Academia.eduAcademia.edu
BỆNH HỌC VIÊM MŨI DO VẬN MẠCH Rất thường gặp tuy ở nước ta còn ít chú ý đến, trước đây thường được coi là viêm mũi dị ứng không tìm thấy dị nguyên.Ngày nay nhờ có nội soi mũi xoang và những hiểu biết đầy đủ về hệ thống thần kinh giao cảm mũi nên được coi là một bệnh và có mức độ phổ cập ngày càng tăng. Triệu chứng lâm sang: Bệnh thường có diễn biến thành từng đợt như viêm mũi dị ứng, xuất hiện khi thời tiết thay đổi, khi cơ thể suy yếu, mất thăng bằng. Chủ yếu là ngạt tắc mũi với mức độ khác nhau. Có người gặp hắt hơi, ngứa mũi, thường phát hiện khi bị lạnh, ẩm, tiếp xúc với hơi, mùi lạ. Chẩn đoán Soi mũi trước: cuốn mũi dưới thường nề, to nhẵn, còn co hồi với thuốc co mạch, không thấy hiện tượng niêm mạc nhợt màu như trong viêm mũi dị ứng. Soi mũi sau: thấy đuôi cuốn mũi dưới và giữa thay đổi, có thể nề, nhẵn hay quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa thường thấy nề hay có it dịch xuất tiết nhầy. Điều trị: Nội khoa: Tại chỗ: rỏ mũi, khí dung bằng thuốc co mạch và corticoid. Toàn thân: cho kháng Histamin tổng hợp với liều tăng dần. Nếu corticoid thì dùng theo liều giảm dần. Ức chế thần kinh giao cảm. Ngoại khoa: cắt hay huỷ diệt thần kinh Vidien bằng nhiệt hay đông lạnh qua vi phẫu nội soi mũi xoang. BỆNH HỌC VIÊM MŨI DỊ ỨNG Triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng cơ năng: hắt hơi thành tràng kéo dài, chảy nước mũi trong, ngạt mũi xảy ra khi nào (điều kiện xuất hiện rải rác hay liên tục). Trong tam  chứng trên thì triệu chứng nào gây cho bệnh nhân khó chịu nhất (là triệu chứng chính). Triệu chứng thực thể: Tình trạng niêm mạc: mầu sắc nhợt, phù nề. Tình trạng cuốn mũi: có thể là thoái hóa, quá phát. Khả năng co hồi khi đặt thuốc co mạch, dịch mũi lúc đầu trong trong sau đục dần. Có thể có polyp hay cuốn mũi giữa thoái hóa như dạng polyp. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng: Khai thác tiền sử dị ứng Xét nghiệm cận lâm sang: Xét nghiệm tế bào dịch mũi tìm bạch cầu Eosinophil (Eo). Kết qủa được coi là dương tính khi tỉ lệ bạch cầu Eo>1%. Xét nghiệm phát hiện kháng thể dị ứng IgE Định lượng trực tiếp kháng thể IgE Nồng độ IgE toàn phần tính theo đơn vị UI hoặc ng/ml Âm tính(-) < 10 UI Nghi ngờ(±): 10-100 UI Dơng tính(+)  > 100 UI (1UI = 2,4ng/ml IgE) Bạch cầu Eo máu ngoại vi: Đếm công thức bạch cầu máu ngoại vi. Kết quả được coi là tăng khi tỉ lệ Bạch cầu Eo >3,5 %. Các test da Test kích thích Điều trị viêm mũi dị ứng: Nếu điều kiện cụ thể cho phép thì ưu tiên theo thứ tự sau: Điều trị nguyên nhân (thanh toán dị nguyên). Điều trị liệu pháp giải mẫn cảm. Liệu pháp corticoid. Dùng thuốc kháng histamin. Kháng sinh. Phẫu thuật giải quyết các dị hình hốc mũi. Thanh toán dị nguyên Điều trị triệu chứng( khi các biện pháp điều trị nguyên nhân trên không hiệu quả) Các nhóm thuốc điều trị: các thuốc kháng Histamin, trường hợp nặng có thể dùng corticoid. Các vấn đề cần tư vấn: hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, giữ vệ sinh cá nhân tốt, giữ ấm cho mũi, dùng khẩu trang hoặc mặt nạ than hoạt tính khi tham gia giao thông hoặc ở môi trường có nhiều bụi, dị nguyên, tuân thủ tốt các liệu pháp điều trị và tư vấn của bác sĩ. BỆNH HỌC NHIỄM KHUẪN TIẾT NIỆU Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn tiết niệu: Dựa vào: - Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái rắt, đái máu, đái mủ cuối bãi. - Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (< 37,5°C). - Bạch cầu niệu nhiều (> 5.000 BC/phút), có tế bào bạch cầu đa nhân thoái hóa. - Vi khuẩn niệu > 100.000 VK/ml nước tiểu. - Protein niệu (-), trừ trường hợp có đái máu hoặc đái mủ đại thể. - Siêu âm, X quang có thể thấy nguyên nhân thuận lợi: sỏi thận tiết niệu, phì đại lành tính tiền liệt tuyến … Điều trị: Kháng sinh và hóa chất chống nhiễm trùng: a. Kháng sinh: Tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Các kháng sinh thường dùng cho nhiễm khuẩn tiết niệu hiện nay là: - Nhóm Cephalosporin: Zinat, Claforan … - Nhóm Quinolon: Peflacin, Norfloxacin … - Nhóm Aminosid: Gentamycin, Amikacin … - Nhóm β lactam: Ampicillin, Augmentin … - Các thuốc thông thường như Biseptol vẫn có tác dụng tốt trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ hoặc trung bình. b. Hóa chất sát khuẩn: Nitrofurantoin, Mictasol-bleu … và một số thuốc khác cũng có tác dụng tốt kìm sự phát triển của vi khuẩn vì thải nhanh qua đường nước tiểu sau khi uống vào. Một đợt kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu có thể từ ngắn hay dài ngày tùy từng trường hợp. Có khi chỉ một liều Peflacin 400 mg x 2 viên duy nhất, hoặc một đợt kháng sinh 3, 5, 7 hoặc 10 ngày tùy theo từng bệnh nhân. Ví dụ: - Điều trị liều duy nhất cho một bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu ở một phụ nữ trẻ, không biến chứng, bị lần đầu tiên: Pefloxacin 800 mg (400 mg x 2) Ofloxacin 400 mg (200 mg x 2) Ciprofloxacin 1000 mg (500 mg x 2) - Điều trị 3 ngày cho bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm trùng hay tái phát, ở bệnh nhân đái tháo đường: Ofloxacin 200 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày Norfloxacin 400 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày Biseptol 480 mg x 2 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày Augmentin 500 mg x 3-4 viên/ngày x 3 ngày Zinat 250 mg x 2 viên/ngày x 3 ngày. Hoặc một số thuốc khác. - Điều trị 7 ngày cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn tái phát, phụ nữ có thai. Nếu phụ nữ có thai cần chọn kháng sinh không gây nguy hại cho thai: Amoxicillin, Selexid, Nitrofurantoin. - Hoặc phác đồ 10 ngày bằng hóa chất sát trùng cho một nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường: Nitrofurantoin 100 mg x 3 lần/ngày x 10 ngày. Đối với một số vi khuẩn đặc biệt: Trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu trùng vàng dùng kháng sinh dài ngày hơn, có thể 10-15 ngày hoặc lâu hơn cho đến khi hết vi khuẩn và kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh theo kháng sinh đồ. Đối với vi khuẩn niệu không triệu chứng: chỉ cần thiết điều trị cho bệnh nhân có thai theo phác đồ 3 ngày hoặc 7-10 ngày cho đến hết vi khuẩn và theo dõi nước tiểu hàng tháng. Đối với nhiễm khuẩn tiết niệu hay tái phát (3 lần tái phát trong năm): điều trị như một đợt nhiễm khuẩn thông thường; sau đó điều trị dự phòng liên tục bằng liều nhỏ hoặc điều trị ngắt quãng x 3 ngày trong tuần hoặc sau giao hợp trong vòng 3-6 tháng. (ví dụ: điều trị dự phòng bằng Biseptol 480 mg x 2 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày trong 1 tuần). (Bệnh thận Nội khoa. Nhà xuất bản Y học 2004) Nhiễm trùng tiết niệu: Nguyên tắc chung Trước khi điểu trị thuốc phải cấy nước tiểu Lựa chọn kháng sinh một cách thích hợp,phù hợp với kết quả của kháng sinh đồ,dùng kháng sinh có hiệu lực nhất và ít độc cho thận nhất. Điều trị đủ thời gian 3-5ngày đối với nhiếm trùng đơn giản.Có thể điều trị nhiễm trùng có biến chứng trong nhiều tuần,đặc biệt nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần có thể điều trị trong nhiều tháng Sau một đợt điều tri cần theo dõi bằng cách cấy nước tiểu sau 3 tuần,6 tuần, sau 3 tháng thử nước tiểu lại để phát hiện tái phát. Ngoài ra phải điều trị nguyên nhân : sỏi niệu, u chền ép, di dạng bẩm sinh gây nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại. http://www.dieutri.vn/baigiangnoikhoa/1-8-2013/S4254/Bai-giang-dieu-tri-nhiem-trung-duong-tieu-tiet-nieu.htm#ixzz3kgB8vNjG