« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích chiến lược và một số đề xuất về chiến lược phát triển ngành in Quân đội 2005-2015


Tóm tắt Xem thử

- Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH IN QUÂN ĐỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ: NGUYỄN ÁI ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG KHOÁ HỌC: QTKD - K.2002 HÀ NỘI 2004 Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 2 - NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 3 - Lời cảm ơn Đất nước ta đang đi vào một thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh từng bước quá độ đi lên CNXH.
- Việc hoạch định chiến lược và phát triển kinh tế đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng.
- Chúng ta đã xây dựng và thực hiện thành công chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội từng bước vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển.
- Đại hội IX của Đảng vừa thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI - “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
- Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước, ngành in quân đội đã xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch cho các doanh nghiệp và các cơ sở sự nghiệp có thu.
- Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó! DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 4 - Tên chữ viết tắt Được hiểu là Tên chữ viết tắt Được hiểu là XHCN CLKD CLĐTNC QTCL SXKD CSISN CLSP DN SN SQ QNCN CNVQP CBCNVC XH QP BQP R&D CNH&HĐH OFH ĐTCT SBU KTXH CS CĐT- BQP TCCT BTL CCT CTTVH PQLXBI ĐUQSTW Xã hội chủ nghĩa Chiến lược kinh doanh Chiến lược đầu tư nâng cấp Quản trị chiến lược Sản xuất kinh doanh Cơ sở in sự nghiệp Chất lượng sản phẩm Doanh nghiệp Sự nghiệp Sỹ quan Quân nhân chuyên nghiệp Công nhân viên quốc phòng Cán bộ công nhân viên chức Xã hội Quốc phòng Bộ quốc phòng Nghiên cứu và phát triển Công nghiệp hóa và HĐ hoá Off-sét hóa Đối thủ cạnh tranh Đơn vị hoạt động chiến lược Kinh tế xã hội Chính sách Cục đầu tư - Bộ Quốc phòng Tổng cục chính trị Bộ tư lệnh Cục chính trị Cục tư tưởng văn hóa Phòng quản lý xuất bản in Đảng ủy quân sự Trung ương BTTM TCHC TCCN-QP TCKT TC2 QCPK-KQ HQ PB BĐBP QK1 QK2 QK3 QK4 QK5 QK7 QK9 QĐ3 HVQP HVLQ HVCTQS HVQY HVKTQS HVHC SQLQ1 SQLQ2 Bộ Tổng Tham mưu Tổng Cục Hậu cần Tổng cục Công nghiệp QP Tổng cục Kỹ thuật Tổng cục 2 Quân chủng P.Không-K.Quân Hải quân Pháo binh Bộ đội biên phòng Quân khu 1 Quân khu 2 Quân khu 3 Quân khu 4 Quân khu 5 Quân khu 7 Quân khu 9 Quân đoàn 3 Học viện Quốc phòng Học viện Lục quân Học viện Chính trị Quân sự Học viện Quân y Học viện Kỹ thuật Quân sự Học viện Hậu cần Sĩ quan Lục quân 1 Sĩ quan Lục quân 2 Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 5 - MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 1 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược: 1.1.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược 5 5 1.2.
- Đặc trưng, ý nghĩa của chiến lược và quản trị chiến lược 18 1.3.
- Phân loại chiến lược kinh doanh 19 1.4.
- Quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp 23 1.5.
- Các loại hình chiến lược lựa chọn 37 Chương II: Phân tích chiến lược cho ngành in Quân đội 46 2.1.
- Hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh của ngành in Quân đội 70 2.2.4.
- Xu hướng phát triển ngành in Quân đội 75 Chương III: Một số đề xuất về chiến lược phát triển của ngành in Quân đội đến năm .
- Căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh 81 3.2.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngành in Quân đội 87 3.4.
- Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngành 90 3.5.
- Dự đoán kết quả thực hiện chiến lược lựa chọn 103 3.6.
- Những kiến nghị 104 Kết luận 107 Phụ lục 110 Tài liệu tham khảo 140 Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đang khẩn trương chuẩn bị những điều kiện đồng bộ bước vào thời kỳ phát triển mới.
- Một thời gian dài nền kinh tế Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
- Trong cơ chế đó, kế hoạch pháp lệnh là công cụ duy nhất để điều tiết nền kinh tế đất nước.
- Nhà nước quyết định gần như toàn bộ: Quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Bán sản phẩm cho ai và theo giá nào? Phân phối thành quả lao động ra sao? Đầu tư tràn lan, máy móc lạc hậu, không có một quy hoạch cụ thể nào? Sản xuất tách rời khỏi kinh doanh, xa lạ với khái niệm về thị trường, cạnh tranh và quản trị chiến lược.
- Hội nghị Trung ương VII đã cụ thể hóa, nền kinh tế nước ta đang chuyển dần sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
- Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế cũng có nghĩa là chấp nhận sự quy Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 2 - hoạch và cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết giữa các DN trong và ngoài nước, các DN nội bộ ngành và ngoài ngành.
- Ngược lại một số DN lúng túng không tìm ra lối thoát, ngày càng thua lỗ, đầu tư không đúng trọng điểm, tràn lan… Các DN nhận thức được vai trò quan trọng của lợi thế cạnh tranh, hoạch định cho mình một CLKD, xác định được các giải pháp để xử dụng hợp lý các nguồn lực để đầu tư có trọng điểm, hiệu quả phù hợp với nền kinh tế của DN, khu vực thực hiện các mục tiêu chiến lược thì trụ vững và ngày càng phát triển.
- Tuy nhiên còn nhiều DN chưa đánh giá đúng mức ý nghĩa, nội dung của các vấn đề quan trọng liên quan đến CLKD, chiến lược đầu tư, đặc biệt là phương pháp quy trình hoạch định chiến lược.
- Nhiều đơn vị khi xây dựng CLKD chiến lược đầu tư còn mang nặng tư duy trực giác, sử dụng kinh nghiệm không khách quan thiếu cơ sở khoa học.
- Chính vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý thuyết và phương pháp luận, hình thành quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu tư cho từng cơ sở là một đòi hỏi bức xúc trong thực tiễn quản lý kinh doanh, quản lý ngành trong giai đoạn hiện nay.
- Do vậy để đáp ứng yêu cầu trên nhiệm vụ đặt ra cho ngành in quân đội xây dựng cho mình một chiến lược SXKD và đầu tư đúng đắn về trang thiết bị máy móc cũng như con người.
- Cho đến nay các Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 3 - cơ sở in của toàn ngành trừ 5 DN lớn còn lại như một DN cỡ nhỏ có doanh thu 2 - 10 tỷ đồng, trình độ, trang thiết bị so với yêu cầu còn yếu, nhu cầu về in ở khu vực nói chung và Quân khu nói riêng tăng nhanh, chúng ta đang đứng trước những cơ hội và triển vọng mới, song phải đối mặt với những thách thức khó khăn to lớn.
- Là một cán bộ quản lý nhiều năm ở cơ sở in Quân khu III trực thuộc sự quản lý in của ngành in quân đội nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng và quản trị CLKD và chiến lược phát triển của ngành in quân đội nên tôi chọn đề tài luận văn: “PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH IN QUÂN ĐỘI Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn: Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề cơ sở lý thuyết về chiến lược sản xuất, kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh của DN trong cơ chế thị trường.
- Thực trạng và nhu cầu đầu tư phát triển ngành in quân đội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường.
- Phân tích đánh giá môi trường chiến lược phát triển ngành in sự nghiệp có thu trong quân đội.
- Lựa chọn CLKD của ngành in sự nghiệp trong quân đội đến năm 2015 và xây dựng các giải pháp thực hiện chiến lược.
- Đề xuất giải pháp và các kiến nghị với Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Tài chính, nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược đầu tư có trọng điểm, lấy một vài mô hình đơn vị làm thí điểm, từ đó nhân rộng ra.
- Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 4 - 2- Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết - Hệ thống các lý thuyết về chiến lược sản xuất kinh doanh.
- Lựa chọn chiến lược và xây dựng các giải pháp.
- Nghiên cứu môi trường chiến lược có những đặc thù trong và ngoài và các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, sản lượng trang in của ngành in quân đội.
- Nghiên cứu tập trung vào việc hoạch định CLKD cho các cơ sở DN nói chung và các cơ sở in cấp Quân khu nói riêng, để từ đó tham mưu, đề xuất đầu tư có hiệu quả không lãng phí về kinh phí và nhân lực, phù hợp với nền kinh tế của đất nước và của quân đội.
- Cơ sở lý luận và và phương pháp logic: Vận dụng cơ sở lý thuyết về chiến lược, quản lý chiến lược, các thuyết chung về kinh tế thị trường, quản lý sản xuất, quản lý nhân lực, quản lý tài chính, khoa học quản lý và marketing hiện đại kết hợp với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chính sách của Quân đội trong thời kỳ phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
- Mục lục - Phần mở đầu - Chương I: Cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược.
- Chương II: Phân tích chiến lược cho ngành in quân đội.
- Chương III: Một số đề xuất về phát triển chiến lược ngành in quân đội đến năm 2015.
- Kết luận Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 5.
- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.1.
- KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.1.1.
- Sự phát triển của quan niệm chiến lược và quản trị chiến lược.
- Khái niệm “Chiến lược” được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự từ thời xa xưa, sau đó đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như lĩnh vực chính trị.
- Từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, khái niệm chiến lược được sử dụng sang lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- “Chiến lược”, thường được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài.
- Đi cùng với khái niệm chiến lược là chiến thuật, được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ mang tính cục bộ, từng thời điểm, từng khu vực nhằm thực hiện chiến lược đã đề ra.
- Trong quản trị DN thì khái niệm về chiến lược có từ lâu, song lý thuyết về quản trị chiến lược mới manh nha từ đầu thế kỷ XX thông qua việc quản trị ngân sách.
- Tới đầu thập niên 50 mới xuất hiện một số chủ trương hoạch địch chiến lược dài hạn căn cứ vào nguồn lực, tài nguyên.
- Sang thập kỷ 60 và 70 trở đi thì tư tưởng quản trị chiến lược mới được hệ thống hóa chặt chẽ để tạo thành những quan điểm chiến lược dựa trên cơ sở phân tích khoa học thực sự theo đúng yêu cầu cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh hiện đại.
- Theo cách hiểu của trung tâm kinh tế quốc tế của Ôxtrâylia (CIE) thì có chiến lược trung hạn và chiến lược dài hạn, nội dung chiến lược phải xác định được điểm xuất phát và mục tiêu cuối cùng của một giai đoạn phát triển, phải xây dựng các thể chế và tận dụng yếu tố thị trường để đạt được các mục tiêu phát triển, trong đó nhấn mạnh chiến lược phải tính đến các khía cạnh vĩ mô Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 6 - và vi mô cũng như các khía cạnh chính trị xã hội của các mục tiêu phát triển và chỉ ra cần phải làm gì để đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) cho rằng “Thông thường, một chiến lược phát triển có thể mô tả như bản phác thảo quá trình phát triển nhằm đạt được những mục tiêu đã định cho một thời từ 10 đến 20 năm.
- Như vậy, có thể nói đến chiến lược cung cấp một “tầm nhìn” của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán trong các biện pháp tiến hành.
- Chiến lược có thể là cơ sở cho các kế hoạch phát triển toàn diện ngắn hạn và trung hạn hoặc là một nhận thức tổng quát không bị ràng buộc của những người trong công cuộc trong thời kỳ đó về những triển vọng, những thách thức và những đáp ứng mong muốn” [1] Trước kia nhiều DN có thể thành công khi chỉ cần chú ý đến việc quản lý nội bộ và điều hành công việc hàng ngày đạt kết quả tốt với mục đích tiết kiệm chi phí và lao động sống.
- Khi đó công tác quản trị nội bộ chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là đủ, việc thích ứng của doanh nghiệp với môi trường mới thực sự là yếu tố thiết yếu đảm bảo cho sự thành công những năm đầu tư tưởng chiến lược còn đơn giản, chủ yếu tập trung phân tích điểm yếu, điểm mạnh để đề ra chiến lược kinh doanh.
- Sau đó vào những năm 60 - 70 một số kỹ thuật phân tích môi trường và hoạch định chiến lược đề xuất trên cơ sở vận dụng các mô hình toán học như ma trận kinh doanh của nhóm tư vấn Boston (BCG) ma trận JAT của Nhật bản, ma trận Mc.kinsey… đã cho phép người làm chiến lược có cách nhìn toàn diện hơn về chiến lược.
- Tới năm 1980 vấn đề phân tích môi trường được hoàn chỉnh thêm với phương pháp xác định vị trí cạnh tranh chiến lược của Michael E.Porter.
- Sau này vai Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 7 - trò của QTCL tiếp tục được nâng cao, yếu tố thời gian được coi trọng.
- Vấn đề điều chỉnh chiến lược gắn liền với sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình thực hiện chiến lược được nghiên cứu bổ sung.
- Lý thuyết về quản lý chiến lược ra đời theo sát với yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty, các hãng lớn trên thế giới.
- Quản lý chiến lược chính là quá trình quản lý hành vi ứng xử của doanh nghiệp với môi trường.
- Một cách tiếp cận khác: Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản lý quyết định sự thành công lâu dài của công ty, đơn vị.
- Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Đối với Việt Nam để thực hiện thành công chính sách đổi mối, xây dựng nền kinh tế vững mạnh, đòi hỏi phải phổ cập kinh nghiệm áp dụng lý thuyết xây dựng chiến lược và QTCL đối với từng ngành, từng doanh nghiệp.
- KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1.2.1.
- Các quan niệm về chiến lược.
- Hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về chiến lược kinh doanh (CLKD).
- Các nhà kinh tế đưa ra các mô tả thuật ngữ này theo các khía cạnh khác nhau tuỳ theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh.
- Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 8 - Theo Micheal E.Porter: “Chiến lược kinh doanh (CLKD) là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” [2].
- Theo K.ohmae: “Mục đích của CLKD là mang lại những điều thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng ranh giới của sự thoả hiệp” và ông nhấn mạnh “Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh” [3].
- Theo Alain Thretart: “Chiến lược là nghệ thuật mà DN từng để chống lại cạnh tranh và giành thắng lợi” [4].
- Theo Alfred Chandker: “Chiến lược kinh doanh đó là việc xác định các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp lựa chọn các chính sách, chương trình hoạt động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản”.
- Theo hướng tiếp cận về khía cạnh quản lý có các quan điểm sau: Theo James B.Quinn: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính với nhau”.
- Theo William J.Glueck: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của DN sẽ được thực hiện.” [4].
- Theo Alain Carles Matinet: “Chiến lược kinh doanh nhằm phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, xung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định và hành động chính xác cho DN”.
- Theo quan điểm hiện đại, nội dung khái niệm chiến lược có thể bao gồm “5P” Kế hoạch: Plan Mưu lược: Ploy Mô thức, dạng thức: Pattern Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 9 - Vị thế: Positon Triển vọng: Perspective Các quan niệm trên đều coi CLKD là qúa trình quản lý các vấn đề chiến lược trong kinh doanh, là tập hợp các kế hoạch, các chính sách hướng dẫn các doanh nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu xác định.
- 1.1.2.2 Phân biệt giữa chiến lược kinh doanh với các khái niệm khác.
- Phân biệt giữa chiến lược chính sách.
- Giữa chiến lược và chính sách có quan hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ này là quan hệ giữa mục tiêu và công cụ.
- Ở bình diện quốc gia chiến lược rộng hơn chính sách, chiến lược là: ã Cho một tầm nhìn và định hướng dài hạn, thường là từ 10 năm trở nên, chứ không phải là những mục tiêu, giải pháp cụ thể, ngắn hạn.
- ã Mang tính khách quan, có căn cứ khoa học chưa không phải dựa vào mong muốn chủ quan của những hoạch định chiến lược.
- Như vậy ở tầm quốc gia, được hiểu như là: Một luận cứ có cơ sở khoa học xác định đường hướng phát triển cơ bản của đất nước trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, là căn cứ để hoạch định các chính sách và kế hoạch phát triển, chiến lược xác định tầm nhìn và định hướng của một quá trình phát triển mong muốn vào sự nhất quán về con đường và các giải Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 10 - pháp cơ bản để thực hiện.
- Chiến lược là cơ sở cho xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn.
- Trong quy trình kế hoạch hóa, chiến lược được coi như một định hướng của kế hoạch dài hạn.
- Mỗi ngành, mỗi DN xây dựng CLKD của mình phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của quốc gia và phù hợp với những chính sách mà quốc gia đó ban hành.
- Chiến lược chỉ ra mục tiêu và đường hướng chính để đạt mục tiêu, khi đó chiến lược là cơ sở để đưa ra chính sách.
- Chiến lược của cơ sở lại là thực hiện những chính sách của Nhà nước.
- Như vậy về phạm vi trong cùng một cấp thì chiến lược rộng hơn chính sách vì chiến lược xác định một hướng đi và một mục tiêu mang tính dài hạn.
- Tuy nhiên đây là sự khác biệt có tính chất tương đối, bởi vì thường là các DN khi hoạch định chiến lược phải phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước.
- Phân biệt giữa chiến lược với kế hoạch, chương trình và dự án.
- Có thể nói rằng chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án đều thuộc về phạm trù kế hoạch, tuy nhiên giữa chúng có đặc điểm khác nhau về mức độ thể hiện ở sơ đồ (hình 1.1.1) xét về mặt công cụ thì đều là những bộ phận cấu thành của công cụ quản lý (có kế hoạch), tuy nhiên phạm vi, tính chất nội dung và hình thức biểu hiện của chúng khác nhau: Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh ĐHBK - Hà Nội Học viên: Nguyễn Văn Chương – Khoá 2002 Khoa kinh tế và quản lý - 11 - Hình 1.1.1 - Sơ đồ chiến lược Như vậy giữa chúng khác nhau về.
- Khác nhau về cấp độ + Khác nhau về mục tiêu: Thể hiện ở chỗ chiến lược nhằm nâng cao vị trí cạnh tranh của DN đối với các đối thủ cạnh tranh, kế hoạch nhằm vào việc thực hiện quá trình quản lý tác nghiệp để thực hiện các mục tiêu của chiến lược theo từng cấp độ, thời gian thích hợp.
- Khác nhau về cách thể hiện: Chiến lược thể hiện bằng kế hoạch, kế hoạch thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể.
- Như vậy: Chiến lược mang tính tổng quát, bao trùm.
- Phân biệt giữa kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp.
- Chuẩn đoán chiến lược Chiến lược kinh doanh Kế hoạch theo thời gian Kế hoạch theo mục tiêu Kế hoạch dài hạn Kế hoạch ngắn hạn Dự án Chương trình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt