« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và xây dựng lộ trình cổ phần hoá các đơn vị thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Khái niệm doanh nghiệp nhà nước.
- Định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước.
- Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành.
- Các liên kết kinh tế của doanh nghiệp nhà nước.
- Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước .
- Sở hữu Nhà nước-Công ty đối vốn và cổ phần hoá DNNN .
- Những vấn đề gặp phải khi thực hiện cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty điện lực Việt Nam.
- Lộ trình tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển các doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2004-2010.
- 111 Nguyễn Tài Đức-Lớp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh-K3-Trường ĐHBK Hà Nội Lời mở đầu Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ở nhiều nước đều vấp phải tình trạng chung là hiệu quả thấp, lãng phí.
- Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp nhà nước là mảnh đất mầu mỡ của nạn tham nhũng.
- Sự sa sút trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sẽ dẫn đến việc phải có một quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.
- Do vậy mục tiêu xây dựng những đơn vị làm ăn có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi phải: cải cách, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hội nhập của nền kinh tế.
- Giải pháp cổ phần hóa là giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước được thực hiện có hiệu quả và mang lại nhiều thay đổi triệt để trong cấu trúc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
- Tổng công ty điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước được giao một trọng trách lớn là đảm bảo cung cấp năng lượng - yếu tố đầu vào của tất cả các nghành kinh tế - cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo Ph©n tÝch vµ x©y dùng lé tr×nh Cæ phÇn ho¸ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty ®iÖn lùc ViÖt Nam Nguyễn Tài Đức-Lớp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh-K3-Trường ĐHBK Hà Nội Năm 2005 2 an ninh quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cho nhân dân.
- Luận văn tốt nghiệp “Phân tích và xây dựng lộ trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt nam” là một đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn và lý luận về cổ phần hoá với mục đích góp phần đảm bảo thực hiện tiến trình cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, là nơi tác giả hiện đang công tác.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Thông qua những lý luận khoa học, các văn bản pháp luật liên quan tới quá trình Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành cùng với mục tiêu và định hướng thành lập Tập đoàn Điện lực Việt nam, tác giả với mong muốn xây dựng một lộ trình Cổ phần hoá và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước trong Tổng công ty Điện lực Việt nam, đẩm bảo thực hiện tốt lộ trình đã vạch ra.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các chủ trương chính sách của Nhà nước về Cổ phần hoá.
- Tổng hợp và phân tích, đánh giá quá trình thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới các Doanh nghiệp nhà nước nói chung và kết quả thực hiện Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước ở trong và ngoài Tổng công ty Điện lực Việt nam.
- Tổng hợp các khái niệm, chủ trương chính sách của Nhà nước liên quan tới Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quá trình Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam và trong Tổng công ty.
- Đề xuất và trình bày lộ trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2004-2010.
- Mục tiêu của luận văn: Bằng việc sử dụng các công cụ và phương pháp nghiên cứu, luận văn tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện Cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước trong và ngoài Tổng công ty Điện lực Việt nam.
- Tìm ra những nguyên nhân gây nên, làm cản trở tiến trình cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước.
- Xây dựng lộ trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty Điện lực Việt nam.
- Kết cấu của luận văn: Luận văn được sắp xếp và trình bày trong 3 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận: Chương I: Cơ sở lý thuyết về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Trình bày các khái niệm liên quan tới cổ phần hoá, vai trò của cổ phần hoá đối với sự phát triển của Việt Nam và của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
- Chương II: Phân tích công tác cổ phần hoá tại Tổng công ty Điện lực Việt nam: Xem xét, phân tích và đánh giá thực trạng Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước trong và ngoài Tổng công ty.
- Trình bày các nhóm giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới và phát triển các doanh nghiệp trong Tổng công ty Điện lực Việt nam.
- KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1.1.
- Định nghĩa doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau ở các nước do cách tiếp cận khác nhau về khoa học hoặc do để thực hiện các số liệu thống kê với các mục đích khác nhau.
- Tuy nhiên, đa số các nước đều có những điểm chung khi nói đến Doanh nghiệp nhà nước.
- Đó là vấn đề sở hữu nhà nước.
- Định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng khá phổ biến là định nghĩa trong báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNINDO).
- Theo đó, Doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là những tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát thu nhập chủ yếu từ việc tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
- Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam thay đổi qua nhiều thời kỳ, tương ứng với sự thay đổi về quan niệm đối với sở hữu nhà nước, thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế.
- Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung các tổ chức kinh tế nhà nước tồn tại dưới dạng các Xí nghiệp quốc doanh (chủ yếu ttrong lĩnh vực công nghiệp), các nông trường quốc doanh (trong lĩnh vực nông nghiệp) và các công ty (trong lĩnh vực thương mại).
- Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước chưa xuất hiện mà chỉ có khái niệm xí nghiệp công nghiệp quốc doanh hay xí nghiệp thương mại quốc doanh.
- Pháp luật qua các thời kỳ phát triển khác nhau đều cho phép Doanh nghiệp nhà nước liên kết sản xuất kinh doanh dưới hình thức liên kết hoặc liên hiệp.
- Hình thức liên kết tương đối phổ biến của Doanh nghiệp nhà nước Ph©n tÝch vµ x©y dùng lé tr×nh Cæ phÇn ho¸ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty ®iÖn lùc ViÖt Nam Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội 6 thời kỳ trước đây là hình thành các liên hiệp.
- Liên hiệp thực chất chỉ là Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn.
- Liên hiệp có tư cách pháp nhân và có tài sản bao gồm tài sản cố định, lưu động và các loại quỹ của các xí nghiệp thành viên trực thuộc liên hiệp.Các Doanh nghiệp nhà nước ttrong quá trình hoạt động, từ lâu đã thực hiện các liên kết kinh tế nhằm tạo ra các tổ chức kinh tế mạnh, pháp huy một cách tổng hợp các sức mạnh, năng lực của mỗi thành viên tham gia liên kết.
- Mặt khác trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì liên kết kinh tế chưa thực sự là nhu cầu nội tại của Doanh nghiệp nhà nước.
- Nhìn chung, do cách tiếp cận mang tính “triệt tiêu dần” của Nhà nước ta đối với các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, nên các xí nghiêp công tư hợp doanh không phát triển được.
- Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước như sau.
- Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
- Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
- (Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995) Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước trong luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và các văn bản hướng dẫn có một số điểm mới phản ánh những thay đổi trong chính sách và cơ cấu kinh tế nước ta.
- Dưới đây là những biểu hiện của cách tiếp cận mới trong pháp luật của nước ta đối với Doanh nghiệp nhà nước.
- Thứ nhất, Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư, thành lập và quản lý.
- Điều này có nghĩa là Pháp luật Việt Nam hiện hành xuất phát từ khái niệm sở hữu tuyệt đối, tiêu chí thành lập và quản lý để xác định Doanh nghiệp nhà nước.
- Thứ hai, Doanh nghiệp nhà nước dưới tác động cạnh tranh và của các tác động do những nhu cầu phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng được phân thành Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.
- Sự phân loại này có tác dụng trong việc thực hiện sự bình đẳng giữa các Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và có cách tiếp cận khác với Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.
- Thứ ba, Pháp luật hiện hành về Doanh nghiệp nhà nước cũng như pháp luật trước đây xác định Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
- Đây là một khía cạnh pháp lý quan trọng thể hiện tư cách chủ thể của Doanh nghiệp nhà nước trong tất cả các khía cạnh của quan hệ pháp lý.
- Ph©n tÝch vµ x©y dùng lé tr×nh Cæ phÇn ho¸ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty ®iÖn lùc ViÖt Nam Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội 8 Sau khi phân tích khái niệm Doanh nghiệp nhà nước được nêu trong điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, thì khái niệm này không phù hợp với yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.
- Sự bất cập lớn nhất theo quan điểm này là vấn đề sở hữu trong bản thân Doanh nghiệp nhà nước, sở hữu của nhà nước đối với bản thân doanh nghiệp.
- Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước được phát triển tương đối sâu trong định nghĩa và các quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.
- Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức Công ty Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn” (Điều 1).
- Việc xác định Doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn dựa vào tiêu chí sở hữu như trước đây.
- Trước đây chỉ có Doanh nghiệp được nhà nước thành lập và đầu tư vốn, hoàn toàn do Nhà nước quản lý thì mới gọi là Doanh nghiệp nhà nước.
- Trong số đó, tiêu chí sở hữu là tiêu chí cơ bản nhất và quyết định nhất của Doanh nghiệp nhà nước.
- Thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của các hình thức sở hữu trong Doanh nghiệp nhà nước.
- Pháp luật hiện hành thừa nhận khả năng chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước ra các doanh nghiệp thông thường thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần.
- Tiêu chí hiện nay là quyền kiểm soát và chi phối Doanh nghiệp nhà nước.
- Nó thể hiện ở tỷ lệ phần vốn góp của Nhà nước trong toàn bộ vốn của doanh nghiệp.
- Chỉ có các doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của Nhà nước mới là Doanh nghiệp nhà nước.
- Như vậy quyền kiểm soát Ph©n tÝch vµ x©y dùng lé tr×nh Cæ phÇn ho¸ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty ®iÖn lùc ViÖt Nam Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội 9 là tiêu chí để đánh giá và phân loại doanh nghiệp đó có phải là Doanh nghiệp nhà nước hay không.
- Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã đa dạng hoá các Doanh nghiệp nhà nước trên tiêu chí quyền chi phối.
- Khác với trước đây là Doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới dạng Doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc Tổng công ty Nhà nước thì hiện nay Doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
- Quan điểm sử dụng các Doanh nghiệp nhà nước thực hiện dịch vụ công để điều tiết nền kinh tế, đảm bảo cân đối các nhu cầu lớn của nền kinh tế quốc dân theo xu hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu dịch vụ công ích và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp công, hoạt động trong một môi trường cạnh tranh ngày càng đòi hỏi phải có sự công khai, minh bạch, bình đẳng trong các hoạt động kinh tế, tài chính.
- Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã tiếp cận Doanh nghiệp nhà nước từ tiêu chí chi phối.
- Chính vì vậy hình thức pháp lý của Doanh nghiệp nhà nước trở nên đa dạng hơn.
- Công ty Nhà nước được tổ chức dưới dạng công ty Nhà nước độc lập, Tổng công ty Nhà nước.
- Sở dĩ có sự duy trì hình thức này vì trong bất ký quốc gia nào, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta, Nhà nước vẫn cần duy trì Doanh nghiệp nhà nước thuần tuý, tức là những Doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn.
- Công ty cổ phần Nhà nước là Công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Đây là Công Ph©n tÝch vµ x©y dùng lé tr×nh Cæ phÇn ho¸ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty ®iÖn lùc ViÖt Nam Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội 10 ty cổ phần thuần tuý sở hữu Nhà nước.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Công ty này tương ứng với các Doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước có hai thành viên trở lên là Công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty Nhà nước hoặc có thành viên là công ty Nhà nước và thành viên khác là các tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Đây là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước thuần tuý vì bản thân các thành viên của nó là các thành phần kinh tế công.
- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hay vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp đó.
- Đây là loại hình doanh nghiệp Nhà nước dựa trên quyền chi phối của các cổ đông.
- Việc Nhà nước nắm quyền chi phối ở các Công ty cổ phần khiến công ty đó trở thành một chủ thể nằm trong sự kiểm soát của mình - đây cũng được coi là Doanh nghiệp nhà nước.
- Tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước loại này phải phù hợp với các quy định về Công ty cổ phần ban hành trong Luật doanh nghiệp năm 1999.
- Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hay có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% Ph©n tÝch vµ x©y dùng lé tr×nh Cæ phÇn ho¸ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty ®iÖn lùc ViÖt Nam Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội 11 vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
- Bản thân công ty mẹ lẫn công ty con đều được coi là Doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí quyền chi phối.
- Ngoài các loại hình Doanh nghiệp nhà nước nêu trên, Nhà nước còn tham gia góp vốn vào các công ty với tư cách là các cổ đông với mức góp từ 50% trở xuống.
- Đây là loại doanh nghiệp mà Nhà nước có vốn góp với tư cách là các cổ đông bình thường.
- Doanh nghiệp này chưa phải là Doanh nghiệp nhà nước chừng nào cổ đông Nhà nước chưa nắm được cổ phần chi phối nó.
- Các liên kết kinh tế của doanh nghiệp nhà nước Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm phát sinh nhu cầu liên kết kinh tế để tạo ra những tập đoàn kinh tế mạnh có năng lực cạnh tranh.
- Năm 1994, các liên kết kinh tế theo mô hình Tổng công ty Nhà nước xuất hiện theo các Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các Tổng công ty được thành lập với mục tiêu được xác định rõ ràng là xóa bỏ dần chế độ bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt, doanh nghiệp Trung ương với doanh nghiệp địa phương, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
- Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 cũng đã khẳng định mục tiêu của việc thành lập Tổng công ty là tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như của Tổng công ty.
- Chúng ta hãy xem xét bản chất của Tổng công ty Nhà nước dưới các góc độ kinh tế và pháp lý: Ph©n tÝch vµ x©y dùng lé tr×nh Cæ phÇn ho¸ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty ®iÖn lùc ViÖt Nam Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội 12 Xét dưới góc độ kinh tế thì Tổng công ty là liên kết của các Doanh nghiệp nhà nước trong một tập đoàn có tổ chức.
- Bản chất kinh tế của Tổng công ty với tư cách là các liên kết kinh tế của các Doanh nghiệp nhà nước thể hiện ở.
- Nhu cầu phải tăng cường tính cạnh tranh của các Doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện phải kinh doanh trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
- Phần lớn các Doanh nghiệp nhà nước hiện tại không có năng lực cạnh tranh nếu đứng một mình.
- Điều này bắt nguồn từ thực trạng các Doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu và đặc biệt là chưa được thử thách một cách đầy đủ trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh.
- Hãy nhìn tình trạng các Doanh nghiệp nhà nước đang mất thị trường ngay trong nội địa cho ta thấy điều cần phải tăng cường năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp nhà nước.
- Các Tổng công ty là các liên kết ngang, tức là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế độc lập trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các công ty Nhà nước, giữa công ty Nhà nước và các doanh nghiệp khác hoặc hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hay một số chuyên nghành kinh tế-kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty.
- Các Doanh nghiệp nhà nước đang đứng trước nhu cầu tích tụ vốn để phát triển công nghệ, hạ tầng nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt