn phá vỡ những quy định ràng buộc sự an toàn trên danh mục cho vay. Nhất là từ 56 năm 2003, chính sách đẩy mạnh cho vay nhà với những khách hàng dưới tiêu chuẩn, càng khiến cho nhiều ngân hàng tại Mỹ tập trung cho vay lĩnh vực này với tỷ trọng cao. Như vậy, ngoài việc đa dạng hoá các khoản cho vay theo ngành/ lĩnh vực kinh tế để phân tán, tránh tập trung rủi ro trên danh mục, các ngân hàng cần phải xây dựng và tuân thủ chặt chẽ các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, đặc biệt là giới hạn theo ngành/lĩnh vực kinh tế, không chạy theo xu hướng thị trường đơn thuần. Có như vậy mới tạo ra được những danh mục cho vay có chất lượng tốt, tính đa dạng cao, rủi ro tập trung phù hợp với khả năng chịu đựng của mỗi ngân hàng. Hai là cần phải áp dụng các mô hình đo lường rủi ro trong quản trị danh mục cho vay Trước khi có các mô hình đo lường rủi ro, ngân hàng thường sử dụng phương pháp tính toán tổn thất rời rạc cho từng giao dịch, vì thế tổn thất toàn danh mục không được tính chính xác Thông qua các mô hình đo lường rủi ro, tổn thất của toàn danh mục sẽ được tính toán một cách khoa học dựa trên các dữ liệu lịch sử của mỗi ngân hàng. Mô hình đo lường rủi ro đảm bảo tính sát đúng giá trị tổn thất kỳ vọng cũng như không kỳ vọng của danh mục cho vay. Ngân hàng sẽ so sánh để biết được mức tổn thất đó có phù hợp với khả năng chịu đựng của mình hay không, từ đó có hướng điều chỉnh thích hợp: hoặc là nâng mức vốn tự có để tăng khả năng chịu đựng rủi ro, hoặc là điều chỉnh cơ cấu danh mục để giảm tổn thất cho phù hợp. Khi sử dụng mô hình đo lường trong quản trị danh mục, các ngân hàng cần phải lựa chọn dạng mô hình thích hợp với điều kiện của mình (về cơ sở kỹ thuật, năng lực quản trị …). Chỉ khi có một cách thức và phương pháp đo lường rủi ro danh mục hiệu quả, thì mới tạo điều kiện để thực hiện tốt quản trị danh mục cho vay được. 57 Ba là cần phải có một cơ chế rõ ràng, chặt chẽ về pháp lý khi sử dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh cơ cấu danh mục Các ngân hàng cần phải xác định rõ mục tiêu sử dụng các công cụ này là để tái cấu trúc danh mục, không sử dụng cho mục đích đầu cơ thu lợi nhuận. Bản thân các công cụ hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa nếu được sử dụng đúng cách sẽ có ý nghĩa tốt cho việc điều chỉnh rủi ro tập trung của danh mục cho vay, nhưng nếu thiếu một cơ chế kiểm soát, thì nó lại có tác dụng “khuếch đại” tổn thất trong phạm vi rất lớn. Qua tìm hiểu về quá trình sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục tại ngân hàng các nước cho thấy: Từ mục đích ban đầu là phòng hộ rủi ro và tái cơ cấu danh mục cho vay, nhiều ngân hàng đã sa đà trong việc sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục vào mục đích đầu cơ, kiếm lời, dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho toàn bộ nền kinh tế. Theo kết quả của cuộc khảo sát về quan điểm và thực hành quản trị danh mục tín dụng do tổ chức Rutter Associates (Mỹ) phối hợp với tạp chí Tín dụng (Credit Magazine) tiến hành vào cuối năm 2000, các ngân hàng cho biết tỷ lệ cao nhất các khoản cho vay mà họ muốn nắm giữ không lớn hơn 10% [52], như vậy 90% các khoản cho vay còn lại được chuyển nhượng, mà mục đích chính là để đầu cơ kiếm lời. Mô hình bảo hiểm thuần túy cho các khoản nợ hoặc chứng khoán hóa có ký quỹ đầy đủ với mục đích phòng hộ rủi ro đã được thay thế bởi các mô hình chứng khoán hóa kết hợp với hoán đổi rủi ro tín dụng. Như đã đề cập ở mục 1.2.4.2, đây là mô hình tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Bởi vì các tổ chức SPV phát hành chứng khoán trong khi họ không thực sự nắm quyền sở hữu các khoản vay có thế chấp, nói khác đi là “bán khống - short selling”. Cộng thêm với tác dụng của chứng khoán hóa có tính chất lan rộng toàn cầu, nên nó trở nên khó kiểm soát. Sự sụp đổ của Lehman Brothers, một trong các ngân hàng cho vay ban đầu là ngòi nổ kích hoạt cho một cuộc đổ vỡ có tính lan truyền vào năm 2008 và những năm sau đó. 58 Bốn là cần phải xây dựng thị trường tài chính trong nước với nhiều loại hàng hóa, công cụ tài chính có khả năng thương mại cao. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính với nhiều loại công cụ đa dạng như: phái sinh tín dụng, mua bán nợ các loại, chứng khoán hóa… với các mục đích và cách thức khác nhau, sẽ giúp cho các ngân hàng có thể tham gia trao đổi, mua bán nhằm thay đổi cấu trúc danh mục tài sản, cũng như cấu trúc danh mục cho vay một cách nhanh chóng thuận lợi. Cũng không thể không nhắc đến ảnh hưởng tích cực của thị trường tài chính trong việc thúc đẩy tính linh hoạt, năng động và khả năng thích nghi của các ngân hàng với điều kiện của nền kinh tế hiện đại. Năm là vai trò của cơ quan giám sát ngân hàng phải luôn luôn được nhấn mạnh. Đây được xem là một trong các tuyến phòng thủ hữu hiệu nhất ở tầm vĩ mô, đảm bảo phát hiện các dấu hiệu cảnh báo trên danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại, cũng như dấu hiệu bất ổn trên thị trường tài chính, kịp thời có các biện pháp ngăn chặn diễn biến xấu có thể đưa đến khủng hoảng trên bình diện rộng. Mặc dù quản trị danh mục cho vay là công việc của từng ngân hàng, tuy nhiên hậu quả của một cơ chế quản trị yếu kém không phải chỉ giới hạn cho một ngân hàng, mà có tính lan truyền (do đặc điểm của kinh doanh tiền tệ), vì vậy sự giám sát cảnh báo của cơ quan giám sát ngân hàng là đặc biệt cần thiết. Bên cạnh đó, việc hình thành một khung pháp lý chặt chẽ cho hoạt động ngân hàng cũng như thị trường tài chính cũng rất cần được coi trọng. Theo các chuyên gia nghiên cứu, thì sở dĩ cuộc khủng hoảng năm 2008 bắt nguồn tại Mỹ nhưng bùng nổ trên bình diện toàn cầu cũng là vì các cơ quan giám sát đã buông lỏng thị trường các công cụ chứng khoán hóa và phái sinh tín dụng. Với hệ thống ngân hàng thương mại có điểm xuất phát thấp về quản trị như Việt Nam thì vai trò của cơ quan giám sát càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. 59 Kết luận chương 1 Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ luận án, chương 1 đã tập hợp những lý luận căn bản nhất về danh mục cho vay và quản trị danh mục cho vay trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Những nội dung đã được giải quyết trong chương 1 gồm có: Thứ nhất Khái niệm danh mục cho vay và rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại được làm rõ thông qua việc mô tả các tiêu thức được sử dụng khi xây dựng danh mục cho vay cũng như các loại rủi ro trên danh mục cho vay của một ngân hàng thương mại. Chương 1 phân biệt hai phương pháp quản trị danh mục chủ động và thụ động. Đồng thời làm rõ nội hàm của phương pháp quản trị chủ động, hay còn gọi là phương pháp quản trị danh mục hiện đại (do phương pháp này được áp dụng chủ yếu từ sau những năm 90 của thế kỷ 20) Thứ hai Các nội dung của phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động được diễn giải trình tự theo các bước: hoạch định; tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh sau giám sát. Điểm mới đầu tiên trong chương 1 là đề cập đến việc hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay thông qua xác định mức tổn thất không kỳ vọng phù hợp với khả năng chịu đựng của vốn ngân hàng; Điểm mới thứ hai là đưa ra các mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay và điểm mới thứ ba là đề cập đến hai công cụ kỹ thuật điều chỉnh ngoại bảng đối với danh mục cho vay là hoán đổi rủi ro tín dụng và chứng khoán hóa các khoản nợ. Đây là những nội dung chính của quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại. Thứ ba Chương 1 cũng đề cập đến quá trình phát triển hoạt động quản trị danh mục cho vay, xu hướng chuyển đổi từ cách thức quản trị truyền thống sang quản trị danh mục hiện đại của các nước trên thế giới như: Đức, Úc, Anh, đặc biệt là Mỹ - một cường quốc trong thị trường tài chính thế giới. Những nội dung quản trị danh mục cho vay đã và đang thực hiện tại các nước như đa dạng hóa cho vay 60 theo ngành/ lĩnh vực kinh tế, quy định các giới hạn an toàn để tránh rủi ro tập trung, ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục, vận dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh danh mục … được phân tích dưới góc độ là kinh nghiệm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, luận án chỉ ra 5 bài học khái quát cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đó là tầm quan trọng của quản trị danh mục cho vay, yêu cầu ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục, hiểu và sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính hiện đại vào điều chỉnh danh mục cho vay, sự cần thiết phải phát triển thị trường tài chính trong nước và cuối cùng là nhấn mạnh vai trò của cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng trong nước. Đây là những bài học có ý nghĩa quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 61 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2006 - 2010 2.1.1. Một số nét nổi bật trong hoạt động của ngành ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 Bước vào thế kỷ thứ 21, nền kinh tế Việt Nam đã có một thời gian tương đối ổn định về mọi mặt với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm (từ 2000 – 2004) khoảng 7.18 %/ năm, trong khi tốc độ lạm phát trong cùng thời kỳ luôn thấp hơn và dao động ở mức 4%/năm [38]. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở đi, nền kinh tế Việt Nam bước vào một thời kỳ nhiều cam go, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới mà còn phải đối phó với những khó khăn nội tại. Hệ thống ngân hàng được coi là hệ thần kinh của một quốc gia do độ nhạy cảm của nó đối với “sức khỏe” của nền kinh tế. Những tác động ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng với nền kinh tế theo hai hướng. Nếu ngân hàng hoạt động tốt, nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, ngược lại, nếu hệ thống ngân hàng tài chính không vững mạnh, có thể là nơi phát động cho sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng cũng chịu sự chi phối rất mạnh mẽ từ những biến động của nền kinh tế trong nước. Có thể điểm qua một số nét nổi bật trong hoạt động của ngành ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 như sau: 2.1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ trên phương diện gia tăng số lượng ngân hàng và quy mô tài sản của hệ thống ngân hàng 62 Trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, ngành ngân hàng đã có những thay đổi lớn về số lượng đơn vị hoạt động cũng như quy mô tài sản. Tính đến cuối năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có 102 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó có 5 ngân hàng thương mại sở hữu Nhà nước (bao gồm các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm quyền sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối), 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách, 37 ngân hàng TMCP do các tổ chức cá nhân ngoài nhà nước sở hữu, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Tốc độ phát triển số lượng ngân hàng tính đến năm 2010 là 134.2% so với năm 2006. Không chỉ tăng nhanh về số lượng ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của hệ thống cũng được mở rộng, trong đó ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với mạng lưới lớn nhất gồm 2,300 chi nhánh và phòng giao dịch phủ khắp các địa bàn trên toàn quốc. Bên cạnh đó, quy mô phát triển của hệ thống ngân hàng cũng được mở rộng đáng kể trong giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể tổng tài sản cuối năm 2010 tăng 187%, vốn chủ sở hữu tăng 215% so với năm 2006. Theo thống kê của The Banker trong năm 2010 ngân hàng Việt Nam đứng thứ hai trong số 10 quốc gia trên thế giới có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất [8] 2.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và tổng phương tiện thanh toán luôn duy trì ở mức cao trên 20%, cao hơn so với chỉ tiêu dự kiến của ngân hàng Nhà nước. Giai đoạn 2006 đến 2010 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với mức độ cao, bình quân GDP trong khoảng thời gian này là 7.23% (trong đó khoảng thời gian từ 2006 đến 2007 hàng năm tăng trên 8%, các năm từ 2008 đến 2010, giảm xuống dưới 7%). Đây cũng là giai đoạn tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng, tăng trưởng huy động vốn và tổng phương tiện thanh toán của hệ thống 63 ngân hàng thường xuyên ở mức cao trên 20%. Theo tính toán từ số liệu của ngân hàng Nhà nước: bình quân tăng trưởng tín dụng giai đoạn này là 34.3%. năm, huy động vốn là 34.63%/năm (đỉnh điểm là năm 2007 với tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn lần lượt là 53.89% và 47.64%), tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán bình quân 32.46%. Mức tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (chẳng hạn Thái Lan là 7% và 4%, Indonesia là 14.5% và 12.4%) [8]. Nhìn chung tất cả các con số đạt được đều cao hơn hẳn các chỉ tiêu dự kiến của ngân hàng Nhà nước trong đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt [28]. Đây không hẳn là biểu hiện tốt, bởi vì nó tác động không nhỏ đến sự phát triển bất thường của nền kinh tế trong giai đoạn này. BẢNG 2.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 CHỈ TIÊU Số lượng ngân hàng 76 87 91 85 102 Tổng tài sản (tỷ đồng) 1,414,584 1,768,230 2,223,059 3,032,071 4,060,549 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 121,290 157,929 205,635 282,611 382,098 Tăng trưởng tín dụng (%) 25.44 53.89 23.38 39.57 31.19 Tăng trưởng huy động (%) 36.53 47.64 22.84 29.88 36.24 Tăng trưởng tổng PTTT (%) 33.59 46.12 20.31 28.99 33.3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2 2.13 1.99 2.5 Chỉ số ROA (%) > 1.0 0.97 0.92 Chỉ số ROE (%) 12.7 13.9 10.43 10.28 Hệ số CAR (%) 7.0 9.0 8.6 Nguồn: số liệu của NHNN [32] và tính toán của tác giả Bên cạnh đó mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này (nhất là từ sau 2007) cho thấy có những dấu hiệu của hiện tượng “phản chu kỳ - Countercyclical” tức là tăng trưởng tín dụng “nóng” trong khi nền kinh tế giảm sút. Bình quân tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này gấp 4.47 lần so với mức tăng trưởng GDP. Liên hệ với các nước trên thế giới 64 và trong khu vực, tỷ lệ này thường dao động trong khoảng từ 1 – 1.3 lần (ví dụ Trung quốc là 2 lần, ở Indonesia khoảng 3.2 lần – theo trả lời của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 11/2009). Kinh nghiệm tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2004 được xem là ổn định có mức tăng trưởng kinh tế bình quân 7.18%, lạm phát dao động ở mức dưới 4%, thời gian này, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng luôn xoay quanh mức dưới 30%, chỉ cao hơn tăng trưởng GDP khoảng 3- 3.85 lần. Theo các chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng tín dụng nếu trong giới hạn từ 2 – 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP thì được xem là không gây bất lợi cho nền kinh tế. Tại Việt Nam đã vượt quá giới hạn này, vì vậy nền kinh tế xuất hiện tình trạng bong bóng tài sản khi nguồn vốn tín dụng tăng “nóng” chủ yếu đổ vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản hoặc kinh doanh chứng khoán. ĐỒ THỊ 2.1 TĂNG TRƯỞNG GDP, TỐC ĐỘ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TÍN DỤNG 60.0% Toc do tang 50.0% 40.0% GDP 30.0% CPI TD 20.0% 10.0% 0.0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nam Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của ngân hàng NN [32] Tổng cục thống kê [39] 65 Trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, mặc dù tính bình quân mức tăng trưởng vốn huy động gần tương đương với mức tăng trưởng tín dụng (34.63% so với 34.3%), nhưng có những thời điểm trong các năm 2007, 2008 và 2009 huy động vốn ở mức thấp hơn so với tín dụng, khiến cho hệ thống ngân hàng luôn ở trong tình trạng thiếu thanh khoản, nhất là các ngân hàng TMCP nhỏ phải “chạy đua” lãi suất nhằm huy động vốn. Sự phát triển nhanh và “nóng” của các ngân hàng thương mại, tiềm ẩn nhiều rủi ro xét trên góc độ toàn hệ thống và toàn bộ nền kinh tế, buộc Chính phủ và ngân hàng Nhà nước phải có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ ở tầm vĩ mô. Điểm đáng lưu ý trong thời kỳ này là ngân hàng Nhà nước đã phải áp dụng đồng thời cả biện pháp trực tiếp (thông qua các mệnh lệnh hành chính) và gián tiếp (thông qua kinh tế) để tác động vào thị trường tài chính tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất và tỷ giá. 2.1.1.3. Phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tuy nhiên cơ cấu thu nhập vẫn lệ thuộc chủ yếu vào lãi tín dụng. Trong khoảng thời gian từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào 7/11/2006, cùng với những thay đổi trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến rất mạnh theo xu hướng hội nhập quốc tế. Những hoạt động mang lại thu nhập phi lãi của các ngân hàng như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ… đều phát triển mạnh mẽ so với thời gian trước đó. Xu hướng chung của tất cả các ngân hàng thương mại là giảm dần tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản, cơ cấu thu nhập chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi. Số lượng máy ATM và thẻ tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tính đến năm 2010 trong toàn hệ thống đã đạt hơn 11,000 máy ATM, 52,000 máy POS, có 49 tổ chức phát hành trên 230 thương hiệu thẻ khác nhau với số lượng đạt 30.7 triệu thẻ, doanh số sử dụng thẻ trên 600,000 tỷ 66 VND. Chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường thẻ là các ngân hàng thương mại Nhà nước do có thế mạnh về vốn, công nghệ và mạng lưới. Sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng đã tác động vào cơ cấu thu nhập của nhiều ngân hàng, làm cho tỷ trọng thu nhập từ lãi tín dụng giảm dần, thu nhập phi lãi gia tăng tại các ngân hàng thương mại có quy mô lớn. Theo số liệu tác giả tính toán từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại năm 2010, tỷ trọng thu nhập lãi bình quân của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm 77.1% tổng thu nhập, của 5 ngân hàng TMCP hàng đầu khoảng 75.4% tổng thu nhập, nhìn chung tỷ trọng thu lãi giảm đi so với các năm trước đó. Riêng các ngân hàng TMCP quy mô vừa và nhỏ thì tỷ trọng lãi tín dụng dao động gần mức 90% tổng thu nhập (chẳng hạn Phương Đông 89.5%; VP Bank 82.3% ... cuối năm 2010 – xem phụ lục số 05). Điều này cho thấy sự lệ thuộc vào hoạt động tín dụng của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, vì vậy việc phải đối mặt thường xuyên với các loại rủi ro liên quan như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là vấn đề tất yếu, luôn có tính thời sự. Xu hướng giảm tỷ phần tín dụng, nhằm hạn chế những rủi ro liên quan sẽ là hướng phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn tới. 2.1.1.4. Hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng nhìn chung có xu hướng giảm sút qua các năm. Hiệu quả kinh doanh của hệ thống thể hiện qua các con số thuộc các chỉ tiêu số 7 ; 8 ; 9 và 10 (thứ tự trên bảng 2.1 trang 63). Theo số liệu báo cáo của ngân hàng Nhà nước, năm 2010 chỉ số ROA (tỷ lệ lợi nhuận ròng sau thuế so với tổng tài sản) của toàn ngành là 0.92%, chỉ số ROE (tỷ lệ lợi nhuận ròng sau thuế so với vốn chủ sở hữu) là 10.28%. Nếu so sánh với 5 ngân hàng thuộc Top 5 hàng đầu thế giới [53] có hệ số ROA dao động thấp nhất là 0.06% (Bank of America) và cao nhất là 1.6% (Industrial & Commercial Bank of China) trong năm 2010 mới thấy các chỉ số này của Việt Nam là chấp nhận được, trong bối cảnh kinh tế 67 toàn cầu còn khó khăn. Tuy nhiên hệ số ROA và ROE của các ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm dần so với các năm trước và mức đạt được trong năm 2010 được xem là thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Đây là biểu hiện không tốt, cho thấy sự thiếu ổn định trong kết quả kinh doanh của ngành thời gian gần đây. Năm 2010, hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) bình quân chung là 8.6%, cao hơn mức quy định của ủy ban Basel (8%), nhưng thấp hơn mức quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tối thiểu 9% theo thông tư 13/2008/TTNHNN ban hành 5/12/2008 có hiệu lực từ 1/10/2010). Trong khi nhiều ngân hàng thương mại nhỏ đều cao hơn mức quy định 9%, thì một số ngân hàng quy mô lớn lại không đạt (ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn 6.1%; Ngân hàng Công thương 8.02%; Ngân hàng Hàng Hải 8.1%). Mặc dù xét chung hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam cao hơn quy định quốc tế, nhưng nếu so với các nước châu Á- Thái Bình dương [15] có hệ số CAR bình quân là 13.1%, các nước Đông Á là 12.3% mới thấy mức đạt được của các ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ngoài ra cũng rất khó đánh giá được thực chất hệ số này tại Việt Nam, do hiện tại các ngân hàng trong nước chưa tính đủ các loại rủi ro theo quy định của ủy ban Basel (mới chỉ có rủi ro tín dụng, còn thiếu rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động). Về chỉ tiêu nợ xấu tính đến cuối năm 2010, con số ước tính chiếm 2.5% tổng dư nợ toàn ngành (báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước). Tuy nhiên ngày 15/06/2011 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Rating lại công bố nợ xấu cuối năm 2010 của ngân hàng Việt Nam lên tới 13%, gấp trên 5 lần con số của ngân hàng Nhà nước. Sự chênh lệch này có thể do trong thực tế cuối năm 2010 nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam còn phân loại nợ theo định lượng (điều 6 quy chế phân loại nợ theo quyết định 493), chỉ một số ít ngân hàng khác phân loại theo định tính (điều 7 quy chế 493) nên kết quả đánh giá có thể lệch nhau, thiếu chính xác. Hơn nữa do có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán của 68 Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), nên các con số nợ xấu công bố trên báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt Nam có thể có sự khác biệt với cách nhìn nhận của quốc tế. Mặc dù con số chính xác về nợ xấu có thể không biết được, nhưng nếu tính toán từ số liệu tổng quát trên bảng 2.1 sẽ thấy tốc độ tăng nợ xấu (trong năm 2010) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ tín dụng trong cùng năm. Điều này biểu hiện hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam có chiều hướng giảm sút trong năm 2010. Nhìn chung, những chỉ số phản ánh khả năng sinh lời cho thấy sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế nhiều khó khăn do những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới từ sau năm 2008. Tuy nhiên xu hướng giảm sút trên một số chỉ tiêu tài chính báo hiệu những khó khăn thách thức cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. 2.1.1.5. Quy mô vốn của các ngân hàng thương mại trong nước còn nhỏ bé, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 và cam kết chính thức cho phép các ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam từ 1/4/2007 đã tạo ra một động lực lớn cho các ngân hàng thương mại trong nước bước vào cuộc cải tổ mạnh mẽ. Đầu tiên là xu hướng tăng tiềm lực tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước. Theo lộ trình tăng vốn của chính phủ (Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) quy định năm 2010 các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị phải đạt mức vốn tự có 3,000 tỷ đồng. Đứng trước yêu cầu này, các ngân hàng thương mại đã ráo riết thực hiện bằng nhiều biện pháp như: phát hành cổ phiếu tăng vốn, sáp nhập các ngân hàng nhỏ thành ngân hàng có vốn mạnh hơn, tìm các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để hợp tác đầu tư và hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối năm 2010, trong hệ thống các ngân hàng thương mại nội địa mới chỉ có 11/42 ngân hàng thương mại 69 có vốn điều lệ trên 5 000 tỷ đồng (bao gồm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và 7 ngân hàng TMCP), chiếm tỷ lệ 26.1%, trong khi đó có tới 10/42 ngân hàng TMCP (tỷ lệ 23.8%) chưa đạt mức vốn điều lệ 3 000 tỷ đồng theo quy định của ngân hàng Nhà nước vào cuối năm 2010. Có thể nói mức vốn của các ngân hàng Việt Nam hiện còn rất khiêm tốn nếu so với các ngân hàng khác trên thế giới hoặc trong khu vực và điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong quá trình hội nhập. Tóm lại, có thể đánh giá sơ bộ, trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến rất mạnh theo xu hướng hội nhập vào kinh tế quốc tế. Gắn liền với thăng trầm của nền kinh tế trong giai đoạn này, hoạt động ngân hàng đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, sự tăng trưởng tín dụng luôn gắn với sự gia tăng GDP của nền kinh tế. Bên cạnh đó, những bất cập trong hoạt động ngân hàng cũng chính là những tác nhân ảnh hưởng không tốt tới sự ổn định của nền kinh tế trong thời gian này. 2.1.2. Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP giai đoạn từ 2006 – 2010 Tính đến cuối năm 2010, hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam gồm có 37 ngân hàng, với sự phân bổ tập trung ở Hà nội (12 ngân hàng) và thành phố Hồ Chí Minh (16 ngân hàng). Số còn lại gồm 9 ngân hàng rải rác tại các tỉnh thành phố khác như Hải dương, Vinh, Long An, Đồng Nai, Cần thơ, An giang, Kiên giang, Sóc trăng và Hậu giang. Căn cứ vào độ lớn của vốn điều lệ tại thời điểm cuối năm 2010, có thể phân biệt hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam thành 4 nhóm như sau (xem phụ lục số 03) Nhóm ngân hàng TMCP quy mô lớn có số vốn điều lệ ở mức trên 5,000 ngàn tỷ đồng gồm có 7 ngân hàng. 70 Nhóm ngân hàng TMCP quy mô trung bình có mức vốn điều lệ từ 4,000 tỷ đồng đến dưới 5,000 tỷ đồng, gồm có 5 ngân hàng. Nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ có mức vốn điều lệ đạt quy định 3,000 tỷ nhưng dưới 4,000 tỷ đồng. Đây là nhóm ngân hàng đông đảo nhất gồm 15 ngân hàng. Nhóm ngân hàng quy mô cực nhỏ (có mức vốn thấp hơn quy định) đến thời điểm cuối 2010 có 10 ngân hàng chưa đạt mức 3,000 tỷ đồng. Hầu hết các ngân hàng này có mức vốn dao động trong khoảng trên dưới 2,000 tỷ đồng. Giai đoạn 2006 – 2010 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng TMCP thể hiện trên nhiều phương diện: năng lực tài chính, năng lực hoạt động, công nghệ, nguồn nhân lực …trong tương quan so sánh với các khối ngân hàng khác trong toàn hệ thống. Để hiểu rõ hơn về tình hình chung về hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam, phần dưới đây sẽ lần lượt đi vào phân tích những nét chính trong hoạt động của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2006 – 2010. 2.1.2.1. Về tăng trưởng quy mô tài sản, vốn điều lệ và lợi nhuận Giai đoạn 2006 đến 2010 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô tài tài sản, quy mô vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Đồ thị 2.2 cho thấy trong năm 2006 tốc độ tăng vốn điều lệ cao hơn so với tăng lợi nhuận và tăng tài sản. Đây là thời kỳ các ngân hàng TMCP tận dụng được điều kiện thuận lợi của thị trường phát hành một số lượng lớn cổ phiếu để tăng vốn. Năm 2007 được đà thuận lợi do có lượng vốn lớn đưa vào kinh doanh, cộng thêm các yếu tố thuận lợi khác trong nền kinh tế, nên tài sản của toàn hệ thống có tốc độ tăng mạnh, bên cạnh đó tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế cũng cao hơn tốc độ tăng tài sản và vốn điều lệ. Đây là biểu hiện tốt vì chất lượng kinh doanh sẽ gia tăng thông qua các chỉ số sinh lời của ngân hàng. 71 Nhìn chung có thể nhận thấy giai đoạn 2006-2007 được xem là thời kỳ “hoàng kim” của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam xét trên cả hai phương diện: số lượng (tăng quy mô tổng tài sản, quy mô vốn điều lệ và lợi nhuận) cũng như chất lượng (tăng các chỉ số về khả năng sinh lời). Nhưng qua năm 2008 chất lượng kinh doanh của hệ thống ngân hàng TMCP giảm hẳn. Biểu hiện lợi nhuận sau thuế tăng trưởng thấp hơn tăng tài sản và tăng vốn điều lệ. ĐỒ THỊ 2.2 TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN QUY MÔ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP 400 350 300 % 250 Tổng tài sản Vốn điều lệ Lợi nhuận sau thuế 200 150 100 50 0 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP [36] Thực tế cho thấy năm 2008 là năm khó khăn cho kinh doanh ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng TMCP nói riêng. Năm 2009 và năm 2010 có xu hướng phục hồi trở lại, tiếp tục gia tăng về số lượng tài sản, vốn điều lệ cũng như lợi nhuận sau thuế, nhưng vẫn không bằng với mức của hai năm 2006-2007. Bảng 2.2 dưới đây đi sâu vào phân tích tốc độ tăng trưởng tài sản, vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế của các nhóm ngân hàng quy mô lớn, trung bình, nhỏ và cực nhỏ. Số liệu cho thấy nhóm ngân hàng TMCP quy mô lớn có tốc độ tăng 72 trưởng quy mô tài sản và vốn điều lệ khá ấn tượng. Mỗi năm tốc độ tăng tài sản khoảng trên dưới 40%, vốn điều lệ tăng mạnh trong khoảng 2008 trở về trước, sau đó các năm 2009 đến 2010 tốc độ tăng chậm lại khoảng trên 30% mỗi năm. Tính chung trong vòng 5 năm từ 2006 đến 2010, tổng tài sản của nhóm ngân hàng quy mô lớn tăng gấp 7.6 lần, vốn điều lệ tăng gấp 7.4 lần. Quy mô vốn phát triển tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới. Một số các ngân hàng trong nhóm này đã phát triển thành các tập đoàn tài chính, điển hình như các ngân hàng TMCP Á châu (ACB), ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (SACOMBANK), ngân hàng Quân đội (MB)... đã thành lập thêm các công ty con, như công ty địa ốc, công ty cho thuê tài chính, công ty khai thác tài sản và mua bán nợ, công ty chứng khoán, công ty vàng bạc đá quý, công ty kiều hối …trở thành tập đoàn kinh tế trong năm 2007 và 2008. BẢNG 2.2 TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN QUY MÔ TÀI SẢN, VỐN & LỢI NHUẬN - Chi tiết theo nhóm ngân hàng TMCP, giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị:% NĂM 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 1. Tổng tài sản nhóm NH lớn nhóm NH trung bình nhóm NH nhỏ nhóm NH cực nhỏ Bình quân 2. Vốn điều lệ nhóm NH lớn nhóm NH trung bình nhóm NH nhỏ nhóm NH cực nhỏ Bình quân 3. Lợi nhuận sau thuế 2010/2009 168.1 206.2 161.8 509.2 261.3 220.7 286.7 347.8 326.8 295.5 134.7 109.1 145.0 115.6 126.1 154.0 150.4 228.3 196.1 182.2 165.4 157.0 236.0 134.5 173.2 186.3 198.3 629.1 433.3 361.8 280.1 236.0 287.6 124.8 232.1 162.1 122.8 122.0 243.4 162.6 136.6 126.7 154.5 113.8 132.9 134.5 142.6 200.6 161.1 159.7 73 nhóm NH lớn nhóm NH trung bình nhóm NH nhỏ nhóm NH cực nhỏ Bình quân 382.7 201.3 158.4 547.4 322.4 254.4 207.5 563.8 205.8 307.9 144.6 98.0 95.6 104.4 110.7 158.2 255.7 167.4 283.5 216.2 141.1 139.3 224.9 177.7 170.8 Nguồn: Tính toán từ số liệu trên báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP [36] Nhóm ngân hàng TMCP quy mô trung bình trong vòng 5 năm qua tốc độ tăng quy mô thấp hơn so với nhóm quy mô lớn. Tổng tài sản năm 2010 của nhóm này tăng khoảng 6.8 lần, trong khi vốn điều lệ tăng khoảng 5 lần so với năm 2006. Nhóm ngân hàng TMCP quy mô nhỏ có tốc độ phát triển mạnh nhất cả về tài sản vốn điều lệ cũng như mạng lưới giao dịch. Hơn nửa trong số này là những ngân hàng cổ phần nông thôn mới được chuyển đổi thành các ngân hàng TMCP đô thị trong khoảng thời gian 2006 – 2008. Trong khoảng thời gian không dài, các ngân hàng này đã có sự phát triển vượt bậc nhằm đạt các điều kiện do ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh với một xuất phát điểm thấp, dẫn đến sự thiếu ổn định và hiệu quả hoạt động không cao của nhóm ngân hàng này. Số liệu trên bảng 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tài sản và vốn rất lớn, nhưng tăng trưởng lợi nhuận không tương xứng. Nhóm ngân hàng quy mô cực nhỏ: trong số này hơn 2/3 là các ngân hàng đã hình thành và phát triển từ lâu (chẳng hạn Sài gòn công thương ra đời từ năm 1990), nên đã có nhiều năm cạnh tranh trên thị trường tài chính. Tuy nhiên cơ sở vật chất có giới hạn cùng với quan điểm khá bảo thủ trong quản trị dẫn đến hoạt động thiếu sự đột phá. Mặc dù quy mô tài sản và vốn có gia tăng nhưng tính đến cuối năm 2010 nhóm này vẫn còn có 10 ngân hàng chưa đạt mức vốn quy định theo nghị định 141 của Chính phủ. 2.1.2.2 Về năng lực tài chính Số liệu tính toán trên bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng không ổn định của chỉ số khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP qua các năm. So với năm 2006, ROA và ROE bình quân của cả hệ thống ngân hàng TMCP có xu hướng 74 giảm đi. Điều này có thể lý giải vì những khó khăn trong nền kinh tế cũng như trong hoạt động ngân hàng, nhất là thời kỳ năm 2008. Ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những ngân hàng quy mô trung bình và nhỏ. Riêng nhóm ngân hàng TMCP quy mô lớn, hai chỉ số này không ảnh hưởng mạnh lắm do tận dụng được thế mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính và thanh toán, nên nguồn thu lợi nhuận không giảm nhiều. Nhìn chung chỉ tiêu ROA và ROE của hệ thống ngân hàng TMCP cao hơn trong tương quan so sánh với hệ thống ngân hàng TMNN và toàn ngành ngân hàng. BẢNG 2.3 CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH - Chi tiết theo nhóm ngân hàng TMCP, giai đoạn 2006 - 2010 CHỈ TIÊU NĂM 1. ROA b/q * Nhóm ngân hàng lớn * Nhóm ngân hàng trung bình * Nhóm ngân hàng nhỏ và cực nhỏ Tính chung toàn hệ thống 2. ROE b/q * Nhóm ngân hàng lớn * Nhóm ngân hàng trung bình * Nhóm ngân hàng nhỏ và cực nhỏ Tính chung toàn hệ thống 3. Hệ số CAR b/q của nhóm NH lớn 2006 2007 2008 Đơn vị : % 2009 2010 1.45 1.41 1.67 1.51 1.69 1.21 1.46 1.45 1.69 0.9 1.33 1.31 1.70 1.04 1.34 1.36 1.51 0.96 1.53 1.33 18.15 14.61 9.04 13.90 15.15 14.94 12.38 11.9 13.07 16.64 15.31 9.93 6.27 10.50 21.09 15.62 11.83 10.24 12.60 15.96 17.36 11.29 11.35 13.30 12.72 Nguồn: Tính toán từ số liệu trên báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP [36] Về hệ số CAR, theo ước tính, bình quân hệ thống ngân hàng TMCP cuối năm 2010 đạt 14.3%, cao hơn so với mức đạt được của toàn ngành ngân hàng là 8.6%. Phân tích kỹ hơn trong hệ thống ngân hàng TMCP thì thấy nhóm ngân hàng TMCP quy mô lớn bình quân chỉ đạt 12.27%, thấp hơn mức chung của hệ thống ngân hàng TMCP. Điều này có thể lý giải vì năm 2010 do những thay đổi trong lãi 75 suất cho vay nên nhìn chung quy mô tín dụng của các ngân hàng trung bình và nhỏ bị thu hẹp, vì vậy giá trị tài sản có quy đổi theo trọng số rủi ro có xu hướng giảm đi trong tương quan với vốn tự có, dẫn đến hệ số CAR của các ngân hàng trung bình và nhỏ cao hơn so với các ngân hàng quy mô lớn. Nếu xét chung thì hệ số CAR của các ngân hàng TMCP vẫn cao hơn so với mức quy định của ngân hàng Nhà nước trong năm 2010 là 9%. 2.1.2.3. Về tăng trưởng thị phần hoạt động Giai đoạn 2006 – 2010 thể hiện sự bứt phá rất mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng TMCP trong việc chiếm lĩnh thị trường về hoạt động tín dụng, huy động vốn. Nếu như giai đoạn 2000 – 2005 hệ thống ngân hàng TMNN chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thị trường tín dụng và tiền gửi, thì sang giai đoạn này, đã phải nhường chỗ cho hệ thống ngân hàng TMCP (xem bảng 2.4) BẢNG 2.4: THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP TỪ 2006 – 2010 Số TT 1 2 3 4 CHỈ TIÊU Số lượng ngân hàng Tổng tài sản Ngân hàng TMNN Ngân hàng TMCP Ngân hàng LD&NN TCTD phi NH Tổng cộng Huy động vốn Ngân hàng TMNN Ngân hàng TMCP Ngân hàng LD&NN TCTD phi NH Tổng cộng Tín dụng Ngân hàng TMNN NĂM Đơn vị: % 2008 2009 2010 2006 2007 34 34 37 37 37 51.46 31.37 11.33 5.84 100 51.59 31.98 11.41 5.02 100 51.42 32.41 11.43 4.74 100 45.54 38.30 10.34 5.82 100 39.80 45.12 11.00 4.08 100 68.89 21.79 8.11 1.21 100 59.50 30.40 8.70 1.40 100 57.10 33.10 8.10 1.70 100 49.70 40.80 7.60 1.90 100 45.29 46.11 6.50 2.10 100 66.97 57.05 55.66 54.10 51.36 76 Ngân hàng TMCP Ngân hàng LD&NN TCTD phi NH Tổng cộng 21.16 9.29 2.58 100 30.24 9.01 3.70 100 29.41 10.53 4.40 100 32.00 9.10 4.70 100 34.81 8.91 4.92 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu trên báo cáo thường niên của ngân hàng NN [34] Số liệu trên bảng 2.4 cho thấy, thị phần tổng tài sản và huy động vốn của hệ thống ngân hàng TMCP cuối năm 2010 chiếm gần 50% toàn ngành, cao hơn so với thị phần của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Đây là con số phát triển rất đáng kể nếu so với mức gần 30% vào năm 2006. Riêng thị phần tín dụng của ngân hàng TMCP mới đạt 34.81%, thấp hơn hệ thống ngân hàng TMNN. Lý do là vì với quy mô vốn lớn, các ngân hàng TMNN dễ dàng trong việc cấp tín dụng cho các công ty, tập đoàn kinh tế lớn thuộc sở hữu nhà nước. Còn các ngân hàng TMCP sở hữu ngoài nhà nước, đa số quy mô trung bình và nhỏ nên thị trường tín dụng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô khoản vay nhỏ hơn so với các công ty, tập đoàn của nhà nước. Tóm lại, phân tích các số liệu về hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP ngoài Nhà nước cho thấy sự gia tăng trên các phương diện số lượng (quy mô vốn, tài sản, mạng lưới, thị phần) cũng như chất lượng (năng lực tài chính) trong tương quan so sánh với các ngân hàng TMNN. Mặc dù kết quả kinh doanh chưa thực sự tương xứng với sự phát triển về số lượng và quy mô của hệ thống, tuy nhiên nó cũng chứng tỏ sự chuyển đổi mạnh mẽ sang xu hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong lĩnh vực ngân hàng, nhất là phát triển các hình thức sở hữu ngoài Nhà nước. Đây là bước phát triển hợp thời đại, nhằm khơi tăng mọi nguồn lực trong xã hội vào phát triển nền kinh tế quốc gia trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. 77 2.2. THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Để đánh giá hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2010, trước tiên, luận án đi vào phân tích thực trạng danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam, thông qua các biểu hiện trên danh mục cho vay, như tính đa dạng hoá của các khoản cho vay, các biểu hiện của rủi ro tập trung, việc tuân thủ các giới hạn an toàn trên danh mục. Trên cơ sở đó luận án sẽ đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng như mặt hạn chế của hoạt động quản trị danh mục cho vay trong mục 2.3. Hiện tại ở Việt Nam, danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại có thể được phân chia theo các tiêu thức như theo ngành kinh tế; theo thời hạn cho vay; theo đối tượng khách hàng… Ngoài các tiêu thức chủ yếu trên, tùy từng ngân hàng còn có các tiêu thức phân loại theo khu vực địa lý, theo loại tiền tệ … Phần dưới đây sẽ tập trung phân tích cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu thức nêu trên, đặc biệt nhấn mạnh tiêu thức theo ngành kinh tế. 2.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, trong đó tiêu chí phân loại dư nợ theo ngành căn cứ vào hệ thống ngành kinh tế (theo quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007). Trong văn bản này, danh mục ngành kinh tế được Tổng cục thống kê phân chia thành 21 mã ngành cấp 1. Khảo sát cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế (bảng 2.5 nhóm 5 ngân hàng TMCP quy mô lớn) và bảng 2.6 (nhóm 5 ngân hàng TMCP quy mô trung bình và nhỏ) có thể nhận thấy thị trường mục tiêu của các ngân hàng TMCP về cơ bản giống nhau, đều là đa dạng hóa, không có sự chuyên môn hóa cho vay theo ngành. Mặc dù vậy, hầu hết các ngân hàng (không phân biệt quy mô lớn 78 nhỏ), đều chỉ cho vay 4 – 5 ngành tương tự như nhau, dẫn đến tính đa dạng của danh mục cho vay bị giới hạn. Những ngành mà các ngân hàng TMCP tập trung cho vay bao gồm: thương mại; sản xuất gia công chế biến; dịch vụ cá nhân và cộng đồng; xây dựng; giao thông vận tải kho bãi. Xét trên bình diện chung thì cơ cấu tín dụng này là tương đối phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô: tập trung cho công nghiệp, thương mại và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên nếu nhìn ở góc độ phân tán rủi ro trên danh mục của từng ngân hàng thì thấy mức độ đa dạng hóa như vậy là thấp, cũng có nghĩa là độ tập trung rủi ro cao. Biểu hiện cụ thể: EXIMBANK dư nợ tổng cộng của 3 ngành gồm thương mại, sản xuất gia công chế biến và dịch vụ cá nhân & cộng đồng chiếm 80% tổng dư nợ, tại ACB lên tới 85.6% tổng dư nợ, còn ở MB chiếm 71% tổng dư nợ, SACOMBANK thấp hơn, dư nợ 3 ngành trên chiếm 60% tổng dư nợ. Riêng TECHCOMBANK hơi khác biệt một chút (ngoài thương mại và ngành khác, ngân hàng này cho vay nông lâm nghiệp, không cho vay sản xuất gia công chế biến) nhưng độ tập trung cũng rất cao, cụ thể dư nợ của 3 ngành gồm thương mại, nông lâm ngư nghiệp và ngành khác chiếm tới 90.7% tổng dư nợ. BẢNG 2.5 CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ Nhóm 5 ngân hàng TMCP quy mô lớn giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: % PHÂN LOẠI NGÀNH NĂM EXIMBANK 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến 4.Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 2006 25.1 0.2 22.8 13.8 25.0 2.2 0.1 0.0 2007 24.8 0.1 26.5 12.3 29.0 1.5 0.0 1.1 2008 27.0 11.0 14.0 10.7 25.3 1.5 0.0 1.6 2009 27.5 0.6 14.6 7.3 23.1 2.6 0.0 2.7 2010 28.3 2.8 16.3 7.0 35.4 2.6 0.5 0.9 79 NĂM 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng ACB 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến 4.Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT PHÂN LOẠI NGÀNH 7.Giáo dục & đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng SACOMBANK 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến 4.Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng TECHCOMBANK 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến 4.Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 2006 2007 2008 2009 2010 1.2 0.2 9.4 100.0 1.4 0.1 3.2 100.0 2.0 0.1 6.7 100.0 3.1 0.6 18.0 100.0 2.9 1.7 1.5 100.0 30.1 0.8 22.6 2.5 38.9 2.2 25.2 0.4 17.1 2.3 47.1 2.4 23.5 0.6 13.0 2.7 50.8 2.1 32.0 0.3 17.9 3.8 37.0 2.8 31.8 0.3 15.2 4.1 38.6 3.0 0.3 0.9 1.0 0.5 0.1 100.0 0.2 1.1 1.1 0.0 3.2 100.0 0.0 1.7 1.4 0.0 4.1 100.0 0.1 0.8 1.6 1.0 2.7 100.0 0.1 1.5 1.7 0.8 3.0 100.0 33.1 5.4 30.3 6.3 5.0 2.3 4.3 3.6 2.7 0.0 7.1 100.0 31.6 4.8 28.5 6.5 8.2 2.0 3.1 6.1 1.3 0.0 7.8 100.0 23.7 7.5 24.9 5.9 16.5 2.1 3.7 8.4 2.2 0.0 5.2 100.0 22.2 6.9 26.2 6.6 12.8 1.8 2.7 9.2 1.3 0.0 10.3 100.0 14.3 10.9 32.5 6.7 8.8 2.5 2.6 3.4 1.1 0.0 17.3 100.0 40.0 8.4 0.0 5.8 0.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 38.4 15.1 0.0 6.5 0.0 16.5 37.2 0.0 8.4 0.0 80 NĂM 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng MB 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến PHÂN LOẠI NGÀNH 4.Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & dào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng 2006 2007 2008 2009 2010 2.2 0.0 0.0 0.4 0.0 43.2 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 3.6 0.0 0.0 0.0 0.0 36.4 100.0 0.8 0.0 0.0 0.0 0.0 37.0 100.0 Kc Kc Kc 55.5 4.5 17.0 39.8 7.2 25.0 20.6 6.5 28.1 21.6 5.2 32.5 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 9.7 0.2 5.0 0.0 5.7 1.0 0.0 1.5 100.0 6.7 2.0 10.0 0.0 6.8 1.4 0.0 1.1 100.0 6.7 16.6 14.8 0.0 3.9 0.3 0.0 2.6 100.0 8.5 16.9 10.6 0.0 3.6 0.2 0.0 0.9 100.0 Nguồn: Tính toán từ số liệu trên báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP [36] Bảng số liệu 2.6 Cơ cấu danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP quy mô trung bình và nhỏ cũng phản ánh tương tự: dư nợ của 3 – 4 ngành cao nhất tại SHB là 76.1%; tại OCB là 78.3%; Đông Á 80.1%; SCB 80.7% và Phương Nam là 91.5%. Mặc dù mức độ đa dạng hóa của các ngân hàng TMCP về cơ bản tương tự như nhau, không phân biệt quy mô lớn, nhỏ, nhưng do tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản của các ngân hàng TMCP quy mô lớn thường thấp hơn so với các ngân hàng quy mô trung bình và nhỏ, nên độ rủi ro tập trung của các ngân hàng lớn sẽ thấp hơn. Vì vậy các ngân hàng TMCP quy mô lớn ít chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các biến động trên thị trường tín dụng hơn so với các ngân hàng TMCP quy mô trung bình và nhỏ. 81 Như đã đề cập trong mục 1.1.2.1, để đánh giá mức độ tập trung rủi ro trên danh mục, ngoài việc xem xét mức độ đa dạng hóa, còn có thể so sánh tỷ trọng dư nợ một ngành nào đó trong tổng dư nợ toàn danh mục với các giới hạn an toàn cho phép. Hiện nay, Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam không đưa ra tỷ lệ khống chế dư nợ cho vay một ngành so với tổng dư nợ, tuy nhiên, căn cứ theo quyết định 457 và một số văn bản của ngân hàng Nhà nước liên quan đến vấn đề kiểm soát dư nợ cho vay (chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về kiểm soát cho vay kinh doanh chứng khoán và quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008, thay thế chỉ thị 03) có thể nhận thấy dấu hiệu rủi ro tập trung khá rõ trên danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cụ thể qua số liệu trên bảng 2.5, nhận thấy tại các ngân hàng TMCP quy mô lớn như ACB, SACOMBANK, EXIMBANK, TECHCOMBANK, MB tỷ trọng dư nợ của một ngành lớn nhất trên danh mục cho vay thường dao động ở mức trên 30 - 40% tổng dư nợ. Đối với các ngân hàng TMCP quy mô trung bình và nhỏ (bảng 2.6) thì mức độ tập trung cao hơn. Chẳng hạn SCB và OCB có tỷ trọng cho vay ngành dịch vụ cá nhân và cộng đồng trong nhiều năm liền ở mức trên 50 – 70% tổng dư nợ, SOUTHERN BANK dư nợ cho vay ngành có tỷ trọng lớn nhất lên tới 46.3% (năm 2010). Đây là biểu hiện tập trung dư nợ khá cao nếu so với quy định trong các văn bản đã nêu trên tại Việt Nam. BẢNG 2.6 CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ Nhóm 5 ngân hàng TMCP quy mô trung bình & nhỏ giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: % NĂM PHÂN LOẠI NGÀNH DONGA BANK 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến 4.Xây dựng 2006 43.9 2.7 16.8 7.1 2007 43.4 1.8 8.1 10.1 2008 44.9 2.4 5.8 16.1 2009 44.7 1.5 7.4 15.3 2010 36.8 1.5 7.8 20.0 82 NĂM 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng SCB 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến 4.Xây dựng PHÂN LOẠI NGÀNH 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng SOUTHERN BANK 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến 4.Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng SHB 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến 2006 19.6 0.7 0.7 0.2 1.3 2.6 4.4 100.0 2007 27.3 0.6 0.6 1.0 1.0 0.8 5.4 100.0 2008 15.8 0.5 0.4 5.5 2.5 0.4 5.6 100.0 2009 17.6 0.9 0.3 5.1 2.2 0.2 4.8 100.0 2010 23.3 1.3 0.3 3.1 0.9 1.0 4.0 100.0 1.6 0.3 6.0 9.6 3.8 2.6 7.5 11.5 3.4 0.9 7.7 12.1 2.4 0.3 8.8 10.0 2.4 0.1 8.1 16.6 73.8 2.1 0.1 2.0 4.3 0.0 0.2 100.0 65.7 0.7 0.4 1.4 1.4 0.8 4.3 100.0 64.3 2.1 1.4 2.9 1.3 1.0 2.8 100.0 59.6 8.4 2.0 2.9 3.1 1.0 1.5 100.0 52.6 1.5 2.0 11.5 3.0 2.1 0.0 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 30.3 0.2 0.3 11.7 0.4 0.1 0.0 4.0 0.3 1.5 51.2 100.0 33.5 0.1 0.0 15.6 32.7 0.1 0.0 14.7 0.1 0.3 2.9 100.0 34.5 0.0 0.0 27.0 22.1 0.0 0.0 12.5 0.6 0.6 2.8 100.0 46.3 0.0 0.0 25.5 19.7 0.0 0.0 5.6 1.0 0.3 1.6 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc 8.2 15.2 17.0 6.1 20.7 17.6 15.6 4.8 25.4 83 NĂM 4.Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9.Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng OCB 1.Thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3.Sản xuất & gia công chế biến PHÂN LOẠI NGÀNH 4.Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.Kho bãi giao thông VT & TTTT 7.Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11.Ngành nghề khác Tổng cộng 2006 2007 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 2008 16.6 4.6 1.1 0.0 1.5 0.3 1.4 34.1 100.0 2009 9.1 2.6 2.5 0.0 0.7 0.5 1.4 38.8 100.0 2010 11.1 24.0 9.2 0.7 0.8 2.4 2.4 3.5 100.0 13.8 4.2 5.9 18.4 8.9 23.4 4.5 2.6 2.2 15.9 1.4 12.5 11.5 3.4 5.2 4.6 62.4 2.6 0.0 0.0 1.6 0.0 5.0 100.0 7.9 30.5 4.9 0.0 0.0 0.0 0.0 5.9 100.0 4.9 62.4 2.0 0.0 0.0 0.0 0.0 21.4 100.0 10.2 0.3 7.8 0.5 7.9 3.2 0.8 39.4 100.0 10.5 15.0 3.6 0.7 0.4 7.7 0.7 41.3 100.0 Nguồn: Tính toán từ số liệu trên báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP [36] Theo quan niệm của ủy ban Basel, khi so sánh giá trị dư nợ của một ngành với mức vốn chủ sở hữu của ngân hàng tại cùng thời điểm cũng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro tập trung của danh mục. Số liệu trên báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP cho thấy tại nhiều thời điểm khác nhau, dư nợ của một ngành nào đó có thể vượt nhiều lần so với mức vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm (xem phụ lục 10). Chẳng hạn trong nhóm ngân hàng quy mô lớn: tại ACB năm 2006 dư nợ cho vay cá nhân & dịch vụ cộng đồng gấp 4 lần (tương đương 400%) vốn chủ sở hữu, năm 2007 giảm xuống còn 2.39 và năm 2008 gấp 2.28 lần vốn chủ sở hữu. Ở SACOMBANK mức độ nhẹ hơn, cuối năm 2008, dư nợ của từng ngành chủ 84 chốt như cho vay cá nhân và cộng đồng, cho vay thương mại, cho vay sản xuất gia công chế biến đều lớn hơn mức 100% so với vốn chủ sở hữu cùng thời điểm. Ở nhóm ngân hàng TMCP quy mô trung bình và nhỏ mức độ tập trung rủi ro lớn hơn nhiều so với ngân hàng lớn. Cụ thể tại ngân hàng OCB dư nợ Cho vay dịch vụ cá nhân & cộng đồng năm 2006 gấp 3.49 lần vốn chủ sở hữu, năm 2007 có giảm đi chút ít, chỉ gấp 1.39 lần, nhưng năm 2008 tăng lên, gấp 3.37 lần so với vốn chủ sở hữu cùng thời điểm. Tương tự, tại ngân hàng SBC loại “Cho vay dịch vụ cá nhân & cộng đồng” có dư nợ gấp 4.86 lần (năm 2007), gấp 5.33 lần (năm 2008) vốn chủ sở hữu. Đồng thời tỷ trọng dư nợ ngành này thường xuyên chiếm trên 60% tổng dư nợ toàn danh mục (lưu ý rằng theo thuyết minh trong báo cáo thường niên của ngân hàng SCB thì chủ yếu các khoản vay này liên quan đến kinh doanh bất động sản). Đây là biểu hiện rủi ro danh mục rất lớn cho ngân hàng SCB, nếu chúng ta biết rằng tỷ trọng khoản mục cho vay thường chiếm rất cao trong tổng tài sản của ngân hàng này và đồng thời thu nhập lãi tín dụng chiếm trong tổng lãi hoạt động cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn. Tóm lại qua phân tích cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế, nhận thấy ở phần lớn các ngân hàng TMCP đều có hai dấu hiệu: (i) thứ nhất là mức độ đa dạng hóa trên danh mục không cao, hầu hết các ngân hàng chủ yếu cho vay khoảng 3 – 4 ngành tương tự nhau; (ii) thứ hai là mức độ rủi ro tập trung khá rõ biểu hiện: tỷ trọng dư nợ của một ngành so với tổng dư nợ toàn danh mục mức cao nhất có thể trên 30% đến 40%, cá biệt trên 50% tổng dư nợ, giai đoạn tập trung dư nợ cao nhất là trong hai năm 2006-2007 (lên tới 73.8% trong năm 2006 tại SCB), sau 2008 trở đi mức độ tập trung giảm đi. Ngoài ra số dư nợ của một vài ngành trên danh mục lớn gấp nhiều lần (2 lần thậm chí tới 4 lần) so với mức vốn chủ sở hữu cùng thời điểm. Theo quan điểm của ủy ban Basel khi bất kỳ rủi ro đơn lẻ/ nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn, tài sản hoặc tổng tổn thất của ngân hàng thì đều được xem là rủi ro tập trung. 85 Cũng có thể so sánh với quy định tại các nước khác (đã được đề cập trong mục 1.3.2) để minh chứng rõ hơn. Chẳng hạn tại Mỹ khống chế dư nợ ngành kinh doanh bất động sản không vượt quá mức vốn tự có, nhưng ngân hàng Lehman Brothers vào năm 2008, dư nợ cho vay bất động sản gấp 2.6 lần vốn tự có, quá giới hạn an toàn cho phép, nên khi bất động sản suy thoái lập tức ngân hàng này rơi vào phá sản trong năm đó. Từ phân tích và so sánh các dấu hiệu như trên, có thể thấy biểu hiện nguy hiểm của rủi ro tập trung trên danh mục cho vay theo ngành kinh tế của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Điểm đáng lưu ý là các ngân hàng TMCP đều cơ bản có chung thị trường mục tiêu, hầu như không có ngân hàng nào chuyên môn hóa, vì vậy khi các ngành cho vay suy thoái, các ngân hàng sẽ gặp phải hậu quả tương tự nhau. Tuy nhiên tại các ngân hàng lớn mức độ tập trung rủi ro thấp hơn đồng thời mức độ đa dạng hóa trong cho vay cao hơn so với các ngân hàng trung bình và nhỏ. 2.2.2. Cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư Sau một khoảng thời gian 2000-2005 phát triển mạnh mẽ, giai đoạn 2006 2010, chứng kiến bước thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tiên trong hai năm 2006 – 2007, kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng mạnh, trong đó GDP năm 2007, đạt mức 8.48%, là mức cao nhất trong vòng 11 năm trở lại. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Điều này ảnh hưởng khá rõ lên cơ cấu danh mục cho vay của hầu hết các ngân hàng TMCP quy mô lớn trong các năm 2006 – 2007. Biểu hiện dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh (bao gồm các ngành thương mại, sản xuất gia công chế biến, xây dựng) chiếm tỷ trọng cao hơn so với lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh (xem bảng 2.5; 2.6 và 2.7). Tuy nhiên, tại một số ngân hàng TMCP quy mô trung bình và nhỏ thì ngược lại: tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất cao hơn cho vay sản xuất kinh doanh. Cụ thể như SCB, OCB có tỷ trọng cho 86 vay phi sản xuất (trong đó chủ yếu là dịch vụ cá nhân và cộng đồng) chiếm trên 60% tổng dư nợ trong nhiều năm liên tục. Do những thuận lợi của nền kinh tế nói chung, nhất là các ngành phi sản xuất như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán… rất hưng thịnh trong hai năm 2006-2007, có thể nói năm 2006 và 2007 là năm kinh doanh “thuận buồm xuôi gió” của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 lớn nhất trong giai đoạn 2006-2010 và so với các năm trước đó, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế cũng lên đến “đỉnh” trong hai năm 2006-2007 (xem bảng 2.2). Bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, cùng với lạm phát gia tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên 6 tháng cuối năm tình hình lại biến chuyển ngược lại, buộc Chính phủ phải thay đổi mục tiêu từ “kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu” chuyển thành “chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế”. BẢNG 2.7 CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ Một số ngân hàng TMCP, giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: % NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 NGÂN HÀNG EXIMBANK 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng ACB 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng SACOMBANK 64.11 26.53 9.36 100 65.19 31.6 3.21 100 64.26 29.08 6.66 100 52.56 29.47 17.97 100 56.98 41.55 1.47 100 58.29 41.57 0.14 100 47.29 49.55 3.16 100 41.91 54.02 4.07 100 56.81 40.49 2.70 100 54.44 42.60 2.96 100 87 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng TECHCOMBANK 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng MB 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng DONGA BANK 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng SCB 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng SOUTHERN BANK 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng SHB 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác Tổng cộng OCB 1. Cho vay SX -KD 2. Cho vay phi sản xuất 3. Cho vay khác 77.33 15.52 7.15 100 73.4 18.78 7.82 100 56.37 0.40 43.23 100 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 91.69 6.81 1.50 100 71.18 24.42 4.40 100 64.01 30.80 5.19 100 63.77 25.92 10.31 100 66.85 15.88 17.27 100 63.60 0.00 36.4 100 62.96 0.00 37.04 100 88.69 10.18 1.13 100 76.58 20.87 2.55 100 78.41 20.66 0.93 100 64.04 30.58 5.38 100 69.7 24.66 5.64 100 69.83 25.38 4.79 100 67.39 28.64 3.97 100 19.60 80.20 0.20 100 26.10 69.60 4.30 100 26.20 71.00 2.80 100 29.90 68.60 1.50 100 28.70 71.30 0.00 100 Kc Kc Kc Kc 42.59 6.16 51.25 100 49.22 47.84 2.94 100 61.5 35.73 2.77 100 71.85 26.56 1.59 100 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 57.97 7.91 34.12 100 55.96 5.19 38.85 100 66.05 30.42 3.53 100 31.10 63.90 5.00 63.50 30.60 5.90 16.20 62.40 21.40 45.90 27.10 27.00 33.60 63.70 2.70 Kc Kc Kc Kc 88 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: tính toán từ số liệu trên bảng 2.5 và 2.6 Một số ngành kinh tế có sự thay đổi so với năm 2007: nông nghiệp tăng trưởng mạnh hơn do những thuận lợi về giá nông sản trên thế giới, nhưng công nghiệp và xây dựng gặp bất lợi về thị trường nên giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tuột dốc. Tình hình đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống ngân hàng: lãi suất huy động, lãi suất cho vay tăng cao do ảnh hưởng của lạm phát, cả huy động vốn và tín dụng đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với năm 2007. Số liệu trên bảng 2.7 cho thấy nhìn chung tỷ trọng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của các ngân hàng TMCP quy mô lớn có xu hướng giảm tương đối so với cho vay phi sản xuất. Tuy nhiên ở các ngân hàng TMCP nhỏ thì ngược lại: tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh tăng trong khi tỷ trọng dư nợ vay phi sản xuất kinh doanh giảm xuống (cụ thể giảm dư nợ các ngành dịch vụ cá nhân & cộng đồng; tư vấn & kinh doanh bất động sản). Lý giải tình trạng này là vì trong hai năm 2006 – 2007, các ngân hàng TMCP quy mô trung bình và nhỏ tập trung cho vay phi sản xuất kinh doanh (bất động sản, chứng khoán) với mức độ lớn, do vậy khi các ngành này giảm sút hoặc đóng băng trong năm 2008, đồng thời với việc ngân hàng Nhà nước ban hành một số văn bản nhằm khống chế và kiểm soát chặt chẽ dư nợ hai lĩnh vực phi sản xuất là kinh doanh chứng khoán và bất động sản, đã khiến cho các ngân hàng này phải thay đổi cơ cấu dư nợ so với giai đoạn 2006 – 2007 trước đó. Năm 2009, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại, sau một loạt các chính sách, biện pháp tác động của Chính phủ, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất khá ấn tượng. Tuy nhiên sau thời gian được khống chế trong năm 2009, lạm phát có dấu hiệu gia tăng trong năm 2010, buộc Chính phủ phải áp dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt, với một loạt các quy định nhằm kiểm soát khống chế dư nợ lĩnh vực phi sản xuất, để kích thích sản xuất, chặn đà suy giảm kinh tế. Mặc dầu vậy, cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư của các ngân 89 hàng TMCP thay đổi không đáng kể. Tính đến cuối năm 2010, tỷ trọng cho vay phi sản xuất tại các ngân hàng TMCP trung bình và nhỏ thường dao động trong mức 30%, cá biệt tại SCB lên tới 71.3%, các ngân hàng TMCP quy mô lớn thì tỷ trọng cho vay phi sản xuất thấp hơn, dao động trong khoảng thấp nhất 15% (SACOMBANK) và cao nhất là 42.6% (ACB). Đánh giá chung cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư tại các ngân hàng TMCP chưa thực sự phù hợp với định hướng của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước, biểu hiện tỷ trọng dư nợ phi sản xuất còn khá cao ở hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên thực tế này là hậu quả của giai đoạn trước đó, các ngân hàng TMCP (nhất là các ngân hàng quy mô nhỏ) đã dồn vốn cho vay phi sản xuất (cụ thể là bất động sản và chứng khoán) quá nhiều, vì vậy cơ cấu dư nợ rất khó thay đổi ngay được, mà đòi hỏi phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại. 2.2.3. Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn Khi phân tích cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn của một số ngân hàng TMCP (phụ lục số 11), nhận thấy hầu hết các ngân hàng đều tập trung vào cho vay ngắn hạn, tỷ trọng dao động trên 50% cho đến 70% tổng dư nợ. Tuy xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng cho vay trung dài hạn qua các năm nhưng mức giảm rất ít. Điều đó cho thấy các ngân hàng vẫn chú trọng cho vay kỳ hạn ngắn hơn là kỳ hạn dài. Xét trong bối cảnh thực tế nguồn huy động của các ngân hàng thương mại nói chung, các ngân hàng TMCP nói riêng chủ yếu là ngắn hạn, độ ổn định không cao, cộng thêm tỷ trọng dùng nguồn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn bị giới hạn bởi quy định của ngân hàng Nhà nước thì cơ cấu cho vay như vậy là hợp lý. Mặt khác, do lãi suất biến động rất khó lường kể từ năm 2008 trở lại đây, khiến cho các ngân hàng e ngại cho vay kỳ hạn dài, nhằm tránh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. 2.2.4. Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng 90 Tính đa dạng hóa trên danh mục không chỉ biểu hiện ở ngành nghề, thời hạn, nhóm nợ mà còn theo tiêu chí đối tượng khách hàng/tính chất sở hữu (phụ lục số 12). Nhận thấy hầu hết các ngân hàng TMCP chú trọng cho vay đối với cá nhân và các công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân. Tỷ trọng vốn cho các loại chủ thể này hầu hết chiếm từ 80 - trên 90% tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng cho vay doanh nghiệp SHNN rất thấp (chẳng hạn như ở ACB; SACOMBANK, EXIMBANK tỷ lệ cho vay doanh nghiệp SHNN có xu hướng giảm dần và không quá 5% tổng dư nợ vào thời điểm cuối năm 2010). Tuy nhiên đánh giá chung cơ cấu danh mục theo đối tượng khách hàng như vậy là hợp lý, phù hợp với thị trường mục tiêu của các ngân hàng TMCP và xu hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam. 2.2.5. Cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu thức khác Ngoài các tiêu thức chủ yếu như theo ngành, theo lĩnh vực đầu tư, theo thời hạn, theo đối tượng khách hàng… đã phân tích trên đây, còn một số tiêu thức mà ngân hàng TMCP có thể sử dụng để phân loại danh mục cho vay của mình như phân loại theo khu vực địa lý, loại tiền tệ, hình thức cho vay … Tuy nhiên các tiêu thức này không bắt buộc (như tiêu chí theo ngành, theo thời hạn) vì vậy nhiều ngân hàng TMCP không công bố danh mục cho vay theo các tiêu chí này. Tóm lại qua phân tích thực trạng danh mục cho vay của một số ngân hàng TMCP trong giai đoạn từ 2006 – 2010, nhận thấy mức độ đa dạng hóa trên danh mục cho vay của hầu hết các ngân hàng nhìn chung không cao. Dù xét theo tiêu chí ngành kinh tế, lĩnh vực đầu tư, đối tượng khách hàng, hay thời hạn cho vay… thông thường danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP chỉ tập trung vào một hoặc hai loại cho vay nhất định (nhiều nhất là 4 loại như trong danh mục cho vay theo ngành kinh tế). Về mức độ tập trung, loại cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trên danh mục có thể lên tới trên 60% giá trị dư nợ toàn danh mục, đồng thời gấp 91 nhiều lần vốn chủ sở hữu của ngân hàng (cao nhất là 4 lần trong danh mục theo ngành). Nếu so sánh với quy định của ngân hàng tại một số nước (như đã đề cập trong mục 1.3.2) cũng như quy định trong các văn bản dưới luật của ngân hàng Nhà nước Việt Nam (chỉ thị 03/2007/CT-NHNN; quyết định 03/2008/QĐ-NHNN) có thể đánh giá chung là danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tập trung khá lớn. Những rủi ro này sẽ trở thành tổn thất tài chính nghiêm trọng cho các ngân hàng một khi nền kinh tế biến chuyển bất lợi. Điều này đã được minh chứng thông qua kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng Việt Nam những năm kế tiếp. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 Từ thực trạng danh mục cho vay được xem như bức tranh phản ánh kết quả của công tác quản trị danh mục cho vay, phần kế tiếp luận án sẽ đi sâu đánh giá hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 – 2010. 2.3.1. Những kết quả đạt được Phần này tóm lược những kết quả được ghi nhận trong hoạt động quản trị danh mục cho vay mà các ngân hàng TMCP đã thực hiện được trong khoảng thời gian từ 2006 – 2010 2.3.1.1. Hàng năm, một số ngân hàng TMCP đã dự kiến các chỉ tiêu và xây dựng các chính sách liên quan đến quản trị danh mục cho vay, bước đầu định hướng cho sự hình thành và phát triển danh mục cho vay một cách chủ động. Những định hướng cho việc hình thành danh mục cho vay đã được một số ngân hàng xây dựng trong chính sách cho vay hàng năm và được Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua. Chẳng hạn định hướng “... chú trọng mở rộng đầu tư tín dụng cho các đối tượng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp 92 trong khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay pháp nhân 65%, thể nhân không quá 35%, …” (trích Chính sách tín dụng của ngân hàng TMCP SCB ban hành cuối năm 2005). Hoặc như ngân hàng ACB năm 2009 dự kiến tổng dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp 34,000 tỷ đồng, khối khách hàng cá nhân 31,000 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà nội (SHB) dự kiến danh mục theo thời hạn trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 72%, nợ trung dài hạn 28%; danh mục theo đối tượng khách hàng trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 12%, cá nhân và doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 82%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 6%. Mặc dù còn sơ sài nhưng bước đầu cho thấy ý thức chủ động trong thiết kế danh mục cho vay có tính đa dạng hóa tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam đã bắt đầu hình thành trong thời gian này. Tiếp theo sau phần định hướng danh mục, các ngân hàng TMCP đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm thực hiện danh mục cho vay. Năm 2005 được xem là năm khởi đầu quan trọng trong việc thực hiện các quy định về quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế tại Việt Nam. Trên tinh thần đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành hai văn bản quan trọng có tính chất định hướng cho quản trị rủi ro tại Việt nam, đó là quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 457/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005. Dựa trên các văn bản này, các ngân hàng đã tiến hành xây dựng các chính sách bao gồm: chính sách giới hạn cho vay, chính sách phân hạng nợ và trích lập dự phòng, chính sách hạn chế cho vay với một số đối tượng cụ thể… Đây là những chính sách nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục, vì vậy chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng thực hiện quản trị danh mục cho vay tại từng ngân hàng TMCP.  Về chính sách giới hạn cho vay Nội dung của quyết định 457/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong đó giới hạn tối đa cho vay một 93 khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, tổng cho vay và bảo lãnh không vượt quá 25% vốn tự có. Đối với một nhóm khách hàng cho vay không quá 50% vốn tự có; tổng giới hạn cho vay và bảo lãnh không quá 60% vốn tự có. Ngoài ra trong quyết định này cũng quy định: đối với các khoản vay/ bảo lãnh (với một khách hàng) có giá trị vượt 5% vốn tự có ngân hàng phải có chính sách và cách thức theo dõi. Còn nếu khoản vay và tổng các khoản cho vay một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng phải được Hội đồng quản trị/ hoặc người được ủy quyền thông qua. Quy định này cho thấy, khi tỷ trọng các khoản vay vượt 5% (đặc biệt là vượt 10%) vốn tự có của một ngân hàng phải được xem là rủi ro tập trung và cần được theo dõi cẩn trọng. Để hướng dẫn các ngân hàng thực hiện, quyết định 457/QĐ-NHNN có mô tả rõ về nhóm khách hàng có liên quan, trong đó bao gồm nhóm khách hàng có quan hệ sở hữu, nhóm khách hàng có quan hệ quản trị, điều hành, thành viên. Sau quyết định 457/QĐ-NHNN ra đời ngày 19/4/2005, một số các văn bản khác được ngân hàng Nhà nước ban hành như: chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 (hiệu lực từ tháng 1/2008); quyết định 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/02/2008, thay thế cho chỉ thị 03; thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 (hiệu lực từ 1/10/2010) thay thế quyết định 457; thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 sửa đổi thông tư 13 (hiệu lực từ 1/10/2010). Những văn bản có tính pháp lý nói trên là cơ sở để cho các ngân hàng thương mại cụ thể hóa chính sách giới hạn cho vay của từng ngân hàng. BẢNG 2.8 MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIỚI HẠN TRÊN DANH MỤC CHO VAY Đơn vị : % 1. Dư nợ tối đa cho ngành sản xuất công nghiệp trên tổng dư nợ (TDN) 2. Dư nợ tối đa cho ngành nông lâm thủy hải sản trên TDN 3. Dư nợ tối đa cho ngành dịch vụ trong TDN 56 16 10 11 94 4. Dư nợ tối đa cho ngành xây dựng trong TDN 5. Dư nợ tối đa cho ngành kinh doanh bất động sản 6. Dư nợ các ngành khác 2 4 Nguồn: Trích chính sách TD của TECHCOMBANK năm 2010 [37] Ngoài việc xác định giới hạn cấp tín dụng tối đa cho một khách hàng, tại một số ngân hàng TMCP quy mô lớn, trong chính sách tín dụng của họ đã xây dựng các giới hạn tín dụng tối đa cho một số ngành kinh tế chủ chốt hoặc cho một số đối tượng khách hàng nhất định (theo tỷ lệ % trên tổng dư nợ), nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung (xem bảng 2.8). Việc đưa ra các tỷ lệ giới hạn trên danh mục được Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua hàng năm và được ghi trong chính sách tín dụng của ngân hàng. Thực chất các giới hạn này là nhằm thực hiện chính sách đa dạng hóa, tránh tập trung dồn vốn cho một số ngành nghề hẹp, cũng có nghĩa là thực hiện phân tán rủi ro trên danh mục cho vay của ngân hàng.  Về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng Căn cứ vào quy định của ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 493/QĐNHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 (sửa đổi, bổ sung QĐ 493) các ngân hàng TMCP đã thực hiện phân loại nợ và trích dự phòng. Theo đó, ngân hàng có thể sử dụng một trong hai cách phân loại: phân loại theo định lượng (điều 6 trong 493) và phân loại theo định tính (điều 7 của 493). Đồng thời trích hai loại dự phòng, bao gồm dự phòng chung cho các nhóm nợ từ 1 – 4 và dự phòng cụ thể cho các nhóm nợ từ 2 – 5. Việc phân loại nợ theo định tính trong QĐ 493/QĐ-NHNN giúp ngân hàng nhận định tổng thể về chất lượng danh mục cho vay của họ. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong trích dự phòng rủi ro mà còn giúp nhà quản trị có những động thái phù hợp để duy trì chất lượng của danh mục cho vay. Có thể nói việc ban hành cũng như tuân thủ QĐ 493/QĐ-NHNN và bổ sung sau này là quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 đã chứng tỏ sự thay đổi căn bản trong nhận thức về quản trị rủi ro của ngân hàng Việt Nam. Đây 95 được xem là bước ngoặt quan trọng trong việc tiến dần đến thông lệ quốc tế về quản trị nói chung và quản trị rủi ro danh mục cho vay nói riêng.  Chính sách hạn chế /không cho vay với một số đối tượng cụ thể Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khá rõ ràng về việc không cấp tín dụng đối với các đối tượng, chẳng hạn như: cha, mẹ vợ con … của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát… và hạn chế cấp tín dụng đối với một số đối tượng như: những người trực tiếp cho vay, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập… nhằm tránh nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do những quyết định cho vay thiếu khách quan. Theo quy định, dư nợ cho vay đối với các đối tượng bị hạn chế không vượt quá 5% tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này là cần thiết để giảm rủi ro tập trung trên danh mục. Trên thực tế, các ngân hàng TMCP cũng đưa những quy định này vào trong chính sách cho vay của mình để thực hiện. Cùng với chính sách giới hạn cho vay, những quy định hạn chế cho vay/không cho vay giúp các ngân hàng tránh xung đột quyền lợi dẫn đến lệch hướng trong cho vay và tập trung rủi ro trên danh mục. 2.3.1.2. Phần lớn các ngân hàng TMCP đã tổ chức bộ máy 3 tuyến phòng vệ nhằm thực hiện và giám sát danh mục cho vay. Quản trị danh mục nói riêng và quản trị ngân hàng nói chung đòi hỏi phải tuân theo những quy tắc về mặt tổ chức như đã đề cập trong chương 1. Trên thực tế tại các ngân hàng TMCP, những quy tắc như bất kiêm nhiệm, quy tắc tránh xung đột quyền lợi … đều được các ngân hàng cụ thể hóa bằng những quy định trong quy trình cấp tín dụng, quy trình giải ngân hoặc quy trình xử lý nợ có vấn đề. Nhìn chung, ở hầu hết các ngân hàng TMCP đều hình thành ba tuyến phòng vệ trong quá trình thực hiện và giám sát danh mục cho vay (xem hình 2.1) Tuyến phòng vệ thứ nhất chính là bộ phận tác nghiệp, được xem là nơi “tạo ra” rủi ro, bởi vì bộ phận tác nghiệp là nơi thực hiện các giao dịch cho vay, từ đó mà hình thành nên danh mục cho vay của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng luôn luôn thiết lập một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ và việc tuân thủ quy trình 96 này được xem là thiết lập các chốt kiểm soát cài đặt trong chính quá trình tác nghiệp, từ đó rủi ro danh mục cho vay sẽ được kiểm soát. Bên cạnh khối tác nghiệp, tại nhiều ngân hàng đã hình thành khối/ bộ phận quản lý rủi ro có chức năng độc lập, hoạt động song song với khối tác nghiệp, chịu sự điều hành của Ban giám đốc. Theo dữ liệu thu thập được trên báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP Việt Nam ở thời điểm cuối năm 2010, trong số 37 ngân hàng TMCP có khoảng 24 ngân hàng TMCP (tương đương 65%) đã có bộ phận quản lý rủi ro độc lập. Cụ thể như SACOMBANK, ACB, MB, EXIMBANK ... đều thành lập khối giám sát/ khối quản trị rủi ro trực thuộc ban điều hành, do một phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp. Trong cơ cấu khối quản trị rủi ro có thành lập phòng quản lý rủi ro, hoạt động độc lập tương đối với các phòng ban tác nghiệp/kinh doanh thuộc các khối khác như phòng quan hệ khách hàng, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân ... Đây là mô hình phù hợp với quan điểm quản trị rủi ro ngân hàng trong xu thế hiện nay. Với chức năng theo dõi giám sát rủi ro một cách độc lập, là đầu mối giúp Ban điều hành nắm vững tình trạng “sức khỏe” của danh mục cho vay, khối/ bộ phận quản lý rủi ro được xem là tuyến phòng vệ thứ hai rất hữu hiệu trong quản trị danh mục cho vay. 97 HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT DANH MỤC CHO VAY ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH KHỐI TÁC NGHIỆP TUYẾN PHÒNG VỆ THỨ NHẤT --------BỘ PHẬN TÁC NGHIỆP TUYẾN PHÒNG VỆ THỨ HAI --------- KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO TUYẾN PHÒNG VỆ THỨ BA --------- BAN KIỂM SOÁT BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ Nguồn: tập hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP [34] Cuối cùng là tuyến phòng vệ thứ ba với chức năng của Ban kiểm soát và được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ, trực thuộc Ban kiểm soát. Trong mô hình của các ngân hàng TMCP hiện nay, Ban kiểm soát trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Điều này đảm bảo cho sự tách biệt giữa chức năng giám sát với chức năng hoạch định chiến lược và chức năng tác nghiệp. Với vị trí độc lập này, ban kiểm soát có quyền triệu tập đại hội cổ đông bất thường nếu thấy hội đồng quản trị có dấu hiệu vi phạm. Nếu như tính độc lập của khối/bộ phận quản lý rủi ro phần nào bị hạn chế (do vẫn trực thuộc Ban điều hành) thì bộ phận kiểm toán và Ban kiểm soát có tính độc lập rất cao: có thể đánh giá cả công tác quản trị của hội đồng quản trị và công tác điều hành của ban giám đốc, thực hiện đồng thời giám sát tuân thủ và giám sát cảnh báo rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay nói chung, danh mục cho vay nói riêng. Có thể nói với mô hình tổ chức giám sát 3 tuyến phòng vệ như trên, về cơ bản các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay đã thể hiện rõ quan điểm hướng tới 98 quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro danh mục cho vay. Trong năm 2009 và 2010, một số ngân hàng TMCP quy mô lớn đã cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng chuyên môn hóa nghiệp vụ, nhất là về quản trị rủi ro. Chẳng hạn ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Sea bank) hình thành khối quản trị rủi ro tại hội sở (do chuyên gia cao cấp của ngân hàng Société Générale - Pháp làm giám đốc). Khối này nghiên cứu và đề xuất các quy định về an toàn tín dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý rủi ro và đánh giá rủi ro tín dụng. Đồng thời tại mỗi chi nhánh của ngân hàng này, lại có một chuyên gia quản lý rủi ro tín dụng độc lập, trực thuộc khối quản lý rủi ro tại hội sở, chịu trách nhiệm thẩm định rủi ro tín dụng ở cấp độ đầu tiên. Việc hình thành mô hình tổ chức quản lý theo hàng dọc như vậy, bước đầu có thể tạo ra sự thay đổi khá tốn kém chi phí, tuy nhiên khi mô hình đã vận hành và đi vào hoạt động thì hiệu quả đạt được chắc chắn sẽ cao hơn là cách tổ chức phân tán như một số ngân hàng TMCP khác. Ngoài ra tại ngân hàng TECHCOMBANK cũng đã thành lập phòng “Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng”, tồn tại song song với phòng quản trị rủi ro tín dụng, cả hai phòng này thuộc khối thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc điều hành. 2.3.1.3. Một số ít các ngân hàng TMCP đã vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo tiền đề cho quá trình đánh giá rủi ro nói chung và rủi ro danh mục cho vay nói riêng. Một trong những nội dung quan trọng để quản trị rủi ro nói chung và rủi ro danh mục cho vay nói riêng là sử dụng phương pháp đo lường đánh giá rủi ro thích hợp. Theo khuyến nghị của ủy ban Basel các ngân hàng có thể lựa chọn một trong ba phương pháp: phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản; phương pháp đánh giá nội bộ nâng cao và phương pháp tiêu chuẩn hóa, miễn sao phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng. Trong ba phương pháp nêu trên, phương pháp tiêu chuẩn hóa (dựa trên đánh giá của các cơ quan xếp hạng bên ngoài) được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển, nhưng không thích hợp và không được ưa chuộng tại 99 các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, 2 phương pháp đánh giá còn lại thường được quan tâm hơn. Tại Việt Nam, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN yêu cầu các ngân hàng xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Như vậy có thể hiểu xu hướng của ngân hàng Nhà nước là khuyến khích các ngân hàng sử dụng phương pháp đánh giá nội bộ. Theo đó mỗi ngân hàng sẽ sử dụng cách đánh giá của riêng mình, không dựa vào kết quả của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm bên ngoài. Theo quan điểm cá nhân, người viết cho rằng đây là phương pháp thích hợp nhất trong điều kiện hiện tại của các ngân hàng Việt Nam. Quy định của ngân hàng Nhà nước là trong vòng 3 năm kể từ sau khi quyết định 493/2005/QĐ-NHNN có hiệu lực (tức là chậm nhất đến tháng 4/2008) các ngân hàng thương mại phải hoàn thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trên cơ sở đó xây dựng chính sách dự phòng rủi ro và trình cho ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối năm 2010 có rất ít ngân hàng xây dựng được hệ thống XHTD nội bộ (theo đánh giá của ngân hàng Nhà nước trong bản giải trình nội dung sửa đổi quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN chỉ có 3 ngân hàng tính đến quý 1 năm 2010 xây dựng được hệ thống này [29]. Hầu hết các ngân hàng vẫn trong quá trình xây dựng và thử nghiệm. Chẳng hạn tại ngân hàng TECHCOMBANK trong năm 2010, khối quản trị rủi ro của ngân hàng này đã hoàn thành phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ theo dự án trên cơ sở mô hình quản trị rủi ro tín dụng do tổ chức McKisey tư vấn. Mô hình này bước đầu đã triển khai thí điểm tại 6 chi nhánh và dự kiến triển khai đại trà trong toàn ngân hàng TECHCOMBANK vào năm 2011. Bảng 2.9; 2.10 và 2.11 dưới đây minh họa hệ thống xếp hạng của ngân hàng ACB. Theo hệ thống xếp hạng của ngân hàng này, hạng khách hàng được chia thành 10 cấp độ, từ tốt là AAA giảm dần cho đến mức vỡ nợ là D. Mỗi loại khách hàng tương ứng với một xác xuất vỡ nợ khác nhau. Xác xuất vỡ nợ của người vay 100 trong hệ thống xếp hạng được ngân hàng xác định từ các dữ liệu thống kê trong quá khứ để tham chiếu (thông thường trong khoảng từ 3 – 5 năm). Sau khi xếp hạng người vay, ngân hàng tiếp tục xếp hạng tài sản bảo đảm theo các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ ứng với một tỷ lệ rủi ro không thu hồi được (còn gọi là mức gây thiệt hại do vỡ nợ) BẢNG 2.9 - XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG Loại doanh nghiệp 1. AAA 2. AA 3. A 4. BBB 5. BB 6. B 7. CCC 8. CC 9. C 10. D Xếp hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Xác suất vỡ nợ (%) 0,15 0,30 0,60 1,10 2,00 3,00 5,00 8,00 15,00 100,00 Nhận xét Tốt Khá Trung bình Dưới trung bình Vỡ nợ Nguồn: Sổ tay tín dụng của ACB [36] BẢNG 2.10 - XẾP HẠNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM Mức gây 5 thiệt hại % Xếp hạng 1 Loại TSĐB AAA 10 % 2 AA 20 % 3 A 30 % 4 BBB 40 % 5 BB 50 % 6 B 60 70% % 7 8 CCC CC 80 % 9 C Nguồn: Sổ tay tín dụng của ACB [36] Bước tiếp sau của quá trình xếp hạng là ngân hàng tập hợp từ kết quả xếp hạng khách hàng và xếp hạng tài sản bảo đảm để xác định giá rủi ro (hay còn gọi là phần bù đắp cho rủi ro tín dụng) của khoản vay theo công thức: 101 Giá rủi ro tín dụng = Xác suất vỡ nợ * Mức gây thiệt hại Cuối cùng ngân hàng đưa ra kết quả tổng hợp từ giá rủi ro tín dụng theo bảng 2.11. Kết quả này sẽ là căn cứ để các cấp quản trị của ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng. BẢNG 2.11 - TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP HẠNG RỦI RO Xếp hạng DN Xếp hạng TSĐB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Lành Lành Rất lành Rất lành Rất lành Rất lành mạnh và mạnh và mạnh và mạnh và mạnh và mạnh và tốt tốt tốt tốt tốt tốt Khá tốt Khá tốt Trung bình Từ chối 2 Rất lành Rất lành Lành Lành mạnh và mạnh và mạnh và mạnh và tốt tốt tốt tốt 3 Lành Rất lành mạnh và mạnh và tốt tốt Khá tốt 4 Lành Lành mạnh và mạnh và tốt tốt 5 Lành mạnh và tốt 6 Khá tốt Khá tốt Trung bình Trung bình Rủi ro cao Từ chối Khá tốt Khá Trung bình Rủi ro chấp nhận Rủi ro cao Từ chối Từ chối Khá tốt Khá Trung bình Trung bình Rủi ro cao Từ chối Từ chối Từ chối Khá tốt Khá Trung bình Trung bình Rủi ro Từ chối chấp nhận Từ chối Từ chối Từ chối Khá tốt Khá tốt Trung bình Trung bình Rủi ro chấp nhận Rủi ro cao Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối 7 Khá Khá Trung bình Rủi ro chấp nhận Rủi ro cao Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối 8 Trung bình Trung bình Rủi ro Rủi ro Từ chối chấp nhận chấp nhận Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối 9 Rủi ro chấp nhận Rủi ro cao Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Nguồn: Sổ tay tín dụng của ACB [36] Qua phần minh họa từ thực tế trên đây, nhận thấy ACB đã xây dựng được hệ thống xếp hạng khách hàng vay, cùng với hai dữ liệu căn bản cho việc xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay, đó là số liệu về xác suất vỡ nợ và tỷ lệ tổn thất không thu hồi. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ cho quá trình ra quyết định tín dụng của ngân hàng, chưa khai thác hết lợi ích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 102 Nhìn chung có thể đánh giá là việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng còn chậm trễ theo yêu cầu của ngân hàng Nhà nước, nhưng khi quy định các ngân hàng phải xây dựng hệ thống này, chính ngân hàng Nhà nước đã hình thành một quan niệm mới, cách nhìn nhận mới về đánh giá rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (tính đến thời điểm quyết định 493 được ban hành). Đó là tiền đề rất quan trọng cho việc áp dụng quản trị danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại. 2.3.1.4. Hầu hết các ngân hàng đã sử dụng biện pháp nội bảng khi tiến hành điều chỉnh danh mục cho vay. Như đã đề cập trong chương 1 (mục 1.2.3.3), khi một ngân hàng muốn điều chỉnh danh mục, họ có thể sử dụng phương pháp nội bảng hoặc ngoại bảng. Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng sử dụng phương pháp nội bảng. Cụ thể khi muốn điều chỉnh giảm tỷ trọng dư nợ một loại hình cho vay nào đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường áp dụng một trong các cách như: giảm dư nợ thông qua biện pháp tích cực thu nợ đối với loại hình cho vay cần giảm; tăng dư nợ các loại hình cho vay khác để thay đổi tỷ trọng các loại cho vay như mong muốn; cuối cùng là sử dụng cả biện pháp thường bị ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm là “đảo nợ” để thay đổi mục đích khoản vay, chuyển đổi loại hình dư nợ. Trong thời gian qua, khi ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định, chỉ thị giới hạn dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán/kinh doanh bất động sản, cho vay phi sản xuất, các ngân hàng TMCP chủ yếu sử dụng các biện pháp nội bảng để tuân thủ. Ngoài các biện pháp kể trên, một biện pháp điều chỉnh nội bảng khác cũng được đề cập đến tại Việt Nam là mua bán nợ. Năm 2006, ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế về mua bán nợ kèm theo quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006, thay thế cho quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/04/1999. Với quy chế mới này, khung pháp lý cho thị trường mua bán nợ tiếp tục được hoàn thiện và bổ sung. Phạm vi áp dụng mua bán nợ là tất cả những khoản nợ của 103 tổ chức tín dụng đang tồn tại, kể cả trên danh mục cũng như đang theo dõi ngoại bảng tại thời điểm diễn ra giao dịch. Về phương thức thực hiện mua bán nợ có thể qua đàm phán trực tiếp/ có môi giới hoặc là thông qua đấu giá. Khoản nợ có thể được mua bán toàn bộ, một phần hoặc là mua bán nhiều lần. Hai bên có thể thỏa thuận bán miễn truy đòi hoặc có truy đòi. Giá mua bán hình thành do hai bên thỏa thuận, tuy nhiên với các khoản nợ lành mạnh thuộc nhóm 1, văn bản quy định giá mua bán không thấp hơn giá trị của khoản nợ. Có thể nói những quy định mua bán nợ của ngân hàng Nhà nước đã bước đầu tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển giao các khoản nợ, giúp các ngân hàng cơ cấu lại danh mục, nâng cao hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng. Tóm lại, tính đến năm 2006 mặc dù thuật ngữ “quản trị danh mục cho vay” được xem là khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng một số nội dung của hoạt động quản trị danh mục cho vay cũng đã bước đầu được thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2010. Tuy chưa thực sự hoàn chỉnh, nhưng chúng đặt nền móng quan trọng cho việc thay đổi từ quan niệm quản trị từng giao dịch một cách đơn thuần sang quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại. 2.3.2. Những hạn chế trong quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, có thể rút ra một số hạn chế về công tác quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian 2006 -2010 2.3.2.1. Hầu hết các ngân hàng TMCP chưa thực hiện quản trị danh mục cho vay, một số ít quản trị theo phương pháp thụ động nên mức độ ổn định thấp, dễ bị tác động bởi nhu cầu thị trường trong hình thành danh mục. Qua tìm hiểu thực tế hầu hết các ngân hàng TMCP Việt Nam chỉ quan tâm đến quản trị từng giao dịch cho vay, chưa áp dụng quản trị danh mục cho vay. Chỉ 104 có một số ít ngân hàng TMCP quy mô lớn áp dụng phương pháp quản trị danh mục thụ động. Biểu hiện trong kế hoạch hàng năm của các ngân hàng này có đưa ra các định hướng chung/định hướng ưu tiên trong việc thực hiện cho vay (như đã chỉ ra trong mục 2.3.1.1). Còn lại hầu hết các ngân hàng TMCP đã không thiết lập được một danh mục cho vay với cơ cấu dự kiến, cũng như không xây dựng được các giới hạn cần thiết cho từng ngành/ từng khu vực kinh doanh/ từng loại hình cấp tín dụng phù hợp với đặc điểm của riêng ngân hàng. Vì thế, cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng khó tránh khỏi tự phát, tỷ trọng các loại cho vay hình thành ngẫu nhiên, bị dẫn dắt bởi thị trường. Thực tế cho thấy giai đoạn 2006 – 2007 là thời kỳ thị trường chứng khoán và bất động sản tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các ngân hàng không chỉ đầu tư, góp vốn mua cổ phiếu, mà còn tập trung cho vay hai lĩnh vực này với số dư nợ khá lớn, dẫn đến mất cân đối trong danh mục cho vay và danh mục tài sản của từng ngân hàng. Số liệu trên danh mục cho vay theo ngành của các ngân hàng TMCP (xem phụ lục 10) chỉ ra trong năm 2007 tại nhiều ngân hàng hai loại hình cho vay “Dịch vụ cá nhân & cộng đồng” và “Tư vấn và kinh doanh bất động sản” đều có tốc độ tăng trưởng rất cao, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng toàn danh mục cho vay của mỗi ngân hàng. Chẳng hạn tại ACB, tốc độ tăng dư nợ dịch vụ cá nhân & cộng đồng và tốc độ tăng tư vấn kinh doanh bất động sản lần lượt là 126.3% và 137.9%, trong khi tăng tổng dư nợ chung chỉ ở mức 87%. SACOMBANK có tốc độ tăng đột biến hai loại hình này là 305.7% và 314.4% trong khi tăng tổng dư nợ là 145.8%. Tại EXIMBANK dư nợ dịch vụ cá nhân và cộng đồng tăng 109.4% trong khi tăng tổng dư nợ là 80.8%.... Theo một tài liệu có nguồn trích dẫn số liệu từ ngân hàng Nhà nước, trong năm 2007 có một số ngân hàng/tổ chức tín dụng cho vay kinh doanh chứng khoán chiếm tới 40% tổng dư nợ. Cũng có ngân hàng TMCP cho một cá nhân vay kinh doanh chứng khoán con số lên tới 200 tỷ đồng [11]. Tính đến cuối năm 2007 có trên 25 tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng TMCP) cho vay bất động sản chiếm trên 20% dư nợ. Mặc dù không có số liệu thống kê chính xác công bố về tỷ 105 trọng cho vay kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm trong tổng dư nợ của các ngân hàng, tuy nhiên căn cứ vào các văn bản mà ngân hàng Nhà nước ban hành trong thời kỳ này (chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/05/2007 và quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 về kiểm soát cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán), cũng đã thể hiện rằng tỷ trọng dư nợ mà các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, ngân hàng TMCP nói riêng, tập trung cho các ngành thuộc loại “nhạy cảm” là rất lớn. Phần phân tích số liệu trong mục 2.2.2 cũng cho thấy dư nợ lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) chiếm tỷ trọng khá cao tại nhiều ngân hàng TMCP. Ngoài những biểu hiện tập trung rủi ro theo ngành kinh tế, lĩnh vực đầu tư, các ngân hàng cũng vi phạm những quy định của ngân hàng Nhà nước về việc tránh tập trung dồn vốn cho một đối tượng khách hàng. Theo đánh giá của trung tâm thông tin tín dụng CIC thì mặc dù việc tuân thủ của các ngân hàng TMCP đã tiến bộ hơn trước, tuy nhiên có những thời điểm trong năm 2007 vẫn ghi nhận sự “xé rào”, cụ thể SACOMBANK cho một khách hàng vay tới 48% vốn tự có, SAIGONBANK 33%. Theo tổng hợp báo cáo của CIC trong tuần cuối cùng của tháng 9/2009 có tới 13 tổ chức tín dụng cho vay vượt tỷ lệ quy định của ngân hàng Nhà nước. Trong đó 9 tổ chức tín dụng được Thống đốc ngân hàng cho phép, chỉ có 4 ngân hàng là vi phạm không được phép. Có 2 ngân hàng TMCP trong số 4 tổ chức tín dụng đó cho vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng. Đó là các ngân hàng TMCP Hàng Hải cho một công ty vay tới 16.43% vốn tự có và ngân hàng TMCP Tín Nghĩa cho một khách hàng cá nhân vay tới 16.34% vốn tự có trong suốt thời gian dài [9] Hậu quả của tình trạng đầu tư cho vay theo phong trào là cơ cấu danh mục cho vay bất ổn, vi phạm giới hạn an toàn trên toàn danh mục, gây khó khăn cho kết quả hoạt động của các năm kế tiếp. Thông thường những rủi ro tiềm ẩn trên danh mục cho vay có thể dễ dàng nhận thấy từ các dấu hiệu như đã chỉ ra trong 106 mục 1.2.2.1. Nhưng tác hại của chúng đối với ngân hàng thì phải sau một thời gian mới bộc lộ ra được. Có thể thấy rõ điều này khi so sánh các con số gia tăng đột biến dư nợ các ngành phi sản xuất như kinh doanh chứng khoán, bất động sản … trong thời kỳ 2006 – 2007 và kết quả trích dự phòng rủi ro tín dụng vào các năm sau đó (xem phụ lục 13). Cụ thể trong các năm 2008; 2009 và 2010 tốc độ trích quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng TMCP lớn gấp nhiều lần tốc độ tăng dư nợ (ví dụ ở ACB năm 2008 và 2009 trích quỹ dự phòng tăng 69.9% và 119.5%, trong khi tăng dư nợ chỉ là 9.5% và 79.2%. SACOMBANK năm 2008 và 2009, trích quỹ dự phòng tăng 41.7 và 104.7% trong khi dư nợ giảm 1.04% năm 2008 và chỉ tăng 70.41% năm 2009). Trích dự phòng rủi ro tăng sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm sút, điều này được minh chứng qua kết quả lợi nhuận trong các năm từ 2008 -2010. Theo thống kê, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2007 của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn so với năm 2006 là 88% (gần gấp đôi năm 2006). Tuy nhiên hậu quả năm 2008, khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản “chựng” lại thì lợi nhuận của toàn hệ thống thấp hẳn đi, chỉ đạt 90% so với năm 2007 (giảm khoảng 10%), trong khi tốc độ tăng nguồn huy động và tăng tín dụng vẫn đạt mức trên 25% [35]. 2.3.2.2. Các ngân hàng chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro nội bộ vì vậy khó định lượng chính xác mức độ rủi ro danh mục để áp dụng biện pháp quản trị thích hợp. Chương 1 đã chỉ ra rằng nội dung quan trọng trong quản trị danh mục cho vay chủ động là ứng dụng mô hình đo lường rủi ro danh mục, vì vậy ứng dụng mô hình đo lường rủi ro đang trở thành xu hướng phát triển phổ biến tại các ngân hàng thương mại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam các mô hình này còn khá xa lạ. Trong thực tế, các ngân hàng Việt Nam đo lường rủi ro theo quy định trong quyết định 493 của ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở đó trích lập dự phòng cho cả hai loại rủi ro ước tính được và không ước tính được. Phân tích cách 107 thức lượng hóa rủi ro tín dụng hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, ngân hàng TMCP Việt Nam nói riêng có thể nhận thấy những thiếu sót cụ thể sau:  Một là quan niệm về biến cố rủi ro tín dụng chưa đầy đủ Để đo lường rủi ro tín dụng trước hết phải xác định rõ các biểu hiện cụ thể của biến cố rủi ro tín dụng: đó là biến cố vỡ nợ và biến cố giảm giá trị khoản nợ trên danh mục. Trong thực tế các ngân hàng Việt Nam thường đồng nhất biến cố rủi ro tín dụng với biến cố vỡ nợ / không trả được nợ từ phía đối tác. Như vậy, biến cố rủi ro phát sinh từ sụt giảm giá trị khoản tín dụng trên danh mục đã không được đề cập đến. Hạn chế này có thể lý giải vì các khoản cho vay trên danh mục của ngân hàng Việt Nam gần như không có tính thanh khoản. Vì vậy tất cả các khoản nợ trên danh mục luôn được nhìn nhận như giá trị trên sổ sách của nó mặc dù chất lượng của nó có thể đã thay đổi theo thời gian, theo thực tế hoạt động của người vay. Từ quan niệm như vậy, đã dẫn đến một thực tế là các ngân hàng Việt Nam hầu như chỉ quan tâm đến lượng hóa rủi ro tín dụng liên quan đến biến cố vỡ nợ. Mặt khác, như đã đề cập trong chương 1, đo lường rủi ro tín dụng bao gồm đo lường khả năng xảy ra biến cố (được hiểu là đo lường xác xuất xảy ra) và đo lường mức độ thiệt hại (còn hiểu là đo lường tổn thất) khi biến cố xảy ra. Trong đó, xác xuất vỡ nợ phụ thuộc vào hạng tín nhiệm của người vay (mà cơ sở để xác định nó là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng), còn tổn thất khi xảy ra vỡ nợ tùy thuộc vào khả năng thu hồi khoản nợ. Trong hai yếu tố nói trên, chỉ có tổn thất khi xảy ra vỡ nợ được quy định trong 493/2005/QĐ-NHNN căn cứ vào khả năng thu hồi tài sản bảo đảm của khoản vay, còn xác xuất vỡ nợ hầu hết các ngân hàng chưa tính được do hệ thống xếp hạng tín dụng chưa chính thức áp dụng tại nhiều ngân hàng. Với thực tế trên có thể nói quan niệm đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam về cơ bản còn nhiều hạn chế cần khắc phục. 108  Hai là chưa tách biệt được bản chất của tổn thất kỳ vọng và tổn thất không kỳ vọng để xác định nguồn bù đắp tương thích. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết ở chương 1có thể thấy khá rõ nhược điểm của cách trích lập dự phòng tổn thất theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước. Trong văn bản đó quy định tổn thất kỳ vọng /xác định được và tổn thất không kỳ vọng/ không xác định được đều dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp. Ngoại trừ tỷ lệ trích khác nhau còn nguồn trích dự phòng đều từ chi phí hoạt động của ngân hàng. Đây là điểm bất hợp lý đầu tiên bởi lẽ chỉ có tổn thất kỳ vọng mới có thể đo lường được để trích lập quỹ dự phòng từ chi phí hoạt động của ngân hàng. Còn tổn thất không kỳ vọng do bản chất của nó là không dự kiến được, nên được xem là rủi ro (biến cố không chắc chắn có xảy ra hay không) chứ không phải là chi phí do vậy không thể lập quỹ dự phòng cho nó từ chi phí hoạt động giống như tổn thất kỳ vọng, mà dùng vốn kinh tế của ngân hàng để trang trải (như đã phân tích trong mục 1.2.3.1). Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam khái niệm vốn kinh tế không được nhắc đến trong các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính vì các khái niệm này chưa được hiểu đúng nên ngân hàng Việt Nam không phân biệt chính xác nguồn bù đắp thích hợp với bản chất của từng loại tổn thất.  Ba là cách tính toán trích lập dự phòng rủi ro chưa hợp lý Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định chung cho từng nhóm nợ (nhóm 2 tỷ lệ 5%, nhóm 3 tỷ lệ 20%, nhóm 4 tỷ lệ 50% và nhóm 5 tỷ lệ 100%). Bên cạnh đó, quyết định này cũng quy định tỷ lệ quy đổi giá trị của các loại tài sản bảo đảm (ví dụ như các loại bất động sản tỷ lệ quy đổi giá trị là 50%, thiết bị máy móc tỷ lệ tỷ lệ quy đổi là 30% …). Công thức tính dự phòng cụ thể quy định như sau: R = max {0, (A-C)}*r 109 Với: R là số tiền dự phòng cụ thể phải trích, A là giá trị khoản nợ, C là giá trị của tài sản bảo đảm (được quy đổi theo hệ số quy định), r là tỷ lệ trích dự phòng cụ thể. Phân tích công thức tính trên đây, có thể thấy số tiền dự phòng rủi ro phụ thuộc vào giá trị khoản vay, giá trị của tài sản bảo đảm cho khoản vay và tỷ lệ trích dự phòng. Trong đó phần chênh lệch của (A-C) có thể hiểu là giá trị chịu rủi ro của khoản vay. Yếu tố r là tỷ lệ tổn thất của khoản vay khi xảy ra vỡ nợ, tương đương như yếu tố LGD trong công thức của ủy ban Basel. Như vậy nếu giá trị khoản vay nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tài sản bảo đảm tương ứng cho khoản vay thì coi như khoản vay không có rủi ro và không phải trích dự phòng. Cách tính dự phòng như trên, có điểm bất hợp lý là xác suất vỡ nợ (PD) đã không được đưa vào trong công thức tính. Trong khi theo quan điểm của ủy ban Basel thì tổn thất của một khoản vay phụ thuộc đồng thời cả ba yếu tố là tỷ lệ không thu hồi được của khoản vay (LGD), xác suất vỡ nợ của chủ thể vay (PD) và giá trị của khoản vay (EAD). Nếu theo cách tính trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì hai khoản nợ có cùng giá trị, cùng thuộc một nhóm nợ, cùng bảo đảm bằng một loại tài sản có giá trị như nhau, sẽ có mức trích dự phòng cụ thể bằng nhau, bất kể một khoản nợ là của một công ty có uy tín xếp hạng AAA còn khoản nợ kia của một công ty có hạng khiêm tốn CCC. Đây là điều chưa chính xác vì rủi ro của hai công ty thể hiện qua xác xuất vỡ nợ hoàn toàn khác nhau, nên mức độ tổn thất không thể như nhau được. Thiết nghĩ nếu đưa thêm yếu tố PD vào công thức tính, mức trích dự phòng sẽ thay đổi theo hạng tín nhiệm của người vay và chắc chắn sẽ giảm đi so với cách tính trên (do PD thường nhỏ hơn 1). Một điểm khác trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN cũng chưa hợp lý đó là con số tỷ lệ trích dự phòng chung là 0,75% trên dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Nếu coi dự phòng chung là để bù đắp cho tổn thất chưa xác định được thì cơ sở nào để đưa ra con số 0,75% mà không phải là bất kỳ con số nào khác? 110  Bốn là chưa tính đến tương quan giữa các khoản vay trên phạm vi toàn danh mục. Cách tính toán trích dự phòng như trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là căn cứ vào tổn thất của từng khoản nợ đang hiện hữu, sau đó cộng gộp tổn thất của từng khoản cho vay thành tổn thất chung của cả danh mục. Xét trên quan điểm quản trị danh mục hiện đại thì việc tính tổn thất như vậy là chưa chính xác, bởi vì cách tính đó đã bỏ qua sự tương quan giữa các khoản vay, cũng như không xét đến lợi ích của việc đa dạng hóa các khoản vay trên danh mục. Nếu một danh mục bao gồm các khoản cho vay thuộc các ngành và nhóm khách hàng độc lập với nhau, thì khả năng xảy ra tổn thất cho danh mục sẽ thấp hơn trường hợp các khoản cho vay thuộc các nhóm khách hàng và các ngành có quan hệ phụ thuộc nhất định.Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cho nhận định này: Giả sử, ngân hàng cho vay hai khách hàng: khách hàng A thuộc ngành A có khả năng xảy ra tổn thất không kỳ vọng tính được là 50%, còn khách hàng B thuộc ngành B là 30%. Trên danh mục cho vay, tỷ trọng dư nợ của khách hàng A là 40%, khách hàng B là 60%. Có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp thứ nhất: Nếu hai ngành A và B hoàn toàn độc lập, tức là hệ số tương quan bằng 0 thì khả năng xảy ra tổn thất (  ) của danh mục cho vay sẽ được tính như sau [40]:  2 = (0,52 * 0,42) + (0,32 * 0,62) + 2*0,4*0,6*0*0,5*0,3 = 0,0724  = 26,9% Trường hợp thứ hai: Nếu hai ngành A và B có liên quan đến nhau (phụ thuộc hoặc ràng buộc) với hệ số tương quan là 0,6. Khi đó khả năng xảy ra tổn thất của danh mục sẽ thay đổi :  2 = (0,52 * 0,42) + (0,32 * 0,62) + 2*0,4*0,6*0,6*0,5*0,3 = 0,1156  = 34% 111 So sánh hai trường hợp trên để thấy rằng khi ngân hàng thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay thì khả năng xảy ra tổn thất của danh mục sẽ thấp hơn của từng khoản vay khi đứng độc lập (cụ thể 26,9% nhỏ hơn 50% của ngành A hoặc 30% của ngành B trong trường hợp thứ nhất). Ngoài ra cũng danh mục cho vay đó, nếu các khoản vay có sự tương quan/phụ thuộc với nhau thì khả năng tổn thất xảy ra sẽ cao hơn khi các khoản vay trên danh mục có tính độc lập (trường hợp thứ hai 34% lớn hơn 26,9% của trường hợp thứ nhất). Như vậy có thể thấy rằng, những quy định hiện đang áp dụng chưa cho phép các ngân hàng tính một cách chính xác mức độ rủi ro danh mục cho vay để từ đó có các biện pháp quản trị thích hợp. Mặc dù trong các văn bản quản lý ở nhiều thời điểm, NHNN Việt Nam thường yêu cầu các NHTM tránh dồn vốn cho một số ít ngành/lĩnh vực kinh tế, mục đích để hạn chế khả năng tổn thất cao cho danh mục. Tuy nhiên những quy định đó chỉ mang ý nghĩa định tính chung chung. Muốn xác định được mức độ rủi ro chính xác để có các biện pháp xử lý phù hợp, cần phải xây dựng mô hình đo lường rủi ro nội bộ của từng ngân hàng. Đây cũng là vấn đề mà ủy ban Basel khuyến khích các ngân hàng thương mại thực hiện. 2.3.2.3. Việc điều chỉnh danh mục cho vay ít được chú ý, hoặc chỉ sử dụng phương pháp nội bảng nên thường thiếu linh hoạt, tác động chậm. Nghiên cứu thực trạng danh mục cho vay của ngân hàng TMCP trong nhiều năm liền (mục 2.2) có thể dễ dàng nhận thấy thực tế báo cáo danh mục cho vay của các ngân hàng không có sự gắn kết gì nhiều với định hướng cho vay của chính ngân hàng. Ví dụ SCB định hướng “cho vay pháp nhân 65%, thể nhân không quá 35%”, nhưng thực tế riêng loại cho vay “hoạt động cá nhân & cộng đồng” luôn ở mức trên 60%, chênh lệch khá nhiều so với định hướng nhưng ngân hàng không có sự điều chỉnh nào cả trong nhiều năm liên tục. Hoặc như TECHCOMBANK báo cáo danh mục cho vay theo ngành kinh tế năm 2010, khác hẳn so với định hướng danh mục cho vay (bảng 2.8). Tình trạng đó có thể là hậu quả của hai 112 nguyên nhân sau: (i) thứ nhất các chỉ tiêu định hướng được xây dựng trên con số dự báo, rất khó chính xác, cộng thêm ý nghĩa định hướng nên không bắt buộc thực hiện, vì vậy nếu thực tế ngân hàng bị cuốn hút bởi thị trường, thì sự sai lệch giữa con số định hướng và con số báo cáo thực tế là không thể tránh khỏi; (ii) thứ hai có thể ngân hàng đã thấy được sự lệch hướng đó nhưng không có các biện pháp điều chỉnh hiệu quả, vì vậy đành chấp nhận báo cáo danh mục không như định hướng ban đầu. Trong thời gian qua, có thể thấy rằng việc các ngân hàng điều chỉnh cơ cấu danh mục để giảm tỷ trọng dư nợ của một loại tài sản cho vay nào đó thường bắt nguồn từ lý do phải tuân thủ theo quy định của ngân hàng Nhà nước (chỉ thị 03/2007/CT-NHNN; quyết định 03/2008/QĐ-NHNN; thông tư 13/2010/TTNHNN; thông tư 19/2010/TT-NHNN, hoặc gần nhất là Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 quy định giảm dư nợ phi sản xuất xuống 16% vào cuối năm 2011). Như đã đề cập trong phần đánh giá kết quả của hoạt động quản trị danh mục cho vay (mục 2.3.1.4), khi cần điều chỉnh quy mô dư nợ và cơ cấu danh mục, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng phương pháp nội bảng (thu hồi nợ, tăng quy mô dư nợ …). Nhưng hiệu quả của các biện pháp này thường có độ trễ nhất định về thời gian (có thể thấy rõ điều này vì các quyết định, chỉ thị điều chỉnh dư nợ của ngân hàng Nhà nước thường có hiệu lực thi hành sau vài tháng kể từ khi ban hành). Ngoài các biện pháp trên, thì sử dụng mua bán nợ cũng là biện pháp thường được nhắc đến khi muốn điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay. Đây là biện pháp điều chỉnh nội bảng tỏ ra linh hoạt hơn cả, do có thể phát huy tác dụng trong thời gian ngắn. Mặc dù quy chế mua bán nợ đã được ban hành, tuy nhiên cho đến năm 2010 tại Việt Nam vẫn chưa hình thành một thị trường mua bán nợ thực sự. Chỉ có một số chủ thể tham gia như công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) trực thuộc Bộ tài chính (ra đời năm 2003) và các công ty mua bán nợ trực thuộc các 113 ngân hàng thương mại. Phạm vi hoạt động của các công ty này có giới hạn khác nhau: DATC chủ yếu mua và xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước, phục vụ cho quá trình cổ phần hóa. Do vậy nợ mà công ty này mua để xử lý hầu hết thuộc các ngân hàng thương mại SHNN. Còn các công ty khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại thường chỉ xử lý những khoản nợ và tài sản do ngân hàng mẹ chuyển sang, cách thức chủ yếu mà họ xử lý là khởi kiện để thu nợ, việc mua bán trao đổi hầu như không được thực hiện ở các công ty này. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam còn thiếu các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính kinh doanh mạo hiểm tham gia, nên đánh giá chung thị trường cung cầu về mua bán, chuyển đổi các khoản nợ hoạt động không đáng kể. Theo người viết, một lý do khác cũng khiến thị trường mua bán nợ tại Việt Nam chưa phát triển là do thiếu cơ sở cho việc định giá khoản nợ khi trao đổi. Cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa hình thành quan niệm đánh giá giá trị tài sản, (trong đó có khoản nợ), theo quan điểm hiện giá dòng tiền, mà thông thường vẫn nhìn nhận chúng theo giá trị trên sổ sách. Điều này cũng thể hiện rõ trong nội dung quy chế mua bán nợ của ngân hàng Nhà nước ban hành theo quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN. Chẳng hạn quy định các khoản nợ nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) khi trao đổi thì giá mua bán không được thấp hơn giá trị của khoản vay (được hiểu là giá trên sổ sách) [30]. Quy định cứng nhắc như vậy hoàn toàn không có ý nghĩa bảo vệ giá trị tài sản cho các ngân hàng, mà gây khó khăn cho việc mua bán trao đổi. Có hai lý do để thấy rằng quy định này không hợp lý: thứ nhất là giá trên sổ sách của khoản nợ không phản ánh chính xác giá trị thực của nó trên thị trường; thứ hai là trong mua bán tài sản cũng như khoản nợ, giá mua bán nên để cho hai bên giao dịch tự thương lượng. Trong một số trường hợp, giá trao đổi thậm chí có thể thấp hơn thị trường, miễn là nó thỏa mãn mục đích của cả hai bên. Trong đó mục đích của người bán nợ có thể là tái cơ cấu lại danh mục / thị trường mục tiêu, muốn chuyển vốn sang các dòng sản phẩm khác, người mua nợ có thể là muốn thâm nhập một thị trường mới, tái cơ cấu danh mục… nhưng cuối cùng cũng là để 114 đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn, tốt hơn. Thiết nghĩ nếu không có những thay đổi thì quy định nêu trên rất khó cho thị trường mua bán nợ phát triển tại Việt Nam. Về phía các công cụ điều chỉnh ngoại bảng như chứng khoán hóa nợ, hoán đổi rủi ro tín dụng … như đã đề cập trong chương 1, tính đến cuối năm 2010 tại Việt Nam cũng chưa được phổ biến. Giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam theo công văn số 3324/NHNN-CSTT tháng 4/2006 cho phép HSBC thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm. Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp Việt Nam phát hành ra thị trường quốc tế hoặc là các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động ở Việt Nam. Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng (người mua bảo hiểm) là các nhà đầu tư mua trái phiếu của Việt Nam hoặc là các tổ chức tài chính cho vay doanh nghiệp Việt Nam; người bán bảo hiểm là các chi nhánh HSBC ở nước ngoài. Thời hạn của các giao dịch không quá 5 năm. Trong trường hợp trái phiếu mất giá hoặc các khoản vay bị vỡ nợ, HSBC sẽ phải thanh toán cho người mua bảo hiểm [26]. Đánh giá chung tính đến cuối năm 2010, tại Việt Nam còn thiếu các biện pháp/ công cụ có tính linh hoạt cao để điều chỉnh danh mục cho vay của ngân hàng. Những biện pháp mà các ngân hàng đang áp dụng như đã kể trên thường đơn điệu, thiếu linh hoạt, phát huy tác dụng chậm trễ. Điều này gây khó khăn không ít cho các ngân hàng trong việc điều chỉnh những sai lệch về cơ cấu danh mục trong quá trình thực hiện, nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu rủi ro tập trung, đảm bảo mục tiêu kinh doanh đã hoạch định. 2.3.2.4. Cơ cấu tổ chức ở các ngân hàng TMCP chưa thực sự phù hợp với yêu cầu quản trị rủi ro danh mục nói riêng và quản trị danh mục cho vay nói chung. 115 Như đã đề cập trong kết quả đạt được của hoạt động quản trị danh mục cho vay (mục 2.3.1.2), tính đến cuối năm 2010 vẫn có tới 27% trong số các ngân hàng TMCP chưa thành lập bộ phận chuyên môn về quản lý rủi ro. Trong số đó có những ngân hàng vẫn áp dụng cơ cấu tổ chức ngân hàng thời kỳ bao cấp. Theo đó các phòng ban cấu trúc thuần túy theo chức năng như phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng nhân sự ... không có phòng quản lý rủi ro (ngân hàng Đệ nhất, ngân hàng Phương Tây). Tại một số ngân hàng TMCP khác thì không có bộ phận quản lý rủi ro mà chỉ có bộ phận xử lý rủi ro, tức là thiên về đối phó với những biểu hiện đã xảy ra rồi, không chú trọng vấn đề nhận dạng, đo lường và kiểm soát rủi ro danh mục trước khi quyết định cho vay. Chẳng hạn như ngân hàng Kiên Long, ngân hàng Đại Á, ngân hàng Nam Việt, ngân hàng Tiên phong ... đều ở trong tình trạng có bộ phận xử lý rủi ro nhưng không có bộ phận quản lý rủi ro. Nguyên nhân có thể do nhiều ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay chưa áp dụng quản trị danh mục cho vay, hoặc chỉ quản trị thụ động vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này chỉ là tập hợp các báo cáo định kỳ chuyển lên cho ban giám đốc, phục vụ cho công việc xử lý sau đó. Mặt khác, ngay tại các ngân hàng TMCP đã có bộ phận quản lý rủi ro thì tính chất “độc lập” của bộ phận này cũng chưa được hiểu đúng. Chẳng hạn như tại ngân hàng TMCP Tín Nghĩa bộ phận quản lý rủi ro mặc dù đã được hình thành, nhưng bộ phận này vẫn tham gia vào quá trình tái thẩm định tín dụng, đối với những khoản tín dụng giá trị lớn, vượt quyền phán quyết của cấp dưới. Cơ cấu tổ chức như vậy là chưa thực sự tách biệt giữa chức năng tạo rủi ro (tác nghiệp) và chức năng quản lý rủi ro. Điều đó chẳng khác gì việc bộ phận quản lý rủi ro “vừa đá bóng vừa thổi còi” hiệu quả quản lý sẽ thấp, không như mong muốn. Thực tế cho thấy ở những ngân hàng mà bộ phận quản lý rủi ro không có tính độc lập thì công tác quản lý rủi ro thường chỉ tập trung vào thẩm định để giảm thiểu rủi ro giao dịch cho vay, ngân hàng khó lòng nhận dạng đầy đủ dấu hiệu rủi ro danh mục cho vay ngay từ khi nó manh nha xuất hiện để đề xuất cho ban điều hành xử lý kịp 116 thời. Vì vậy có thể cho rằng cơ cấu tổ chức như hiện nay ở các ngân hàng TMCP là chưa quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro danh mục cho vay. 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt nam 2.3.3.1. Các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng thương mại  Một là các nhà lãnh đạo ngân hàng chưa có nhận thức đầy đủ về quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại. Trong bốn hạn chế của quản trị danh mục như đã chỉ ra trong mục 2.3.2 thì có tới phân nửa xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là từ nhận thức của nhà quản trị ngân hàng. Áp dụng phương pháp quản trị thụ động, không thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập đều bắt nguồn từ việc chưa nhận thức đúng về sự cần thiết cũng như phương pháp quản trị danh mục cho vay thích hợp với hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại. Điều này cũng có thể lý giải bởi lâu nay các ngân hàng Việt Nam chỉ quen quản lý từng giao dịch cho vay, chưa ý thức về quản trị danh mục cho vay. Mặt khác trong bối cảnh nền kinh tế đang có những phát triển khởi sắc, sự tập trung rủi ro trên danh mục cho vay sẽ được che lấp bởi sự tăng trưởng của kinh tế địa phương/ khu vực. Lợi nhuận của các ngân hàng có thể gia tăng rất mạnh từ hoạt động cho vay (như tình trạng các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm 2006 và 2007) và sự thành công trong ngắn hạn (hoặc ít nhất là chưa thất bại nặng nề) khiến cho các ngân hàng tin tưởng rằng cách quản trị như vậy là hiệu quả. Tuy nhiên, bước vào năm 2008 khi nền kinh tế có biểu hiện suy thoái thì hậu quả xấu của rủi ro tập trung mới bộc lộ rõ ràng (như đã phân tích trong mục 2.3.2.1). Sự thiếu chủ động trong quản trị danh mục cho vay, ỷ lại chờ đợi tín hiệu từ phía ngân hàng Nhà nước không phải là phương cách đem lại kết quả tốt. Trên thực tế sự can thiệp của ngân hàng Nhà nước nhiều khi chậm trễ, không sát kịp với diễn biến đang xảy ra. Trong bối cảnh đó, nếu ngân hàng nào chủ động trong chiến lược của mình thì sẽ tránh được những hậu quả 117 phiền phức. Chẳng hạn như thời điểm năm 2007 khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN và sau đó là Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN về giới hạn dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán, nhiều ngân hàng đã rất khó khăn trong việc tuân thủ. Bởi vì trước đó đã tập trung cho vay khá nhiều vào lĩnh vực này, do vậy khi ngân hàng Nhà nước đột ngột siết chặt dư nợ thì nhiều ngân hàng trở nên bị động, lúng túng chống đỡ và không loại trừ khả năng phải thực hiện hành vi mở rộng doanh số một cách vội vàng để tăng dư nợ hoặc là cho vay đảo nợ chuyển đổi mục đích nhằm tránh bị cho là vi phạm. Trên thực tế, việc các nhà quản trị ngân hàng nhận thức chưa đúng mức về sự cần thiết của quản trị danh mục cho vay còn thể hiện ở chỗ giao khoán chỉ tiêu tăng dư nợ cho nhân viên, cho các phòng giao dịch, cho từng chi nhánh ngân hàng, tức là chỉ chú trọng tăng quy mô tín dụng, không quan tâm đến cơ cấu danh mục cho vay. Điều này dẫn đến không kiểm soát được mức độ rủi ro trên danh mục đang hình thành và một khi những rủi ro tiềm ẩn này trở thành tổn thất thực sự thì hậu quả là ngân hàng phải hoàn toàn hứng chịu.  Hai là một số ít ngân hàng có xu hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt, thiếu lâu bền, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản trị danh mục cho vay Như đã chỉ ra trong phần thực trạng danh mục cho vay, sự thiếu đa dạng, tập trung rủi ro trên danh mục của một số ngân hàng TMCP biểu hiện khá rõ. Ngoài nguyên nhân chưa ý thức đầy đủ về sự cần thiết của quản trị danh mục cho vay, chưa có một phương pháp quản trị danh mục phù hợp, ở đây không loại trừ nguyên nhân xuất phát từ xu hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt của một số thành viên trong Ban giám đốc và Hội đồng quản trị ngân hàng, thậm chí có cả những tiêu cực về mặt đạo đức, cố tình cho vay vượt giới hạn cho phép. Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng quy định các giới hạn an toàn có tính pháp lệnh (về cho vay tối đa một khách hàng/ một nhóm khách hàng), tuy nhiên trên thực tế vẫn có 118 sự vi phạm những quy định này (như đã chỉ ra trong những hạn chế của công tác quản trị danh mục cho vay). Những hiện tượng đó được xem là các vi phạm nghiêm trọng về quản trị danh mục cho vay mà nguyên nhân có thể xuất phát từ rủi ro đạo đức của Ban giám đốc, từ sự thao túng, can thiệp quá sâu vào hoạt động cho vay của một số thành viên trong Hội đồng quản trị. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này có thể bắt nguồn từ mối quan hệ “sở hữu chéo” giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đang khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.  Ba là những yếu tố cơ sở để áp dụng phương pháp quản trị danh mục chủ động tại các ngân hàng TMCP chưa đầy đủ. Có thể kể đến đầu tiên là công tác phân tích thông tin và dự báo tại các ngân hàng còn yếu kém dẫn đến khó khăn trong việc chủ động thiết kế danh mục cho vay kế hoạch. Phân tích thông tin yếu dẫn đến dự báo kém chuẩn xác là những điểm hạn chế gần như cố hữu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế bao cấp sang kinh tế mở có tính hội nhập. Hiện nay, tại các ngân hàng TMCP việc thu thập thông tin cho quá trình phân tích tín dụng còn có những hạn chế nhất định. Trước hết là khó khăn trong việc thu thập thông tin về các ngành/ lĩnh vực kinh tế để phân tích rủi ro ngành, phục vụ cho quá trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện tại, có trung tâm CIC (Credit Information Center) trực thuộc ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin hỗ trợ cho bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại trong quá trình phân tích tín dụng. Tuy nhiên thông tin do tổ chức này cung cấp thường cập nhật không kịp thời, sơ sài và dưới dạng thông tin “thô” chưa qua xử lý, nên lợi ích của nó với ngân hàng không cao. Mặt khác chủ yếu là các thông tin chi tiết về khách hàng, tính tổng hợp và dự báo không có nên không phục vụ cho công tác quản trị danh mục được. Từ những thực tế đó đã gây cản trở cho việc thiết kế một danh mục cho vay hiệu quả ngay từ khi hoạch định chiến lược cho vay. Cũng do công tác dự báo chưa tốt, nên dễ nảy sinh tâm 119 lý “được đến đâu hay đến đó” trong việc thực hiện danh mục cho vay. Bởi lẽ có thể xuất hiện suy nghĩ rằng thông tin chưa chính xác, độ tin cậy không cao nếu xây dựng một danh mục cho vay với các tỷ trọng quá cụ thể sẽ dẫn đến phải liên tục điều chỉnh sau này. Vì vậy các ngân hàng thường chỉ định hướng chung chung. Thiết nghĩ để tạo điều kiện cho các ngân hàng áp dụng phương pháp quản trị danh mục chủ động, đòi hỏi phải hoàn thiện được công tác dự báo thông tin trong nền kinh tế nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng. Kế tiếp là việc các ngân hàng TMCP chưa xây dựng và vận hành tốt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ như yêu cầu của ngân hàng Nhà nước trong quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Như đã đề cập trong phần đánh giá kết quả mục 2.3.1.3, tính đến cuối quý 1 năm 2010 mới chỉ có 3 ngân hàng xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây cũng là một trong những cản trở lớn về mặt kỹ thuật cho việc thực hiện quản trị hoạt động cho vay nói chung. Bởi vì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không chỉ hỗ trợ tốt cho quản trị từng giao dịch cho vay mà còn cung cấp những yếu tố rất căn bản để có thể xây dựng mô hình định lượng rủi ro danh mục, mà nếu không có mô hình này, sẽ rất khó để thực hiện quản trị danh mục cho vay. Đối với quản trị giao dịch, việc chưa áp dụng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sẽ khiến cho các ngân hàng thiếu cơ sở để ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối cho vay một cách chính xác. Mặt khác, ngân hàng cũng chưa xác định được giá rủi ro của từng khoản vay để đưa vào lãi suất cho vay, với mục đích bù đắp đầy đủ tổn thất kỳ vọng/dự kiến. Đối với quản trị danh mục cho vay, không có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng sẽ không có cơ sở để đặt ra các giới hạn an toàn trên danh mục, cũng như không thể xây dựng được mô hình đo lường tổn thất danh mục, vì thiếu các dữ liệu đầu vào quan trọng đó là xác xuất vỡ nợ (PD) cho từng chủ thể vay và tỷ lệ tổn thất khi vỡ nợ (LGD) của từng khoản vay, việc xác định giá / phí trao đổi khoản vay trên thị trường cũng không có cơ sở để tính toán. 120 Một yếu tố khác cũng cản trở thực hiện phương pháp quản trị danh mục hiện đại đó là các ngân hàng TMCP, nhất là các ngân hàng quy mô nhỏ hiện tại còn thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu được lưu trữ đầy đủ và khoa học, thiếu phần mềm hiện đại hỗ trợ cho việc xử lý dữ liệu. Những yếu tố này cần phải dựa trên tiềm lực về vốn, về con người và thời gian, vì vậy không thể dễ dàng đạt được trong khoảng thời gian ngắn.  Bốn là hoạt động kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thiếu hiệu quả, chưa hỗ trợ đúng mức cho công tác giám sát danh mục cho vay của từng ngân hàng thương mại. Hoạt động của các ngân hàng ngày càng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro đa dạng hơn kéo theo những hậu quả xấu ngày càng lớn hơn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải thiết lập cho mình một hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả, có tác dụng cảnh báo sớm, phục vụ cho hoạt động quản trị tại mỗi ngân hàng. Trong thực tế rất dễ nhầm lẫn giữa chức năng của kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng hiện nay được thành lập theo quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 1/08/2006 của Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống này bao gồm các công việc xây dựng chính sách tín dụng, ban hành và thực hiện quy trình cấp tín dụng thống nhất. Hầu hết các ngân hàng TMCP đều đang chú trọng và thực hiện khá tốt công việc này. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ luôn gắn liền với công tác điều hành nghiệp vụ nên thiếu sự độc lập và khách quan cần thiết. Nhằm khắc phục tình trạng này, ngày 1/8/2010 ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN về việc thành lập hệ thống kiểm toán nội bộ tại mỗi ngân hàng thương mại. Theo quyết định này, các ngân hàng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, với nguyên tắc hoạt động là độc lập, khách quan và chuyên nghiệp, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban kiểm soát. Ban này trực thuộc Đại hội đồng cổ đông nên tính độc lập rất cao. Mặc dù hành lang pháp lý đã 121 được hình thành nhưng trong thực tế hoạt động kiểm toán nội bộ của các ngân hàng còn nhiều bất cập. Theo một khảo sát trong năm 2009 của tổ chức kiểm toán PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) tại 30 ngân hàng thương mại, có 41% ngân hàng chưa có quy trình kiểm toán nội bộ, 78% ngân hàng cho rằng đang có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ với kiểm soát nội bộ, hầu hết các ngân hàng đều thiếu lực lượng kiểm toán viên do chế độ lương bổng thấp, đòi hỏi trách nhiệm cao [15]. Nhìn chung công tác kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng TMCP, nhất là các ngân hàng TMCP nhỏ (mới chuyển lên từ cổ phần nông thôn) còn thiếu hiệu quả, chưa thực hiện đúng chức năng và quyền hạn của kiểm toán nội bộ. Hiện tại công việc chủ yếu của kiểm toán nội bộ chỉ là kiểm tra tuân thủ, phát hiện những vi phạm (nếu có) của ban giám đốc trong điều hành các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chưa chú trọng giám sát cảnh báo rủi ro để hỗ trợ cho ban điều hành trong quản trị danh mục. Mặt khác, chức năng giám sát công việc của Hội đồng quản trị, chẳng hạn phát hiện dấu hiệu của sự lạm dụng, vi phạm quy định luật pháp (như vượt giới hạn an toàn trong danh mục cho vay …) của thành viên Hội đồng quản trị, thông qua Ban giám sát yêu cầu Đại hội đồng cổ đông có biện pháp xử lý đối với Hội đồng quản trị, cũng chưa được thực hiện tốt. 2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan  Những diễn biến khó lường của môi trường kinh tế vĩ mô trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động quản trị danh mục cho vay nói riêng Trong khoảng thời gian 5 năm 2006 – 2010, kinh tế Việt Nam trải qua những bước thăng trầm do ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới cũng như những bất ổn trong nội tại nền kinh tế. Giai đoạn đầu trong hai năm 20062007, tiếp tục sự ổn định từ sau năm 2000, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, cơ 122 cấu kinh tế dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Đặc biệt một số ngành phi sản xuất như kinh doanh bất động sản, chứng khoán .. phát triển rất hưng thịnh. Tuy nhiên sự phát triển quá nóng, thiếu kiểm soát đối với danh mục đầu tư của Nhà nước cũng như danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể những ngành phi sản xuất/nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản, kinh doanh thương mại ... phát triển với tốc độ chóng mặt, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng (do lạm dụng đòn bẩy tài chính cao). Không có số liệu chính thức công bố về tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản chiếm trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng tại thời kỳ 2006-2007. Tuy nhiên nếu căn cứ vào sự gia tăng dư nợ các ngành bất động sản, chứng khoán với tốc độ cao hơn rất nhiều so với tốc độ gia tăng tổng dư nợ tại các ngân hàng (phân tích trong mục 2.3.2.1) có thể nhận định rằng đây là thời kỳ hầu hết các ngân hàng TMCP có cơ cấu danh mục cho vay mất cân đối, tập trung rủi ro rất lớn vào một số ít ngành có tính nhạy cảm với nền kinh tế. Và khi hậu quả mất cân đối cung cầu trầm trọng, gây ra tình trạng suy thoái, phá sản ở các ngành này trong giai đoạn sau năm 2008 thì các ngân hàng cũng không thể tránh khỏi tổn thất nặng nề (tăng trích lập dự phòng, giảm lợi nhuận – xem phụ lục số 13), ảnh hưởng đến sự an toàn của những năm sau này. Có thể nói trong giai đoạn vừa qua, các ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng TMCP nói riêng là một trong các tác nhân quan trọng gây ra sự bất ổn của nền kinh tế khi đã thiếu kiềm chế, chạy theo nhu cầu thị trường, gia tăng tín dụng quá nhiều cho lĩnh vực phi sản xuất (là những ngành không trực tiếp làm ra của cải hàng hóa cho xã hội). Tuy nhiên cũng chính các ngân hàng lại trở thành nạn nhân sau đó khi phải gánh những hậu quả nặng nề về nợ xấu liên quan, mà hiện tại đang còn lúng túng về phương án giải quyết xử lý. Rõ ràng là sự bất ổn của nền kinh tế giai đoạn qua đã tác động rất lớn đến chiến lược kinh doanh trong 123 ngắn hạn của các ngân hàng, cộng thêm những yếu kém về nhận thức và năng lực quản trị đã khiến cho các ngân hàng và nền kinh tế cùng phải “trả giá”.  Môi trường pháp lý với sự hướng dẫn và giám sát của Ngân hàng Nhà nước chưa hỗ trợ tích cực cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện tốt công tác quản trị danh mục cho vay. Những bất ổn trong nền kinh tế cũng như trong hoạt động ngân hàng thời kỳ 2006-2007 như đã nêu trên cũng có một phần do sự buông lỏng, thiếu giám sát từ phía ngân hàng Nhà nước. Nếu như trước đó ngân hàng Nhà nước đưa ra được những quy định giới hạn an toàn trong cho vay đối với các lĩnh vực/ các ngành kinh tế (nhất là những ngành nhạy cảm), để tạo một hành lang pháp lý buộc các ngân hàng tuân thủ thì tình trạng sẽ không xấu đến thế. Thực tế, giai đoạn 2006 và nửa đầu năm 2007, ngoài giới hạn cho vay tối đa một khách hàng/ một nhóm khách hàng được nêu trong Luật Các tổ chức tín dụng và quyết định 457/QĐNHNN ngày 19/4/2005 thì không có một quy định nào khác từ phía ngân hàng Nhà nước khống chế dư nợ theo ngành/ lĩnh vực kinh tế. Vì vậy các ngân hàng TMCP đua nhau cho vay ào ạt, tập trung vào một vài ngành theo nhu cầu thị trường, không quan tâm đến sự thiếu đa dạng và tập trung rủi ro trên danh mục cho vay. Cho đến khi ngân hàng Nhà nước ý thức được sự cần thiết phải giám sát bằng việc ban hành chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 (hiệu lực tháng 1/2008) và sau này là quyết định 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/02/2008 thì các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay theo ngành mới chính thức được đề cập. Nhìn chung có thể đánh giá sự giám sát của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thời kỳ vừa qua đa phần là chậm trễ, bị động với diễn biến thực tế, vì vậy hiệu quả không cao. Nguyên nhân của tình trạng này theo suy đoán có thể liên quan đến nhận thức. Do xuất phát từ tư duy của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nên ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu coi trọng vấn đề kiểm tra giám sát tính tuân thủ từ phía các ngân hàng thương mại, chức năng giám sát từ xa mang 124 tính cảnh báo ít được đề cập đến. Điều này cũng được phản ánh qua đánh giá của tổ chức SIDA trong dự án hợp tác về cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam cho biết hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 6 trong số 25 nguyên tắc giám sát của Hiệp ước Basel, có 13 nguyên tắc NHNN đang xúc tiến thực hiện, còn 6 nguyên tắc còn lại hoàn toàn chưa có động thái nào [18]. Ngoài việc giám sát hoạt động của các ngân hàng trong nước, thì vấn đề xây dựng hành lang pháp lý để hướng các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế cũng là công việc phải làm của ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn này. Trong đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [28] có đề cập trước năm 2010, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn áp dụng các tiêu chuẩn Basel 1 (về giám sát hoạt động ngân hàng), chỉ từ sau 2010 trở đi hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam mới chính thức áp dụng các tiêu chuẩn trong Basel 2. Mặc dù định hướng như vậy, nhưng vào thời điểm bước sang năm 2010, ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có những hướng dẫn chính thức nhằm tạo nền móng cho việc áp dụng tiêu chuẩn của Basel 2, ngoại trừ yêu cầu về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (trong quyết định 493/QĐ-NHNN). Tuy nhiên theo đánh giá của ngân hàng Nhà nước tại bản giải trình nội dung sửa đổi quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN thì quy định của ngân hàng Nhà nước về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn rất chung chung, không cụ thể nên các ngân hàng gặp khó khăn khi xây dựng, dẫn đến không có ngân hàng nào thực hiện đúng yêu cầu theo thời hạn của ngân hàng Nhà nước (3 năm sau khi quyết định 493 được ban hành, tức là vào tháng 4/2008). Do thiếu hướng dẫn chi tiết, ngay cả những ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng (3 ngân hàng tính đến cuối quý 1 năm 2010) “cũng chưa đánh giá và khai thác hết vai trò, lợi ích của việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro”[29]. 125 Đánh giá chung thì việc xây dựng và thực thi các quy tắc pháp lý theo chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam còn yếu kém. Vì vậy có thể nói môi trường pháp lý với sự giám sát, hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước chưa hỗ trợ tích cực cho các ngân hàng làm tốt công tác quản trị danh mục cho vay của mình.  Hoạt động hạn chế của thị trường tài chính trong nước khiến cho các ngân hàng bị giới hạn trong việc sử dụng đa dạng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay sau giám sát. Như đã chỉ ra trong phần đánh giá hạn chế của công tác quản trị danh mục cho vay, thời gian qua, khi cần điều chỉnh danh mục, các ngân hàng Việt Nam thường sử dụng các biện pháp nội bảng mà nhược điểm của các biện pháp này là chúng thường phát huy tác dụng khá chậm trễ và không phải lúc nào cũng đạt kết quả như mong muốn (chẳng hạn như biện pháp tích cực thu nợ). Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2010, những công cụ điều chỉnh khác như mua bán nợ, hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa mà các nước thường sử dụng chưa được áp dụng phổ biến hoặc chưa xuất hiện tại Việt Nam. Trên thị trường tài chính, mới chỉ có phái sinh tiền tệ, sử dụng chủ yếu cho mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, thiếu những phương tiện linh hoạt, nhạy bén dành riêng cho mục đích điều chỉnh danh mục cho vay. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của các công cụ phái sinh tín dụng trong thị trường tài chính hiện đại, những e ngại tất yếu khi chứng kiến sự sụp đổ các ngân hàng trên thế giới liên quan đến công cụ phái sinh, đồng thời thiếu những nhà đầu tư thực sự am hiểu về các loại công cụ kỹ thuật hiện đại này và sau cùng là thiếu hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường các công cụ phái sinh tín dụng. Vì thế các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam chưa có cơ hội sử dụng những công cụ hiện đại có tính linh hoạt cao cho mục đích quản trị danh mục cho vay. Tóm lại, ngoài ba nguyên nhân có tính khách quan kể trên cũng có thể nhắc đến một nguyên nhân thứ yếu khác, đó là những tác động từ phía các khách hàng 126 cá nhân và doanh nghiệp, những đối tác trong giao dịch cho vay của ngân hàng thương mại. Có không ít trong số các khách hàng, đặc biệt các khách hàng đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán do chạy theo lợi nhuận, lạm dụng đòn bẩy tài chính, chấp nhận lãi suất cao miễn vay được vốn để kinh doanh, thậm chí đầu tư trái ngành hết sức mạo hiểm ….Tất cả những yếu tố đó đã góp phần kích thích các ngân hàng chạy theo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, không quan tâm kiểm soát cơ cấu danh mục, bỏ qua nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh tiền tệ là đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro trên danh mục cho vay/ danh mục tài sản, vì vậy hậu quả phải gánh chịu rất nặng nề trong những năm sau này. Kết luận chương 2 Thông qua phân tích thực trạng danh mục cho vay và thực trạng công tác quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, chương 2 đã giải quyết được những vấn đề sau đây: Thứ nhất: Phân tích cơ cấu danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian từ 2006 đến 2010 theo các tiêu thức khác nhau (nhấn mạnh tiêu thức cơ cấu danh mục theo ngành kinh tế), thông qua đó chỉ ra những dấu hiệu của sự đa dạng hóa, mức độ rủi ro tập trung và việc không tuân thủ các giới hạn an toàn cho phép trên danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP. Trên cơ sở những phân tích đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá sâu sắc hơn về công tác quản trị danh mục cho vay trong thời gian này. Thứ hai: Luận án chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010. Về kết quả đạt được, luận án nhìn nhận 4 điểm. Bên cạnh đó luận án cũng phân tích 4 mặt hạn chế trong quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP. Đó là tình trạng hầu hết các ngân hàng chưa áp dụng quản trị danh mục cho vay, chỉ một số ít áp dụng phương pháp quản trị thụ động; các ngân 127 hàng chưa xây dựng được mô hình định lượng rủi ro vì vậy rủi ro danh mục cho vay chưa được tính toán chính xác; cơ cấu tổ chức chưa thích hợp với quản trị danh mục và sau cùng là việc điều chỉnh danh mục cho vay sau giám sát (nếu có) thường chậm trễ, thiếu linh hoạt. Thứ ba: Từ những hạn chế trong công tác quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam, luận án phân tích hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: Về nguyên nhân chủ quan: đầu tiên là nhận thức chưa đầy đủ của các nhà quản trị ngân hàng về sự cần thiết của quản trị danh mục hiện đại; thứ hai là do xu hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt, phát sinh rủi ro đạo đức của các thành viên trong Ban giám đốc, Hội đồng quản trị tại một số ngân hàng TMCP nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản trị danh mục; thứ ba là các yếu tố làm cơ sở áp dụng phương pháp quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP chưa đầy đủ; thứ tư là công tác kiểm toán nội bộ của các ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, chưa hỗ trợ đúng mức cho hoạt động quản trị danh mục cho vay. Về nguyên nhân khách quan có 3 nguyên nhân chính: thứ nhất là sự biến động khó lường của môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay ngân hàng; thứ hai là môi trường pháp lý với sự hướng dẫn giám sát của ngân hàng Nhà nước chưa thực sự hỗ trợ cho công tác quản trị danh mục cho vay; thứ ba là thị trường tài chính trong nước hoạt động hạn chế khiến cho các công cụ phái sinh tín dụng chưa phát triển, các ngân hàng chưa có cơ hội để sử dụng chúng vào điều chỉnh danh mục cho vay. Như vậy, với các nội dung đã giải quyết được, chương 2 của luận án đã hình thành cơ sở thực tiễn cho các giải pháp đề xuất trong chương 3. 128 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM Như đã phân tích trong chương 2, quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại là vấn đề mới mẻ với các ngân hàng TMCP Việt Nam, vì vậy việc ứng dụng vào hoạt động của các ngân hàng không phải là công việc có thể hoàn tất trong một thời gian ngắn được. Để phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 do ngân hàng Nhà nước đề ra, phần dưới đây luận án đề xuất các giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam theo xu hướng hiện đại từ nay đến năm 2020. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020 Năm 2006 Chính phủ ban hành quyết định 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [28]. Trong đề án có đề cập đến các nội dung căn bản sau đây:  Về mục tiêu chung: Tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.  Về định hướng chiến lược phát triển các ngân hàng thương mại: Nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, trong đề án có vạch ra các định hướng chiến lược cơ cấu lại toàn diện các ngân hàng thương mại trên các mặt cụ thể sau đây: 129 Thứ nhất: tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động) bao gồm sắp xếp lại, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các NHTM Việt Nam. Thứ hai: Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính) bao gồm tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Bên cạnh đó tăng vốn tự có của ngân hàng bằng lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động, của các NHTM, bảo đảm duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn. Thứ ba: Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các TCTD, theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng. Đặc biệt ngân hàng Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng thông qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị trường tiền tệ và tổ chức thực hiện giám sát an toàn cũng như việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng. 3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP đến năm 2020 Căn cứ vào định hướng phát triển ngành ngân hàng như đã đề cập trong mục 3.1.1 và xuất phát từ thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2006-2010, luận án xây dựng định hướng hoàn thiện hoạt 130 động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP đến năm 2020 với các nội dung cơ bản như sau: 3.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện Mục đích sau cùng của quản trị danh mục cho vay là xây dựng được một danh mục cho vay thỏa mãn các yêu cầu của ngân hàng về lợi nhuận và rủi ro, nhất là đảm bảo tổn thất của toàn danh mục luôn nằm trong khả năng, giới hạn chịu đựng của ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP hiện nay, quá trình hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay cần phải đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:  Hoàn tất cơ cấu tổ chức ngân hàng theo xu hướng chú trọng quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị rủi ro danh mục cho vay, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam.  Xây dựng cách thức đo lường rủi ro danh mục cho vay thông qua các mô hình đo lường nội bộ, vừa đảm bảo tính tiên tiến hiện đại, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng.  Từng bước vận dụng các công cụ kỹ thuật trong quản trị danh mục hiện đại đảm bảo đạt được các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. 3.1.2.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam Như đã đề cập trong mục 1.2, quản trị danh mục cho vay là một trong các phương thức quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (cùng với phương thức quản trị giao dịch cho vay). Theo đó đối tượng của quản trị danh mục cho vay không phải là từng khoản cho vay mà là cơ cấu và tỷ trọng của từng loại cho vay trong tổng thể danh mục. Điều này giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro tập trung, từ đó giảm thiểu tổn thất trên danh mục cho vay, tối đa hóa lợi nhuận ở góc độ toàn danh mục. 131 Nhưng qua thực tế tìm hiểu về thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam (trong chương 2, mục 2.3), nhận thấy hầu hết các ngân hàng chưa thực hiện quản trị danh mục cho vay một cách hoàn chỉnh, chỉ có một số ít ngân hàng áp dụng một số nội dung rời rạc của công việc quản trị danh mục theo phương pháp thụ động, cho nên cơ cấu danh mục cho vay của nhiều ngân hàng TMCP thường bị thả nổi theo thị trường, rủi ro tập trung không được kiểm soát, ngân hàng có thể phải chịu hậu quả tổn thất cao nếu thị trường phát triển theo hướng không thuận lợi. Vì vậy, hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP cần tuân theo các định hướng chính như sau:  Một là đổi mới quan điểm/nhận thức về quản trị danh mục hiện đại. Đây là nhân tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định cho quá trình hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại Việt Nam. Do lâu nay các ngân hàng Việt Nam chỉ quen quản trị từng giao dịch cho vay, thụ động trong quản trị danh mục, vì vậy cần phải thay đổi quan điểm hiện nay để hướng tới phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động phù hợp với nền kinh tế hiện đại.  Hai là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay bao gồm các nội dung cụ thể đó là hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh danh mục cho vay. Đây là các nội dung/các bước trong tiến trình thực hiện hoạt động quản trị danh mục cho vay. Giữa các bước trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bước trước tạo tiền đề thực hiện cho bước sau và bước sau thực hiện trên kết quả của bước trước đó. Tất cả được ví như các mắt xích trong một dây chuyền. Vì vậy để thực hiện thành công hoạt động quản trị danh mục cho vay, đòi hỏi ngân hàng phải đồng thời hoàn thiện tất cả các nội dung nêu trên. Thực trạng công tác quản 132 trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam cũng cho thấy ở tất cả các bước đều còn khiếm khuyết, do đó hoàn thiện đồng bộ các nội dung trên là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện, nhằm hướng tới một phương pháp quản trị chủ động, thích hợp với nền kinh tế hiện đại.  Ba là hoàn thiện các yếu tố là cơ sở cho việc thực hiện phương pháp quản trị danh mục chủ động Quản trị danh mục hiện đại được xây dựng trên nền móng nhiều yếu tố về kỹ thuật, pháp lý và xã hội, nên muốn quá trình hoàn thiện đạt hiệu quả tốt, cần phải hội đủ các yếu tố cơ sở cho nó. Chẳng hạn hệ thống thông tin dự báo, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các phần mềm kỹ thuật để xây dựng mô hình định lượng, hệ thống dữ liệu lưu trữ trong nhiều năm liền, mô hình tổ chức phù hợp, hiệu quả cao, hệ thống giám sát chặt chẽ, cũng như một thị trường tài chính năng động với các công cụ phái sinh đa dạng hoạt động hiệu quả.  Bốn là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay phải kết hợp chặt chẽ với hoàn thiện quản trị giao dịch cho vay tại ngân hàng. Quản trị giao dịch cho vay và quản trị danh mục cho vay là hai phương thức được sử dụng trong quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng. Chúng được ví như hai chân trên cùng một cơ thể, vì vậy nhất thiết phải được thực hiện đồng thời, gắn kết với nhau để cùng hỗ trợ cho nhau. Nếu quản trị giao dịch cho vay tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản trị danh mục cho vay và ngược lại nếu quản trị giao dịch không tốt sẽ cản trở cho việc hoàn thành quản trị danh mục cho vay của ngân hàng.  Năm là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay phải đồng thời với hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng. Bất cứ hoạt động nào muốn thành công cũng phải có yếu tố con người tác động chính và hoạt động quản trị danh mục cho vay cũng không ngoại lệ. Muốn quản trị danh mục cho vay thành công, phải có đội ngũ các nhà quản trị tâm huyết, 133 có tầm nhìn tốt, đội ngũ nhân viên am hiểu các kỹ thuật hiện đại, chuyên nghiệp, đủ khả năng thực hiện ý đồ của nhà quản trị, có đạo đức nghề nghiệp… Có thể nói hoạt động quản trị danh mục cho vay luôn phải có sự kết hợp với việc hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại mỗi ngân hàng mới đảm bảo thành công được. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY DÀNH CHO CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 3.2.1. Giải pháp có tính chiến lược Đây là giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các giải pháp tiếp theo đối với mỗi ngân hàng. Giải pháp có tính chiến lược bao gồm các nội dung sau: 3.2.1.1. Nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thay đổi phương pháp quản trị danh mục cho vay cho phù hợp xu thế phát triển sắp tới. Cần thấy rằng việc chưa quan tâm đến quản trị danh mục cho vay hoặc là áp dụng quản trị danh mục thụ động mà một số ngân hàng TMCP đang tiến hành hiện nay không thể phù hợp và thích ứng trong điều kiện tương lai. Bởi vì trong nền kinh tế hiện đại có nhiều diễn biến khó lường, quy mô hoạt động của ngân hàng ngày một mở rộng, sự phức tạp trong sản phẩm và hoạt động của ngân hàng ngày càng gia tăng và nhất là sự cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, nếu các ngân hàng không tự mình thay đổi cách thức quản trị, chắc chắn sẽ tụt dốc dần trong cuộc cạnh tranh và đến một lúc nào đó sẽ bị đào thải khỏi thương trường. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng để hội nhập cũng đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải tuân theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị hoạt động ngân hàng. Vì vậy thay đổi nhận thức về quản trị danh mục cho vay cần phải được thực hiện ngay không nên chậm trễ và thực hiện ở tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam không biệt quy 134 mô cũng như tính chất sở hữu, nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ quản trị so với các ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới. 3.2.1.2. Những nội dung có tính định hướng chiến lược cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng Một là hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay trong mối liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu về tăng trưởng thị phần, phát triển thương hiệu của ngân hàng. Trong đó cân nhắc mức độ tổn thất danh mục cho vay mà ngân hàng có thể chấp nhận được, tùy thuộc vào quy mô vốn tự có của ngân hàng. Mục tiêu quản trị danh mục cho vay có thể thay đổi hàng năm, căn cứ vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng. Hai là để thực hiện mục tiêu quản trị danh mục cho vay, ngân hàng phải cụ thể hóa bằng các phương án danh mục cho vay khác nhau. Trong đó, mỗi phương án danh mục cho vay với tỷ trọng các loại tài sản cho vay được thiết kế đa dạng, từ đó hình thành lợi nhuận và tổn thất khác nhau giữa các phương án. Ngân hàng cần lựa chọn phương án phù hợp nhất, sao cho hoàn thành mục tiêu, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện. Cũng cần lưu ý rằng, khi định hướng chiến lược quản trị danh mục cho vay, ngân hàng phải lường trước những thay đổi có tính chu kỳ của nền kinh tế tác động tới kết cấu cũng như chất lượng của danh mục. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng các phương án danh mục cho vay khác nhau phù hợp với các kịch bản nhất định. Khi kịch bản thay đổi, tất yếu ngân hàng phải lựa chọn một phương án danh mục khác cho phù hợp. Ba là ngân hàng cần phải thiết lập các chính sách nhằm thực thi hiệu quả chiến lược quản trị danh mục cho vay, chẳng hạn như chính sách đa dạng hóa các loại hình cho vay, chính sách phân loại rủi ro và trích lập dự phòng, chính sách quy định giới hạn an toàn trong cho vay… Các chính sách quản trị danh mục cho vay cần phải có sự nhất quán, phù hợp với các chính sách nội bộ khác nhằm hướng 135 đến mục tiêu chung của ngân hàng. Chẳng hạn như các chính sách ưu tiên cho vay đối với một số đối tượng, chính sách khoán lương thưởng theo chỉ tiêu dư nợ đã phân bổ cho chi nhánh hoặc nhân viên cho vay (như đã chỉ ra trong hạn chế ở chương 2)… thực chất là mâu thuẫn với các chính sách quản trị danh mục vì nó có thể kích thích đạt lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng phá vỡ cơ cấu danh mục cho vay kế hoạch của ngân hàng, gây tổn hại trong dài hạn. Ngoài ra, các chính sách quản trị danh mục cho vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước, mặt khác cũng phải phù hợp với điều kiện riêng biệt của từng ngân hàng. Tất cả các nội dung mang tính chiến lược nêu trên, cần phải được xác định hoặc được thông qua bởi các cấp quản trị cao nhất trong mỗi ngân hàng, đó là Hội đồng quản trị và ban giám đốc. 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị danh mục cho vay 3.2.2.1. Thành lập ủy ban chiến lược và ủy ban quản lý rủi ro để tư vấn cho hội đồng quản trị trong việc định hướng chiến lược quản trị danh mục cho vay Những hạn chế chỉ ra trong chương 2 cho thấy mô hình tổ chức quản trị tại nhiều ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu quản trị rủi ro danh mục cũng như quản trị danh mục cho vay nói chung. Sự thiếu vắng hai ủy ban quan trọng là ủy ban chiến lược và ủy ban quản lý rủi ro với nhiệm vụ tư vấn cho hội đồng quản trị vừa không phù hợp quy định của pháp luật (nghị định 59 của Chính phủ và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010) vừa khiến cho công việc hoạch định chiến lược của ngân hàng kém hiệu quả. Mặc dù việc thành lập ủy ban chiến lược không có tính bắt buộc (mà chỉ cần ủy ban nhân sự và ủy ban quản lý rủi ro), tuy nhiên theo người viết, bên cạnh ủy ban quản lý rủi ro thì sự có mặt của ủy ban chiến lược là hết sức cần thiết. Ở đây cũng cần phải nhấn mạnh xu thế tất yếu chúng ta phải hướng đến trong thời gian gần nhất để có thể hội nhập về lĩnh 136 vực quản trị ngân hàng là sử dụng hoàn toàn phương pháp quản trị danh mục chủ động theo kế hoạch. Vì thế vai trò của ủy ban chiến lược là không thể thiếu được. Từ chiến lược chung của ngân hàng và chiến lược cụ thể của hoạt động cho vay, ủy ban chiến lược cần phối hợp với ủy ban quản lý rủi ro để chỉ đạo ban điều hành thiết kế các phương án danh mục cho vay, trên cơ sở đó lựa chọn phương án có tính khả thi và hiệu quả nhất. Bên cạnh ủy ban chiến lược, nhiệm vụ của ủy ban quản lý rủi ro cũng cần phải được quy định rõ ràng. Cụ thể là ủy ban có trách nhiệm phải thông qua tất cả các chính sách nội bộ có liên quan đến quản trị danh mục cho vay như chính sách đa dạng hóa, chính sách trích lập dự phòng, chính sách giới hạn/ hạn chế cấp tín dụng... Đồng thời ủy ban cũng chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc giám sát thực thi hiệu quả các chính sách của cấp điều hành. 3.2.2.2. Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro trong mỗi ngân hàng Như đã đề cập trong phần lý luận, căn bản nhất của công tác quản trị danh mục cho vay chính là quản trị rủi ro tập trung trên danh mục. Đó là lý do vì sao các ngân hàng cần phải coi trọng các nhân tố chi phối việc kiểm soát và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Một trong các nhân tố đó là đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro trong mỗi ngân hàng. Sự độc lập của bộ phận quản lý rủi ro thể hiện chỗ nó tách biệt với các bộ phận tác nghiệp khác trong ngân hàng. Đây là điều cần thiết để đảm bảo rằng công việc của bộ phận này sẽ không bị chi phối bởi quá trình tác nghiệp, thể hiện đúng nguyên tắc tách rời giữa bộ phận tạo rủi ro và bộ phận kiểm soát rủi ro, làm đúng chức năng quản lý rủi ro. Tính tập trung trong quản lý rủi ro đảm bảo các loại hình rủi ro không bị chia nhỏ trong quá trình quản lý, tạo điều kiện để đánh giá tổng thể dễ dàng hơn. Mặt khác tính tập trung của bộ phận quản lý rủi ro cũng đòi hỏi các thông tin và những 137 nghiên cứu về rủi ro của ngân hàng cần phải do một đầu mối đảm nhận và chịu trách nhiệm, nếu phân tán sẽ rất khó quản lý hiệu quả. Xuất phát từ điểm hạn chế trong mô hình tổ chức của các ngân hàng TMCP Việt Nam đã chỉ ra ở chương 2, người viết có hai đề xuất cụ thể như sau: Thứ nhất đối với những ngân hàng TMCP chưa có bộ phận này thì cần phải thành lập ngay bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc Ban điều hành, chỉ đạo theo hệ thống dọc, xuyên suốt tới các chi nhánh ngân hàng. Nên nhân rộng điển hình từ mô hình của ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Cụ thể, bộ phận quản lý rủi ro có thể do một phó giám đốc phụ trách, thành lập một phòng quản lý rủi ro tại hội sở ngân hàng. Tại các chi nhánh cần phải có nhân viên trực thuộc bộ phận quản lý rủi ro làm nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro của ngân hàng (ví dụ theo dõi việc tuân thủ các giới hạn an toàn chẳng hạn). Như vậy cơ cấu tổ chức độc lập theo hàng dọc của bộ phận quản lý rủi ro trong ngân hàng sẽ giúp thông tin về quản lý danh mục được thông suốt, lãnh đạo nắm vững hàng ngày về tình hình diễn biến rủi ro tập trung trên danh mục của ngân hàng có những chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Thứ hai: Để cho bộ phận quản lý rủi ro ở tất cả các ngân hàng TMCP hoạt động đúng chức năng và hiệu quả, cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ mà bộ phận này phải đảm trách. Những công việc thuộc chức năng của bộ phận quản lý rủi ro bao gồm:  Xây dựng một hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và kiểm soát rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là xây dựng mô hình đo lường để tính toán định lượng tổn thất mà rủi ro danh mục mang lại, đồng thời xác định khả năng chịu đựng rủi ro thông qua vốn của ngân hàng.  Xác định các giới hạn an toàn cho vay đối với từng khách hàng và từng nhóm khách hàng, trên tất cả các khu vực, các miền, các hoạt động cho vay 138 của ngân hàng. Đồng thời phải có cơ chế đảm bảo giám sát việc thực hiện các giới hạn này.  Thiết kế các kịch bản và thử nghiệm tác động của những điều kiện thị trường ảnh hưởng bất lợi đến cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng.  Là đầu mối tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến rủi ro một cách thường xuyên, liên tục và chuyển kết quả đó cho ban điều hành, giúp các nhà quản trị cấp cao đánh giá thực chất về toàn cảnh rủi ro của ngân hàng nói chung, trong đó có rủi ro liên quan đến danh mục cho vay.  Trong giai đoạn từ nay đến trước năm 2020, bộ phận quản lý rủi ro của từng ngân hàng sẽ là nơi tập trung nghiên cứu để ứng dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro (trong đó có quản lý rủi ro danh mục cho vay) theo tinh thần của Basel 2, tiến tới tiếp cận theo tinh thần của Basel 3. Ở đây cũng cần lưu ý rằng, để đảm bảo tính tập trung, bộ phận quản lý rủi ro phải quản lý tất cả các loại hình rủi ro, không nên tách riêng từng loại rủi ro. Hiện nay, ở một số ngân hàng có bộ phận ALCO (quản trị tài sản có và tài sản nợ), thực chất làm nhiệm vụ quản lý rủi ro vì vậy ngân hàng nào đã hình thành bộ phận này rồi thì có thể quy định lại nhiệm vụ cho phù hợp, những ngân hàng chưa có thì nên thành lập mới. Mặt khác để đảm bảo tính độc lập, bộ phận quản lý rủi ro không nên tham gia vào quá trình thẩm định rủi ro thông qua xét duyệt hồ sơ các khoản vay như hiện tại nhiều ngân hàng vẫn đang áp dụng. Điều này là trái với nguyên tắc về quản lý rủi ro theo ủy ban Basel kiến nghị. 3.2.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hoạt động hiệu quả Để phục vụ cho công tác quản trị danh mục cho vay có hiệu quả, đầu tiên phải đề cập tới vai trò của các thông tin mang tính dự báo giúp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách chủ động. Thiếu các thông tin kinh tế dự báo chính xác là một hạn chế tồn tại ở các ngân hàng TMCP như đã chỉ ra trong 139 chương 2. Muốn khắc phục điểm hạn chế này cần phải có một bộ phận làm nhiệm vụ phân tích và cung cấp các thông tin dự báo phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại ngân hàng. Tùy quy mô và cơ cấu tổ chức của ngân hàng có thể thành lập riêng bộ phận nghiên cứu kinh tế, hoặc là ghép chung trong một bộ phận/ phòng ban có sẵn của ngân hàng, nhưng nhất thiết không được để cho bộ phận quản lý rủi ro kiêm nhiệm, bởi vì điều này sẽ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quá trình thực hiện quản lý rủi ro. Loại thông tin thứ hai phục vụ cho công tác quản trị danh mục là những thông tin liên quan đến quá trình thực hiện danh mục, hay nói khác đi đây là các thông tin báo cáo, phục vụ cho công tác điều hành. Do yêu cầu phải cập nhật hàng ngày nên mạng lưới thông tin báo cáo được thiết kế chặt chẽ, bao gồm cơ chế truyền đạt thông tin từ trên xuống và cơ chế báo cáo theo hàng ngang hoặc là lên cấp trên. Một hệ thống thông tin báo cáo được truyền dẫn thông suốt sẽ giúp cho các nhà quản trị cập nhật thường xuyên thực trạng danh mục cho vay của ngân hàng, thực trạng danh mục với các biểu hiện của sự thiếu đa dạng, tập trung rủi ro sẽ được nhận diện và đo lường, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, đáp ứng được mục tiêu của ngân hàng. Như đã đề cập trong phần phân tích thực trạng, hiện nay ở hầu hết các ngân hàng đều hình thành mô hình 3 tuyến phòng vệ tham gia thực hiện và giám sát danh mục. Ba tuyến phòng vệ này bao gồm bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận kiểm toán nội bộ. Riêng bộ phận quản lý rủi ro do chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên rủi ro danh mục cho vay nên cần phải được tổ chức theo hàng dọc, được nối kết từ bộ phận theo dõi rủi ro tại chi nhánh cơ sở lên thẳng khối quản lý rủi ro tại hội sở. Từ đây các thông tin báo cáo được chuyển đến cho Ban điều hành để cập nhật được trạng thái của danh mục cho vay, tạo điều kiện cho các quyết định quản trị được ban hành kịp thời. 140 Cuối cùng hệ thống công nghệ tin học hiện đại được xem là cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin quản trị của ngân hàng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải trang bị máy móc phục vụ cho việc nhập liệu, phân tích định lượng rủi ro, xây dựng phần mềm tính toán mô hình đo lường rủi ro. Do công việc quản trị danh mục gồm nhiều nội dung rất phức tạp nặng về định lượng, vì vậy hệ thống công nghệ tin học cần phải hiện đại để đáp ứng được yêu cầu này. 3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản trị danh mục hiện đại. 3.2.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hỗ trợ cho quản trị giao dịch cho vay và tạo tiền đề áp dụng phương pháp quản trị danh mục cho vay hiện đại. Hệ thống đánh giá nội bộ là một trong ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng mà ủy ban Basel khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các ngân hàng thương mại thực hiện chính là nhằm tuân thủ theo yêu cầu này. Tuy nhiên, như đã đề cập trong chương 2, đến cuối năm 2010, có rất ít các ngân hàng TMCP hoàn tất hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo dự kiến. Theo nhận định của ngân hàng Nhà nước, ngay cả những ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cũng chưa hiểu hết để tận dụng lợi ích của hệ thống này trong quản trị hoạt động cho vay. Nhận định này cũng được minh chứng qua thực tế hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại một trong những ngân hàng TMCP lớn là ACB (đã đề cập trong mục 2.3.1.3). Theo đánh giá của người viết, hiện nay chỉ có khoảng 2 đến 3 tiện ích của hệ thống xếp hạng tín dụng được hiểu đúng. Vì vậy, đề xuất tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng có nghĩa là yêu cầu hiểu rõ và tận dụng được hết những ưu việt mà hệ thống này mang lại cho 141 công tác quản trị hoạt động cho vay, đặc biệt là những ưu thế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị danh mục cho vay. Cụ thể là:  Trên cơ sở hạng tín dụng của người vay, ngân hàng cần phải quy định rõ các giới hạn an toàn trong cho vay đối với từng hạng khách hàng, theo nguyên tắc hạng khách hàng càng cao thì giới hạn cho vay sẽ cao và ngược lại. Đây thực chất là cụ thể hóa mức cho vay tối đa trên cơ sở giới hạn cấp tín dụng đang được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng hiện tại. Việc xây dựng các giới hạn này là để hình thành căn cứ cho quá trình giám sát thực hiện danh mục cho vay, hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục.  Dựa trên các kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng có thể tính chính xác mức độ tổn thất kỳ vọng (EL) theo công thức của ủy ban Basel. Mức tổn thất này được tính toán từ ba yếu tố xác suất vỡ nợ (PD) căn cứ vào hạng người vay, yếu tố tỷ lệ tổn thất của khoản vay khi vỡ nợ (LGD) và giá trị danh nghĩa của khoản vay (EAD). Căn cứ vào giá trị EL tính được, ngân hàng sẽ trích lập dự phòng cho những tổn thất dự kiến được. Đây là một tiện ích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà các ngân hàng Việt Nam chưa sử dụng tới (kể cả các ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ), do hiện tại các ngân hàng vẫn tuân thủ trích dự phòng tổn thất theo quyết định 493/QĐ-NHNN. Tuy nhiên như đã phân tích trong mục 2.3.2.2, hạn chế của cách trích dự phòng trong quyết định 493/QĐ-NHNN là chỉ căn cứ vào nhóm nợ, không phân biệt theo hạng khách hàng. Nếu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng để đưa yếu tố xác suất vỡ nợ của từng khách hàng vào công thức tính toán (như hướng dẫn của ủy ban Basel) chắc chắn khoản trích dự phòng này sẽ sát đúng với thực tế của từng ngân hàng hơn.  Kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cung cấp những dữ liệu quan trọng (như PD, LGD) để ngân hàng xây dựng mô hình đo lường rủi ro 142 danh mục cho vay. Đây cũng là một tiện ích quan trọng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng chưa được hiểu đúng tại Việt Nam. Như đã đề cập trong mục 1.2.2.2 sử dụng mô hình định lượng rủi ro là đặc trưng nổi bật của phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động. Thông qua các mô hình này, tổn thất của toàn danh mục cho vay sẽ được ước tính sát đúng với thực trạng danh mục cho vay của từng ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của mình khi so sánh với mức vốn tự có thực tế mà ngân hàng đang sở hữu. Thực tế hiện nay, các ngân hàng Việt Nam chưa có ý niệm về khả năng chịu đựng rủi ro trong các giao dịch cho vay thông qua vốn kinh tế. Hệ số vốn tối thiểu 8% theo quy định của ủy ban Basel (Việt Nam quy định 9% theo thông tư 13/2010/TTNHNN), thực chất là so sánh giữa mức vốn tự có thực tế (vốn pháp lý) và giá trị tài sản có (đã quy đổi theo hệ số rủi ro) trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, không gắn liền với các giao dịch cụ thể của ngân hàng. Vì vậy, ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng sử dụng mô hình nội bộ để tính toán mức vốn phù hợp, thay thế cho quy định vốn pháp lý hiện nay[41].  Tiện ích sau cùng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cung cấp dữ liệu cho việc tính toán giá/ phí chuyển nhượng các khoản cho vay trên thị trường tài chính, đảm bảo quyền lợi của bên trong giao dịch 3.2.3.2. Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay Xây dựng mô hình đo lường rủi ro là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ nội dung quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động. Như đã đề cập trong chương 1, căn cứ vào quy mô của vốn tự có thực tế tại ngân hàng, sử dụng các mô hình đo lường sẽ giúp ngân hàng đưa ra được các phương án danh mục khác nhau, thỏa mãn yêu cầu về lợi nhuận và rủi ro như mục tiêu đã hoạch định. Còn trong giám sát thực hiện, mô hình sẽ giúp ngân hàng tính toán 143 mức độ rủi ro đang diễn ra trên danh mục, từ đó làm căn cứ cho các quyết định điều hành ra đời. Sử dụng các mô hình đo lường rủi ro nội bộ là đặc trưng của hoạt động quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại và chỉ được áp dụng từ cuối thập niên 90 trở lại đây. Chính vì vậy các mô hình đo lường rủi ro được xem là các mô hình quản trị danh mục hiện đại. Chương 1 có đề cập đến 4 mô hình quản trị danh mục đang được áp dụng tại các ngân hàng thương mại trên thế giới. Các mô hình này tập trung vào quản trị rủi ro, theo đó nhà quản trị không chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện mà phải định lượng được các rủi ro biến đổi trong suốt thời kỳ nhất định của ngân hàng. Do xuất phát điểm về quản trị của các ngân hàng Việt Nam khác nhau (nhất là giữa các ngân hàng TMCP quy mô lớn có bề dày kinh nghiệm và những ngân hàng TMCP mới chuyển đổi từ cổ phần nông thôn, quy mô nhỏ), nên áp dụng chung một mô hình giống nhau cho tất cả các ngân hàng là không thể. Vì vậy, để phù hợp với khả năng của từng ngân hàng, tác giả đề xuất hai mô hình như dưới đây:  Mô hình thứ nhất - mô hình vỡ nợ Đặc điểm của mô hình Về bản chất đây là mô hình vỡ nợ, mô hình này có các đặc điểm sau đây: Một là biến cố rủi ro tín dụng trong mô hình chỉ là biến cố vỡ nợ, không đề cập đến biến cố giảm giá trị khoản cho vay. Nói khác đi đây là mô hình vỡ nợ không phải là mô hình định giá theo thị trường. Đây là mô hình phù hợp với những ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, kinh nghiệm quản trị còn yếu.  Lý do đầu tiên của đề xuất này là vì mô hình vỡ nợ có thể thích hợp với danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị, hầu như không tham gia vào thị trường chuyển nhượng các khoản vay, các khoản vay có khả năng chuyển nhượng trên thị trường rất thấp hay nói chính xác hầu như không chuyển nhượng. Vì vậy khả năng 144 chuyển hạng tín nhiệm của người vay không được xét đến trong khoảng thời gian từ một năm trở xuống và khoản vay sẽ chỉ xảy ra một trong hai khả năng là vỡ nợ hoặc không vỡ nợ.  Một lý do khác của đề xuất này là vì xét trong điều kiện thực tế của hầu hết các ngân hàng TMCP Việt Nam, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chỉ mới thực sự bắt đầu xây dựng, do vậy việc tính được xác xuất chuyển hạng tín nhiệm của từng người vay là rất khó, do chưa có các số liệu thống kê trong nhiều năm liên tục. Riêng xác xuất vỡ nợ có thể xây dựng được, lý do lâu nay ngân hàng thường quan niệm biến cố rủi ro tín dụng là biến cố vỡ nợ, nên các số liệu thông thường đã được các ngân hàng quan tâm và lưu trữ. Hai là các dữ liệu đầu vào cho mô hình giai đoạn này gồm có:  Dữ liệu về người vay biểu hiện ở xác xuất vỡ nợ đã được xác định trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi ngân hàng  Dữ liệu về khoản vay biểu hiện ở tỷ lệ thiệt hại của khoản vay khi xảy ra biến cố vỡ nợ (LGD). Tỷ lệ này phụ thuộc vào khả năng thu hồi của khoản vay khi xảy ra vỡ nợ. Các ngân hàng cần phải xếp hạng chất lượng khoản vay theo khả năng thu hồi để làm căn cứ tính toán tỷ lệ LGD. Trong trường hợp cho vay có đảm bảo tín dụng, giá trị thu hồi khoản vay có thể được tính từ tỷ lệ thu hồi do thanh lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ và phần giá trị còn lại không thể thu hồi được xem là thiệt hại. Chẳng hạn một khoản vay 100 triệu đồng, nếu tài sản đảm bảo cho khoản vay thu hồi được 60 triệu đồng khi xảy ra vỡ nợ thì tỷ lệ thiệt hại LGD của khoản vay sẽ là 40%. Những trường hợp khác không có đảm bảo thì LGD phụ thuộc vào phương thức thanh lý khoản vay để xác định.  Dữ liệu về danh mục biểu hiện thông qua hệ số tương quan vỡ nợ của người vay, với giả thiết rằng người vay trong cùng một ngành kinh tế sẽ chịu các tác động tương quan, còn ngoài ngành thì coi như hệ số tương 145 quan này bằng 0. Hệ số tương quan sẽ được tính toán từ trọng số của mỗi người vay trong ngành kinh tế mà họ là một bộ phận. Đưa hệ số tương quan vỡ nợ vào tính toán sẽ cho thấy lợi thế của sự đa dạng hóa trên danh mục. Đó chính là đặc thù của các mô hình đo lường rủi ro mà ngân hàng các nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng. Ba là các dữ liệu đầu ra của mô hình gồm có:  Tổn thất kỳ vọng EL - giá trị tổn thất trung bình được tính theo công thức hướng dẫn của Hiệp ước Basel 2. Đây là công thức chỉ sử dụng để tính tổn thất vỡ nợ kỳ vọng, không tính tổn thất giảm giá thị trường nên thích hợp với mô hình trong giai đoạn này. Phần tổn thất này được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng để trích lập quỹ dự phòng tương ứng.  Tổn thất không kỳ vọng UL - giá trị tổn thất vượt khỏi mức trung bình được tính dựa trên phân phối xác xuất tổn thất. Do mô hình chỉ quan tâm đến tổn thất từ biến cố vỡ nợ nên phân phối tổn thất trong mô hình là phân phối nhị thức. Trong toán học, đây là phân phối sử dụng khi biến cố xảy ra chỉ có một trong hai khả năng hoặc có (vỡ nợ) hoặc không (không vỡ nợ).  Giá trị vốn cần có để bù đắp cho tổn thất UL đã xác định. Đây chính là mục tiêu cơ bản của việc áp dụng mô hình đo lường rủi ro danh mục. Điều kiện tiền đề cho việc áp dụng mô hình đó là các ngân hàng phải có một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được vận hành. Đây là cơ sở để có được các dữ liệu đầu vào cần thiết khi tính toán mô hình. Ngoài ra một phần mềm toán học thích hợp để xử lý dữ liệu cũng là yếu tố không thể thiếu được. Cơ chế hoạt động của mô hình bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định tổn thất kỳ vọng (EL) liên quan đến biến cố vỡ nợ của từng khoản vay riêng biệt. 146 Để tính giá trị tổn thất kỳ vọng EL ta sử dụng công thức như hướng dẫn của Hiệp ước Basel sau đây: EL = PD * (LGD * EAD) Yếu tố PD xác suất vỡ nợ của người vay được xác định từ kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Yếu tố EAD là giá trị danh nghĩa của khoản vay. Còn LGD là tỷ lệ tổn thất của khoản vay khi xảy ra vỡ nợ. Tương tự như xác xuất vỡ nợ, tỷ lệ LGD của khoản vay tại Việt Nam cần được phân biệt theo hạng tài sản bảo đảm. Hạng tài sản bảo đảm được xác định căn cứ vào loại tài sản, chất lượng của tài sản như tính thanh khoản, chi phí quản lý, xử lý, khả năng thu hồi khi vỡ nợ... Nếu tài sản bảo đảm có hạng cao thì tỷ lệ LGD sẽ thấp và ngược lại. Bảng 3.1 minh họa cách tính EL dựa trên dữ liệu đầu vào cho trước gồm: PD theo hạng của người vay (tham khảo số liệu của ACB trong bảng 2.9); tỷ lệ LGD của khoản vay và giá trị EAD của khoản vay (hai yếu tố này là con số giả định). Cột EL trong bảng 3.1 được tính đơn giản trong trường hợp cả khách hàng lẫn khoản vay có cùng hạng. BẢNG 3.1 - TÍNH TOÁN TỔN THẤT KỲ VỌNG CHO KHOẢN VAY KHÁCH HÀNG HẠNG AAA AA A BBB BB B CCC CC C D PD (%) 0.15 0.3 0.6 1.1 2.0 3.0 5.0 8.0 15.0 100.0 KHOẢN VAY HẠNG AAA AA A BBB BB B CCC CC C D LGD (%) 5 10 20 30 40 50 60 70 80 100 EAD (đ/v đồng) 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 EL đ/v đồng) 75,000 300,000 1,200,000 3,300,000 8,000,000 15,000,000 30,000,000 56,000,000 120,000,000 1,000,000,000 147 Nguồn: tính toán từ số liệu tham khảo trong bảng 2.9 Giá trị EL trên bảng 3.1 chỉ là ví dụ minh họa đơn giản, do giả định hạng khách hàng và hạng của khoản vay giống nhau. Trên thực tế, giá trị EL sẽ khác đi nếu khách hàng vay và khoản vay không cùng hạng. Chẳng hạn nếu khách hàng thuộc hạng BBB có xác xuất vỡ nợ là 1.1%, nhưng khoản vay được xếp hạng AA có tỷ lệ LGD là 10%. Giá trị EL của khoản vay = 1.1%*10%*1,000,000,000 = 1,100,000 đồng = 1.1 triệu đồng So sánh sẽ thấy giá trị EL trong trường hợp này nhỏ hơn mức 3,300,000 đồng trong trường hợp khách hàng vẫn ở hạng BBB và hạng của khoản vay cũng ở mức BBB. Sở dĩ tổn thất EL thấp hơn (mặc dù khách hàng giữ nguyên hạng) là do hạng của khoản vay cao hơn dẫn đến tỷ lệ LGD của khoản vay thấp hơn. Nhưng nếu, khoản vay ở hạng AA và khách hàng cũng ở hạng AA thì giá trị EL sẽ chỉ là 300 ngàn đồng (thấp hơn mức 1,100,000 đồng trong trường hợp trên). Sở dĩ giá trị EL thấp hơn là do bị ảnh hưởng bởi hạng của khách hàng cao hơn nên xác suất PD thấp, dẫn đến giá trị EL giảm đi. Bước 2: Xác định tổn thất không kỳ vọng của từng khoản vay riêng biệt Sau khi xác định EL, tức tổn thất kỳ vọng trung bình của từng khoản vay thì tổn thất không kỳ vọng UL được hiểu là giá trị chênh lệch so với mức trung bình EL, được tính toán dựa vào độ lệch chuẩn. Lưu ý rằng phân phối tổn thất vỡ nợ trong trường hợp này là một phân phối nhị thức nên độ lệch chuẩn theo công thức  = p*(1-p), với p là xác xuất của biến cố (trong trường hợp này chính là PD của người vay). Vậy nếu khoản vay giá trị 1,000 triệu đồng khách hàng hạng BBB và khoản vay hạng AA thì tổn thất không kỳ vọng tức UL được tính như sau: UL = (  * EAD* LGD) = p*(1-p) * EAD* LGD (1) 148 = (0.011*0.989) * 1,000 * 10% = 10.4 triệu đồng Theo quy định trong Hiệp ước Basel 2 vốn tối thiểu là 8% so với tài sản có rủi ro. Như vậy khoản vay có giá trị danh nghĩa 1,000 triệu đồng, giả sử tài sản bảo đảm cho khoản vay là bất động sản, có trọng số rủi ro 50%, giá trị khoản vay sau khi được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro sẽ chỉ còn là 500 triệu đồng, do vậy mức vốn tối thiểu ngân hàng phải có là 40 triệu đồng. Trong khi tính theo mô hình nói trên, tổng vốn tự có và dự trữ mà ngân hàng phải có chỉ là 11.5 triệu đồng (= 1.1 tr.đồng + 10.4 tr.đồng), nhỏ hơn so với quy định của Hiệp ước Basel 2. Con số này cho thấy các mô hình đo lường nội bộ có thể cho kết quả tính toán khác với cách tính hiện tại của ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên sát đúng với thực tế rủi ro của từng ngân hàng hơn. Bước 3: Tính tổn thất cho toàn danh mục. Sự khác biệt và cũng là điểm mới căn bản của mô hình đo lường rủi ro so với cách tính tổn thất hiện nay ở Việt Nam là quan tâm đến rủi ro của toàn danh mục. Cách tính này đưa đến kết quả là giá trị tổn thất giảm hơn so với con số tổng cộng tổn thất của các khoản vay. Trở lại ví dụ về khoản vay thuộc hạng B có giá trị 1,000 triệu đồng, tỷ lệ thiệt hại LGD là 50%, người vay có hạng tín nhiệm BBB với xác xuất vỡ nợ là 0.011. Một khoản vay khác cũng thuộc hạng B và cùng giá trị 1000 triệu đồng, tỷ lệ LGD cũng là 50% nhưng người vay có hạng tín nhiệm B, xác xuất vỡ nợ 0.03. Nếu tính riêng lẻ thì khoản vay mà người vay hạng BBB có EL là 1.1 triệu đồng và UL = 10.4 triệu đồng, còn khoản vay hạng B có EL = 0.03* 1,000 * 50% = 15 triệu đồng còn UL khoảng 8.4 triệu đồng. Vậy tổng cộng hai khoản vay có EL = 16.1 triệu đồng và UL = 94.4 triệu đồng. Trong trường hợp hai khoản vay trên nằm trong một danh mục, với giả thiết hệ số tương quan giữa hai người vay = 0 hay nói khác đi là xác xuất vỡ nợ của hai 149 người này là độc lập. Xác xuất để hai người vay cùng vỡ nợ = 0.03* 0.011= 0.00033. Tổn thất của danh mục hai khoản vay trên được tính như sau: EL = (1000 + 1000) * 50% * 0.00033 = 0.33 triệu đồng UL = 0.00033*0.99967 * 2000* 50% = 18.2 triệu đồng Như vậy ngân hàng sẽ phải trích 0.33 triệu trong chi phí để lập quỹ dự trữ cho danh mục (nhỏ hơn 16.1 triệu đồng của hai khoản vay cộng lại), còn giá trị tổn thất tối đa của danh mục cho vay cần có vốn tự có bù đắp chỉ là 18.2 triệu đồng, trong khi tổn thất không kỳ vọng cộng gộp của hai khoản vay là 94.4 triệu đồng. Giá trị tổn thất của danh mục giảm đi so với từng khoản vay cũng như của hai khoản vay riêng lẻ cộng gộp, cho thấy lợi ích của sự đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm giảm thiểu dự trữ và vốn tự có cần thiết mà ngân hàng phải duy trì. Điều đó chứng minh sự cần thiết của việc áp dụng mô hình đo lường rủi ro danh mục đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, sự độc lập hoàn toàn giữa hai người vay là rất hiếm xảy ra, nhất là khi hai người trong cùng một ngành kinh tế. Vì vậy, để sát thực hơn, mô hình đo lường rủi ro cần đưa thêm hệ số tương quan giữa người vay vào tính toán. Tương quan vỡ nợ của hai khoản vay là chỉ số chỉ sự tương quan giữa hai người vay trong một ngành kinh tế, tùy thuộc vào trọng số của mỗi người trong ngành/ khu vực kinh tế của họ. Để đơn giản mô hình giai đoạn 1 nên giả thiết rằng nếu hai người vay cùng một ngành kinh tế thì có tương quan vỡ nợ. Tuy nhiên nếu họ khác ngành thì có thể xem như tương quan vỡ nợ bằng 0 bởi vì không có các yếu tố mang tính hệ thống tác động vào chúng. Xuất phát từ quan niệm như vậy, người viết đề xuất sử dụng phương pháp tính hệ số tương quan vỡ nợ theo mô hình Credit Risk Plus như sau: p AB    150  PA PB WAkWBk  k k 1  Pk n    2 (2) Trong đó ρAB là hệ số vỡ nợ tương quan của người vay A và B; PA và P B là xác xuất vỡ nợ riêng biệt của người vay A và người vay B; WAk (WBk) là trọng số của người vay A (người vay B) trong khu vực k còn Pk và k là xác xuất vỡ nợ trung bình và độ lệch chuẩn của xác xuất vỡ nợ trong khu vực k. Lưu ý có n khu vực/ngành kinh tế và N người vay, xác xuất trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính theo công thức sau: Pk   Wik Pi N i 1  k   Wik  i (3) N i 1 (4) Vì có N người vay trong một khu vực/ ngành kinh tế, nên trọng số của mỗi người vay phải thỏa mãn: W n k 1 ik 1 (5) Giả sử xác định hệ số tương quan cho hai người vay A và B trong cùng một khu vực kinh tế, trong đó người vay A hạng BBB có PA = 0.011, còn người vay B hạng AA có P B = 0.003 (sử dụng số liệu trên bảng 3.1). Nếu trong khu vực kinh tế này chỉ có A và B, trọng số của A trong khu vực WA = 40% và WB của B là 60% (thỏa mãn WA + WB = 40% + 60% = 1), thì xác xuất trung bình trong khu vực là Pk và độ lệch chuẩn  k được tính theo công thức (3) và (4) như sau: 151 Pk = 40% * 0.011 + 60% * 0.003 = 0.0044 + 0.0018 = 0.0062 k = 40% * (0.011*0.989) + 60% * 0.003*0.997 = 0.04172 + 0.03281  k = 0.07453  Vậy   k Pk 2  = 144.50366  Với giả thiết chỉ có một khu vực kinh tế, tức là n = 1 thì hệ số tương quan vỡ nợ của người vay A và người vay B được tính theo công thức (2) như sau:  ρAB =   0.011*0.003  * 40% * 60% * 144.50366 = 0.0109  Việc đưa hệ số tương quan theo ngành/ khu vực vào tính toán tổn thất chung của danh mục sẽ giúp ngân hàng xác định tổn thất chính xác hơn, định hướng cho việc thiết lập các giới hạn cho vay đối với từng ngành/ khu vực kinh tế.  Mô hình thứ hai – mô hình ma trận xếp hạng tín nhiệm Về bản chất đây là mô hình định giá theo thị trường, chủ yếu dựa trên nền ý tưởng mô hình ma trận xếp hạng tín nhiệm - Credit Metrics của JP Morgan năm 1997. Điểm khác biệt của mô hình này so với mô hình vỡ nợ là biến cố tổn thất không chỉ là sự vỡ nợ mà có cả sự giảm sút giá trị thị trường của các khoản nợ, xuất phát từ sự thay đổi hạng tín nhiệm của người vay. Mô hình này có thể áp dụng cho các ngân hàng TMCP quy mô lớn, có kinh nghiệm trong quản trị, đã sử dụng cơ sở vật chất hiện đại, công nghệ mới trong quản trị điều hành. Các dữ liệu đầu vào của mô hình  Sự thay đổi hạng tín nhiệm của người vay là một dữ liệu đầu vào của mô hình, theo đó hạng của khách hàng có thể được giữ nguyên, có thể lên hạng hoặc xuống hạng, kể cả vỡ nợ. Khoảng thời thích hợp để xác định những thay đổi hạng là 1 năm, đây là khoảng thời gian phù hợp trong điều kiện Việt Nam. Thông qua số liệu đã thu thập, thống kê trong quá khứ, xác xuất 152 chuyển hạng tín nhiệm sẽ được ngân hàng xác định cho từng hạng khách hàng vay.  Vì đây là mô hình định giá theo thị trường nên cần phải có các yếu tố để xác định hiện giá dòng tiền theo thời gian. Trước hết phải xác định lãi suất chiết khấu trong trường hợp không có rủi ro làm cơ sở. Sau đó xác định khoảng chênh lệch cộng thêm vào lãi suất chiết khấu (phí rủi ro - Risk Premium) phù hợp với hạng tín nhiệm của người vay. Tỷ lệ phí này có thể gia tăng khi người vay xuống hạng và giảm đi khi người vay lên hạng trong khoảng thời gian xác định.  Các chỉ số về sự tương quan tiếp tục được xác định một cách chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Ngoài hệ số tương quan trong phạm vi từng khu vực kinh tế như ở mô hình giai đoạn đầu tiên, có thể đưa thêm vào hệ số tương quan giữa các ngành kinh tế và ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến sự tương quan này. Cơ chế hoạt động của mô hình bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định xác xuất chuyển hạng tín nhiệm của người vay trong khoảng thời gian 1 năm tới Bắt đầu bằng hạng tín nhiệm của người vay ở thời điểm hiện tại, thông qua các số liệu thu thập được trong quá khứ và kết hợp với những thông tin khác về người vay, ngân hàng cần xác định xác xuất để cho người vay thay đổi hạng trong khoảng thời gian 1 năm tới. Đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam để có được số liệu này, các ngân hàng sẽ phải thu thập trong khoảng thời gian tối thiểu 5 năm, dựa trên quá trình vận hành của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng, kể từ năm 2010. 153 Dưới đây là một bảng xác xuất chuyển hạng trong thời gian 1 năm của khoản vay có hạng BBB và khoản vay có hạng A [42]. Do khoản vay đang ở hạng BBB nên trong năm tới xác xuất giữ nguyên hạng của khoản vay là lớn nhất 86.93%, cao nhất là chuyển lên hạng AAA với xác xuất rất nhỏ 0.02% và xác xuất cho việc trở thành vỡ nợ (hạng D) là 0.18%. Khoản vay hạng A có xác xuất giữ nguyên hạng là 91.05% và xác xuất vỡ nợ là 0.06%. Bước 2: Tính giá trị thị trường của khoản vay tương ứng với các hạng tín nhiệm khác nhau trong vòng 1 năm tới. Đây là một công việc khá phức tạp, tuy nhiên nó thể hiện đặc tính của một mô hình định giá theo thị trường. Để tính toán cần phải bắt đầu từ giá trị trên sổ sách hiện tại của khoản vay, lãi suất của khoản vay, khoản chênh lệch cộng thêm vào lãi suất để bù đắp cho rủi ro, thời gian cho vay theo hợp đồng, cách thức hoàn trả gốc và lãi của khoản vay, hạng tín nhiệm hiện tại của người vay và sự thay đổi hạng dự kiến trong thời gian 1 năm tới. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sự thay đổi hạng, nên khoản vay sẽ có nhiều giá trị khác nhau, tùy thuộc vào hạng tín nhiệm dự kiến của người vay BẢNG 3.2 - XÁC XUẤT CHUYỂN HẠNG CỦA KHOẢN VAY BBB & KHOẢN VAY HẠNG A KHOẢN VAY HẠNG BBB HẠNG XÁC XUẤT % AAA 0.02 AA 0.33 A 5.95 BBB 86.93 BB 5.30 B 1.17 CCC 0.12 KHOẢN VAY HẠNG A HẠNG XÁC XUẤT % AAA 0.09 AA 2.27 A 91.05 BBB 5.52 BB 0.74 B 0.26 CCC 0.01 154 D 0.18 D 0.06 Nguồn: tham khảo số liệu trong sách Credit Portfolio Management[42] . Trước tiên muốn xác định được giá trị thị trường của khoản vay phải xác định dòng tiền - Cashflow do khoản vay mang lại theo định kỳ (phụ thuộc vào cách thức hoàn trả gốc và lãi, lãi suất cho vay của ngân hàng). Vì dòng tiền được tính trong tương lai nên cần thiết phải sử dụng công thức chiết khấu dòng tiền để xác định hiện giá của khoản vay. Công thức tính như sau: P n t 1 CFt (1  i  st ) t (6) Trong đó với P là giá trị hiện tại của khoản vay (hiện giá), CFt là dòng tiền của khoản vay tại kỳ hạn thứ t, i là lãi suất chiết khấu không có rủi ro (có thể dùng lãi suất trái phiếu Chính phủ) và st là phí bù đắp rủi ro được cộng thêm vào lãi suất chiết khấu, (lưu ý s còn được gọi là giá rủi ro tín dụng và thay đổi theo hạng tín nhiệm của người vay, được tính như đã giới thiệu trong trang 89). Yếu tố t biểu hiện cho số thứ tự của kỳ hạn vay, trong đó t chạy từ 1 cho đến n là thời hạn vay. Giả sử có hai khoản vay trị giá trên sổ sách cùng là 1,000 triệu đồng, thời hạn vay là 5 năm, trả lãi hàng năm và trả gốc vào kỳ hạn cuối cùng, lãi suất cố định trong thời gian vay. Người vay thứ nhất hạng BBB, lãi suất cho vay ngân hàng áp dụng là 10%/năm, người vay thứ hai hạng A, lãi suất cho vay ngân hàng áp dụng là 9.5%/ năm Cuối năm thứ nhất, sau khi đã trả lãi lần đầu tiên, hiện giá của khoản vay hạng BBB được tính theo công thức như sau: P = 100 + 100 100 100 1100 + + + (1+i+s1) (1+i+s2) (1+i+s3) (1+i+s4) (7) 155 Dựa trên dữ liệu PD, LGD của ngân hàng ACB và giả sử lãi suất chiết khấu i = 6%/ năm, ta có bảng sau: BẢNG 3.3 - SUẤT CHIẾT KHẤU VÀ PHÍ RỦI RO CỘNG THÊM HẠNG AAA AA A BBB BB B CCC CC C D PD 0.15 0.3 0.6 1.1 2 3 5 8 15 100 LGD 5 10 20 30 40 50 60 70 80 100 S=PD*LGD SUẤT CK 0.0075 0.03 0.12 0.33 0.8 1.5 3 5.6 12 100 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 Đơn vị: % SUẤT CK & S 6.0075 6.03 6.12 6.33 6.8 7.5 9 11.6 18 106 Nguồn tác giả tính toán dựa vào số liệu PD và LGD trong bảng 3.1 Dựa trên số liệu này có thể tính được hiện giá của khoản vay hạng BBB trong từng trường hợp khoản vay lên hạng hoặc xuống hạng, thậm chí vỡ nợ. Ví dụ trường hợp người vay được tăng hạng A thì hiện giá khoản vay tại thời điểm cuối năm thứ nhất được tính như sau: P = 100 + 100 100 100 1100 + = 1,234.1 triệu đồng 2+ 3+ (1.0612) (1.0612) (1.0612) (1.0612)4 Tương tự sẽ xác định được giá trị thị trường của khoản vay hạng BBB và khoản vay hạng A tương ứng với hạng tín nhiệm của nó thay đổi trong vòng 1 năm tới (xem bảng 3.4). BẢNG 3.4 - GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA TỪNG KHOẢN VAY TRONG 1 NĂM TỚI Đơn vị: triệu đồng 156 KHOẢN VAY HẠNG BBB HẠNG THAY ĐỔI AAA AA A BBB BB B CCC D- Default GIÁ TRỊ KHOẢN VAY 1,238.2 1,237.5 1,234.1 1,226.2 1,208.9 1,183.7 1,132.4 244.6 KHOẢN VAY HẠNG A HẠNG THAY ĐỔI GIÁ TRỊ KHOẢN VAY AAA AA A BBB BB B CCC D- Default 1,215.9 1,215.2 1,212.5 1,204.0 1,186.9 1,161.9 1,111.2 235.2 Nguồn tính toán từ công thức (6) và số liệu của bảng 3.3 Bước 3: Tính giá trị trung bình kỳ vọng của khoản vay trong vòng 1 năm tới thông qua phân phối xác xuất của giá trị khoản vay. Bảng phân phối xác xuất của giá trị khoản vay (còn gọi là ma trận chuyển hạng tín nhiệm) là cơ sở để tính giá trị trung bình kỳ vọng của khoản vay. Sử dụng công thức tính kỳ vọng trong lý thuyết xác xuất, tính được giá trị kỳ vọng trung bình của khoản vay trong thời gian 1 năm tới là 1,223.4 triệu đồng (xem bảng 3.5). Tuy nhiên đây chưa phải là con số cuối cùng bởi mục tiêu là tính tổn thất kỳ vọng EL và UL của khoản vay chứ không phải là giá trị của khoản vay. BẢNG 3.5 - TÍNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH KỲ VỌNG CỦA KHOẢN VAY HẠNG AAA AA A BBB BB B P(x) % Xi (triệu đồng) P(x)*Xi (triệu đồng) 0.25 0.02 1,238.2 4.08 0.33 1,237.5 73.43 5.95 1,234.1 1,065.94 86.93 1,226.2 64.07 5.3 1,208.9 13.85 1.17 1,183.7 157 CCC D- Default 0.12 0.18 Tổng cộng Ex 1,132.4 244.6 = 1.36 0.44 1,223.4 Nguồn: tính toán từ số liệu trên bảng 3.2 và 3.3 Bước 4: Xác định tổn thất kỳ vọng EL của khoản vay EL hay tổn thất kỳ vọng, xét trong mô hình đo lường rủi ro này được hiểu là sự khác biệt giữa giá trị thị trường của khoản vay trong năm tới và giá trị trung bình kỳ vọng của nó trong cùng thời gian, với giả định khoản vay giữ nguyên hạng (tức là không xảy ra biến cố xấu). Trong ví dụ trên, do khoản vay giữ nguyên hạng BBB trong năm tới nên giá trị thị trường của nó là 1,226.2 triệu đồng, tuy nhiên giá trị trung bình kỳ vọng của nó (được tính trên sự thay đổi hạng tín nhiệm của người vay) thì chỉ là 1223.4 triệu đồng, thấp hơn 2.8 triệu đồng (=1,226.2 1,223.4). Đây chính là giá trị mất đi do sự thay đổi hạng tín nhiệm của khoản vay, hay nói cách khác con số 2.8 triệu đồng chính là tổn thất kỳ vọng EL của khoản vay. Bước 5: Xác định tổn thất không kỳ vọng UL của khoản vay Mục tiêu thứ hai của mô hình là tính toán giá trị tổn thất không dự kiến được/ không kỳ vọng của khoản vay, hay nói cách khác là xác định Credit VaR để từ đó ước lượng vốn kinh tế tương xứng. Tổn thất không kỳ vọng UL chỉ độ dao động giá trị khoản vay quanh giá trị trung bình kỳ vọng của nó (tức EL đã xác định ở bước 4), với một độ tin cậy xác định. Do phân phối tổn thất của danh mục cho vay có hình dạng đuôi dài không cân xứng. Vì vậy xác định UL cho khoản vay phải dùng phương pháp nội suy để tính được số gần đúng. Chẳng hạn trong ví dụ khoản vay hạng BBB giả sử độ tin cậy là 95%, cần phải tính giá trị với xác xuất 5%. Ta chọn hai xác xuất gần nhất với 5%. Đó là xác 158 xuất 6.77% (= 5.3% + 1.17% + 0.12% + 0.18%) tương ứng với giá trị khoản vay là 1,208.9 triệu đồng và xác xuất 1.47% (= 1.17% + 0.12% + 0.18%) tương ứng với giá trị khoản vay là 1,183.7 triệu đồng (xem bảng 3.5). Dùng phương pháp nội suy giữa hai giá trị trên sẽ tính được xác xuất 5% tương ứng với giá trị là 1,200.5 triệu đồng. Như vậy, sự khác biệt giữa giá trị trung bình của khoản vay và giá trị tương ứng xác xuất 5% (hay độ tin cậy 95%) = 1,223.4 – 1,200.5 = 22.9 triệu đồng. Con số này nghĩa là có khoảng 5% khả năng giá trị của khoản vay rơi xuống mức 1,200.5 triệu đồng và tổn thất sẽ là 22.9 triệu đồng Như vậy đến đây có thể xác định được tổn thất của khoản vay hạng BBB có giá trị 1,000 triệu đồng là 25.7 triệu đồng trong đó 2.8 triệu đồng là tổn thất kỳ vọng phải lập quỹ dự trữ tổn thất, còn 22.9 triệu đồng là tổn thất không ước tính được. Con số tổn thất này cho biết ngân hàng cần phải có dự phòng 2.8 triệu đồng và mức vốn kinh tế 22.9 triệu đồng để đối phó với nó. Dựa trên cách tương tự, có thể xác định giá trị tổn thất theo các kịch bản xấu khác nhau, chẳng hạn xác xuất biến cố rủi ro 3%, tức độ chắc chắn là 97%, hoặc xác xuất 1% ( tức độ tin cậy là 99%). Bước 6: Xác định ma trận chuyển hạng cho cả danh mục. Các bước nội dung từ 1 đến 5 nói trên chỉ đưa ra cách thức xác định tổn thất kỳ vọng và không kỳ vọng cho từng khoản vay riêng biệt. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên, mục tiêu của mô hình là đo lường rủi ro của cả danh mục nhiều khoản vay. Phương pháp thích hợp là phân chia danh mục thành các tiểu danh mục khác nhau, mà trong đó mỗi tiểu danh mục gồm hai khoản cho vay. Để tính VaR cho từng tiểu danh mục phải xác định được:  Giá trị thị trường của từng khoản vay như cách tính trong bước 1 và 2  Xác định giá trị thị trường hay còn gọi là trạng thái tín dụng chung của danh mục. 159  Ước tính xác xuất của từng trạng thái tín dụng chung thông qua ma trận kết hợp chuyển đổi xếp hạng của người vay trên danh mục. Bảng 3.6 dưới đây liệt kê giá trị của danh mục hai khoản vay hạng BBB và hạng A, trong đó giá trị danh mục sẽ bằng cộng gộp giá trị của từng khoản vay. Nhận thấy trường hợp cả hai khoản vay giữ nguyên hạng thì giá trị danh mục sẽ là 2,438.7 triệu đồng, còn khi cả hai khoản vay cùng vỡ nợ thì giá trị danh mục là 479.8 triệu đồng. BẢNG 3.6 - MA TRẬN TRẠNG THÁI TÍN DỤNG CHUNG CHO DANH MỤC HAI KHOẢN VAY HẠNG BBB VÀ HẠNG A Đơn vị: triệu đồng NGƯỜI VAY 1 (BBB) AA A 1,238.2 AA 1,237.5 A 1,234.1 BBB 1,226.2 BB 1,208.9 B 1,183.7 CCC 1,132.4 D 244.6 NGƯỜI VAY 2 (A) AAA AA A BBB BB B CCC 1,215. 9 2,454. 1 2,453. 4 2,450. 0 2,442. 1 2,424. 8 2,399. 6 2,348. 3 1,460. 5 1,215. 2 2,453. 4 2,452. 7 2,449. 3 2,441. 4 2,424. 1 2,398. 9 2,347. 6 1,459. 8 1,212. 5 2,450. 7 2,450. 0 2,446. 6 2,438. 7 2,421. 4 2,396. 2 2,344. 9 1,457. 1 1,204. 0 2,442. 2 2,441. 5 2,438. 1 2,430. 2 2,412. 9 2,387. 7 2,336. 4 1,448. 6 1,186. 9 2,425. 1 2,424. 4 2,421. 0 2,413. 1 2,395. 8 2,370. 6 2,319. 3 1,431. 5 1,161. 9 2,400. 1 2,399. 4 2,396. 0 2,388. 1 2,370. 8 2,345. 6 2,294. 3 1,406. 5 1,111. 2 2,349. 4 2,348. 7 2,345. 3 2,337. 4 2,320. 1 2,294. 9 2,243. 6 1,355. 8 D 235.2 1,473. 4 1,472. 7 1,469. 3 1,461. 4 1,444. 1 1,418. 9 1,367. 6 479.8 Nguồn : Tính toán của tác giả từ số liệu trong bảng 3.4 Bảng 3.7 dưới đây là ma trận kết hợp xác xuất chuyển hạng đồng thời của hai người vay, với giả thiết rằng giữa hai người vay này có hệ số tương quan là 30%. Xác xuất giữ nguyên hạng của cả hai khoản vay là lớn nhất 79.69%. Trong khi đó 160 xác xuất xảy ra vỡ nợ đồng thời cho cả hai khoản vay, hoặc là xác xuất cả hai khoản vay cùng đạt hạng AAA được xem như bằng 0. BẢNG 3.7 - MA TRẬN KẾT HỢP XÁC XUẤT CHUYỂN HẠNG, TRƯỜNG HỢP HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KHÁC 0 NGƯỜI VAY 2 (A) NGƯỜI VAY 1 (BBB) AAA AA A BBB BB B CCC D 0.02 0.33 5.95 86.93 5.3 1.17 0.12 0.18 AAA 0.09 0.00 0.00 0.02 0.07 0.00 0.00 0.00 0.00 AA 2.27 0.00 0.04 0.39 1.81 0.02 0.00 0.00 0.00 A 91.05 0.02 0.29 5.44 79.69 4.47 0.92 0.09 0.13 BBB 5.52 0.00 0.00 0.08 4.55 0.64 0.18 0.02 0.04 BB 0.74 0.00 0.00 0.00 0.57 0.11 0.04 0.00 0.01 B 0.26 0.00 0.00 0.00 0.19 0.04 0.02 0.00 0.00 CCC 0.01 0.00 0.00 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00 D 0.06 0.00 0.00 0.00 0.04 0.01 0.00 0.00 0.00 Nguồn: tham khảo từ sách Credit Portfolio Management [42] Bước 7: Tính EL và UL cho toàn danh mục Dựa trên xác xuất kết hợp chuyển hạng của hai khoản vay trên danh mục (bảng 3.7) và giá trị thị trường của danh mục (bảng 3.6), có thể tính được EL và UL cho cả danh mục theo các bước lặp lại từ 1 đến 5. Tham khảo phụ lục số 12 sẽ cho cách tính với 64 xác xuất kết hợp chuyển hạng của hai khoản vay và 64 giá trị tương ứng với xác xuất kết hợp. Kết quả cho biết giá trị trung bình kỳ vọng của danh mục là 2,433.5 triệu đồng. Trong khi giá trị thị trường của hai khoản vay (trường hợp giữ nguyên hạng) là 2,438.7 triệu đồng trong bảng 3.6. Như vậy EL hay tổn thất kỳ vọng của danh mục là 5.2 triệu đồng (=2,438.7 - 2,433.5). Tính UL với độ tin cậy là 95% bằng phương pháp nội suy sẽ cho giá trị danh mục tương ứng xác xuất 5% là 2427.9 triệu đồng. Vậy UL hay tổn thất không kỳ 161 vọng sẽ là 5.6 triệu đồng (= 2,433.5 - 2,427.9). Như vậy giá trị chịu rủi ro với độ tin cậy 95% của danh mục hai khoản vay có hạng BBB và A (cả hai khoản vay có giá trị danh nghĩa cùng là 1000 triệu đồng) là 5.6 triệu đồng, cũng có nghĩa là yêu cầu vốn phải có là 5.6 triệu đồng. So sánh với kết quả trước đó tính riêng cho khoản vay hạng BBB, có giá trị trên danh mục 1000 triệu đồng tổng tổn thất được xác định là 25.2 triệu đồng, trong đó vốn tự có tương xứng có giá trị là 22.9 triệu đồng, trong khi danh mục có hai khoản vay với tổng giá trị 2000 triệu đồng, tổng tổn thất được xác định là 10.8 triệu đồng, vốn tương xứng chỉ là 5.6 triệu đồng. Hai con số này cho thấy lợi ích của việc đa dạng hóa danh mục cho vay và ảnh hưởng của sự tương quan giữa các khoản vay, dẫn đến tổn thất toàn danh mục thấp hơn và vốn yêu cầu cũng thấp hơn. Phương pháp tính giá trị chịu rủi ro (Credit VaR) cho một danh mục với N khoản cho vay cũng dựa trên căn bản tính VaR của từng tiểu danh mục gồm hai khoản cho vay. Sự khác biệt ở đây là số lượng tính toán sẽ rất khổng lồ, chẳng hạn nếu hạng tín nhiệm của người vay có tất cả 8 hạng (từ AAA cho đến D) và danh mục có khoảng 200 khoản vay thì ta sẽ có 8200 xác xuất chuyển đổi kết hợp và có từng đó giá trị danh mục khoản vay tương ứng với mỗi xác xuất chuyển hạng. Dùng phương pháp tính giá trị trung bình của danh mục như các bước 1 đến bước 5 sẽ tính được VaR cho danh mục với độ tin cậy mong muốn. Tóm lại, có thể sơ đồ hóa nội dung mô hình đo lường rủi ro dựa trên ma trận xếp hạng tín nhiệm như hình 3.1 dưới đây. 162 HÌNH 3.1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO DỰA TRÊN MA TRẬN TÍN NHIỆM Danh mục Mức độ biến động thị trường Hạng tín nhiệm Tài sản bảo đảm Khoản chênh lệch cộng thêm Số liệu về tương quan Xác xuất Chuyển hạng Tỷ lệ thu hồi khi vỡ nợ Hiện giá khoản vay Mô hình tương quan Phân phối giá trị khoản vay Độ lệch chuẩn của khoản vay tương ứng sự thay đổi hạng tín nhiệm của từng người vay Thay đổi kết hợp hạng tín nhiệm Mức rủi ro tín dụng chung của cả danh mục 3.2.3.3. Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay khi hành lang pháp lý và điều kiện của thị trường tài chính cho phép  Đối với mua bán nợ Như đã trình bày trong chương 1, mua bán nợ được xem là hình thức điều chỉnh danh mục đơn giản nhất và hiện tại Việt Nam đã có hành lang pháp lý cho nó. Tuy nhiên do nhiều hạn chế như đã phân tích trong chương 2 nên quy chế này không được phát huy. Để khắc phục những điểm hạn chế này và đưa mua bán nợ trở thành một phương tiện phổ cập hơn, theo người viết các ngân hàng TMCP cần có những lưu ý sau đây: Thứ nhất: dựa trên quy chế mua bán nợ được sửa đổi từ phía ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cần tìm hiểu để áp dụng phù hợp với mục đích của mình. Cần thay 163 đổi quan niệm đang phổ biến hiện nay cho rằng chỉ có nợ xấu mới đưa ra trao đổi, mà nên sử dụng mua bán nợ như là công cụ để thay đổi linh hoạt cơ cấu danh mục, tăng/ giảm quy mô dư nợ khi cần thiết. Thứ hai: Củng cố lại chức năng nhiệm vụ của các công ty mua bán và khai thác tài sản tại các ngân hàng TMCP. Khi hành lang pháp lý cho phép, hoạt động của các công ty này không chỉ giới hạn trong xử lý tài sản liên quan đến nợ tồn đọng của ngân hàng mà mở rộng hơn có thể đại diện cho ngân hàng tham gia đàm phán thương lượng liên quan đến mua bán tài sản (trái phiếu, khoản nợ) với mọi đối tác khác nhau trên thị trường, kể cả việc tham gia vào thị trường chứng khoán hóa, vì vậy cần thiết phải củng cố và nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty này, nhằm chuẩn bị cho các hoạt động trong thời gian tới.  Đối với công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng Về cơ chế hoạt động và tác dụng của hoán đổi rủi ro tín dụng trong quản danh mục cho vay đối với các ngân hàng đã được đề cập trong chương 1. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của khủng hoảng tài chính thế giới liên quan đến các công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng vừa qua, thiết nghĩ khi áp dụng tại Việt Nam cần một số lưu ý sau: Thứ nhất: Bước đầu nên áp dụng hoán đổi rủi ro tín dụng cho các khoản vay có giá trị lớn trên danh mục (chỉ liên quan đến một chủ thể vay và có tài sản bảo đảm), sau đó tiến tới áp dụng cho danh mục các khoản vay tiêu dùng (thông qua trả góp hoặc thẻ tín dụng, của nhiều chủ thể vay khác nhau và có thể không có bảo đảm). Thứ hai: Hợp đồng giao dịch cần phải được chuẩn hóa, các quy định phải cụ thể chặt chẽ, nhất là sự kiện rủi ro có liên quan đến biến cố chi trả bảo hiểm cần phải xác định rõ phạm vi, giới hạn trả tiền và các trường hợp loại trừ. Tránh trường hợp quy định không rõ ràng dẫn đến tranh chấp giữa người tham gia bảo hiểm và công 164 ty chi trả tiền bảo hiểm như đã từng xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng giữa những năm 90 với các hợp đồng cho vay mua xe trả góp có sự tham gia của công ty bảo hiểm.  Đối với chứng khoán hóa khoản cho vay Như đã đề cập trong chương 1, chứng khoán hóa là sự chuyển giao rủi ro tín dụng từ ngân hàng cho vay sang cho một loạt các nhà đầu tư, những người bỏ tiền ra mua chứng khoán. Hoạt động chuyển giao này thông qua một tổ chức là trung gian phát hành chứng khoán ra thị trường trên cơ sở các khoản cho vay của ngân hàng. Ở Mỹ thường thành lập một tổ chức chuyên biệt đảm nhận vai trò này, gọi là tổ chức mục đích đặc biệt (Theo Special Purpose Vehicle- SPV). Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, không nhất thiết phải thành lập riêng tổ chức này mà có thể do các công ty chứng khoán, hoặc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại thực hiện. Về cơ chế hoạt động, bước đầu chỉ nên áp dụng theo mô hình truyền thống, tức là chứng khoán hóa theo cơ chế chuyển giao. Áp dụng cơ chế này, công ty chứng khoán nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản vay từ ngân hàng, thực hiện phát hành ra thị trường các loại chứng khoán/ trái phiếu có cùng hạng, không nên phát hành theo kiểu các CMO có thứ hạng khác nhau (để giảm bớt công việc xếp hạng tín nhiệm làm căn cứ phân hạng chứng khoán phát hành). Tuy nhiên, để phát hành trái phiếu dựa trên các khoản vay, ngoài việc duy trì mức vốn tự có, công ty phát hành còn phải ký quỹ đầy đủ tại tổ chức bảo lãnh, không nên áp dụng loại chứng khoán hóa không ký quỹ. Tương tự như hoán đổi rủi ro tín dụng, cần phải có quy định chuẩn hóa về khoản cho vay được chứng khoán hóa, chẳng hạn về quy mô, thời hạn, lãi suất cho vay ban đầu, điều kiện bảo đảm, chất lượng của khoản vay... 3.2.4. Các biện pháp hỗ trợ khác 165 3.2.4.1. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ theo hướng tăng cường giám sát quá trình tổ chức thực hiện danh mục cho vay tại ngân hàng Hoạt động kiểm soát nội bộ của các ngân hàng hiện nay đã được cải thiện rất nhiều, nhất là tại các ngân hàng TMCP lớn. Tuy nhiên ở các ngân hàng nhỏ, nhất là các ngân hàng TMCP mới chuyển đổi từ các ngân hàng CP nông thôn thì hệ thống kiểm soát nội bộ chưa hoàn chỉnh. Các quy trình cấp tín dụng hoặc quy trình kiểm soát nợ có vấn đề vẫn còn khá lỏng lẻo. Chẳng hạn các quy tắc bất kiêm nhiệm, quy tắc “bốn mắt”…nhiều khi vẫn bị vi phạm. Điều này dẫn đến rủi ro luôn tiềm ẩn trong chính quy trình hoạt động của các ngân hàng. Cho nên việc đầu tiên của quá trình quản trị rủi ro hiệu quả là phải xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. Điều này sẽ giúp cho quá trình tác nghiệp diễn ra suôn xẻ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro từ đó có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác điều hành của ngân hàng Tuy nhiên để hỗ trợ cho công tác quản trị thì ngoài việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, ngân hàng còn phải có bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm tăng cường giám sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bản thân các yếu tố của kiểm soát nội bộ nằm ngay trong quá trình tác nghiệp, nên nhiều khi khó phát hiện được dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động diễn ra hàng ngày. Bộ phận kiểm toán nội bộ cũng tương tự như bộ phận quản lý rủi ro, cần phải được tổ chức một cách độc lập, không liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ diễn ra hàng ngày. Theo quy định trong quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 1/08/2006 các tổ chức tín dụng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban kiểm soát. Như vậy, nếu các ngân hàng TMCP đã hình thành Ban kiểm soát, nhưng chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ thì cần phải thành lập và thiết kế chức năng, nhiệm vụ của bộ phận này, cho phù hợp với yêu cầu giám sát hoạt động ngân hàng, phục vụ cho công tác quản trị. Về cơ cấu tổ chức do ban kiểm soát 166 không trực thuộc Hội đồng quản trị, mà trực thuộc đại hội đồng cổ đông nhưng có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng quản trị về kết quả kiểm toán nội bộ. Từ đó có thể giúp cho Hội đồng quản trị nắm bắt được những yếu kém (nếu có) của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, có biện pháp yêu cầu ban điều hành phải điều chỉnh để giúp cho công tác quản trị hoạt động ngân hàng sẽ hiệu quả hơn. 3.2.4.2. Các ngân hàng TMCP nhỏ cần sát nhập, hợp nhất để tăng quy mô vốn tự có, cải thiện khả năng chịu rủi ro của từng ngân hàng, từ đó tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Một trong những vấn đề quan trọng của quản trị danh mục cho vay là xác định tổn thất danh mục cho vay và khả năng chịu đựng của ngân hàng. Xác định tổn thất danh mục là công việc của mô hình đo lường rủi ro như đã đề cập trên đây. Tuy nhiên mức tổn thất đó có phù hợp với ngân hàng hay không? có nằm trong khả năng chịu đựng của ngân hàng hay không thì phụ thuộc vào quy mô vốn tự có của ngân hàng (như đã đề cập trong mục 1.2.3.1). Mục tiêu của quản trị danh mục cho vay là xây dựng một danh mục cho vay thỏa mãn lợi nhuận kỳ vọng và giới hạn tổn thất/rủi ro trong khả năng của ngân hàng. Nếu vốn của ngân hàng lớn thì khả năng chịu đựng rủi ro danh mục của ngân hàng được nâng lên, thậm chí có thể tránh được các cú “Shock” trong nền kinh tế, ngân hàng có thể linh hoạt, mạo hiểm hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì lý do này nên việc tăng quy mô vốn tự có được xem là biện pháp trước mắt để tăng cường khả năng chịu rủi ro danh mục, về lâu dài tăng năng lực tài chính và sức cạnh tranh trên thương trường của từng ngân hàng. Được biết theo khảo sát trên báo cáo tài chính của các ngân hàng TMCP thì đến ngày 17/12/2009 vẫn còn có 29 trong số 37 ngân hàng TMCP có mức vốn điều lệ thấp hơn 3000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 20 ngân hàng có mức vốn dưới 2000 tỷ đồng và đặc biệt là có 11 ngân hàng mức vốn bằng 1000 tỷ đồng. Đối với các ngân hàng TMCP, để tăng vốn trong điều kiện kinh tế tiếp tục khó khăn, thị 167 trường chứng khoán chưa có dấu hiệu khởi sắc, rất khó thành công. Mặt khác tăng vốn một cách cơ học trong khi các điều kiện khác không thỏa mãn như cơ sở vật chất, mạng lưới chi nhánh, năng lực quản trị, thị trường hoạt động … không đáp ứng được thì chắc chắn hiệu quả sẽ thấp, nếu không nói là hết sức liều lĩnh. Biện pháp tăng vốn thích hợp nhất trong thời gian tới là sát nhập, hợp nhất các ngân hàng nhỏ thành ngân hàng có quy mô lớn hơn. Số lượng các ngân hàng TMCP sẽ giảm đi nhưng năng lực tài chính sẽ tăng lên, tiếp tục duy trì hoạt động, chờ cơ hội phát triển mới. Còn lâu dài theo lộ trình vốn tự có của các ngân hàng TMCP đô thị phải đạt 10 000 tỷ đồng vào năm 2020 (nghị định 141 của ngân hàng Nhà nước) các ngân hàng TMCP phải chú trọng vào biện pháp tăng vốn từ lợi nhuận trong kinh doanh, coi đó là biện pháp chủ yếu và hữu hiệu hơn cả. 3.2.4.3. Đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản trị để từng bước chuyên nghiệp hóa công tác quản trị danh mục nói riêng và quản trị hoạt động ngân hàng nói chung Như phần hạn chế đã phân tích, thiếu nhân sự cao cấp là một thực tại trong ngành tài chính ngân hàng. Hạn chế này không phải là chuyện có thể hoàn thiện trong ngày một, ngày hai được, mà đòi hỏi phải có thời gian. Do vậy, thiết nghĩ để có được đội ngũ các nhà quản trị cấp cao cho ngành ngân hàng Việt nam trong 5 – 7 năm sau thì phải có chiến lược đào tạo nhân sự ngay từ bây giờ. Việc đào tạo có thể thông qua nhiều cách thức:  Gửi các cán bộ trẻ đi học ở nước ngoài từ quỹ đào tạo của ngân hàng, đồng thời với các biện pháp ràng buộc nghĩa vụ tránh trường hợp “chảy máu chất xám” sau khi đào tạo;  Đào tạo lại những cán bộ đang làm quản trị có độ tuổi trung niên, thông qua các chương trình đào tạo tại chổ hoặc đào tạo tập trung ngắn ngày với các mục tiêu rõ ràng phải đạt được sau học tập; 168  Liên kết, mời giảng viên các trường đại học chuyên ngành về giảng dạy các khóa ngắn hạn tại chỗ;  Cử cán bộ tham gia vào các hội thảo trong nước và quốc tế có liên quan đến vấn đề cải cách, quản trị hoạt động ngân hàng. 3.3. CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 3.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản trị danh mục cho vay của ngân hàng, có chế tài cụ thể khi các ngân hàng vi phạm. Thực tế những năm qua cho thấy, một hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết. Các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng sở hữu ngoài nhà nước, thường có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận càng cao càng tốt, nên việc chạy theo nhu cầu thị trường rất dễ xảy ra. Ở góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng Nhà nước cần phải đưa ra các quy định để hạn chế bớt sự nóng vội của các ngân hàng trong việc tìm kiếm lợi nhuận, ổn định tình hình chung. Mặc dù thời kỳ qua, ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực, đưa ra một số văn bản nhằm giới hạn hoạt động cho vay trong một số ngành/ lĩnh vực kinh tế, cũng như các văn bản quy định đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, như các Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN; quyết định 03/2008/QĐ-NHNN; thông tư 13/2010/TTNHNN; thông tư 19/2010/TT-NHNN… tuy nhiên nội dung các quy định này chưa đầy đủ, thời điểm ban hành chậm trễ và thường mang tính thời điểm, nên có hiệu lực ngắn. Ngoại trừ quy định giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh tối đa cho một khách hàng/ một nhóm khách hàng có trên Luật Các tổ chức tín dụng, những giới hạn cụ thể hơn đối với dư nợ các ngành, nhất là những ngành nhạy cảm hoàn toàn chưa được đề cập trong Luật. Vì vậy, thời gian tới, để hướng dẫn cho các ngân hàng thương mại thực hiện đa dạng hóa, tránh rủi ro tập trung tiềm ẩn trên danh mục, thiết nghĩ ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các quy định chi tiết hơn, về mức đa 169 dạng hóa danh mục, về giới hạn an toàn cho phép (tính trên dư nợ, quy mô vốn tự có của từng ngân hàng). Trường hợp phát hiện các ngân hàng vi phạm phải có chế tài phạt thích hợp. Đó là biện pháp cần thiết để đưa hoạt động quản trị danh mục cho vay vào khuôn khổ, nhất là trong giai đoạn kỹ năng quản trị của các ngân hàng còn yếu kém. 3.3.2 Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây chính là công việc cần thiết trong giai đoạn trước mắt của ngân hàng Nhà nước để đạt được lộ trình đến năm 2020 áp dụng theo tiêu chuẩn Basel 2. Các văn bản hiện tại như quyết định 457, quyết định 493 có liên quan đến quản trị danh mục cho vay sẽ không còn phù hợp theo yêu cầu của giai đoạn mới, nên cần phải được thay thế dần. Về nội dung này, tác giả có một số đề xuất cụ thể như sau: Thứ nhất: cần có những thay đổi căn bản trong cách hiểu/ quan niệm về rủi ro tổn thất và nguồn trích lập bù đắp cho tổn thất trên danh mục cho vay của ngân hàng. Như đã phân tích ở chương 2, cách hiểu về tổn thất và trích lập dự phòng của ngân hàng Nhà nước trong quyết định 493 làm cho việc tính toán nguồn bù đắp cho tổn thất trên danh mục cho vay không sát đúng với thực tế rủi ro của mỗi ngân hàng. Việc gộp chung nguồn bù đắp cho cả hai loại tổn thất khác nhau đều từ dự phòng và trích lập từ chi phí kinh doanh, khiến cho các ngân hàng tốn kém hơn mà chưa hẳn đã an toàn hơn. Như đã trình bày trong phần phân tích hạn chế ở chương 2, nội dung của quyết định 493/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước là theo tinh thần của Basel 1, quy định một mẫu áp dụng cho tất cả các ngân hàng. Mà điều này hiện nay không còn phù hợp nữa. Ủy ban Basel trong Hiệp ước Basel 2 đã khuyến khích các ngân hàng nên áp dụng các phương pháp đo lường nội bộ. Trong đề án phát triển ngân hàng đến năm 2020, ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến từ sau năm 2010 bắt đầu áp dụng theo tinh thần Basel 2. Vì vậy, đến thời 170 điểm này thiết nghĩ ngân hàng Nhà nước cần soạn thảo các văn bản mới thay thế cho quyết định 493/QĐ-NHNN và sớm ban hành trong thời gian gần nhất. Thứ hai: Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng mô hình đo lường rủi ro nội bộ vào công tác quản trị danh mục cho vay. Nội dung này cần được xúc tiến sau khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng được vận hành và thông qua. Các ngân hàng TMCP quy mô lớn có thể xây dựng mô hình phù hợp với đặc điểm, tình trạng riêng của mỗi ngân hàng (cụ thể như mô hình ma trận tín nhiệm đề xuất trong mục 3.2.3.2), với điều kiện phải được ngân hàng Nhà nước (cơ quan giám sát) cho phép thực hiện. Còn các ngân hàng TMCP nhỏ, hoạt động quản trị còn yếu kém thì giai đoạn đầu có thể hướng dẫn một kiểu mô hình chung, đơn giản (chẳng hạn như mô hình biến cố vỡ nợ đề cập trong mục 3.2.3.2). Ở giai đoạn sau khi mà năng lực, kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng này đã được nâng lên, nhất là khi thị trường tài chính trong nước phát triển, các ngân hàng có thể tham gia rất năng động vào các hoạt động trao đổi mua bán trên thị trường thì có thể chuyển sang mô hình ma trận xếp hạng tín nhiệm phù hợp hơn. Do việc chuyển đổi từ các quy định hiện tại theo tinh thần Basel 1 sang Basel 2 với mức độ phức tạp hơn, cao hơn, nên phải có lộ trình cụ thể. Tuy nhiên để có thể thực hiện đúng lộ trình kế hoạch, các văn bản mới cần phải đưa ra các mốc thời hạn cụ thể cho từng giai đoạn và biện pháp xử lý rõ ràng nếu các ngân hàng không thực hiện đúng lộ trình. Không nên hành xử giống như thời gian qua: sau thời hạn 3 năm kể từ khi ban hành quyết định 493 (ngày 22/04/2005) các ngân hàng vẫn không thể thực hiện phân hạng nợ theo định tính và cũng không xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cũng không thấy ngân hàng Nhà nước đưa ra biện pháp xử lý nào công khai trong toàn hệ thống. Ngoài ra để nắm vững các kiến thức cần thiết về Basel 2 và sắp tới là Basel 3, ngân hàng Nhà nước nên tổ chức các cuộc hội thảo trong nước có sự tham gia 171 của các ngân hàng thương mại, cử cán bộ tham gia vào các hội thảo quốc tế có nội dung liên quan, liên lạc với tổ chức Basel để trao đổi học hỏi kinh nghiệm (đây là điều mà Ủy ban Basel luôn khuyến khích các nước thực hiện) 3.3.3. Hoàn thiện các quy định về giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế Chương 2 có chỉ ra một số hạn chế trong công tác giám sát, để nâng cao hiệu quả của công tác này, tác giả đề xuất tập trung vào một số khía cạnh sau: 3.3.3.1. Về mô hình giám sát: Hiện tại mô hình giám sát tại Việt Nam là mô hình vừa phân tán vừa tập trung. Sở dĩ gọi là phân tán vì có 3 cơ quan giám sát chuyên ngành trực thuộc các bộ khác nhau, hoạt động riêng rẽ là cơ quan giám sát, thanh tra ngân hàng trực thuộc ngân hàng Nhà nước; cục quản lý & giám sát bảo hiểm thuộc Bộ tài chính và cơ quan giám sát chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Ngoài ra, lại còn có Ủy ban giám sát quốc gia trực thuộc Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ giám sát tập trung. Hoạt động của mô hình giám sát này rõ ràng không thích hợp trong điều kiện của thị trường tài chính sắp tới. Bởi vì thị trường các công cụ điều chính không chỉ liên quan đến ngân hàng mà còn có hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như chứng khoán, bảo hiểm, do vậy, mô hình giám sát chuyên ngành phân tán như hiện nay là không thích hợp mà cần phải có cơ quan giám sát tập trung/ hợp nhất, trong đó phạm vi giám sát là toàn bộ các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động của thị trường tài chính nói chung. Thiết nghĩ, mô hình tập trung sẽ tránh được sự chồng chéo trong nội dung giám sát, chắc chắn sẽ sâu sát và hiệu quả hơn là mô hình phân tán như hiện tại. 3.3.3.2. Về phương pháp giám sát: 172 Cơ quan giám sát tại các nước có hai phương pháp giám sát là giám sát tuân thủ và giám sát trên cơ sở rủi ro. Theo người viết cả hai phương pháp này đều có thể được sử dụng cho hoạt động của thị trường các công cụ điều chỉnh. Trong điều kiện hành lang pháp lý cho hoạt động được thiết lập rõ ràng, thì giám sát tuân thủ nhằm phát hiện các hiện tượng vi phạm luật như đầu cơ, nội gián… trái nguyên tắc hoạt động của thị trường. Bên cạnh đó giám sát trên cơ sở rủi ro giúp phát hiện ra rủi ro tiềm tàng từ các dấu hiệu cảnh báo, tạo điều kiện ổn định hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia. Khẩn trương hoàn thành Luật giám sát ngân hàng để trình quốc hội thông qua như dự kiến. Trong đó cần nhấn mạnh phương pháp giám sát từ xa/ giám sát trên cơ sở rủi ro, chứ không chỉ đơn thuần là giám sát tại chỗ/ giám sát tuân thủ như lâu nay đang thực hiện. Mặt khác ở góc độ vĩ mô cần nghiên cứu lựa chọn giữa hai mô hình giám sát phân tán và mô hình giám sát tập trung/ hợp nhất để vận dụng thích hợp trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. 3.3.4. Xây dựng các quy định pháp lý và hình thành thị trường cho các công cụ tài chính có tính thương mại cao tại Việt Nam 3.3.4.1. Chỉnh sửa quy chế mua bán nợ cho phù hợp thị trường để mở rộng hình thức này trong thời gian tới Những nội dung trong quy chế hiện tại nên điều chỉnh là: Thứ nhất: Có quy định cụ thể về mua bán nợ thông thường, không chỉ có nợ xấu, đồng thời không nên quy định giá tối thiểu giao dịch mà nên để giá hình thành từ thương lượng giữa người bán và người mua. Thứ hai: Mở rộng đối tượng tham gia vào mua bán nợ, nhất là các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… 173 3.3.4.2. Xây dựng các quy định pháp lý cho thị trường các công cụ tài chính phái sinh. Để cho việc sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục thuận lợi, thì việc thiết lập một hành lang pháp lý từ phía Nhà nước là hết sức cần thiết. Đối với các công cụ chưa xuất hiện tại Việt Nam như phái sinh tín dụng, ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng về việc áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Bởi vì mặc dù có những ưu điểm phù hợp với một nền tài chính hiện đại theo cơ chế mở, nhưng rõ ràng là các công cụ phái sinh cũng có những nhược điểm của nó, rất cần có một cơ chế giám sát hữu hiệu và một hành lang pháp lý chặt chẽ để phát triển. Điều này đã được minh chứng rất rõ qua cuộc khủng hỏang tài chính thế giới vừa qua. Bản thân các công cụ không có lỗi, nhưng cơ chế giám sát thiếu hiệu quả và hành lang pháp lý chưa đủ chặt chẽ đã “khuếch đại” những điểm yếu vốn có của các công cụ này. Nhằm kiến tạo hành lang pháp lý cho việc vận dụng các công cụ phái sinh vào mục đích điều chỉnh danh mục cho vay, người viết có một số đề xuất cụ thể như sau: Thứ nhất: Cần xây dựng cơ chế hoạt động cho từng loại sản phẩm phái sinh áp dụng, điều này cũng có ý nghĩa chuẩn hóa giao dịch trên thị trường chính thức, tránh hiện tượng mỗi ngân hàng áp dụng một kiểu khác nhau do giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC). Thứ hai: Mở rộng phạm vi áp dụng công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại tham gia với tư cách người cung cấp sản phẩm, không nên chỉ áp dụng thí điểm cho một vài ngân hàng như hiện tại. Điều này sẽ tránh được hiện tượng độc quyền về giá bán, bất lợi cho các chủ thể tham gia với vị trí là người mua. Mặt khác, cần khuyến khích các chủ thể ngoài ngân hàng tham gia, nhất là các công ty kinh doanh bảo hiểm với vai trò người bán bảo vệ. Tuy nhiên cần có quy định chặt chẽ về điều kiện tham gia của người bán, người mua và điều kiện 174 của khoản vay tham chiếu, tránh áp dụng một cách đại trà dẫn đến khó kiểm soát được hoạt động của thị trường. Thứ ba: Giới hạn mục đích tham gia của các ngân hàng thương mại là nhằm bảo hiểm rủi ro tín dụng/ mục đích phòng hộ, không nhằm mục đích đầu cơ. Do vậy, yêu cầu ngân hàng mua bảo hiểm phải sở hữu thực sự các khoản vay, không chấp nhận mua bán “khống” khoản vay không tồn tại trên danh mục. Điều này cũng có nghĩa là giới hạn phạm vi hoạt động của giao dịch phái sinh, “khoanh vùng” cho những hoạt động này để dễ đối phó khi thị trường giao dịch có những dấu hiệu không lành mạnh, tránh trường hợp hình thành một mạng lưới chằng chịt như thị trường Mỹ dẫn đến khó kiểm soát. Ngoài ra cũng cần có quy định giới hạn doanh số giao dịch so với vốn tự có của các ngân hàng tham gia nhằm hạn chế rủi ro trong khả năng chấp nhận được của từng ngân hàng. Thứ tư: Kết hợp với Bộ tài chính hoàn thiện các quy định kế toán liên quan đến giao dịch tài chính phái sinh. 3.3.4.3. Thành lập các tổ chức dịch vụ tham gia kích hoạt thị trường Kinh nghiệm tại các nước phát triển cho thấy khi thành lập thị trường các công cụ phái sinh không thể thiếu được vai trò của Nhà nước trong việc chỉ định hoặc thành lập một số tổ chức làm nhiệm vụ môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn …tham gia vào thị trường với vai trò định hướng tổ chức giao dịch. Nhà nước thông qua vai trò của Ngân hàng Trung ương cần phải xây dựng quy định pháp lý cho việc thành lập các tổ chức này, ví dụ quy định vốn pháp định, điều lệ hoạt động, các điều kiện cần thiết khác cho quá trình hoạt động trên thị trường. Nhiệm vụ của các tổ chức này cần được quy định cụ thể, tránh sự trùng lắp hoặc chồng chéo lên nhau. Cụ thể: Tổ chức môi giới với vai trò là cầu nối giữa bên mua và bên bán nợ từ đó hưởng phí/hoa hồng môi giới 175 Tổ chức trung gian đặc biệt trong chứng khoán hóa. Đây là tổ chức có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chứng khoán hóa. Nhiệm vụ của tổ chức này là tập hợp các khoản cho vay từ phía ngân hàng khởi tạo, thu xếp phát hành chứng khoán tương thích ra thị trường cho các nhà đầu tư, chuyển dòng tiền thu được do bán chứng khoán cho ngân hàng cho vay. Tổ chức trung gian cũng là nơi thanh toán gốc và lãi chứng khoán cho các nhà đầu tư từ số tiền do ngân hàng cho vay chuyển giao do thu nợ từ người vay ban đầu. Ở các nước, thông thường tổ chức trung gian được thành lập dưới sự bảo trợ của Chính phủ như tổ chức Freddie Mac hoặc Ginnie Mae của Mỹ, Hong Kong Mortgage Corporation của Hồng kông …Ở Việt Nam, giai đoạn đầu tiên có thể sử dụng các công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng cho vay thực hiện nhiệm vụ này. Sau đó, khi thị trường đã phát triển mạnh có thể thành lập các công ty độc lập chuyên thực hiện vai trò trung gian như các tổ chức SPV của Mỹ. Tổ chức bảo lãnh phát hành có vai trò đảm bảo thanh toán cho các nhà đầu tư trong trường hợp tổ chức trung gian mất khả năng thanh toán. Do hoạt động bảo lãnh xuất phát từ uy tín nên tổ chức này có thể là các ngân hàng lớn, các công ty kinh doanh bảo hiểm, kể cả Chính phủ ... thực hiện. Tổ chức quản lý tài sản thường làm dịch vụ cho ngân hàng cho vay trong việc thu xếp các khoản cho vay chuẩn bị chứng khoán hóa cũng như thay mặt ngân hàng thu nhận dòng tiền thanh toán từ người vay và chuyển sang cho tổ chức trung gian để thanh toán cho nhà đầu tư. Ở Việt Nam có thể sử dụng các công ty khai thác tài sản và quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại thực hiện vai trò này. Ngoài các tổ chức nói trên, thì sự xuất hiện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức tư vấn cũng góp phần làm cho thị trường hoạt động một cách xuôn xẻ và hiệu quả. 176 3.3.5. Củng cố hoạt động của trung tâm CIC và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập tại Việt Nam Để cho các giao dịch trên thị trường thuận lợi thì vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm là không nhỏ. Việc đánh giá xếp hạng độc lập các chứng khoán trên thị trường sẽ cung cấp thêm thông tin, giúp tạo dựng lòng tin cho các nhà đầu tư khi họ có ý định mua chứng khoán. Hiện tại trung tâm CIC trực thuộc ngân hàng Nhà nước chủ yếu xếp hạng ngân hàng, vì vậy chưa thỏa mãn nhu cầu xếp hạng khi phát triển thị trường các công cụ chuyển đổi. Một số tổ chức xếp hạng đang hoạt động tại Việt Nam (như công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - CRV) cần phải được củng cố và khuyến khích phát triển, để phát huy tính độc lập trong đánh giá xếp hạng tín nhiệm các chủ thể giao dịch, các công cụ vay nợ cũng như các quốc gia khi thị trường tài chính trong nước hội nhập quốc tế. 3.4 CÁC KIẾN NGHỊ KHÁC 3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ: Chính phủ có vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường cho sự phát triển của ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế, từ đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại. Thực tế thời gian qua cho thấy, vai trò điều hành của Chính phủ chưa thật sự hiệu quả, có tác động không tốt đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị danh mục cho vay nói riêng của ngân hàng thương mại. Vì vậy, tác giả có một số kiến nghị với Chính phủ như sau: Thứ nhất: trong giai đoạn tới, Chính phủ cần cân nhắc để đảm bảo hài hòa hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu ổn định kinh tế, kìm chế lạm phát. Theo tác giả, không nhất thiết phải theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, mà nên tập trung cho mục tiêu ổn định nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn trước mắt. 177 Thực tế những năm qua cho thấy, việc quá chú trọng vào tăng trưởng kinh tế trên cơ sở vốn đầu tư (theo chiều rộng) chứ không phải là dựa trên năng suất hiệu quả (theo chiều sâu), một mặt đã dẫn đến đầu tư vốn dàn trải, kém hiệu quả: một số ngành phi sản xuất tăng trưởng “quá nóng” thiếu sự kiểm soát, trong khi những ngành sản xuất kinh doanh khác khó khăn. Mặt khác, trong điều kiện các thành phần kinh tế đều khó khăn về vốn thì nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế sẽ bị đẩy sang phía hệ thống ngân hàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hệ thống ngân hàng mở rộng quá nhiều về số lượng (ngân hàng, chi nhánh) đồng thời với tín dụng tăng trưởng “nóng” quá mức cần thiết, cơ cấu danh mục mất cân đối trong giai đoạn 2006-2007, gây ra nhiều hệ lụy cho những năm sau này. Do đó thiết nghĩ, Chính phủ cần phải xác định nhất quán và kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng các chính sách điều hành phù hợp, có tính ổn định lâu dài, tạo sự yên tâm tin tưởng cho các chủ thể trong nền kinh tế. Thứ hai: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp, chấp nhận cho giải thể /phá sản những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, ngân hàng làm ăn yếu kém, xem đó như là một quá trình sàng lọc cần thiết, để hình thành nền kinh tế thị trường với các chủ thể có năng lực cạnh tranh độc lập, thực sự hiệu quả. Đồng thời có các biện pháp tháo gỡ (như chính sách thuế, hỗ trợ xúc tiến thương mại …) giúp các chủ thể kinh doanh đang gặp khó khăn có thể đứng vững và vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, từ đó gián tiếp tác động tích cực đến hoạt động cho vay và danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Thứ ba: Có biện pháp để nâng cao năng lực điều hành vĩ mô, trong đó có năng lực giám sát, năng lực dự báo kinh tế… giúp các chủ thể kinh doanh, trong đó có ngân hàng có thể xây dựng được các chiến lược kinh doanh dài hạn, thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động, duy trì sự ổn định, có thể đứng vững trước các tác động bất lợi của chu kỳ kinh tế. 178 Thứ tư: Cần hình thành và duy trì thói quen minh bạch thông tin ở góc độ vĩ mô cũng như trong các ngành, các chủ thể kinh doanh, từng bước tạo dựng môi trường kinh tế xã hội lành mạnh, tạo sự tin tưởng cho giới kinh doanh, người dân cũng như các đối tác, các quốc gia có mối quan hệ với Việt Nam, khẳng định uy tín và thương hiệu quốc gia trong môi trường kinh doanh quốc tế. 3.4.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp Với tư cách là những chủ thể đóng góp chính cho sự phát triển kinh tế, các doanh nghiệp cần có chiến lược lâu dài nâng cao năng lực tài chính, giới hạn quy mô kinh doanh trong khả năng vốn, không quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng. Thời kỳ vừa qua cho thấy nhiều doanh nghiệp lạm dụng đòn bẩy tài chính, mở rộng quy mô kinh doanh quá mức, vượt khả năng vốn cũng như năng lực quản trị điều hành, vì thế, khi nền kinh tế có những biến động bất lợi, lãi suất ngân hàng tăng cao, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ phải đóng cửa phá sản. Kết luận chương 3: Từ cơ sở lý thuyết ở chương 1 và cơ sở thực tiễn trong chương 2, chương 3 của luận án đã nêu ra một số giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP. Những nội dung đã giải quyết trong chương 3 gồm có: Thứ nhất: Quan điểm về việc hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP được thể hiện trong phần 3.1.2. Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành ngân hàng do Chính phủ đưa ra vào năm 2006 trong mục 3.1.1, luận án đề ra mục tiêu và các định hướng cụ thể cho việc hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020. Thứ hai: Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay gồm các nhóm: nhóm giải pháp chiến lược; nhóm giải pháp về kỹ thuật 179 xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản trị danh mục hiện đại; nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị và nhóm các giải khác hỗ trợ khác. Trong số này, luận án nhấn mạnh hơn đến nội dung xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản trị danh mục hiện đại, như mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay, vận dụng các công cụ điều chỉnh danh mục như hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hoá nợ… Đây là những nội dung đặc trưng của quản trị danh mục hiện đại và được xem là những đề xuất mới trong điều kiện Việt Nam, mang ý nghĩa đột phá trong việc chuyển từ cách thức quản trị hiện tại sang quản trị theo xu hướng hiện đại. Thứ ba: Bên cạnh các giải pháp dành cho đối tượng chính là ngân hàng TMCP, luận án còn đưa ra một số khuyến nghị với ngân hàng Nhà nước, kiến nghị với Chính phủ và doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, hỗ trợ tạo điều kiện cho các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng TMCP có tính khả thi cao. Đó là các khuyến nghị về việc tiếp tục ban hành các văn bản giám sát và hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng quy định pháp lý cho việc hình thành phát triển thị trường các công cụ phái sinh, tăng cường hiệu quả của công tác giám sát, ổn định kinh tế vĩ mô… 180 KẾT LUẬN Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, quản trị danh mục cho vay là một công việc khó khăn phức tạp. Nó đòi hỏi khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định, sự chặt chẽ trong quá trình thực hiện và sự uyển chuyển, linh hoạt trong việc điều chỉnh. Đây là điều mà các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung còn thiếu. Xuất phát từ nhận định như vậy, mục tiêu của luận án tập trung vào nghiên cứu thực tiễn công tác quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, từ đó chỉ ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp thích hợp để hoàn thiện hoạt động này. Với kết cấu 3 chương truyền thống trình bày trong 177 trang, nội dung của luận án đã đạt được các kết quả sau đây: Về mặt lý luận: Luận án đã tập hợp đầy đủ và có tính hệ thống những lý luận căn bản nhất về hoạt động quản trị danh mục cho vay theo phương pháp quản trị chủ động, từ hoạch định mục tiêu liên quan đến khả năng chịu đựng của vốn kinh tế, thiết lập các phương án danh mục khác nhau thỏa mãn mục tiêu, xây dựng bộ máy tổ chức quản trị, tổ chức giám sát, điều chỉnh danh mục… Những lý luận này bổ sung cho kiến thức giảng dạy tại các trường đại học về ngân hàng cũng như định hướng cho việc đưa vào áp dụng trong thực tiễn tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Thông qua phân tích về thực trạng danh mục cho vay, đánh giá những kết quả đạt được trong quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, luận án cũng đã chỉ ra những hạn chế đang tồn tại trong quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP. Từ đó, giải quyết ba vấn đề lớn nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay, đó là: (1) hình thành nhận thức mới về hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP trong xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng hiện đại (2) tổ chức thực hiện phương pháp quản 181 trị danh mục cho vay chủ động (3) xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong quản trị danh mục cho vay. Về giải pháp ứng dụng vào thực tiễn Từ cơ sở lý luận trong chương 1 và cơ sở thực tiễn trong chương 2, luận án đã đề xuất khá toàn diện các giải pháp từ tầm vi mô từng ngân hàng, cho đến toàn hệ thống ngân hàng và tầm vĩ mô Nhà nước. Những đề xuất được xem là đóng góp mới của luận án bao gồm:  Thứ nhất là đề xuất xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục có ý nghĩa hết sức mới mẻ trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Để nâng cao khả năng ứng dụng trong bối cảnh cụ thể tại Việt Nam, luận án đề xuất hai mô hình được xem là thích hợp với điều kiện Việt Nam với các điều kiện tiền đề cụ thể.  Thứ hai là những đề xuất về việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại như hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa nợ trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục cho vay cho phù hợp với mục tiêu ngân hàng đặt ra. Với những kết quả nói trên, luận án đã có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa những kiến thức có tính hệ thống về quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ cần thiết cho việc giảng dạy tại các trường đại học chuyên sâu về tài chính ngân hàng, mà còn tạo tiền đề để vận dụng vào thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo xu hướng hiện đại, quản trị danh mục cho vay không phải là một công việc đơn giản, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Việt Nam nói riêng có điểm xuất phát về quản trị còn thấp. Vì vậy việc đưa các ý tưởng đề xuất vào thực hiện thành công trong hoạt động của các ngân hàng là một quá trình hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ nhiều phía. Mặt khác do điều kiện hoạt động của mỗi các ngân hàng có nhiều điểm riêng biệt, môi trường hoạt động luôn thay đổi, 182 vì vậy để ứng dụng vào hoạt động của từng ngân hàng, cần phải có những nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn dựa trên nền tảng các đề xuất cơ bản của luận án. Cuối cùng, tác giả mong muốn nhận được các góp ý xác đáng từ phía các nhà khoa học, các nhà quản trị ngân hàng, từ các đồng nghiệp và sinh viên quan tâm đến vấn đề này, để có thể tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn./. 183 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Sách: 1. Dickerson Knight Group (2003), tài liệu đào tạo quản lý danh mục cho vay theo dự án quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Dickerson Knight Group, Inc. 2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê. 3. Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS, Basel II- sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, nhà xuất bản văn hóa thông tin, bản dịch của Khúc Quang Huy năm 2008. 4. Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà nội. 5. Nguyễn Văn Luận (2001), Từ điển kinh tế Anh Việt, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 6. Peter. S Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, bản dịch của trường Đại học kinh tế quốc dân, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Bài báo 7. Bảo Anh “Mua bán nợ xấu cần mở rộng đối tượng để tăng tính hiệu quả”, Báo Kinh tế Việt Nam số 23 ngày 17/11/2009. 8. Công ty chứng khoán VCB (2010), Báo cáo ngành ngân hàng (2010), trên trang web www.vcbs.com.vn/ 9. CIC - bản tin cảnh báo tổng hợp trong các năm 2008 - 2009 10. Hà Thị Mai Hiền (2010) “ Những phát triển mới của hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2004-2009”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 03 năm 2010. 184 11. Hà Nguyên (2009), Thay đổi cơ cấu quản lý rủi ro ngân hàng, http://vneconomy.vn/20090209103345710P0C6/thay-doi-co-cau-quan-ly-ruiro-trong-ngan-hang.htm, ngày 11/02/2009. 12. Hạ Thị Thiều Dao (2010), Giám sát ngân hàng theo Basel 2 và việc tuân thủ của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 15/2010. 13. Hoàng Tiên (2010), Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tại Vietinbank theo tiệu chuẩn Basel II, http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04 14. Học viện ngân hàng (2010), Kỷ yếu hội thảo “Hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam” tổ chức 06/2010 tại Đại học Ngân hàng TPHCM. 15. Linh San (2009) “Chuyện kiểm toán nội bộ ngân hàng”, http://vneconomy.vn/2009020509302176P0C6/chuyen-kiem-toan-noi-bongan-hang.htm 16. Mạc San (2008) “Cái chết của Lehman dưới cái nhìn của người trong cuộc”, http://vneconomy.vn/2008091911448987P0C6/cai-chet-cua-lehman-duoigoc-nhin-cua-mot-nguoi-trong-cuoc.htm 17. Minh Đức (2008) “Cần nâng chuẩn an toàn vốn cho ngân hàng”, http://vneconomy.vn/20080809045520724P0C6/can-nang-chuan-an-toanvon-cac-ngan-hang.htm 18. Nguyễn Thị Minh Huệ (2009) “ Thực trạng hoạt động giám sát của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại” , tạp chí Ngân hàng số 11+12 năm 2009. 19. Nguyễn Ngọc Tiến (28/06/2007 01:59 PM) “ Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam” http://www.saga.vn/Taichinh/Congcu/Congcuphaisinh/4920.saga 20. Nguyễn Đại Lai (2007) “ Nhận dạng và bình luận về xu hướng phát triển thị trường các công cụ tài chinh phái sinh tại Việt Nam” 21. Nguyễn Đức Trung (2008) “Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bô - IRB và những ứng dụng trong quản 185 trị rủi ro tín dụng” http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/phuong-phap-uoc-tinh-tonthat-tin-dung-dua-tren-he-thong-co-so-du-lieu-danh-gia-noi-bo 22. Nguyễn Văn Giàu (2009), Hoạt động ngân hàng Việt nam thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạp chí Ngân hàng số 1+2/2009. 23. Nguyễn Hữu Nghĩa (2008), Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục vững bước tiến vào năm 2008, tạp chí Ngân hàng số 2+3/2008. 24. Phạm Đỗ Nhật Vinh (2009) “Rủi ro của công cụ Hoán đổi rủi ro tín dụng Từ góc độ thanh tra, giám sát”, tạp chí Công nghệ ngân hàng năm 2009 25. TH-VP (2008), Khuyến nghị của Ernt & Young Việt Nam về thực hiện quy định bảo đảm tỷ lệ an toàn, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản lý rủi ro tại các TCTD, http://www.google.com.vn/search?q=Khuyến+nghị+của+Ernst &Young+Việt+nam, ngày 21/08/2008 26. Trần Thị Thuận Thành (2006) “Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam – mới hay cũ” http://www.saga.vn/Taichinh/Congcu/Congcuphaisinh/6334.saga 27. Trần Trí Dũng (01/04/2008 04:36 PM) “Chứng khoán hóa có giúp giải quyết rủi ro vay nợ bất động sản?”, http://www.saga.vn Văn bản, tài liệu: 28. Chính phủ (2006), Về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 29. Ngân hàng Nhà nước (2010), bản giải trình các nội dung sửa đổi quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. 30. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. 186 31. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng ban hành kèm quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. 32. Ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên trên http://www.sbv.gov.vn/ từ 2006 - 2010. 33. Ngân hàng Nhà nước, chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007; quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008; thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010; thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010. 34. Ngân hàng thương mại nhà nước, báo cáo thường niên công bố trên Website 35. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, số liệu báo cáo của phòng kế họach tổng hợp trong các năm 2006-2010 36. Ngân hàng TMCP: ACB, EXIMBANK, SACOMBANK, SCB, SAIGONBANK, TECHCOMBANK …, báo cáo thường niên công bố trên Website từ 2006 - 2010 37. Ngân hàng TMCP ACB, TECHCOMBANK, Sổ tay tín dụng nội bộ 38. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010 39. Tổng cục Thống kê số liệu giai đoạn năm 2000-2010 trên http://www.gso.gov.vn/ Tiếng Anh Sách 40. Anthony Saunders & Linda Allen (2002), Credit Risk Measurement, John Wiley & Sons, Inc. 41. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of Credit Risk 42. Charles W. Smithson (2002), Credit Portfolio Management, John Wiley & Sons, Inc. 43. Financial Technology Transfer Management, Agency, Luxembourg (2008), Risk 187 44. Heffernan, S (2005). Modern Banking, John Wiley & Sons, Inc. 45. Lehman Brothers International (2001), Structured Credit Research- Credit Derivatives Explained, Lehman Brothers Inc. 46. Peter S. Rose (1993), Commercial Bank Managerment, R.R.Donnelley & Sons Company. 47. Ross Barrett & John Ewan (2006), BBA Credit Derivatives Report 2006 48. Stephen P.D’Arcy (2009), Primer on Credit Derivatives, Department of Finance, Universiry of Illinois. 49. Thomas P.Fitch (1997), Dictionary of Banking terms, Barron’s Educational Series, Inc. 50. Timothy W.Kock (1995), Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press. Bài báo, văn bản, tài liệu 51. Andreas Kamp, Andreas Pfingsten, Danek Prath (2005) “Do banks diversify loan portfolios? A tentative answer based on individual bank loan portfolios”, Deutsche Bundesbank, Series two: Banking and Financial studies, No 03/2005 52. Excerpt_Survey of CPM – Pratices 2004, Rutter Associates LLC 53. Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger, Gerhard Winkler (2009), “How loan portfolio diversification affects risk, efficiency and capitalization: A managerial behavior www.elsevier.com.locate/jbf 54. www.thebankerdatabse. model for Austrian banks”, trên 188 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Bài báo Thấu chi và cho vay theo hạn mức, tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 1 (1+2/2004) 2. Bài báo Đưa hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vào danh mục tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 4 tháng 6/2005 3. Bài báo Cơ chế tín dụng của ngân hàng Việt Nam- 55 năm hình thành và phát triển, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 10 (tháng 5-6/2006) 4. Bài báo Trao đổi về một số nội dung trong phân tích tài chính doanh nghiệp, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 13 (tháng 11-12/2006). 5. Bài báo Cho vay theo dòng tiền và khả năng vận dụng vào thực tế, tạp chí công nghệ ngân hàng số 16 (tháng 5/2007). 6. Bài báo Suy nghĩ về đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 53 (tháng 8/2010). 7. Bài báo Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại và những lưu ý cần thiết, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 56 (tháng 11/2010). 8. Bài báo Vốn kinh tế và khả năng chịu rủi ro của ngân hàng thương mại, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 77 (tháng 8/2012). 189 PHỤ LỤC 01 CÁC LOẠI VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tài sản Tiền gửi Khoản cho vay /trái phiếu thời hạn ít hơn 1 năm Khoản cho vay/trái phiếu thời hạn hơn 1 năm Đầu tư Tài sản cố định Xác định vốn kinh tế Nguồn vốn Khoản nợ Vốn pháp lý Khoản tiền gửi của khách hàng Khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng Khoản nợ ngắn hạn (trung cấp/không bảo đảm) Khoản nợ trung hạn Khoản nợ vĩnh viễn/ Trái phiếu bắt buộc chuyển đổi Vốn chủ sở hữu Cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn Lợi nhuận giữ lại Vốn cổ đông Vốn trên sổ sách 190 PHỤ LỤC 02 CÁCH TÍNH LỢI NHUẬN VÀ TỔN THẤT DANH MỤC Các giả định sử dụng để tính toán  Tỷ lệ tổn thất khi vỡ nợ là 50% cho tất cả các trường hợp  Phân phối xác xuất vỡ nợ là phân phối nhị thức, với khả năng xảy ra chỉ trong hai trường hợp: vỡ nợ hoặc ngược lại là không vỡ nợ  Các ngành kinh tế có dư nợ trên danh mục hoàn toàn độc lập với nhau 1/ Tính lợi nhuận kỳ vọng Công thức tính : [Dư nợ * (1 – xác xuất vỡ nợ)] * Lãi suất Ví dụ Phương án A LN kỳ vọng = 1000 (1-0.15%) * 10% = 99.85 2/ Tính tổn thất kỳ vọng EL Công thức tính (theo ủy ban Basel) EL = Dư nợ * xác xuất vỡ nợ * tỷ lệ tổn thất khi vỡ nợ Ví dụ Phương án A EL = 1000*0.15%*50% = 0.75 3/ Tính tổn thất không kỳ vọng UL Công thức tính UL = Dư nợ * tỷ lệ tổn thất khi vỡ nợ* p*(1-p) Với p là xác xuất vỡ nợ Ví dụ phương án A UL = 1000*50%* 0.15%*(1-0.15%) = 19.35 4/ Tính chênh lệch ròng Công thức tính CL ròng = LN kỳ vọng – (EL +UL) Ví dụ phương án A CL ròng = 99.85 - (0.75 + 19.35) = 79.75 191 PHỤ LỤC 03 PHÂN NHÓM NGÂN HÀNG TMCP CUỐI NĂM 2010 A. NHÓM NGÂN HÀNG TMCP QUY MÔ LỚN STT 1 2 3 4 5 6 7 NGÂN HÀNG Xuất nhập khẩu Sài gòn thương tín Á Châu Quân đội Kỹ thương Hàng Hải Đông Nam Á TỔNG TS 131,094 152,387 205,103 109,623 150,291 115,336 55,242 Đơn vị : tỷ đồng VỐN ĐL 12,527 10,931 9,377 7,554 6,933 5,529 5,335 B. NHÓM NGÂN HÀNG TMCP QUY MÔ TRUNG BÌNH NGÂN HÀNG TỔNG TS VỐN ĐL STT 59,807 4,617 1 Việt Nam Thịnh vượng/VPB 55,873 4,501 2 Đông Á 38,016 4,223 3 An Bình 60,183 4,193 4 Sài gòn 93,827 4,000 5 Quốc tế C. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 NHÓM NGÂN HÀNG TMCP QUY MÔ NHỎ NGÂN HÀNG TỔNG TS Phát triển Mê kông 17,267 Liên Việt 34,985 Sài gòn Hà nội 51,033 Đại Dương 55,139 Việt Nam Tín Nghĩa 46,414 Đại Á 11,186 Phương Nam 60,235 Việt Á 24,083 Dầu khí toàn cầu 27,731 Bắc Á 24,976 Đại tín 19,762 VỐN ĐL 3,750 3,713 3,590 3,503 3,399 3,101 3,051 3,045 3,018 3,007 3,003 192 12 13 14 15 D. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phát triển nhà Hà nội Kiên Long Tiên phong Việt Nam Thương Tín 37,988 12,628 20,889 16,900 3,001 3,000 3,000 3,000 NHÓM NGÂN HÀNG TMCP QUY MÔ CỰC NHỎ VỐN < 3 000 TỶ NGÂN HÀNG TỔNG TS VỐN ĐL Phương đông 19,690 2,635 Sài gòn công thương 16,812 2,460 Đệ nhất 7,773 2,000 Gia định 8,225 2,000 Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh 34,389 2,000 Nam Á 14,509 2,000 Xăng dầu 16,378 2,000 Phương Tây 9,335 2,000 Nam Việt 20,016 1,820 Bảo Việt 13,718 1,500 193 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 PHỤ LỤC 04 TỶ TRỌNG THU LÃI TÍN DỤNG TRÊN TỔNG THU NHẬP Nhóm 10 ngân hàng TMCP Đơn vị: % NGÂN HÀNG 2006 2007 2008 2009 2010 ACB 68.9 43.4 64.4 60.9 75.2 SACOM BANK 67.2 89.2 46.7 59.2 69.6 EXIMBANK 61.5 67.3 69.7 76.7 78.6 TECHCOMBANK 74.9 81.6 74.6 63.8 67.5 MB 87.2 60.1 86.7 69.3 86.1 DONGA BANK 63.1 60.1 57.1 66.5 71.2 SCB 64.4 82.9 78.1 78.1 30.4 SOUTHERN BANK 79.6 61.2 51.1 54.2 29.2 OCB 74.0 89.2 80.2 88.4 89.5 NAM A BANK 84.1 76.3 70.1 92.3 65.8 194 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 PHỤ LỤC 05 TỶ TRỌNG DƯ NỢ SO VỚI TỔNG TÀI SẢN Nhóm 10 ngân hàng TMCP Đơn vị: % NGÂN HÀNG 2006 2007 2008 2009 2010 ACB 38.1 37.3 33.1 37.1 42.8 SACOM BANK 57.8 54.8 51.2 57.8 54.6 EXIMBANK 55.7 54.7 44.0 55.6 47.6 TECHCOMBANK 50.2 51.8 43.8 44.9 35.0 MB 42.2 39.2 35.5 42.2 44.5 DONGA BANK 67.5 66.0 73.7 81.6 68.8 SCB 75.1 75.1 60.3 64.2 55.1 SOUTHERN BANK 50.9 34.0 45.7 55.2 51.9 OCB 72.4 64.5 85.2 80.5 58.8 NAM A BANK 52.5 51.4 63.3 45.4 36.5 195 PHỤ LỤC 06 MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 Nhóm 7 ngân hàng TMCP quy mô lớn 2007 2008 2009 2010 2007/2006 NĂM 2006 STT 2008/2007 2009/2008 2010/2009 NGÂN HÀNG 1 XUẤT NHẬP KHẨU - EXIMBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) 18,327 33,710 13,467 22,915 48,248 32,331 62,867 46,989 131,111 70,705 183.9 170.2 143.1 141.1 130.3 145.3 208.6 150.5 DƯ NỢ (tỷ đồng) 10,207 18,452 21,232 38,580 62,346 180.8 115.1 181.7 161.6 VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) 1,212 1,947 2,800 6,295 7,220 12,844 8,800 13,353 10,560 13,511 231.0 323.3 257.9 204.0 121.9 104.0 120.0 101.2 258 463 711 1,133 1,815 179.5 153.6 159.4 160.2 ROA (%) ROE (%) 1.74 18.66 1.78 11.26 1.74 7.43 1.99 8.65 1.85 13.51 102.3 60.3 97.8 66.0 114.4 116.4 93.0 156.2 CAR (%) 15.97 27 45.89 26.87 17.79 169.1 170.0 58.6 66.2 205,103 191.2 123.3 159.3 122.3 107,150 164.5 116.2 136.9 121.9 86,648 9,377 187.0 239.1 109.5 241.6 178.1 123.0 139.7 120.0 11,199 378.4 124.1 130.1 110.8 2,623 347.8 125.6 85.7 138.5 LN SAU THUẾ (tỷ đồng) 2 Á CHÂU - ACB TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 44,650 85,392 105,306 167,724 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 33,606 55,283 64,217 87,901 DƯ NỢ (tỷ đồng) 17,014 31,811 34,833 62,021 VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) 1,100 2,630 6,355 7,814 VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) 1,654 6,258 7,767 10,106 LN SAU THUẾ (tỷ đồng) 506 1,760 2,211 1,894 196 ROA (%) 1.13 2.06 2.1 1.13 1.14 182.3 101.9 53.8 100.9 ROE (%) 30.59 28.12 28.47 18.74 20.52 91.9 101.2 65.8 109.5 12.4 9.7 10 78.2 103.1 CAR (%) 3 SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - SACOMBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 24,776 64,573 68,439 98,243 141,799 260.6 106.0 143.5 144.3 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 17,512 44,232 46,129 64,530 126,203 252.6 104.3 139.9 195.6 DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) 14,313 35,378 2,089 4,449 35,009 5,115 56,829 5,883 77,486 9,179 247.2 213.0 99.0 115.0 162.3 115.0 136.3 156.0 VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) 2,870 7,350 7,759 10,553 13,633 256.1 105.6 136.0 129.2 470 1.9 1,398 2.16 955 1.4 1,675 1.7 1,799 1.27 297.4 113.7 68.3 64.8 175.4 121.4 107.4 74.7 ROE (%) 16.38 19.02 12.31 15.87 15.04 116.1 64.7 128.9 94.8 CAR (%) 11.82 11.07 12.16 11.41 9.97 93.7 109.8 93.8 87.4 44,346 69,008 109,623 217.6 149.7 155.6 158.9 27,163 15,740 39,978 29,141 96,954 48,797 170.4 202.2 152.7 135.5 147.2 185.1 242.5 167.5 3,940 5,300 7,300 269.5 139.9 134.5 137.7 4,677 703 7,495 1,095 8,882 1,896 259.9 233.6 131.7 142.6 160.3 155.8 118.5 173.2 1.6 1.58 1.73 106.3 94.1 98.8 109.5 LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) 4 QUÂN ĐỘI - MB TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 13,611 29,624 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 10,440 17,785 DƯ NỢ (tỷ đồng) 5,743 11,613 VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) 1,045 2,816 VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) 1,366 3,550 LN SAU THUẾ (tỷ đồng) 211 493 ROA (%) 1.6 1.7 197 ROE (%) 15.4 13.9 15 14.6 21.3 90.3 107.9 CAR (%) 15.5 14.2 12.4 Kc Kc 91.6 87.3 39,542 59,360 92,534 150,291 228.2 24,477 39,931 62,469 80,551 20,486 2,521 26,019 3,642 41,580 5,400 3,573 5,615 510 2 5 KỸ THƯƠNG - TECHCOMBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 17,326 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 9,566 DƯ NỢ (tỷ đồng) 8,696 VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) 1,500 VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) 1,762 LN SAU THUẾ (tỷ đồng) 257 ROA (%) 1.9 ROE (%) 26.8 CAR (%) 17.3 6 HÀNG HẢI - MARITIMEBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 8,521 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 7,616 DƯ NỢ (tỷ đồng) 2,888 VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) 701 VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) 795 LN SAU THUẾ (tỷ đồng) 79 ROA (%) 0.93 ROE (%) 9.94 97.3 145.9 150.1 155.9 162.4 255.9 163.1 156.4 128.9 52,928 6,932 235.6 168.1 127.0 144.5 159.8 148.3 127.3 128.4 7,233 9,389 202.8 157.2 128.8 129.8 1,183 2.3 1,700 2 2,073 1.9 198.4 105.3 232.0 115.0 143.7 95.7 121.9 86.4 14.2 21 24 22 53.0 147.9 111.9 93.6 14.3 13.9 10 13.1 82.7 97.2 69.1 136.5 17,569 32,626 63,882 115,336 206.18 185.70 195.80 180.55 15,478 6,528 29,877 11,210 59,287 23,872 107,364 31,830 203.23 226.04 193.03 171.72 198.44 212.95 181.09 133.34 1,680 1,680 3,180 5,528 239.79 100.00 189.29 173.84 1,883 173 2,065 316 3,925 772 6,327 1,157 236.86 218.99 109.67 182.66 190.07 244.30 161.20 149.87 0.98 1.26 1.8 1.55 105.38 128.57 142.86 86.11 9.19 15.3 19.6 18.2 92.45 166.49 128.10 92.86 198 CAR (%) 7 ĐÔNG NAM Á - SEABANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 10,200 26,241 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 8,346 20,249 DƯ NỢ (tỷ đồng) 3,363 11,041 VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) 500 3,000 VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) 1,055 3,366 LN SAU THUẾ (tỷ đồng) 98 299 0.96 1.14 ROA (%) 8.88 9.29 ROE (%) CAR (%) 22,269 16,730 30,597 24,644 55,242 39,685 257.3 242.6 84.9 82.6 137.4 147.3 180.5 161.0 16,746 24,009 20,512 328.3 151.7 143.4 85.4 4,068 4,177 5,068 5,481 5,335 5,743 600.0 319.1 135.6 124.1 124.6 131.2 105.3 104.8 321 1.44 460 1.50 629 1.14 305.1 107.4 143.3 136.7 7.68 8.39 10.95 118.8 95.6 126.3 86.5 104.2 109.2 76.0 130.5 199 PHỤ LỤC 07 MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 Nhóm 5 ngân hàng TMCP quy mô trung bình ST T NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 16,52 7 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 9,813 DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 9,137 1,000 39,30 5 19,22 5 16,77 4 2,000 34,71 9 23,95 8 19,77 5 2,000 56,63 5 34,21 0 27,35 3 2,400 93,82 7 59,56 4 41,73 1 4,000 1,190 146 0.88 12.30 2,183 309 0.79 14.20 2,293 169 0.49 7.80 2,945 459 0.81 15.58 6,593 791 0.84 11.99 TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 3,113 17,17 4 13,49 4 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 1,888 6,981 7,245 DƯ NỢ (tỷ đồng) 1,131 6,858 6,538 26,51 8 15,00 1 12,88 3 38,00 0 25,95 2 20,01 9 2007/200 6 2008/200 7 2009/200 8 2010/200 9 NGÂN HÀNG 1 QUỐC TẾ - VIB 237.8 88.3 163.1 165.7 195.9 124.6 142.8 174.1 183.6 200.0 117.9 100.0 138.3 120.0 152.6 166.7 183.4 211.6 89.8 115.4 105.0 54.7 62.0 54.9 128.4 271.6 165.3 199.7 223.9 172.3 103.7 77.0 551.7 78.6 196.5 143.3 369.8 103.8 207.1 173.0 606.4 95.3 197.0 155.4 2 AN BÌNH - ABBANK 200 VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 1,131 2,300 2,705 3,482 3,831 203.4 117.6 128.7 110.0 1,190 58 1.86 4.87 2,479 162 0.94 6.53 3,956 50 0.37 1.26 4,489 312 1.18 6.95 4,633 477 1.26 10.30 208.3 279.3 50.5 134.1 159.6 30.9 39.4 19.3 113.5 624.0 318.9 551.6 103.2 152.9 106.8 148.2 12,04 0 10,09 7 34,71 3 29,79 7 25,57 1 2,880 42,52 0 36,71 4 34,68 7 3,400 55,87 3 47,75 6 38,43 6 4,500 227.4 126.8 122.5 131.4 214.5 137.6 123.2 130.1 8,126 880 27,37 6 21,65 6 18,05 9 1,600 222.2 181.8 141.6 180.0 135.6 118.1 110.8 132.4 1,531 160 1.55 23.50 3,229 332 2.05 20.89 3,515 539 1.69 18.01 4,201 588 1.49 18.06 4,957 659 1.40 18.58 210.9 207.5 132.3 88.9 108.9 162.3 82.4 86.2 119.5 109.1 88.2 100.3 118.0 112.1 94.0 102.9 47,14 9 31,45 0 30,24 9 60,18 3 54,43 9 33,17 8 122.2 127.6 145.5 143.8 136.9 173.1 8,204 38,59 6 22,96 9 23,27 8 148.8 DƯ NỢ (tỷ đồng) 25,94 2 15,97 1 19,47 8 237.3 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 10,93 1 10,97 3 237.4 119.5 129.9 109.7 3 ĐÔNG Á - DONGA BANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 4 TMCP SÀI GÒN - SCB TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 201 VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 600 1,970 2181 3,635 4,185 328.3 110.7 166.7 115.1 801 188 1.65 18.86 2,631 258 0.99 9.80 2,809 463 1.20 16.48 4,482 315 0.67 7.03 4,711 278 0.46 5.90 328.5 137.2 60.0 52.0 106.8 179.5 121.2 168.2 159.6 68.0 55.8 42.7 105.1 88.3 68.7 83.9 18,64 8 15,60 9 12,98 6 2,117 27,54 3 24,44 4 15,81 3 2,117 59,80 7 48,71 9 25,32 4 4,000 179.4 102.8 147.7 217.1 170.6 101.0 156.6 199.3 266.1 266.7 97.5 105.9 121.8 100.0 160.1 188.9 2,353 143 0.77 6.08 2,548 294 1.07 11.54 5,205 503 0.84 9.66 261.1 201.8 112.5 77.3 107.9 62.7 61.1 58.1 108.3 205.6 139.0 189.8 204.3 171.1 78.5 83.7 5 VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – VBBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 10,11 1 TIỀN GỬI (tỷ đồng) 9,056 DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 5,006 750 18,13 7 15,44 8 13,32 3 2,000 835 113 1.12 13.53 2,180 228 1.26 10.46 202 SỐ TT NGÂN HÀNG 1 PHỤ LỤC 08 MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 Nhóm 6 ngân hàng TMCP quy mô nhỏ NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2007/2006 2009/2008 2010/2009 133.5 254.4 168.9 KIÊN LONG - KIENLONGBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 2 2008/2007 827 2,201 447 952 602 1,352 290 2,939 7,478 12,628 266.1 4,794 6,597 213.0 2,195 3,199 7,008 224.6 162.4 145.7 219.1 580 1,000 1,000 3,000 200.0 172.4 100.0 300.0 318 638 1047 1,117 3,225 200.6 164.1 106.7 288.7 18 54 37 92 195 300.0 68.5 248.6 212.0 2.18 2.45 1.26 1.23 1.54 112.4 51.4 97.6 125.2 5.66 8.46 3.53 8.24 6.05 149.5 41.7 233.4 73.4 - 137.6 PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI - HABUBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 11,685 23,519 23,607 29,240 37,989 201.3 100.4 123.9 129.9 9,735 19,970 19,961 25,471 33,272 205.1 100.0 127.6 130.6 5,983 9,419 10,516 13,358 18,685 157.4 111.6 127.0 139.9 1,000 2,000 2,800 3,000 3,000 200.0 140.0 107.1 100.0 1,756 3,179 2,993 3,252 3,533 181.0 94.1 108.7 108.6 185 366 325 408 476 197.8 88.8 125.5 116.7 1.58 1.56 1.38 1.40 1.25 98.7 88.5 101.4 89.3 10.54 11.51 10.86 12.55 13.47 109.2 94.4 115.6 107.3 203 3 PHƯƠNG NAM - SOUTHERN BANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 4 17,130 14,587 20,762 18,089 35,473 31,821 60,235 55,971 187.9 229.2 121.2 124.0 170.9 175.9 169.8 175.9 4,645 5,828 9,539 19,786 31,267 125.5 163.7 207.4 158.0 1,291 1,434 2,028 2,568 3,049 111.1 141.4 126.6 118.7 1,622 2,166 2,383 2,936 3,573 133.5 110.0 123.2 121.7 145 190 136 248 419 131.0 71.6 182.4 169.0 1.59 1.11 0.66 0.70 0.70 69.8 59.5 106.1 100.0 8.94 8.77 5.71 8.45 11.73 98.1 65.1 148.0 138.8 1,322 368 12,367 2,805 14,381 9,508 27,469 14,672 51,033 25,634 935.5 762.2 116.3 339.0 191.0 154.3 185.8 174.7 492 4,175 6,227 12,701 24,103 848.6 149.1 204.0 189.8 500 2,000 2,000 2,000 3,498 400.0 100.0 100.0 174.9 511 2,178 2,267 2,417 4,183 426.2 104.1 106.6 173.1 7 127 195 318 494 1814.3 153.5 163.1 155.3 0.53 1.03 1.36 1.16 0.97 194.3 132.0 85.3 83.6 1.37 5.83 8.60 13.16 11.81 425.5 147.5 153.0 89.7 1,407 665 2,029 1,175 3,090 1,802 7,077 4,766 11,162 4,580 144.2 176.7 152.3 153.4 229.0 264.5 157.7 96.1 734 1,690 1,835 4,241 5,786 230.2 108.6 231.1 136.4 500 500 500 1,000 3,100 100.0 100.0 200.0 310.0 SÀI GÒN HÀ NỘI - SHB TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 5 9,116 6,365 ĐẠI Á - DAIABANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) 204 VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 6 705 765 750 1,048 3,223 108.5 98.0 139.7 307.5 17 73 48 21 93 429.4 65.8 43.8 442.9 1.21 3.60 1.55 0.30 0.83 297.5 43.1 19.4 276.7 2.41 9.54 6.40 2.00 2.89 395.9 67.1 31.3 144.5 448 169 1,575 329 2,042 1,298 2,524 677 17,267 6,556 351.6 194.7 129.7 394.5 123.6 52.2 684.1 968.4 393 1,259 1,329 2,361 2,670 320.4 105.6 177.7 113.1 70 500 500 1,000 3,000 714.3 100.0 200.0 300.0 82 554 578 1,037 3,822 675.6 104.3 179.4 368.6 10 51 66 100 162 510.0 129.4 151.5 162.0 2.23 3.24 3.23 3.96 0.94 145.3 99.7 122.6 23.7 12.20 9.21 11.42 9.64 4.24 75.5 124.0 84.4 44.0 PHÁT TRIỂN MÊ KONG - MDB TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 205 PHỤ LỤC 09 MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 Nhóm 7 ngân hàng TMCP quy mô cực nhỏ 2007 2008 2009 2010 2007/2006 NĂM 2006 STT 2008/2007 2009/2008 2010/2009 NGÂN HÀNG 1 PHƯƠNG ĐÔNG - OCB TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) LN TRƯỚC THUẾ (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) CAR (%) 2 6,441 5,412 4,661 833 567 142 104 1.61 12.48 16.84 11,755 9,877 7,557 1,655 1,111 231 169 1.44 10.21 20.78 10,095 8,262 8,597 1,591 1,474 81 65 0.64 4.09 21.64 12,686 10,046 10,217 2,331 2,000 272 206 1.62 8.84 28.71 19,690 15,236 11,585 3,140 2,635 402 304 1.54 9.68 20.59 182.5 182.5 162.1 198.7 195.9 162.7 162.5 89.4 81.8 123.4 85.9 83.6 113.8 96.1 132.7 35.1 38.5 44.4 40.1 104.1 125.7 121.6 118.8 146.5 135.7 335.8 316.9 253.1 216.1 132.7 155.2 151.7 113.4 134.7 131.8 147.8 147.6 95.1 109.5 71.7 11,205 9,429 7,920 1,470 1,020 221 161 11,876 8,520 9,722 1,932 1,500 275 210 16,812 9,068 10,455 3,526 2,460 871 795 164.1 169.6 151.7 176.4 148.0 145.7 145.3 110.0 109.9 107.4 102.7 100.0 93.6 94.7 106.0 90.4 122.8 131.4 147.1 124.4 130.4 141.6 106.4 107.5 182.5 164.0 316.7 378.6 SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - SAIGONBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) LN TRƯỚC THUẾ (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) 6,207 5,057 4,864 812 689 162 117 10,184 8,579 7,377 1,432 1,020 236 170 ROA (%) ROE (%) 3 2.08 16.15 3,884 1,895 2,041 599 550 39 1.00 6.51 5,240 2,802 2,699 667 576 107 75 1.43 11.24 5,891 3,413 3,749 1,289 1,253 13 10 0.17 0.78 10,938 6,050 5,013 1,337 1,253 74 56 0.51 4.19 14,509 7,121 5,302 2,175 2,000 185 139 0.96 6.39 134.9 147.9 132.2 111.4 104.7 192.3 143.0 172.7 112.4 121.8 138.9 193.3 217.5 12.1 13.3 11.9 6.9 13,822 3,539 8,877 740 500 167 121 0.88 16.35 9,557 4,337 6,135 1,673 1,550 80 60 0.63 3.59 19,127 9,459 8,167 1,796 1,550 255 194 1.01 10.80 34,389 13,986 11,643 2,357 2,000 351 269 0.78 11.41 344.3 177.1 331.5 105.3 100.0 177.7 177.9 52.1 169.1 69.1 122.5 69.1 226.1 310.0 47.9 49.6 71.6 22.0 1.77 10.86 4.73 22.55 110.6 112.1 69.2 67.9 122.9 99.0 267.2 207.6 185.7 177.3 133.7 103.7 100.0 569.2 560.0 300.0 537.2 132.6 117.7 105.8 162.7 159.6 250.0 248.2 188.2 152.5 200.1 218.1 133.1 107.4 100.0 318.8 323.3 160.3 300.8 179.8 147.9 142.6 131.2 129.0 137.6 138.7 77.2 105.6 NAM Á - NAM A BANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) LN TRƯỚC THUẾ (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 4 1.88 14.41 206 1.44 10.97 NHÀ THÀNH PHỐ HCM - HDBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) LN TRƯỚC THUẾ (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 4,014 1,998 2,678 703 500 94 68 1.69 9.67 207 5 NAM VIỆT - NAVIBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) LN TRƯỚC THUẾ (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 6 1,126 550 354 500 500 29 20 1.85 4.17 10,905 6,022 5,453 1,076 1,000 74 57 0.52 5.30 18,690 9,630 9,864 1,166 1,000 190 142 0.76 12.18 20,016 10,721 10,639 2,022 1,820 209 157 0.78 7.76 879.5 1116.4 1230.8 100.8 100.0 355.2 370.0 40.5 306.5 110.1 98.1 125.2 213.5 200.0 71.8 77.0 69.3 41.5 171.4 159.9 180.9 108.4 100.0 256.8 249.1 146.2 229.8 107.1 111.3 107.9 173.4 182.0 110.0 110.6 102.6 63.7 1,293 572 627 231 200 38 28 2.17 12.12 2,662 859 1,359 1,102 1,000 138 99 3.72 8.98 10,314 3,309 1,785 1,137 1,000 160 120 1.16 10.55 9,335 5,593 3,943 2,085 2,000 67 51 0.55 2.45 255.5 332.6 214.7 104.1 100.0 190.0 186.7 73.3 179.3 205.9 150.2 216.7 477.1 500.0 363.2 353.6 171.4 74.1 387.5 385.2 131.3 103.2 100.0 115.9 121.2 31.2 117.5 90.5 169.0 220.9 183.4 200.0 41.9 42.5 47.4 23.2 10,276 7,448 15,817 10,809 153.9 145.1 152.3 86.9 PHƯƠNG TÂY - WESTERNBANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) LN TRƯỚC THUẾ (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) 7 9,903 6,140 4,357 504 500 103 74 0.75 12.78 506 172 292 222 200 20 15 2.96 6.76 VIỆT Á - VIETABANK TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) TIỀN GỬI (tỷ đồng) Kc Kc Kc Kc 24,083 Kc 9,395 Kc Kc Kc DƯ NỢ (tỷ đồng) VỐN ĐIỀU LỆ (tỷ đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU (tỷ đồng) LN SAU THUẾ (tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 208 6,573 1,360 1,440 72 0.70 5.00 11,919 1,515 1,715 210 1.33 12.24 13,092 2,937 3,395 266 1.10 7.84 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 181.3 111.4 119.1 291.7 190.0 244.8 109.8 193.9 198.0 126.7 82.7 64.1 209 PHỤ LỤC 10 CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ Nhóm 10 ngân hàng TMCP quy mô lớn trung bình & nhỏ giai đoạn từ 2006 - 2010 NĂM PHÂN LOẠI NGÀNH EXIMBANK 1. thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 7. Giáo dục & dào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác tổng cộng Vốn chủ sở hữu của NH tỷ trọng dư nợ ngành (5) / vốn CSH 2006 2,562,791 19,707 2,326,975 1,409,523 2,554,093 225,204 14,220 119,124 20,238 955,517 10,207,392 1,947,000 1.3 SỐ DƯ NỢ (triệu đồng) 2007 2008 2009 4,584,892 5,740,712 10,548,217 12,961 2,343,571 212,259 4,885,510 2,970,493 5,618,789 2,277,145 2,266,900 2,798,200 5,349,313 5,377,692 8,876,504 268,733 322,000 997,263 197,379 348,000 1,040,523 258,019 419,000 1,175,587 25,588 28,800 218,309 592,611 1,415,030 6,896,204 18,452,151 21,232,198 38,381,855 6,295,000 12,844,000 13,353,000 0.8 0.4 0.7 2010 2006 TỶ TRỌNG % 2007 2008 2009 2010 17,627,258 25.11 24.85 27.04 27.48 28.27 1,740,723 0.19 0.07 11.04 0.55 2.79 10,168,123 22.80 26.48 13.99 14.64 16.31 4,350,346 13.81 12.34 10.68 7.29 6.98 22,096,303 25.02 28.99 25.33 23.13 35.44 1,637,050 2.21 1.46 1.52 2.60 2.63 317,853 0.14 0.51 575,981 0.00 1.07 1.64 2.71 0.92 1,832,030 1.17 1.40 1.97 3.06 2.94 1,083,939 0.20 0.14 0.14 0.57 1.74 916,108 9.36 3.21 6.66 17.97 1.47 62,345,714 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 13,511,000 1.6 210 ACB 1. thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 7. Giáo dục & dào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác tổng cộng Vốn chủ sở hữu của NH tỷ trọng dư nợ ngành (5) / vốn CSH SACOMBANK 1. thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 7. Giáo dục & dào tạo 5,124,972 8,012,741 8,175,846 19,815,975 136,125 116,274 221,790 166,870 3,848,511 5,428,273 4,514,346 11,130,297 429,966 722,166 946,652 2,367,245 6,621,287 14,984,250 17,709,042 22,933,687 377,576 763,208 739,817 1,750,868 45,274 58,545 2,595 31,255 150,213 360,108 608,307 519,614 175,542 354,585 493,586 997,745 80,836 5,620 4,300 630,766 24,117 1,005,087 1,416,419 1,676,607 17,014,419 31,810,857 34,832,700 62,020,929 1,654,000 6,258,000 7,767,000 10,106,000 4.00 2.39 2.28 2.27 4,770,867 11,170,849 772,862 1,695,544 4,356,553 10,081,980 905,835 2,304,339 712,990 2,892,887 325,692 714,632 613,891 1,108,328 27,586,762 30.12 25.19 23.47 31.95 31.84 249,095 0.80 0.37 0.64 0.27 0.29 13,202,929 22.62 17.06 12.96 17.95 15.24 3,534,433 2.53 2.27 2.72 3.82 4.08 33,408,347 38.92 47.10 50.84 36.98 38.56 2,600,582 2.22 2.40 2.12 2.82 3.00 80,160 0.27 0.18 0.01 0.05 0.09 1,276,296 0.88 1.13 1.75 0.84 1.47 1,474,081 1.03 1.11 1.42 1.61 1.70 667,142 0.48 0.02 0.01 1.02 0.77 2,568,137 0.14 3.16 4.07 2.70 2.96 86,647,964 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 11,199,000 2.98 8,285,625 13,271,046 11,793,222 2,623,460 4,134,744 9,004,173 8,700,709 15,642,150 26,790,896 2,056,442 3,916,325 5,515,353 5,768,865 7,609,948 7,223,953 742,489 1,079,682 2,040,598 1,279,052 1,586,989 2,173,843 33.14 5.37 30.27 6.29 4.95 2.26 4.26 31.58 4.79 28.50 6.51 8.18 2.02 3.13 23.67 7.49 24.85 5.87 16.48 2.12 3.65 22.25 6.93 26.22 6.56 12.76 1.81 2.66 14.30 10.92 32.48 6.69 8.76 2.47 2.64 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 523,872 2,171,155 9. nhà hàng & khách sạn 383,130 472,583 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác 1,028,621 2,765,850 tổng cộng 14,394,313 35,378,147 2,870,000 7,350,000 Vốn chủ sở hữu của NH 1.5 1.4 tỷ trọng dư nợ ngành (3) / vốn CSH TECHCOMBANK 1. thương mại 3,526,700 Kc 2.Nông lâm nghiệp 739,083 Kc 3. Sản xuất & gia công chế biến Kc 4. Xây dựng 509,756 Kc 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng Kc 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 191,485 Kc 7. Giáo dục & dào tạo Kc 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản Kc 9. nhà hàng & khách sạn 34,992 Kc 10.Dịch vụ tài chính Kc 11. Ngành nghề khác 3,808,832 Kc Kc 8,810,848 tổng cộng 1,762,000 3,573,000 Vốn chủ sở hữu của NH 2.0 tỷ trọng dư nợ ngành (1) / vốn CSH MB 1. thương mại Kc 5,758,165 211 2,949,151 5,507,615 2,802,582 3.64 6.14 8.42 9.23 3.40 787,038 759,403 897,198 2.66 1.34 2.25 1.27 1.09 1,816,040 6,149,102 14,242,985 7.15 7.82 5.19 10.31 17.27 35,008,871 59,657,004 82,484,803 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 7,759,000 10,553,000 13,633,000 1.1 1.5 2.0 Kc 16,169,326 8,726,192 40.03 Kc 6,348,894 19,706,317 8.39 Kc Kc 2,752,698 4,445,127 5.79 Kc 0.00 Kc 1,499,600 443,669 2.17 Kc Kc Kc 0.40 Kc Kc 15,322,249 19,606,552 43.23 Kc 42,092,767 52,927,857 100.00 5,615,000 7,233,000 9,389,000 2.2 2.1 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 5,975,174 55.47 39.85 5,564,390 9,769,661 Kc 38.41 16.49 15.08 37.23 6.54 8.40 3.56 0.84 36.40 37.04 100.00 100.00 20.56 21.58 212 1,078,106 3,744,614 1,007,327 293,035 1,494,151 1,016,644 216,357 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 7. Giáo dục & dào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác tổng cộng Vốn chủ sở hữu của NH tỷ trọng dư nợ ngành (1) / vốn CSH Kc 465,158 1,752,875 2,371,704 Kc 1,761,780 7,592,533 14,733,888 Kc 1,012,029 1,804,689 3,839,417 Kc 18,403 4,495,358 7,636,356 Kc 521,762 4,010,695 4,792,738 Kc Kc 589,410 1,063,682 1,612,481 Kc 99,110 88,852 107,148 Kc Kc 155,512 169,505 691,388 418,512 Kc 10,381,329 14,994,913 27,064,462 45,281,905 1,366,000 3,550,000 4,677,000 7,495,000 8,882,000 0.5 0.8 1.0 1.7 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc DONGA BANK 1. thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 7. Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác 3,495,759 213,769 1,339,131 564,981 1,560,414 59,514 58,179 18,240 104,505 205,783 350,339 43.9 2.7 16.8 7.1 19.6 0.7 0.7 0.2 1.3 2.6 4.4 7,734,095 11,474,881 15,362,597 14,089,665 317,310 618,683 527,959 586,323 1,440,879 1,484,978 2,544,147 2,987,614 1,798,990 4,104,922 5,241,429 7,668,019 4,853,366 4,051,765 6,059,464 8,947,766 112,191 138,576 314,059 492,967 105,846 100,134 100,641 113,647 170,990 1,415,737 1,741,255 1,188,238 176,470 635,796 753,751 341,412 139,623 102,001 63,769 384,357 958,839 1,443,337 1,646,473 1,520,839 4.48 7.19 6.48 5.24 16.97 24.97 28.05 32.54 9.75 6.72 6.67 8.48 0.18 1.95 16.61 16.86 5.03 9.96 14.82 10.58 5.68 6.78 3.93 3.56 0.95 1.44 0.33 0.24 0.00 0.00 0.00 0.00 1.50 1.13 2.55 0.92 100.00 100.00 100.00 100.00 43.4 1.8 8.1 10.1 27.3 0.6 0.6 1.0 1.0 0.8 5.4 44.9 2.4 5.8 16.1 15.8 0.5 0.4 5.5 2.5 0.4 5.6 44.7 1.5 7.4 15.3 17.6 0.9 0.3 5.1 2.2 0.2 4.8 36.8 1.5 7.8 20.0 23.3 1.3 0.3 3.1 0.9 1.0 4.0 tổng cộng Vốn chủ sở hữu của NH tỷ trọng dư nợ ngành (1) / vốn CSH SCB 1. thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 7. Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác tổng cộng Vốn chủ sở hữu của NH tỷ trọng dư nợ ngành (5) / vốn CSH SOUTHERN BANK 1. thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 213 7,970,614 17,808,599 25,570,810 34,355,544 38,320,847 1,531,000 3,229,000 3,515,000 4,201,000 4,957,000 2.3 2.4 3.3 3.7 2.8 124,591 737,572 794,957 735,826 795,036 22,882 504,999 218,180 89,480 40,888 484,967 1,464,396 1,794,424 2,757,679 2697116 765,967 2,231,504 2,814,177 3,144,053 5,506,210 5,917,915 12,793,188 14,976,382 18,645,836 17,450,574 168,861 128,651 490,681 2,637,828 495,471 7,941 78,255 328,958 633,448 659,477 162,587 278,701 665,136 907,185 3,802,235 348,174 276,116 301,554 963,950 1,010,934 151,007 237,520 318,038 706,219 14,077 833,216 656,287 477,166 13,493 8,017,962 19,477,605 23,278,256 31,310,489 33,177,653 801,000 2,631,000 2,809,000 4,482,000 4,711,000 7.4 4.9 5.3 4.2 3.7 Kc Kc Kc Kc Kc Kc 1,779,477 10,816 16,237 688,871 22,177 6,576 3,197,464 5,048 1,102 1,486,078 3,116,229 5,801 6,817,842 14,476,799 4,920 6,020 5,341,043 4,369,068 5,159 7,980,802 6,163,910 2,094 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 1.6 0.3 6 9.6 73.8 2.1 0.1 2 4.3 0.2 100.0 3.8 2.6 7.5 11.5 65.7 0.7 0.4 1.4 1.4 0.8 4.3 100.0 3.4 0.9 7.7 12.1 64.3 2.1 1.4 2.9 1.3 1 2.8 100.0 2.4 0.3 8.8 10 59.6 8.4 2 2.9 3.1 1 1.5 100.0 2.4 0.1 8.1 16.6 52.6 1.5 2 11.5 3 2.1 0 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc 30.3 0.2 0.3 11.7 0.4 0.1 33.5 0.1 0.0 15.6 32.7 0.1 34.5 0.0 0.0 27.0 22.1 0.0 46.3 0.0 0.0 25.5 19.7 0.0 214 7. Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác tổng cộng Vốn chủ sở hữu của NH tỷ trọng dư nợ ngành (1) / vốn CSH SHB 1. thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 7. Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác tổng cộng Vốn chủ sở hữu của NH tỷ trọng dư nợ ngành (3) / vốn CSH Kc Kc Kc Kc Kc Kc 1,622,000 400 233,666 15,359 90,308 3,010,230 5,874,117 2,166,000 1 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 511,000 2,178,000 2,262 2,464,825 1,735,555 114,018 309,411 119,500 94,200 547,154 498,536 19,785,791 31,267,327 2,936,000 3,573,000 2 4 Kc Kc Kc Kc Kc Kc 0.0 4.0 0.3 1.5 51.2 100.0 0.0 14.7 0.1 0.3 2.9 100.0 0.0 12.5 0.6 0.6 2.8 100.0 0.0 5.6 1.0 0.3 1.6 100.0 509,802 784,085 3,796,000 948,027 2,656,136 1,165,427 1,062,521 2,253,646 6,188,165 1,037,618 1,170,496 2,696,000 287,713 330,543 5,855,000 66,964 314,494 2,254,000 2,985 5,600 175,000 94,473 86,194 206,200 21,826 59,620 585,000 87,517 184,490 593,753 2,133,253 4,983,444 861,043 6,252,699 12,828,748 24,375,588 2,267,000 2,417,000 4,183,000 0.5 0.9 1.5 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 8.2 15.2 17.0 16.6 4.6 1.1 0.0 1.5 0.3 1.4 34.1 100.0 6.1 20.7 17.6 9.1 2.6 2.5 0.0 0.7 0.5 1.4 38.8 100.0 15.6 4.8 25.4 11.1 24.0 9.2 0.7 0.8 2.4 2.4 3.5 100.0 1,404,602 13,287 30,000 280,210 9,539,821 2,383,000 1 215 OCB 1. thương mại 2.Nông lâm nghiệp 3. Sản xuất & gia công chế biến 4. Xây dựng 5.Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6. Kho bãi giao thông VT & TTTT 7. Giáo dục & Đào tạo 8.Tư vấn, kinh doanh bất động sản 9. Nhà hàng & khách sạn 10.Dịch vụ tài chính 11. Ngành nghề khác tổng cộng Vốn chủ sở hữu của NH tỷ trọng dư nợ ngành (5) / vốn CSH 644,540 196,806 273,467 212,362 2,907,811 119,438 72,806 233,310 4,660,540 832,611 3.49 1,392,609 672,725 1,770,274 598,191 2,308,743 369,681 445,215 7,557,438 1,655,131 1.39 384,792 1,627,589 1,332,356 219,298 141,784 399,590 187,921 1,272,085 599,986 421,245 1,044,881 1,210,627 5,368,557 31,304 1,734,842 172,024 794,959 418,393 55,039 83,759 810,423 47,540 323,077 896,146 86,776 77,923 1,843,651 4,029,059 4,783,366 8,597,488 10,216,976 11,584,528 1,591,088 2,330,895 3,140,000 3.37 0.01 0.55 13.8 4.2 5.9 4.6 62.4 2.6 1.6 5 100.0 18.4 8.9 23.4 7.9 30.5 4.9 5.9 100.0 4.5 2.6 2.2 4.9 62.4 2 21.4 100.0 15.9 1.4 10.6 10.2 23.4 7.8 0.5 0 3.2 0 27 100.0 11.5 3.4 4.6 10.5 53.6 3.6 0.7 0.4 7.7 0.7 2.7 100.0 216 PHỤ LỤC 11 CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO THỜI HẠN Một số ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị Triệu đồng TỶ TRỌNG % 2006 2007 2008 NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2009 2010 NGÂN HÀNG A. NHÓM 5 NGÂN HÀNG QUY MÔ LỚN 1. EXIMBANK 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng 76.8 79.2 77.5 71.4 66.6 7,834,454 14,614,723 16,444,641 27,393,114 41,493,029 12.5 11.5 10.9 10.1 11.5 1,275,467 2,125,475 2,307,879 3,888,204 7,172,977 10.8 9.3 11.7 18.5 21.9 1,097,471 1,711,953 2,479,678 7,100,537 13,679,708 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 10,207,392 18,452,151 21,232,198 38,381,855 62,345,714 2.ACB 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng 56.0 55.0 45.8 57.4 50.6 9,568,946 17,493,467 15,944,006 35,618,575 41.0 21.3 20.9 16.7 22.5 6,762,500 7,267,278 10,537,709 2.0 23.7 33.4 25.9 26.9 7,445,473 7,554,890 11,621,416 16,201,694 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 17,014,419 31,810,857 34,832,700 62,357,978 43,810,541 19,521,816 23,315,607 86,647,964 65.1 61.4 56.5 64.7 62.9 9,363,598 21,731,963 19,777,308 34.9 18.3 18.8 17.0 19.7 5,030,715 6,472,460 6,566,937 20.3 24.7 18.4 17.3 7,173,724 8,664,626 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 14,394,313 35,378,147 35,008,871 51,904,547 16,282,072 14,298,184 82,484,803 3.SACOMBANK 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng 38,586,238 10,113,472 10,957,294 59,657,004 4.TECHCOMBANK 1. Cho vay ngắn hạn 70.3 Kc Kc 67.3 56.8 6,193,136 Kc Kc 28,310,069 30,076,441 217 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng 29.7 0.0 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc 19.8 19.8 13.0 23.4 100.0 100.0 2,617,712 71.2 65.4 61.3 58.2 64.6 28.8 25.2 27.6 27.7 22.3 0.0 9.4 11.1 14.1 13.1 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 4,206,026 1,699,932 8,810,848 Kc Kc Kc Kc Kc Kc 8,320,863 10,468,073 5,461,835 12,383,343 42,092,767 52,927,857 5.MB 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng 6,792,810 9,186,357 15,756,724 29,235,903 2,611,504 4,143,854 7,487,475 10,102,472 977,015 1,664,702 3,820,263 5,943,530 5,905,958 10,381,329 14,994,913 27,064,462 45,281,905 B. NHÓM 5 NGÂN HÀNG QUY MÔ TRUNG BÌNH VÀ NHỎ 1. DONGABANK 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng 82.8 75.9 63.1 66.6 64.8 14.4 20.1 31.2 26.7 26.5 2.8 4.0 5.7 6.8 8.7 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 6,602,475 13,516,874 16,147,548 22,865,544 24,815,457 1,146,950 3,577,932 7,974,700 9,162,088 10,168,791 221,189 713,793 1,448,562 2,327,912 3,336,599 7,970,614 17,808,599 25,570,810 34,355,544 38,320,847 2. SCB 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng kc kc kc kc 82.6 65.5 65.0 25.3 9.8 23.6 26.6 60.7 7.6 10.9 8.4 14.0 100.0 100.0 100.0 100.0 kc kc kc kc kc kc kc kc 68.8 64.7 69.4 69.5 27.6 33.0 30.0 30.3 3.6 2.3 0.6 0.2 100.0 100.0 100.0 100.0 kc kc kc kc 16,083,048 15,244,737 20,366,212 8,389,522 1,909,083 5,491,642 8,320,930 20,150,365 1,485,474 2,541,877 2,623,347 4,637,766 19,477,605 23,278,256 31,310,489 33,177,653 3. SOUTHERN BANK 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng 4,040,491 1,623,864 209,762 5,874,117 6,172,233 13,730,217 21,715,884 3,150,197 5,938,690 9,473,958 217,391 116,884 77,485 9,539,821 19,785,791 31,267,327 218 4. VIB 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng 64.4 59.9 61.8 63.6 24.9 24.4 19.7 16.2 10.6 15.7 23.8 20.2 100.0 100.0 100.0 100.0 Kc Kc Kc Kc 5,884,959 10,024,899 11,608,814 17,399,789 2,279,179 4,084,354 3,700,602 4,435,639 973,025 2,634,997 4,465,093 5,517,254 9,137,163 16,744,250 18,774,509 27,352,682 Kc Kc Kc Kc 5. SAIGONBANK 1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung hạn 3. Cho vay dài hạn tổng cộng kc kc kc kc 71.4 66.1 62.6 64.8 20.0 19.5 21.1 20.0 8.6 14.4 16.3 15.2 100.0 100.0 100.0 100.0 kc kc kc kc 5,258,243 1,473,817 631,497 7,363,557 5,233,192 1,543,269 1,139,914 7,916,376 6,082,773 6,778,563 2,054,418 2,090,543 1,584,928 1,586,644 9,722,120 10,455,751 219 PHỤ LỤC 12 CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG Một số ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 - 2010 NĂM 2006 TỶ TRỌNG % 2007 2008 2009 2010 2006 Đơn vị Triệu đồng 2007 2008 2009 2010 NGÂN HÀNG EXIMBANK 1. Doanh nghiệp Nhà nước 4.9 Kc Kc 5.5 3.5 499,562 Kc Kc 2,100,148 2.Công ty cổ phần 51.7 Kc Kc 19.8 21.6 5,275,113 Kc Kc 7,602,828 3. Công trách nhiệm HH 0.0 Kc Kc 35.9 33.6 Kc Kc 13,789,807 4. Doanh nghiệp tư nhân 0.0 Kc Kc 4.8 3.7 Kc Kc 1,837,337 3. Công ty liên doanh 2.7 Kc Kc 0.3 0.2 271,465 Kc Kc 119,366 4. Công ty 100% vốn nước ngoài 0.0 Kc Kc 0.9 0.6 Kc Kc 343,851 5. Hợp tác xã 0.0 Kc Kc 1.8 1.2 Kc Kc 701,742 6. cá nhân 40.8 Kc Kc 31.0 35.5 4,161,252 Kc Kc 11,886,776 Kc 100.0 100.0 10,207,392 Kc Kc 38,381,855 100.0 Kc tổng cộng ACB 1. Doanh nghiệp Nhà nước 6.6 6.9 8.1 7.0 5.8 1,128,017 2,179,990 2,821,889 4,378,113 2. Công ty CP, TNHH, công ty TN 39.0 39.7 36.4 54.9 56.2 6,643,686 12,622,784 12,674,836 34,252,753 3. Công ty liên doanh 1.5 1.6 1.1 0.8 0.4 247,438 518,095 387,159 497,924 4. Công ty 100% vốn nước ngoài 1.7 1.8 0.5 0.3 0.2 289,643 557,972 180,304 195,295 5. Hợp tác xã 0.0 0.1 0.0 0.0 0.0 2,036 21,714 5,164 28,698 6. cá nhân 51.2 50.0 53.9 36.9 37.4 8,703,599 15,910,302 18,763,348 23,005,195 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 17,014,419 31,810,857 34,832,700 62,357,978 tổng cộng 2,193,372 13,491,550 20,973,591 2,284,067 125,300 356,949 758,436 22,162,449 62,345,714 5,017,568 48,978,636 388,615 204,820 21,412 32,584,054 87,195,105 220 SACOMBANK 1. Doanh nghiệp Nhà nước 2.Công ty cổ phần 3. Công trách nhiệm HH 4. Doanh nghiệp tư nhân 5. Công ty liên doanh 6. Công ty 100% vốn nước ngoài 7. Hợp tác xã 8. cá nhân tổng cộng TECHCOMBANK 1. Doanh nghiệp Nhà nước 2.Công ty cổ phần 3. Công trách nhiệm HH 4. Doanh nghiệp tư nhân 5. Công ty liên doanh 6. Công ty 100% vốn nước ngoài 7. Hợp tác xã 8. cá nhân tổng cộng MB 1. Doanh nghiệp Nhà nước 2.Công ty cổ phần 0.6 0.8 2.1 6.1 3.1 81,270 280,937 723,513 3,635,197 2,583,839 8.8 14.0 17.6 16.3 24.1 1,262,893 4,962,200 6,157,743 9,724,253 19,909,520 36.1 28.3 26.6 28.5 28.5 5,202,214 9,997,319 9,315,313 16,988,663 23,484,859 6.8 6.3 5.7 6.3 5.2 971,807 2,224,820 1,983,480 3,737,866 4,253,642 0.3 0.4 0.1 0.0 0.2 40,569 129,871 18,852 8,066 167,258 0.1 0.7 1.0 0.6 0.3 10,085 240,727 334,022 353,105 270,002 0.6 0.3 0.3 0.5 0.3 88,528 103,299 103,299 287,264 268,760 46.8 49.2 46.8 41.7 37.4 6,736,947 17,379,225 16,372,649 24,890,792 30,876,486 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 14,394,313 35,318,398 35,008,871 59,657,004 82,484,803 6.5 0.0 37.7 0.0 0.0 1.9 0.0 53.9 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 49.1 0.0 15.6 35.1 20.4 42.1 5.5 1.5 31.4 24.4 31.5 29.9 3.4 2.9 0.0 0.0 1.1 5.5 0.0 0.0 27.1 35.8 100.0 100.0 Kc Kc Kc Kc 572,708 3,320,308 170,117 4,747,715 8,810,848 2,899,017 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 1,618,786 3,640,706 3,064,910 6,312,449 2,300,537 769,117 13,213,608 12,921,669 13,252,401 15,823,427 1,437,941 1,530,244 473,033 2,909,300 11,415,247 18,974,100 42,092,767 52,927,857 Kc Kc Kc Kc 3. Công trách nhiệm HH 4. Doanh nghiệp tư nhân 5. Công ty liên doanh 6. Công ty 100% vốn nước ngoài 7. Hợp tác xã 8. cá nhân tổng cộng DONGA BANK 1. Doanh nghiệp Nhà nước 2.Công ty cổ phần 3. Công trách nhiệm HH 4. Doanh nghiệp tư nhân 5. Công ty liên doanh 6. Công ty 100% vốn nước ngoài 7. Hợp tác xã 8. cá nhân tổng cộng SCB 1. Doanh nghiệp Nhà nước 2.Công ty cổ phần 3. Công trách nhiệm HH 4. Doanh nghiệp tư nhân 5. Công ty liên doanh 6. Công ty 100% vốn nước ngoài 0.0 25.4 21.9 0.0 0.4 1.2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.5 0.1 50.9 23.1 14.3 100.0 100.0 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 2.9 2.5 32.9 34.2 62.3 59.2 30.5 30.5 2.8 4.1 0.0 0.0 0.1 0.2 0.4 0.3 37.7 40.8 30.4 28.2 100.0 100.0 100.0 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc 0.1 9.4 16.1 0.6 0.6 0.1 0.0 11.0 17.2 0.5 0.4 0.1 0.1 13.7 26.4 0.6 0.0 0.5 221 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 0.1 17.7 22.8 0.5 0.0 0.4 2,635,519 38,070 3,288,025 178,772 46,889 9,384 3,006,941 2,401,359 2,141,373 5,905,958 10,381,329 14,994,913 4,964,484 10,540,641 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 731,496 847,980 8,408,267 11,758,347 7,797,353 10,493,765 724,218 1,414,619 23,692 55,881 107,214 113,478 3,006,130 7,267,958 7,778,300 9,671,484 7,970,614 17,808,599 25,570,810 34,355,554 Kc Kc Kc Kc Kc Kc 15,589 1,836,654 3,132,455 108,202 119,241 11,048 300 2,554,699 4,013,167 111,294 96,562 31,484 19,870 4,278,749 8,250,706 182,814 6,000 164,861 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 24,525 5,887,240 7,578,609 155,248 6,000 141,730 7. Hợp tác xã 8. cá nhân tổng cộng OCB 1. Doanh nghiệp Nhà nước 2.Công ty cổ phần 3. Công trách nhiệm HH 4. Doanh nghiệp tư nhân 5. Công ty liên doanh 6. Công ty 100% vốn nước ngoài 7. Hợp tác xã 8. cá nhân tổng cộng Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 222 10.8 6.9 1.1 1.0 62.4 63.9 57.7 57.4 100.0 100.0 100.0 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 1.6 1.4 23.9 17.9 15.9 17.6 3.3 2.9 0.2 0.5 0.0 0.0 0.3 1.1 54.8 58.7 100.0 100.0 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 2,101,894 1,605,932 341,305 325,480 12,152,522 14,864,818 18,066,184 19,058,821 19,477,605 23,278,256 31,310,489 33,177,653 Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc Kc 163,116 2,444,173 1,624,984 341,752 16,244 164,052 2,072,215 2,040,830 330,354 52,712 28,185 122,318 5,598,522 6,802,047 10,216,976 11,584,528 223 PHỤ LỤC 13 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG NỢ Nhóm 7 ngân hàng TMCP quy mô lớn Đơn vị: % SỐ TT 1 NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 NGÂN HÀNG EXIMBANK Tỷ lệ lãi thuần/ tổng dư nợ 3.02 3.54 4.79 4.79 4.19 Tỷ lệ quỹ DPRR/ tổng dư nợ 0.42 0.4 1.77 0.99 1.01 14.13 - - 98.21 - Tốc độ tăng trưởng quỹ DPRR - 73.38 411.68 0.66 65.83 Tốc độ tăng trưởng dư nợ - 80.77 15.07 80.56 62.44 Tỷ lệ lãi thuần/ tổng dư nợ 4.57 3.85 7.5 3.93 4.48 Tỷ lệ quỹ DPRR/ tổng dư nợ 0.33 0.42 0.66 0.81 0.82 0.8 0.89 0.12 0.37 0.11 Tốc độ tăng trưởng quỹ DPRR - 139.36 69.93 119.57 42.77 Tốc độ tăng trưởng dư nợ - 86.96 9.5 79.02 39.83 Tỷ lệ lãi thuần/ tổng dư nợ 4.49 3.00 3.06 3.41 3.75 Tỷ lệ quỹ DPRR/ tổng dư nợ 0.57 0.5 0.72 0.86 1.06 Tỷ lệ sử dụng DP/ Trích lập DPRR 7.74 12.78 0.48 1.14 0.95 Tốc độ tăng trưởng quỹ DPRR - 118.1 41.77 104.77 59.18 Tốc độ tăng trưởng dư nợ - 145.78 -1.04 70.41 29.67 Tỷ lệ lãi thuần/ tổng dư nợ 4.72 5.17 8.02 5.27 6.14 Tỷ lệ quỹ DPRR/ tổng dư nợ 2.79 1.25 1.57 1.51 1.51 33.11 146.9 34.92 27.92 44.07 Tốc độ tăng trưởng quỹ DPRR - -11.77 71.67 81.11 65.11 Tốc độ tăng trưởng dư nợ - 96.52 37.25 87.97 64.92 Tỷ lệ lãi thuần/ tổng dư nợ 4.94 4.23 4.37 4.79 5.28 Tỷ lệ quỹ DPRR/ tổng dư nợ 1.38 0.88 1.23 1.22 1.15 Tỷ lệ sử dụng DP/ Trích lập DPRR - - - 51.09 75.84 Tốc độ tăng trưởng quỹ DPRR - 49.11 80.53 58.13 19.24 Tốc độ tăng trưởng dư nợ - 135.58 28.59 59.79 25.74 Tỷ lệ sử dụng DP/ Trích lập DPRR 2 ACB Tỷ lệ sử dụng DP/ Trích lập DPRR 3 SACOMBANK 4 MB Tỷ lệ sử dụng DP/ Trích lập DPRR 5 TECHCOMBANK 224 6 MARITIME BANK Tỷ lệ lãi thuần/ tổng dư nợ 5.08 4.53 5.82 4.68 5.44 Tỷ lệ quỹ DPRR/ tổng dư nợ 1.27 0.53 0.76 0.73 0.97 - - - - - -5.9 148.32 102.2 77.91 126.02 71.73 112.95 33.34 - - 8.07 6.64 4.68 0.27 0.42 1.04 1.67 1.58 - - - - - Tốc độ tăng trưởng quỹ DPRR 411.37 70.66 103.92 100.71 Tốc độ tăng trưởng dư nợ 228.31 -31.29 26.89 113.1 Tỷ lệ sử dụng DP/ Trích lập DPRR Tốc độ tăng trưởng quỹ DPRR Tốc độ tăng trưởng dư nợ 7 SEABANK Tỷ lệ lãi thuần/ tổng dư nợ Tỷ lệ quỹ DPRR/ tổng dư nợ Tỷ lệ sử dụng DP/ Trích lập DPRR 225 PHỤ LỤC 14 TÍNH GÍA TRỊ TRUNG BÌNH CHO DANH MỤC CHO VAY HẠNG AAA-AAA AAA-AA AAA-A AAA-BBB AAA-BB AAA-B AAA-CCC AAA-D AA-AAA AA-AA AA-A AA-BBB AA-BB AA-B AA-CCC AA-D A-AAA A-AA A-A A-BBB A-BB A-B A-CCC A-D BBB-AAA BBB-AA BBB-A BBB-BBB BBB-BB BBB-B BBB-CCC BBB-D P(x) X=si Px*X 0.00 2454.1 0.0 0.00 2453.4 0.0 0.02 2450.0 0.5 0.07 2442.1 1.7 0.00 2424.8 0.0 0.00 2399.6 0.0 0.00 2348.3 0.0 0.00 1460.5 0.0 0.00 2453.4 0.0 0.04 2452.7 1.0 0.39 2449.3 9.6 1.81 2441.4 44.2 0.02 2424.1 0.5 0.00 2398.9 0.0 0.00 2347.6 0.0 0.00 1459.8 0.0 0.02 2450.7 0.5 0.29 2450 7.1 5.44 2446.6 133.1 79.69 2438.7 1943.4 4.47 2421.4 108.2 0.92 2396.2 22.0 0.09 2344.9 2.1 0.13 1457.1 1.9 0.00 2442.2 0.0 0.00 2441.5 0.0 0.08 2438.1 2.0 4.55 2430.2 110.6 0.64 2412.9 15.4 0.18 2387.7 4.3 0.02 2336.4 0.5 0.04 1448.6 0.6 226 BB-AAA BB-AA BB-A BB-BBB BB-BB BB-B BB-CCC BB-D B-AAA B-AA B-A B-BBB B-BB B-B B-CCC B-D CCC-AAA CCC-AA CCC-A CCC-BBB CCC-BB CCC-B CCC-CCC CCC-D D-AAA D-AA D-A D-BBB D-BB D-B D-CCC D-D GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH 0.00 2425.1 0.0 0.00 2424.4 0.0 0.00 2421 0.0 0.57 2413.1 13.8 0.11 2395.8 2.6 0.04 2370.6 0.9 0.00 2319.3 0.0 0.01 1431.5 0.1 0.00 2400.1 0.0 0.00 2399.4 0.0 0.00 2396 0.0 0.19 2388.1 4.5 0.04 2370.8 0.9 0.02 2345.6 0.5 0.00 2294.3 0.0 0.00 1406.5 0.0 0.00 2349.4 0.0 0.00 2348.7 0.0 0.00 2345.3 0.0 0.01 2337.4 0.2 0.00 2320.1 0.0 0.00 2294.9 0.0 0.00 2243.6 0.0 0.00 1355.8 0.0 0.00 1473.4 0.0 0.00 1472.7 0.0 0.00 1469.3 0.0 0.04 1461.4 0.6 0.01 1444.1 0.1 0.00 1418.9 0.0 0.00 1367.6 0.0 0.00 479.8 0.0 EX = 2433.5