« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng kiến thức hướng dịch vụ vào quy trình sản xuất và cung cấp tin của thông tấn xã Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Ứng dụng Kiến trúc Hướng dịch vụ vào quy trình sản xuất và cung cấp tin của Thông tấn xã Việt Nam.
- Quy trình sản xuất và cung cấp tin bài đòi hỏi sự hỗ trợ của rất nhiều phần mềm tác nghiệp, từ các hệ thống hỗ trợ toàn bộ quy trình sản xuất tin như nộp, biên tập, duyệt bài cho đến các phần mềm chuyên biệt như tra cứu tin, truyền nhận ảnh, v.v.
- Tuy nhiên, quy trình này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chủ yếu là do các phần mềm hỗ trợ hiện chưa phát huy hết tác dụng, thiếu đồng bộ và khó quản lý, đặc biệt là vấn đề quản lý các tin bài khách đặt theo yêu cầu.
- TTXVN có 8 đơn vị xử lý tin, 10 tòa soạn báo, 63 cơ quan thường trú ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 30 cơ quan thường trú ở nước ngoài.
- Hiện nay, khách hàng tìm kiếm mua tin bài qua hệ thống tin dịch vụ của TTXVN.
- Mỗi đơn vị khách hàng có một tài khoản để truy cập vào hệ thống và lấy tin về sử dụng.
- Ngoài các tin bài đã có trên hệ thống, khách hàng đang có nhu cầu khá lớn trong việc đặt TTXVN làm tin bài theo chuyên đề nhưng hệ thống hiện chưa có chức năng này.
- Thay vào đó, nếu muốn đặt tin bài theo yêu cầu, khách hàng phải liên hệ trực tiếp qua điện thoại, email hoặc gửi văn bản đến TTXVN.
- Tại đơn vị tiếp nhận yêu cầu (Ban thư ký), mỗi một chuyên viên sẽ phụ trách một lĩnh vực của yêu cầu và cập nhật vào hệ thống tác nghiệp nội bộ.
- Sau khi lãnh đạo phê duyệt yêu cầu, chuyên viên theo dõi và cập nhật yêu cầu vào các hệ thống sản xuất tin nội bộ của TTXVN qua tài khoản các đơn vị cung cấp để xử lý yêu cầu theo các bước tạo lập tin bài, biên tập và xuất bản tin.
- Đồng thời, chuyên viên cũng phải cập nhật quá trình xử lý yêu cầu vào hệ thống quản lý yêu cầu đặt tin bài.
- Sau khi tin bài được duyệt xuất bản, Ban thư ký lấy tin bài và gửi lại qua email cho khách hàng.
- Có thể thấy, một yêu cầu đặt tin bài cần phải được cập nhật và xử lý qua ít nhất 4 hệ thống tác nghiệp riêng biệt.
- Chính vì vậy, với số lượng hàng chục yêu cầu một ngày trên một lĩnh vực, việc quản lý và cập nhật yêu cầu của mỗi chuyên viên đôi khi dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện, gây mất mát thông tin, tốn nhiều thời gian và không đạt hiệu quả công việc.
- Xây dựng cơ chế điều khiển luồng cập nhật và xử lý yêu cầu đặt tin bài trên các hệ thống tác nghiệp nội bộ 1 cách tự động theo đúng quy trình hiện tại từ bước tiếp nhận yêu cầu, tạo lập tin bài cho đến biên tập tin bài và gửi tin bài.
- Cơ chế này cần đạt được các kết quả sau: o Giảm thao tác của con người, thay vào đó là xử lý của máy tính.
- 3 o Giảm thời gian xử lý yêu cầu.
- Hiện tại thời gian trung bình để xử lý 1 yêu cầu đặt tin bài là 30 phút (không tính thời gian phóng viên, biên tập viên thực hiện tin bài).
- Chuẩn hóa dữ liệu trao đổi giữa các hệ thống tác nghiệp và trao đổi với khách hàng.
- Việc này cũng góp phần hỗ trợ cho quá trình tích hợp các hệ thống tác nghiệp để tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài.
- Về mặt bản chất, có thể thấy mỗi một hệ thống tác nghiệp là một dịch vụ đơn lẻ xử lý các nghiệp vụ riêng biệt và chưa được liên kết với nhau.
- Nếu liên kết được các dịch vụ này theo đúng trình tự sẽ xây dựng được một mô hình điều khiển luồng cập nhật và xử lý yêu cầu đặt tin bài tự động.
- Với bối cảnh đó, Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) và ngôn ngữ BPEL là một giải pháp tiềm năng để giải quyết bài toán.
- Hệ thống sẽ bao gồm các dịch vụ tin tức (news services) của các đơn vị trực thuộc, kết nối với nhau một cách linh hoạt.
- Mỗi dịch vụ có thể hoạt động một cách độc lập và có thể tích hợp lại với nhau dựa trên BPEL nhằm tự động xử lý và tiếp nhận yêu cầu đặt tin bài.
- Xây dựng các dịch vụ thông qua việc chuyển đổi các hệ thống tác nghiệp cũ.
- Chuẩn hóa dữ liệu trao đổi giữa các dịch vụ.
- Xây dựng mô hình tích hợp dịch vụ và thử nghiệm.
- Trong khuôn khổ đề tài luận văn, tác giả đề xuất và thử nghiệm mô hình tích hợp dịch vụ dựa trên BPEL nhằm giải quyết vấn đề đặt tin bài theo yêu cầu – vốn được xử lý bên ngoài hệ thống tin dịch vụ hiện có của TTXVN.
- Thông qua dịch vụ này, khách hàng có thể tạo các yêu cầu đặt tin bài, những yêu cầu sau khi được kiểm duyệt thành công sẽ được tự động cập nhật đến hệ thống của các đơn vị sản xuất tin phù hợp thông qua dịch vụ mà các đơn vị cung cấp, sau đó tự động tổng hợp lại và gửi kết quả cho khách hàng.
- Với số lượng các ứng dụng phát triển ngày càng nhiều đòi hỏi phải có công nghệ và một nền tảng hệ tầng đồng bộ để có thể kết hợp những hệ thống cũ và mới.
- Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) ra đời nhằm giải quyết bài toán đó thông qua việc phối hợp các dịch vụ đơn lẻ và các hệ thống có sẵn thành một quy trình thống nhất mà không phải sửa đổi các ứng dụng cũ.
- SOA sử dụng ngôn ngữ BPEL để xây dựng và thực thi các tiến trình nghiệp vụ.
- Phiên bản mới nhất của BPEL là WS-BPEL 2.0, là ngôn ngữ để mô hình hóa các tiến trình nghiệp vụ cho các ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ.
- Các tiến trình xây dựng trên nền ngôn ngữ BPEL ngoài các phép toán cấu trúc thông thường còn có các lời gọi đến các dịch vụ bên ngoài để thực thi các chức năng.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn này nhằm đề xuất mô hình tích hợp dịch vụ tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài theo quy trình hiện tại.
- Dịch vụ này cho phép tiếp nhận và xử lý tự động yêu cầu đặt tin bài dựa trên việc tích hợp các dịch vụ sản xuất tin của các đơn vị thông tin trong TTXVN.
- o Quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài trong TTXVN.
- Xây dựng mô hình chuyển đổi các hệ thống tác nghiệp nội bộ thành dịch vụ web.
- Đề xuất mô hình chuẩn hóa dữ liệu theo NewsML-G2.
- Đề xuất mô hình tích hợp dịch vụ nhằm tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài và mô tả trên BPEL.
- Xây dựng ứng dụng thử nghiệm mô hình tích hợp dịch vụ.
- 5  Thử nghiệm dưới dạng ứng dụng độc lập, tích hợp ứng dụng vào hệ thống tin tức của một khách hàng.
- Quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài tại TTXVN.
- Phương pháp và công cụ chuyển đổi hệ thống thành dịch vụ web.
- Tích hợp các dịch vụ theo quy trình nghiệp vụ dựa trên BPEL.
- Nền tảng xây dựng hệ thống hướng dịch vụ Oracle SOA Suite.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài.
- Đề xuất mô hình chuyển đổi các hệ thống tác nghiệp nội bộ thành dịch vụ web.
- Sử dụng thư viện Selenium Web để mô phỏng các chức năng của hệ thống sản xuất tin dựa trên tương tác của người dùng cuối trên giao diện web.
- Sử dụng Oracle JCA Adapter để chuyển đổi cơ sở dữ liệu quản lý yêu cầu thành dịch vụ web.
- Chuẩn hóa dữ liệu tin bài theo định dạng NewsML-G2.
- Đề xuất mô hình tích hợp dịch vụ nhằm tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài và mô tả dựa trên ngôn ngữ BPEL.
- Xây dựng ứng dụng thử nghiệm mô hình tích hợp dịch vụ trên nền tảng Oracle SOA Suite.
- Cài đặt ứng dụng trên máy chủ Oracle Weblogic Server.
- Tích hợp ứng dụng vào hệ thống tin tức (CMS) của một khách hàng.
- Xây dựng kịch bản thử nghiệm.
- Nghiên cứu lý thuyết kiến trúc SOA, ngôn ngữ BPEL và quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài tại TTXVN.
- Nêu lên các bất cập trong hệ thống sản xuất tin, từ đó phân tích sự phù hợp của việc ứng dụng SOA và BPEL để giải quyết các vấn đề.
- Sau khi chuyển đổi ta có được 5 dịch vụ bao gồm: dịch vụ tiếp nhận yêu cầu, dịch vụ tạo lập tin bài, dịch vụ biên tập tin bài, dịch vụ xuất bản tin bài, dịch vụ gửi tin bài.
- Với các dịch vụ có được, tác giả xây dựng mô hình tích hợp dịch vụ nhằm tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài dựa trên ngôn ngữ BPEL.
- Xây dựng ứng dụng thử nghiệm tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài trên nền tảng Oracle SOA Suite.
- Triển khai cài đặt và thử nghiệm tích hợp vào hệ thống tin tức CMS (Content Management System) của khách hàng.
- Đóng góp chính của tác giả là: Tìm hiểu kiến trúc hướng dịch vụ SOA, ngôn ngữ BPEL, dịch vụ Web, công cụ Oracle SOA Suite và chuẩn NewsML-G2 dành cho định dạng tin tức.
- Đề xuất và thử nghiệm mô hình chuyển đổi các hệ thống tác nghiệp nội bộ thành dịch vụ web.
- Đồng thời xây dựng thêm các dịch vụ tiện ích cung cấp chức năng chuyển đổi theo định dạng chuẩn dành cho tin tức NewsML-G2 của Hội đồng Viễn thông Quốc tế IPTC và dịch vụ gửi tin qua email.
- Hệ thống có 5 dịch vụ gồm: 1.
- Dịch vụ Tiếp nhận yêu cầu: chuyển đổi từ Cơ sở dữ liệu quản lý yêu cầu đặt tin bài của Ban Thư ký, sử dụng công cụ Oracle JCA Adapter.
- Dịch vụ Tạo lập tin bài: chuyển đổi từ Hệ thống sản xuất tin Phân xã, sử dụng công cụ Selenium Web.
- Dịch vụ Biên tập tin bài: chuyển đổi từ Hệ thống sản xuất tin Ban Biên tập, sử dụng công cụ Selenium Web.
- Dịch vụ Xuất bản tin bài: chuyển đổi tin bài theo định dạng chuẩn NewsML-G2.
- Dịch vụ Gửi tin bài: gửi tin bài qua email.
- Đề xuất mô hình tích hợp dịch vụ tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài đáp ứng quy trình hiện tại, đồng thời thử nghiệm mô hình trên ngôn ngữ BPEL.
- Xây dựng mô hình dữ liệu quản lý yêu cầu, tin bài bằng XML Schema.
- Sử dụng các Activity Receive, Invoke, Repeat Until, Wait và Assgin để tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài.
- Xây dựng ứng dụng thử nghiệm mô hình tích hợp dịch vụ trên nền tảng Oracle SOA Suite, cụ thể như sau.
- Sử dụng bộ công cụ Oracle BPEL Designer để thiết kế quy trình xử lý yêu cầu đặt tin bài tích hợp dịch vụ của các đơn vị thông qua WSDL của từng dịch vụ.
- Theo dõi quá trình xử lý qua công cụ Message Flow Trace của Oracle Weblogic Server.
- Tích hợp ứng dụng vào hệ thống thông tin của khách hàng (CMS) và xây dựng kịch bản thử nghiệm.
- Kết quả thử nghiệm chứng minh được mô hình tích hợp dịch vụ đã giải quyết được các vấn đề.
- Hiệu năng xử lý tăng: có thể xử lý nhiều yêu cầu tại 1 thời điểm.
- So với hệ thống trước, 1 chuyên viên chỉ có thể xử lý 1 yêu cầu tại 1 thời điểm.
- Thời gian xử lý giảm gần 10 lần: mất trung bình 3 phút, so với trước chuyên viên thực hiện mất trung bình 30 phút trên 1 yêu cầu.
- Ứng dụng đã kết nối và phối hợp được các dịch vụ được xây dựng dựa trên các hệ thống tác nghiệp có sẵn để thực hiện tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt tin bài của khách hàng tự động theo một quy trình đồng bộ.
- Dễ dàng quản lý được yêu cầu đang được thực hiện ở bước nào, thời gian thực hiện ở từng bước, từ đó có thể đưa ra được những sự điều chỉnh hay chiến lược mới nhằm cải tiến quá trình xử lý yêu cầu.
- Có khả năng áp dụng vào các quy trình xử lý thông tin khác trong TTXVN.
- Kịch bản thử nghiệm: Sau khi, khách hàng tạo yêu cầu đặt tin bài.
- Ứng dụng khởi tạo một tiến trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu.
- Yêu cầu được cập nhật vào hệ thống 8 quản lý yêu cầu chờ kiểm duyệt.
- Sau khi được duyệt thông qua, yêu cầu được cập nhật vào các hệ thống sản xuất tin để xử lý.
- Theo dõi quá trình cập nhật xử lý yêu cầu qua công cụ Message Flow Trace.
- Sau khi kiểm tra trạng thái yêu cầu đã hoàn tất, ứng dụng tự động thu thập tin tức và xuất bản theo định dạng NewsML-G2.
- Cuối cùng gửi tin bài qua email cho khách hàng sử dụng.
- Những điểm còn hạn chế của đề tài Chưa có cơ chế xử lý lỗi khi mất kết nối đến các dịch vụ thành viên.
- Tính an toàn, bảo mật của dịch vụ chưa cao do hiện xác thực qua Username/Password của Ban Thư ký.
- Việc sử dụng tài khoản này tiềm ẩn nhiều rủi ro an ninh cho hệ thống như bị tấn công đánh cắp mật khẩu, từ đó kẻ tấn công có thể truy cập vào các hệ thống tác nghiệp nội bộ.
- Hướng phát triển của đề tài Nghiên cứu áp dụng mô hình SOA để giải quyết bất cập trong các quy trình xử lý thông tin khác trong TTXVN.
- Nghiên cứu xây dựng các thành phần xử lý lỗi.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế bảo mật cho hệ thống như mã hóa tài khoản và lưu trữ mật khẩu dưới dạng đã được mã hóa.
- Khi sử dụng tài khoản, ứng dụng sẽ sử dụng khóa riêng để giải mã.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt