« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề cương nhập môn thương mại điện tử ĐỀ SỐ


Tóm tắt Xem thử

- Chợ điện tử Amazon.com: zShop .
- Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp Thương mại điện tử là quá trình mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, bao gồm mạng Internet.
- Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử đơn giản chỉ là việc tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông.
- Phương tiện điện tử và mạng viễn thông sử dụng phổ biến trong thương mại điện tử là điện thoại, ti vi, máy fax, mạng truyền hình, mạng Internet, mạng Intranet, mạng Extranet.
- trong đó máy tính và mạng Internet là được sử dụng nhiều nhất để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử vì nó có khả năng tự động hoá cao các giao dịch.
- P - Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua ngân hàng) Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử.
- Dưới góc độ quản lý nhà nước, thương mại điện tử bao gồm.
- I - C ơ sở hạ tầng cho sự phát triển thương mại điện tử (I.
- A - Các ứng dụng (A) Mô hình IMBSA này đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển thương mại điện tử Sự ra đời và phát triển của Internet Internet là mạng máy tính được kết nối với nhau trên khắp toàn cầu.
- 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson).
- com (commercial) cho lĩnh vực thương mại.
- Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997 mở ra cơ hội hình thành và phát triển thương mại điện tử.
- Lịch sử hình thành thương mại điện tử Thương mại điện tử là việc tiến hành các hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử.
- Theo như định nghĩa này thì thương mại điện tử bắt đầu từ rất sớm, kể từ khi Samuel Morse gửi bức điện đầu tiên vào năm 1844.
- Thương mại điện tử bắt nguồn từ nước Mỹ với sự ra đời của hàng loạt website thương mại điện tử và sau lan sang Canada và các nước Châu Âu.
- Bước đột phá trong quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử phải kể đến sự xuất hiện của Amazon.comtrang web mua bán trực tuyến và Ebay - trang web đấu giá trực tuyến vào năm 1995.
- Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng.
- Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới.
- Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ thể tham gia.
- Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được sự tham gia của bên thứ ba, là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử.
- B2B (Business - To - Business) Là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
- Hình thức chủ yếu của mô hình thương mại điện tử B2B đó là bán hàng và hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp trực tiếp qua mạng.
- Mô hình thương mại điện tử B2B xuất hiện từ rất sớm nhưng chỉ thực sự khởi sắc vào đầu những năm 2000.
- Người ta dự đoán rằng mô hình thương mại điện tử B2B sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
- Đây là mô hình thương mại điện tử xuất hiện sớm nhất.
- Hiện nay mô hình thương mại điện tử B2C có khối lượng giao dịch lớn nhất tuy nhiên giá trị giao dịch từ mô hình này vẫn còn thấp.
- Triển khai mô hình thương mại điện tử B2C trước tiên giúp cho các doanh nghiệp loại bỏ bớt trung gian, nhờ vậy sẽ cắt giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Tuy nhiên khi tiến hành mô hình thương mại điện tử này, các bên tham gia vào giao dịch sẽ gặp một vấn đề khó khăn khi thực hiện các đơn hàng với số lượng lớn.
- B2E (Business - To - Employee) Là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người lao động, hay đây là mô hình thương mại trong nội bộ của một công ty.
- Hiện nay mô hình thương mại điện tử B2E được ứng dụng phổ biến trong các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như sản xuất, giáo dục, y tế.
- Một số doanh nghiệp đã triển khai mô hình thương mại điện tử B2E như Cisco, Schawb, Coca-cola, hãng hàng không Delta.
- C2B (Consumer - To - Business) Là mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp.
- C2C (Consumer - To - Consumer) Là mô hình thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng.
- Mô hình thương mại điện tử C2C đã hình thành từ trước cả khi xuất hiện internet và người ta cho rằng đây là mô hình thương mại điện tử đầu tiên.
- Hầu hết các hình thức đấu giá theo mô hình thương mại điện tử C2C là đấu giá tăng và chủ yếu đấu giá qua trung gian.
- Chính phủ điện tử (E-Government: G2C, G2B, G2G.
- Là mô hình thương mại điện tử trong đó chính phủ sẽ sử dụng các phương tiện điện tử (chủ yếu là máy tính và mạng internet) để liên lạc với doanh nghiệp, người dân và các tổ chức của chính phủ, cũng như cung cấp các dịch vụ công cho các thành phần nói trên.
- C2G (Consumer - To - Government) Là mô hình thương mại điện tử giữa chính phủ với người dân.
- Mô hình thương mại điện tử G2C cho phép người dân kê khai và đóng thuế thu nhập cá nhân, trả phí trước bạ hay bầu cử trực tuyến.
- B2G (Business - To-Government) Là mô hình thương mại điện tử giữa chính phủ và doanh nghiệp.
- Mô hình G2G (Government - To - Government): Là mô hình thương mại điện tử giữa các chính phủ với nhau.
- Hầu hết các chính phủ chủ yếu chia sẻ thông tin với nhau qua các phương tiện điện tử chứ không phải là tiến hành các hoạt động thương mại.
- Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 1.1.1.
- Lợi ích của thương mại điện tử Lợi ích đối với doanh nghiệp: Mở rộng quy mô thị trường: Thị trường trong thương mại điện tử là thị trường toàn cầu không biên giới.
- Thương mại điện tử thực sự có ý nghĩa và hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn đầu thành lập khi nguồn vốn còn hạn chế.
- Tăng lợi nhuận: Thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý tốt hơn quá trình sản xuất, phân phối và quan hệ khách hàng nên giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí tăng, lợi nhuận.
- Sản xuất theo yêu cầu của khách hàng: Thương mại điện tử đã làm thay đổi cách thức mua bán hàng hóa và dịch vụ.
- Trong thương mại điện tử các tổ chức áp dụng “chiến lược kéo.
- Sản phẩm và dịch vụ mang tính cá biệt hóa cao: Nhờ những lợi ích của thương mại điện tử đem lại mà các nhà sản xuất có thể cung cấp sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng.
- Giao hàng nhanh hơn: Thương mại điện tử ra đời đã tạo ra nhiều sản phẩm số hóa như phần mềm, các file hình ảnh có thể dễ dàng tìm kiếm, tải về và xem.
- Giao dịch mọi lúc, mọi nơi: Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng có thể tiến hành các giao dịch mua bán 24 giờ mỗi ngày, liên tục các ngày suốt cả năm từ bất cứ nơi nào.
- Chia sẻ kinh nghiệm: Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng có thể trao đổi ý kiến cũng như chia sẻ kinh nghiệm trên các diễn đàn, trang web mua bán.
- Hạn chê của thương mại điện tử Hạn chê về kỹ thuật Hạn chê về thương mại Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
- An ninh và bảo mật thông tin cá nhân là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia Thương mại điện tử.
- Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ Khó khăn khi tích hợp internet và các tạo điêu kiện đê Thương mại điện tử phần mềm Thương mại điện tử với cơ phát triên.
- Thương mại điện tử chưa tin cậy hoàn toàn vào các giao dịch không giây tờ, không gặp mặt trực tiếp.
- Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của Thương mại điện tử.
- Những hạn chế trong việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử bắt nguồn từ một số các rào cản (sắp xếp theo tầm quan trọng giảm dần.
- Ảnh hưởng của thương mại điện tử 1.2.1.
- Ảnh hưởng tới doanh nghiệp • Thương mại điện tử tác động tới mọi hoạt động của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, marketing, tài chính kế toán, đào tạo cho tới quản trị nguồn lực của doanh nghiệp.
- Thương mại điện tử ra đời đã làm thay đổi rất nhiều mô hình kinh doanh cũng như tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới.
- Thương mại điện tử làm thay đổi mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Nhưng nhờ việc ứng dụng thương mại điện tử mà doanh nghiệp đã triển khai được hoạt động sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế của người tiêu dùng- sản xuất theo “chiến lược kéo”.
- Thương mại điện tử làm thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp phân bổ hiệu quả mọi nguồn lực.
- Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing như đẩy nhanh tốc độ tung sản phẩm ra thị trường, tiến hành hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu và hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp, cải thiện dịch vụ khách hàng.
- Thay vì quảng cáo hàng loạt thì thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp cá biệt hóa hoạt động quảng cáo cho từng đối tượng, cá nhân cụ thể.
- Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp loại bỏ bớt trung gian trong hoạt động phân phối.
- Một tác động tích cực nữa mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp chính là cải thiện hoạt động đào tạo, tuyển dụng, đánh giá và động viên nhân viên.
- Thương mại điện tử không chỉ đem lại cho người tiêu dùng nhiều sự chọn lựa hơn về hàng hóa, dịch vụ mà còn tiết kiệm cho người tiêu dùng rất nhiều thời gian mua sắm cũng như chi phí.
- Thương mại điện tử kích thích sở thích mua sắm của người tiêu dùng.
- Như vậy thương mại điện tử làm thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng.
- Ảnh hưởng tới môi trường xã hội Trước hết thương mại điện tử ảnh hưởng tới cách thức công ty bán sản phẩm ra ngoài thị trường cũng như cách thức mua hàng của người tiêu dùng.
- Thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp không phải xây dựng các chuỗi cửa hàng ngoài đời thực mà vẫn có thể tiến hành kinh doanh thành công.
- Tiên phong và thành công với mô hình kinh doanh mới này phải kể đến amazon.com Thương mại điện tử phát triển làm giảm áp lực lạm phát cho nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp.
- Việc triển khai thương mại điện tử đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng các phần mềm tích hợp, nhờ vậy sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp cũng như của xã hội.
- Hơn nữa thương mại điện tử còngiúp doanh nghiệp phần nào giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống cho con người.
- Thương mại điện tử không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn được tiến hành trong mọi lĩnh vực của xã hội như trong ngành dịch vụ, giáo dục, dịch vụ công.
- Thương mại điện tử góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.
- Việc áp dụng thương mại điện tử đã giúp cho người dân có nhiều cơ hội để có thể tiếp cận với các dịch vụ mà trước đây họ chưa bao giờ được tiếp cận 1.3.
- Thực trạng phát triển thương mại điện tử 1.3.1.
- Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và Châu Âu đã lên tới trên 80%.
- Tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Tây Âu.
- Tại Châu Á có hai nước Singapore và Trung Quốc là có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh chóng và theo kịp với các nước Bắc Mỹ.
- Những nước còn lại ở Châu Á, thương mại điện tử có phát triển tuy nhiên còn chậm.
- Mỹ là nước có trình độ thương mại điện tử phát triển nhất trên thế giới.
- Hiện này hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng trên 70% tỷ lệ thương mại điện tử của toàn cầu.
- B2C là mô hình thương mại điện tử lâu đời và phát triển nhanh nhất.
- Tuy nhiên trong những năm trở lại đây thì mô hình thương mại điện tử B2B lại phát triển nhanh hơn.
- Tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn.
- Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đánh giá, những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi.
- Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%.
- Và hiện nay, chỉ sau hơn 10 năm, Amazon đã trở thành website thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới.
- Và ngay như ở Việt Nam chúng ta, trang thương mại điện tử Tiki cũng học tập từ Amazon.
- Có thể nói Amazon là một trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới hiện nay.
- Trên những trang thương mại điện tử chỉ bán một loại mặt hàng (như quần áo, giày dép, hoặc phụ tùng ô tô), trải nghiệm mua hàng của người dùng chỉ gắn liền với đặc điểm riêng của loại mặt hàng đó.
- Có thể nói, Amazon là một trong số ít những trang thương mại điện tử có thể làm tốt nhất một điều: hiểu rất rõ khách hàng của mình.
- Khác hẳn với các trang thương mại điện tử còn lại, trên Amazon, người dùng luôn đưa ra những nhận xét chi tiết, cụ thể nhất.
- zShops là tập hợp các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall)