« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá số hạng nguồn phóng xạ phát thải từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và phân bố liều bức xạ trong điều kiện nhà máy hoạt động bình thường sử dụng bộ phần mềm NRCDOSE72


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đánh giá số hạng nguồn phóng xạ phát thải từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và phân bố liều bức xạ trong điều kiện nhà máy hoạt động bình thường sử dụng bộ phần mềm NRCDose72 Tác giả luận văn: Mã Văn Quang Khóa: 2014B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Nguyễn Tuấn Khải Từ khóa (Keyword): NRCDose 72 Nội dung tóm tắt: Năm 2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với bốn tổ máy tại hai nhà máy điện hạt nhân ở hai địa điểm khác nhau.
- Dự kiến, khi đi vào vận hành điện hạt nhân sẽ chiếm 20% tổng sản lượng điện của Việt Nam, một con số không nhỏ.
- Tuy nhiên, cuối năm 2016 do vấn đề điều kiện kinh tế và nguồn nhân lực chưa đáp ứng đủ điều kiện xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân nên Quốc hội đồng ý dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
- Việc tạm dừng dự án điện hạt nhân là hết sức khó khăn tuy nhiên chúng ta đã tính toán và xem xét đến các yếu tố khác nhau.
- Việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn trước khi tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân là cần thiết và cần được xem xét đánh giá thấu đáo.
- Do đó, việc đánh giá quá trình vận chuyển và phát tán của phóng xạ trong khí quyển và tính toán liều bức xạ đối với dân chúng là rất cần thiết, và là yêu cầu mang tính pháp quy đối với một dự án điện hạt nhân.
- Đây là xuất xứ để luận văn đưa ra đề xuất đánh giá số hạng nguồn và tính toán phân bố liều bức xạ trong điều kiện hoạt động bình thường của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I sử dụng bộ phần mềm NRCDose 72 do Cơ quan pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ cung cấp, có bản quyền để tính toán.
- Luận văn sử dụng bộ phần mềm NRCDose 72, bao gồm các phần mềm: XOQDOQ và GASPAR-II trong đó: 2 + Phần mềm XOQDOQ tính toán nồng độ tương đối của không khí (X/Q) xung quanh nhà máy điện hạt nhân ở các khoảng cách khác nhau.
- Phần mềm GASPAR-II tính toán phân bố liều bức xạ trong môi trường khí ở khoảng cách từ 0 – 80 km xung quanh nhà máy điện hạt nhân.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng phần mềm GALE (được phát triển bởi Cơ quan ứng phó sự cố hạt nhân Hoa Kỳ và có bản quyền sử dụng của USNRC) để đánh giá số hạng nguồn phát thải từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I.
- Để đánh giá được số hạng nguồn phát thải từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, luận văn tập hợp các thông số kỹ thuật của công nghệ nhà máy điện hạt nhân VVER–1000 làm đầu vào cho phần mềm GALE.
- Kết quả đầu ra của phần mềm GALE sẽ cho đánh giá về số hạng nguồn phát thải từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I trong điều kiện vận hành bình thường.
- Bên cạnh đó, để tính toán phân bố liều bức xạ trong điều kiện vận hành bình thường của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, luận văn sử dụng hai phần mềm: XOQDOQ và GASPAR II.
- Các số liệu như: số liệu khí tượng, số liệu địa hình, số liệu dân cư xung quanh nhà máy điện hạt nhân được thu thập sử dụng làm đầu vào cho 02 phần mềm trên.
- Dựa vào kết quả thu được từ 02 phần mềm trên, luận văn đưa ra các kết quả tính toán phân bố liều bức xạ cho các độ tuổi khác nhau (người lớn, trẻ em…) ở các khoảng cách khác nhau (0 – 80 km) xung quanh nhà máy điện hạt nhân.
- Điều này cho phép kết luận phát thải phóng xạ từ NMĐHN Ninh Thuận 1 trong điều kiện vận hành bình thường là an toàn đối với môi trường và con người sinh sống xung quanh khu vực nhà máy và công nghệ lò phản ứng VVER được xem xét lựa chọn đối với dự án ĐHN Ninh Thuận 1 đáp ứng các yêu cầu an toàn phóng xạ đối với con người và môi trường trong điều kiện làm việc bình thường theo quy định của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt