Academia.eduAcademia.edu
Hồ sơ ngành hàng rau quả Tình hình sản xuất rau quả trong nước và trên thế giới: Lịch sử phát triển của ngành hàng rau quả Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o, với các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau quả. Lịch sử phát triển ngành trồng rau Rau là những cơ quan của cây thân thảo được sử dụng làm thực phẩm như rễ, rễ củ, thân củ, thân, chồi non, lá, hoa, quả. Rau được chia làm hai nhóm chính: nhóm quả và nhóm sinh dưỡng. Nhóm quả có phần sử dụng được là quả và hạt gồm họ cà chua (cà chua, cà tím, ớt rau… ), họ đậu (đậu hà lan, đậu đũa… ), họ bầu bí (bí đao, mướp, bầu, bí ngô, dưa chuột… ). Nhóm sinh dưỡng gồm rau ăn củ và rễ (khoai tây, cà rốt, su hào… ), họ cải (cải trắng, cải bắp, súp lơ…), họ hành (hành, hẹ, tỏi…), rau thơm (quế, húng, thìa là…) Phân loại rau Giới hạn giữa cây rau và cây trồng khác rất khó phân định rõ ràng: rau muống vừa là rau ăn vừa là thức ăn gia súc; dưa hấu là rau nhưng được sử dụng như cây ăn qủa; dâu tây là cây ăn qủa nhưntg lại là cây thân thảo canh tác như cây rau; khoai tây là cây rau nhưng được canh tác trong hệ thống luân canh với cây lương thực và phương thức sản xuất cũng gần với cây lương thực hơn, nên không được xếp vào nhóm cây rau: nấm rơm nấm mèo là thực vật hạ đẳng nhưng được coi là rau... Ở Việt Nam, bốn mùa đều có thể trồng rau xanh, mùa nào rau nấy. Rau hằng năm có bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, cà chua, đậu... Rau 2 năm có hành tây, cải bắp, cà rốt, ... Cây thân thảo lâu năm có rau muống, măng tây, măng tre, ... Nguồn gốc cây rau Tất cả các loại cây trồng đều bắt nguồn từ loại hoang dại. Những đặc tính sinh học và nông học của chúng đã được hình thành trong quá trình tiến hoá và sự chọn lọc của con người khi canh tác. Dựa trên các dữ kiện về thực vật học, địa lý học, khảo cổ học, lịch sử học và nghiên cứu về các tập đoàn giống rau khác nhau, viện sĩ N.I. Vavilop đã phân ra 8 trung tâm khởi nguyên phần lớn các loại rau trồng như sau: Trung tâm Trung Quốc: bao gồm miền núi miền trung và bắc Trung Quốc và vùng đồng bằng. Đây là nơi phát sinh của củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng, cải xanh, dưa leo trái to, cà pháo, hành lá, khổ qua, mướp. Trung tâm Ấn Độ: gồm phần lớn Ân Độ, Miến Điện và Banlades. Đây là vùng khởi nguyên của cà tím, dưa chuột, mướp khía, bầu (Lagenaria vulgaris), đậu rồng, xà lách (Lactuca indica). Trong trung tâm này có một trung tâm phụ gồm bán đảo Trung Ấn và các quần đảo ngoài khơi biển đông như Philippines, Sumatra, Mã Lai. Đây là quê hương của gừng, bí đao, các loại khoai củ (Dioscorea alata, D. hispida, D. pentaphylla, D.bulbifera). Trung tâm Trung Á: gồm vùng Đông Bắc Ân Độ, Apganixtan, Pakixtan và vùng Trung Á liên Xô. Đây là trung tâm khởi nguyên của dưa melon, hành tây, tỏi, bó xôi, củ cải rađi, cà rốt vàng, đậu hoà lan. Trung tâm Cận Đông: gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Sirie, Irak, Iran và một phần Liên Xô. đây là quê hương của dưa melon, bí đỏ, dưa leo, cà rốt, ngò tây, hành boa-rô, củ dền, xà lách. Trung tâm Địa Trung Hải: gồm các nước ở bờ biển Địa Trung Hải và Bắc Phi Châu. Nơi đây là trung tâm phát sinh của củ dền, cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, ngò tây, củ cải trắng, hành tây, hành boa rô, tỏi, cần tây, artichaud và đậu hoà lan. Trung tâm biển Á Rập (Etiopia): là trung tâm nguyên thủy của hành lá, đậu hoà lan và các đậu ăn trái (Vigna sinensis, vicia faba). Trung tâm Trung Mỹ và nam Mêhico: là quê hương của bí đỏ (Cucurbita ficifolia, C. moschta, C. mixta), su su, ớt cay, ớt ngọt, cà chua, bắp, đậu (Ph. vulgaris, Ph. multiforus, Ph. lunatus, Ph. acutifolius), khoai lang. Trung tâm Nam Mỹ: gồm các nước như Peru, Equador, Bolivia là quê hương của khoai tây trồng và các loài khoai tây hoang dại, cà chua, ớt, bí đỏ (C. maxima), cà (S. muricatum). Những đặc tính đầu tiên của các dạng cây trồng đã thay đổi dưới ảnh hưởng của sự tuyển lựa nhân tạo và điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng. Anh hưởng lớn nhất là sự thay đổi về kích thước, hình dạng, phẩm chất và năng suất của các bộ phận sử dụng làm thực phẩm. tuy nhiên điều kiện khí hậu của vùng khởi nguyên đã để lại dấu ấn không thể xoá nhoà trong sự sinh trưởng, phát triển, tính chống chịu môi trường và nhiều đặc tính sinh học khác của cây. Ví dụ: cà chua, ớt, cà tím và các cây trồng khác có nguồn gốc nhiệt đới cho đến nay vẫn không có khả năng chống chịu được băng giá; dưa hấu hoang dại có nguồn gốc ở vùng sa mạc phi Châu và Nam Châu Á, các giống trồng hiện nay cũng thể hiện khả năng chịu đựng khô hạn và nhu cầu cường độ ánh sáng cao; dưa leo có nguồn gốc từ các rừng ẩm ướt Ân Độ nên cây trồng dù hàng năm đã canh tác trong điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau vẫn cần ẩm độ cao và điều kiện ánh sáng tương đối yếu. Lịch sử trồng rau ở Việt Nam Việt Nam có lịch sử trồng rau rất lâu đời. Từ đời Hùng Vương, bầu bí đã được trồng trong các vườn rau gia đình. Theo sổ sách ghi chép, rau được nhập vào nước ta từ thời nhà Lý (thế kỷ thứ 10). Năm 1721-1783 Lê Quí Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau. Trước đây giống rau có ít, được gọi là "rau ta" như rau muống, rau cải, rau đay, rau dền,... Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự mở mang đô thị ngành trồng rau cũng được phát triển. Nhiều giống rau quí, dinh dưỡng cao được du nhập trong thời Pháp thuộc được gọi là "rau tây" như cải bắp, su hào, cải bông, hành tây, tỏi, cà rốt, cà chua,... Ngoài ra một số giống rau nhập từ Trung Quốc được gọi là "cải tàu" như cải tàu cuốn, cải bắc thảo, cải bẹ,... Ngày nay qua chọn lọc và thuần hoá lâu đời nước ta đã có nhiều giống trồng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu từng vùng riêng biệt, nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm khá phong phú trong lĩnh vực thuần hoá, chọn và để giống các loại rau. Ở xung quanh thành phố và các thị trấn, thị xã hình thành những vùng rau tập trung như vùng rau ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, vùng rau Đà Lạt,... Nguồn gốc một số cây rau chính và giống trồng ở Việt Nam Nguồn gốc và giống rau cải ở Việt Nam Nguồn gốc và giống bầu bí ở Việt Nam Nguồn gốc và giống rau họ đậu ở Việt Nam Nguồn gốc và giống khoai củ ở Việt Nam Lịch sử phát triển cây ăn quả Phân loại quả Quả có nhiều nhóm (quả hạch, quả mọng) và phân nhóm (nhiệt đới và á nhiệt đới…). Quả nhiệt đới đặc trưng là chuối có giá trị dinh dưỡng cao, dứa, xoài, đu đủ, chôm chôm, nhãn, ổi,… Quả á nhiệt đới: hồng, vải, lựu… Quả có múi á nhiệt đới: cam, chanh, quít, bưởi… Quả hạch: mận, mơ, đào… Quả nhân: lê, táo… Quả mọng: hạt lẫn lộn vào thịt như: dâu tây, thanh long… Phân loại quả Các nhà thực vật học Việt Nam đã liệt kê được khoảng 40 họ cây ăn trái, bao gồm khoảng 90 loài, trong đó có khoảng 80 loài thường gặp, bên cạnh đó chúng ta còn nhập khẩu nhiều giống trồng (cultivars) từ các nước láng giềng. Nguồn gốc một số quả chính và giống trồng ở Việt Nam Nguồn gốc và giống xoài ở Việt Nam Nguồn gốc và giống nhãn ở Việt Nam Nguồn gốc và giống chuối ở Việt Nam Nguồn gốc và giống dứa ở Việt Nam Nguồn gốc và giống cam quýt ở Việt Nam Đặc điểm sinh thái, sinh sản của rau quả Đặc điểm sinh thái của rau Rau có khả năng canh tác ngoài trời và trồng trong điều kiện có bảo vệ. Trong điều kiện nhà kính, nhà lưới, tiểu khí hậu nhân tạo thích hợp nhất được thành lập, do đó cho phép cây rau phát triển trong điều kiện tự nhiên ngoài trời không cho phép canh tác rau (mùa đông ở các xứ ôn đới). Rau trồng trong điều kiện bảo vệ thường cho năng suất rất cao, 250 - 300 t/ha/năm, tuy nhiên chi phí canh tác cũng rất cao vì tốn nhiều công lao động, năng lượng và nhu cầu kỹ thuật thâm canh cao. Rau có nhiều loại, nhiều giống, nhiều biến chủng khác nhau. Mỗi loại đều có đặc tính sinh học khác biệt và yêu cầu điều kiện nhất định để sinh trưởng và phát triển, do đó tiến trình kỹ thuật sản xuất cây rau rất phong phú, đa dạng. Nhiều phương pháp canh tác được thực hiện trong ngành trồng rau mà ít khi hay không sử dụng cho ngành trồng trọt khác, chẳng hạn như phương pháp gieo ương cây con ở rau họ cải, phương pháp tạo giống củ bi trên khoai tây, phương pháp ức chế sinh trưởng của cây vào mùa đông trong điều kiện bảo vệ ... Rau là loại cây thích hợp với chế độ trồng xen, trồng gối, gieo lẫn nhờ có hình thái, chiều cao độ phân cành và sự phân bố rễ khác nhau. Trồng xen, trồng gối là biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng rau. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, một năm có thể trồng từ 2-3 vụ đến 4-5 vụ, cần nhiều công lao động trên đơn vị diện tích và đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên. Sự tăng trưởng, phát triển, yêu cầu ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, thu hoạch rau Cà chua Tên tiếng Anh: Tomato Tên khoa học: Lycopersicum esculentum, Mill Cà chua là loại rau ăn quả rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều cách. Cà chua còn cho năng suất cao, do đó được trồng rộng rãi và được canh tác khoảng 200 năm nay ở Châu Âu để làm cây thực phẩm. Bảng Phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g cà chua (AVRDC, 1972) Thành phần Số lượng Thành phần Số lượng Nước (%) 95,0 Fe (mg) 0,8 Năng lượng (cal) 19,9 Na(mg) 4,0 Protein (g) 1,0 K (mg) 266,0 Lipid (g) 0,2 Vitamin A (I.U.)* 735,0 Glucid (g) 4,1 Vitamin B1 (mg) 0,06 Chất xơ (g) 0,6 Vitamin B2 (mg) 0,04 Tro (g) 0,6 Vitamin B12 (mg) 0,60 Ca (mg) 18,0 Vitamin C (mg) 29,0 P (mg) 18,0 * 1mg = 3330 I.U. Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên việc trồng cà chua chưa được phát triển mạnh theo mong muốn vì: - Cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo tươi, virus, Fusarium... khó phòng trị. Ngoài ra mùa hè vùng nhiệt đới làm cà kém đậu trái vì hạt phấn bất thụ. - Công tác chọn tạo giống chưa được chú ý . - Công nghiệp chế biến chưa phát triển khiến cho việc tiêu thụ cà vào lúc thu hoạch tập trung khó khăn, ảnh hưởng đến lợi tức của người trồng nên không khuyến khích sản xuất phát triển. Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cà chua Cây ớt cay Tên tiếng Anh: Hot pepper Tên khoa học: Capsicum Fruitescens L. Họ cà: Solanaceae Ớt cay được xem là cây gia vị nên có mức tiêu thụ ít. Gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ sử dụng làm gia vị trong công nghiệp chế biến thực phẩm mà còn là dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời.. nhờ tính chất capsaicine chứa trong trái. Nhờ vậy nhu cầu và diện tích ớt ở nhiều nước có chiều hướng gia tăng. Ở Việt Nam việc canh tác ớt chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 7-10 tấn ớt tươi/ha. Các tỉnh có diện tích canh tác và sản lượng cao như Bình Trị Thiên, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Thái Bình và Nghệ Tỉnh. Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ ớt cay Cây rau họ cải Tên khoa học : CRUCIFERAE, BRASSICACEAE Đặc điểm các loài cải trồng: 1. Cải bắp (B. oleracea var. capitata): là cây 2 năm, năm đầu thân không vươn cao, chồi nách ít phát triển, bắp cuộn tròn, thành lập ở chồi ngọn, năm thứ hai cây thông qua giai đoạn xuân hóa và ánh sáng để vươn cao, trổ hoa và kết trái. 2. Cải bông (B. oleracea var. botrytis): là cây hằng niên, thân cao trung bình, lá hẹp hình thìa, phiến và cọng lá dài, chồi nách ít phát triển. Phần sử dụng làm thực phẩm là nụ hoa còn non thành lập từ nách lá trên cùng, nụ hoa nếu tiếp tục phát triển sẽ thành phát hoa. Cải bông yêu cầu điều kiện ngoại cảnh nghiêm khắc hơn các loài cải khác. 3. Cải bắc thảo, cải bẹ dún (B. campestris va B. oleracea var. sabaudi): là cây 2 năm, các lá dưới gom thành tán dầy, lá mọc thẳng đứng với gân chánh, bẹ lá dẹp, rộng và trắng, không cọng hay có cọng ngắn, cải cuộn bắp hay không cuộn bắp và thường chống chịu kém với sâu bệnh và điều kiện môi trường. 4. Cải bixen (B. oloracea var. gemmifera): là cây 2 năm, trước khi cuốn thân vươn cao, chồi nách phát triển mạnh và cuộn thành bắp nhỏ ở mỗi nách lá dọc thân trong khi chồi ngọn luôn luôn xòe không cuộn bắp. Cải bixen giàu dinh dưỡng nhưng năng suất thấp và nhiều sâu bệnh nên ít trồng phổ biến. 5. Su hào (B. oleracea var. gongylodes): là cây 2 năm có lá dài, cuống lá nhỏ, tròn, trong quá trình sinh trưởng thân phình to thành củ chứa dinh dưỡng và là bộ phận sử dụng chủ yếu. 6. Cải trắng, cải ngọt (B. chinensis B. integrifolia): là cây 2 năm nhưng được canh tác như cây 1 năm, cây nhỏ hơn cải thảo, lá mọc trần trên cọng dài, rìa lá hơi gợn sóng, cọng mọc xòe ở phía dưới, cọng mềm, màu trắng xanh, cải không thành lập bắp và chống chịu khỏe. 7. Cải mù tạc (B. juncea): là cây hằng niên, tán lá mọc xòe, rìa lá răng cưa sâu, cài không cuộn thành bắp. Hạt chứa nhiều chất béo (35-47%) và chất đạm (25%) dùng để ép dầu. Dầu cải dùng làm thức ăn hoặc sử dụng trong kỹ nghệ đồ hộp, kẹo bánh, nướng bánh mì, làm xà bông hay kỹ nghệ dệt. Bả mù tạc có vị cay dùng chế biến gia vị hay làm thuốc dán chống cảm lạnh, đau nhức. Năng suất trung bình của các loại cải ở ĐBSCL như sau: Cải bắp 25-35 t/ha, cải bông 10-15 t/ha, cải củ: 30-40 t/ha, cải trắng, cải xanh, cải ngọt 20-25 t/ha, cải dưa 20-30 t/ha. Rau trong họ thập tự có hàm lượng nước từ khá 85% (cải bixen) đến cao 95% (cải bắc thảo). Hàm lượng chất đường bột từ thấp 3g (Bắc Thảo) đến cao 8,3g (cải bixen), đường chứa trong cải là đường đơn (glucose, fructose), đường saccharose chỉ tìm thấy ở thân củ su hào, thân các loại cải ăn lá và ở các giống muộn, protein đa số thấp 1,2% (cải thảo) đến khá cao 4,9% (Cải bixen). Cải bông và cải bixen chứa nhiều N. Ngoài ra trong cải còn chứa nhiều acid amin tự do rất cần thiết cho người như triptophan, felanin, metonin, hispidin, Acginin, ... Ngoài vitamin C, A và B cải bắp còn chứa một lượng vitamin U đáng kể, do đó cải bắp có khả năng chữa lành các vết loét ở bao tử. Chất khoáng chủ yếu là Ca, K, P kế đến là Na và S, cải bixen chứa nhiều K và P; cải ăn lá chứa nhiều Ca và S; cải bông chứa nhiều Fe, Ca và P. Lá cải chứa một lượng lớn những hợp chất hữu cơ chứa S (0,027-0,15%) tạo cho cải có mùi vị đặc biệt. Ở cải bắp hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucozinolat cấu tạo bởi 2 chất progoitrin và goitrin. Chất goitrin trong cơ thể người thiếu iod có khả năng kích thích hoạt động của tuyến giáp trạng làm tuyến nầy phù to gây bệnh bướu cổ. Bảng Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại rau ăn trong họ thập tự (National food review 1978, USDA) Chất dinh dưỡng Cải bắp Cải bông Cải bixen Su hào Bắc thảo Nước (%) 92 91 85 90 95 Năng lượng (cal.) 24 27 45 29 14 Chất đạm (g) 1,3 2,7 4,9 2,0 1,2 Chất béo (g) 0,2 0,2 0,4 0,1 0,1 Chất bột đường (g) 5,4 5,2 8,3 6,6 3,0 Ca (mg) 49 25 36 41 43 P (mg) 29 56 80 51 40 K (mg) 233 295 390 372 253 Vitamin C (mg) 47 48 102 66 25 Vitamin A (I.U) 130 60 550 20 150 Cải bắp có khả năng dự trữ lâu trong kho chứa vào mùa đông dưới dạng tươi sống từ 5-6 tháng. Trong điều kiện ở nước ta cải bắp có thể dự trữ ở nơi mát từ 10-15 ngày sau khi thu hoạch. Su hào, cải bông có khả năng cất giữ khá 4-7 ngày nơi thóang mát, còn các lọai cải ăn lá thì thời gian cất giữ nhanh nhất. Cải có thể chế biến dưới nhiều hình thức để dự trữ như muối chua (cải bắp, cải dưa, cải bắc thảo); muối mặn (cải củ); muối khô (cải hủ từ cải bắp và cải bắc thảo). Đông lạnh tươi cải bông, cải bixen. CÂY CẢI BẮP Tên tiếng Anh: Cabbage Tên khoa học: Brasica olereaceav var capitata (L.) Cải bắp là loại rau trồng chủ yếu trong vụ Đông xuân được canh tác rộng khắp năm Châu và chiếm sản lượng cao nhất (Bộ Nông Nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 1979). Cải bắp được trồng ở các tỉnh ĐBSCL, trong những năm gần đây diện tích có chiều hướng giảm vì lợi nhuận thấp hơn trồng cải loại rau cải khác, không thể cạnh tranh với cải bắp chở từ Đà Lạt, về giá cả cũng như chất lượng. Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cải bắp CÂY CẢI CỦ Tên tiếng Anh: Radish Tên khoa học: Raphanus sativus (L.) Bảng Thành phần dinh dưỡng của cải củ so với cà rốt trong 100g phần ăn được (theo National Food Review, 1987, USDA) Thành phần Cải củ Cà rốt nước (%) 95 88 năng lượng (cal) 17 42 chất đạm (g) 1 1,1 Chất béo (g) 0,1 0,2 Cabohydrad (g) 3,6 9,7 Ca (mg) 30 37 P (mg) 31 36 K (mg) 322 341 Vitamin. C (mg) 26 8 Vitamin. A (I.U) 10 11 Chất lượng rễ củ tùy thuộc vào giống, thời kỳ thu hoạch và điều kiện đất đai. Tuy cải củ có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng cho sản lượng cao, dễ trồng, dễ vận chuyển và cất giữ lâu được. Cải có nhiều giống, thời gian thu hoạch khác nhau nên có thể trồng nhiều vụ trong năm do đó là loại rau giải quyết giáp vụ tốt. Cải có thể chế biến nhiều cách: nấu, phơi, muối, nén, để dự trữ ăn trong những mùa hiếm rau. Ngoài ra giá thành sản xuất cải củ thấp vì ít tốn phân thuốc và công chăm sóc, do đó cải được canh tác rộng rãi ở nhiều nước. Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cải củ Cây rau họ bầu bí (CUCURBITACEAE) Thường được sử dụng để nấu canh, luộc, xào (bầu, bí, mướp, khổ qua...), muối mặn hay muối chua (dưa leo), ăn tráng miệng (dưa dấu, dưa thơm tây), làm bánh mứt (bí đao, hột dưa hấu), đóng hộp (dưa leo), phơi khô (bầu). Một số loại có khả năng cất giữ lâu như bí đỏ, bí đao có thể góp phần giải quyết tình trạng giáp vụ rau. Rau trong họ bầu bí có hàm lượng nước rất cao (92-96%), chất đường bột khá cao (5-7%), Vitamin C khá (5-22 mg), protein rất thấp (1%). Bảng Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại rau trong họ bầu bí (theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam, 1972) Chất dinh dưỡng Bí đao Bầu Bí đỏ Dưa leo Dưa gang Dưa hấu Mướp Khổ qua Nước (%) 95,1 95,5 92,0 93,6 96,2 95,5 95,1 94,1 Năng lượng (cal.) 14 12 27 16 11 15 16 16 Chất đạm (g) 0,6 0,3 0,3 1,9 0,8 1,2 0,9 0,9 Chất bột đường (g) 2,9 2,4 6,2 3,0 2,0 2,5 3,0 0,3 Ca (mg) 21 26 24 23 25 8 28 18 P (mg) 25 23 16 27 37 13 45 29 Fe (mg) 0,2 0,3 0,5 1,0 0,4 1,0 0,8 0.6 B1 (mg) 0,02 0,01 0,06 0,03 0,04 0,04 0,04 0.07 Vitamin C (mg) 12 16 8 5 4 7 8 22 Caroten (mg) 0,02 0,01 0,02 0,03 0,26 0,2 0,32 0.08 Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ bầu bí CÂY DƯA HẤU Tên tiếng Anh: Watermelon Tên khoa học: Citrullus lanatus (Thumb.) Mansf. Họ bầu bí: Cucurbitaceae Dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2,5 tháng, năng suất cao (20-25tấn/ha), giữ được lâu ngày ở dạng tươi và thuận tiện chuyên chở đi xa nhờ vỏ ngoài cứng. Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng khá nhờ hàm lượng đường trong trái cao (5-10%) và chứa nhiều vitamin. A và C. Dưa hấu ngoài việc ăn tươi, làm rượu (ở Nga) còn là nguồn nước quan trọng ở vùng sa mạc. Ở Việt Nam dưa hấu còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nước ta trong nhiều năm qua và trong tương lai. Hiện nay các tỉnh ĐBSCL đều có trồng dưa hấu, nhưng tập trung nhiều các tỉnh, huyện như Sóc Trăng (huyện Phú Tâm, Đại Tâm, Long Phú), Bạc Liêu (Hồng Vân), Tiền Giang (Gò Công Tây, Chợ Gạo), Long An (Tân Trụ), Kiên Giang (Hà Tiên, Hòn Đất), Trà Vinh (Cầu Ngang), Cần Thơ (Ô Môn, Vị Thanh), Đồng Tháp (Lấp Vò) An Giang (Châu Phú), Cà Mau (Năm Căn), ... Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ dưa hấu CÂY DƯA LEO Tên tiếng Anh: Cucumber Tên khoa học: Cucumis sativus L. Họ bầu bí: Cucurbitaceae Do có chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên dưa leo rất được ưa chuộng ở các nước có khẩu phần ăn giàu năng lượng. Ở nước ta dưa leo đã được trồng từ lâu, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hàng năm có diện tích gieo trồng dưa lên đến hàng trăm hecta ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn (Nguyễn Mân. 1984). Riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dưa leo được trồng rất phổ biến, đặc biệt là vùng rau Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên tập trong mùa mưa), An Giang (huyện Chợ Mới trồng quanh năm). Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho bữa ăn của con người nhưng nó chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng rất thấp. Theo Gillivray. 1953 trong trái dưa leo chứa 96% nước và trong 100g dưa leo tươi chứa 14 calories; 0.7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin 20IU; acid ascorbic 12 mg; thiamin 0.024 mg; riboflavin 0.075 mg và niacin 0.3 mg (Manyvong. 1997). Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ dưa leo CÂY BẦU Tên tiếng Anh: Bottle gourd Tên khoa học: Lagernaria siceraria (Molina) Standl. Họ bầu bí: Cucurbitaceae Quả non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, phơi khô để ăn dần. Quả non chứa 90,7% nước, 0,7% đạm, 0,2% chất béo, 6,3% chất bột đường, 1,5% chất xơ và 0,6% chất khoáng. Tỉ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bịnh đái tháo và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong đông y. Võ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng. Ngoài ra bầu dễ trồng, sản lượng cao, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu rộng rải nên được ưa chuộng trong sản xuất. Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ bầu Cây rau họ đậu (LEGUMINOSEA, FABACEAE) Ở nước ta đậu rau được trồng rất nhiều, câc giống đậu đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp hệ thống cây trồng như luân canh, xen canh, trồng gối nhờ tính chất cải tạo đất, ít bị sâu bệnh, do đó góp phần giải quyết giáp vụ rau hăng năm, nhất lă vào mùa mưa khi lượng rau cung cấp ít đi vă chủng loại trồng kém phong phú. Câc loại rau ăn trong họ đậu: 1. Đậu đũa (yardlong bean, asparagus bean) Vigna sesquipedalis Fruwirth 2. Đậu que, cove (Snapbean, french bean) Phaseolus vulgaris (L.) Savi. 3. Đậu rồng (winged bean) Psophocarpus tetragonoobus (A.P. de Cand) 4. Đậu ha lan (garden sugar pea) Pisum sativum L. 5. Đậu vân, đậu móng chim (hyacinth bean) Lablab purpureus Sweat. 6. Củ đậu (yam bean) Pachyrrhizus erosus Urban. Trong chủng loại rau đậu rau giữ vị trí quan trọng nhờ giá trị dinh dưỡng, đậu chứa nhiều đạm thực vật (5-6%) mà các loại rau khác không có được, các loại đậu non có cả chất béo (đậu hà lan 2%, đậu đũa 1,6%), nhiều loại vitamin và các chất khoâng. Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu ăn Thành phần Đậu cove Đậu đũa Đậu ha lan Củ đậu Đậu rồng Nước (%) 80,0 83,0 81,0 92,0 Protein (g) 5,0 6,0 6,5 1,0 2,9 Glucid (g) 13,3 8,3 11,5 6,0 3,2 Cellulose (g) 1,0 2,0 1,0 0,7 - Năng lượng (cal) 75,0 59,0 72,0 29,0 - Ca (mg) 26,0 47,0 57,0 8,0 40,0 P (mg) 122,0 16,0 43,0 16,0 - Fe (mg) 0,7 0,6 0,8 - - Vitamin A (mg) 1,0 0,5 - - 416 I.U B1 (mg) 0,34 0,29 0,4 - 0,15 B2 (mg) 0,19 0,18 - - 0,07 PP (mg) 2,6 0,8 - - 0,76 C (mg) 25,0 3,0 - 6,0 30,0 1mg= 3.330 I.U (International unit) Đậu rất dễ chế biến thức ăn, thích hợp với khẩu vị của người tiêu dùng ở nhiều quốc gia, một số loại đậu làm nguyên liệu đóng hộp như đậu hà lan, đậu cove. Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cây rau họ đậu CÂY ĐẬU COVE Tín tiếng Anh: Snapbean, french bean Tín khoa học: Phaseolis vulgaris L. Họ Leguminosae, Fabaceae Ở Châu Á, đậu cove được sử dụng nhiều bởi có giá trị dinh dưỡng cao như N, K, thiamin và vitamin. Trái tươi giầu vitamin A và C, trái có thể dùng ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh. Ở một vài quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Miến Điện, Nepal, Sri-Lanca, Bangladesh sử dụng hột khô của đậu cove trong những bữa ăn kiêng. Đậu cove là một trong những loại hoa màu thích nghi trong hệ thống luân canh với lúa (Bounnhong, 1993). Trong các loại đậu rau thì đậu cove là quan trọng nhất bởi phân bố rộng khắp và sản lượng tương đối lớn với tiềm năng là nguồn thu nhập của nông hộ nhỏ và là nguồn cung cấp vitamin vă chất khoâng (Yonzchong, 1994). Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ đậu cô ve ĐẬU ĐŨA Tên tiếng Anh: Yardlong bean, asparagus bean Tên khoa học: Vigna sesquipedalis Fruwirth, Vigna sinensis spp., Dolichos sesquipedalis L. Họ Leguminosea, Fabaceae Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị trường nước ngoài trong những năm gần đây lă tiêu thụ trái tươi và đông lạnh. Phẩm chất trái dựa trên màu sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập khẩu đậu đũa rất thay đổi tùy mỗi thị trường. Dạng trái cực dài màu xanh nhạt hầu hết được chấp nhận ở Thâi Lan và Hồng Kông trong khi Brunei thì thích trái ngắn màu xanh đậm vì có nhiều trái trong một kg. Châu Âu và Canada thì thích trái dài trung bình màu xanh nhạt (Piluek, 1994). Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ đậu đũa CÂY CỦ ĐẬU Tín tiếng Anh: Yam bean Tín khoa học: Pachy rrhizus erosus Urban Họ bầu b: Leguminosea, Fabaceae Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ củ đậu Cây khoai củ (DIOSCOREACEAE) Thành phần chất dinh dưỡng của khoai củ như sau: - Nước : 65-75% - Đạm : 1-2,5% - Chất béo : 0,05-0,20% - Carbohydrat : 15-25% - Chất sợi : 0,5-1,5% - Chất tro : 0,7-2,0% - Vitamin C : 8-10mg/100g Khoai củ là nguồn cung cấp vitamin. C quan trọng ở những nơi khoai được ăn với số lượng lớn như vùng phía tây Châu Phi, Mã Lai, vùng Caribê, Thái Bình Dương. Khoai củ dùng để chế biến thực phẩm làm bột, bánh, thức ăn gia súc. Lá và chồi non có thể dùng làm salads hay chế biến súp. Đặc điểm sinh thái của cây ăn quả Theo tự nhiên mùa vụ thu hoạch của quả phân bố theo mùa vụ rõ rệt trong năm. Nhưng thực tế sản xuất, trên một số loại cây ăn trái ra hoa theo mùa được nhà vườn áp dùng các biện pháp kỹ thuật để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn, để cây có trái nghịch mùa, bán với giá cao hơn mùa chính, nên có thể thấy trái xuất hiện trên thị trường quanh năm. Bảng Khoảng cách trồng và mật độ một số cây ăn quả và cây đồn điền đa niên khác nhau. Cây trồng Tên latinh Khoảng cách (m) Mật độ / ha(1) Bơ Cây họ Cam Ca Cao Cà phê Cao su Chôm chôm Chuối Cọ dầu Dừa Dứa Điều Đu đủ Măng cụt Mít Ổi Sầu riêng Thầu dầu Thanh long Tiêu Xoài Persia americana Citrus spp Theobroma cacao Coffea spp Hevea brasiliensis Nephelium lappaceum Musa spp E laeis guineennsis Cocos nucifera Ananas comesus Anacardium occidentale Carica papaya Garcinia mangostana Artocarpus heterophyllus Psidium gujava Durio zibethinus Ricinus communis Hylocereus undatus Piper nigrum Mangifera spp 8.0 6.0 3.0 3.0 6.0 x 3.0 8.0 3.0 8.0 8.0 (0.2 x 1.0) 8.0 4.0 8.0 8.0 6.0 10.0 0.5 3.0 x 3.5 2.5 10.0 157 278 1112 1112 555 157 1112 157 157 33.334 157 825 157 157 278 100 40.000 700 – 800 1600 100 Các bước cần thiết để thành lập vườn cây Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ xoài Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cam quýt Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ nhãn Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ chuối Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ dứa Các sản phẩm chính của ngành hàng hoặc là nguyên liệu thô cho những sản phẩm nào Rau quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng gồm năng lượng, chất đạm, vitamin và muối khoáng. Các loại rau đậu giàu chất đạm có thể thay thế cho nguồn đạm động vật chẳng hạn như đậu nành. Các loại rau quả giàu vitamin, muối khoáng … không chỉ có ít trong việc cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bảo vệ cho con người chống lại bệnh tật. Một số loại khoai củ như khoai tây, khoai lang có thể dùng thay thế một phần lương thực trong bữa ăn hàng ngày. Rau quả cũng là nguồn thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm (chế biến dầu thực vật, mứt, nước quả,…) Giá trị sử dụng của rau Giá trị sử dụng của quả Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng rau quả Diện tích đất trồng trọt của Việt Nam vào khoảng 12,4 triệu ha, trong đó diện tích cây hàng năm chiếm 10.3 triệu ha. Trong tổng 2.13 triệu ha diện tích trồng cây lâu năm, diện tích cây ăn quả đạt 589.4 ngàn ha, chiếm khoảng 27.5% diện tích cây lâu năm và 4.7% tổng diện tích trồng. Trong những năm qua, diện tích cây ăn quả cũng phát triển khá nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 6.5%/năm trong giai đoạn 1990-2001. Trong giai đoạn gần đây (1996-2001), tốc độ tăng diện tích cây ăn quả (9.35%/năm) cao hơn nhiều so với giai đoạn nửa đầu thập kỷ 90 (3.67%/năm). Bảng Diện tích rau quả của Việt Nam qua các năm (nghìn ha 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Rau 360 377 411,7 459,1 464,6 514,6 560,6 577,8 605,9 635,1 Cây ăn quả 375.5 426.1 447.0 512.8 565.0 609.6 677.5 724.5 746.8 766.9 Nguồn : Tổng cục Thống kê Bảng Giá trị sản xuất rau quả của Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Sơ bộ 2005 Rau 5088.2 5440.8 5681.8 6179.6 6332.4 6844.3 7770.8 8030.3 8284.0 8937.3 Quả 5688.3 6132.4 6091.2 6131.2 6105.9 6402.3 6894.9 7017.3 7354.8 8008.3 Nguồn : Tổng cục Thống kê Bảng Sản lượng rau quả của Việt Nam qua các năm (nghìn tấn) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Rau 4706,9 4969,9 5236,6 5792,2 5732,1 6777,6 7485,0 8183,8 8876,8 9640,3 Quả 1750 1800 1850 1850 2200 2300 2500 2620 2750 Nguồn : Tổng cục Thống kê, FAO Bảng Năng suất rau quả của Việt Nam qua các năm (kg/ha) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Rau 11232 12581 12202 11745 12436 12695 12471 12404 12404 12572 Quả 10938 10909 10882 10882 11892 11500 11905 11910 12273 12222 Nguồn : Tổng cục Thống kê Các vùng trồng cây ăn quả ở Việt Nam: Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích cây ăn quả lớn nhất nước, do có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả ở ĐBSCL năm 2003 là 253.000 ha một số tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn như: Tiền giang 48.396 ha (chiếm 20% diên tích toàn vùng); Bến Tre 35.500 ha (chiếm 14,9%) Cần Thơ 34.796 ha (chiếm 14,6%). ĐBSCL có các loại quả đặc sản như: bưởi năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng sữa hạt lép, sầu riêng Ri6, xoài cát Hoà Lộc, xoài cát chu, vú sữa Vĩnh Kim, đu đủ đài loan tím, dứa (dứa), chuối già, chuối cau, măng cụt, chôm chôm, cam sành, quít đường, quít tiều… Vùng Đông Bắc giữ vị trí thứ 2 về diện tích trồng cây ăn quả, diện tích tính đến năm 1998 là 57.400 ha bao gồm các loại cây ăn quả có diên tích lớn là cây có múi, nhãn, vải Vùng Đông Nam Bộ chiếm vị trí thứ 3 về diện tích là 56.600 ha (1998) bao gồm các loại cây ăn quả có diện tích lớn là: chuối, điều Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng cây ăn quả truyền thống của Việt Nam mặc dù diện tích chỉ chiếm hàng thứ tư. Năm 1998 có 44.300 ha, bao gồm chủ yếu là chuối, vải, nhãn cây có múi. Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích cây ăn quả đến năm 1998 có 39.600 ha diện tích nhiều nhất là chuối, cây có múi. Vùng Tây Bắc chỉ mới phát triển cây ăn quả năm 1998 đạt diện tích 24.900 ha, bao gồm diên tích lớn nhất là nhãn, vải, chuối. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích cây ăn quả không nhiều, năm 1998 đạt 18.000 ha. Trong số này diện tích chuối chiếm đa số. Vùng Tây Nguyên là vùng trồng cây ăn quả ít nhất nước ta. Năm 1998 cả vùng chỉ có 7.900 ha, chủ yếu là diện tích trồng chuối. Trong những năm qua, diện tích rau đậu tăng khá nhanh. Trung bình trong giai đoạn 1990-2001, diện tích rau đậu tăng bình quân 4.4%/năm. Trong 5 năm gần đây, xu hướng tăng diện tích rau đậu (5.23%/năm) cao hơn so với giai đoạn đầu của thập kỷ 90 (3.56%). Trong khi đó, trong giai đoạn 1990-2001, diện tích cây hàng năm chỉ tăng bình quân 2.08%/năm, và có xu hướng tăng chậm hơn vào giai đoạn gần đây. Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao nhưng diện tích rau đậu chỉ chiếm 6.7% diện tích cây hàng năm và 5.6% diện tích trồng trọt cả nước. Bảng Tăng trưởng diện tích cây trồng của Việt Nam, 1990-2001 Chỉ tiêu Diện tích gieo trồng 2001 (000 ha) Tăng trưởng bình quân hàng năm (%) 1990-95 1996-2001 1990-2001 Tổng diện tích trồng trọt 12447.5 2.65 2.90 2.77 Cây hàng năm 10311.8 2.26 1.90 2.08 Rau và đậu 698.8 3.56 5.23 4.39 Cây lâu năm 2135.7 6.24 9.13 7.68 Cây ăn quả 589.4 3.67 9.35 6.51 Một trong những loại cây ăn trái lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Năm 1993, diện tích của các loại cây này thậm chí không được thống kê trong sách niên giám thống kê hàng năm. Từ năm 1994 diện tích các loại cây này tăng gấp 7 lần từ 27 ngàn ha lên 190 ngàn ha, đạt tốc độ tăng bình quân 29%/năm. Hiện nay diện tích của các loại cây ăn trái này chiếm 29% tổng diện tích cây ăn quả (theo số liệu năm 2001). Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam, nhãn thì trồng cả miền Nam và miền Bắc. Chuối cũng là cây trồng rất quan trọng của Việt Nam, chiếm 17% diện tích cây ăn quả (năm 2001). Diện tích trồng chuối tăng trưởng rất thấp, chỉ đạt 1.5%/năm. Lượng chuối sản xuất cho tiêu dùng của hộ gia đình là khá lớn. Diện tích dứa thực sự không có sự tăng trưởng trong những năm qua, có thể do sự sụp đổ của thị trường COMECON đối với sản phẩm dứa tươi và dứa hộp trong thời gian 1989-1991. Trong giai đoạn 1990-2002, diện tích dứa chỉ tăng bình quân 0.7%/năm. Ngược lại, diện tích cây có múi và xoài tăng bình quân tương ứng 16.4% và 11%/năm (xem Bảng 2). Những cây ăn quả chính như nhãn, vải, chôm chôm, chuối, dứa, cây có múi, và xoài chiếm khoảng 73% diện tích trồng cây ăn quả của cả nước . Bảng Diện tích gieo trồng một số cây ăn quả chính (1000 ha) Năm Cam, chanh, quýt Chuối Xoài Dứa Nhãn, vải, chôm chôm 1990 15 88 16 39 - 1991 21 89 15 38 - 1992 26 90 15 35 - 1993 45 94 18 29 - 1994 55 92 30 29 27 1995 60 92 21 26 38 1996 67 96 26 26 62 1997 67 92 31 26 91 1998 71 89 37 29 114 1999 63 95 41 32 131 2000 68.6 98.5 46.7 36.5 168.8 2001 75 102.4 45.2 35.8 181 2002 78 105 46.5 40 190 Tăng trưởng hàng năm 1990-2002 16.4% 1.5% 11.4% 0.7% 29.0% Xu hướng biến động về sản lượng của các loại cây ăn quả khá tương ứng với sự thay đổi về diện tích: sản lượng nhãn, vải, chôm chôm và cay có múi tăng rất nhanh, trong khi sản lượng chuối hầu như không tăng còn sản lượng dứa có xu hướng giảm xuống. Điều đáng chú ý là đối với các loại quả chủ yếu, tốc độ tăng diện tích cao hơn tốc độ tăng sản lượng. Điều này cho thấy rằng trong thập kỷ 90, năng suất của một số cây ăn quả chủ yếu giảm xuống. Trong các loại cây ăn quả, sản lượng dứa giảm nhiều nhất, từ 468 ngàn tấn năm 1990 xuống 185 ngàn tấn năm 1995, giảm trên 60% và chủ yếu là giảm trong 2 năm đầu thập kỷ 90 (1990-1992). Bảng Sản lượng một số cây ăn quả chính (1000 tấn) Năm Cam. chanh, quýt Chuối Xoài Dứa Nhãn, vải, chôm chôm 1990 119 1.221 173 468 - 1991 121 1.286 140 420 - 1992 160 1.366 112 264 - 1993 250 1.398 119 258 - 1994 286 1.375 136 235 180 1995 379 1.282 153 185 223 1996 445 1.319 188 185 276 1997 393 1.316 165 199 405 1998 402 1.208 181 244 429 1999 405 1.243 189 263 545 2000 426.7 1124.8 177.3 291.4 616.6 2001 442.6 1248.5 178.8 284.5 654.2 2002 485 1365 186 360 694 Tăng trưởng hàng năm 1990-2002 13.7 % 1.14 % 1.5% -0.6% 19.1% Nghiên cứu những đặc điểm sản xuất rau quả theo vùng cho thấy ĐBSCL chiếm khoảng 2/3 sản lượng cây có múi, dứa và xoài. Sản xuất chuối phân tán hơn, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, Đông nam Bộ và ĐBSH. Đối với rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần thị trường Hà Nội. Thời tiết mát trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 là điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và xúp lơ. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Bảng Cơ cấu sản lượng một số loại rau quả phân theo vùng (1999) Vùng Rau Quả có múi Chuối Xoài Dứa Nhãn, vải, chôm chôm ĐBSH 29.1 8.4 27.7 0.6 8.8 7 Đông Bắc 13.3 8.6 9.3 1.1 3.6 9.1 Tây Bắc 1.6 0.6 2.1 2.1 0.4 0.9 Bắc Trung Bộ 7.4 9.5 7.4 0.8 9.3 1 Nam Trung Bộ 6.2 1.8 8.2 7.6 7.3 0.1 Tây Nguyên 2.1 0.2 2.6 2 0.9 0.1 Đông Nam Bộ 17.1 3.9 14.5 32.9 0.6 14.7 ĐBSCL 23.3 66.9 28.2 52.8 69.1 67.1 Tổng 100 100 100 100 100 100 Đến nay, Việt Nam đã hình thành được một số vùng cây ăn quả tạp trung, phân bổ tại một số tỉnh trọng điểm như sau: Vải-nhãn-chôm chôm được tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và vùng Đông Bắc. Các tỉnh trồng nhiều vải nhãn là Bắc Giang (25,5 nghìn ha), Bến Tre (16,2 nghìn ha), Tiền Giang (13,5 nghìn ha), Vĩnh Long, Sơn La, Hải Dương (xấp xỉ 9,5 nghìn ha); Chuối được trồng rải rác ở tất cả các nơi trên toàn quốc. Các tỉnh trồng chuối chủ yếu là Thanh Hoá, Cà Mau (7-8 nghìn ha), Đồng Nai, Sóc Trăng (6 nghìn ha); Cây có múi được trồng chủ yếu ở ĐBSCL, như Cần Thơ (13,1 nghìn ha), Bến Tre, Vĩnh Long (6 nghìn ha). Bên cạnh đó 2 tỉnh Hà Giang và Nghệ An cũng có trên 4 nghìn ha; Dứa cũng được trồng tập trung tại ĐBSCL, như Kiên Giang (9,2 nghìn ha), Tiền Giang (7,8 nghìn ha), Bạc Liêu (3,6 nghìn ha); Xoài được trồng chủ yếu ở ĐBSCL, như Tiền Giang (6 nghìn ha), Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang (trên 3 nghìn ha). Bên cạnh đó, các tỉnh Bình Phước và Khánh hoá cũng có trên 4 nghìn ha xoài. Dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng cây ăn trái cả nước lên đến 750.000 ha, sản lượng đạt 9 triệu tấn. Tuỳ theo đặc tính của từng vùng và lợi điểm tượng đối sẳn có mà chọn chủng loại cây trồng thích hợp. Dự kiến sẽ phát triển là: xoài, nhãn, thanh long, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, chuối, dứa, vú sữa, bòn bon Thái, ổi , hồng, nho… Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng rau quả của một số quốc gia chính Bảng Diện tích cây ăn quả của một số nước sản xuất chính (ha)   1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 1034403 958767 986490 926040 968681 1134650 1190428 1284761 1352215 1372300 Italy 12000 12000 12000 12000 12000 12000 12000 12000 12000 11500 Mexico 72666 73628 76000 76000 71000 71500 71000 71000 71000 71000 Thái Lan 193000 192000 192500 193500 195500 196000 197500 197000 197000 199500 Việt Nam 160000 165000 170000 170000 185000 200000 210000 220000 220000 225000 Nguồn : FAO Bảng Năng suất rau quả của các nước sản xuất chính (kg/ha) Quả 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 2369 2924 2854 3506 3420 2867 3065 2934 2770 2881 Italy 4167 4167 6104 3768 3750 4167 4167 4167 4167 4174 Mexico 8394 7964 8026 7895 8028 8042 8028 8028 8028 8028 Thái Lan 4741 4922 4987 4982 4987 5102 4962 4934 4934 4922 Việt Nam 10938 10909 10882 10882 11892 11500 11905 11909 12273 12222 Rau 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 19173 18436 17861 16715 18051 18085 18451 18240 17357 17179 Italy 19358 16945 17553 17143 17143 17143 17143 17143 17143 18056 Mexico 7264 7822 8000 8000 8000 8000 8000 8000 8000 8000 Thái Lan 7115 7154 7259 7037 7080 7080 7080 7078 7078 7000 Việt Nam 11232 12581 12202 11745 12436 12695 12471 12404 12404 12571 Nguồn : FAO Bảng Sản lượng quả của một số nước sản xuất chính (nghìn tấn)   1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung Quốc 2451 2803 2815 3247 3313 3253 3649 3769 3954 Italy 50 50 73 45 45 50 50 50 48 Mexico 610 586 610 600 570 575 570 570 570 Thái Lan 915 945 960 964 975 1000 980 972 982 Việt Nam 1750 1800 1850 1850 2200 2300 2500 2620 2750 Nguồn : FAO Bảng Sản lượng rau của một số nước sản xuất chính (triệu tấn)   1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 92 94 96 102 122 129 136 138 140 142 Italy 3 2 2 2 2 2 2 2 2 3 Mexico 181 197 250 300 400 450 500 560 560 560 Thái Lan 925 930 980 950 970 970 977 998 998 1015 Việt Nam 4 5 5 5 6 6 6 6 6 7 Nguồn : FAO Theo số liệu của FAO năm 1987 diện tích gieo trồng cải trên thế giới hằng năm là 1,5 triệu ha. Năng suất rau cải gần đây đạt đến mức ổn định nhờ sử dụng giống mới, giống lai và phương pháp canh tác tiên tiến. Trong các loại rau cải, cải bắp được canh tác nhiều nhất, rộng rải khắp 5 châu và chiếm sản lượng cao nhất. Đặc biệt là các giống Âu Châu dần dần được canh tác rộng rãi ở các nước Á Châu và hiện nay lan dần sang các nước Phi Châu. Các nước có diện tích và sản lượng cải cao nhất là Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Ở Châu Âu Ý, Anh, Pháp, Ba Lan, Nam Tư, Tây Ban Nha canh tác cải nhiều nhất. Hiện nay các nước đã phát triển có khuynh hướng trồng cải bông và cải bixen thay thế cải bắp vì các loại cải nầy giàu chất dinh dưỡng hơn và có thể đóng hộp hay đông lạnh tươi. Ở Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên do tập quán lâu đời nên cải thảo và cải củ vẫn còn được ưa chuộng trong sản xuất. Ở các nước đang phát triển như nước ta cải bắp và cải ăn lá còn là loại rau quan trọng hơn cả vì năng suất cao nên trãi có khả năng giải quyết tình trạng thiếu rau ăn trong nước. Tình hình xuất khẩu cải tươi của Việt Nam năm 1997 (Market A.G. Company. 1999) Quốc gia Loại cải Số lượng (tấn) Thu nhập (đô la) Hồng Kông Cải bắp và cải khác 57,12 162,00 Singapore Cải bắp 454,00 214.000,00 Đài Loan Cải bông, cải bixen 1,99 0,69 Cải rổ, cải khác 7.146,46 1.449,05 Cải Bắc Thảo 1.192,37 286,72 Theo thống kê của FAO năm 1986 diện tích canh tác ớt trên thế giới là 1.160.000 ha. Châu Á chiếm diện tích cao nhất, rồi đến Châu Phi với năng suất bình quân 7-10 t/ha. Châu Âu có diện tích canh tác ít hơn nhưng năng suất cao hơn: 17,6 t/ha, chủ yếu là canh tác ớt ngọt. Nigeria và Indonesia là nước xuất khẩu ớt nhiều nhất hiện nay. Bảng Tình hình sản xuất cải bắp (FAO, 1996) Tình hình 1985 1990 1995 DIỆN TÍCH (ha) Thế giới 1.606.600 1.633.260 1.750.970 Châu Á 756.549 814.85 930.29 Việt Nam 3.7 4 4.5 Trung Quốc 325.215 352.95 0 Nhật 76.3 69.1 63 Phillipines 6.204 6.431 7.7 Thái Lan 17.681 17.5 18.4 NĂNG SUẤT (Tấn/ha) Thế giới 24,18 24,02 24,04 Châu Á 23,35 25,03 24,5 Việt Nam 21,62 23,75 23,22 Trung Quốc 20,32 23,20 0 Nhật 40,19 40,0 41,26 Phillipines 10,65 10,62 11,03 Thái Lan 10,72 11,08 11,14 SẢN LƯỢNG (Tấn/năm) Thế giới 38.851.300 39.246.200 42.110.300 Châu Á 17.666.400 20.400.000 22.804.000 Việt Nam 80 95 104.5 Trung Quốc 6.609.800 8.190.470 0 Nhật 3.067.000 2.764.000 2.600.000 Phillipines 66.127 68.338 85 Thái Lan 189.707 194 205 Bảng Tình hình sản xuất dưa hấu (FAO, 1996) Tình hình 1985 1990 1995 DIỆN TÍCH (ha) Thế giới 1.873.230 1.807.380 1.822.740 Châu Á 940.798 812.169 905.167 Việt Nam 14 16 18.4 Trung Quốc 259.575 319.045 0 Nhật 26.4 22.5 21.5 Phillipines 4.07 4.908 5.3 Thái Lan 26.641 26.5 29 NĂNG SUẤT (Tấn/ha) Thế giới 14,9 16,1 16,2 Châu Á 17,4 20,0 19,3 Việt Nam 8,9 9,6 9,7 Trung Quốc 20,3 18,9 0 Nhật 31,0 33,4 30,4 Phillipines 22,9 13,8 13,2 Thái Lan 14,2 14,3 13,7 SẢN LƯỢNG (Tấn/năm) Thế giới 28.071.700 29.203.900 29.656.000 Châu Á 16.388.200 16.288.700 17.501.500 Việt Nam 125 155 180 Trung Quốc 5.284.520 6.055.370 0 Nhật 820.4 753 654.8 Phillipines 93.49 67.807 70 Thái Lan 380.795 380 400 Diện tích trồng dưa leo trên thế giới năm 1995 vào khoảng 1.200.390 hecta với tổng sản lượng 19.352.100 tấn (Keoprapark, 1997). Tình hình 1985 1990 1995 DIỆN TÍCH (ha) Thế giới 1.150.670 1.146.090 1.200.390 Châu Á 761.249 781.99 780.16 Trung Quốc 434.369 453.19 0 Nhật 23.4 20.2 19 Thái Lan 26.282 27 24 NĂNG SUẤT (Tấn/ha) Thế giới 13,39 15,24 16,12 Châu Á 13,35 15,43 17,14 Trung Quốc 12,82 14,97 0 Nhật 44,14 46,09 45,55 Thái Lan 7,85 7,62 8,95 SẢN LƯỢNG (Tấn/năm) Thế giới 15.412.300 17.471.500 19.352.900 Châu Á 133.528 154.35 171.4 Trung Quốc 5.569.780 6.787.810 0 Nhật 1.033.000 931.1 865.5 Thái Lan 206.483 206 215 Theo FAO (1994) tổng sản lượng quả của toàn cầu là 338 triệu tấn, trong đó Á châu sản xuất được 141 triệu tấn chiếm 41,7%. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có sản lượng cao nhất trong khu vực, lần lượt là 37,3 và 33,2 triệu tấn. Trung quốc nổi tiếng về cây vải (1996 có 230.000 ha, trên 200 giống vải khác nhau), còn Ấn Độ nổi tiếng về ngành trồng xoài (60% sản lượng xoài thế giới). Thái Lan nổi tiếng ngành trồng sầu riêng (750.000 tấn/năm), Philippines thành công trong ngành trồng chuối xuất khẩu với sản lượng 3 triệu tấn/năm, Mỹ nổi tiếng về ngành trồng cam quýt, thơm (dứa). Nhật nổi tiếng với giống quít Satsuma, hồng(kaki), Pháp nổi tiếng với ngành trồng nho và công nghiệp rượu vang, các nước quanh Địa Trung Hải nổi tiếng ngành trồng cam quýt nhất là cam đỏ ruột, chanh núm. Equador, Jamaica… nổi tiếng ngành trồng chuối. Hiện nay mức sản xuất dứa trên thế giới khoảng 10 triệu tấn. Châu Á có sản lượng dứa hằng năm cao nhất, chiếm 60% sản lượng dứa trên thế giới. Tuy nhiên, so với 10 năm trước đây thì sản lượng hơi sụt giảm do mức sản xuất giảm, trong khi mức sản xuất của châu Mỹ tăng mạnh và mức sản xuất ở châu Phi hơi tăng. Mười nước có sản lượng dứa nhiều trên thế giới gồm có Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Brazil, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Mexico và Kenya. Các nước Nhật, Pháp, Hoa Kỳ, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Bỉ và Canada hằng năm phải nhập khẩu nhiều dứa. Về xuất khẩu dứa, có 10 quốc gia là Philippines, Ivory Coast, Costa Rica, Cộng hòa Dominic, Honduras, Malaysia, Brazil, Mexico, Hà Lan và Bỉ. Mặc dù Việt Nam là một trong những nước có sản lượng dứa cao trên thế giới nhưng không được xếp hạng trong việc xuất khẩu do phẩm chất trái, khả năng chế biến kém... Các hình thức tổ chức sản xuất rau quả Hầu hết các loại cây ăn quả được trồng hoặc xung quanh nhà với một vài cây hoặc tại các vườn cây ăn quả tập trung với qui mô nhỏ từ 0,5 ha đến 2 ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của nhà nước đã hình thành và phát triển nhiều vườn cây ăn quả có diện tích rất lớn đến vài chục ha, nhất là ở trung du - miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ. So với các cây ăn quả, thì rau chủ yếu được trồng tại vườn nhà hoặc các vườn tập trung có qui mô nhỏ hơn nhiều chỉ từ vài trăm m2 đến dưới 1 ha. Phần lớn các hộ nông dân chỉ mới trồng rau quả trong những năm gần đây. Theo một điều tra trong năm 2001 của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) thì khoảng 1/2 nông hộ bắt đầu trồng rau quả từ năm 1990 và có tới 2/3 bắt đầu từ năm 1986. Trong phần lớn các trường hợp người dân đã trồng các cây khác trước khi chuyển sang canh tác trồng rau quả. Điều này cho thấy rằng, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những người dân trồng rau quả phát triển, và do vậy đã khuyến khích quá trình chuyển đổi từ những cây trồng khác trước đây, chủ yếu là cây lương thực như lúa gạo, sang những cây có giá trị kinh tế cao, bao gồm rau quả. Những cây ăn quả có mức lợi nhuận hấp dẫn và thị trường tiêu thụ tốt trong nước cũng như xuất khẩu, gồm nhãn, vải, xoài, đã có tốc độ tăng trưởng cao về diện tích. Tình hình thị trường trong nước Tiêu thụ quả ngày một tăng theo trình độ phát triển kinh tế của từng nước, các nước có lợi tức cao thường tiêu thụ quả nhiều hơn các nước nghèo rất nhiều. Chỉ tính riêng cam quýt, mỗi đầu người Mỹ, Israel đã tiêu thụ trên 40 kg/năm… Sản lượng quả bình quân mỗi đầu người ở nước ta mới ở mức 47 kg/năm, Thái Lan 104 kg và Philippines 114 kg/người/năm. Ở nước ta, phần lớn trái được tiêu thụ trong nước, một phần rất nhỏ được xuất khẩu dưới dạng xuất tươi, đồ hộp, đông lạnh, sấy khô… Các thành phố lớn, nơi mà thị dân có thu nhập cao hơn, nơi có nhiều khách du lịch là thị trường chính, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Các loại quả xuất khẩu chính là chuối, dứa, cam, chanh, thanh long Thị trường chính là : Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Đài Loan và một ít qua Canada, Pháp, Thụy Sĩ,…Dứa (thơm) và chôm chôm xuất dưới dạng chế biến được nhiều, đặc biệt gần đây Mỹ đã trở thành một khách hàng quan trọng. Xoài, nhãn là mặt hàng đang được chú ý ở các thị trường Trung Quốc, Campuchia…. Tuy nhiên các thị trường này nhiều bấp bênh. Công suất của các nhà máy chế biến ở miền Nam nước ta hơn 100.000 tấn/năm . Các kênh marketing sản phẩm rau quả Do đặc điểm sản xuất rau quả khá phân tán và thị trường tiêu thụ thì chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, thị xã nên hầu hết các hộ nông dân không trực tiếp mang sản phẩm bán tại chợ. Họ thường bán cho những người thu gom, bán buôn tư nhân, đây thực sự là thành phần đóng vai trò rất quan trọng trong kênh tiêu thụ rau quả. Tuy nhiên do đặc tính khác nhau của rau và quả nên kênh tiêu thụ của hai mặt hàng này cũng có những đặc điểm khác biệt. Theo kết quả điều tra của IFPRI 2001, phần lớn sản phẩm của hộ được bán cho người thu gom và nhà bán buôn (với tương ứng là 50% và 30%), chỉ một lượng rất ít được bán cho các tổ chức khác. Các cơ sở chế biến tư nhân không phải là khách hàng chính của hộ sản xuất rau quả, trừ trường hợp ở Sơn La và Bắc Giang (bán phần lớn nhãn và vải cho các cơ sở tư nhân). Một số lượng ít rau quả được bán cho người bán lẻ (trừ các hộ sản xuất ở Hà Nội), và bán trực tiếp cho người tiêu dùng (chủ yếu ở Nghệ An và Hà Nội). Ngoại trừ một vài hộ hộ trồng dưa chuột ở Hưng Yên và vải ở Hải Dương. Tỷ lệ rất ít các hộ bán trực tiếp cho các nhà xuất khẩu. Điều này có thể cho thấy, các tổ chức xuất khẩu rau quả không mua trực tiếp từ hộ nông dân. Tầm quan trọng của những người mua rau qủa khác nhau Khoảng 70% lượng rau quả của người sản xuất được bán tại hộ gia đình, khoảng 19% được bán tại điểm bán buôn. Hầu như không có hộ sản xuất nào bán sản phẩm tại các nhà máy, cho thấy hầu hết hộ sản xuất bán cho các cơ sở chế biến chủ yếu tại hộ. Có sự khác nhau lớn giữa các vùng và tỉnh về địa điểm buôn bán rau quả. Chẳng hạn, trong khi lượng hàng hoá trung bình hộ sản xuất bán cho người bán lẻ chỉ chiếm 2,8%, nhưng ở Hà Nội con số này là 44,3%. Dựa vào các kết quả điều tra và khảo sát thực tế, chúng ta có thể phác thảo kênh tiêu thụ rau quả của Việt Nam với các thành phân tham gia chính như sau: Số lượng cơ sở sản xuất rau quả chính Các doanh nghiệp rau quả Sản lượng tiêu thụ rau quả nội địa Bảng Khối lượng tiêu thụ rau quả nội địa (nghìn tấn) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 5572.44 5938.86 6379.21 6602.08 7237.24 7312.8 7404.3 7711.22 7855.44 8124.58 Nguồn: FAO Rau quả luôn là một thực phẩm rất phổ biến trong các bữa ăn tại hộ gia đình Hầu như tất cả các hộ gia đình Việt Nam đều tiêu thụ rau quả. Điều tra năm 1998 cho thấy tất cả các hộ đều tiêu thụ rau, và 93% hộ tiêu thụ quả. Các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Mức tiêu thụ rau quả bình quân của Việt Nam là 71 kg / người/ năm Cần phải nói rằng những con số này có thể không bao gồm tiêu thụ rau quả như một phần sản phẩm chế biến (như nước quả và mứt) và tiêu thụ ở nhà hàng.. Rau chiếm 3/4 (54 kg), trong khi quả chỉ chiếm phần còn lại (17 kg). Các sản phẩm quan trọng nhất là rau muống - chiếm 31% tổng số lượng rau tiêu thụ , và chuối - chiếm 50% lượng quả tiêu thụ. Giá trị tiêu thụ rau quả hàng năm (bao gồm cả tiêu thụ rau quả nhà tự trồng) là 126.000 đồng/người hoặc 529.000 đồng/hộ. Mặc dù quả chỉ chiếm 1/4 khối lượng rau quả tiêu thụ, nhưng thường có giá cao hơn, nên chiếm gần 40% tổng giá trị. Tiêu thụ rau quả chiếm khoảng 4% tổng giá trị chi phí tiêu dùng Các sản phẩm quan trọng nhất là rau muống (chiếm 31% tổng số) và chuối (chiếm 17%). Giá trị tiêu thụ rau quả hàng năm (bao gồm cả tiêu thụ rau quả nhà tự trồng) là 126.000 đồng/người (hay 529.000 đồng/hộ). Mặc dù quả chỉ chiếm 1/4 khối lượng rau quả tiêu thụ, nhưng thường có giá cao hơn, nên chiếm gần 40% tổng giá trị. Tiêu thụ rau quả chiếm khoảng 4% tổng giá trị chi phí tiêu dùng. Bảng Số lượng và giá trị tiêu thụ các loại rau quả bình quân đầu ngườivà hộ Sản phẩm Số lượng (kg/năm) Giá trị (1000 đồng/năm) bq đầu người bq hộ bq đầu người bq hộ Đậu 1 6 5 22 Rau muống 17 72 16 70 Su hào 4 15 5 22 Bắp cải 7 30 9 37 Cà chua 6 26 11 45 Rau khác 17 75 29 125 Cam 3 12 11 41 Chuối 9 37 16 68 Xoài 1 6 7 31 Quả khác 4 17 16 68 Các loại rau 54 224 76 321 các loại quả 17 72 50 208 Quả & Rau 71 296 126 529 Nguồn: MARD-IFPRI, 2001 Tuy nhiên mức tiêu thụ rau quả giữa các vùng là rất khác nhau. Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh mức tiêu thụ cả rau và quả là cao nhất. Trung bình mức tiêu thụ rau bình quân của Hà Nội và thành phố HCM tương ứng là 106 kg /người/năm và tiêu thụ quả là 53kg/người/năm. Trong khi đó, ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ rau và quả bình quân đầu người thì thấp hơn nhiều, như miền núi phía bắc (MNPB) chỉ đạt 27 kg rau/năm và 4 kg quả/năm, hay Đồng bằng sông Hồng chỉ có 9 kg quả/năm và 45 kg rau. Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. Ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao Nghiên cứu về mức tiêu thụ rau quả trung bình giữa các vùng cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại các trung tâm và thành phố lớn cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác trong cả nước . Điều này cho thấy có mức tiêu thụ rau quả phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân của các hộ. Nghiên cứu mức tiêu thụ rau quả theo thu nhập Theo tiêu chí của Tổng cục thống kê, các nhóm được chia theo năm nhóm thu nhập từ nghèo nhất tới các hộ có thu nhập cao nhất. cho thấy tiêu thụ rau quả theo đầu người giữa của các hộ giàu nhất gấp 5 lần các hộ nghèo nhất, từ 26 kg đến 134 kg. Sự chênh lệch này đối với quả là 14 lần, với rau là 4 lần. Nhu cầu về cam, chuối và xoài tăng mạnh khi thu nhập tăng, nhưng su hào thì tăng chậm hơn rất nhiều Hình Mức tiêu thụ rau quả phân theo nhóm chi tiêu Theo số liệu điều tra năm 1998 có tới 43% rau quả mà các hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ là do nhà tự trồng. Phần tự trồng với quả cao hơn (54%) đối với rau. Trong số các hộ “thành thị” cũng có tới 8% rau quả do nhà tự trồng Xin nhắc lại là các hộ “thành thị” bao gồm cả ở Hà Nội, TPHCM, các thành phố và thị xã khác. Sản xuất rau quả ở thành thị có thể ở các vườn trong thành phố hoặc tại các khu đất ở ngoại ô mà các hộ có quyền sử dụng.. Ở nông thôn, đặc biệt là ở miền Bắc, thì tiêu thụ rau quả nhà tự trồng đóng một vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Không có gì ngạc nhiên khi rau quả tự trồng đóng vai trò ít quan trọng hơn đối với các hộ thành thị, chỉ chiếm 8% lượng rau quả họ tiêu thụ. Ngược lại, rau quả tự trồng chiếm 72% lượng rau quả tiêu thụ ở nông thôn miền núi phía Bắc và ít nhất là 60% ở những nơi khác thuộc nông thôn miền Bắc. Ở nông thôn miền Đông Nam bộ, các hộ chỉ dùng 27% số rau quả mà họ tự trồng được. Đối với các hộ nghèo thì nguồn rau quả tự trồng đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với các hộ có thu nhập cao hơn. Phần rau quả tự sản xuất giảm từ 67% đối với các hộ nghèo xuống chỉ còn 18 % đối với các hộ giàu Biểu Tỷ lệ tiêu thụ rau quả nhà tự sản xuất Rau Quả Rau & quả Vùng Th.phố 6 11 8 Miền núi phía bắc 67 86 72 ĐBSH 54 78 60 Bắc Trung bộ 63 76 67 Nam trung Bộ 47 58 49 Tây Nguyên 26 74 42 Đông Nam Bộ 16 50 27 ĐBSCL 31 65 43 Phân loại chi tiêu Rất nghèo 61 84 67 Nghèo 50 75 56 Trung bình 44 66 50 Khá 34 59 42 Giầu 14 25 18 Tổng 38 54 43 Nguôn: Phân tích điều tra về mức sống của Việt Nam năm 1998 Nghiên cứu về nhu cầu rau quả cho thấy, trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ rau quả của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhất là đối với nhu cầu tiêu thụ quả. Lượng tiêu thụ rau bình quân hàng năm tăng từ 53 kg/người năm 1993 lên 54 kg/người năm 1998; và lượng tiêu thụ quả bình quân hàng năm tăng từ 13 kg/người năm 1993 lên 17 kg/người năm 1998. Chính vì thế, tổng lượng rau quả tiêu thụ bình quân đầu người/năm của Việt Nam tăng từ 66kg năm 1993 lên 71 kg năm 1998. Nghiên cứu biến động nhu cầu tiêu thu rau quả trong các vùng của Việt nam cho thấy, trong những năm qua sự biến động lượng tiêu rau quả giữa các vùng rất khác nhau. Nhu cầu tiêu thụ rau quả bình quân đầu người tại các thành phố, vùng Đồng Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu long thì co xu hướng tăng lên nhưng tại một số vùng khác như Bắc Trung Bộ, Miền núi phía Bắc và đặc biệt là Tây Nguyên lại có xu hướng giảm xuống. Nhu cầu tiêu thụ rau quả bình quân đầu người/năm của khu vực Tây Nguyên giảm từ 88kg năm 1993 xuống chỉ còn 48 kg, giảm nhiều ở tiêu thụ rau (từ 74kg/người năm 1993 xuống còn 41 kg/người năm 1998). Mặc dù, có sự biến đổi, tăng giảm khác nhau giữa các vùng nhưng nhìn chung là nhu cầu tiêu thụ rau quả của Việt Nam ngày càng tăng và đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phát triển sản xuất. Nghiên cứu về chỉ số co giãn của các loại rau quả theo chi tiêu cho thấy, khi lượng chi tiêu cho cac hộ gia đình tăng thì nhu cầu của hầu hết các rau quả đều tăng và tăng mạnh đối với quả. Hệ số co giãn chi tiêu đối với cầu quả là 1,09.Điều này cho thấy, nếu chi tieu của hộ gia đình tăng 1% thì nhu cầu về qủa sẽ tăng 1,09%, cao hơn mức tăng chi tiêu. Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng, nhu cầu về quả tăng mạnh đối với xoài, cam và các loại quả khác. Nhu cầu về các loại rau cũng tăng lên khi chi tiêu tăng nhưng với mức độ thấp hơn. Biểu Độ co giãn chi tiêu đối với rau và quả Sản phẩm Độ co giãn Rau muống 0.40 Su hào 0.46 Bắp cải 0.70 Cà chua 0.88 Rau khác 0.48 Cam 1.45 Chuối 0.79 Xoài 1.38 Quả khác 1.12 Các loại rau 0.54 Các loại quả 1.09 Quả & Rau 0.74 Trong những năm gần đây, tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam tăng lên đáng kể, mặc dù các số liệu thống kê rất khác nhau. Theo số liệu của FAO, nhập khẩu rau quả tăng từ mức 0 năm 1990 đến 11 triệu USD năm 1995 và khoảng 20 triệu USD năm 1998, chủ yếu là nhờ tự do hoá thương mại (hàng rào thuế quan và phi quan thế giảm) và mức sống của người dân Việt Nam tăng. Nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là ở khu vực thành thị có sức mua tốt, ngày càng đa dạng hoá tiêu dùng, không chỉ ăn gạo như trước đây mà cả các sản phẩm chăn nuôi và rau quả. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu táo, lê, quýt và đào của Trung Quốc (chiếm tỉ lệ lớn nhất); sầu riêng, xoài, măng cụt và vú sữa của Thái Lan; nho và táo của Mỹ (theo USDA trị giá 2,3 triệu USD); kiwi và táo của New Zealand. Các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ ở Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn khác. Bảng Khối lượng nhập khẩu rau quả của Việt Nam   Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Rau nghìn tấn 18 20 21 28 60 123 246 316 175 118 Khoai tây tấn 8148 11055 11248 16233 6401 4510 20915 34595 38834 57033 Cà chua tấn 161 138 177 524 100   0 5649 4754 10761 Dưa hấu tấn 1523 3361 8651 1433 1149 468 1407 1290 178 241 Quả nghìn tấn 31 47 65 71 148 44 106 156 201 185 Chuối tấn 9422     4 633 49 0   99 26 Nho tấn 1776 2477 2391 2990 4093 3683 6151 6165 6020 7912 Cam tấn 8541 13630 4809 2468 1814 1715 1617 4808 7079 18459 Dứa tấn   53     117 17 0       Nguồn: FAO Bảng Kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam (triệu đô la)   Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Rau nghin USD 7846 5785 5975 9263 15184 11132 22348 39900 11321 quả triệu USD 382 516 161 177 1706 61 364 320 228 Nguồn: FAO Bảng Nhập khẩu một số loại rau quả của Việt Nam (1998) Sản phẩm Kim ngạch nhập khẩu Nước dẫn đầu   (1000 US$) Táo 10.413 Trung Quốc Quýt 5.395 Trung Quốc Nho 3.324 Mỹ Lê 8.837 Trung Quốc Rau sạch khác 548 Trung Quốc Rau sơ chế 180 Trung Quốc Tổng 28.697 Ghi chú: Tổng KN nhập khẩu không bao gồm nhập khẩu các quả thứ yếu Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (2001) Giá trị nhập khẩu thực tế có thể cao hơn số thống kê do lượng nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc và Thái Lan (qua Cam pu chia) không được thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, nếu tính cả lượng nhập khẩu tiểu ngạch, thì nhập khẩu rau quả của Việt Nam chắc chắn vẫn nhỏ hơn lượng xuất khẩu. Tình hình thị trường quốc tế Qui mô thị trường rau quả thế giới Bảng Khối lượng rau quả tiêu thụ của thế giới (triệu tấn) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Rau 162.24 167.20 177.90 175.35 182.52 178.42 193.23 193.34 201.88 193.95 Quả 35.18 33.80 34.02 35.49 35.96 36.94 37.27 39.73 41.54 39.02 Nguồn: FAO, tổng hợp từ số liệu 162 nước Số liệu thống kê gần đây chỉ ra rằng Trung Quốc chiếm hơn một nửa (56%) xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật, mỗi thị trường chiếm từ 5-10% xuất khẩu của Việt Nam. Các nước khác chiếm dưới một phần tư (1/4) xuất khẩu của Việt Nam Đồ thị Tỷ trọng xuất khẩu rau qủa của Việt Nam sang các nước năm 2001 Đồ thị Tỷ trọng xuất khẩu rau qủa của Việt Nam sang các nước năm 2000 Bảng Các nước nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2001 Nước Trị giá nhập khẩu (000 USD) Tỷ trọng trong tổng xuất (%) Trung Quốc 131.608 46,8 Đài Loan 20.424 7,3 Hàn Quốc 18.946 6,7 Nhật Bản 13.342 4,7 Liên bang Nga 5.03 1,8 Hồng công 4.045 1,4 Campuchia 2.27 0,8 Hà lan 2.22 0,8 Inđônêxia 2.188 0,8 Italia 2.186 0,8 Pháp 1.914 0,7 Mỹ 1.874 0,7 Ô xtrâylia 1.822 0,6 Singapore 1.687 0,6 Lào 1.626 0,6 Đức 1.555 0,6 Canađa 1.269 0,5 Malaixia 1.264 0,4 Thuỵ Sỹ 1.155 0,4 Trung Quốc Mặc dù xuất khẩu rau quả của Trung Quốc hiện nay lớn gấp 10 lần nhập khẩu Hàng năm, Trung Quốc xuất khẩu 3 tỉ USD rau quả và nhập khẩu khoảng 300-400 triệu USD, nhưng hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây gia tăng đáng kể. Việt Nam có một số lợi thế sau đây: Trung Quốc rất gần Việt Nam, giảm chi phí vận chuyển và tăng lượng xuất khẩu rau quả tươi dễ hỏng. Thị trường Trung Quốc rất lớn và đang phát triển. Dân số đông và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tạo ra nguồn cầu lớn đối với các sản phẩm không thiết yếu như chăn nuôi và rau quả. Hiện nay, yêu cầu của lục địa Trung Quốc về an toàn và chất lượng thực phẩm nhập khẩu không cao như các nước nhập khẩu chính khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Cả hai nước đều đang thực hiện các biện pháp tăng cường thương mại, mặc dù áp lực bảo hộ đôi khi cũng gây ra hạn chế thương mại nhất định. Kết quả là, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ trên 10 triệu USD năm 1998 (chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam) đến 120 triệu USD năm 2000 (chiếm 58% tổng giá trị xuất khẩu) và lên tới 131 triệu USD năm 2001. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc có thể cao hơn do chưa tính được giá trị thương mại tiểu ngạch qua biên giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xoài, vải, nhãn, chuối, thanh long, dừa và dứa sang Trung Quốc qua các tỉnh biên giới Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Tỉnh hải đảo Hải Nam cũng nhập khẩu dừa để chế biến sữa dừa. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đang gặp một số khó khăn. Cầu thị trường Trung Quốc không ổn định. Sản phẩm rau quả của Trung Quốc có tính cạnh tranh cao và bản thân Trung Quốc đã là nước xuất khẩu rau quả lớn. Chính vì thế mà xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2002 giảm xút, phần nhiều do ảnh hưởng khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam cho rằng Việt Nam vẫn có tiềm năng mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt tới hàng trăm triệu USD/năm. Đài Loan và Nam Triều Tiên Trong những năm gần đây, Đài Loan và Nam Triều Tiên đã trở thành các thị trường nhập khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam. Đài Loan là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 20,8 triệu USD năm 2000, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Cũng trong năm 2000, Nam Triều Tiên nhập khẩu 13,7 triệu USD rau quả Việt Nam (chiếm 6%). Năm 2001, lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan không giảm nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng lên khá mạnh và đạt xấp xỉ 19 triệu USD. Hai thị trường này có các lợi thế như khoảng cách vận chuyển ngắn, chi phí vận chuyển thấp và mức sống dân cư cao (cho thấy có nhu cầu rau quả cao). Trong một số trường hợp, các thị trường này cũng tạm nhập tái xuất rau quả. Nhật Bản Về lâu dài, Nhật Bản là thị trường có nhiều tiềm năng. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu trung bình 5,8 tỉ USD rau quả, đứng thứ 4 trên thế giới, chủ yếu là nhập từ Thái Lan (đạt kim ngạch 50-60 triệu USD rau quả tươi và 60-80 triệu SUD rau quả chế biến). Hiện nay, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật còn thấp, đạt 11,7 triệu USD năm 2000 và 13 triệu USD năm 2001, thấp hơn nhiều kim ngạch của các thị trường khác vào Nhật Bản như Đài Loan, Trỉều Tiên, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Khó khăn lớn nhất đối với việc xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản là yêu cầu của thị trường này về chất lượng, an toàn, vệ sinh, bao bì và nhãn mác rất cao. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản rất lớn. Kinh nghiệm cho thấy cách tốt nhất để thâm nhập thị trường Nhật Bản là hợp tác với các công ty Nhật Bản để được hướng dẫn về cách lựa chọn giống, phương thức xuất khẩu, chế biến, đóng gói và vận chuyển. Một số công ty Việt Nam đã áp dụng phương thức này, trong đó có các công ty ở Nam Định, TP HCM và Đà Lạt. Các nước ASEAN Các nước ASEAN hiện chưa nhập khẩu nhiều rau quả Việt Nam Một số nguồn thống kê tính gia vị (đặc biệt là hạt tiêu) là sản phẩm rau quả. Nếu tính theo nghĩa rộng như vậy thì Singapore là một thị trường quan trọng, nhập khẩu trên 50 triệu USD rau quả và gia vị của Việt Nam . Trong giai đoạn gần đây, mỗi năm Singapore, Malaysia và Indonesia chỉ nhập khẩu 1-2 triệu USD rau quả của Việt Nam. Lợi thế xuất khẩu rau quả sang các nước ASEAN của Việt Nam là khoảng cách gần, thuộc khối AFTA và có hệ thống thương mại tự do. Tuy nhiên, điều kiện sinh thái ở các nước này tương tự như Việt Nam, nên họ có thể là đối thủ cạnh tranh hơn là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm vườn của Việt Nam. Vì thế Việt Nam cần hợp tác với các nước ASEAN để tận dụng công nghệ và kỹ năng của các nước này và ngược lại các nước ASEAN có thể tận dụng lao đông rẻ và các điều kiện đang phát triển khác của Việt Nam. Các thị trường khác Úc: xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Úc còn rất hạn chế, 1,4 triệu USD năm 2000 và 1,8 triệu USD năm 2001. Yêu cầu về chất lượng và vệ sinh dịch tễ rất khắt khe. Là một quốc đảo có điều kiện tự nhiên phong phú với các loài dộng thực vật đa dạng, úc đặc biệt lo ngại sự lây lan bệnh tật từ các quốc gia khác. Theo các chuyên gia, nếu khai thác tốt khả năng hợp tác, Úc có thể được coi là một thị trường tiềm năng trong tương lai. Châu Âu: do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao (và có nhiều nguồn cung cáp sản phẩm nhiệt đới tươi gần Châu Âu) nên Châu Âu chỉ nhập khẩu các sản phẩm vườn chủ yếu của Việt Nam như rau quả đóng hộp, nước quả và hạt tiêu. Pháp, Hà Lan, ý, Anh, Thuỵ Sĩ và đặc biệt là Đức nhập nhiều sản phẩm dứa đóng hộp, nước quả và các loại rau quả đóng hộp khác. Việt Nam xuất khẩu rau quả và hạt tiêu sang 15 nước trong khu vực này, tăng kim ngạch từ 30 triệu USD năm 1999 đến 40 triệu USD năm 2000. Bắc Mỹ: các thị trường này hoàn toàn mới đối với các nhà xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trong những năm gần đây,Việt Nam xuất khẩu rau quả và hạt tiêu sang Mỹ, Canada, Mehico và Brazil với giá trị 13,5 triệu USD, trong đó riêng Mỹ nhập khẩu 12,2 triệu USD. Đây là con số quá nhỏ so với một thị trường lớn như vậy. Mỹ là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất trên giới với kim ngạch 10 tỉ USD năm 1999. Hiệp định Thương mại song phương Việt Mỹ đã tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm vườn sang Mỹ. Doanh nghiệp Mỹ hiện đang đến Việt Nam để khai tác tiềm năng này. tuy nhiên để gia nhập vào thị trường Mỹ, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các hàng rào nghiêm ngặt như an toàn và vệ sinh thực phẩm cũng như cạnh tranh mạnh mẽ của các nước cung cấp khác như Mỹ La tinh, đặc biệt là Mehico, Trung Mỹ và Chi lê. Nga và các nước Đông Âu: như đã nói ở trên, các nước Đông Âu là thị trường nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam trong thập kỷ 80 với các sản phẩm như cải bắp, cà rốt, khoai tây, hành, tỏi, chuối, cam và các loại rau quả đóng hộp khác. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh từ khi khôi COMECON sụp đổ. Theo thống kê của Bộ Thương Mại, năm 1996 Nga chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 2001, con số này giảm xuống còn 2% (tương đương với khoảng trên 5 triệu USD). Năm 1999, Việt Nam xuất khẩu quả đóng hộp, chuối khô và các loại quả khác sang Nga, Ba Lan, Ukraina, CH Séc, Hungari và Bulgary. Có một số tín hiện cho thấy nền kinh tế Nga và các nước Đông Âu khôi phục sẽ giúp đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của các nước xuất khẩu chính Bảng Lượng xuất khẩu của một số nước sản xuất chính (tấn) Quả 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 63487 84828 59247 127874 165640 156694 147953 102864 140943 151677 Italy 10835 12758 7170 6818 7794 8989 10695 7398 6498 6337 Mexico 32161 6766 2789 5960 7674 9888 10061 12071 13595 12459 Thái Lan 162381 195712 114980 190375 211042 247829 192934 118284 165543 189735 Rau 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 186150 177836 156731 97462 87907 89472 104527 139796 112365 112049 Italy 148889 122511 115569 106924 106889 123855 136043 186769 162846 189680 Mexico 11088 17069 15184 13183 15357 228191 314843 332080 321212 Thái Lan 13694 14844 17174 19176 20999 30162 36576 40569 56982 52922 Nguồn: FAO Bảng Giá xuất khẩu của một số nước xuất khẩu chính (đô la/tấn) Quả 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 1,227.42 998.31 667.95 473.58 545.11 605.77 482.21 369.78 411.44 374.91 Italy 860.87 841.81 1,071.41 973.16 825.38 780.51 1,049.07 1,414.90 1,315.94 1,391.51 Mexico 460.98 842.9 589.43 649.64 516.89 460.19 395.74 396.03 352.2 Thái Lan 781.01 741.58 596.4 583.47 519.12 426 406.18 518.36 497.4 473.35 Rau 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 430.95 361.83 287.56 224.9 234.03 243.8 232.92 338.28 298.82 289.71 Italy 1,002.31 794.73 782.19 724.3 704.51 717.55 796.2 1,143.48 989.29 1,332.10 Mexico 229.49 363.09 218.16 235.74 216.21 376.23 716.79 708.57 655.9 Thái Lan 1,186.69 1,000.73 708.04 725.41 771.66 887.09 989.05 1,203.19 1,471.23 1,623.85 Nguồn: FAO Thị phần sản lượng rau quả do Việt Nam sản xuất Xuất khẩu rau quả của Việt Nam Sản xuất rau quả có từ rất lâu ở Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam mới chỉ xuất khẩu rau quả trong một vài thập kỷ gần đây. Trong thập kỷ 60,70 và 80, Việt Nam chủ yếu trao đổi buôn bán với Liên Xô và thành viên khối Đông âu, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Cộng đồng Hỗ trợ Kinh tế (COMECON) - một tổ chức hợp tác phát triển thương mại giữa Liên Xô với các nước XHCN khác. Việt Nam và Cu Ba là hai nước nhiệt đới duy nhất trong COMECON, do đó Việt Nam là nước cung cấp quả nhiệt đới chính cho Liên Xô và các nước Đông Âu. Giống như các sản phẩm xuất khẩu khác, rau quả cũng được xuất khẩu thông qua các hiệp định song phương giữa hai quốc gia. Do giá cả chưa được định theo cơ chế thị trường nên thương mại giữa các thành viên khối COMECON chỉ dưới hình thức hàng đổi hàng. Do thương mại chủ yếu thông qua các hợp đồng hàng đổi hàng song phương nên rất khó để có thể biết chính xác giá trị xuất khẩu. Theo tính toán của FAO, xuất khẩu rau quả trong thập kỷ 70 của Việt Nam đạt khoảng 8-15 triệu đô la/năm, tương đương với 200-300 USD/tấn, cho thấy các nước này chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng giá trị thấp IFPRI-MARD, 2001. Một trong những hạn chế sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những thập kỷ 70-80 là do chính sách của Nhà nước lúc đó vẫn tập trung vào đẩy mạnh sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa gạo, nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân và giảm nhập khẩu gạo. Cho đến khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 tiến hành, một loạt chính sách trong phong trào đổi mới, nhằm khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân, tập trung nhiều hơn vào sản xuất nông sản giành cho xuất khẩu và nhất là sau nghị quyết khoán 10 (năm 1988) sản xuất hàng hoá mới thực sự phát triển. Rau quả cũng như những ngành hàng khác được sản xuất thương mại hoá phục vụ tốt hơn nhu cầu trong nước và định hướng xuất khẩu mạnh hơn. Chính những thay đổi về mặt chính sách và hỗ trợ xuất khẩu rau quả đã góp phần mở rộng xuất khẩu, tăng kim ngạch từ 35 triệu USD năm 1980 đến 50 triệu USD năm 1990. Trong giai đoạn 1989-91, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng, gây ra sự sụp đổ của COMECON và làm gián đoạn trao đổi thương mại giữa các nước thành viên. Thêm vào đó, suy thoái kinh tế cũng làm giảm cầu nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam. Sự sụp đổ của khối COMECON và xu thế tự do hoá thị trường đòi hỏi phải có sự điều trỉnh sâu sắc hơn, nhất là về vấn đề định hướng và tìm bạn hàng xuất khẩu. Thay vì chỉ thực hiện các hiệp định thương mại Chính phủ song phương, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả phải tìm kiếm và đàm phán hợp đồng với người mua. Bên cạnh đó, họ phải xác định và mở ra những thị trường mới, đặc biệt là ở Châu Á. Kết quả là, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm mạnh từ 9535 tấn năm 1989 xuống còn 450 tấn năm 1991 Theo FAO. Nhưng chỉ trong vòng một vài năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã bắt đầu tăng mạnh trở lại và đạt với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 56 triệu USD năm 1990 lên trên 300 triệu USD năm 2001. Sự tăng trưởng nhanh về kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó chịu tác động mạnh của (i) chính sách mở rộng phát triển thương mại, (ii) sự tham gia của các thành phần trong hoạt động xuất khẩu, (iii) các nhà nhà xuất khẩu (tư nhân hoặc nhà nước) tăng cường khả năng xác định thị trường mới và đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm của các thị trường này, (iv) do tác động của các chính sách vĩ mô như chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi và (v ) cuối cùng là do sự tăng lên trong nhu cầu nhập khẩu tiêu thụ của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Bảng Khối lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam   Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Rau Nghìn tấn 335 264 266 288 326 326 423 472 528 223 Khoai tây Tấn 13 25 2 78 33 3 15 40 143 262 Cà chua Tấn 27 10 83 24 39 47 95 163 29 8 Dưa hấu Tấn 52 786 2648 3720 2924 19794 64406 44413 66773 132856 Quả Nghìn tấn 50 49 67 88 186 301 408 346 310 149 Chuối Tấn 9613 4701 7775 10429 6005 41523 43948 81431 65343 27038 Nho Tấn 53 10 12 1 0 28 30 Cam Tấn 66 4 7 41 46 26 66 30 Dứa Tấn 15 17 43 990 65 76 12 34 12 82 Nguồn: FAO Bảng Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam (triệu đô la) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Rau quả 90.2 71.2 52.6 106.6 213.1 344.3 221.2 151.5 178.8 235.5 Nguồn: FAO Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2005 ước tính đạt 250 triệu USD, tăng hơn 5 lần so với 46 triệu USD năm 1986. 6 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 136 triệu đô la Mỹ, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 48,6% kế hoạch năm. Bảng Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006   Đơn vị tính Kế hoạch 2006 Ước thực hiện 6 tháng 2006 Thực hiện 6 tháng 2005 So sánh (%) 6T-2006 /6T-2005 6T-2006/ KH 2006 Kim ngạch xuất khẩu, trong đó: Tr. USD 37750 18728 14897 125,7 49,6 Hàng rau quả Tr.USD 280 136 119 114,3 48,6 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2006  Theo Vinanet, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 9/2006 đạt 24.790.434 USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 9 tháng đầu năm lên 195.715.208 USD, tăng 32,2% so với tháng 8/2006. Đây là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong quý 3/2006.  Bảng Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam phân theo nước nhập khẩu Tên nước Kim ngạch xuất khẩu tháng 6 (USD) Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 (USD) Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 (USD) Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 (USD) Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng (USD) Đài Loan 3 166 510 2 897 109 2 024 621 2 408 937 22 043 787 Nhật Bản 2 210 520 2 151 892 1 994 621 1 904 129 20 359 514 Trung Quốc 1 709 200 1 670 152 1 819 573 2 579 838 17 919 182 Liên Bang Nga 1 363 972 1 514 916 1 912 133 1 693 514 17 488 623 Mỹ 1 250 641 1 891 298 1 932 768 1 848 626 12 693 408 Hồng Kông 779 674 765 663 869 906 1 151 633 7 363 117 Hà Lan 60 211 397 857 550 886 85 982 6 856 781 Singapore 579 584 627 285 770 874 627 041 5 585 060 Thái Lan 219 383 433 431 621 228 1 034 998 5 399 866 Hàn Quốc 464 225 464 499 55 202 891 893 5 319 806 Các nước khác 9 175 054 7 539 675 6 197 319 10 563 843 74 686 064 Tổng 20 978 974 20 353 777 18 749 131 24 790 434 195 715 208 Nguồn: Vinanet 2006 Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Thông tin NN&PTNT, xuất khẩu rau quả năm 2002 lại có chiều hướng giảm xuống. Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2002 chỉ đạt khoảng 223 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do giá xuất khẩu giảm xút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các loại quả tươi. Hiện nay Việt Nam vẫn đang tích cực phát triển sản xuất rau quả, không ngừng đẩy mạnh các chơng trình xúc tiến thương mại nhằm tăng lượng xuất khẩu rau quả. Theo kế hoạch,Việt Nam đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu rau quả là 1 tỷ USD vào năm 2010. Đây thực sự là một mục tiêu rất khó có thể đạt được. Tuy nhiên về tiềm năng thì Việt Nam là nước có những lợi thế có thể tăng khả năng xuất khẩu rau quả trong thời gian tới. Bảng Kế hoạch mở rộng xuất khẩu nông sản đến năm 2010 Năng suất (t/ha) Kim ngạch XK (Triệu USD) Đầu tư (Triệu USD) Lao động (1000 người) 2005 2010 Rau và cây gia vị 200 690 408 850 Măng tây 10 50 200 90 400 Măng tre 13 50 150 45 60 Nấm - 30 100 65 100 Đậu 25 20 60 45 120 Khoai sọ 11 10 30 2 45 Cà chua 40 10 30 6 30 Hạt tiêu 16.5 30 100 140 55 Cây gia vị khác - 20 15 40 Cây ăn quả 120 350 42 155 Chuối 25 30 100 8 60 Cây có múi 15 10 30 5 15 Vải 10 5 10 2 5 Xoài 12 5 10 2 5 Cây ăn quả khác 20 50 5 10 Hoa và cây cảnh 10 60 5 110 Nguồn: Dự án Phát triển rau quả và cây cảnh Việt Nam, 2000-2010 Sản xuất và xuất khẩu rau quả của một số nước trong khu vực Mặc dù có sự phát triển đáng kể trong thời gian qua cả về sản lượng và diện tích gieo trồng, năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiếm tốn, đặc biệt là về sản lượng quả nhiệt đới so với các nước khác trong khu vực. Bảng sau đây so sánh về sản lượng của một số loại quả giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN. Bảng Sản lượng một số loại quả của các nước năm 2001 (000 tấn) Dứa Xoài Cây có múi Chuối Trung Quốc 1338.7 3262.9 10460.0 5554.7   Ấn độ 1100.0 11500.0 4870.0 16000.0   Indonesia 300.0 950.0 680.0 3600.0   Malaysia 130.0 30.0 28.5 560.0   Philippin 1700.0 886.0 177.3 5100.0  Thái Lan 1978.8 1633.5 1079.5 1750.0 Việt Nam 284.5 178.8 442.6 1248.0 Nguồn: FAO, Tổng Cục Thống kê Như vậy, đối với cả bốn loại quả nhiệt đới chính Việt Nam đều có sản lượng thấp hơn hẳn so với ba nước ASEAN, chỉ trừ đối với quả có múi sản lượng của Việt Nam cao hơn đáng kể so với Philipin. Nếu chỉ tính riêng 2 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là xoài và dứa thì sản lượng của chúng ta thấp hơn hẳn so với các nước thành viên của ASEAN. Năm 2001, sản lượng xoài của Indonesia và Philipin đạt khoảng 900 ngàn tấn, cao gấp khoảng 5 lần so với của Việt Nam. Còn sản lượng xoài của Thái Lan đạt 1,6 triệu tấn cao gấp 9 lần so với sản lượng xoài của Việt Nam. Năm 2001, sản lượng dứa của Thái Lan cũng đạt gần 2 triệu tấn, cao gấp 7 lần so với của Việt nam, trong khi đó sản lượng dứa của Philipin cũng đạt 1,7 triệu tấn, bằng khoảng 6 lần so với của Việt Nam. Tương tự, đối với chuối, sản lượng của Việt nam cũng thấp hơn so với của các nước khác trong khu vực Asean. Năm 2001, sản lượng chuối của Philipin đạt trên 5 triệu tấn, bằng 4 lần so với của Việt nam. Trong khi đó, sản lượng chuối của Indonesia cũng đạt khoảng 3,6 triệu tấn, cao xấp xỉ 3 lần so với của Việt Nam. So sánh tình hình sản xuất một số loại quả cho thấy, Việt nam không phải là nước có lợi thế mạnh trong sản xuất cây ăn trái. Bên cạnh đó, Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất mạnh từ các nước trong khu vực Asean, đặc biệt là Thái Lan và Philipin. Bảng Giá xuất khẩu rau quả (đô la/tấn) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 491.11 602.51 639.15 559.11 571.56 592.08 411.22 410.22 73.86 Nguồn: FAO Nhờ tiềm lực sản xuất mạnh nên trong những năm qua, Thái Lan, Phi lipin là những nước xuất khẩu rau quả rất mạnh trong khu vực. Theo báo cáo của FAO, năm 2001 lượng xuất khẩu chuối của Philipin trên 2 triệu tấn chuối, đạt kim ngạch gần 300 triệu USD, cao gấp khoảng 30 lần so với Việt Nam. Năm 2001, lượng xuất khẩu chuối của Trung Quốc và Malaysia cũng đạt khá cao so với Việt Nam tương ứng 39 ngàn tấn và 29 ngàn tấn. Trong các nước trong khu vực thì Philipin là nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn nhất. Bên cạnh xuất khẩu một lượng lớn chuối hàng năm, Philipin còn là nước xuất khẩu dứa nhiều nhất trong khu vực. Năm 2001, Philipin xuất khẩu trên 1,5 triệu tấn dứa tươi, đạt kim ngạch gần 30 triệu USD. Ngoài Philipin thì Thái lan và Malaysia cũng là những nước xuất khẩu dứa nhiều trong khu vực. Năm 2001, lượng xuất khẩu dứa của Malaysia đạt trên 16 ngàn tấn và cũng coa hơn rất nhiều so với của Việt Nam . Tuy nhiên sản phẩm dứa xuất khẩu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn lại là dứa đóng hộp. Lượng dứa đóng hộp xuất khẩu của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với dứa tươi, đạt 7,5 ngàn tấn năm 200, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với lượng xuất khẩu dứa hộp của một số nước như Thái Lan (418 ngàn tấn), Philipin (254 ngàn tấn). Bảng Giá trị và sản lượng xuất khẩu một số loại quả của các nước năm 2001   Chuối Dứa Dứa hộp Xoài lượng (tấn) giá trị (000USD) lượng (tấn) giá trị (000USD) lượng (tấn) giá trị (000USD) lượng (tấn) giá trị (000USD) Trung Quốc 39265 20821 2277 1444 26567 11419 3222 1681 Indonesia 263 50 2020 887 135807 62742 425 289 Malaysia 29626 8334 16912 2614 15999 7468 4164 2438 Philippin 2129309 297371 154412 27407 254186 90843 38523 35990 Thái Lan 5522 2154 6471 1503 418722 207060 10829 4895 Việt Nam 4200 1000 65 60 7500 5000 300 900 Chú ý: Giá trị và lượng lấy từ FAO, giá trị và lượng xuất khẩu dứa chia thành một số loại khác nhau, ở đây nghiên cứu chỉ lấy dứa và dứa đóng hộp Nguồn: FAO Tương tự, lượng xuất khẩu xoài của Việt Nam cũng rất thấp so với các nước khác. Năm 2001, lượng xuất khẩu xoài của Việt Nam là 300 tấn trong khi của Thái Lan là trên 10 ngàn tấn, philipin là trên 38 ngàn tấn. Những con số này cho thấy, tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Để có thể cạnh tranh được với sự xâm nhập của rau quả ngoại nhập, nhất là sau khi thực hiện lịch trình giảm thuế AFTA, thì Việt nam cần cố gắng rất nhiều nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của rau và đặc biệt là quả Việt Nam Những thay đổi về thị trường xuất khẩu rau quả Thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam vẫn là Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga. Với số dân đông và tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng một khi khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc được hình thành. Kim ngạch buôn bán giữa 2 nước tăng 74%/năm. Năm 2005, kim ngạch thương mại song phương đạt 8,73 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2004 (năm 2000 mới đạt 2,46 tỷ USD). Dự báo con số này sẽ đạt 10 tỷ USD năm 2006 và 2007. Hiện tại thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm hơn 10 % kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là nước xếp thứ nhất trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là: dầu thô, cao su, dầu thực vật, gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, quặng sắt, chất dẻo, hải sản, rau xanh, hoa quả. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng: xe máy CKD và IKD, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phân bón, sắt thép các loại, rau quả,… Do giữa hai nước có đường biên giới chung nên lộ trình giảm thuế trong AC-FTA sẽ đem lại cơ hội to lớn để tăng thương mại song phương của cả hai nước. Bảng Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc Mặt hàng nông sản chính xuất sang Trung Quốc Thứ tự của Trung Quốc trong tổng số các thị trường xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 (triệu đô la Mỹ) Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 (triệu đô la Mỹ) Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 so với năm 2004 (%) Tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng trị giá xuất khẩu năm 2005 (%) 2004 2005 Rau quả 1/38 1/34 24.97 34.94 39.93 17.42 Cao su 1/35 1/32 357.93 519.20 45.06 65.98 Điều 2/33 2/29 70.22 97.37 38.66 20.00 Chè 4/34 4/18 3.50 6.08 73.71 9.16 Dầu mỡ động thực vật 4/9 6/7 2.35 1.26 -46.38 8.12 Gạo 7/34 7/22 19.21 11.97 -37.69 1.56 Gỗ và sản phẩm gỗ 8/42 6/41 35.08 60.34 72.01 3.90 Cà phê 17/40 16/37 5.89 7.63 29.54 1.40 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Vụ Kế hoạch, 2006 Tuy nhiên Việt Nam luôn nhập siêu trong ngoại thương với Trung Quốc và lượng nhập siêu có xu hướng tăng, từ 200 triệu năm 2000 lên 500 triệu đô la Mỹ năm 2001 và tăng tới 1726 và 1728 triệu đô la Mỹ trong 2 năm 2003 và 2004. Số liệu thống kê từ Bộ Thương mại cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm từ 142,8 triệu USD năm 2001 xuống còn 35 triệu USD năm 2005. Trong đó, riêng rau quả - mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng xuất khẩu năm 2004 chỉ đạt 20 triệu USD, bằng 14% so với kim ngạch xuất khẩu rau quả cao nhất là năm 2001, và chỉ bằng 29,65% so với năm 2003. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ Trung Quốc lại tăng từ 30,9 triệu USD năm 2001 lên 80,2 triệu USD năm 2005. Dự báo kim ngạch nhập khẩu rau quả Trung Quốc vào Việt Nam năm 2006 sẽ còn lớn hơn nữa. Điều này khiến Trung Quốc từ một thị trường nhập siêu, tiêu thụ đến 50% sản lượng rau quả Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu với kim ngạch luôn xuất siêu vào Việt Nam. Có thể nói Việt Nam đã để tuột mất cơ hội do chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest Program - EHP) mang lại. Trong khi đó hàng xuất khẩu của Thái Lan vào Trung Quốc tăng mạnh, năm 2004 đạt 445 triệu đô la Mỹ, tăng 81% so với năm 2004. Ngoài ra, Mỹ, Ấn Độ, Tây Âu là những thị trường tiềm năng cho rau quả Việt Nam, tuy nhiên đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2006 có thể đạt từ 7,3-7,7 tỷ USD. Một số doanh nghiệp nhập khẩu lớn như Wal Mart hay Safeway của Mỹ trước đây chưa có quan hệ kinh doanh với Việt Nam hoặc còn qua trung gian hoặc đang có kế hoạch di chuyển sản xuất ra nước ngoài đã chọn Việt Nam là thị trường chiến lược. Một số doanh nghiệp Mỹ đang có quan hệ làm ăn với Trung Quốc cũng muốn mở rộng hoặc chuyển kinh doanh sang Việt Nam. Bảng Kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả và hạt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Đơn vị: nghìn đô la Mỹ Rau quả Mỹ nhập vào Việt Nam Rau quả Việt Nam xuất sang Mỹ Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 8 tháng đầu 2006 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 8 tháng đầu 2006 Rau tươi, đông lạnh hoặc sơ chế; củ và các sản phẩm rau ăn được khác dạng tươi hoặc khô 18 0 0 29 116 152 140 859 Rau củ chế biến 153 189 219 1 290 674 646 1 107 5 834 Quả và hạt (không bao gồm hạt có dầu), tươi hoặc khô 278 196 1 305 3 812 13 942 14 322 15 118 104 032 Quả chế biến và sản phẩm từ quả (không bao gồm nước quả) 0 23 0 155 2 191 2 910 1 572 14 829 Nước quả, nước rau, không bao gồm nước rau quả lên men 0 5 0 102 21 68 58 1 018 Tổng các mặt hàng rau quả và hạt 449 413 1 524 5 388 16 944 18 098 17 995 126 572 Tổng tất cả các mặt hàng 88 118 88 511 88 008 625 868 930 941 836 719 867 269 6 009 772 Nguồn: Cơ quan thống kê Hoa Kỳ 2006 Ghi chú: 1) Kim ngạch nhập khẩu hàng từ Mỹ vào Việt Nam được tính theo giá FAS, là giá tại cảng xuất của Mỹ, bao gồm giá bán, cước vận chuyển nội địa, bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác để đưa hàng đến phương tiện chuyên chở tại cảng xuất khẩu của Mỹ (nhưng không bao gồm phí bốc dỡ hàng lên phương tiện chuyên chở). 2) Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ được tính theo giá CIF, là giá hàng hoá tại cảng đến đầu tiên trên đất Mỹ (không bao gồm thuế nhập khẩu của Mỹ). Dữ liệu về chính sách phát triển ngành hàng rau quả Các chính sách quốc tế liên quan đến phát triển ngành hàng rau quả Trong khuôn khổ Hiệp định khung giữa ASEAN và Trung Quốc với mong muốn xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ACFTA, các nước tham gia hiệp định đã đồng ý đẩy nhanh tốc độ cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản và thuỷ sản chưa qua chế biến. Có thể phần nào nhận thấy một trong những lý do để thúc đẩy cắt giảm thuế sớm đối với những sản phẩm thuộc các Chương từ 01 đến 08 vì các sản phẩm nông sản chưa qua chế biến thường là những mặt hàng không nhạy cảm đối với các nước ASEAN cũng như Trung Quốc. Hơn nữa, thương mại về nông sản giữa các nước ASEAN và Trung Quốc chỉ chiếm dưới 10% trong tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai bên. Một điểm cần lưu ý là do đặc điểm khí hậu giữa Trung Quốc và các nước ASEAN là tương đối khác nhau (Trung Quốc có khí hậu hàn đới và một phần ôn đới, trong khi tất cả các nước ASEAN có khí hậu nhiệt đới, trừ một phần của Việt Nam có khí hậu ôn đới), do vậy phần lớn các sản phẩm nông sản của Trung Quốc và các nước ASEAN là bổ sung cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh trực tiếp. Do vậy, việc đẩy nhanh tiến độ cắt giảm thuế có thể tạo ra sự thắng lợi cho cả hai bên (win-win deal), tức là các hai bên sẽ đều có lợi từ việc giảm thuế nhanh. Mặc dù các mặt hàng nông sản chỉ chiếm một phần nhỏ trong thương mại giữa hai bên, nhưng đối với từng mặt hàng cụ thể, từng nước cụ thể thì việc cắt giảm thuế được hy vọng sẽ tạo ra tác động thuận lợi đáng kể, kích thích trao đổi thương mại và qua đó tăng thu nhập cho nông dân của ASEAN cũng như Trung Quốc. Trên cơ sở đó, Điều 6 của Hiệp định Khung về thành lập Khu vực mậu dịch tự do ACFTA đã qui định chi tiết về Chương trình thu hoạch sớm. Theo đó, các nước đồng ý thực hiện một lịch trình cắt giảm thuế nhanh hơn đối với các sản phẩm thuộc Chương 01 đến Chương 08. Tất cả các mặt hàng ở cấp độ 8/9 số (Mã HS) tám chương đầu của Biểu thuế HS sẽ nằm trong Chương trình Thu hoạch sớm, ngoại trừ một số mặt hàng cụ thể được một quốc gia thành viên đưa vào Danh mục Loại trừ của mình nằm trong phần Phụ lục. Như vậy, thông qua Danh mục Loại trừ, các nước tham gia hiệp định có thể đưa ra những sản phẩm nhạy cảm đối với nước mình mà chưa muốn thực hiện cắt giảm thuế ngay theo Thu hoạch Sớm. Bảng Các sản phẩm thuộc Chương trình Thu hoạch Sớm Chương Mô tả 01 Động vật sống 02 Thịt và nội tạng động vật 03 Cá 04 Sữa và các sản phẩm từ sữa 05 Các sản phẩm khác từ động vật 06 Cây sống 07 Rau ăn được 08 Quả và hạt ăn được Về lịch trình cắt giảm thuế, tất cả các mặt hàng trong Chương trình Thu hoạch sớm sẽ được chia thành 3 nhóm mặt hàng để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, được xác định và thực hiện theo khung thời gian quy định. Tính đến trình độ phát triển kinh tế của các nước ASEAN ở mức độ khác nhau, lịch trình giảm thuế là khác nhau đối với Trung Quốc, 6 nước ASEAN (Bruney, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore)-gọi là ASEAN 6; và 4 nước thành viên mới (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam)- gọi là các nước CLMV. Tất cả các sản phẩm thuộc thuộc phạm vi Chương trình Thu hoạch Sớm sẽ được chia làm 3 nhóm sản phẩm để thực hiện giảm và bỏ thuế theo định nghĩa như sau: Nhóm 1 Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng cao hơn 15%; Đối với các nước CLMV, các sản phẩm thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng bằng và cao hơn 30%. Nhóm 2 Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng nằm trong khoảng 5% (kể cả) và 15% (kể cả); Đối với các nước CLMV, các sản phẩm thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng nằm trong khoảng 15% (kể cả) và 30% (không kể).  Nhóm 3 Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng thấp hơn 5%; Đối với các nước CLMV, các sản phẩm thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng thấp hơn 15%. Như đã nêu trên, để hạn chế tác động xấu đến sản xuất những mặt hàng nhạy cảm, Hiệp định khung cho phép các nước thành viên đưa ra một Danh mục loại trừ (bao gồm các sản phẩm chưa được vào thực hiện Chương trình thu hoạch sớm). Mỗi quốc gia có các mặt hàng trong Danh mục loại trừ, có thể sửa đổi Danh mục loại trừ bất cứ lúc nào để đưa một hay nhiều mặt hàng này vào Chương trình thu hoạch sớm. Theo Hiệp định khung, trong số 7 nước ASEAN đã hoàn thành đàm phán với Trung Quốc về Danh mục loại trừ (gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) thì có 5 nước không loại trừ mặt hàng nào. Duy chỉ có Campuchia và Việt Nam là có đưa ra danh sách loại trừ một số mặt hàng chưa tham gia Chương trình thu hoạch sớm. Danh mục loại trừ giữa Việt Nam và Trung Quốc có 15 mặt hàng, bao gồm 4 mặt hàng thuộc Chương 01 (gia cầm giống), 6 mặt hàng thuộc Chương 02 (thịt và nội tạng của gia cầm), 2 mặt hàng thuộc Chương 04 (trứng chim và trứng gia cầm), và 3 mặt hàng thuộc Chương 08 (quả có múi như chanh, bưởi) Chính sách trong nước liên quan đến phát triển ngành hàng rau quả Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân của hàng nông sản là 24%, với 12 mức thuế từ 0% đến 100%, thuộc loại cao trong khu vực (Indonesia: 8,3%, Malaysia 2,5%, Philipin 18%, Thái Lan 26,5%).Hàng nông sản được bảo hộ bằng thuế cao hơn so với các hàng hoá khác (24%/18% bình quân chung), mức độ chênh lệch giữa các mức thuế lớn. Trước đây, Việt Nam thường áp dụng biện pháp cấm hoặc giấy phép để hạn chế nhập khẩu mỗi khi có nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước, thể hiện sự quản lý vẫn mang tính hành chính, mệnh lệnh. Từ năm 2001 đến nay, thể hiện sự chủ động tích cực trong hội nhập, Quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ năm 2001 về quy chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2001 - 2005 đã loại bỏ hàng loạt các hàng rào phi thuế. Đến nay chỉ còn áp dụng giấy phép nhập khẩu đối với đường ăn. Ban hành hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng như bong, muối, thuốc lá lá. Lộ trình hội nhập Trong hoàn cảnh tự do hoá ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện Thoả thuận Tự do Thương mại ASEAN (AFTA), người sản xuất rau quả Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước khác như Thái Lan, Malaysia và Indonesia và đặc biệt là Philipin. Trước đây, thuế nhập khẩu rau quả (40%) cao bằng thuế đánh vào các sản phẩm tiêu dùng khác không được coi là thiết yếu. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam cam kết sẽ gia nhập vào AFTA, một bộ phận quan trọng của hệ thống Thuế Ưu đãi Hiệu lực chung (CEPT). Giống như các mặt hàng nông sản khác, rau quả được coi là nhạy cảm hơn các mặt hàng khác nên lịch trình giảm thuế lâu hơn nhiều. Thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng (trong đó có rau quả) đang giảm dần. Thuế suất rau quả tươi áp dụng từ năm 1999 đến nay trong khuôn khổ của CEPT là 15% đối với các nước ASEAN và 30% đối với các nước khác. Thuế rau quả chế biến cao hơn nhiều (40%). Theo quy định, đến năm 2006, thuế nhập khẩu rau quả từ các nước ASEAN sẽ không được vượt quá 5% ( Bảng 11, 12, 13). Tự do hoá nhập khẩu có tác động nhất định, tuy nhiên người sản xuất rau quả tươi không phải đối mặt với cạnh tranh nhập khẩu lớn như người chế biến. Nhập khẩu rau quả tươi sẽ tăng chút ít khi nhập khẩu được tự do hoá, có ảnh hưởng nhất định đến người sản xuất các loại quả đã được nhập khẩu (như táo) nhưng việc giảm các hình thức bảo hộ đôí với cơ sở chế biến sẽ có tác động tiêu cực hơn đối với ngành chế biến. Bảng Lịch trình giảm thuế để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN Mã Sản phẩm Mức thuế gần đây 98 99 00 01 02 03 04 05 06 0701.00 Khoai tây tươi hoặc đông lạnh 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0702.00 Cà chua tươi hoặc đông lạnh 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0703.00 Hành và tỏi tươi hoặc đông lạnh 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0704.00 Cải bắp, súp lơ, và một số loại rau ăn được khác tươi hoặc đông lạnh 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0705.00 Rau diếp và rau diếp quăn tươi hoặc đông lạnh 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0706.00 Cả rốt, củ cải và củ cải đường, cần tây, các loại cây lấy củ và rau ăn tương tự tươi và ướp lạnh, 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0707.00 Dưa chuột tươi và đông lạnh 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0708.00 Dậu bóc hoặc chưa bóc vỏ tươi hoặc đông lạnh 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0709.00 Các loại rau tươi hoặc đông lạnh khác 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0710.00 Các loại rau đã hoặc chưa hấp chín ướp đông 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0711.00 Các loại rau bảo quản tạm thời (Ví dụ, muối rau hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác nhưng không ăn ngay được 20 15 15 10 10 10 5 5 5 5 0712.00 Rau khô đã cắt hoặc chưa cắt, thái lát, ép hoặc nghiền thành bột không qua sơ chế 25 25 25 20 20 15 15 10 10 5 0713.00 Rau khô, đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ hoặc đậu vỡ 25 25 25 20 20 15 15 10 10 5 0714.00 Sắn, dong, khoai lang, các loại cur rễ tương tự khác có hàm lượng tinh bột hoặc co chứa chất Inulin cao, tươi hoặc vỡ, cắt lát mỏng hoặc chưa thái làm thành dạng viên 10 7 7 7 7 7 5 5 5 5 Nguồn: Bộ Tài chính: Kế hoạch cắt giảm thuế của VN để thực hiện AFTA, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, tháng 2 năm 1998. Bảng Lịch trình giảm thuế quả để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN Mã Miêu tả sản phẩm Mức thuế gần đây 98 99 00 01 02 03 04 05 06 0801.00 Dừa, điều tươi hoặc đông lạnh đã hoặc chưa bóc vỏ 30 30 25 25 20 15 15 10 10 5 0802.00 Quả hạch khác, tươi hoặc khô, đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ 30 30 25 25 20 15 15 10 10 5 0803.00 Chuối bao gồm cả chuối lá tươi hoặc khô 30 30 25 25 20 15 15 10 10 5 0804.00 Chà là, sung, dứa, lê, ổi, xoài, măng cụt tươi hoặc khô 30 30 30 20 15 5 0806.00 Nho, tươi hoặc khô 30 30 30 20 15 5 0807.00 Các loại dưa tươi (bao gồm cả dưa hấu), đu đủ 30 30 30 20 15 5 0808.00 Táo tây, lê, quả mộc qua, tươi 30 30 30 20 15 5 0809.00 Mơ, anh đào, đào, mận tươi 30 30 30 20 15 5 0810.00 Các loại quả tươi khác 30 30 30 20 15 5 0811.00 Quả và hạt đã hoặc chưa hấp hoặc luộc chín, đông lạnh đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất ngọt khác, 30 30 30 20 15 5 0812.00 Hạt và quả bảo quản tạm thời (Ví dụ: bảo quản bằng muối hoặc bảo quản bằng cách khác) 20 20 20 15 15 5 0813.00 Qủa khác trừ các loại quả thuộc nhóm 0801 đến 0806; hỗn hợp các loại quả hạch và quả khô thuộc chương này 30 25 25 20 20 15 15 10 10 5 0814.00 Vỏ các loại quả có múi (họ chanh), hoặc dưa tây(kể cả dưa hấu), tươi, lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời bằng nước muối hoặc bảo quản trong các dung dịch khác, 10 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Nguồn: Bộ Tài chính, Kế hoạch cắt giảm thuế của VN để thực hiện AFTA, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, tháng 2 năm 1998. Bảng 13. Lịch trình giảm thuế rau quả chế biến để thực hiện khu vực tự do ASEAN Mã Mô tả sản phẩm Mức thuế gần đây 98 99 00 01 02 03 04 05 06 2001.00 Rau, quả và các phần ăn được khác của cây đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc và axit acetic 40 40 30 20 15 5 2002.00 Cà chua đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ giấm và axít, 40 40 30 20 15 5 2003.00 Nấm đã chế biến hoặc bảo quản bằng những cách khác trừ giấm và axít,acetic 40 40 30 20 15 5 2004.00 Rau khác chế biến hoặc bảo quản bằng những cách khác trừ giấm và axít,acetic hoặc đông lạnh 40 40 30 20 15 5 2005.00 Các loại rau khác chế biến hoặc bảo quản bằng những cách khác ngoài giấm và axít,acetic nhưng không ướp đông 40 40 30 20 15 5 2006.00 Quả, quả bóc vỏ và phần khác của cây bảo quản bằng đường 40 40 30 20 15 5 2007.00 Mứt, nước quả đông, mứt quả nghiền (chủ yếu họ nhà chanh), nước ép quả, 40 40 30 20 15 5 2008.00 Quả và phần khác của cây bảo quản bằng đường hoặc rượu: Chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác 40 40 30 20 15 5 2009.00 Nước ép quả (kể cả hèm nho) và nước ép rau chưa lên men, không có rượu hoặc đường 40 40 25 15 5 Nguồn: Bộ Tài chính: Kế hoạch cắt giảm thuế của VN để thực hiện AFTA, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, tháng 2 năm 1998. Nhận định chuyên gia và đề xuất Cung cầu rau quả trong nước, quốc tế và dự báo Các xu hướng ảnh hưởng đến cầu thực phẩm, do đó ảnh hưởng đến cầu rau quả chế biến bao gồm: Tăng nhu cầu sản phẩm sạch, an toàn, có lợi cho sức khỏe Tăng nhu cầu rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày do rau quả chứa vitamin và các chất chống oxi hóa. Tăng nhu cầu sản phẩm hữu cơ (organic) Tăng nhu cầu các sản phẩm tiện lợi (chế biến sẵn) Tăng nhu cầu sản phẩm mang tính đặc sản dân tộc Dự báo của Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), thời kỳ 2001-2010 nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trên thế giới sẽ gia tăng với mức tiêu thụ rau quả hằng năm bình quân 3,6%, trong khi tốc độ phát triển sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%. Như với đối với thị trường rau quả thế giới cung vẫn chưa đáp ứng được cầu. Thị trường quả nhiệt đới tuy nhỏ nhưng đang phát triển nhanh. Ba thị trường nhập khẩu quả tươi nhiệt đới chính là châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chiếm tới 75% nhập khẩu của thế giới. Theo ước tính của FAO, năm 2001 nhập khẩu các loại quả nhiệt đới tươi của thế giới tiếp tục tăng 4,5% so với năm trước lên 2,137 triệu tấn. Trong đó, nhập khẩu của các nước phát triển ước đạt 1,774 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2000, chiếm 83% tổng lượng nhập khẩu các loại quả tươi nhiệt đới, còn nhập khẩu của các nước đang phát triển ước đạt 363 nghìn tấn, tăng 1,7%. Dứa là quả nhiệt đới được trao đổi phổ biến nhất và hầu hết ở dạng chế biến. Hiện nay, tổng lượng xuất khẩu dứa hộp toàn thế giới là khoảng trên 1 triệu tấn. Xoài là quả nhiệt đới quan trọng thứ hai xét về phương diện thương mại trên toàn thế giới, cả về sản lượng và giá trị. Khối lượng xoài tươi xuất khẩu vượt đạt 393,2 nghìn tấn trong năm 2001. Trong những năm đầu 1990s, xuất khẩu xoài tươi tăng trưởng 8%/năm. Xu hướng hiện nay là tăng cường khối lượng nhập khẩu vì người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của quả nhiệt đới hơn, có thu nhập cao hơn và nhu cầu của người gốc châu Á sống định cư ở EU và Mỹ. Mức tăng nhập khẩu lớn nhất là đối với xoài, vải và nhãn (khoảng 7%/năm). FAO cũng đưa ra dự đoán, năm 2002 nhu cầu nhập khẩu quả tươi nhiệt đới sẽ tiếp tục tăng 5%, lên 2,25 triệu tấn. Dự báo, ba năm tới nhu cầu nhập khẩu quả tươi nhiệt đới sẽ tăng với tốc độ 3%/năm và sẽ đạt 2,46 triệu tấn vào năm 2005. Trong đó, dự kiến nhập khẩu xoài tươi trên thế giới sẽ tăng lên 460 nghìn tấn. Nhu cầu nhập khẩu vải sẽ tăng khoảng 7%/năm tức là khoảng 50.000 tấn trong cùng thời kỳ trên do người tiêu dùng ngày càng ưu thích mùi vị và khả năng chế biến của các loại quả này. Số liệu 5% tăng trưởng của nhu cầu về nhãn cũng hứa hẹn cho tương lai của loại quả này. Các loại quả khác như sầu riêng và chôm chôm phục vụ cho thị trường châu Á cũng khá hứa hẹn. Các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về ngành hàng rau quả Nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đến ngành hàng, đặc biệt là đời sống của nông dân trồng rau quả Nghiên cứu chọn tạo và sử dụng các giống có năng suất cao phẩm chất tốt vào sản xuất. Một số giống rau quả địa phương có năng suất thấp so với các giống mới ở các nước tiên tiến cần nghiên cứu lai tạo giống tốt. Nghiên cứu chọn lựa các giống rau có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao, chịu úng, chống chịu sâu bệnh tốt để trồng vào các tháng giáp vụ. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thâm canh tăng năng suất, tăng cường trồng xen, trồng gối, gieo lẫn để tăng sản lượng trên đơn vị diện tích. Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch để tăng chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian cung cấp. Thách thức và cơ hội của ngành hàng  Thuận lợi Nông dân Việt Nam đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, về thiết kế đồng ruộng, cải thiện đặc tính lý hóa đất; áp dụng các kỹ thuật để điều cây ra hoa .... Quả là một loại nông phẩm có lợi tức cao: trong thời gian qua, diện tích vườn cây ăn trái đã gia tăng nhanh chóng vì chúng thường đem lại lợi tức lớn hơn nhiều loại hoa màu khác. Tùy loại mà lợi tức hơn từ 1,5 đến 10 lần so với lúa. Nước ta có điều kiện tự nhiên thích hợpcho cả các cây ăn trái nhiệt đới và á nhiệt đới, và ôn đới. Diện tích đất còn khá lớn như miền Trung du, Đông Nam bộ, Tây Nguyên .v.v… Nguồn giống phong phú Chính phủ có nhiều giải pháp khuyến khích phát triển ngành trồng cây ăn trái, hỗ trợ nông dân về tín dụng, miễn giảm thuế trong thời gian đầu lập vườn Đã có các viện trường nghiên cứu giống, kỹ thuật sản xuất, chế biến quả để giải quyết đầu ra… Xây dựng thương hiệu quả để xuất khẩu  Khó khăn Cây ăn trái lâu thu lợi: Phần lớn các cây ăn trái là cây lâu năm (đa niên) thường phải mất từ 3 tới 5 năm mới cho thu hoạch, như vậy thời kỳ kiến thiết vườn khá dài, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Nhà vườn phải tính tới biện pháp xen canh, lấy ngắn nuôi dài. Thị trường bấp bênh: Đầu ra của nhiều loại quả còn bị hạn chế và bấp bênh. Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế: khâu hậu thu hoạch quả tươi chưa phát triển như: phân loại, làm sạch, đóng gói, tồn trữ, xử lý các đối tượng sâu bênh sau thu hoạch như nấm bệnh trên trái, trứng ruồi đục quả. Các nhà máy chế biến quả đã có nhưng chưa hoạt động hết công suất vì thiếu thị trường, vì kỹ thuật lạc hậu, giá nguyên liệu cao.. … Do thu mua ở nhiều vườn khác nhau nên chúng không đồng nhất, đây là một trở ngại khi xuất quả tươi. Những vườn cây ăn trái cũ thường có những giống không tốt, cần phải cải thiện giống. Đa số cây giống do tư nhân sản xuất, nên chất lượng cây giống không được bảo đảm. Đặc biệt là vấn đề bệnh cây, chẳng hạn bệnh Greening trên cam quít. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa tốt, chẳng hạn bón phân mất cân đối, lạm dụng đạm, cụ thể bón đạm vào giai đoạn nuôi trái thơm nên con ngọn to, nước trái nhiều nitrate... Một số nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép như ngành trồng nho, táo. Ngược lại, cũng có nhiều nông dân chẳng chú ý gì tới bảo vệ thực vật nên mẫu mã trái rất kém. Chất lượng quả của nước ta còn kém, cả về mặt mẫu mã, kích thước, vệ sinh… Cần phải nhấn mạnh tới sự kiểm dịch thực vật hết sức khắt khe ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là đối tượng trứng ruồi đục quả. Tính không đồng nhất của sản phẩm do thu gom từ các vườn sản xuất nhỏ, nhiều giống khác nhau, kỹ thuật áp dụng khác nhau… tức là do các hệ thống sản xuất nhỏ gây ra. Một số loại trái không đạt tiêu chuẩn, như kích thước trái nhỏ chiếm tỉ lệ quá nhiều. Thí dụ măng cụt phải to, từ 8 - 10 trái/kg mới xuất được. Nông dân hiện nay hầu như chưa có khái niệm gì về WTO mà họ chỉ nghĩ đơn giản đó là công việc của Nhà nước, như vậy làm sao có thể cạnh tranh khi hội nhập? Muốn cạnh tranh, trước hết phải bắt đầu từ chất lượng sản xuất, phải có sản phẩm chất lượng cao thì mới cạnh tranh được. Trong khi đó thực trạng hiện nay của VN là sản xuất manh mún, chất lượng quá kém. Ngay khi chưa gia nhập WTO, hiện nay trái cây VN đã bị lấn sân bởi trái cây ngoại rồi Trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu rau quả đang có rất nhiều khó khăn vì các nước vẫn sử dụng các rào cản để bảo hộ nền nông nghiệp của họ. Đặc biệt là hệ thống SPS về vấn đề kiểm dịch, kiểm tra thực phẩm theo tiêu chuẩn rất cao. Mặc dù có sự tăng trưởng cao nhưng phát triển cây ăn quả trong thời gian qua phần nào mang nặng tính tự phát của người dân trước mức lợi nhuận do các cây ăn quả đem lại. Sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam còn rất manh mún, phân tán, chưa có vùng chuyên canh lớn trồng một giống quả, không có hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ khép kín như HTX chuyên canh, tổ hợp tác kinh tế... Qui mô vườn cây của phần lớn các hộ trồng rau quả còn rất nhỏ. Việc cung ứng quả cho thị trường và cho công nghiệp chế biến được thực hiện bằng hình thức thu gom. Do đó sản xuất không tạo được khối lượng hàng hoá đủ lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nên khách cần mua lô hàng với khối lượng lớn, ta không đáp ứng được vì không kịp thu gom trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, hiện tượng “vườn tạp” còn khá phổ biến trong các hộ ra đình, vì thế ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất tập trung nâng cao lượng rau quả hàng hoá và tăng quá trình thương mại hoá đối với cac hộ sản xuất rau quả. Thêm vào đó, năng suất các cây ăn quả Việt Nam còn thấp so với mức chuẩn trung bình của khu vực cũng như trên thế giới, như năng suất dứa của Việt Nam chỉ đạt bình quân 13 tấn/ha trong khi đó Thái Lan đạt mức 24,5 tấn/ha. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, nhất là trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế khu vực, chịu rất nhiều sụ cạnh tranh từ Thái Lan, Phi lipin và Indonesia. Đề xuất các cơ chế và chính sách tạo điều kiện để phát triển bền vững ngành hàng rau quả Chính sách thương mại Phương hướng khai thác các thị trường quan trọng Khu vực châu Á     Thị trường trọng điểm tại khu vực này sẽ là ASEAN, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Công), Nhật Bản và Hàn Quốc.     ASEAN là thị trường khá lớn với trên 500 triệu dân. Sắp tới, khi AFTA được thực hiện đầy đủ, nước ta càng có thêm điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Các doanh nghiệp nước ta cần tích cực, chủ động tận dụng thuận lợi do cơ chế AFTA mở ra để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này, hạn chế nhập siêu, giảm buôn bán qua trung gian Xingapo. Mặt hàng trọng tâm cần được đẩy mạnh xuất khẩu sẽ là gạo, linh kiện vi tính, sản phẩm cơ khí (các nước ngoài Đông Dương) và hàng hoá tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hàng bách hoa (Lào và Campuchia). Mặt khác, trong những năm tới, khả năng xuất khẩu gạo, dầu thô cho khu vực này sẽ giảm. Trong khi đó, với việc áp dụng biểu thuế AFTA, hàng của ASEAN có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi vào thị trường nước ta, do đó càng cần phấn đấu gia tăng khả năng cạnh tranh để đi vào thị trường ASEAN, cải thiện cán cân thương mại.     Trung Quốc là một thị trường lớn, vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng, vừa là đối thủ cạnh tranh của nước ta. Do đó, nước ta cần tích cực, chủ động hơn trong việc thúc đẩy buôn bán với Trung Quốc mà trọng tâm là các tỉnh Hoa Nam và Tây Nam Trung Quốc, phấn đấu đưa kim ngạch lên khoảng 9,5 tỷ USD vào năm 2010. Một trong những phương cách là tranh thủ thoả thuận ở cấp Chính phủ về trao đổi một số mặt hàng với số lượng lớn, trên cơ sở ổn định, thúc đẩy buôn bán chính ngạch. Bên cạnh đó, cần coi trọng buôn bán biên mậu, tận dụng phương thức này để gia tăng xuất khẩu. Việt Nam nên cân nhắc để sớm thực hiện bỏ thuế nhập khẩu rau quả với Trung Quốc theo Chương trỡnh thu hoạch sớm mà khụng chờ đến năm 2006-2008. Thực tế cho thấy, nếu rau quả Thái Lan tiếp tục được hưởng ưu đói về thuế nhập khẩu khi vào thị trường Trung Quốc so với Việt Nam thì chỉ trong vài năm tới Thái Lan sẽ độc chiếm hoàn toàn thị trường quả nhiệt đới nhập khẩu của Trung Quốc. Đến khi đó, Việt Nam có muốn "chen chân" vào cũng sẽ hết sức khó khăn. Hơn nữa, có nhiều bạn hàng quen thuộc mà chúng ta đó hỡnh thành trong mấy năm qua sẽ mất dần, việc dành lại họ sẽ không phải chuyển đơn giản và sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức. Trong khi đó, việc chúng ta mở cửa sớm hơn thị trường trong nước đối với rau quả của Trung Quốc cũng không thực sự quá lo ngại. Trước tiên, thực tế hiện nay chúng ta chưa hoàn toàn kiểm soát được nhập khẩu từ Trung Quốc, do vậy phần đáng kể rau quả Trung Quốc đó được nhập lậu vào Việt Nam mà không nộp thuế. Do vậy, việc bỏ thuế nhập khẩu cũng chỉ như một biện pháp mang tính hỡnh thức. Hơn nữa, như đó phân tích ở trên Trung Quốc và Việt Nam là tương đối bổ sung nhau về thương mại quả, trong đó Trung Quốc xuất khẩu quả ôn đới và Việt Nam có thể mạnh về quả nhiệt đới. Do vậy, việc bỏ thuế nhập khẩu đối với quả của Trung Quốc sẽ không gây ra những xáo trộn mạnh đối với sản xuất rau quả trong nước. Đồng thời, cần chú trọng thị trường Hồng Công, một thị trường tiêu thụ lớn và vốn là một khâu trung chuyển quan trọng nhưng gần đây có xu hướng giảm trong buôn bán với ta. Mặt hàng chủ yếu vào hai thị trường này sẽ là dầu thô, hải sản, cao su, rau quả, thực phẩm chế biến và hàng hoá tiêu dùng. Đối với thị trường Nhật Bản, phấn đấu đưa tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật Bản lên 15% vào năm 2010. Trong thời gian tới, cần đi đến thoả thuận về việc Nhật Bản dành cho hàng hoá của Việt Nam quy chế tối huệ quốc đầy đủ. Các doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu của Nhật Bản. Đây là việc rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà nước ta có thế mạnh. Ngoài ra, cần quan tâm thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản để xuất khẩu trở lại Nhật Bản. Mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật Bản là: Hải sản, hàng dệt may, giày dép và sản phẩm da, than đá, cao su, cà phê, rau quả, thực phẩm chế biến, chè, đồ gốm sứ và sản phẩm gỗ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghệ cao, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện điện tử - tin học - cơ khí, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt - may - da. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn trong khu vực. Tuy nhiên cho đến nay nước ta vẫn có nhập siêu lớn với thị trường này. Hàng xuất khẩu của nước ta chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hàn Quốc, chủ yếu là do Hàn Quốc vẫn đang duy trì hàng rào thuế và phi thuế ở mức khá cao. Trong thời gian tới, mục tiêu đặt ra là duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu dệt may, hải sản, giày dép, cà phê, rau quả, than đá, dược liệu và tìm cách thâm nhập vào thị trường nông sản. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này sẽ là máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện điện tử - tin học - cơ khí, phân bón, sắt thép, tân dược và nguyên phụ liệu dệt - may - da. Đài Loan hiện là bạn hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong những năm tới, làn sóng di chuyển sản xuất từ Đài Loan ra nước ngoài đang tăng lên do giá nhân công trong nước tăng và chính sách tăng cường hợp tác với phía Nam của chính quyền Đài Loan. Nước ta cần tận dụng xu thế này để nâng cao năng lực sản xuất trong các ngành da giày, may mặc, cơ khí, chế biến gỗ, sản phẩm nhựa và đồ điện. Ngoài ra, Đài Loan đã gia nhập WTO với những cam kết về mở cửa thị trường rộng hơn cả Trung Quốc. Đây sẽ là thuận lợi để đẩy mạnh việc thâm nhập thị trường Đài Loan. Mục tiêu trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như sản phẩm gỗ, hải sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè Khu vực châu Âu Tại Tây Âu, trọng tâm sẽ là EU (đã mở rộng ra 25 nước) mà chủ yếu là các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan và Italia. Trong các quốc gia EU, Đức là bạn hàng quan trọng nhất của Việt Nam, tiếp theo đó là Anh, Pháp và Hà Lan. Hàng hoá xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày dép, hàng dệt may, cà phê, hải sản, cao su, than đá, điều nhân và rau quả. Để tăng cường hơn nữa xuất khẩu sang EU, do đòi hỏi cao về chất lượng và luật lệ phức tạp tại EU, cần tăng cường thu thập và phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, nhất là hải sản và thực phẩm chế biến, tranh thủ việc EU coi Việt Nam là "nước có nền kinh tế thị trường" để bảo đảm cho hàng hoá Việt Nam được đối xử bình đẳng với hàng hoá của các nước khác khi EU điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá. Phấn đấu duy trì tỷ trọng 18% xuất khẩu vào thị trường này. Nhìn chung, nhiều mặt hàng có thể tăng cường xuất khẩu vào EU nhưng trọng tâm vẫn sẽ là hàng dệt may, giày dép, hải sản, rau quả, cao su, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ và sản phẩm cơ khí. Quan hệ thương mại với các nước Đông Âu và SNG, nhất là Liên bang Nga cần được khôi phục do đây là thị trường có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, những thị trường này đều vận hành theo cơ chế thị trường với một số đặc thù của giai đoạn chuyển đổi. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này như bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho người xuất khẩu hàng hoá vào Nga và Đông Âu thông qua Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu theo phương thức "Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm"; xây dựng một số trung tâm tiêu thụ hàng hoá; hỗ trợ, tận dụng cộng đồng người Việt để đưa hàng vào Nga và Đông Âu; tạo dựng một số cơ sở sản xuất tại chỗ... Trọng tâm về hàng hoá xuất khẩu sẽ là cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả, hàng hoá tiêu dùng, hàng dệt may, giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng nhập khẩu chủ yếu sẽ là thiết bị năng lượng, thiết bị mỏ, hàng quốc phòng, phân bón, sắt thép, phương tiện vận tải, lúa mỳ và tân dược. Khu vực Bắc Mỹ Trọng tâm là thị trường Hoa Kỳ. Đây là nước nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới với nhu cầu rất đa dạng. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của nước ta, đồng thời thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam đề xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong 5 năm tới, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nước ta với tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này phấn đấu đạt 24% tổng kim ngạch. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ là hàng dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí điện, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghệ cao, phần mềm, máy bay, phương tiện vận tải, hoá chất, tân dược, sản phẩm cao su, chất dẻo nguyên liệu, bông nguyên liệu, lúa mỳ và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc. Trong số các ngành hàng trên, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ nhựa bước đầu đã có những tín hiệu lạc quan. Riêng một số ngành như dệt may, giày dép, chế biến hải sản đã dành sự quan tâm thích đáng đến việc nghiên cứu thị trường Mỹ từ trước khi ký kết Hiệp định nên có được mức tăng trưởng khá vững chắc. Chính sách đầu tư, tài chính Đối với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, chúng ta cần phải xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên mà đòi hỏi nhà nước phải “nhúng tay” vào. Đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào thủy lợi (khoảng 60% đầu tư cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp -nông thôn) và nhất là cho cây lúa. Trong những năm tới đây, cơ cấu đầu tư phải có những điều chỉnh thích hợp với tình hình và điều kiện phát triển hiện tại của ngành nông nghiệp. Theo đó tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác khuyến nông và nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng. Để có thể nhanh chóng cải thiện và đa dạng hoá giống rau và cây ăn quả đòi hỏi đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các giống mới, giống có chất lượng. Mặc dù trong những năm qua, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác khoa học đã tăng nhanh từ khoảng 80 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 1997-1999 lên trên 200 tỷ đồng trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan thì tỷ trọng của đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp chỉ chiếm 0,25% của GDP nông nghiệp giai đoạn 2001-2004. Trong khi đó tỷ trọng tương ứng của Thái Lan là 1,4%; Malaysia là trờn 1%, Trung Quốc là 0,5-0,6%. Nguồn: Vietnam Public Expenditure Review, June 2000.. Có thể nhận thấy, cho đến nay đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất mà chưa có sự hỗ trợ thích đáng cho khâu tiêu thụ - thị trường. Do vậy, nhà nước cần có đầu tư thoả đáng đối với “đầu ra” của quá trình sản xuất. Theo số liệu điều tra thì chi phí vận chuyển chiếm đến 60% tổng chi phí hoạt động của người buôn bán rau quả. Chính vì vậy, việc phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển lưu thống sẽ góp phần quan trọng giảm giá thành rau quả và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu rau quả, nhất là rau quả tươi sang thị trường Trung Quốc. Do đó, một hướng cần ưu tiên đầu tư hơn nữa từ nguồn ngân sách nhà nước là hệ thống cơ sở hạ tầng cho tiêu thụ (kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải...), đặc biệt là các chợ đầu mối, chợ bán buôn rau quả, hệ thống kho bảo quan, nhất là kho lạnh ở các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh. Công tác xây dựng và phát triển các chợ bán buôn rau quả cần được đưa vào thành một chương trình ưu tiên đầu tư cho các chợ nông sản trong thời gian tới, nhằm từng bước hướng tới việc buôn bán rau quả với số lượng lớn, chất lượng đồng đều. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào khâu chế biến. Tuy nhiên, những phân tích trên đây cho thấy chính bảo quản và xử lý sau thu hoạch là khâu cần phải nhanh chóng phát triển trong thời gian trước mắt. Cụ thể hơn, Nhà nước cần ưu tiên cho đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi để xây dựng hệ thống kho lạnh ở các cửa khẩu, vùng nguyên liệu, chợ đầu mối để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công tác xuất khẩu rau quả tươi. Đối với thị trường biên mậu với Trung Quốc, cần tăng cường vai trò của ngân hàng để phục vụ hoạt động xuất khẩu rau quả, đưa thanh toàn qua ngân hàng vào nề nếp theo thông lệ quốc tế. Hiện nay một trong những vướng mắc mà doanh nghiệp hai bên gặp phải là phương thức thanh toán tiền hàng trong buôn bán biên mậu vì việc thanh toán phổ biến bằng tiền mặt thường xảy ra rủi ro rất nhiều cho doanh nghiệp hai bên. Do đó ngân hàng hai bên cần gặp nhau để định ra các phương thức thanh toán thích hợp, phù hợp với điều kiện buôn bán vùng biên giới, đảm bảo lợi ích của hai bên. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến thương mại Công tác xúc tiến thương mại cần được đẩy mạnh hơn nữa. Trong thời gian tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng hợp tác xây dựng nhà chưng bày sản phẩm và giao dịch ở thị trường Trung Quốc. Việc tham gia hội chợ triển lãm cũng nên thực hiện theo hình thức hợp tác để có thể hỗ trợ lẫn nhau tăng thêm sức mạnh và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam một cách phong phú, đàng hoàng hơn. Thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ rau quả Việt Nam và tiềm năng của thị trường này vẫn còn rất lớn thì cần phải đặc biệt có chiến lược xúc tiến thương mại đặc biệt có qui mô và bài bản. Các doanh nghiệp và nhất là Hiệp hội trái cây cần khẩn trương xúc tiến ngay việc tổ chức đăng ký nhãn hiệu trái cây Việt Nam cho một số loại trái cây đặc sản của nước ta như xoài cát Hoà Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, vú sữa Lò Rèn, thanh long Bình Thuận, nhãn tiêu Da Bò, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, v.v. tại thị trường Trung Quốc. Những thương hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp sở hữu thêm nhiều lợi nhuận trên sản phẩm bán ra và hơn nữa tạo ra một thị trường tương đối ổn định. Với các thương hiệu khác nhau, các doanh nghiệp kinh doanh rau quả có thể phân biệt sản phẩm của mình qua hình ảnh và hương vị, tránh phải cạnh tranh đơn thuần về giá cả đắt rẻ. Đối với những sản phẩm hình thành được thương hiệu thì thị trường sẽ tương đối ổn định vì người tiêu dùng ưu chuộng và gắn bó với các thương hiệu đã nằm sâu trong ký ức họ. Sức mạnh thương hiệu cho phép doanh nghiệp chế biến - kinh doanh có thêm đòn bẩy thương lượng với khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính thích hợp cho các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội ngành hàng để đăng ký tại những thị trường chính. Thực tế cho thấy kiến thức và kinh nghiệm về thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, bao gồm doanh nghiệp kinh doanh rau quả còn hạn chế nên cần có cú hích ban đầu từ phía Nhà nước. Về thương hiệu, nên làm một nghiờn cứu để xác định hai loại hình sản phẩm cụ thể xây dựng hai loại thương hiệu. Loại thứ nhất là trái cây nổi tiếng sẽ mang thương hiệu quốc gia. Loại thứ hai kém nổi tiếng hơn sẽ mang thương hiệu của Hiệp hội Trái cây Việt Nam. Về phía Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng nên phân bổ một phần ngân sách nghiên cứu khoa học cho các đề tài nghiên cứu thị trường nông lâm sản. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thiếu vắng các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Đây là thiếu sót mà chúng ta cần nhanh chóng điều chỉnh. Công nghệ và thông tin Chúng ta cần phải củng cố và nâng cao chất lượng các viện/trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cây ăn quả, rau. Lập qui hoạch sản xuất giống phù hợp với từng vùng sinh thái. Nhà nước chỉ nên tập trung vào nghiên cứu, chọn, lai tạo các giống gốc. Tuy nhiên, cũng có sự hỗ trợ huấn luyện về kỹ thuật sản xuất giống xác nhận cho các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất giống thương mại để khuyến khích họ sản xuất đủ giống tốt cung cấp cho nông dân. Thay đổi trong quy trình xây dựng và phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học cũng là rất cần thiết. Theo đó, các đề tài cần xuất pháp từ nhu cầu thực tiễn theo yêu cầu của thị trường thay vì quyết định một cách chủ quan từ trên xuống như hiện nay. Nói một cách khác, các đề tài nghiên cứu sẽ được thực tiễn thị trường đặt hàng và phục vụ cho nhu cầu thiết thực đối với từng mặt hàng rau quả. Nhà nước cần xây dựng một qui trình đấu thầu đề tài thay vì phân bổ một cách dài trải như hiện nay. Ngân sách nghiên cứu của nhà nước cần đầu tư có chọn lọc cho các đề tài mang tính cấp thiết theo yêu cầu của tình hình thực tiễn thay vì cấp đều theo bình quân chủ nghĩa cho tất cả các đơn vị nghiên cứu. Ngân sách nghiên cứu khoa học của nhà nước không chỉ cho các đơn vị thuộc nhà nước mà cần có sự mở rộng ra các cơ sở nghiên cứu thương mại theo yêu cầu đặt hàng của nhà nước dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Công tác nghiên cứu khoa học-công nghệ đối với rau quả cần tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu. Thứ nhất là nghiên cứu chọn lọc, lai tạo, thuần hoá những giống mới, giống tốt để cung cấp đủ cho nông dân tại các vùng sinh thái khác nhau. Chúng ta phải luôn tạo ra những giống mới, giống đặc sản, và hơn nữa tạo ra những giống trái vụ, lệch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Thứ hai, nên tập trung vào nghiên cứu đưa ra các công nghệ bảo quả rau quả để nâng cao thời hạn bảo quả rau quả. Công nghệ giúp kéo dài thời gian bảo quản rau quả vừa giúp kéo dài thời vụ của các loại rau quả vừa góp phần to lớn để nâng cao chất lượng rau quả, nhất là đối với rau quả phục vụ cho xuất khẩu. Chúng ta nên tập trung phát triển những giống mới, giống tốt phù hợp với thị trường quốc tế. Các kết quả nghiên cứu về giống cũng như công nghệ bảo quản cần phải được phổ biến ứng dụng rộng rãi, đặc biệt thông qua hệ thống khuyến nông cơ sở để các hộ nông dân nhanh chóng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật. Việc thông tin thị trường và các vấn đề có liên quan đến rau quả còn rất hạn chế. Ngay đối với thị trường Trung Quốc mà đôi khi chúng ta nhầm tưởng là chúng ta có nhiều thông tin, hiểu rừ về thị trường này; thỡ thực tế cho thấy hiểu biết của chỳng ta cũn hết sức hạn chế. Những thay đổi về chính sách kiểm dịch khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO cũng hoàn toàn làm các doanh nghiệp Việt Nam bất ngờ, dẫn đến hàng trăm xe tải chở dưa hấu bị ách tắc lại vỡ khụng làm đúng thủ tục kiểm dịch. Những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng rau quả của người dân Trung Quốc cũng lần nữa khiến doanh nghiệp của Việt Nam phải ngạc nhiên vỡ họ vẫn cho là phần đông người tiêu dùng Trung Quốc dễ tính, chỉ thích hàng rẻ. Do đó, doanh nghiệp và nông dân thiếu thông tin đầy đủ kịp thời cho sản xuất và kinh doanh. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có hệ thống giám sát và thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xử lý thông tin nên không có thông tin để cung cấp, chưa kể đến lý ra phải có bộ phận gồm các chuyên gia giỏi chuyên tập trung phân tích thông tin để dự đoán tình hình thị trường nhằm đề ra đề xuất các chính sách, chiến lược chủ động thay vì bị động đối phó giải quyết tình thế như hiện nay. Thông tin cũng là một khâu quan trọng cần được lưu tâm củng cố và phát triển hơn nữa. Một mặt, chúng ta phải tăng cường củng cố công tác thông tin để cung cấp đầy đủ, cập nhất thông tin về diễn biến tình hình thị trường giá cả cho các doanh nghiệp, hộ nông dân để họ có thể kịp thời đối phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Hơn nữa, vai trò quan trọng hơn đối với nhà nước là tập trung vào công tác dự báo, đánh giá và nghiên cứu thị trường. Đây là việc đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và công sức mà bản thân từ doanh nghiệp không thể làm nổi. Hơn nữa, do vậy nhà nước và sau đó là Hiệp hội ngành hàng phải thực sự đóng vai trò quan trọng. Nhà nước cần thu thập và phổ biến cho các doanh nghiệp thông tin về các thị trường xuất khẩu đặc biệt là về tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục kiểm dịch, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và xu hướng nhu cầu tiêu thụ. Những thông tin này là hết sức hữu ích đối với doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn sàng và kịp thời khai thác nhu cầu của các thị trường nước ngoài. Tổ chức sản xuất Cũng như đối với nhiều nông sản hàng hoá khác, qui mô sản xuất nhỏ, phân tán như hiện nay trong ngành rau quả đang và sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho sản phẩm Việt Nam trong quá trình cạnh tranh. Do vậy, nhà nước cần có những hỗ trợ để tổ chức lại sản xuất theo hướng tạo ra những vùng chuyên canh, sản xuất tập trung. Các hộ sản xuất qui mô nhỏ cần liên kết lại theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kiểu mới. Để tạo điều kiện hình thành những vùng chuyên canh rau quả lớn, chúng ta cũng cần có những chính sách linh hoạt về đất đai. Vì vậy, chúng ta cần mạnh dạn có những thay đổi như về mức hạn điền, thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các thủ tục hành chính liên quan đến áp dụng các quyền sử dụng đất đai. Có như vậy, mới tạo ra hàng lang pháp lý thuận lợi cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn và nhất là kích thích sự phát triển của mô hình trang trại rau quả. Trong những năm tới đây, Nhà nước nên ưu tiên đầu tư trọng điểm cho những vùng rau, quả chuyên canh có quy mô lớn để xây dựng tạo vùng hàng hoá chất lượng cao. Mỗi vùng nên chọn một số loại rau, quả đã chứng tỏ lợi thế và đang có thị trường tiêu thụ mạnh để ưu tiên phát triển như: Đồng bằng sông Cửu Long (cam, bưởi, dứa, xoài, dưa hấu, nhãn, sầu riêng), Đồng bằng sông Hồng (vải, nhãn, rau ôn đới và rau cao cấp), Đông Bắc (vải, nhãn, cam, dứa), Tây Bắc (mận, na), Đà Lạt (rau cao cấp), Duyên hải Nam Trung Bộ (dưa hấu, thanh long, nho), Đông Nam Bộ (xoài, chôm chôm), Bắc Trung Bộ (chuối, bưởi, cam). Về tổ chức lại sản xuất, mỗi tỉnh cần xác định cho mỡnh 2-3 chủng loại để sản xuất hàng hóa lớn theo công nghệ tiên tiến GAP (Good Agricultural Practices). An toàn vệ sinh thực phẩm Cũng như nhiều loại nông sản thực phẩm khác, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề phải quan tâm hàng đầu đối với rau quả vì lợi ích của người tiêu dùng trong nước cũng như phục vụ công tác xuất khẩu. Cần hết sức lưu ý là các loại rau quả chủ yếu là ăn sống. Các cơ quan chức năng, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan phải phối hợp chặt chẽ việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vấn đề dư lượng hoá chất đã tác động xấu tới xuất khẩu rau quả. Nhà nước cũng nên sớm có hiệp định về kiểm dịch thực vật (KDTV)với Trung Quốc để rau quả Việt Nam có thể dễ dàng trong xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nhanh chóng ban hành các qui trình sản xuất trái cây an toàn (GAP), xây dựng qui trỡnh cụ thể để xác nhận trái cây được sản xuất theo GAP. Điều này sẽ hỗ trợ đầu ra, nhất là việc xuất khẩu trái cây Việt Nam ra thị trường thế giới. Nói tóm lại, cho đến nay sự phát triển của ngành hàng rau quả mới chủ yếu dựa vào sự khai thác những lợi thế sẵn có của Việt Nam về khí khậu, đất đai, con người. Khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu dựa trên mức giá thấp. Ngành rau quả Việt Nam là một ngành hàng cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, trong đó có những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, những cũng còn nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh trung bình hoặc thấp. Tuy vậy, có thể khẳng định ngành rau quả Việt Nam là một ngành hàng có nhiều tiềm năng phát triển để phục vụ hơn nữa thị trường trong nước và tăng nhanh lượng xuất khẩu. Xuất khẩu rau quả đang mở ra một cơ hội để có bước phát triển vượt bậc nhờ có sự chuyển hướng sang đa dạng hoá nông sản. Nhu cầu thế giới được dự đoán là sẽ có những bước phát triển thuận lợi. Trong bối cảnh chung đó, để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa và xuất khẩu của mình, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường chính cho Việt Nam. Yếu tố quan trọng ở đây là chất lượng của khâu sản xuất và chế biến của Việt Nam. Phát triển xuất khẩu cần tập trung voà nâng cao chất lượng của nguyên liệu đầu vào và khâu chế biến, cố gắng nâng cao dần giá trị gia tăng của sản phẩm, cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nhà kho, cơ sở làm lạnh, xây dựng chiến lược marketing trên một số thị trường lựa chọn trọng điểm. Như vậy, để thực sự đưa ngành hàng rau quả thành một ngành hàng sản xuất lớn và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 thì chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cả về tiền của và công sức vào khoa học công nghệ, hệ thống hạ tầng phục vụ lưu thông. Cơ sở dữ liệu về tình hình bệnh dịch Các bệnh dịch liên quan đến ngành hàng rau quả Sâu bệnh hại rau Sâu bệnh hại bầu Sâu bệnh hại cà chua Sâu bệnh hại cải bắp Sâu bệnh hại đậu cove Sâu bệnh hại dưa hấu Sâu bệnh hại dưa leo Sâu bệnh hại ớt Sâu bệnh hại khoai củ Sâu bệnh hại cây ăn quả Sâu bệnh hại xoài Sâu bệnh hại cam quýt Sâu bệnh hại nhãn Sâu bệnh hại chuối Số liệu thiệt hại do bệnh dịch gây ra Các năm 1993-1998 Rau Sâu tơ, sâu xanh, rệp, sâu khoang, bệnh thối nhũn vi khuẩn,... vẫn thường xuyên gây hại ở các vùng trồng rau trong cả nước. Đáng kể nhất là sâu tơ, vụ đông xuân 1997, sâu tơ đã phát sinh, gây hại nặng cục bộ trà bắp cải chính vụ ở Hà Nội vào tháng 10 đến tháng 12; mật độ sâu có lúc lên tới hàng trăm con/m/2. Trong mấy năm gần đây, sâu xanh da láng đã xuất hiện hại rau họ hoa thập tự ở một số nơi ở Hà Nội, Đà Lạt, Hà Tây,... trong vụ xuân hè từ tháng 3 đến tháng 5,một số xã trồng rau ở Hà Nội đã bị loại sâu này hại nặng. Dòi đục lá đã xuất hiện khá phổ biến trên nhiều loại rau, cà, bầu bí, đậu đỗ. Cây ăn quả a) Cây cam, quít: - Bệnh vàng lá greening là bệnh đáng lo ngại nhất cho các vùng trồng cam, quít trong cả nước. Đến nay, diện tích bị nhiễm bệnh khoảng 18.674ha, trong có. 12.270 ha bị bệnh nặng, tỷ lệ cây bị bệnh từ 20-45%. Ngoài ra, sâu vẽ bùa phát sinh, gây hại khá phổ biến trong vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Nhện đỏ, nhện trắng hại khá phổ biến, năm 1996 và 1998 các vườn cam, quít bị hại nặng hơn so với các năm trước; tỷ lệ lá bị hại 40- 70%, mật độ 20- 25 con/1á. Ngài đục quả cam cũng xuất hiện, gây hại ở một số vùng trồng cam, đặc biệt là năm 1994 nhưng do áp dụng biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên mức độ gây hại giảm b) Cây vải, nhãn: - Bệnh sương mai: Phát sính hàng năm vào tháng 3, 4, gây hại hoa và quả non. Năm nào ẩm độ cao, mưa phùn kéo dài thì năm đó bệnh gây hại nặng (năm 1995). - Nhện lông nhung gây hại phổ biến ở các vườn vải, nhãn từ tháng 3 đến tháng lo hàng năm, tỷ lệ lá bị hại phổ biến 12- 15%, nơi cao 30-50%. - Hiện tượng chết rũ cây vải thiều: Xuất hiện rải rác ở các vùng trồng vải từ những năm trước, nhưng từ 1996 đến nay, bệnh phát sinh gây hại phổ biến trên diện rộng ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Chí Linh (Hải Dương) và một số vùng lân cận. Hàng năm, bệnh thường gây hại nặng từ tháng 7 đến tháng 10 vào mùa mưa sau lúc thu hoạch quả. Năm 1997 là năm có số lượng cây vải chết nhiều nhất. Năm 1998, hiện tượng chết cây vải tiến triển chậm hơn. Chỉ tính riêng - tỉnh (Bắc Giang và Hải Dương) đã có khoảng 10.000 cây bị chết. Đến nay, vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây chết và chưa có biện pháp để ngăn chặn hiện tượng chết cây vải một cách có hiệu quả. Trên một số cây ăn quả khác như cây na, mỗi hại khá phổ biến ở một số tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, …). Trên cây mận, mơ, đào... bệnh chảy gôm hại khá phổ biến ở các tỉnh Sơn La, Lào cai. Năm 1997 Rau Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây nặng hơn so với đông xuân 95-96, đặc biệt là vụ xuân (tháng 8). Sâu xanh bướm trắng trên bắp cải mật độ rất cao, hàng trăm con/m2, ruồi đục lá phát triển phổ biến trên bắp cải ở vùng Đà Lạt và là đối tượng nông dân đang lo ngại. Cây ăn quả a) Vải nhãn: Đáng lưu ý là hiện tượng chết héo xuất hiện ở vườn vải từ 4-7 tuổi ở Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh... Riêng Bắc Giang có khoảng 7.000 cây, Hải dương có > 2.000 cây bị bệnh. Các đối tượng khác như bệnh sương mai, nhện... hại ở mức độ bình thường. b) Cam, quýt: Phổ biến và đáng lo ngại nhất vẫn là bệnh vàng lá cam quýt ở các vùng trồng cam trong cả nước. Bệnh vàng lá, quả trên quýt nhập nội từ Trung Quốc phát triển ở Lạng Sơn và xuất hiện trong giai đoạn đầu của cây quýt. Các đối tượng khác tuy có phát sinh gây hại nhưng không ảnh hưởng lớn tới năng suất. Năm 1998 Rau Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ, sâu xanh trên rau họ thập tự, có 21.149ha nhiễm sâu tơ, 13.576 ha nhiễm sâu xanh; mức độ hại tương đương so với năm 97. Do nắng nóng, ít mưa nên các bệnh thối nhũn bắp cải, bệnh sương mai trên cà chua, khoai tây nhẹ hơn so với các vụ trước. Cây ăn quả - Cây vải, nhãn: Đáng lưu ý là bệnh chết rũ cây vải thiều ở Hải Dương, Bắc Giang tiếp tục phát triển sau mùa thu hái quả, sau đó bệnh giảm, tỷ lệ cây bị bệnh hầu như không đáng kể; Tính từ năm 1997 tới nay, Bắc Giang đã có trên 8000 cây bị chết, Hải Dương đã có trên 500 cây bị chết. Bệnh sương mai hại hoa, quả non trên vải, nhãn nhẹ hơn các năm trước. Bọ xít hại vải, nhãn mật độ cao hơn các năm trước. Nhện hại tương đối phổ biến, tỷ lệ trung bình 10-15% số lá, nơi cao 100% số lá bị hại. Sâu đục gân lá tỷ lệ hại 8-12% lá, tập trung ở đợt lộc thu (cuối tháng 7 đầu tháng 8). - Cây ăn quả có múi: Sâu vẽ bùa hại đợt lộc xuân ở hầu hết các tỉnh trồng cam, quýt phía Bắc, tỷ lệ lá hại phổ biến 20-30%, nơi cao 80-100% lá. Bệnh vàng lá vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh; Tại tỉnh Hoà Bình có 10 ha bị nhiễm, trong đó có 3 ha bị nhiễm nặng. Do thời tiết nắng nóng, nhện trắng, nhện đỏ gây hại nặng hơn mọi năm, tỷ lệ lá, quả bị hại từ 25 - 30%, cao 40-50% (Hà Giang, Hoà Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Vĩnh Long,...). Bệnh loét sẹo tăng hơn so cùng kỳ 1997, tỷ lệ trung bình 10-15% số lá (quả), cao 30-40% số lá (quả). Bệnh vân vàng lá (Greening) phát sinh gây hại phổ biến trên những vườn cam quýt từ 5 tuổi trở lên ở tất cả các vùng, tỷ lệ cây bị bệnh từ 18-21%, cao 30-35%. Cây na: Mối hại khá phổ biến ở một số tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm 1999 Rau - Trên rau họ thập tự: Các đối tượng sâu tơ, rệp, sâu xanh bướm trắng có mức độ gây hại nặng hơn so với năm 98: + Sâu tơ: hại rộng các trà rau, hại nặng hơn trà rau chính vụ vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 3; mật độ phổ biến 45-64 con/m2, cao 500 con/m2, những ruộng không phun trừ mật độ sâu lên tới 1250-1500 con/m2, gây xơ lá và có ruộng không cho thu hoạch (Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hưng Yên); diện tích nhiễm ở Bắc Giang 3000 ha, nặng 1500 ha, Hà Nội 1786 ha, nặng 600 ha; + Rệp: phân bố rộng, hại nặng hơn trà rau chính vụ vào đầu tháng 2-cuối tháng 3; tỷ lệ hại phổ biến 39-57%, nơi cao 100% số cây có rệp; + Sâu xanh bướm trắng hại cục bộ từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 3, mật độ nơi cao tới 50-100 con/m2; Bắc giang có 1000 ha bị nhiễm, trong đó có 100 ha nhiễm nặng; Do nắng nóng, ít mưa nên các bệnh thối nhũn bắp cải, bệnh sương mai nhẹ hơn so với các vụ trước. - Trên khoai tây, cà chua: Rệp, bọ trĩ có mức độ gây hại nặng hơn so với năm 98: + Bọ trĩ: gây hại cả vụ đông (cao điểm vào cuối tháng 12-đầu tháng 1) và vụ xuân (cao điểm vào đầu tháng 2 đến giữa tháng 3); tỷ lệ phổ biến 60-69%, cao 100% cây bị hại. + Rệp: cao điểm gây hại vụ đông từ đầu đến cuối tháng 1, vụ xuân từ đầu tháng 2 đến trung tuần tháng 3; tỷ lệ cây bị hại trung bình 33-68%, cao 50-l00%. Bệnh sương mai, nhện... hại nhẹ hơn năm 98. Cây ăn quả - Cây vải, nhãn: Bệnh sương mai: tỷ lệ hại trung bình 10-15%, cao 50% số chùm hoa, quả non; cao điểm gây hại từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4. Nhện lông nhung: tỷ lệ trung bình 8-12%, cao trên 30% chùm; cao điểm gây hại tháng 3, tháng 4. Bọ xít có mật độ trung bình 0,5-1 con/chùm, cao 15 con/chùm; cao điểm gây hại từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5. Ngoài ra còn có rệp sáp, sâu đục gân lá... các đối tượng trên hại diện rộng hầu hết các vùng trồng vải (Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên), mức độ hại cao hơn so với năm 98. Riêng hiện tượng chàm vỏ quả xuất hiện tại Bắc Gang, Hải Dương sau đợt mưa ngày 17/5 với tỷ lệ 8-10%, cục bộ 70-100% số quả. Cây ăn quả có múi: Các đối tượng đáng lưu ý là: Bệnh vàng lá vẫn tiếp tục phát triển, gây hại vườn cam, quýt ở các tỉnh; tại tỉnh Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang... tỷ lệ trung bình 43%, cao 59% số cây bị bệnh. Trên 450 cây cam 5-6 năm tuổi ở Nông trường Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) có hiện tượng rụng quả và lõi biến màu nâu đen do nấm gây nên vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Năm 2000 Rau - Cây rau họ thập tự: Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ trên rau họ thập tự, mật độ phổ biến 37-50 con/m2, cao 300-450 con/m2, cá biệt có ruộng mật độ 1000 con/m2(Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng...) ; cao điểm gây hại vào cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 trà bắp cải muộn taị các vùng chuyên canh rau của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên... tuy nhiên, mức độ gây hại nhẹ hơn so với cùng kỳ năm 1999. Rệp phát triển và gây hại từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 với tỷ lệ phổ biến 40-50% cây bị nhiễm, nơi cao 100% cây bị nhiễm, cấp 2-3. Ngoài ra, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn bắp cải gây hại cục bộ. - Cây khoai tây, cà chua: Bệnh mốc sương phát sinh, gây hại ở mức độ cao hơn cùng kỳ năm trước; cao điểm gây hại từ đầu tháng 1-đầu tháng 2 với tỷ lệ bệnh phổ biến 25-30% cây, cao 50-60% cây bị bệnh, cấp 3-5. Các đối tượng khác như nhện, bọ trĩ... có diện phân bố hẹp, mức độ gây hại nhẹ hơn so với năm 1999. Cây ăn quả: - Cây vải, nhãn: Bệnh sương mai hại hoa, quả non với tỷ lệ trung bình 15-17% chùm hoa, quả (trên vải) và 25-37% chùm hoa, quả (trên nhãn), do đợt rét cuối tháng 3 kéo dài kèm theo mưa phùn nên bệnh nặng hơn so với năm 1999. Rệp sáp gây hại tương tự năm 99 với mật độ trung bình 15-30 con/cành. Sâu đục quả trên giống vải lai nặng hơn năm 99, tỷ lệ trung bình 15-17% số quả bị đục; trên cây nhãn có 1440 ha bị nhiễm sâu đục quả, trong đó có 580 ha có trên 70% số quả bị đục (Tiền Giang, Bình Phước). Sâu đục gân lá xuất hiện gây hại ở hầu hết các vùng trồng vải nhãn, tỷ lệ lá bị hại từ 7-15%, cao 35-40%. Các đối tượng khác như bọ xít nâu, nhện lông nhung nhẹ hơn năm 1999. - Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Tiền Giang..., tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 5-12%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 25-30%. Sâu đục thân, cành hại rải rác ở tất cả các vườn trồng cam quýt, tỷ lệ cây bị đục từ 3-5%, tỷ lệ cành bị đục từ 1-3%, cá biệt có diện tích bị hại tới 15-25% số cây (Tuyên Quang, Phú Thọ). Các đối tượng khác như nhện trắng, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ. Năm 2001 Rau Cây rau họ thập tự Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ trên rau họ thập tự, mật độ phổ biến 15-97 con/m2 (cao hơn cùng kỳ năm 2000 từ 1,4-2,6 lần), nơi cao 300-500 con/m2, cá biệt có ruộng mật độ 1000 con/m2(Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng...); cao điểm gây hại vào cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 trên trà bắp cải muộn tại các vùng chuyên canh rau của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh... mức độ gây hại nặng hơn, diện phân bố rộng hơn so với cùng kỳ năm 2000. Rệp phát triển và gây hại từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 với tỷ lệ phổ biến 40-60% cây bị nhiễm, nơi cao 100% cây bị nhiễm, cấp 2-3. Ngoài ra, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn bắp cải gây hại cục bộ. - Cây khoai tây, cà chua: Bệnh mốc sương phát sinh, gây hại ở mức độ tương đương cùng kỳ năm trước; cao điểm gây hại từ giữa tháng 1- giữa tháng 2 với tỷ lệ bệnh phổ biến 35-50% cây, cao 50-60% cây bị bệnh, cấp 3-5. Bọ trĩ gây hại khoai tây trà sớm, trà đại trà vào cuối tháng 12 đến cuối tháng 1; tỷ lệ hại phổ biến từ 52-90% (cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2000). Các đối tượng khác như nhện,... có diện phân bố hẹp, mức độ gây hại nhẹ hơn so với năm 2000. Cây ăn quả - Cây vải, nhãn: Bệnh sương mai hại hoa, quả non với tỷ lệ trung bình 15-17% chùm hoa, quả, nơi cao 40% chùm hoa, quả (trên vải); tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương có 2015 ha bị nhiễm bệnh; mức độ tương đương so với năm 2000. Cũng tại các tỉnh trên, có 2430 ha vải bị nhiễm rệp sáp với 5-20% số cành lộc non, chùm hoa, quả bị nhiễm. Có 1500 ha bị nhiễm nhện lông nhung với 15-30% số cành lộc non bị nhiễm. Bệnh héo rũ vải thiều xuất hiện tại nông trường chè Đường Hoa, huyện Quảng Hà (tỉnh Quảng Ninh) vào cuối tháng 10 làm cho 200 cây bị chết và trên 1000 cây đang trong giai đoạn nhiễm bệnh. - Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh Hà Giang, Hoà Bình, Cao Bằng, nhất là vườn cây đã trồng sau 7-8 năm; tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 37-60%. Sâu đục thân, đục cành hại rải rác ở tất cả các vườn trồng cam quýt, tỷ lệ cây bị đục từ 3-5%, tỷ lệ cành bị đục từ 1-3%, cá biệt có diện tích bị hại tới 15-25% số cây (Tuyên Quang, Hà Giang). Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám 27-35%, cao 50%. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ. Năm 2002 Rau Cây rau họ thập tự Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ trên rau họ thập tự, mật độ phổ biến 100 - 150 con/m2, nơi cao 300-500 con/m2; cao điểm gây hại vào cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 trên trà bắp cải trà chính vụ và trà muộn tại các vùng chuyên canh rau của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh... Rệp phát triển và gây hại từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 với tỷ lệ phổ biến 40-60% cây bị nhiễm, nơi cao 100% cây bị nhiễm, cấp 2-3. Ngoài ra, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn bắp cải gây hại cục bộ. - Cây khoai tây, cà chua Bệnh mốc sương phát sinh, gây hại ở mức độ tương đương cùng kỳ năm trước; cao điểm gây hại từ giữa tháng 1- giữa tháng 2 với tỷ lệ bệnh phổ biến 35-50% cây, cao 50-60% cây bị bệnh, cấp 3-5. Các đối tượng khác như nhện, dòi đục lá, bọ trĩ... gây hại cục bộ. Cây ăn quả - Cây vải, nhãn: Thời gian gây hại của các đối tượng chính tập trung từ tháng 3 đến tháng 5, trong đó một số đối tượng có xu hướng gia tăng như bọ xít nâu, rệp sáp. Diện tích các cây vải, nhãn bị nhiễm bọ xít khoảng 3000 ha (tăng gấp 3 lần so với năm 2001); diện tích nhiễm rệp sáp khoảng 2900 ha (tăng 20% so với năm 2001); bệnh sương mai hại hoa, quả non với tỷ lệ trung bình 7-12% chùm hoa, quả, nhẹ hơn so với năm 2001; nhện lông nhung gây hại ở mức độ bình thường. - Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh, nhất là vườn cây đã trồng sau 7-8 năm; tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 30-35%. Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám 20-25%, cao 30%. Hiện tượng thiếu nước trầm trọng trong tháng 4 và tháng 5 cũng đã làm cho nhiều vườn cam đang ra quả ở các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng, quả bị vàng và rụng non. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ. - Cây sầu riêng: Bệnh Phytophthora vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt ở 2 tỉnh Đồng Nai và Tiền Giang. Nguyên nhân chủ yếu để bệnh phát triển là do cây trồng đã lâu năm, không sử dụng phân chuồng, đất trồng bị nén chặt, vệ sinh vườn chưa tốt, đồng thời do xử lý cho cây ra hoa quá nhiều làm cho cây thiếu dinh dưỡng và nước tưới... giảm khả năng chống chịu bệnh của cây. Năm 2003 Rau - Cây rau họ thập tự: Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ, xuất hiện trên các trà rau, trong đó trà rau chính vụ và trà muộn bị hại nặng hơn. Mật độ phổ biến 20-35 con/m2, nơi cao 150-300 con/m2; cao điểm gây hại vào cuối tháng 12 đến trung tuần tháng 3 trên trà bắp cải trà chính vụ và trà muộn tại các vùng chuyên canh rau của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh... Theo thống kê chưa đầy đủ, tại vùng chuyên canh rau của các tỉnh phía Bắc có 1247 ha bị nhiễm sâu, trong đó có 62 ha bị nhiễm rất nặng, một số diện tích bị ăn xơ lá. Tuy nhiên, mật độ sâu thấp hơn và diện phân bố hẹp hơn so với năm 20002. Rệp phát triển và gây hại từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 3 với tỷ lệ phổ biến 40-60% cây bị nhiễm, nơi cao 100% cây bị nhiễm, cấp 2-3. Ngoài ra, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn bắp cải gây hại cục bộ. - Cây khoai tây, cà chua: Bệnh mốc sương phát sinh, gây hại ở mức độ tthấp hơn cùng kỳ năm trước; cao điểm gây hại vào giai đoạn ra hoa – thu hoạch quả với tỷ lệ bệnh phổ biến 10-15% cây, cao 30% cây bị bệnh, cấp 3-5. Các đối tượng khác như nhện, dòi đục lá, bọ trĩ... gây hại cục bộ. Cây ăn quả - Cây vải, nhãn: Thời gian gây hại của các đối tượng chính tập trung vào giai đoạn cây ra lộc non, nụ hoa và quả non từ tháng 3 đến tháng 5, trong đó một số đối tượng có xu hướng gia tăng như nhện lông nhung, bọ xít nâu, sâu đục quả. Diện tích các cây vải, nhãn bị nhiễm bọ xít nâu khoảng 5875 ha (tăng gấp 1,9 lần so với năm 2002); diện tích nhiễm nhện lông nhung khoảng 6300 ha (tăng 2,1 lần so với năm 2002); bệnh sương mai hại hoa, quả non với tỷ lệ trung bình 7-12% chùm hoa, quả, nhẹ hơn so với năm 2002. - Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh, tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 30-35%. Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám cao hơn năm 2002 với tỷ lệ trung bình 30-35%. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ. - Cây sầu riêng: Bệnh Phytophthora vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt ở 2 tỉnh Đồng Nai và Tiền Giang. Nguyên nhân chủ yếu để bệnh phát triển là do cây trồng đã lâu năm, không sử dụng phân chuồng, đất trồng bị nén chặt, vệ sinh vườn chưa tốt, đồng thời do xử lý cho cây ra hoa quá nhiều làm cho cây thiếu dinh dưỡng và nước tưới... giảm khả năng chống chịu bệnh của cây. - Cây dứa: Giống dứa Cayene trồng ở Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An bị bệnh thối rễ gây héo đỏ lá thời kỳ cây bắt đầu ra hoa quả vụ quả thứ nhất (sau trồng từ 10-12 tháng trở đi). Bệnh xuất hiện trên các chân đất xấu, tầng canh tác mỏng, thoát nước trong mùa mưa kém. Diện tích nhiễm ở 3 tỉnh trên là 272,5 ha, trong đó có 71 ha bị nhiễm bệnh nặng. Tỷ lệ bệnh nơi nhẹ là 5-10% số cây, trung bình 15-23% số cây, nơi cao từ 30-50% số cây, cá biệt có nơi trên 70% số cây bị hại và đã nhổ bỏ. Năm 2004 - Cây vải, nhãn: Bệnh sương mai và bọ xít là 2 đối tượng chính hại vải nhãn trong vụ xuân 2004. Bệnh sương mai hại hoa, quả non có diện tích nhiễm là 8532 ha; tỷ lệ bệnh trung bình 5-10%, cao 40% số chùm hoa, quả. Có 8016 ha bị nhiễm bọ xít với mật độ trung bình 3-5 con/m2, cao 20 con/ m2. Các đối tượng khác như bệnh chàm quả, rệp, nhện lông nhung, sâu đục gân lá, sâu đục cuống quả… gây hại ở mức độ bình thường. - Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ do nấm Phytophtora spp. gây ra vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của năm qua giảm hơn so với những năm trước. Phần lớn nông dân đã được các ngành chức năng hướng dẫn biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa, chủ yếu là biện pháp tăng cường dinh dưỡng và tưới đủ nước cho cây. - Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh, tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 30-35%. Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám cao hơn năm 2003 với tỷ lệ trung bình 35-42%. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ. Năm 2005 Rau - Cây rau họ thập tự : Sâu tơ phát sinh với mật độ phỏ biến 8-10 con/m2, cục bộ 200-250 con/m2 ; sâu xanh bướm trắng hại rải rác các vùng chuyên canh rau, mật độ phổ biến 2-5 con/m2, cao 20-25 con/m2 ; các loại sâu bệnh khác phát sinh gây hại cục bộ. Nhìn chung các loạiu sâu bệnh trên rau họ hoa thập tự nhẹ hơn năm 2004. - Cây cà chua: Đối tượng hại chính là dòi đục lá, bệnh mốc sương và bệnh xoăn lá do vi rút, tuy nhiên mức độ hại thấp hơn so năm 2004. Cây ăn quả: - Cây vải, nhãn: Bệnh chàm quả, bệnh sương mai và sâu đục cuống quả là những đối tượng chính hại vải nhãn trong năm 2005. Diện tích vải bị nhiễm bệnh chàm quả là 87.000 ha với tỷ lệ quả bị bệnh khoảng 45-52% ; bệnh sương mai hại hoa, quả non có diện tích nhiễm là 1550 ha, tỷ lệ bệnh trung bình 5-10%, cao 50% số chùm hoa, quả ; sâu đục cuống quả có diện tích nhiễm là 17.000 ha, tỷ lệ quả có sâu khoảng 8-12% ; các loại sâu bệnh khác như rệp, nhện lông nhung, sâu đục gân lá, gây hại ở mức độ bình thường. - Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ do nấm Phytophtora spp. gây ra vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của năm qua giảm hơn so với những năm trước. Phần lớn nông dân đã được các ngành chức năng hướng dẫn biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa, chủ yếu là biện pháp tăng cường dinh dưỡng và tưới đủ nước cho cây. - Cây xoài : Bệnh sương mai, bệnh thán thư hại hoa là 2 loại bệnh đáng lưu ý. Diện tích nhiễm 2 loại bệnh này khoảng 25.000 ha với tỷ lệ phổ biến 12-15% số chùm hoa bị bệnh. - Cây nho : Bệnh thán thư gây hại nặng các vườn trồng nho. Có 800 ha bị nhiễm bệnh với 52-70% chùm quả bị bệnh, trong đó có 50-55% số quả bị bệnh. - Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh, tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 30-35%. Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám cao hơn năm 2004 với tỷ lệ phổ biến 35-45%, nơi cao trên 70% số quả bị rám và khoảng 50% bề mặt quả có vết rám làm ảnh hưởng tới chất lượng quả. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng, quản lý dịch hại và phòng trừ tổng hợp Cây trồng có thể bị thiệt hại hoặc giảm sút năng suất do tác hại của cỏ dại, côn trùng và bệnh cây, chưa kể đến các tác nhân khác cũng gây giảm năng suất khi phát triển thành dịch hại như chuột, ốc bươu vàng…Công tác quản lý dịch hại và phòng trừ cần được thực hiện thông qua các biện pháp mang tính tổng hợp, vừa có hiệu quả đồng thời đảm bảo an toàn cho con người và môi trường sống. Kiểm soát cỏ dại Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây trồng, trong nhiều trường hợp còn là nơi trú ẩn của côn trùng và nguồn bệnh. Thống kê của FAO cho thấy thiệt hại trên cây trồng do cỏ dại gây ra khoảng 12% tổng sản lượng cây trồng trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước kém phát triển tỷ lệ này có thể lên đến 25%. Các loại cỏ dại thường thấy trên đất lúa và đất cây trồng cạn được liệt kê ở bảng 4.8. Các biện pháp kiểm soát cỏ dại bao gồm:        Biện pháp vật lý (cày bừa, cắt, nhổ, cuốc, cho ngập nước, che phủ đất, đốt). Bảng Các loại cỏ thường gặp trên đất lúa và đất trồng cạn Tên cỏ dại Tên latinh Loại cỏ Độ dài st 1. Đất lúa Cỏ lồng vực Cỏ đuôi phụng Rau mác Cỏ chỉ Các loại Lác 2.Đất cây trồng cạn Cỏ tranh Cỏ cú Cỏ may Cỏ hôi Trinh nữ móc Dền gai Echinochloa crusgalli Leptochloa chinensis Monochoria vaginalis Cynodon dactylon Cyperus spp Imperata cylindrica Cyperus rotundus Chrysopogon aciculatus Eupatorium odoratum Mimosa invisa Amaranthus spinosus cỏ hoà bản cỏ hoà bản cỏ lá rộng cỏ hoà bản cỏ hoà bản cỏ hoà bản cỏ hoà bản cỏ hoà bản cỏ lá rộng cỏ lá rộng cỏ lá rộng hàng niên hàng niên hàng niên đa niên đa niên đa niên đa niên đa niên đa niên đa niên hàng niên Cỏ hoà bản là cỏ lá hẹp hay cỏ một lá mầm, cỏ lá rộng thường là cỏ hai lá mầm. Biện pháp canh tác (xen canh, luân canh, bố trí lịch canh tác thích hợp). Biện pháp hoá học (sử dụng thuốc diệt cỏ): Thuốc diệt cỏ là biện pháp thường có hiệu quả kinh tế cao,có kết quả nhanh trên diện rộng, ít tốn công lao động. Nhưng cũng có thể gây ra các tác hại như gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho cây trồng nếu không xử lý đúng liều lượng và phương pháp. Thuốc cỏ bao gồm nhiều chủng loại, có thể được phân ra như sau: Dựa theo sự chọn lọc hoặc không chọn lọc: sự phân biệt này có tính tương đối tuỳ theo liều lượng sử dụng và trạng thái sinh trưởng của  cây trồng. Tính chọn lọc xuất phát từ đặc điểm là thuốc diệt cỏ chỉ phá vỡ các chức năng quan trọng của cỏ nhưng không gây hại cho cây trồng (thí dụ: atrazine – tên thương mại: Gasaprim, diệt cỏ nhưng không diệt cây bắp). Dựa theo thời gian sử dụng Đối với cỏ: trước nẩy mầm (gọi là tiền nẩy mầm) hoặc sau nẩy mầm (gọi là hậu nẩy mầm). Đối với cây trồng: trước khi trồng hoặc sau khi trồng. Quản lý côn trùng gây hại Chiến lược trong phòng trừ côn trùng gây hại không phải chỉ đề cập đến một biện pháp đơn độc, nhưng phải dựa trên sự tổng hợp của nhiều biện pháp như: (a) sử dụng giống kháng, (b) vệ sinh đồng ruộng & các biện pháp canh tác, (c) sử dụng thiên địch, (d) bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng thích hợp, (e) luân canh, (f) sử dụng bẫy, chất dẫn dụ, chất xua đuổi và thuốc trừ sâu. Đó là nội dung của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management – IPM), với hy vọng sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng trừ côn trùng gây hại trên cây trồng. Sử dụng giống kháng: như các giống lúa kháng rầy nâu Biện pháp canh tác Việc vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt các cỏ dại là ký chủ phụ hay nơi ẩn náu của côn trùng gây hại, bố trí lịch gieo trồng đồng loạt (không để cho luôn có sự hiện diện của cây trồng ở các tuổi sinh trưởng khác nhau trên vùng), trồng xen, luân canh. Các biện pháp này sẽ giúp cắt đứt chu kỳ phát triển và hình thành dịch côn trùng trên một cây trồng nào đó (cắt nguồn thức ăn…)    Biện pháp sinh học Đây là một biện pháp nhiều triển vọng, bao gồm sử dụng các thiên địch, côn trùng ăn thịt, gây bệnh (sử dụng Bacillus thuringiensis – BT để diệt sâu đục thân lúa, bắp, sâu tơ trên rau), ký sinh (sử dụng ong Trichogramma evanescens ký sinh và làm hư trứng côn trùng), phóng thích các côn trùng đực đã bị chiếu xạ  tia gamma  cho vô sinh (thí dụ: diệt trừ ruồi đục quả ở đảo Okinawa của Nhật, dùng động vật diệt côn trùng (như nuôi vịt ăn rầy trên ruộng).   Biện pháp vật lý Dùng bẫy đèn, bẫy cây trồng (thí dụ: cây thuốc lá và bắp là các cây ký chủ ưa thích của sâu đục bông vải, nếu cứ cách mỗi 15 - 20 hàng bông vải, có 1 hàng thuốc lá hoặc bắp được trồng thì sâu đục quả bông sẽ tập trung về các cây này, và ít gây hại cho bông vải hơn), diệt nơi trú ẩn của sâu đục (thí dụ: bẻ cờ cây bắp - để lại 2 hàng không bẻ cho mỗi 4 hàng được bẻ - trước khi cây thụ phấn sẽ giúp mang đi các sâu non nằm trong thân cờ cây bắp, nhờ đó giảm được số sâu đục thân), bẫy pheromone  sinh dục cái để dẫn dụ  các côn trùng đực đến để tiêu diệt (thí dụ; bẫy pheromone dẫn dụ bọ hà khoai lang, dùng cây é tía để dẫn dụ ruồi đục trái trên cây ăn trái).  Biện pháp hoá học (sử dụng thuốc trừ sâu), có nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau, được phân loại dựa theo nhiều cách, như: a. Theo con đường xâm nhập / tác động côn trùng: Thuốc tiếp xúc (contact insecticide), giết côn trùng khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Nguy hiểm vì diệt cả các thiên địch (như nhện), các côn trùng không gây hại. Thuốc vị độc (stomach insecticide), thuốc gây độc cho côn trùng khi ăn vào cùng với thức ăn . Thuốc nội hấp, lưu dẫn (systemic insecticide), thuốc được xử lý vào đất hay trực tiếp trên cây trồng, được cây hấp thụ và vận chuyển đến vị trí bị côn trùng tấn công. Có các ưu điểm là: (1) mang tính chọn lọc đối với các côn trùng gây hại mà không ảnh hưởng đến côn trùng không ăn cây, (2) thuốc ít bị mưa rửa trôi, và ít bị ánh sáng mặt trời phân giải, nên tác động của thuốc lâu hơn, (3) diệt  cả các côn trùng nằm sâu trong mô cây. Thuốc xông hơi (fumigant insecticide), tiêu diệt côn trùng bằng khí, hơi độc khi áp dụng. Thường được áp dụng để xử lý kho vựa, kho hàng, phương tiện vận tải, trừ mối… b. Theo nguồn gốc hoá học của thuốc: Thuốc thảo mộc: dây thuốc cá (derris), cây thuốc lá (nicotine). Thuốc tổng hợp: chứa các hoạt chất khác nhau như: Nhóm chlor hữu cơ ( Fipronil- Regent 3G…), chúng có thể tồn lưu lâu dài và đi vào dây chuyền thực phẩm của động vật hoang dại. Có phổ tác dụng rộng, nhưng nói chung không được sử dụng cho rau, cây thực phẩm. Nhiều thuốc đã bị cấm sử dụng và lưu hành. Nhóm lân hữu cơ (Phosalone, Fenitrothion…), không tồn lưu lâu, nhưng độc với động vật có xương sống hơn là nhóm chlor hữu cơ. Nhóm carbamate (carbofuran – Furadan, carbaryl – Sevin, Aldicarb – Temik…), có đặc tính ít độc qua miệng và da đối với động vật có vú hơn lân hữu cơ, ít tồn lưu, phổ tác dụng rộng, hiệu lực cao và tương đối rẻ tiền. Nhóm pyrethroid (pyrethrin, cypermethrin,…), có đặc tính bền với ánh sáng (tồn tại 4 – 7 ngày trên mặt lá), phổ tác dụng rộng, sử dụng với liều lượng thấp. Nhóm điều hoà sinh trưởng côn trùng (Insect Growth Regulator- IGR), Là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng, chủ yếu là các hormone nhân tạo. Nhóm gốc vi sinh vật (như Bacillius thurigiensis – BT) c. Theo dạng chế phẩm: Bột thấm nước (wettable powder) – ký hiệu :BTH, WP Hạt (grain            ------------------------------------- : H, G Bột hoà nước (soluble powder)   ----------------- : BHN, SP Bột khô (dust)                       -------------------: B, BR, D Nhũ dầu (emullsifiable concentrate/ solution) : ND, EC/ES Quản lý bệnh hại cây trồng Bệnh cây do các tác nhân sau gây ra: nấm, vi khuẩn, virus, mycoplasma, và tuyến trùng. Có nhiều biện pháp để kiểm soát bệnh hại cây trồng như sau   Sử dụng giống kháng bệnh: Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, vấn đề là tính kháng bệnh của một cây trồng lại thường không kéo dài lâu, do sự phát triển nhanh chóng các chủng /nòi gây bệnh mới. Do đó, công việc lai tạo tuyển chọn giống kháng phải được thực hiện liên tục và đi trước các chủng gây bệnh.  Biện pháp canh tác: Thời gian gieo trồng, quản lý dinh dưỡng cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, luân canh, sử dụng các vật liệu trồng sạch bệnh, khử đất vườn ươm thuốc lá, rau cải.  Biện pháp sinh học: Thí dụ như trồng bông vạn thọ để diệt tuyến trùng, sử dụng nấm Paccilomyces lilacinus để gây bệnh cho tuyến trùng hại chuối, cam quít và khoai tây.   Sử dụng thuốc trừ bệnh: Với mục tiêu giết hoặc ngăn cản sự sinh trưởng của nấm gây bệnh. Có nhiều loại thuốc trừ nấm khác nhau, được phân ra do : a. Tác dụng của thuốc đối với nấm gây bệnh Thuốc có tác dụng phòng ngừa (protective): được phun trên lá hoặc quả, nhằm ngăn cản nấm bệnh không xâm nhiễm vào bên trong cây. Thuốc không diệt được nấm bệnh đã chui vào bên trong, thí dụ như Zineb, Mancozeb, dung dịch Bordeaux… Thuốc có tác dụng điều trị (eradicant): được phun lên lá, xử lý hạt hoặc bón vào đất nhằm giết hoặc ngăn cản nấm ngay cả sau khi chúng đã xâm nhiễm bên trong cây, thí dụ như Propiconazole (Tilt). Carbendazim(Derosal). Một số lớn loại thuốc được dùng để vừa phòng ngừa lẫn điều trị như Metalaxyl (Ridomil). b.  Theo nguồn gốc hoá học của thuốc diệt nấm Vô cơ: Bao gồm các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, thuỷ ngân (thí dụ như dung dich Bordeaux), vẫn còn hiệu lực đến ngày nay nhưng do gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (tích luỹ kim loại nặng trong đất) nên bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. Hữu cơ và tổng hợp: Có trên 200 thuốc diệt nấm khác nhau (mancozeb, metalaxyl,…). Các thuốc diệt nấm đời mới có ưu điểm chung: (1) rất hiệu nghiệm ở nồng độ thấp, (2) dễ bị vi sinh vật đất phân huỷ, (3) an toàn cho người sử dụng và động vật, (4) ít độc đối với cây trồng. Biện pháp chăm sóc khác Tỉa cành, tạo tán cây (đối với cây đa niên) Tỉa cành, tạo tán là một biện pháp loại bỏ một cách thận trọng, có kế hoạch các bộ phận của cây trồng nhằm đạt được một số mục đích cụ thể. Khi tỉa bỏ một số phần của cành (như cành, lá), nói chung sẽ có sự giảm sút diện tích quang hợp của cây, chiều cao cây, hình dạng cây và năng suất ban đầu. Tuy nhiên, cắt tỉa cây dẫn tới sản xuất ra các quả to và có phẩm chất cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường. Lý do là việc cắt tỉa đã giảm bớt sự cạnh tranh về ánh sáng, nước và dinh dưỡng giữa các bộ phận của cây trồng. Vấn đề là mức độ cắt tỉa như thế nào để tạo ra sự cân bằng giữa năng suất chung và giá trị thương phẩm của nông sản. Đối với các cây già, cắt tỉa sẽ thúc đẩy phát triển sự sinh trưởng dinh dưỡng mới mặc dù có sự sút giảm về tổng diện tích quang hợp. Lý do là rễ sẽ hấp thu nhiều nước và dinh dưỡng hơn cho các chồi còn lại, đây là cơ sở của biện pháp làm trẻ lại cây trồng (rejuvenation). Có 4 kiểu cắt tỉa tuỳ theo mục đích của chúng: Cắt tỉa phòng bệnh: cắt tỉa các cành, các bộ phận chết hoặc hư hỏng của cây. Cắt tỉa tạo dáng: cắt tỉa một số cành, nhánh nhỏ, lá của cây vào giai đoạn đầu của sự phát triển để cải thiện dáng hình của cây. Đây là biện pháp kỹ thuật phổ biến đối với hoa kiểng hay cây cảnh quan (landscape plants). Cắt tỉa sửa chữa: cắt tỉa các cành mọc không đúng vị trí để duy trì dáng hình mong muốn của cây. Biện pháp này thường được tiến hành sau việc cắt tỉa tạo dáng. Cắt tỉa phục hồi (làm trẻ lại): cắt tỉa thân chính hoặc đa số các thân nhằm tạo dáng lại hoặc phục hồi cho phần trên của một cây đã già. Xử lý ra hoa Xử lý ra hoa đồng loạt sẽ giúp thu hoạch đồng loạt, giảm lao động thu hái, tăng hiệu quả đầu tư (như trong trường hợp trên cà phê), còn xử lý ra hoa và đậu quả trái vụ (vụ nghịch) sẽ giúp tăng thu nhập cho nông dân, do giá nông sản cao hơn so với chính vụ. Các biện pháp xử lý ra hoa bao gồm:               Phun trên lá nitrat kali (KNO3) với nồng độ 1-2% để kích thích ra hoa xoài, họ cam quýt, nhãn. Phun Thiourea với nồng độ 70 – 80g/20 lít nước để kích thích ra hoa  trên xoài. Xử lý ra hoa trên dứa vào khoảng 12-14 tháng sau khi trồng bằng khí đá (CaC2): 1 hạt/cây bỏ vào giữa ngọn cây dứa, hay dùng ethepon - một hợp chất sinh khí ethylen - với 30 ml ở nồng độ 1,2 ppm phun vào ngọn cây dứa. Dùng Cultar (paclobutrazol) nồng độ từ 30cc – 50cc/cây rãi đều chung quanh hình chiếu tán lá xoài. Chống xói mòn trên đất dốc Sử dụng cây phủ đất: Trồng các thực vật dạng bò và cây bụi mà sẽ phát triển thành các thảm cây phủ đất dày dưới các cây lớn như cam quýt, ca cao, cao su..., các thảm cây phủ đất này sẽ làm giảm xói mòn đất, đồng thời hạn chế cỏ dại. Cây thảm phủ có thể được giới thiệu bao gồm: Kudzu nhiệt đới (Pueraria phasioloides) Đậu ma (Centrosema pubescens) Đậu lông (Centrosema mucunoides) Cỏ stylo (Stylosanthes gracilis) Trồng cây theo đường đồng mức: Các hàng trồng hay băng trồng đi theo đường đồng mức, khi độ dốc càng lớn thì khoảng cách giữa các hàng và băng trồng càng nhỏ nhằm tránh hiện tượng xói mòn cục bộ. Làm đất tối thiểu Áp dụng các phương pháp nông lâm kết hợp. Chống gió Trồng cây chắn gió quanh nông trại các cây me, tre, bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai… là những cây chắn gió tốt. Áp dụng các phương pháp nông lâm kết hợp. Thời gian thu hoạch: tuỳ theo loại cây trồng, giống và yêu cầu của sản phẩm Bảng Thời gian và các chỉ định thu hoạch của các cây trồng khác nhau. Cây trồng Thời gian thu hoạch Các chỉ định khác Ngày sau trồng Ngày sau ra hoa a/ Cây hàng niên       Khoai lang 105 – 150     Cà chua, Ớt ngọt     Trái chuyển màu từ xanh sang đỏ nhạt Hành củ, Tỏi,     Ngọn khô và rủ, củ phát triển đầy Gừng       Đậu bắp     Trái đầy, đầu trái bẻ kêu dòn b/ Cây đa niên       Xoài   4 tháng   Cam quít   5 – 6 tháng   Chuối   3 – 4 tháng   Dứa 12-14 tháng 5 – 6 tháng   Dừa   11 – 12 tháng Bông xuất hiện mỗi 45 ngày, thu hoạch khoảng 8 lần/năm Các trang web và tổ chức có liên quan đến ngành hàng Tên các trang web thông tin về ngành hàng Trang rau quả của Bộ phận dịch vụ thông tin thị trường - Bộ nông nghiệp Mỹ (The USDA AMS Market News Service) http://www.ams.usda.gov/fv/mncs/index.htm Báo cáo về tình hình thị trường thế giới đối với các mặt hàng: lúa, hoa quả, đường, bông và thuốc lá http://www.fas.usda.gov/htp/fruit_veg.asp Cổng thông tin về quả thế giới http://www.fruitnet.com/ Giá rau quả từ 1996 ở Bắc Mỹ và châu Âu http://www.todaymarket.com/ Trang web www.ipsard.gov.vn hoặc hỏi anh Dần: các bản tin của Trung tâm Thông tin (AgroInfo), trích các phần liên quan đến rau quả Trang web www.agroviet.gov.vn: chuyên trang rau quả. Tin giá lấy cho tháng 7-9/06 Trang web www.mard.gov.vn: báo cáo ngành, kế hoạch ngành, trích các phần liên quan đến rau quả. Giá rau quả Http://www.tge.or.jp/english/em200.html Cơ sở dữ liệu về giá nông sản của FAO: http://apps.fao.org/ Bản tin thị trường hàng hoá của FAO năm 1999-2000 http://www.fao.org/waicent/faoinfo/economic/esc/comtrade.htm Giá của một số hàng hoá nông sản chính và thương mại cập nhật hàng tuần từ năm 1998 đến năm 2000 của FAO: http://apps2.fao.org/ciwpsystem/ciwp_q-e.htm Các trang web về thương mại Các trang web của các tổ chức quốc tế Các trang web của các cơ quan thống kê quốc gia Tên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chuyên nghiên cứu về sản phẩm Nhóm ngành hàng, Trung tâm Tư vấn chính sách, Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; Văn phòng phía Nam, Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; Viện nghiên cứu rau quả (Nguyễn Thị Tân Lộc, Hoàng Bằng An) CIRAD (Muriel Figuié, Paule Moustier) Đại học nông lâm Thủ Đức (Phan Thị Giác Tâm) Các báo cáo các hội thảo về ngành hàng trong nước và quốc tế Báo cáo hội thảo rau quả Tiền Giang Báo cáo hội thảo rau quả Hà Nội Tài liệu tham khảo ICARD-MISPA. 2004. Báo cáo nền ngành hàng rau quả. Trần Xuân Hiển. 2005. Nguyên liệu trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm. Đại học An Giang. Nguyễn Văn Minh. 2003. Trồng trọt đại cương. Khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Đại học An Giang. Nguyễn Thanh Triều. 2005. Kỹ thuật trồng cây đa niên. Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Đại học An Giang. Phạm Văn Kim. Các nguyên lý về bệnh hại cây trồng. Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Lê Thanh Phong và Nguyễn Bảo Vệ. Giáo trình cây ăn trái. Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Trần Thị Ba và Trần Thị Kim Ba. Giáo trình trồng rau. Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Rau an toàn: Kỹ thuật trồng, sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị. PAGE 80 B3 - 128 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Tel: 84-4-7280493; Email: cap@ipsard.gov.vn Đồ thị Diện tích cây ăn quả các vùng (000 ha) Người sản xuất Nhà chế biến, xuất khẩu Processors Xuất khẩu Thu gom án buôn, chế biến tư nhân Bán lẻ Người tiêu dùng Đồ thị 3 Mức tiêu thụ rau quả bình quân đầu người (kg/người/năm) Đồ thị 5: lượng tiêu thụ rau quả của Việt Nam (kg/người/năm) Đồ thị 6 : Nhu cầu tiêu thụ rau quả theo vùng năm 1993-1998 (kg/người/năm) Đồ thị 12: Kim ngạch xuất khẩu rau quả củaViệt Nam sang Hàn Quốc và Đài Loan (000 USD) Đồ thị Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc(000 USD)