« Home « Kết quả tìm kiếm

Cách mạng tháng Tám


Tóm tắt Xem thử

- 1 BÁO CHÍ SÀI GÒN NÓI VỀ CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước Việt Nam xuất phát từ việc giành lại chính quyền từ Phát – xít Nhật và chuyển giao chính quyền từ tay vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim về cho Mặt trận Việt Minh (mặt trận liên minh chính trị, vũ trang do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19/5/1941).
- Với tính chất và ý nghĩa to lớn đó, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học.
- Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát về báo chí Sài Gòn nói về Cách mạng tháng Tám năm 1945 để góp thêm một cách nhìn từ nguồn sử liệu báo chí.
- Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nguồn tài liệu mà chúng tôi khảo sát là các nhật báo ra đời trong thời điểm lịch sử đang hết sức rối ren, phức tạp, có sự tồn tại của rất nhiều các tổ chức, các thế lực với những quan điểm đối kháng.
- Qua khảo sát danh mục các nhật báo Sài Gòn tại Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, vào thời điểm diễn ra sự kiện “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” tại Sài Gòn không có bất cứ một tờ báo nào tồn tại, mãi đến khoảng cuối năm 1945 mới ra đời tờ Phục Hưng (số đầu tiên đề ngày 6/9/1945) và tờ Thiết Thực (cơ sở biên mục dựa vào số 2, ra ngày nhưng không có bất cứ một thông tin gì về cơ quan chủ quản (nơi đặt trụ sở, chủ nhiệm, chủ bút, thư ký.
- Trong đó tờ Tân Việt cũng không có thông tin về cơ quan chủ quản, chỉ biết có trụ sở đặt tại số 52, Channer, Sài Gòn.
- Tiến hành khảo sát trên các nhật báo này và một số nhật báo khác như Tia Sáng, Tiếng Chuông, Thời Luận…trong các thời điểm khác nhau, chúng tôi nhận thấy: mặc dù không có bất cứ một bài chuyên biệt nào nói về cuộc tổng khởi nghĩa này nhưng qua 2 thao tác bóc tách ra từ các bài viết chung về tình hình chính trị - xã hội lúc bấy giờ những nội dung có liên quan đến cuộc tổng khởi nghĩa chúng tôi đã có được những kết quả như sau: Nói về nguyên nhân dẫn đến tổng khởi nghĩa, bài viết “ Những vấn đề trong bí mật Việt Nam” ra liên tục 17 kỳ trên báo Thời Luận 1 (số 51, ra thứ hai nêu: “trong thời kỳ Pháp – Nhựt thuộc, có hai sự kiện lịch sử quan trọng mà người dân không ai có thể quên được: một là sự kiện gây căm thù cho dân tộc Việt Nam, để cuộc cách mạng Việt Nam quy tụ được tất cả tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo dưới lá cờ giải phóng.
- Bắc – Trung – Nam là một cơ thể duy nhất, đứt ruột thì lòng đau, thế mà Pháp và Nhựt vẫn không hiểu tới nên chánh sách chia rẽ dân tộc đã làm người Việt Nam thâm thù.
- Bài “so sánh thái độ của “chính phủ bồ nhìn Trần Trọng Kim” với thái độ của “chính phủ tranh đấu Hồ Chí Minh” 2 đối với Pháp kiều (dài 2 trang trên tờ báo khổ lớn, báo Thiết Thực, số 12, ra ngày nói về hoàn cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 25/8/1945 tại Sài Gòn: “dựa vào cuộc biểu tình Mừng Độc – lập do Tổng hội công chức Hà Nội tổ chức ở nhà Hát Lớn, dựa vào lòng yêu nước của mười vạn dân chúng, dựa vào non mười khẩu súng lục mang ở chiến khu về, Thành bộ Việt Minh đã lợi dụng một cơ hội tốt đẹp để đả đảo chính sách nhu nhược của Phan – Kế - Toại, đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và sửa soạn một cuộc “tổng khởi nghĩa” bằng “chiến thuật biểu tình”.
- Miêu tả cuộc khởi nghĩa diễn ra ngày 25/8/1945 tại Sài Gòn trên tờ Thiết Thực3 (số 12, ngày có đoạn: “…hôm sau trời mưa rả rích, mấy trăm 1 Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nghiêm Xuân Thiện, thư ký tòa soạn: Nguyễn Vạn An, trụ sở đặt tại số 57, Nguyễn Du, Sài Gòn.
- 2 Chúng tôi trích nguyên văn, xin lưu ý nhiều khi trên các báo lỗi chính tả rất nhiều- tác giả .
- 3 Không có thông tin về trụ sở và nhân sự của báo 3 anh em công nhân ở mấy xưởng ô tô Aviat, Stai do Việt Minh cầm đầu rầm rộ kéo vào Phủ Khâm Sai, yêu cầu Phan – Kế - Toại từ chức.
- Phan – Kế - Toại, Nguyễn – Xuân – Chữ, Trần – Văn – Lai sau một hồi bàn cãi lấy cớ rằng không thể để cho máu Việt Nam chảy do người Việt Nam bắn, ra lệnh cho Bảo An không được xung đột với Việt Minh.
- Do đó, một chính thể sụp đổ, Việt Minh ăn ngon một trận thắng không vất vả”.
- Về việc quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, bài “Hữu xạ tự nhiên hương” trên báo Thiết Thực (số 7, ra ngày miêu tả: “sau ngày 19/8, mặc dầu trong thành phố lác đác đã có người nghèo đói nằm lả, chết lịm dần ở các bờ hè.
- Nhân dân nô nức may cờ và kẻ biểu ngữ để hoan hô phái bộ Đồng Minh và giải bày tinh thần cương quyết giữ độc lập của mình.
- Họ chẳng hề báo trước cho chính phủ chúng ta để tổ chức cuộc đón rước.
- Cùng viết về tình hình đất nước sau cuộc tổng khởi nghĩa, những thông tin trên báo Thiết Thực không khỏi làm cho người đọc cảm thấy vô cùng mâu thuẫn khi bài “nhật ký viết ngày độc lập”(số 2, ngày nêu.
- Ngày độc lập đây rồi! quà sáng tuy vẫn đắt nhưng ăn quả thấy ngon khác thường.
- tôi như con bê non, đi chơi thung thăng khắp chỗ, chờ giờ nghe chính phủ tuyên bố.
- Tôi đã được nghe Hồ Chủ tịch nhắc lại những lời tuyên cáo của Wilson – Chính phủ Cách mạng Pháp.
- Nếu ở bài trên có thái độ hoan hỉ cho ngày độc lập ở Việt Nam thì ngay lập tức, trong số ra tiếp theo của báo này lại xuất hiện nội dung: “dân chúng đều mừng rỡ, reo hò nhảy múa, với sự tuyên truyền ầm ĩ đó, dân chúng Việt – Nam đã mê man, sảng sốt, sung sướng đến cực điểm.
- Các bạn hi vọng với sự hi sinh ấy, Bộ quốc phòng sẽ có đủ võ khí để bảo vệ đất nước.
- Bốn tháng qua, dân chúng bắt đầu tỉnh giấc mơ, chờ mãi không thấy bộ đội Việt Minh ra mắt quốc dân.
- Báo Thiết Thực đã nêu lập trường quan điểm của mình đó là: trung lập không phải là không được phê bình, không phải là nhắm mắt theo càn chính phủ.
- Dù tự nhận mình trung lập nhưng những nội dung đăng tải trên mặt báo lại luôn tỏ thái độ gây bất lợi cho chính quyền Việt Minh với những lời nhận xét hết sức ấu trĩ.
- Ví dụ như bài “Nội loạn sẽ đưa chúng ta đến đâu” có đoạn: “cuộc tổng khởi nghĩa đã đưa đất nước chúng ta đến thảm cảnh “nội loạn.
- Những nhận định về kết quả của cuộc tổng khởi nghĩa, cũng như những bài viết đề cập đến tình hình miền Nam Việt Nam sau cuộc chiến cũng được thể hiện khá phong phú trên mặt báo, với nhiều ý kiến, nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, thậm chí là đối lập nhau.
- Ngay sau khi diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa, và khi thực dân Pháp chưa quay trở lại xâm lược Việt Nam, thông tin trên Tờ Phục Hưng do Như Hoa làm chủ bút (số 1, ngày đã tỏ ra khá ủng hộ chính phủ của Mặt Trận Việt Minh khi đăng tải lời chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân đồng Minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật.
- Nhưng cương quyết phản đối quân pháp kéo vào Việt Nam vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa” và đăng tải lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh: “hỡi Đồng bào.
- Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh chính phủ chiến đấu.
- Thì đến năm 1946, khi thực dân Pháp đã có mặt trên đất nước Việt Nam, cục diện chính trị có sự thay đổi thì thái độ của báo chí Sài Gòn cũng có sự thay đổi theo.
- Tờ Tân Việt (số 1, ra thứ năm, ngày trong bài: “Ấy lời phi lộ” coi việc phát - xít Nhật đầu hàng Việt Minh là một chiêu bài khi nhận định: “Sau khi bại trận, đầu hàng trong trận “Việt Nam tổng khởi nghĩa” họ giao chánh quyền cho một nhóm người Nam.
- Đã đưa sung đạn cho lại tặng thêm “món quà độc lập” để khuấy động thêm nữa.
- Họ chỉ giả mặt đạo đức thô, xúi dục cho ta và người Pháp xung đột vì trong thâm tâm họ cũng dư biết các Liệt – cường còn để nước Pháp đô hộ, cho ta chưa được độc lập.
- Thì ở bài “chính sách của Việt Minh hay là Việt Minh thất sách” (báo Tân Việt số 13, năm thứ nhất, ra thứ tư, ngày lại cho rằng Mặt trận Việt Minh giành được chính quyền là do: “tình hình nguy cấp, Nhựt – Bổn hết sợ mất quyền lợi nên ra mặt đại ân, tung hô cho Việt Nam độc lập.
- Việt – Minh nhanh tay lên cướp quyền, rồi liền buộc Bảo Đại từ ngôi.
- Hối hả như vậy là có ý cho mất tích một chánh phủ của Nhựt – Bổn bảo trợ, cho Việt Nam mau ra mặt dân – chủ - cộng – hòa, để dễ bề điều đình với các nước dân chủ của Đồng – minh: Tàu, Nga, Anh, Mỹ” 4.
- Khác với hai cách nhận định trên, bài “Nhơn ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám của Việt Minh hoàn toàn thất bại ở thủ đô Nam Việt - Cách mạng Tháng Tám hay là …một kỷ - niệm không vinh – diêu”(số 1298 của báo Phục Hưng5, ra thứ năm, ngày lại cho rằng: “ngày 19/8 dương lịch – ngày Việt Minh gọi là để kỷ niệm “Cách mạng tháng Tám” mà họ cho là một ngày đáng ghi nhớ để đánh dấu sự thành công của cuộc cách mạng do họ cầm đầu đem độc lập về cho xứ sở và dân tộc Việt Nam.
- Ngày 19 tháng 8 dương lịch 4 Chúng tôi trích nguyên văn, xin lưu ý nhiều khi trên các báo lỗi chính tả rất nhiều- tác giả .
- 5 Gám đốc: Hiền Sĩ, chủ bút: Như Hoa 6 1945, Việt Minh không có thành công gì hết, vì một lẽ rất dĩ nhiên: không có kẻ bại làm sao có kẻ thắng? nói một cách khác hơn: sở dĩ Việt Minh đã làm nên chuyện ngày 19 tháng 8 là nhờ ảnh hưởng của ngày mùng 9 tháng 3 trước đó, ngày Nhựt- Bổn cướp lấy chánh quyền trong tay người Pháp, các ủy ban và tổ chức cách mạng của Việt Minh mọc lên như nấm từ thành thị đến thôn quê hẻo lánh”.
- Và cho rằng “với lực lượng của Nhựt ở Đông Dương thời đó, quân đội Pháp còn phải thua thay huống hồ Việt Minh làm sao đương đầu với họ nổi nếu họ thực sự đàn áp.
- Dân tộc Việt Nam chỉ thực sự được giải phóng sau ngày mùng 8 tháng 3 năm 1949, ngày Đức Quốc trưởng Bảo Đại nhứt quyết cầm lái con thuyền quốc gia bằng cách ký kết với chánh phủ Pháp bản hiệp ước quy định nền độc lập của Việt Nam hiện đang lần hồi thiệt hiện”.
- Mặc dù đã tự khẳng định “Tân Việt là cơ quan chung của các bạn tri thức trong nước, sẵn sang đem tài sức ra giúp đỡ quốc gia, chớ không theo đảng phái nào cả” nhưng lại đưa ra những lời lẽ nhận xét chủ quan, có thái độ thân Pháp, ủng hộ việc Pháp quay trở lại cai trị đất nước khi đưa ra những lời lẽ ca ngợi công lao của thực dân Pháp: “Đất nước Việt Nam đã đành là của người Việt Nam, nhưng công và tiền mà 80 năm Pháp đã đem đến để khai phá đồn điền, tạo lập kỹ nghệ sẽ hủy bỏ đi sao? Thì Pháp tiếp sức với Đồng – minh đánh giặc lại trở thành thất giặc, Pháp cũng tự nhìn nhận bấy lâu nay có sai lầm: huê lợi chung phân chia không đều đủ - vậy kể từ nay sẽ công bình hơn.
- Tân Việt nhận xét: “lý lẽ của Pháp quốc chặc chịa và rành mạch, lại thêm đa số quốc – dân – Việt – Nam cũng nhìn nhận là mình chưa đủ tư cách để hưởng độc lập hoàn toàn, cuộc thí nghiệm sáu tháng qua vẫn còn 7 đang bày diễn cũng đủ hiểu Việt Minh thất sách”.
- Và tỏ ra rất tin tưởng vào lời hứa của kẻ đã hơn 80 năm đô hộ đất nước: “Chánh phủ Pháp đã nhìn nhận cái lối sai lầm ngày xưa làm cho Pháp – Nam chia rẽ và đã lấy danh dự hứa cho ta được tự trị, người Pháp đã sẵn sang tha thứ cho những kẻ lầm lạt, quên những việc đã qua, không coi ta là kẻ thù mà lại kể ta như người bạn thì ta còn đợi gì nữa mà không kết chặt dây thân ái giữa hai bên để kiến thiết lại nước nhà, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho quốc dân”.
- Hay “Giành được chính quyền, với mấy khẩu hiệu êm tai, chương trình vĩ đại, Việt - Minh lôi kéo được một số đông thanh niên non lòng, nhẹ dạ để làm hậu thuẫn, để đốc kháng chiến sau này.
- Trên mặt báo này cũng xuất hiện lời kêu gọi “hỡi các vị thủ lãnh Việt Minh! Nếu các vị thật tình thương mến quê hương xứ sở, chúng tôi mong các vị sớm ngưng cuộc kháng chiến vô ích này đi, vì càng kháng chiến càng làm hại thêm cho đồng bào đã cũng khổ lắm rồi” (Trích trong bài “Ấy lời phi lộ” đăng trên số 1, thứ năm, Ngày 24/1/1946).
- Liên quan đến vấn đề về mối quan hệ Việt – Pháp sau cuộc tổng khởi nghĩa cũng trong loạt bài viết “những vấn đề trong bí mật Việt Nam” ra liên tục 17 kỳ trên tờ Thời Luận đã có những thông tin như: trong số 47 (ra thứ năm, ngày Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm chống lại quân Đồng minh trên lãnh thổ Việt Nam sau này, nhưng những lãnh tụ kháng chiến Pháp ở Viễn Đông như Sainteny cũng không bao giờ coi mặt trận Việt Minh là đối phương mà còn coi là bạn đường chiến đấu.
- Nhựt trong các nước bị Nhựt chiếm đóng càng khuyến khích mặt trận Việt Minh hành 8 động…đó cũng là nguyên nhân làm cho người Việt Nam căm hờn người Pháp, làm cho Đồng Minh mất tín nhiệm Pháp.
- Khiến Mặt trận Việt Minh – một tổ chức chánh trị đầu tiên là một mặt trận Quốc gia – biến thành ổ cộng sản.
- Những mâu thuẫn ngay trong cùng một tờ báo và trong cùng một chùm bài viết được thể hiện rõ, nếu như ở số 47, nói về quan hệ Việt – Pháp trước và sau cuộc tổng khởi nghĩa 19/8/1945 là “những lãnh tụ kháng chiến Pháp ở Viễn Đông như Sainteny cũng không bao giờ coi mặt trận Việt Minh là đối phương mà còn coi là bạn đường chiến đấu” thì đến số 48 lại xuất hiện “Người Pháp khi ấy đã tỏ ra thù hận với người Việt Nam, họ ngóng chờ quân đội Anh tới sẽ dẫn dắt quân đội Pháp theo như lời tuyên bố của Đại tướng De Galle để bắt dân Việt Nam làm nô lệ nước Pháp không biết đến mấy thế kỷ nữa”.
- Ý kiến này cũng khác hẳn so với những thông tin trên tờ Tân Việt đã nêu trước đó, thể hiện sự không đồng nhất, thậm chí đối lập rõ rệt giữa các báo trong những thời kỳ lịch sử khác nhau.
- Điều này chứng tỏ thông tin thể hiện trên mặt báo không hề khách quan như tinh thần cố hữu phải có của 1 sản phẩm báo chí, trái lại nó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chính trị, chế độ chính trị tại thời điểm mà thông tin được đăng tải.
- Tiếp tục khảo sát trên các nhật báo ở thời điểm cách xa thời điểm xảy ra cuộc tổng khởi nghĩa như Đời Mới, Tiếng Chuông, Dân Nguyện, Tia Sáng, Tự Quyết, Đối Diện nhưng cũng không tìm được nhiều thông tin về cuộc tổng khởi nghĩa.
- Chỉ xuất hiện trên tờ Đời Mới (số 1295, thứ hai, ngày có nội dung: “Ngày 19/8, ngày lễ Cách mạng tháng Tám của Việt – Minh, Thủ đô Sài Gòn hoàn toàn yên tĩnh, bữa thứ bảy 19/8 vừa qua, Việt Minh hô hào cổ vũ dân chúng hãy cử hành cuộc lễ Cách mạng tháng Tám năm nay cho thật long trọng.
- hai chữ “long trọng” của V.M có nghĩa giết cho thật nhiều, quấy rối cho thiệt dữ…nhưng suốt ngày Thủ đô Sài Gòn sống trong sự yên tĩnh hoàn 9 toàn, chợ búa vẫn họp đông đủ, xe vẫn thông đều đều…như thế cho biết quần chúng đã từ từ giác ngộ nhiều rồi, nên họ xa dần Việt Minh, không còn coi lịnh Việt Minh ra quái gì cả” và bài “thất bại chua cay của Việt Minh” với nội dung: “Việt Minh cổ động lễ cách mạng tháng tám rất ồ ạt, để rồi rước lấy thất bại chua cay: Dân chúng không theo, từ thành thị đến thôn quê, chợ nhóm, thợ đi làm, xe cộ vẫn lưu thông, mặc dầu việt minh quen thói hăm he bắn giết nếu ai bất tuân”.
- Một số nhận xét Căn cứ việc khảo sát các nhật báo Sài Gòn dựa trên danh mục báo chí Sài Gòn tại thư viện Khoa học Tổng hợp TpHCM, chúng tôi đã có những nhận xét sơ bộ như sau: vào thời điểm diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945, tại Sài Gòn không có tờ báo nào tồn tại.
- Vì vậy mà những thông tin về cuộc tổng khởi nghĩa này đã không được phản ánh một cách kịp thời, nhanh chóng, liên tục ngay tại thời điểm diễn ra sự kiện mà phải qua một thời gian khá lâu, khi một số tờ báo ra đời thì những thông tin về sự kiện mới được giới báo chí nhắc lại.
- Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của tình hình chính trị lúc bấy giờ nên thông tin được đăng tải cũng không nhiều.
- không có một bài chuyên biệt nào để tái hiện lại không khí của những ngày tổng khởi nghĩa, những thông tin mà chúng tôi trình bày ở trên được bóc tách ra từ những bài viết chung về tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam lúc bấy giờ.
- Tuy vậy, thông qua những nội dung liên quan đến cuộc tổng khởi nghĩa được đăng tải trên mặt báo kết hợp với những tư liệu lịch sử chính thống hiện nay cũng phần nào giúp người đọc hình dung lại và có cách nhận xét, đánh giá về tình hình đất nước sau khi diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa lịch sử này.
- Có thể thấy, trong những thời điểm khác nhau, với những mục đích chính trị khác nhau thì những thông tin được thể hiện trên mặt báo cũng khác nhau.
- Xuất hiện nhiều nhất trên mặt báo vẫn là những bài viết có nội dung về tình hình đất nước sau 10 khi diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa.
- Trên cơ sở đối chiếu so sánh và phân tích chúng tôi thấy rằng đây là nguồn tư liệu của đối phương nên thực tế khó có thể giữ được tính khách quan, chân thực của một sản phẩm báo chí.
- Mặt khác, vì những diễn biến đa dạng, phức tạp, biến chuyển mau lẹ của thời cuộc cũng khiến cho báo giới Sài Gòn lúng túng trong việc phản ánh, nêu quan điểm, chính kiến về vấn đề