Academia.eduAcademia.edu
Nguyễn Thị Thanh Thảo K155021274 Bài tập môn luật kinh doanh quốc tế Câu 1: Đối với hiện tượng đa phán quyết, bản án nào có hiệu lực thi hành? Hiện tượng đa phán quyết là hiện tượng hai hay nhiều cơ quan tài phán của các quốc gia có thẩm quyền cùng đưa ra các phán quyết cho cùng một vụ việc. Như vậy, để xét xem bản án nào có hiệu lực thi hành thì cần phải xem xem, thi hành bản án đó ở đâu. Ví dụ, vụ án tranh chấp quyền nuôi con, mà vợ ở Việt Nam, chồng ở Mỹ, và cả hai đều có phán quyết cho mình về quyền nuôi con. Hiện tại, người vợ đang giữ đứa con đó. Thì bản án của Mỹ về quyền nuôi con của người chồng cần được xin công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, và dĩ nhiên bản án ra phán quyết về quyền nuôi con ở Việt Nam của tòa án Việt Nam cho người vợ sẽ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Và ngược lại ở Mỹ, bản án cho người chồng ở Mỹ có hiệu lực thi hành nếu đứa con được nuôi ở bên Mỹ. Câu 2: Cty A (VN) giao dịch hợp đồng bán bất động sản (BĐS) ở VN cho Cty B (Mỹ). Hai bên cs thỏa thuận với nhau rằng, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ là tòa án Mỹ. Khi có tranh chấp xảy ra, tòa án Mỹ có được giải quyết vụ việc trên hay không? Theo như pháp luật VN hiện hành, trong phần luật về tư pháp quốc tế của luật quốc gia, trong đó có kiểu hệ thuộc luật được gọi là kiểu hệ thuộc luật lựa chọn (là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dựa vào dấu hiệu sự lựa chọn của các bên trong những mối quan hệ mà pháp luật cho phép không nhằm vào mục đích lẫn tránh pháp luật.) kiểu hệ thuộc này thường có trong các thỏa thuận hợp đồng trong bộ luật dân sự, thương mại,….Nhưng không được trái với pháp luật quốc gia. Và theo pháp luật quốc gia, một trong các thẩm quyền riêng biệt của tòa án VN đó là, giải quyết các vụ việc liên quan đến BĐS trên lãnh thổ quốc gia (Điều 470 BLDS 2015). Như vậy, trong tình huống trên, tuy rằng hai bên có thỏa thuận tòa án Mỹ là nơi giải quyết tranh chấp, nhưng thỏa thuận đó là vi phạm vào pháp luật của quốc gia (do vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của VN). Cho nên, thỏa thuận này không có hiệu lực, tòa án Mỹ không có thẩm quyền xem xét, thụ lý vụ việc trên.