Academia.eduAcademia.edu
LỜI MỞ ĐẦU 1.GIỚI THIỆU 1.1. Tên đề tài: “nghiên cứu về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing mix sản phẩm cho công ty Organic foods” 1.2. Lí do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, đặc biệt là xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, marketing được coi là một trong những công cụ không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giúp doanh nghiệp tạo lập uy tín và vị thế vững chắc trước đối thủ. Đây là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thích ứng với biến động thị trường. Các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến giữ vai trò quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quyết định trong marketing hiện nay vẫn đang là điểm yếu của nhiều nền doanh nghiệp Việt Nam. Đa số vẫn không hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của các hạt động này mà chỉ dựa trên kinh nghiệm của bản thân và công ty đi trước. Vì vậy, nguồn ngân sách mà các doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động marketing tuy không nhỏ nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, gây lãng phí. Organic foods Là một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng thực phẩm hữu cơ (organic) với chuỗi đại lý trải dài từ Bắc đến Nam thì hoạt động marketing và quảng cáo lại càng có tầm ảnh hưởng hơn đến kết quả hoạt động của công ty. Theo đó, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đi kèm với đó là những đòi hỏi ngày càng khắc khe đối với sự an toàn của các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày. Nhận biết được nhu cầu đó, trong những năm gần đây một loạt các thương hiệu thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, thực phẩm hữu cơ...ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng chính sự ra đời ồ ạt của các thương hiệu này dẫn đến những tồn tại bất cập của thị trường thực phảm an toàn, như: thật – giả khó phân biệt, sự hoài nghi liệu có an toàn như mong đợi, thông tin thực phẩm liệu có đáng tin cậy, chỉ giành cho người giàu. Do vậy, công ty rất chú trọng về công tác này nhằm tìm ra những đường hướng, chiến lược kinh doanh đúng đắn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh bền vững để duy trì vị trí của người đứng đầu trong lĩnh vực thực phẩm organic. Trong thời gian vừa qua, công ty đã đầu tư rất nhiều nhằm nâng cao chất lượng hoạt động marketing. Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn chưa thu về kết quả như mong muốn. Nhằm nâng cao những hiểu biết và áp dụng thực tiễn vào hoạt động marketing tại công ty Organic foods, em chọn đề tài “ nghiên cứu về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing mix sản phẩm cho công ty Organic foods” 2. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing cho công ty Organic foods. Tăng doanh số, lợi nhuận cho công ty Organic foods. Phát triển hình ảnh, khẳng định thương hiệu công ty Organic foods. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing của công ty Organic foods. - Khách thể nghiên cứu: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing sản phẩm Organic tại Bình Dương. - Đối tượng khảo sát: công ty Organic foods tại Thành phố Thuận An. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017-2019 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu thông tin liên quan đến đề tài từ sách, báo, internet... Thu thập tài liệu liên quan đến chiến lược marketing nội bộ của Công ty từ năm 2017-2019. Phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng: Sau khi thu thập được các dữ liệu, tôi sử dụng phần mềm thống kê Excel, để hỗ trợ cho việc tính toán, phân tích và làm cơ sở để đề xuất các giải pháp. Tham khảo ý kiến cũng như sự góp ý của nhân viên trong Công ty. 2.4. Mô hình các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả marketing mix trong công ty Organic foods Phân tích các cơ hội marketing Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing mix Xây dựng chiến lược marketing Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động marketing mix Hoạch định các chương trình marketing Sơ đồ 2.4. Mô hình các giải pháp đề xuất [-1] 2.5. Kết quả dự kiến đạt được - Phân tích, nhận định tình hình marketing mix hiện tại trong công ty. - Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing mix trong công ty Organic foods. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing mix trong công ty Organic foods. 2.6 Câu hỏi nghiên cứu Doanh thu của công ty Organic foods trong những năm gần đây từ 2017-2019. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm bán ra bình quân hàng năm của công ty Organic foods từ năm 2017-2019. Sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu và lợi ích gì cho khách hàng ? Những kênh phân phối hiện tại của công ty đã mang lại hiệu quả gì ? Có nên xây dựng thêm những kênh phân phối khác ? 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần dẫn luận cùng với phần phụ lục, nội dung của bài tiểu luận gồm có 3 chương: CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận chung về marketing mix trong doanh nghiệp CHƯƠNG 2: Thực trạng các biện pháp marketing mix trong công ty Organic foods CHƯƠNG 3:Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing mix trong công ty Organic foods. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING MIX TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về marketing trong doanh nghiệp [-1] 1.1.1Khái niệm của marketing trong doanh nghiệp Ngày nay các doanh nghiệp muốn kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao điều cần phải có sự hiểu biết và vận dụng marketing hiện đại. marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra, đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Có rất nhiều định nghĩa về marketing: Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng”. Theo Philip Kotler:[-2] “Marketing làm một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. Tuy nhiên cũng có thể hiểu Marketing mix như sau: “Marketing-mix là tập hợp các công cụ về Marketing mà một công ty sử dụng để đạt được những mục tiêu trên thị trường mục tiêu”. Marketing-mix gồm 4Ps cơ bản, đó là: Product (Sản phẩm); Price (Giá cả); Place (Phân phối); Promotion (Xúc tiến hỗn hợp). Ngày nay, ngoài 4Ps cơ bản, người ta còn sử dụng thêm 4Ps khác nữa, đó là: Probing (Nghiên cứu thị trường); Partitioning (Phân đoạn thị trường); Priotizing (Định vụ mục tiêu ưu tiên); Positioning the competive options (Định vị mục tiêu cạnh tranh).  Theo J.J.Lam bin: “Marketing đó là quảng cáo, là kích động, là bán hàng bằng gây sức ép, tức là toàn bộ những phương tiện bán hàng đôi khi mang tính tấn công, được sử dụng để chiếm thị trường hiện có, marketing cũng là toàn bộ những công cụ phân tích phương pháp dự đoán và nghiên cứu thị trường được sử dụng nhằm phát triển cách tiếp cận những nhu cầu và yêu cầu”. 1.1.2. Vai trò của marketing trong doanh nghiệp Marketing có vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa doanh nghiệp với thị trường. Marketing tốt còn làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ của họ. Việc liên tục trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu khách hàng chính là cách thiết lập và duy trì mối quan hệ với họ. Ngoài ra trong nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài hay chính là thị trường. Quá trình trao đổi này phải được diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô càng lớn thì sức sống và sự tổn tại của cơ thể đó cảng mãnh liệt. Thể hiện qua sự trao đổi hàng hóa, mà để trao đổi có hiệu quả phải phụ thuộc vào hoạt động marketing. Việc áp dụng các chiến lược marketing đúng đắn giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi tốt nhất cho việc bán sản phẩm cũng như dịch vụ, thay vì mất nhiều thời gian và công sức cho việc nghiên cứu, thử nghiệm, cải cách sản phẩm hay đánh giá kết quả của dịch vụ cung ứng. Xuất phát từ mục tiêu tạo ra khách hàng cho công ty, chất lượng quản trị marketing sẽ quyết định quy mô khách hàng và lượng tiêu thụ.Tiêu thụ càng nhiều thì doanh số càng cao, công ty sẽ sông sót trên thị trưởng và ngược lại. Theo logic này ta nhận thấy rõ ràng trong thời đại canh tranh ngày càng gay gắt, Marketing là chia khóa quyết định sự sống còn của mỗi công ty. Các doanh nghiệp của Việt Nam phải đầu tư và nâng cao chất lượng quản trị marketing. Như vậy có thể thấy rõ “Marketing là một hoạt động chức năng của doanh nghiệp có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối toàn bộ hoạt động kinh doanh của nó với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm xuất phát điểm cho mọi quyết định kinh doanh". 1.1.3. Mục tiêu của marketing trong doanh nghiệp -Tối đa hóa tiêu thụ: Mục tiêu của marketing là tạo điều kiện dễ dàng kích thích khách hàng, tối đa hóa việc tiêu dùng, điều này hấp dẫn đến gia tăng xuất lượng, giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất và xã hội có nhiều hàng hóa và dịch vụ. -Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng: Tối đa tiêu thụ là mục tiêu đầu tiên, nhưng mục tiêu quan trọng hơn của marketing là tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng. Sự thỏa mãn này là tiền đề cho việc mua lập lại và sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu, sự tin cậy, tín nhiệm đối với nhà sản xuất. -Tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng: Tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng là cung cấp cho khách hàng sự đa dạng, phong phú về chủng loại, về chất lượng, giá trị của sản phẩm hay dịch vụ, phù hợp với nhu cầu cá biệt, thường xuyên thay đổi của khách hàng, nhờ vậy mà họ có thể thỏa mãn nhu cầu của mình. -Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Thông qua việc cung cấp cho xã hội những sản phẩm/ dịch vụ có giá trị, giúp người tiêu dùng và xã hội thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn, cao cấp hơn, và hướng tới mục tiêu cuối cùng là đa hóa chất lượng cuộc sống. 1.1.4 Quá trình marketing của doanh nghiệp Hoạt động marketing trong mỗi doanh nghiệp kinh doanh theo tư duy hướng về khách hàng cần được thực hiện theo một trình tự nhất định. Đó chính là quá trình marketing. Để áp dụng marketing thành công, doanh nghiệp phải quản trị tốt các hoạt động marketing theo các bước trong quá trình marketing. Xác định mục tiêu Marketing Bước đầu tiên để xây dựng quy trình Marketing một cách hiệu quả chính là xác định mục tiêu Marketing. Đây chính là kim chỉ nam cho các phương pháp Marketing sau này. Mục tiêu marketing được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xây dựng kế hoạch marketing, cần tập trung vào những mục tiêu cụ thể . Nắm rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp giúp bạn nắm rõ định hướng và hoạch định ra hoạt động Marketing nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Phân tích thị trường Bước tiếp theo sau khi đã nắm rõ mục tiêu marketing chính là nghiên cứu và phân tích thị trường. Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu thị trường để hiểu các cơ hội, thách thức và cách khách hàng tiềm năng phản hồi các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ngoài ra, điều này sẽ giúp ta nắm được nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và những yếu tố tác động đến dịch vụ hoặc mặt hàng của doanh nghiệp. Hiểu và phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định điều gì cần cải thiện, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì. Đồng thời cung cấp kiến ​​thức về khách hàng tiềm năng sẽ cải thiện công việc Marketing của doanh nghiệp. Xác định phân khúc thị trường Phân khúc thị trường giúp các công ty nhắm mục tiêu các danh mục khác nhau của người tiêu dùng cảm nhận được giá trị đầy đủ của một số sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Từ những kết quả phân tích tình hình và những am hiểu về thị trường, ta sẽ xem nên phân chia thị trường như thế nào cho hợp lý. Sau khi đã hoàn thành quá trình phân khúc, doanh nghiệp sẽ có một bức nhìn toàn cảnh về thị trường mà mình đang muốn tham gia. Từ đó, tập trung được nguồn lực và ngân sách để phục vụ những khách hàng phù hợp nhất. Điều đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng đứng vững trên phân khúc thị trường đó. Hoạch định chiến lược Marketing Hoạch định chiến lược marketing là một hoạt động cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hoạch định là quá trình xác định các mục tiêu dựa trên sự phân tích, dự báo chặt chẽ sự thay đổi của môi trường cũng như thực trạng của doanh nghiệp vì vậy hoạch định giống như sự mở đường. Đây là cơ sở là tiền đồ cho giai đoạn sau của quá trình quản lý chiến lược. Việc này sẽ vạch ra những kế hoạch tiếp theo nên làm gì và không nên làm gì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch của mình. Xây dựng chiến lược phân phối cho quy trình Marketing Chúng ta cần hoạch định chiến lược lộ trình ra thị trường cho sản phẩm. Có trường hợp chúng ta phải trực tiếp phục vụ khách hàng. Nhưng cũng có trường hợp các đối tác phân phối có thể giúp chúng ta làm điều đó một cách hữu hiệu hơn. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch để phân phối sản phẩm của mình đến tay khách hàng càng sớm càng tốt. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một chiến dịch marketing nên chúng ta phải tính toán thật thận trọng. Xây dựng ngân sách cho kế hoạch Marketing Ngân sách là một số tiền có thể được sử dụng để duy trì các hoạt động dựa trên mục tiêu của kế hoạch marketing. Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra được thu hút được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý. Cần phải tránh phát sinh những chi phí ngoài ý muốn. Chiến lược truyền thông trong quy trình Marketing Một chiến lược truyền thông cụ thể tạo ra một định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, nó giúp doanh nghiệp chuyển thông điệp của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Có rất nhiều hình thức truyền thông Marketing khác nhau như: truyền thông một cách trực tiếp (mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại) hoặc truyền thông một cách gián tiếp (sử dụng hoạt động thúc đẩy thương mại, quảng cáo, truyền thông điện tử hay là các vật dụng trưng bày tại điểm bán). Dựa vào vào từng mục tiêu truyền thông Marketing là gì mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình hình thức truyền thông phù hợp nhất. Kế hoạch thực hiện Sau khi xây dựng xong chiến lược tính toán kế hoạch một cách cẩn thận, doanh nghiệp cần một kế hoạch triển khai thực hiện để triển khai từng chi tiết ra ngoài thị trường. 1.2. Marketing mix trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về Marketing mix trong doanh nghiệp Marketing-mix là tổng hợp những công cụ marketing mà doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi các mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu Có nhiều thành phần khác nhau được sử dụng trong marketing-mix nhưng theo chúng tôi Carthy, có thể phân loại các thành phần này theo bốn yếu tố gọi là 4P. Đó là sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion). Các doanh nghiệp thực hiện marketing-mix bằng cách thực hiện phối hợp bốn yếu tố chủ yếu đó để tác động vào sức mua của thị trường, mà quan trọng nhất là thị trường mục tiêu, nhằm đạt được lợi nhuận tối ưu. Giá cả: là số tiền mà khách hàng phải thanh toán cho sản phẩm. Với một chính sách giá phù hợp, khách hàng sẽ cảm nhận được sự tương xứng giữa số tiền mà họ thanh toán và giá trị mà sản phẩm mang lại. Giá cả bao gồm: giá bán theo quy định, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá đi kèm theo các điều kiện thanh toán, giá đi kèm theo các thời hạn tín dụng… Tuỳ theo từng mục tiêu mà doanh nghiệp đang theo đuổi, người ta có thể sử dụng đồng thời một hoặc một vài chính sách giá. Phân phối: là những hoạt động khác nhau mà doanh nghiệp tiến hành nhằm đưa sản phẩm ra thị trường để khách hàng có thể tiếp cận và mua các sản phẩm đó. Phân phối bao gồm các hoạt động xác định các kênh phân phối, lựa chọn các trung gian tiêu thụ, xác định thị phần của sản phẩm trong hiện tại, khả năng chiếm lĩnh thị trường trong tương lai, bố trí lực lượng bán hàng phù hợp theo từng khu vực thị trường… Quá trình phân phối còn bao gồm việc kiểm soát lượng hàng hoá dự trữ và kế hoạch cung ứng sản phẩm đến các khâu tiêu thụ một cách hiệu quả nhất. Xúc tiến: bao gồm những hoạt động khác nhau mà doanh nghiệp thực hiện nhằm thông tin và cổ động cho sản phẩm của mình đến thị trường mục tiêu. Đây là một thị trường rất quan trọng, giúp khách hàng thông đạt về những giá trị của sản phẩm, tạo ấn tượng trong tiêu dùng và thuyết phục khách hành mua sản phẩm của doanh nghiệp này mà từ chối mua sản phẩm của doanh nghiệp khác. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới marketing mix trong doanh nghiệp Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô trong marketing bao gồm các yếu tố sau: Môi trường văn hóa xã hội Môi trường chính trị, pháp luật Môi trường kinh tế và công nghệ Môi trường cạnh tranh Môi trường địa lý, sinh thái Môi trường vi mô trong Marketing Phân tích nhu cầu khách hàng và hành vi mua sắm của họ Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing là Công ty cần phải tiến hành phân tích nhu cầu khách hàng và hành vi mua sắm của họ. Nhu cầu của khách hàng Nhu cầu hàm chứa ba mức độ đó là: nhu cầu tự nhiên, nhu cầu mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong đó, nhu cầu tự nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm nào đó, nhu cầu này được hình thành do trạng thái ý thức thiếu hụt về một vật phẩm, dịch vụ cho tiêu dùng. Mỗi người có một trạng thái ý thức khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý, môi trường giao tiếp xã hội và chính bản thân người đó. Còn nhu cầu mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người nhưng phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân. Mỗi người có một trình độ văn hóa và tính cách khác nhau nên nhu cầu mong muốn có dạng đặc thù khác nhau. Phân tích hành vi mua của khách hàng Hành vi mua hàng của khách hàng vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi người có một nhu cầu mua sắm riêng và vì thế hành vi mua sắm của khách hàng không hề giống nhau. Việc phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau là công việc vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp. Nhận biết và đưa ra các phương án thích hợp với hành vi mua sắm của khách hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng và nhờ đó mà thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ. Có nhiều cách phân loại khách hàng khác nhau nhau nhưng đối với doanh nghiệp thương mại người ta thường phân khách hàng theo hai nhóm cơ bản Khách hàng là người tiêu thụ trung gian và khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng. 1.2.3. Đánh giá hiệu quả các phương pháp marketing mix trong doanh nghiệp Một trong những tiêu chí thiết thực nhất để đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing bao gồm: Doanh thu Là tổng số tiền bán hàng (hàng hóa và cung cấp dịch vụ) mà doanh nghiệp thu được trong một thời gian nhất định (năm hoặc quý). Doanh thu có được là từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần làm gia tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Phân tích doanh thu nhằm đánh giá được hiệu quả hoạt động marketing doanh nghiệp. Từ đó xác định được sản phẩm chủ đạo, khả năng đa dạng hóa, khai thác các nhóm sản phẩm. Đồng thời đánh giá được khả năng chiếm lĩnh thị trưởng phương hướng hoạt động của doanh nghiệp. Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bao gồm chất hrợng sản phẩm, dịch vụ, sự đa dạng hóa của sản phẩm, dịch vụ, trình độ nhân viên, thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, đây là chi tiêu cho thấy rõ nhất thành công trong việc kinh doanh. Khi mọi hoạt động. chiến dịch kinh doanh triển khai hiệu quả thì điều dễ nhận thấy rõ nhất chính là mức tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận Đây là chỉ tiêu cho thầy rõ rằng nhất thành công trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mọi hoạt động, chiến dịch kinh doanh triển khai tốt đep thi điều dễ nhận thấy nhất đó chính là mức lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp đạt được. Mức độ hài lòng của khách hàng Mức độ hài lòng của khách hàng là tỷ lệ khách hàng hài lòng với sản phẩm cùa doanh nghiệp. Việc khảo sát được tiến hành với các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, câu hỏi khảo sát thường được thiết kế dưới dang có nhiều mức độ hài lòng để khách hàng lựa chọn, ví dụ: rất hài lòng, hài lòng. bình thường hoàn toàn không hài lòng. Chỉ tiêu này cho bit khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực Nhân lực cũng là một yếu tố quyết định rất lớn đến thành công của hoạt động kinh doanh cũng như thành công của doanh nghiệp. Thay vì trả lương cơ bản, ở mức trung bình cho nhiều người nhưng nhiệm vụ chỉ ở mức hoàn thành, tròn vai thì doanh nghiệp giảm bớt nhân sự nhưng trả lương cao hơn để họ có nhiều động lực để đột phá vượt chỉ tiêu trong công việc. Ngoài ra, việc bố trí sử dụng nhân sự cũng rất quan trọng, bố trí nhân sự hợp lý sẽ giúp công ty giảm bớt rất nhiều chi phí sản xuất thời gian mà hiệu quả kinh doanh mang lại sẽ cao hơn. Mức độ nhận diện thương hiệu Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có độ nhận biết càng cao thì càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được khách hàng lựa chọn. Mức tăng thị phần và doanh số Sau khi thực hiện các chương trinh quang cáo xúc tiến và marketing mix thì tốc độ tiêu thụ hàng hóa sẽ thay đổi như thế nào. Bao nhiều phần trăm người theo dõi và mức độ hiệu quả của chương trình marketing xúc tiến hỗn hợp. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP MARKETING MIX TRONG CÔNG TY ORGANIC FOODS 2.1 Khái quát về công ty Organic Food 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ORGANIC FOOD. Địa chỉ trụ sở chính: Tổ dân phố 5, Phường Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Mã số thuế: 6001578813 Website: https://organicfood.vn/ Organicfood là công ty thương mại điện tử chuyên cung cấp các thực phẩm hữu cơ và tự nhiên với chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ với mục tiêu giúp người tiêu dùng Việt Nam có một cuộc sống khỏe mạnh hơn thông qua những loại thực phẩm hữu cơ có chứng nhận, thực phẩm tự nhiên và không có nguồn gốc biến đổi gene (GMO). [4] Organicfood lựa chọn các loại thực phẩm hữu cơ, thực phẩm tự nhiên từ các nhà sản xuất, các công ty trong và ngoài nước thông qua quá trình lựa chọn kỹ càng về khả năng cung ứng, các giấy chứng nhận tiêu chuẩn do các tổ chức uy tín thế giới cấp. Organicfood.vn yêu thích những gì Organicfood.vn làm và đam mê những lợi ích của một lối sống lành mạnh, tìm nguồn cung cấp sản phẩm hữu cơ chất lượng cao nhất cho khách hàng và cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà tốt nhất. Organicfood hoàn toàn tin tưởng rằng những sản phẩm tạo ra từ quá trình canh tác và sản xuất theo phương thức hữu cơ và tự nhiên tốt cho cơ thể mọi người, tốt hơn cho cộng đồng và tốt hơn cho hành tinh mà chúng ta đang sống. Một lần nữa, Organicfood được sáng lập bởi các nhà sáng lập muốn tạo dựng một cộng đồng thực phẩm sạch, dựa trên nền tảng hữu cơ (organic) và thuần từ thiên nhiên, nhằm mang lại sức khoẻ tốt nhất cho cộng đồng. Nhiệm vụ của Organicfood là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, giúp bạn tận hưởng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất. Organicfood thích tương tác với khách hàng của mình và luôn hoan nghênh phản hồi về dịch vụ của các bạn. Đó là cách mà Organicfood hiểu các bạn hơn, cũng như làm tốt dịch vụ của mình hơn, hoàn thiện mình hơn nữa từng ngày. Organicfood thích quảng bá các thực phẩm hữu cơ bổ dưỡng và giảm thiểu càng nhiều thực phẩm chế biến càng tốt. Dù thực phẩm bạn chọn cho bạn và gia đình của bạn là gì, thì Organicfood vẫn khẳng định rằng thực phẩm hữu cơ là hỗ trợ lối sống lành mạnh nhất. Thực phẩm hữu cơ mặc dù chưa được nhiều người biết đến, nhưng nó càng ngày được nhiều người tin dùng vì nó thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn và gia đình. 2.1.2. Nghành nghề kinh doanh của công ty Chuyên cung cấp các thực phẩm hữu cơ và tự nhiên với chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ với mục tiêu giúp người tiêu dùng Việt Nam có một cuộc sống khỏe mạnh hơn thông qua những loại thực phẩm hữu cơ có chứng nhận, thực phẩm tự nhiên và không có nguồn gốc biến đổi gene (GMO). Với các loại thực phẩm đa dạng như: Nước ép lạnh tươi nguyên chất từ nguồn nguyên liệu tự trồng (cải xoắn, cải cầu vồng, củ dền, chanh dây, cà rốt, thơm, táo, cam..). Thực phẩm hữu cơ (gạo, bún, trà, café, mật ong, mứt, kẹo). Thực phẩm của Organicfood đảm bảo các tiêu chí: Nguồn phân tự ủ tại nhà xưởng quy mô lớn, dùng nguồn phân bò tại địa phương không chăn nuôi thức ăn công nghiệp. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng. Rau được trồng trong nhà kín. Thu hoạch mỗi ngày và chuyển xuống Bình Dương bằng xe tải trữ lạnh chuyên dụng. 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Organicfood Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Organicfood, ta có bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2018 so với năm 2017 Năm 2019 so với năm 2018 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Tổng doanh thu 10.058.632.455 9.500.256.381 9.255.371.392 (558.376.074) (5.55) (244.884.989) (2.58) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.056.620.404 9.498.283.745 9.253.156.370 (558.336.659) (5.55) (245.127.375) (2.58) Doanh thu hoạt động tài chính 2.012.051 1.972.636 2.215.022 (39.415) (1.96) 242.386 12.29 2.Giá vốn bán hàng 9.241.235.403 8.911.510.150 8.703.013.305 (329.725.253) (3.57) (208.496.845) (2.34) 3. Tổng chi phí 724.058.465 512.666.030 477.422.192 (211.392.435) (29.20) (35.243.838) (6.87) Chi phí hoạt dộng tài chính 1.655.206 1.513.017 1.876.145 (142.189) (8.59) 363.128 24.00 Chi phí quản lí kinh doanh 722.403.259 511.153.013 475.546.047 (211.250,246) (29.24) (35.606.966) (6.97) 3.lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế 93.338.587 76.080.201 74.935.895 (17.258.386) (18.49) (1.144.306) (1.50) Thuế thu nhập doanh nghiệp 18.667.717 15.216.040 14.987.179 (3.451.677) (18.49) (228.861) (1.50) Lợi nhuận sau thuế 74.670.870 60.864.161 59.948.716 (13.806.709) (18.49) (915.445) (1.50) Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Organicfood [-5] Theo số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Organicfood biến động qua các năm khi giảm dần từ năm 2017 đến năm 2019. Cụ thể như sau: - Tổng doanh thu của công ty năm 2017 là 10.058.632.455 đồng, năm 2018 tổng doanh thu giảm xuống còn 9.500.256.381 đồng, năm 2019 tổng doanh thu tiếp tục giảm còn mức 9.255.371.392 đồng, giảm tương đương 14.11% so với năm 2018. Phần lớn doanh thu mà công ty đạt được đều đến từ danh thu bán hàng và cung cấp thực phẩm là chính nên khoản mục doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty có giá trị nhỏ, chủ yếu đến từ lời tiếng ngân hàng. Năm 2017, giảm doanh thu của công ty là 10.056.620.404 đồng. Năm 2018 doanh thu giảm xuống còn 9.498.283.745 đồng, ngoài ra vì là một công ty có quy mô nhỏ nên công ty Organic food không đầu tư vào các hoạt động. - Giá vốn bán hàng : năm 2017 giá vốn là 9.241.235.403 đồng năm 2018 giảm xuống còn 9.498.283.745 đồng. Đến năm 2019 giá vốn tiếp tục giảm là 9.253.156.370 đồng. Có thể nhận thấy giá vốn qua từng năm thay đổi do số lượng hàng hóa mô công ty phải được phù hợp với doanh thu hàng năm. Giá bán hàng là khoản mục tiêu chiếm tỉ trọng kém trong việc ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. - Lợi nhuận: Năm 2017 lợi nhuận trước thuế của công ty là 93.338.587 đồng. thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách là 10%, tương ứng 18.667.717 đồng. Do đó năm 2017 doanh nghiệp đạt múc lợi nhuận 74.670.870 đồng. Năm 2018, thị phần của công ty giảm, kéo theo doanh thu giảm, và mức chi phí cao dẫn đến lợi nhuận của năm 2018 là 60.864.161. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING MIX CHO CÔNG TY ORGANIC FOODS. 3.1. Các giải pháp đề xuất Hiện tại, công ty đang phát triển không ổn định vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề do không có chiến lược rõ ràng. Việc không có chiến lược rõ ràng trong kinh doanh sẽ mang lại rất nhiều rủi ro trong tương lai và công ty sẽ không có hoạt động rõ ràng. Do đó, công ty cần có những giải pháp thay đổi để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động hơn. Nhóm giải pháp về sản phẩm Thực tế rằng, hiện nay, trên thị trường thực phẩm trong nước đang cạnh tranh khủng khiếp đối với các thực phẩm nhập khẩu nước ngoài. Do đó, để sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp cần có một chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng. Công ty cần không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu, phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm Bên cạnh những sản phẩm là thế mạnh của công ty như những sản phẩm. Nhóm giải pháp về phân phối Việc phân phối nó quyết định tới việc có tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra có hiệu quả hay không. Đây là khâu rất quan trọng cho việc bán hàng và tiếp thu các ý kiến phản hồi của khách hàng cũng như là đối thủ cạnh tranh. Về lựa chọn hình thức phân phối Công ty Organic foods là một công ty có quy mô và tiềm lực tài chính không phải là lớn lên việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất vẫn là việc hoàn thiện khẩu phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên biên pháp để làm được tốt khẩu phân phối này đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo được cho mình một đội ngũ bán hàng trực tiếp có tính chuyên nghiệp cao. Không chỉ giỏi về trình độ chuyên môn mà công lý cần phải đào tạo qua kiến thức bán hàng và giao tiếp với khách hàng. Có như vậy để công ty mới tạo được một hình ảnh tốt với khách hàng. Cách thu bán hàng chuyên nghiệp, thái độ tâm tình và dịch vụ chu đáo trước, hậu mãi cho khách hàng sẽ tăng thêm uy tín của công ty. Bên cạnh việc cung cấp tốt nhất cho khách hàng những thực phẩm an toàn chất lượng, thì việc bán hàng trực tiếp còn giúp công ty có thể nắm bắt nhanh được cơ hội từ bên ngoài như từ phía khách hàng, phía đối thủ cạnh tranh, nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác xây dựng hình ảnh của công ty. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tình hình nghiên cứu thế giới Hiện tại trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan về các giải pháp marketing như: Sách The Brand marketing book-Joe Marconi, Nhà xuất bản McGraw-Hill, (1999) Bolton, Ruth N. “A Dynamic Model Of The Duration Of the Customer’s Relationship With A Continuous Service Provide: The Role Of Customer Satisfaction”, Marketing Science(1998). Kotler, P., & Keller, K.L.,. Marketing Management, Pearson Prentice Hall, New York. ( 2006) Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and Berry, L.L.. A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Marketing. (1985) Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện tại trong nước đã có các công trình nghiên cứu liên quan như: - Nguyễn Đức Vọng, 2015. Chiến lược Marketing – Mix tại công ty máy tính Phúc Anh. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. - Trần Thị Hòa, 2014. Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Thương. - Võ Hòa Vinh, 2014. Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing cho nghành dệt may của công ty TNHH TM KHATOCO. - Trần Thanh Hải,2015. Xây dựng các giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chức năng của công ty Thuốc Lá Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Trần Thu Thùy, 2017. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing mix sản phẩm cho công ty TNHH Tân Anh. Bài luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thăng Long. Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu xác định các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing mix sản phẩm. Hạn chế của nghiên cứu Bên cạnh những đóng góp đã đề cập, nghiên cứu còn có một số hạn chế như: 1)Kiến thức và kinh nghiệm của tôi còn những hạn chế nhất định nên chưa thể đưa ra những phân tích chuyên sâu hơn. 2) Nghiên cứu chỉ thực hiện ở thị trường TP Thuận An đối với nhóm khách hàng cá nhân nên mức độ tổng quát chưa cao. 3)Phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên mẫu có thể chưa có tính đại diện cao cho tổng thể nên tính tổng quát của nghiên cứu bị hạn chế. 5) Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mang tính ngắn hạn, chưa trình bày được sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Chủ biên GSTS:Trần Minh Đạo - cuốn “Giáo trình marketing căn bản”- Nhà xuất bản ĐH kinh tế Quốc Dân 2. Philip Kotler, 1997.Quản trị Marketing Thống kê. 3. GSTS: Nguyễn Văn Phúc- “Giáo trình quản lí đổi mới công nghệ”- Nhà xuất bản thống kê, năm 2002 4. Một số trang web tạp chí 5. Một số tài liệu của công ty Organic foods. 20