« Home « Kết quả tìm kiếm

Năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu G


Tóm tắt Xem thử

- Năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2015, đứng thứ 7 trong nhóm các mặt hàng/ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,12 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành trong năm 2016.
- Theo dự báo, tiếp đà phục hồi từ cuối năm 2016, kinh tế thế giới năm 2017 nhiều khả năng sẽ khởi sắc và với tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do (Hiệp định EVFTA, RCEP, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA), TPP), xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong năm 2017 sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 7%.
- Việt Nam hiện là một trong 5 nhà cung cấp sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới,đồ gỗ Việt Nam hiện xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia trên thế giới, đây là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển bền vững của ngành gỗ Việt Nam.
- 1/ Giảm sức ép lên rừng tự nhiên Bên cạnh sự đóng góp của nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên trong nước, hiện nay Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ bên ngoài.
- Trong khi lượng gỗ cung ứng trong nước có hạn, đặc biệt là lượng gỗ có chứng chỉ được khai thác từ khu vực rừng được quản lý bền vững thì nguồn gỗ chứng chỉ nhập khẩu lại có giá khá cao.
- Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HaWa), hiện đa số các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đều đã sử dụng nguồn gỗ hợp pháp nhập khẩu.
- Tuy nhiên, để giảm giá thành và tiết kiệm chi phí sản xuất, một số doanh nghiệp vẫn lựa chọn phương án sử dụng gỗ chưa đạt chứng chỉ rừng, bao gồm cả gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên trong nước và gỗ nhập khẩu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên được nhập khẩu chủ yếu từ các nước lân cận nhưng tính pháp lý của gỗnhập từ nguồn này thường không rõ ràng.
- Điều này không chỉ làm thay đổi cơ cấu của rừng tự nhiên mà còn khiến việc tiếp cận với các thị trường xuất khẩu yêu cầu gỗ có nguồn gốc hợp pháp và gỗ đạt chứng chỉ sẽ ngày càng khó khăn và bị thu hẹp.
- Điều đáng nói là sản lượng lớn gỗ tại thị trường trong nước chưa sử dụngđược do yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu đồ gỗ.
- Do đó vai trò của việc quản lý rừng bền vững rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.
- Nhằm giảm sức ép lên tài nguyên rừng tự nhiên, việc cần thiết phải phát triển nguồn nguyên liệu bền vững, Chính phủ đã có nhiều hạn chế việc khai thác rừng tự nhiên và bắt buộc các chủ rừng phải áp dụng phương pháp quản lý rừng bền vững.
- Tại hội thảo “Thiết kế và phát triển sản phẩm bền vững” do HaWa tổ chức mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Heiko Wormer – Cố vấn kỹ thuật chương trình Quản lý rừng bền vững lâm nghiệp Việt – Đức cho biết, từ 2006 chương trìnhđã phối hợp với một số doanh nghiệp để triển khai phương pháp quản lý rừng bền vững tại Việt Nam trên 3 phương diện: môi trường, kinh tế và xã hội.
- Tháng 8/2011 chương trình lâm nghiệp Việt-Đức đã thành công trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Đăk Tô (Kon Tum) đạt chứng chỉ FSC cho gỗ có kiểm soát đầu tiên tại Việt Nam.
- Trong tháng 3/2012 chương trình cũng phối hợp để hỗ trợ lâm trường Trường Sơn (Quảng Bình) nhận chứng chỉ FSC.
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) đãđược công nhận trên toàn thế giới, khi có được chứng nhận này các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với các thị trường xuất khẩu.
- Mặt khác, chúng ta có thể chủ động nguồn cung nguyên liệu gỗ dài hạn đồng thời nâng cao hình ảnh của chủ rừng và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp.
- Hiện tại, lâm nghiệp Đăk Tô khai thác m 3 gỗ tròn/năm, lâm trường Trường Sơn (Quảng Bình) khai thác 5.500 m3 gỗ tròn/năm, trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam không cần nhập khẩu từ gỗ nước ngoài nữa.
- 2/ Sử dụng gỗ ít được biết đến Việt Nam còn sở hữu trữ lượng lớn các loại gỗ ít được biết đến nhưng do ít hay chưa được khai thác nhiều trong rừng tự nhiên và cũng chưa biết đến trên thịtrường thế giới nên nguồn sử dụng vẫn còn hạn chế.
- Ngoài ra, những loại gỗ này ít được biết đến là do thị trường truyền thống ưa chuộng những loại gỗ có giá trị thương phẩm cao.
- doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa hiểu nhiều về chính chất cơ lý, cơ học của các loại gỗ này.
- Hơn nữa, một số loại gỗ có tính chất khó chế biến, phải áp dụng kỹ thuật sấy đặc biệt … Các chuyên gia cho rằng, cần quảng bá các loại gỗ ít được biết đến để giảm việc khai thác quá mức một vài loài gỗ thương mại có giá trị cao, đồng thời sẽgiúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn gỗ hợp pháp trong nước rẻ hơn, có chứng nhận nguồn gốc, sản phẩm xanh.
- Khi những loại gỗ ít được biết được thị trường chấp nhận thì không chỉ giá trị gỗ cao mà giá trị rừng cũng sẽ được nâng lên, từ đó các chủ rừng sẽ có nhiều lợi nhuận để tái đầu tư lại cho trồng rừng và áp dụng quản lý rừng bền vững.
- Ngoài ra, nếu chúng ta sử dụng loại gỗ ít được biết đến cũng sẽ làm giảm gánh nặng nhập khẩu của các doanh nghiệp, hạn chế sử dụng những loại gỗ không rõ nguồn gốc trong rừng tự nhiên từ các nước lân cận.
- Hiện có 18 loại gỗ ít được biết đến đã được chọn (mít nài, thông nàng, kơnia, dẻ đỏ, bời lông vàng, chò xót, cóc đá…) và phát hiện những tính năng ưu việt của từng loại sau khi lựa chọn được thử nghiệm các tính chất kỹ thuật, cơhọc, độ cong, vênh, thử nghiệm tính chất gia công chế biến gỗ như cưa, bào, chà nhẵn.
- Ông Heiko Wormer cho rằng, khi kết hợp với các doanh nghiệp trong các thử nghiệm này thì phản hồi của các doanh nghiệp sản xuất rất tích cực đối với các loại gỗ mới này và cũng có ý định đặt hàng dài hạn, hi vọng trong thời gian tới các sản phẩm này sẽ được thị trường nội địa chấp nhận.
- Trong 18 loài ít được biết đến thì loại cóc đá trữ lượng vẫn còn nhiều, đây là loại gỗ tốt có thể thay thế nhiều loại gỗ khác sau này, đã có chứng chỉ gỗ kiểm soát FSC và ứng dụng chuỗi hành trình sản phẩm COC có thể sử dụng sản phẩm này để sản xuất đi châu Âu.
- Do đó, trong thời gian tới, thách thức là làm sao khuyến khích, quảng bá đểnhững loại gỗ ít được biết đến được khai thác nhiều hơn.
- 3/ Thiết kế riêng cho thị trường nội địa Bên cạnh thị trường xuất khẩu thì thói quen và thị hiếu của người Việt Nam vẫn sử dụng các sản phẩm đồ gỗ, tuy nhiên, Việt Nam thường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhưng không có thiết kế riêng cho thị trường trong nước.
- Sản xuấtđược những sản phẩm do chính mình thiết kế luôn là mục tiêu của sự phát triển chủ động, bền vững của các doanh nghiệp.
- Tuy vậy, lâu nay việc thiết kế sản phẩm là một trong những “lỗ hổng” của các doanh nghiệp.
- Theo bà Nguyễn Thị Đằng Loan – Giám đốc chuỗi bán lẻ Nhà Xinh, rõ ràng thịhiếu của người Việt vẫn là đồ gỗ, hiện nay xu hướng thiết kế những sản phẩm từgỗ được quản lý và phát triển bền vững có nhiều khả năng thành công khi đưa vào thị trường nội địa.
- Các mẫu sản phẩm được các nhà thiết kế và doanh nghiệp sản xuất, về tính thẩm mỹ và công năng sử dụng người tiêu dùng rất hài lòng nhưng cái khó khăn nhất hiện nay là khâu sản xuất đại trà, rất cần thiết để quyết định sự thành công của sản phẩm.
- Ông Trần Thiên – Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Hòa cho biết, việc thiết kế sản phẩm bền vững cho thị trường xuất khẩu đã nói rất nhiều, đãđến lúc phải nghĩ đến thị trường nội địa.
- Để phát triển bền vững sản phẩm cho thị trường nội địa phải đi theo xu hướng chung của thế giới hay xu hướng sử dụng nhiều trong nước.
- Hiện thế giới ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm làm từ gỗ tràm vì giá rẻ, chất lượng sản phẩm tốt.
- Và đây là nguồn gỗ được đánh giá bền vững nhất hiện nay ở Việt Nam, có thể đáp ứng 70% nhu cầu, và với tốc độ phát triển trong tương lai gần đây sẽ là nguồn cung cấp gỗ lớn nhất của nước ta.
- Hiện tại Việt Nam có 3 cánh rừng tràm được công nhận chứng chỉ FSC (Bình Định: cung cấp 10.000 m3 gỗ/năm, Quảng Trị: cung cấp m3 /năm, nhà máy giấy Bãi Bằng mỗi năm cung cấp 10.000 m3 /năm).
- Ông Thiên nhấn mạnh, Việt Nam đang sở hữu diện tích tràm khá lớn, và thực tế tràm là nguyên liệu có chất lượng tốt, độ bền dẻo cao, được thế giới đánh giá cao và dùng làm nguyên liệu chính cho đồ trang trí ngoài trời nhưng việc thiết kế sản phẩm và màu sắc khi đưa ra thị trường nội địa vẫn chưa được đánh giá cao, bởi tâm lý của người tiêu dùng là “ngưỡng” khó vượt qua nhất bởi người tiêu dùng Việt Nam rất quan trọng màu sắc và thiết kế… Theo bà Đằng Loan, gỗ tràm là một loại gỗ đang có rất nhiều tại thị trường Việt Nam nhưng để đưa sản phẩm đồ nội thất có sử dụng gỗ tràm đến với người tiêu dùng cần có thời gian.
- Các nhà phân phối và doanh nghiệp hãy kiên nhẫn trong quá trình đưa sản phẩm mới vào thị trường.
- Lợi thế cạnh tranh: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, với diện tích 327.500 km2, diện tích rừng bao phủ khoảng 30% với số liệu thống kê được là khoảng 9,5 triệu km2.
- Với các trữ lượng rừng được thống kê như sau mét khối Rừng non Rừng gỗ + Rừng lá Rừng ngập Rừng núi Tre nứa rộng + lá mặn đá kim Địa hình Việt Nam đa dạng, bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
- Có thể chia khí hậu Việt Nam thành 2 đới lớn, miền Bắc – khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt.
- Bên cạnh đó, do cấu tạo địa hình bị chia cắt nên Việt Nam còn nhiều vùng tiểu đới khí hậu có khí hậu ôn đới như Sapa, Lào Cai, Lâm Đông, vùng khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La.
- Với một tổng thể điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam có nhiều khu vực rừng có trữ lượng cao và chất lượng quý như.
- Vùng rừng Tây Bắc: với các loại cây Du, Thông 3 lá, Pơmu, Chò chỉ.
- Vùng rừng Bắc Trung Bộ: với các loài Lim, Sến, Trai, Nghiến, mun, Thông nhựa.
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: với đất đai nghèo dinh dưỡng thích hợp với các khu rừng cao su.
- Vùng rừng Tây Nguyên với các loài Thông, Dẻ, Bằng Lăng, các cây họ Dầu - Vùng rừng Đông Nam bộ: với Cao su, Bạch đàn - Vùng đồng bằng song Cửu Long với đặc trưng các khu rừng ngập mặn và đặc biệt giàu có những rừng Tràm.
- Việt Nam cũng thường xuyên đối mặt với các đợt thiên tai từ nhẹ đến nghiêm trọng hàng năm.
- Nhưng loại thiên tai ảnh hưởng nhiều nhất đến ngành lâm nghiệp Việt Nam chính là hạn hán.
- Trong khi theo thống kê, Việt Nam có 6 triệu hecta rừng dễ cháy như rừng Thông, Bạch đàn, Tràm…, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi 16.000 ha rừng do cháy Người lao động: Hiện nay, tình hình lao động của ngành là một vấn đề cần có biện pháp tăng cả chất lượng và số lượng.
- Thời báo kinh tế Việt Nam cho biết, trong khoảng 170 000 lao động ngành gỗ, lao động trình độ đại học chỉ chiếm 3% công nhân kỹ thuật chiếm 30%, còn lại là lao động phổ thông (Số liệu từ Khoa chế biến lâm sản, trường Đại học Lâm Nghiệp).
- Các cơ sở đào tạo dạy nghề chế biến gỗ cũng không thoả mãn được nhu cầu của các doanh nghiêp vì vậy ngành công nghiệp gỗ đang đứng trước hiện trạng thiếu trầm trọng nguồn lao động lành nghề.
- Đối với ngành kinh tế Nông Lâm Nghiệp, năng suất lao động xã hội đạt 34.7%.
- Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế, ngành Nông Lâm nghiệp chiếm 48.2% khoảng 23 022 nghìn người.
- (Nguồn: Tổng cục thống kê, số liệu hết năm 2009) Năng suất của các doanh nghiệp được tìm hiểu khá thấp.
- So sánh ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung Quốc là 16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng 70.000 USD/công nhân/năm).
- Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp trong cơ cấu thu nhập của hộ nông dân còn thấp: toàn quốc là 4,8%, vùng Đông Bắc 11,7%, Tây Bắc 23%, Bắc Trung bộ 7,2%, Nam Trung bộ 5,2%, Tây Nguyên 7,4%, Đông Nam bộ 2%, Đồng bằng sông Cửu Long 2,1% và Đồng bằng sông Hồng 0,2%.
- Vốn kinh nghiệm: Hiện tại nước ta ó 4 trung tâm sản xuất đồ gỗ chính: Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, Đak Lak) và Miền Nam Việt Nam (Bình Dương, Tp.
- Tại đồng bằng sông Hồng thì Hà Tây, Bắc Ninh và Hà Nội là những trung tâm hàng đầu về sản xuất đồ gỗ theo kiểu truyền thống.
- Những trung tâm nổi tiếng là làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Vạn Điểm (Hà Tây), Vân Hà (Hà Nội)… Còn có rất nhiều làng nghề sản xuất đồ gỗ tại các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hưng Yên.
- Việt Nam có truyền thống sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ lâu đời và đối với nhu cầu của ngành gỗ hiện nay thì những kĩ thuật sản xuất truyền thống được lưu truyền và phát triển là một nguồn vốn kiến thức quốc gia vô giá,đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành gỗ mỹ nghệ Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Chương trình bảo vệ rừng tự nhiên quốc gia Trận Đại hồng thủy 1998 tại Trung Quốc xảy ra trên 2 con sông Yangtze và Yellow (Hoàng Hà) đã tàn phá nhiều địa phương, điển hình là các nơi như Hubei và Hunan.
- 10 Thông tin về trận đại hồng thủy có thể tham khảo tại trang web: (https://en.wikipedia.org/wiki/1998_China_floods) 16 được cho là do nạn khai thác quá mức các diện tích rừng đầu nguồn (Sun và cộng sự 2016, https://en.wikipedia.org/wiki/1998_China_floods).
- Trận đại hồng thủy đã đánh dấu bước ngoặt về chính sách trong quản lý tài nguyên rừng tại Trung Quốc.
- Bắt đầu kể từ năm 2000, Chính phủ thực hiện Chương trình Bảo vệ rừng tự nhiên Quốc gia (Natural Forest Protection Program, NFPP), với mục tiêu ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ các diện tích rừng đầu nguồn.
- Chương trình tập trung vào các diện tích rừng được quản lý bởi các lâm trường, với 2 nội dung chính như sau (Sun và cộng sự, 2016.
- Cấm khai thác rừng ở các khu vực đầu nguồn của sông Yangtze, đầu nguồn và trung nguồn của sông Hồng Hà  Hạn chế khai thác gỗ ở các diện tích rừng được quản lý bởi lâm trường, thuộc phía Bắc Trung Quốc (tỉnh Heilongjiang và Jilin) và khu vực Nội Mông Chương trình Bảo vệ rừng tự nhiên Quốc (NFPP) gia bao gồm 17 tỉnh, với diện tích rừng lên tới 68,2 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó bao gồm 56,4 triệu ha đất có rừng (53% tổng diện tích rừng tự nhiên của cả quốc gia).
- Diện tích rừng thuộc chương trình bảo vệ rừng tự nhiên quốc gia (NFPP) Nguồn: SFA, trích từ nguồn Canby 2015 Chương trình NFPP giai đoạn (NFPP I) đầu được thiết kế cho giai đoạn thực hiện 10 năm với diện tích rừng bảo vệ được mô tả bằng màu xanh trong Hình 15.
- Chương trình sau đó được mở rộng thành giai đoạn 2 (NFPP II), bao gồm thêm diện tích của 11 hạt (counties), với diện tích giai đoạn 2 được thể hiện bằng màu đỏ trên Hình 15.
- Hạn chế /cấm khai thác gỗ Vào tháng 1 năm 2014 cơ quan quản lý lâm nghiệp của Trung Quốc đã ban hành Thông báo cấm khai thác gỗ thương mại, theo đó công ty Lâm nghiệp nhà nước Longjiang Forest Industry và công ty Lâm nghiệp Greater Khingan (Anling) thuộc tỉnh Heilongjiang (Hắc Long Giang) sẽ phải ngừng khai thác gỗ thương mại bắt đầu từ tháng 4 năm 2014 (SFA 2015, Sun và cộng sự 2016).
- Bên cạnh đó, Thông báo cũng đưa ra 5 quy định chặt chẽ về khai thác gỗ (SFA 2015), bao gồm.
- Tiến trình chặt chẽ trong việc phê duyệt về thiết kế khai thác và địa điểm khai thác.
- Giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác trong phạm vi diện tích được cho phép.
- Quản lý chặt chẽ việc làm giàu rừng (forest tending.
- Thiết lập hệ thống minh bạch nhằm loại bỏ khai thác gỗ lậu.
- Thực ra lệnh cấm khai thác gỗ có hiệu lực vào tháng 4 năm 2014 không phải là lệnh cấm mới hoàn toàn mới mà là một phần mở rộng của Chương trình NFPP.
- Tuy nhiên, trước khi thực hiện lệnh cấm năm 2014, lượng gỗ khai thác ở các công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã giảm, xuống còn khoảng gần 0,9 triệu ha năm 2013, từ khoảng 4,1 triệu m3 trước khi thực hiện NFPP giai đoạn 2.
- Tuy nhiên, việc ban hành lệnh cấm đưa ra một thông điệp mạnh mẽ trong quốc gia thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc bảo vệ rừng.
- Hình 16, phần màu hồng chỉ ra các diện tích rừng thuộc tỉnh Hắc Long Giang nằm trong phạm vi của lệnh cấm khai thác gỗ.
- Diện tích rừng nằm trong lệnh cấm khai thác gỗ năm 2014.
- Lệnh cấm khai thác gỗ được tiếp tục mở rộng vào tháng 4 năm 2015, bao gồm toàn bộ các diện tích rừng tự nhiên nằm ở phía Đông Bắc của quốc gia và khu vực Nội Mông.
- Bên cạnh đó, lệnh cấm mới đưa ra kế hoạch theo ba giai đoạn khác nhau của Chính phủ trong việc mở rộng ra toàn bộ các diện tích rừng tự nhiên đang được quản lý bởi các công ty lâm nghiệp nhà nước.
- Phần mở rộng cũng bao gồm các diện tích rừng tự nhiên nằm ở 14 tỉnh không nằm trong diện tích của Chương trình bảo vệ rừng tự nhiên quốc gia (NFPP) (Sun và cộng sự, 2016).
- 18 Các giai đoạn của lệnh cấm mở rộng năm 2015 bao gồm (SFA 2015.
- Giai đoạn 1, dừng tất cả việc khai thác gỗ thương mại tại các khu vực rừng tự nhiên trọng điểm, hiện đang được quản lý bởi các công ty lâm nghiệp nhà nước, bao gồm các khu vực Đông Bắc và khu vực Nội Mông, bắt đầu từ năm 2015  Giai đoạn 2, dừng tất cả việc khai thác thương mại ở các khu vực rừng tự nhiên do các lâm trường quản lý, bắt đầu từ năm 2016  Giai đoạn 3, ngừng toàn bộ việc khai thác gỗ thương mại trên tất toàn bộ các diện tích rừng tự nhiên trong quốc gia bắt đầu từ năm 2017 Lệnh cấm có hiệu lực sẽ làm mất đi một lượng cung gỗ tròn tương đương với 49,94 triệu m3 mỗi năm (Sun và cộng sự, 2016, Canby 2015).
- Theo lý thuyết, khi lệnh cấm này có hiệu lực, các loài gỗ trong rừng tự nhiên (xem Hình 10) thể hiện trong bảng 11 sẽ không còn được khai thác và không xuất hiện trên thị trường.