« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sự thay đổi một số tính chất cơ học của chỉ may sau khi may


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi một số tính chất cơ học của chỉ may sau khi may” Tác giả luận văn: Dương Công Bằng Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Minh Tuấn Từ khóa (Keyword): Tính chất cơ học của chỉ may.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Sản phẩm may sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên hình thức liên kết các chi tiết của sản phẩm ngày càng đa dạng, tuy nhiên, biện pháp liên kết truyền thống bằng chỉ may vẫn là hình thức phổ biến nhất, không thể thay thế vì phạm vi sử dụng rộng rãi, có thể thực hiện cho cả những đường may phức tạp mà các biện pháp liên kết khác không thực hiện được.
- Các tính chất kéo giãn của chỉ may đóng vải trò quyết định tới chất lượng, ngoại quan và tính thẩm mỹ của đường may… Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sự thay đổi một số tính chất cơ học của chỉ may sau khi may” Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đánh giá được sự thay đổi độ kéo giãn và các tính chất kéo giãn (độ giãn đứt và độ bền đứt) trước và sau khi may của năm loại chỉ may trên hai mẫu vải Denim phục vụ đơn hàng xuất khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Giang.
- b) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu.
- Trong chương này, trình bày các khái niệm, tính chất, nguồn gốc và phân loại của một số loại chỉ may.
- Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
- 2 Nghiên cứu may mẫu 5 loại chỉ trên 2 loại vải Denim.
- Xác định và đánh giá sự thay đổi các tính chất kéo giãn của chỉ may sau khi may c) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tổng quan: Các công trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu sự thay đổi độ giãn đứt và độ bền đứt của chỉ trước và sau khi may theo tiêu chuẩn ISO được thực hiện trên máy đo cường lực Tensilon RT 1250A tại Trung tâm thí nghiệm thuộc Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang ở điều kiện tiêu chuẩn.
- d) Kết luận: Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các doanh nghiệp may lựa chọn đúng chỉ may phù hợp với yêu cầu sử dụng thực tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt