« Home « Kết quả tìm kiếm

Tối ưu hóa quá trình phân tán pigment trong chế tạo mực in offset


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Tối ưu hóa quá trình phân tán pigment trong chế tạo mực in offset.
- Hoàng Thị Kiều Nguyên, Bộ môn Công nghệ In, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Từ khóa (Keyword): Phân tán pigment, mực in offset, tối ưu hóa thực nghiệm Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Mực in là nguồn vật liệu cơ bản trong ngành công nghiệp in.
- Sự phân tán pigment có ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc của mực in, giúp cho mực in được đều và ổn định.
- Quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và để đạt được hệ phân tán đáp ứng yêu cầu chế tạo mực, cần phải có các nghiên cứu khảo sát từng yếu tố.
- Hiện nay mực in ở Việt Nam gần như được nhập khẩu hoàn toàn với giá cả và chất lượng khó kiểm soát.
- Do đó, nghiên cứu tự sản xuất mực in trong nước là hướng nghiên cứu thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, những người hoạt động trong lĩnh vực in.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Tối ưu hóa các thông số công nghệ trong quá trình chế tạo hệ phân tán pigment để sản xuất mực in offset.
- Hệ phân tán pigment trong dầu có độ mịn, độ ổn định phân tán, và tính chất lưu biến đáp ứng yêu cầu để SX mực in offset.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Hệ phân tán pigment nghiên cứu trong luận văn là hệ phân tán của pigment trong chất mang (varnish) gốc dầu.
- Hệ này áp dụng trong sản xuất mực in offset.
- Quá trình nghiên cứu được thực hiện với nguyên vật liệu và hệ thống thiết bị tương đối điển hình trong sản xuất mực in offset.
- Các thông số được khảo sát, tối ưu hóa là: nồng độ pigment, nồng độ varnish và mức tăng áp lực sau mỗi lần nghiền.
- Mục tiêu tối ưu là kích thước pigment phân tán trong hệ chất mang varnish/dung môi 2 - Các nghiên cứu được giới hạn trong những điều kiện cố định về nhiệt độ, số lần nghiền, thời gian nghiền và thông số khuấy trộn.
- Phương pháp nghiên cứu: kế hoạch hóa thực nghiệm hai mức tối ưu bậc 1 c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Khảo sát sơ bộ xác định khoảng giá trị khảo sát của các thông số: Nồng độ varnish khối lượng, Nồng độ pigment: 15 – 25% khối lượng Mức tăng áp lực nghiền: 6 – 20 bar - Trên cơ sở tiến hành thực nghiệm theo mô hình tối ưu 2 mức bậc 1, xây dựng phương trình hồi qui mô tả ảnh hưởng của các thông số đến mục tiêu (kích thước hạt phân tán) y=1,38 Z1 + 3,5 Z2 – 0,18 Z3 – 0,05 Z1Z2– 86,43 - Sử dụng phần mềm MATLAB để minh họa mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các thông số và xác định điều kiện tối ưu để đạt kích thước pigment nhỏ nhất Nồng độ varnish : 62.40% Nồng độ pigment: 15.5 % khối lượng, Mức tăng áp lực nghiền: 20 bar Kích thước tối ưu: 1.97 nm - Điều kiện công nghệ tối ưu đã được kiểm chứng lại bởi các mẫu thử nghiệm.
- Hệ phân tán được chế tạo ở điều kiện này có kích thước và tính chất lưu biến hoàn toàn phù hợp để chế tạo mực in offset và đáp ứng yêu cầu đề ra của luận văn - Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí “International Journal of Engineering Research & Technology (IJERT), ISSN Vol.
- 5 Issue 12, December-2016 d) Kết luận Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc sản xuất mực in offset của Nhà máy (nơi tác giả công tác), tiến tới thay thế cho việc nhập khẩu loại mực này như hiện nay.
- Do đó đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao Những kết quả đạt được của luận văn là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong quá trình sản xuất mực in offset ở qui mô lớn hơn.
- Đó cũng là nền tảng để phát triển nghiên cứu cho các hệ pigment/ varnish khác nhau và rộng hơn là những loại mực cho các công nghệ in khác như letterpress, in lưới, in kỹ thuật số tốc độ cao (in nhanh) 3

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt