« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam (Teacher training models in Vietnam)


Tóm tắt Xem thử

- Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam TS.
- Sự phát triển của hệ thống đào tạo giáo viên Việt Nam 1.1.
- Trước 1954 Trước đây, trong chế độ của Pháp tại Việt Nam giáo viên các trường công lập là một ngạch viên chức, hưởng lương của chính quyền và thực hiện chương trình giáo dục của Pháp.
- Chính vì vậy việc đào tạo giáo viên tuân thủ hoàn toàn theo quy trình đào tạo giáo viên của mẫu quốc.
- Trong bối cảnh đó Pháp quyết định thiết lập một hệ thống giáo dục Tây phương để đào tạo người Việt Nam về truyền thống và kỹ nghệ Pháp (John T.
- Chính vì vậy vấn đề đào tạo giáo viên không được chú trọng nhiều ngoài đào tạo tạo ra những người hiểu biết chương trình giáo dục của mẫu quốc và có khả năng sư phạm thuần túy.
- Hệ thống đào tạo giáo viên do chính quyền Pháp để lại chỉ có vọn vẻn 1 trường cao đẳng sư phạm và 3 trường đào tạo giáo viên tiểu học (Trần Thân Mộc, 2006).
- Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam 1.2.
- Trong bối cảnh đó vấn đề giáo viên không được đặt ra một cách quyết liệt mà chỉ đơn giản là tận dụng tất cả những người có học vấn để làm thầy giáo cho người khác.
- Tuy vậy Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Công hòa đã có Sắc lệnh số 194 quy định về ngành sư phạm với mục đích “đào tạo những nam nữ giáo viên các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa thực nghiệp và chuyên nghiệp trong toàn quốc” (Chủ tịch Chính phủ, 1946).
- Theo Điều 2 của Sắc lệnh này ngành học sư phạm chia ra làm ba cấp: 1) Sư phạm sơ cấp đào tạo các giáo viên nam nữ cho bậc học cơ bản.
- 2) Sư phạm trung cấp đào tạo các giáo viên nam nữ cho bậc học thực nghiệp, trung học phổ thông và sư phạm sơ cấp.
- 3) Sư phạm cao cấp đào tạo các nam nữ giáo viên cho bậc học chuyên nghiệp và trung học chuyên khoa.
- Những người đã có bằng sư phạm sẽ được bổ nhiệm làm giáo viên ngay mà không phải qua thời kỳ tập sự (Điều 4).
- Tuy nhiên vấn đề đảm bảo giáo viên cho các trường phổ thông là một thách thức rất lớn đối với chính phủ kháng chiến.
- Hệ thống đào tạo giáo viên được giao cho hai trường là đại học sư phạm văn khoa và đại học sư phạm khoa học (Lê Văn Giạng, Nguyễn Được, Nguyễn Tùy.
- Nguyễn Hoặc, 1985) vừa đào tạo cán bộ nghiên cứu, vừa đào tạo giáo viên cấp III (PTTH ngày nay).
- Sau đó trường Đại học nhân dân được thành lập với chức năng chủ yếu là đào tạo giáo viên cấp II (Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN, 2009).
- Việc đào tạo giáo viên được giao cho các trường sư phạm theo mô hình 7+2.
- đào tạo giáo viên tiểu học và THCS.
- Một số địa phương đã bắt đầu hình thành các trường trung cấp sư phạm và cao đẳng sư phạm chuyên đào tạo giáo viên cho các cấp 1 và 2.
- Hệ thống các trường sư phạm đã phát triển nhanh chóng, dần đáp ứng được nhu cầu về giáo viên theo quy định của Bộ giáo dục ở mức độ.
- Trung câp sư phạm (hay 7+2, 7+3) dạy cấp 1 (tiểu học.
- Đại học hay đại học sư phạm dạy cấp 3 Mô hình đào tạo giáo viên theo cấp này đã được duy trì trong suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ và được phát triển rộng vào khu vực phía Nam sau năm 1975.
- Về cơ bản các trường trung cấp sư phạm dã được thành lập ở hầu hết các tỉnh/thành phố để đáp ứng nhu cầu về giáo viên mầm non và tiểu học của địa phương.
- Các trường cao đẳng sư phạm cung cấp giáo viên cho một hay nhiều tỉnh trên một địa bàn trong khi các trường đại học sư phạm đào tạo giáo viên cho 3 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam toàn quốc.
- Hệ thống đào tạo giáo viên đã góp phần không nhỏ trong đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, nhất là ở các địa bàn xa xôi hẻo lánh, có nhiều khó khăn.
- Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với giáo viên phổ thông, đồng nghĩa đòi hỏi có những thay đổi trong đào tạo giáo viên.
- Từ năm 1986 tới nay hệ thống đào tạo giáo viên đã có nhiều thay đổi.
- Các trường sư phạm đã mở rộng dần quy mô, đáp ứng yêu cầu nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục phổ thông.
- Bên cạnh đó công cuộc cải cách kinh tế bắt đầu từ 1986 cũng đưa đến nhiều thay đổi trong hệ thống đào tạo giáo viên nói chung và các trường sư phạm chuyên nói riêng.
- Công cuộc đổi mới trong giáo dục cũng đã bắt đầu từ đầu những năm 90, khi các trường sư phạm tham gia mạnh mẽ hơn vào công cuộc phát triển nhân lực cho đất nước, đào tạo cả các ngành không phải sư phạm.
- Nhiều trường đại học, cao đẳng khác cũng đã tham gia vào đào tạo giáo viên.
- Hiện nay giáo dục đang được đào tạo tại các cơ sở như sau.
- Trung học sư phạm đào tạo giáo viên Mầm non và tiểu học - Cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học và THCS - Đại học (chuyên) sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, giáo viên trung học - Trường/khoa Đại học sư phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên kỹ thuật và công nghệ, giáo viên dạy nghề - Trường/khoa ngoại ngữ đào tạo giáo viên ngoại ngữ cho trung học Hệ thống đào tạo sư phạm cũng được phát triển hơn thể hiện qua việc mở rộng đào tạo ở trình độ sau đại học.
- Nhiều trường/khoa đại học sư phạm đã được giao 4 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
- Tuy nhiên cũng nhiều trường sư phạm cũng đã biến đổi thành các trường đa ngành dưới áp lực của cơ chế kinh tế mới trong khi nhiều trường /khoa vốn không liên quan tới sư phạm lại đang phát triển công tác đào tạo giáo viên.
- Thực trạng các mô hình đào tạo giáo viên hiện nay tại Việt Nam 2.1.
- Đào tạo giáo viên tiểu học ở trình độ Trung học sư phạm Hiện tại ở Việt Nam vẫn còn hệ thống các trường THSP.
- Trong các trường THSP giáo viên được đào tạo để có dạy học tất cả các môn (trừ một số môn gọi là năng khiếu).
- Đầu vào được lấy từ học sinh đã đã tốt nghiệp THPT và thời gian đào tạo là 2 năm.
- Giáo viên đào tạo trheo chương trình này có được các kiên thức cơ bản về lứa tuổi học sinh tiểu học, về công tác giáo dục ở trường tiểu học.
- Thời gian đào tạo kéo dài 2 năm (4 học kì) với khoảng 128 đơn vị học trình trong đó kiến thức giáo dục chung là 24 và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm là 88 (bao gồm các kiến thức liên quan tới 9 môn học hiện hành của tiểu học).
- Đào tạo giáo viên tiểu học ở trình độ cao đẳng sư phạm Trong các trường cao đẳng giáo viên cũng được đào tạo để có dạy học tất cả các môn (trừ một số môn gọi là năng khiếu).
- Đầu vào được lấy từ học sinh đã đã tốt nghiệp THPT và thời gian đào tạo là 3 năm.
- Các giáo viên tiểu học (GVTH) được đào tạo theo yêu cầu của chuẩn GVTH, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học mới cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của GDTH trong tương lai.
- 5 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam Thời gian đào tạo kéo dài 3 năm (6 học kì) với khoảng 102 tín chỉ trong đó kiến thức giáo dục chung là 25 và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm là 78 bao gồm 1.
- Đào tạo giáo viên tiểu học ở trình độ đại học sư phạm Đầu vào được lấy từ học sinh đã đã tốt nghiệp THPT và thời gian đào tạo là 4 năm.
- Tổng thời gian đào tạo là 8 học kì và khoảng 210 đơn vị học trình, trong đó có 50 đpn vị học trình thuộc về phần kiến thức giáo dục cơ bản và 160 đơn vị học trình về giáo dục chuyên nghiệp.
- Đào tạo giáo viên tiểu học dạy các môn năng khiếu và ngoại ngữ Để đáp ứng yêu cầu dạy học có chất lượng các môn có tính năng khiếu như 6 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam - Âm Nhạc.
- Mỹ thuật - Ngoại ngữ hệ thống đào tạo giáo viên của Việt Nam còn có các chương trình đào tạo giáo viên chuyên các môn này.
- Giáo viên các môn này có thể được đào tạo ở trình độ cao đẳng hay đại học theo hướng sư phạm có nhấn mạnh vào các nội dung và phương pháp dạy học các môn đó.
- Đào tạo giáo viên trung học cơ sở trình độ cao đẳng sư phạm Giáo viên dạy THCS là giáo viên dạy đơn môn hoặc 2-3 môn ghép.
- Chương trình đào tạo kéo dài 3 năm (6 học kì) với thời lượng khoảng 169 đơn vị học trình.45 đơn vị học trình dành cho khối kiến thức cơ bản, 20 đơn vị học trình cho kiến thức nghiệp vụ chung trình độ cao đẳng sư phạm.
- Đào tạo giáo viên trung học trình độ đại học sư phạm Chương trình đào tạo sư phạm ở trình độ đại học hướng tới những người tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục.
- Người tốt nghiệp các chương trình cao đẳng sư phạm sẽ có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, 7 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn chính của mình trong trường Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS.
- Đào tạo giáo viên trung học dạy một số môn năng khiếu, công nghệ và ngoại ngữ Tương tự như bậc cao đẳng ở bậc đại học cũng có chương trình đào tạo giáo viên một số môn năng khiếu và ngoại ngữ.
- Gần đây đã bắt đầu xuất hiện mô hình đào tạo nối tiếp ở trình độ đại học cho giáo viên trung học, trong đó các sinh viên đã hoàn thành 3 năm chương trình đại học chuyên ngành khoa học sẽ được học tập trung 1 năm về khoa học giáo dục để nhận bằng cử nhân khoa học giáo dục (mô hình 3+1).
- Mô hình đào tạo nối tiếp này mới được thử nghiệm tại đại học giáo dục Hà nội.
- Mô hình đào tạo giáo viên công nghệ được các khoa sư phạm kỹ thuật thuộc các trường đại học lớn hay đại học sư phạm tiến hành.
- Giáo sinh có thể được đào tạo nối tiếp (mô hình mới) hay đào tạo song song (mô hình cũ) để có được kiến thức chuyên môn về công nghệ (nong nghiệp, kỹ thuật.
- 8 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam 2.8.
- Đào tạo / bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên đương nhiệm Công tác đào bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên là một vấn đề được hệ thống sư phạm Việt Nam thường xuyên tiến hành.
- Công tác này có mục đích - nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên - tạo cơ hội thăng tiến cho giáo viên - cập nhật kiến thức Đối với số giáo viên vì lý do lịch sử hay chưa đạt chuẩn trình độ theo yêu cầu sẽ được tham gia các chương trình đào tạo tập trung hay không tập trung để nâng lên trình độp theo yêu cầu.
- Một số giáo viên nếu có nguyện vọng cũng có thể được đào tạo thêm để nâng cao trình độ (cao hơn yêu cầu của chương trình) để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay hay tiếp tục phát triển sâu hơn về chuyên môn hay quản lý.
- Các giáo viên này sẽ tham gia các chương trình đào tạo tại chức hay từ xa để tiếp nhận thêm các kiến thức còn thiếu, thực hiện các nghiên cứu về nghiệp vụ sư phạm và hoàn thành khóa luận theo yêu cầu để được cấp văn bằng cao hơn.
- đào tạo tại chức cho giáo viên tiểu học có trình độ THSP lên CĐSP - đào tạo tại chức/từ xa cho giáo viên THCS có trình độ CĐSP lên trình độ ĐHSP Trong các chương trình đào tạo nâng cao trình độ dạng này các cơ sở đào tạo sẽ căn cứ vào chương trình đào tạo của hai cấp độ đào tạo để đưa ra một chương trình rút gọn hơn so với chương trình chính quy cũng cấp, tiến hành tổ chức các hoạt động đào tạo theo phương thức linh hoạt cho những người đang dạy học tại nhà trường phổ thông.
- Nhiều nơi giáo viên được bố trí tham gia học tập vào các ngày nghỉ cuối tuần, cũng có cơ sở đào tạo chia chương trình đào tạo ra thành các đoạn thời gian khoảng 1 tháng và bố trí 2-3 lần như vậy trong năm học, vào những khoảng thời gian người giáo viên phổ thông ít vướng bận với các nhiệm vụ dạy học để tập trung họ tại các thị trấn hay thành phố.
- Các giáo viên đương nhiệm cũng thường xuyên được tham gia các khóa bổ túc, cập nhật kiến thức chuyên môn và sư phạm trong các chương trình bồi dưỡng 9 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam định kì và không định kì.
- Các khóa bổ túc dạng này thường được tiến hành căn cứ vào nhu cầu cụ thể của đội ngũ giáo viên.
- Một số vấn đề của các mô hình đào tạo giáo viên 3.1.
- Khả năng thích ứng với các thay đổi của chương trình Hiện nay các chương trình đào tạo giáo viên thường được các đơn vị đào tạo xây dựng trên cơ sở các khung chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành, Các chương trình này không được thiết kế cùng lúc với chương trình giáo dục phổ thông nên đã nảy sinh nhiều bất cập, Người thiết kế chương trình đào tạo giáo viên có thể nắm không rõ chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục phổ thông đã đổi trong khi chương trình đào tạo giáo viên chưa được đổi nên kiến thức của giáo sinh khi ra trường còn có khoảng cách so với chương trình giáo dục mà họ phải thực hiện trong nhà trường.
- Đào tạo giáo viên theo chương trình song song thường có thời gian dài nên khi có nhu cầu đổi mới nội dung hay phương pháp trong trường phổ thông thì đội ngũ giáo viên mới được đào tạo không có đủ để đáp ứng ngay, buộc các nhà trường phải dành nhiều thời gian và nguồn lực để đào tạo lại.
- Trong thời gian tới có thể vấn đề đào tạo giáo viên sẽ phải được định hướng trước để theo kịp yêu cầu về cải cách giáo dục (dự kiến 2015).
- Như vậy chương trình đào tạo giáo viên phải được hiệu chỉnh ngay từ bây giờ để đến khi đó chúng ta có đủ các giáo viên có năng lực triển khai chương trình phổ thông mới.
- Việc đào tạo giáo viên theo mô hình song song cũng sẽ phải được mở rông hơn để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về giáo viên mới trên cơ sở đào tạo thêm về sư phạm cho những người đã có bằng cử nhân muốn đi làm giáo viên.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu về giáo viên của nhà trường Nhu cầu về giáo viên của các nhà trường phổ thông thay đổi, phụ thuộc nhiều lí do.
- phát triển dân số - thay đổi biên chế giáo viên của nhà trường - biến động về giáo viên (nghỉ hưu, chế độ hay chuyển vùng) 10 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam trong khi đó số giáo viên đào tạo mới lại phụ thuộc vào các định mức đào tạo của các trường sư phạm.
- Bên cạnh đó lựa chọn sinh viên cho các trường sư phạm cũng có một số vấn đề về - nhận thức xã hội về nghề dạy học và phân biệt giữa bằng sư phạm và bằng chuyên ngành - các chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền đối với ngành học sư phạm - thời gian đào tạo kéo dài (giữ chậm trong hệ thống) Chính vì vậy các trường sư phạm của Việt Nam, nhất là các trường của tỉnh luôn trong trạng thái thụ động, không theo kịp nhu cầu về số lượng giáo viên của địa phương.
- Để giải quyết các vấn đề này cần có tính toán và điều tiết ở cấp vĩ mô về định mức đào tạo giáo viên và phân công đào tạo, tiến tới cân đối được quy mô đào tạo với biến động số lượng đội ngũ giáo viên.
- Bên cạnh đó công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học và cao đẳng cũng cần được đẩy mạnh để lựa chọn được những người thực sự phù hợp với nghề giáo viên.
- Các chính sách hỗ trợ cho giáo viên và giáo sinh cũng cần được điều chỉnh để có thể tuyển đủ và giữa chân những người theo học ngành sư phạm.
- Tổ chức nhà trường sư phạm Hiện tại các cơ sở đào tạo giáo viên Việt Nam đang được tổ chức theo các hình thức - độc lập (trường sư phạm thuần túy.
- khoa sư phạm trong trường đa ngành/tổng hợp - khoa sư phạm kỹ thuật trong các trường đa ngành/kỹ thuật Chính vì vậy tổ chức đào tạo có nhiều khác biệt.
- chương trình đào tạo cũng được xây dựng khác nhau, tùy theo tổ chức và quản lý của cơ sở.
- 11 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam Chính vì vậy các khoa sư phạm khó phát huy đặc thù của mình là nới nối kết kiến thức chuyên ngành với kiến thức khoa học giáo dục.
- Triong tương lai vấn đề thực hành sư phạm của giáo sinh cần được thiết kế lại đồng bộ, sao cho tất cả giáo sinh thật sự được tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, có đủ các trải nghiệm cần thiết để có thể đảm nhiệm vai trò giáo viên khi được nhận vào nhà trường mà không cần đào tạo lại hay bổ túc nhiều.
- Mô hình trường thực hành sư phạm cần được nhân rộng và coi là nôi của các đổi mới về phương pháp dạy học và thử nghiệm các nội dung mới trong quá trình đào tạo giáo viên.
- Yêu cầu về kiến thức đối với giáo sinh Hiện nay yêu cầu đặt ra đối với giáo viên tương lai là một câu hỏi lớn.
- Liệu người giáo viên tương lai sẽ là người biết vận dụng kiến thức khoa học vào dạy học phổ thông (đào tạo diện rộng) hay là người sẽ truyền tải một số kiến thức nhất định cho đối tượng học sinh xác định (đào tạo diện hẹp).
- Trước mắt vấn đề kiến thức đối với giáo sinh sẽ phải được điều chỉnh theo hướng tăng cường kiến thức khoa học giáo dục đối với ngành sư phạm trung học để giáo viên tương lai có thể thích ứng nhanh hơn với các nội dung mới trong chương trình giáo dục phổ thông cũng như làm việc tốt hơn với thế hệ thanh niên có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức hiện đại như ngày nay.
- Nghiên cứu khoa học của sinh viên Một vấn đề lớn của công tác đào tạo giáo viên hiện nay là phần nghiên cứu khoa học của giáo sinh.
- Hiện tại các trường trung cấp sư phạm hầu như không có tổ 12 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam chức cho giáo sinh nghiên cứu.
- Quan hệ nghiên cứu và đào tạo trong đào tạo giáo viên - Nghiên cứu khoa học chuyên ngành, mức độ và phạm vị - Nghiên cứu khoa học giáo dục Giải pháp chính ở đây là tăng cương năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho tất cả các giáo sinh.
- Trong các trường đại học sư phạm cần cân đối hơn vai trò ‘nhà khoa học’ và ‘nhà giáo’ của các giáo viên tương lai, thực sự đảm bảo được mục tiêu đào tạo.
- 13 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam Tài liệu tham khảo 1.
- Dự Án Phát Triển Giáo Viên THPT Và TCCN (2009).
- Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo quản lý đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giáo viên.
- 14 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam Abstract Teacher training models in Vietnam Le Dong Phuong, PhD Ngo Van Trung, MEd.
- 15 Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam In the last part this paper discusses some of the major issues facing the teacher training system in Vietbnam taking into account the new school reform is being prepared for 2015