« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị Hải Phòng. Dự báo xu hướng diễn biến, đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí Hải Phòng


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC ĐÔ THỊ HẢI PHÒNG.
- DỰ BÁO XU HƯỚNG DIỄN BIẾN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ HẢI PHÒNG MAI ĐỨC LONG HÀ NỘI 2005 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC ĐÔ THỊ HẢI PHÒNG.
- DỰ BÁO XU HƯỚNG DIỄN BIẾN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ HẢI PHÒNG NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ : MAI ĐỨC LONG Người hướng dẫn khoa học: TS Huỳnh Trung Hải HÀ NỘI 2005 Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn.
- Ô nhiễm không khí đô thị.
- Các nguồn gây ô nhiễm không khí.
- Nguồn ô nhiễm do sản xuất công nghiệp.
- Ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm đến sức khoẻ con người.
- 27 Chương 2 Hiện trạng và dự báo xu hướng ô nhiễm không khí đô thị Hải Phòng.
- Hiện trạng môi trường không khí đô thị Hải Phòng.
- Các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp.
- Ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm tới sức khoẻ con người.
- Dự báo xu hướng ô nhiễm không khí đô thị Hải Phòng.
- 78 Chương 3 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị Hải Phòng.
- 107 Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 2 Lời cảm ơn Luận văn này được hoàn thành tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Trường đại học Bách khoa Hà Nội, với sự hướng dẫn của Tiến sỹ Huỳnh Trung Hải.
- Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng, các đồng nghiệp nơi tôi công tác và bè bạn Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 3 nơi tôi học tập đã hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành Luận văn này.
- Hải Phòng, tháng 10 năm 2005 Học viên Mai Đức Long Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 4 MỞ ĐẦU Môi trường không khí bao quanh trái đất là nơi sự sống được sinh ra, tồn tại và phát triển.
- Loài người đã quen sống với môi trường không khí xung quanh nhưng thậm chí rất ít để ý đến nó.
- Môi trường sống luôn luôn chịu tác động của các hoạt động của con người và sự biến đổi của thiên nhiên.
- Chúng ta ai cũng biết đối với con người có thể nhịn ăn được một tuần, nhịn uống được hai đến ba ngày, nhưng chỉ sau 3-5 phút không hít thở không khí thì con người có nguy cơ tử vong [15].
- Ngoài việc cung cấp ôxy duy trì sự sống không khí còn như chiếc áo giáp che cho trái đất một phần các tia bức xạ từ vũ trụ, duy trì nhiệt độ trên trái đất và tham gia vào vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Quá trình phát triển công nghiệp đã mang lại rất nhiều những thành công về kinh tế, tuy nhiên nó cũng đồng thời mang theo những vấn đề môi trường: do sử dụng quá nhiều hoá chất, nhiên liệu và từ đó phát sinh khối lượng lớn các chất thải.
- Bầu không khí bị ô nhiễm, sự suy giảm tầng ôzôn, mưa axit, hiệu ứng nhà kính - đó là những hậu quả mà loài người phải hứng chịu do quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Khu vực nội thành của thành phố qua hơn một trăm năm hình thành và phát triển đến nay môi trường không khí đã ở vào tình trạng ô nhiễm.
- Chất lượng môi trường trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào những tác động hiện tại và định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
- Xuất phát từ thực tế đó, đề tài luận văn với nội dung: “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị Hải Phòng.
- Dự báo xu hướng diễn biến, đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí Hải Phòng” nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực nội thành thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 5 nghiên cứu dự báo các xu hướng diến biến và đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, đáp ứng công tác bảo vệ môi trường và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2010 theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với qui hoạch không gian đô thị.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng môi trường không khí khu vực nội thành thành phố Hải Phòng, trong phạm vi luận văn này chỉ xin đề cập đến các thông số cụ thể sau: Tổng lượng bụi lơ lửng (TSP).
- Nồng độ khí SO2, Nồng độ khí NOx và ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm đến sức khoẻ con người.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá các ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí khu vực nội thành, thành phố Hải Phòng.
- Ô nhiễm không khí đô thị Chương II.
- Hiện trạng và dự báo xu hướng ô nhiễm không khí đô thị Hải Phòng Chương III.
- Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị Hải Phòng Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 6 CHƯƠNG 1.
- Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ Sự ô nhiễm không khí được hiểu là sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khoẻ hoặc lợi ích của người hoặc môi trường [19].
- Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc, đặc biệt đối với ô nhiễm không khí đô thị.
- Ô nhiễm không khí có tác động rất xấu đến sức khoẻ con người, gây ra các bệnh về đường hô hấp.
- Có hai loại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí là: nguồn gây ô nhiễm thiên nhiên và nguồn gây ô nhiễm nhân tạo.
- Nguồn ô nhiễm từ thiên nhiên là do các núi lửa hoạt động và các cơn bão sa mạc đã đưa lượng lớn bụi lan truyền, nước biển bốc hơi mang theo hơi muối vào không khí trên lục địa, các hệ quả khác như các loài sinh vật thối rữa cũng phát thải các loại khí độc vào không khí và tất cả các thành phần vừa nêu đều làm ô nhiễm môi trường không khí.
- Trong phạm vi của luận văn chúng ta chỉ xét các nguồn gây ô nhiễm nhân tạo: môi trường không khí đô thị ở nước ta bị ô nhiễm do các nguyên nhân chủ yếu sau: thứ nhất là do các hoạt động công nghiệp.
- Quá trình công nghiệp hóa càng mạnh, độ thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 7 theo chiều hướng xấu càng lớn.
- Ông Zmarak Shalizi - tác giả bản báo cáo - cho rằng ô nhiễm không khí tại nhiều đô thị đang cao hơn 3 - 4 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), hơn 30% dân số đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch.
- Theo cố giáo sư Lê Quí An - Chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam - ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân còn quá kém, đặc biệt bộ phận doanh nghiệp tại các đô thị.
- “Nhiều đơn vị chỉ quan tâm tới phát triển kinh tế, không chú ý tới vấn đề môi trường.
- Hai phần ba trong số 338 thành phố ở Trung Quốc có độ ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn cho phép, mặc dù 40% trong số đó chưa đạt chuẩn của khu công nghiệp [21].
- Tại Bắc kinh và Quảng Châu, thành phần oxit nitơ trong không khí thuộc loại cao nhất thế giới.
- Mặt khác, ống khói từ các nhà máy nhiệt điện (cung cấp vào khoảng 70% năng lượng cho Trung Quốc) cũng làm môi trường xấu đi đáng kể.
- “Các số liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh và những xét nghiệm về nồng độ chì trong máu người dân ở Hàng Châu cho thấy, Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 8 khí thải ô tô ở Trung Quốc đã lên đến mức báo động.
- Nó đòi hỏi chính phủ và các tổ chức môi trường Trung Quốc phải có biện pháp khác phục nhanh chóng, hiệu quả cũng như lâu dài” UNDP kết luận [21].
- Có thể kể đến thảm họa đầu tiên trong thế kỷ 20 do ô nhiễm môi trường không khí gây ra là hơi khói công nghiệp phát ra đã bị hiện tượng khí hậu “nghịch đảo nhiệt” kìm hãm, gây ra đầu độc ở thành phố thung lũng Manse thuộc nước Bỉ vào năm 1930 và tương tự ở thung lũng dọc sông Monongahela vào năm 1948.
- Không khí ô nhiễm bị tù hãm đã bao phủ từ miền Chicago và Miiwaukee tới New Orleans và Philadelphia ở nước Mỹ vào tháng 8 năm 1969, cũng đã gây rất nhiều thiệt hại [15].
- Thảm họa lớn nhất trong lịch sử loài người do ô nhiễm môi trường không khí gây ra lại xảy ra trong thời gian gần đây nhất, đó là vụ rò khí MIC (methyl - iso - cyanate) của Liên hiệp Sản xuất Phân bón ở Bhopal (Ấn Độ) vào năm 1984, làm khoảng 2 triệu người dân ở Bhopal đã bị nhiễm độc, trong đó 5000 người đã chết và 50000 người bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù [15].
- Rất may là ở nước ta chưa xảy ra thảm hoạ do ô nhiễm môi trường không khí gây ra, nhưng thực tế các khu công nghiệp đã làm ô nhiễm không khí vùng lân cận, gây thiệt hại cho sản xuất và ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.
- Vì vậy trong 2 năm nhà máy đã sản xuất với điều kiện không Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 9 có bộ lọc bụi tĩnh điện, nên mỗi ngày có khoảng 100 tấn bụi và hơi độc của nhà máy từ các phân xưởng nghiền clinke, nghiền than, nghiền nguyên liệu và lò nung clinke thoát qua ống khói và phun lên không trung gây ô nhiễm trên một vùng đất rộng lớn thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên, gây thiệt hại cho mùa màng và ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân trong vùng.
- CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 1.1.1.
- Nguồn ô nhiễm do sản xuất công nghiệp Phần lớn các loại bụi, hơi, khí sinh ra từ các quá trình sản xuất công nghiệp đều gây ra ô nhiễm môi trường khí.
- Các hoạt động sản xuất công nghiệp đã đưa vào không khí, vào nước và vào đất hàng loạt chất thải nguy hại.
- Tại đây, chúng ta quan tâm tới phần đưa vào không khí gây ô nhiễm bầu khí quyển.
- Các ống thải ở các nhà máy thải vào môi trường không khí rất nhiều loại chất độc hại.
- Đặc điểm của chất thải do quá trình sản xuất là nồng độ chất độc hại rất cao và tập trung trong một không gian nhỏ, thường ở dạng hỗn hợp khí và hơi độc hại.
- Khí thải công nghệ và khí thải của hệ thống thông gió cục bộ trước khi cho thải ra không khí cần qua thiết bị xử lý để được làm sạch sơ bộ.
- Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 10 Tại Việt Nam, Công nghiệp cũ (xây dựng trước những năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại.
- Nói chung công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.
- Càng ngày số lượng các khí, bụi từ quá trình sản xuất công nghiệp thải ra ngày càng lớn hơn, đa dạng hơn về tính độc hại làm cho mức độ ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng.
- Điều đó cũng góp phần đáng kể vào việc giảm áp lực đối với ô nhiễm môi trường không khí đô thị.
- Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô niễm môi trường nghiêm trọng” (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 - xem phụ lục 5).
- Công nghiệp mới phần lớn các cơ sở công nghiệp mới đều được đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, trước khi xây dựng đều tiến hành “Đánh giá Tác động Môi trường” (ĐTM) đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường.
- Tuy vậy vẫn còn nhiều nhà máy, xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy, xí nghiệp sử dụng nguồn nhiên liệu là than, chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại (bụi, SO2, NO2, CO) cũng gây nên ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
- nguồn thải vô Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 11 tổ chức là các nguồn thải từ các thiết bị không kín, các dây chuyền hay kênh dẫn, băng tải hở.
- Căn cứ vào nhiệt độ thải ra môi trường không khí xung quanh mà chia ra nguồn thải nóng và nguồn nguội.
- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành có từ lâu đời và gắn liền với nhu cầu của con người.
- Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của các ngành nghề kinh tế khác thì sản xuất vật liệu xây dựng cũng là ngành có tốc độ phát triển rất nhanh chóng.
- Theo thống kê năm 1997, cả nước có trên 500 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp trên các vùng, miền trong cả nước.
- Năm 1999, vốn đầu tư cho sản xuất vật liệu xây dựng là 1159,1 tỷ đồng và khai thác đá là 39,7 tỷ đồng.
- Tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn từ của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là 16,9%, trong đó sản xuất xi măng duy trì mức tăng trưởng cao 21,4 % /năm.
- Xét về công nghệ sản xuất và sản phẩm, thì ngành sản xuất vật liệu xây dựng có thể chia thành một số loại hình như: sản xuất xi măng, sản xuất gạch ngói, gốm, vôi, bêtông đúc sẵn, gạch ốp lát, sứ dân dụng, sứ công nghiệp, thuỷ tinh, kính xây dựng, sản xuất tấm lợp, khai thác đá, sỏi, đá dăm,...Hàng năm các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng đóng góp cho xã hội số lượng lớn các sản phẩm phục vụ nhu cầu về xây dựng, phát triển cơ sở hạ Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 12 tầng, công trình, khu công nghiệp, nhà ở..vv..
- Đồng thời ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí đáng kể nhất, thường thải ra rất nhiều bụi và các khí độc như SO2, NO2, CO.
- Sản xuất gạch ngói xây dựng là nhóm ngành đa dạng về quy mô, từ sản xuất dạng công nghiệp đến sản xuất thủ công.
- Nhìn chung các cơ sở sản xuất gạch ngói công nghiệp có năng suất chưa lớn, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng ở thành phố và các khu công nghiệp.
- Các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp thường sử dụng các lò nung có công nghệ hiện đại, năng suất lớn như loại lò liên tục, bán liên tục, lò Tuynel, lò Hoffman, lò Vòng.
- Hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất của các cơ sở công nghiệp được cơ giới hoá.
- Công nghệ sản xuất gạch ngói sử dụng công nghệ đùn ép chân không tạo hình, đốt bằng lò tuynel sấy nung liên hợp cũng làm giảm đáng kể việc gây ô nhiễm môi trường không khí.
- là danh sách một số các cơ sở sản xuất gạch nằm trong khu đô thị thuộc phạm vi cả nước.
- Một số cơ sở sản xuất gạch, ngói TT ĐƠN VỊ ĐỊA ĐIỂM CÔNG SUẤT (triệu viên/năm) 1.
- Xí nghiệp gạch Châu Thành Thị xã Phủ Lý, Hà Nam 20 Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 13 9.
- Trong những năm vừa qua, sản lượng xi măng hàng năm không ngừng tăng và sản xuất xi măng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm.
- Ngành sản xuất xi măng cũng phát triển rất đa dạng về quy mô, loại hình công nghệ như công nghệ lò đứng, công nghệ lò quay phương pháp ướt, công nghệ lò quay phương pháp khô.
- Hiện nay trên cả nước có hơn 10 công ty lớn sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay, chiếm 84% tổng sản lượng sản phẩm xi măng, và hơn 56 nhà máy nhỏ sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng.
- Sản xuất xi măng với công nghệ lò quay, theo phương pháp khô, khai thác nguyên liệu bằng phương pháp cắt tầng, dùng hệ thống lọc bụi tĩnh điện cũng phần nào giảm được ô nhiễm không khí.
- Tuy vậy, do giá thành cao, khả năng quản lý chưa phù hợp nên các doanh nghiệp còn bỏ qua các công đoạn xử lý khí thải, gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí trên diện rộng.
- là danh sách một số cơ sở sản xuất xi măng điển hình trong cả nước nằm trong khu đô thị.
- Một số cơ sở sản xuất xi măng TT TÊN CƠ SỞ ĐỊA CHỈ CÔNG SUẤT (TẤN/NĂM) 1.
- Xi măng Hoàng Thạch 1 Xi măng Hoàng Thạch 2 Hải Dương Luận văn thạc sỹ môi trường Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN 14 4.
- Xi măng Hải Phòng Hải Phòng 1400000 6.
- Công ty xi măng Đông Hà Đông Hà, Quảng Trị 95000 Các loại nhiên liệu được sử dụng khá đa dạng, bao gồm than đá dùng cho lò nung đốt (trong sản xuất xi măng, gạch, vôi), hoặc than bánh, than cám được trộn với nguyên liệu đất sét (trong sản xuất gạch, vôi, gốm), điện, dầu FO, dầu DO, khí LPG (các cơ sở sản xuất gạch ngói, gốm quy mô công nghiệp), ngoài ra còn có một số loại nhiên liệu phụ như củi, mạt cưa...Sản xuất xi măng là nhóm ngành có mức ô nhiễm không khí đáng quan tâm nhất, đặc biệt là ô nhiễm không khí do bụi và khí thải.
- Trong sản xuất xi măng, hầu hết các công đoạn đều phát sinh bụi.
- Bụi từ các hoạt động sản xuất xi măng phát sinh ra môi trường không khí ở 2 dạng là phát tán qua ống khói lò nung (trong một không gian rộng) và phát tán ngay tại các khu vực sản xuất như khu vực đập, nghiền bi.
- Chất thải rắn của quá trình sản xuất ximăng chủ yếu là gạch chịu lửa (samốt) khi thay thế hoặc sửa chữa lò nung, bã bùn do nước rửa, nước mưa cuốn theo bụi bám thải ra.
- Lượng chất thải rắn phát sinh từ tất cả các hoạt động trong quy trình sản xuất xi măng chiếm khoảng 4% lượng sản phẩm.
- Số gạch này được thu hồi lại nên không ảnh hưởng tới môi trường.
- Nhìn chung, ảnh hưởng của chất thải rắn do hoạt động sản xuất xi măng tới môi trường không đáng kể.
- Vấn đề môi trường cần quan tâm hơn cả trong sản xuất xi măng là ô nhiễm không khí do

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt