Academia.eduAcademia.edu
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG THIẾT CHẾ XÃ HỘI Một số thiết chế xã hội cơ bản Nghiên cứu thiết chế thường sử dụng lý thuyết cấu trúc, bởi thiết chế là một trong những thành tố văn hóa- xã hội quan trọng nhất cấu thành hệ thống xã hội. Hệ thống xã hội luôn gồm 3 đặc điểm: Là một tập hợp các thành tố (hay các cấu phần) Chúng liên kết với nhau Duy trì một sự bền vững hoặc cân bằng, ổn định ở mức độ nào đó Thiết chế là tập hợp các khuôn mẫu tư duy, bình luận, phán xét, và hành động tương đối bền vững định hình the các vai trò và vị thế của các thành viên. Do có sự liên kết chặt chẽ nên sự biến đổi của một thành tố sẽ dẫn đến sự biến đổi ít nhất là một thành tố khác của thiết chế. Mỗi một thiết chế được kiến tạo nhằm hướng đến giải pháp được chuẩn hóa để giải quyết một nhóm các vấn đề. Có 5 loại hình thiết chế cơ bản: gia đình, kinh tế, tôn giáo, chính trị, giáo dục Gia đình Gia đình là một thiết chế hay một nhóm thuộc tính linh hoạt nên rất khó đề xuất định nghĩa chung. Định nghĩa: “gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung” có thể coi là định nghĩa mang các đặc trưng phổ biên cho các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên từ nhiều góc độ bao quát và khái quát cho tất cả các loại hình ở Việt Nam cũng như trên thế giới thì có thể có định nghĩa: “gia đình là sự chung sống giữa các cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tâm lý, tình dục,..và các nhu cầu sinh hoạt khác”(Phạm Văn Bích) Với tư cách là một thiết chế xã hội, thiết chế gia đình là tập hợp các khuôn mẫu hành vi, giá trị,chuẩn mực bền vững được quy định và tiêu chuẩn hóa, dung để điều tiết các hành vi cá nhân phù hợp với các vai trò được mong đợi, nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của tổ chức gia đình (Phạm Văn Bích) Các kiểu thiết chế gia đình Có 4 nhóm cấu trúc chính (Segalen,2010:74-75) Các thiết chế gia đình “không cấu trúc gia đình” VD: Các hộ gia đình độc thân Các thiết chế gia đình “đơn”: là những gia đình hạt nhân hay gia đình gồm 2 thế hệ gồm cha, mẹ và con loại trừ tất cả các họ hàng khác. Các thiết chế gia đình “mở rộng”: Ngoài các thành viên như hộ gia đình hạt nhân, còn kết hợp them ông, bà, hoặc các bàng hệ. Các thiết chế gia đình “đa gia đình” trong đó chung sống nhiều tiểu gia đình, tức là con, cháu đã kết hôn cùng chung sống với ông, bà, cha, mẹ. Từ đó ta có thể gọi tên gọi khác là thiết chế gia đình “đa hạt nhân” Chức năng của gia đình Một số chức năng cơ bản của gia đình theo các nhà xã hội học theo trường phái cấu trúc- chức năng: Thỏa mãn, điều chỉnh hành vi tình dục: Bên cạnh chức năng thỏa mãn tình dục thì thiết chế gia đình còn giúp điều chỉnh hành vi tình dục trong một xã hội. VD: Một xã hội khi không có các thiết chế về gia đình như kế hoạch hóa gia đình thì sẽ gây ra những hệ lụy cho xã hội như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường,... Cung cấp kinh tế: Trong gia đình, thường có những thành viên phụ thuộc như người già, trẻ em,.. không thể tự nuôi sống hoặc chăm sóc mình. Bằng cách trở thành một đơn vị kinh tế và tiêu dung chung, các thành viên khác của gia đình có thể nuôi và chăm sóc những thành viên phụ thuộc. Tuy nhiên nhờ vào sự hỗ trợ từ bảo hiểm và các phúc lợi xã hội, các chức năng này được giảm tải. Chỗ dựa tinh thần: Trong nhiều xã hội, gia đình là nhóm sơ cấp đem lại cho các thành viên tấm lá chắn về mặt tinh thần. Tuy nhiên, sự nương tựa tinh thần này cũng khác biệt giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian. Tái sản xuẩt xã hội: Việc sinh con nhiều khi được coi là một hình thức đầu tư cho tương lai. Xã hội hóa: Gia đình không chỉ chăm sóc về mặt thể chất cho những đứa trẻ mà còn truyền đạt lai cho chúng ngôn ngữ, niềm tin, hệ giá trị, chuẩn mực,.. Tuy nhiên ngày này, chức năng giáo dục được thiết chế nhà trường chia sẻ rất mạnh mẽ. Thậm chí sự thắng thế đó khiến nhiều phụ huynh đổ lỗi cho sự lệch chuẩn của trẻ do nhà trường giáo dục kém. Tuy nhiên, ngày nay, trải qua nhiều biến đổi xã hội thì cấu trúc gia đình và các mối quan hệ uy quyền, các khuyên mẫu xã hội hóa từ đó cũng có nhiều thay đổi. VD: sự khác biệt giữa con cái trưởng thành của Vn là chung sống , phụng dưỡng với bme. khác với Nhật bản hay các nước Âu Mỹ: đủ 18t sẽ tự mình ở riêng, bố mẹ có thể vào viện dưỡng lão khi cao tuổi) Giáo dục Thiết chế giáo dục là hệ thống các cách thức, quy tắc, chuẩn mực chính thức và phi chính thức quy định và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân và tổ chức trong quá trình lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử và xã hội (Lê Ngọc Hùng) Chức năng của giáo dục Giáo dục có hai nhóm chức năng cơ bản, một là các chức năng bề mặt (manifest functions) và hai là các chức năng ngầm (latent functions). Chức năng bề mặt, được bộc lộ ra của giáo dục như: dãy dỗ, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh; chuyển giao di sản văn hóa và khuyến khích thích ứng văn hóa; điều chỉnh hành vi, thúc đẩy những hành vi phù hợp đạo đức Chức năng ngầm ẩn bao gồm: sự tách biệt của tiểu văn hóa thanh niên- thứ thường khác biệt, thâm chí mâu thuẫn với những giá trị của thế hệ cha mẹ họ. Ảnh hưởng của bất bình đẳng xã hội đối với giáo dục Dưới góc nhìn của tiếp cận xung đột thì trường học thực tế đã không phân phối những lợi ích gióa dục một cách đồng đều, mà chúng vẫn cấp nhiều lợi ích hơn cho những trẻ em thuộc tầng lớp trên. Tôn giáo Thiết chế tôn giáo liên quan dến mô hình hành vi và niềm tin nhằm đáp ứng những nhu cầu căn bản của xã hội. Cụ thể hơn, tôn giáo là tập hợp các niềm tin và thực hành về những điều thiêng liêng giúp con người hiểu được mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Chức năng của tôn giáo Thứ nhất mang lại mục đích cho cuộc sống Thứ hai tôn giáo củng cố sự đoàn kết xã hội và ổn định xã hội. Nó mang lại cho con người một tập hợp những niềm tin chung, tạo điều kiện cho giao tiếp và tương tác xã hội Thứ ba, tôn giáo có chức năng kiểm soát xã hội Thứ tư, tôn giáo giúp con người có tâm lý và thể chất tốt hơn. Thứ năm, chức năng cuối của tôn giáo là thúc đẩy mọi người hành động cho sự biến đổi xã hội theo hướng tích cực. Kinh tế Thiết chế kinh tế đoáng vai trò cung cấp cho sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Chức năng của thiết chế kinh tế Thứ nhất, kinh tế thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu Thứ hai, kinh tế tạo điều kiện cho các giao dịch Thứ ba, thiết chế kinh tế cho phép hợp tác kinh tế Chính trị Theo Max Weber đã định nghĩa, chính trị là hoạt động “Đấu tranh nhằm chia sẻ quyền lực hoặc đấu tranh nhằm ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực giữa các nhà nước hoặc giữa các nhóm trong một nhà nước” Chức năng của chính trị: Duy trì sự thống nhất của xã hội qua việc quyết định các chuẩn mực Thích nghi và biến đổi các yếu tố của hệ thống xã hội, kinh tế, tôn giáo cần thiết nhằm giúp cho việc đạt được những mục tiêu chung Bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống chính trị trước những đe dọa từ các thế lực bên ngoài. Nguồn : Giáo trình Xã hội học đại cương-NXB Đại học quốc gia Hà Nội http://viennccspt.hcma1.vn/ly-thuyet/tong-quan-ve-ly-thuyet-cau-truc-chuc-nang:-gs-.ts- le-ngoc-hung-a379.html https://m.tailieu.vn/doc/tieu-luan-thiet-che-xa-hoi-1688419.html?view=1