« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ứng dụng bộ nghịch lưu đa mức cấu trúc module cho các ứng dụng với lưới điện


Tóm tắt Xem thử

- Lí do chọn đề tài: Ngày nay, điện tử công suất được áp dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, từ những bộ biến đổi công suất cỡ nhỏ cho đến những ứng dụng có sử dụng những bộ biến đổi hàng mega oat.
- Sự phát triển của công nghệ bán dẫn, cho phép chế tạo những van bán dẫn có thể chịu được dòng, áp cao cũng như tần số đóng cắt lớn, đồng thời các hướng nghiên cứu về mô hình các bộ biến đổi, thuật toán điều chế mới trong những năm gần đây đạt được những thành tựu to lớn góp phần đưa điện tử công suất trở thành một lĩnh vực hấp dẫn, có nhiều thú vị đối với nghiên cứu, đầu tư.
- Các bộ biến đổi đa mức đã được nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ trong mấy thập kỷ trở lại đây và có nhiều thành công.
- Bộ biến đổi đa mức cấu trúc module (Modular Multilevel Converter – MMC) là một trong những mô hình tiên tiến và được ứng dụng khá mạnh mẽ.
- Cũng từ thực tiễn đó, em đã quyết định chọn bộ biến đổi MMC làm đối tượng nghiên cứu, đưa ra mô hình hoá và xây dựng cấu trúc điều khiển phù hợp.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về bộ biến đổi MMC, thực hiện mô hình hoá và xây dựng cấu trúc điều khiển với thuật toán điều khiển NLM kết hợp phương pháp cân bằng năng lượng.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Tìm hiểu chung về các bộ biến đổi đa mức - Giới thiệu bộ biến đổi đa mức cấu trúc module (MMC).
- 2 - Mô hình hóa và xây dựng cấu trúc điều khiển cho MMC.
- Sử dụng thuật toán điều khiển NLM và phương pháp cân bằng năng lượng - Mô phỏng và kiểm chứng kết quả.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Kết luận: Luận văn đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra là mô hình hoá bộ biến đổi MMC, sử dụng phương pháp điều khiển NLM để điều khiển một bộ biến đổi đa mức MMC và thực hiện kiểm chứng kết quả bằng mô phỏng trên PSCAD.
- Thuật toán NLM và phương pháp cân bằng trên tụ được thiết kế cho 20 SM trên mỗi pha của bộ biến đổi đồng thời sử dụng thuật toán NLM và PSCAD để mô phỏng, tuy nhiên do điều kiện và thời gian có hạn nên luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt