« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chế tạo giọt chất lỏng kích thước micro mét sử dụng công nghệ vi lưu = Fabrication of droplets using T-Junction microfluidic system


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Nghiên cứu chế tạo giọt chất lỏng kích thước micro mét sử dụng công nghệ vi lưu.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Giọt chất lỏng kích thước micro mét (vi giọt) đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên toàn thế giới do những ứng dụng rộng rãi của nó như trong sinh học tế bào, trong thực phẩm và phát hiện phân tử.
- Ngoài ra, vi giọt cũng là tiền đề để chế tạo hạt vi nang đang được ứng dụng rộng rãi trong y học dùng để kiểm soát việc nhả thuốc, trong nuôi cấy tế bào và công nghệ thực phẩm.
- Các phương pháp truyền thống dùng để chế tạo vi giọt như là sử dụng pi pét, khuấy trộn đã được sử dụng rộng rãi.
- Tuy nhiên nhược điểm của các phương pháp này là khó kiểm soát được độ đồng đều cũng như kích thước của chất lỏng.
- Vì vậy công nghệ vi lưu là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhược điểm này.
- Có rất nhiều mô hình hệ vi lưu được sử dụng để chế tạo vi giọt như hệ dẫn động tập trung, hệ cùng dòng chảy, và hệ kênh chữ T.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu chế tạo được kênh vi lưu chữ T dùng để chế tạo giọt chất lỏng có kích thước micro mét.
- Đối tượng nghiên cứu: thiết bị vi lưu kênh chữ T được dùng để chế tạo giọt nước trong dầu.
- Phạm vi nghiên cứu: chế tạo thành công kênh vi lưu chữ T, sử dụng kênh vi lưu đã chế tạo để tạo thành công giọt nước trong dầu.
- Tìm ra quy trình tối ưu để pha loãng SU-8 3050 sử dụng Cyclopentanone nhằm giảm chiều dầy tối thiểu của lớp cảm quang SU-8 3050 từ vài chục micro mét xuống kích thước nano mét.
- Chế tạo các kênh vi lưu hình chữ T bằng vật liệu PDMS/thủy tinh bằng phương pháp quang khắc và khắc mềm.
- Khảo sát sự phụ thuộc của kích thước giọt chất lỏng vào kích thước kênh.
- Mô phỏng tính toán quá trình tạo hạt sử dụng phần mềm COMSOL.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết: quá trình tạo giọt trong kênh vi lưu chữ T được mô phỏng trên phần mềm COMSOL.
- Nghiên cứu thực nghiệm: trong phần thực nghiệm, kênh vi lưu chữ T được chế tạo bằng phương pháp quang khắc và plasma oxy.
- e) Kết luận: Nghiên cứu của luận văn đã đạt được một số kết quả sau.
- Chiều dầy nhỏ nhất có thể chế tạo là 540 nm.
- Chế tạo thành công ba hệ vi lưu kênh chữ T có kích thước khác nhau sử dụng để chế tạo giọt nước trong dầu.
- Kích thước hạt phụ thuộc tuyến tính với lưu lượng pha phân tán, theo hàm mũ với lưu lượng pha liên tục, và tỉ lệ thuận với chiều rộng kênh phân tán

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt