« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định tương đương liều bức xạ nơtron bằng phổ kế cầu BONNER


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xác định tương đương liều bức xạ nơtron bằng phổ kế cầu Bonner Tác giả luận văn: Chu Vũ Long Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- Trần Ngọc Toàn Từ khóa (Keyword): Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Việc xác định tương đương liều là một yêu cầu trong công tác an toàn bức xạ, tuy vậy với trường bức xạ nơtron là không dễ dàng để xác định được chính xác.
- Thêm vào đó năng lượng nơtron trong trường hoạt động rất rộng từ nhiệt tới MeV.
- Do đó việc xác định chính xác phụ thuộc vào hiểu biết về phổ thông lượng nơtron để lựa chọn thiết bị đo phù hợp, các điều kiện chuẩn thích hợp và xác định các hệ số hiệu chỉnh tính đến sự sai lệch giữa trường chuẩn và trường bức xạ hoạt động.
- Mặc dầu đã tồn tại một số các phương pháp như xoắn phổ liều hấp thụ theo hệ số phẩm chất hay sử dụng các đầu dò có hàm đáp ứng giống như hàm chuyển đổi, phổ kế nơtron vẫn được xem như là phương pháp chuẩn để đánh giá điều kiện an toàn bức xạ ở trường hoạt động.
- Mỗi một lần phổ thông lượng được xác định ta có thể xác định được đại lượng hoạt động nhờ việc áp dụng các hệ số chuyển đổi.
- Trong số rất nhiều kiểu phổ kế nơtron hiện hành thì phổ kế cầu Bonner truyền thống (BSS) là hệ phổ kế thông dụng nhất và đã được khuyến cáo của một vài tác giả cho mục đích an toàn bức xạ.
- Kể từ năm 2013, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân đã chủ trì một dự án “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều nơtron”, trong đó có phát triển một phòng chuẩn nơtron với nguồn đồng vị phóng xạ 241Am-Be, đi kèm với hệ đo phổ kế cầu Bonner sử dụng đầu dò nơtron nhiệt 6LiI(Eu).
- Trên cơ sở phân tích và thực tiễn nêu trên, trong luận văn này chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: “Xác định tương đương liều bức xạ nơtron bằng phổ kế cầu Bonner.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Xây dựng được phương pháp xác định tương đương liều bức xạ xung quanh H*(10) trong trường bức xạ nơtron bằng kỹ thuật phổ kế cầu Bonner.
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ thuật phổ kế nơtron, phương pháp loại trừ và đánh giá nơtron tán xạ, kỹ thuật tách phổ và phương pháp chuyển đổi từ thông lượng sang đại lượng tương đương liều mong muốn.
- Phạm vi nghiên cứu: Trường bức xạ nơtron trong thực tế hoạt động trong một dải rất rộng.
- Tuy vậy, trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chỉ xem xét, đánh giá tương đương liều bức xạ H*(10) trong trường bức xạ được tạo ra bởi nguồn đồng vị phóng xạ 241Am-Be.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Vì luận văn giải quyết bài toán xác định tương đương liều bức xạ H*(10) trong trường bức xạ được tạo ra bởi nguồn đồng vị phóng xạ 241Am-Be với hai tình huống: trường tự do và trường tổng nên các nội dung chính của luận văn là.
- Sử dụng phổ kế cầu Bonner kết hợp với hệ phân tích đa kênh để xác định phổ cao độ xung cho mỗi cấu hình tại các khoảng cách khác nhau từ nguồn bức xạ.
- Phân tích phổ cao độ xung để đạt được suất đếm tổng của mỗi cấu hình tại các khoảng cách, sử dụng kỹ thuật tách phổ và phần mềm tách phổ để thu được phổ, giá trị suất liều H*(10) trong trường bức xạ tổng.
- Áp dụng kỹ thuật loại trừ tán xạ: phương pháp bán thực nghiệm cho rem-counter Aloka, phương pháp làm khớp đa thức cho các quả cầu để xác định số đọc gây bởi nơtron đến trực tiếp.
- Từ đó xác định được hệ số chuẩn, độ chính xác của rem-counter Aloka và xác định được phổ, giá trị suất liều H*(10) trong trường từ do.
- Sử dụng kỹ thuật trường tự do để đạt được các giá trị suất thông lượng, suất liều H*(10).
- So sánh các giá trị này với các giá trị đạt được bằng phương pháp tách phổ.
- So sánh giá trị suất liều H*(10) đạt được trong trường tổng bằng phương pháp tách với các giá trị đạt được từ rem-counter Aloka.
- Ở Việt Nam, việc sử dụng kỹ thuật phổ kế nơtron để xác định các đại lượng thao tác cho mục đích chuẩn và đánh giá an toàn bức xạ còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, do đó các nội dụng nghiên cứu kể trên của tác giả là những điểm mới, đóng góp về sau cho công tác chuẩn và đánh giá an toàn bức xạ.
- d) Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Tìm, tổng hợp thông tin về các đối tượng nghiên cứu thông qua các bài báo khoa học, sách và tài liệu chuyên nghành nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng thí nghiệm đo đạc.
- Nghiên cứu thực tiễn: Thực nghiệm khoa học, xây dựng các thí nghiệm đo đạc.
- Thông qua đó làm sáng tỏ bản chất, mối liên hệ của các đối tượng nghiên cứu.
- e) Kết luận - Luận văn đã thành công trong việc giải quyết bài toán xác định tương đương liều bức xạ H*(10) trong trường bức xạ nơtron được tạo ra bởi nguồn đồng vị phóng xạ 241Am-Be với hai trường hợp: trong trường tổng và trong trường tự do.
- Kết quả này sẽ là nền tảng cho việc ứng dụng hệ phổ kế cầu Bonner để đo đạc, đánh giá tương đương liều bức xạ tại các trường bức xạ nơtron thực tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt