« Home « Kết quả tìm kiếm

"Hai hành lang, một vành đai kinh tế" và tác động tới phát triển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng


Tóm tắt Xem thử

- Hợp tác phát triển “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới Tác gi : GS.TS.
- Viện Nghiên cứu Trung Quốc Năm xuất b n: 2012 Số trang: 319 Cuốn sách là kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa các nước Á – Phi (Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản) đồng tổ chức.
- Hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc bao gồm hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ đã được lãnh đạo cao cấp hai nước thỏa thuận xây dựng.
- Đây là một sáng kiến trong hợp tác có tính liên vùng và xuyên quốc gia, nhằm tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của các địa phương mà “Hai hành lang một vành đai kinh tế” đi qua, đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của nó đối với các địa phương khác thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc hướng tới mục tiêu chung là cùng có lợi và cùng phát triển bền vững.
- Từ năm 2005 đến nay, tình hình thế giới, tình hình khu vực, tình hình mỗi nước và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã có những biến đổi sâu sắc.
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Mỹ sau đó lan rộng ra toàn cầu đã tác động và đưa lại những hệ quả phức tạp của tình hình kinh tế thế giới.
- những sự kiện chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông và động đất, sóng thần kéo theo khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản… đã làm cho tình hình khu vực, tình hình Việt Nam, Trung Quốc không chỉ về chính trị mà cả kinh tế xã hội cũng lâm vào tình trạng khó lường.
- Phần thứ nhất: “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc: thực trạng, vấn đề và triển vọng.
- Phần này gồm 9 tham luận: “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt – Trung, nhìn lại vấn đề và triển vọng.
- “Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ trong bối cảnh mới.
- “Vai trò của chính quyền địa phương trong “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc.
- “Mối quan hệ giữa “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt – Trung và chiến lược “Một trục, hai cánh.
- “Xây dựng hệ thống giao thông kết nối Quảng Ninh – Quảng Tây trong khuôn khổ hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế.
- “Hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong lịch sử.
- “Cần xây dựng khung pháp lý cho hành lang kinh tế.
- “Vấn đề môi trường trong hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng và một số gợi ý chính sách.
- “Khu hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây Trung Quốc – Thực trạng, vấn đề và triển vọng.
- Phần thứ hai: Bối cảnh mới của hợp tác phát triển: “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc.
- Phần này có 7 tham luận, đó là: “Một số đặc điểm mới của bối cảnh quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
- “Nhìn lại 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Trung: Từ nhận thức chung đến thực tiễn.
- “Quy hoạch 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt – Trung và triển vọng của hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
- “Chiến lược đại khai phát miền Tây của Trung Quốc giai đoạn 2010-2020.
- “Trung Quốc với chiến lược quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.
- “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa và tác động của nó đối với Đông Nam Á và Việt Nam.
- Tác động đối với tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng QU NG NINH Không gian phát triển kinh tế - xã hội: “Một tâm - Hai tuyến - Đa chiều - Hai mũi đột phá”.
- 1- Tâm là thành phố Hạ Long.
- Thành phố Hạ Long hiện là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh.
- nằm trong khu vực phát triển cụm cảng quốc tế Quảng Ninh - Hải Phòng (Cái Lân, Hòn Gai, Hải Phòng, Đình Vũ, Lạch Huyện).
- (2)- Định hướng phát triển: Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế từ nâu sang xanh, lấy phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí làm trọng tâm để xây dựng thành phố Hạ Long trở thành trung tâm phát triển của Vùng.
- là thành phố du lịch, cảng biển quốc tế văn minh, hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: nông nghiệp 01%.
- công nghiệp 43%.
- 2- Tuyến phía Tây gồm 5 đơn vị hành chính (Ba Chẽ, Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều).
- xuất phát từ Hạ Long đến Đông Triều và hướng tới đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội.
- (1)- Có diện tích đất tự nhiên và dân số chiếm gần 40% toàn tỉnh.
- tỷ trọng công nghiệp chiếm khoảng 30% sản xuất công nghiệp của tỉnh.
- thuận lợi phát triển công nghiệp do liền kề với các tỉnh, thành phố có công nghiệp phát triển là Hà Nội và khu vực đồng bằng Sông Hồng (Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên.
- có các ngành công nghiệp đã được hình thành và phát triển nhiều năm, như: khai khoáng, nhiệt điện, xi măng, cơ khí chính xác.
- tiếp giáp với Biển Đông - nằm trong khu vực cụm cảng quốc tế Hải Phòng - Quảng Ninh.
- (2)- Định hướng phát triển: Tiếp tục phát triển chuỗi đô thị - công nghiệp xanh và du lịch văn hóa lịch sử.
- Nâng tỷ trọng công nghiệp lên 35% vào 2015 và 45% vào năm 2020.
- 3- Tuyến phía Đông, gồm 8 đơn vị hành chính (Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà).
- xuất phát từ Hạ Long đến Móng Cái và hướng tới khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc.
- kết nối khu vực ở cấp quốc tế bởi các cửa khẩu quốc gia và quốc tế (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh).
- cụm cảng hàng không Quảng Ninh và cụm cảng hàng hải quốc gia, quốc tế (Cái Lân, Hải Hà, Hòn Gai, Cẩm Phả, Mũi Chùa, Vạn Hoa, Vạn Gia).
- dân số chiếm gần 41% toàn tỉnh.
- tỷ trọng khu vực dịch vụ và kinh tế biển chiếm gần 50% toàn tỉnh.
- Tuyến này có môi trường phát triển thương mại quốc tế, du lịch mua sắm, du lịch biên giới do có 120 km đường biên giới trên bộ, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và 2 cửa khẩu quốc gia.
- (2)- Định hướng phát triển: Tiếp tục hình thành phát triển chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái - dịch vụ tổng hợp cao cấp và kinh tế biển.
- với hai mũi đột phá là hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái.
- năm 2020 đạt 9.000 USD.
- Nâng tỷ trọng dịch vụ và kinh tế biển lên 55% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020.
- 4- Đa chiều là sự phát triển không bị giới hạn bởi địa giới hành chính.
- Động là quá trình không ngừng mở rộng hợp tác, liên kết, hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho nhau phát triển.
- Mở là nhằm thúc đẩy tự do hóa, tương tác, cạnh tranh, tiệm cận nhau cùng phát triển.
- 5- Hai mũi đột phá là xây dựng và phát triển hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái.
- Mục đích lựa chọn hai đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt: (1.
- Góp phần thực hiện ba đột phá mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra và thí điểm mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được Đảng và NN đề cập nhiều năm nay nhưng chưa được thực hiện trên thực tế.
- Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù mà các nước đã áp dụng thành công trong những năm gần đây để khai thác tiềm năng, thế mạnh của hai khu kinh tế này.
- Góp phần xây dựng khu vực phòng thủ về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến về hợp tác và cạnh tranh.
- tạo thế và lực cần thiết hóa giải áp lực cạnh tranh kinh tế quốc tế tại địa bàn tiền tiêu của Tổ quốc.
- Tạo sự phát triển bứt phá về kinh tế - xã hội để lan tỏa trong tỉnh Quảng Ninh và vùng đồng bằng sông Hồng.
- H I PHÒNG Với vị trí địa lý thuận lợi, Hải Phòng là thành phố Cảng, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp.
- Hệ thống đô thị Hải Phòng gồm đô thị Trung tâm (07 quận) và 11 thị trấn huyện lỵ.
- Những nội dung đã thực hiện được: Đã lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đối với 7 quận hiện hữu và 7 đô thị vệ tinh và các thị trấn.
- Về công nghiệp, đã và đang hình thành 10 khu công nghiệp (KCN), đã lập quy hoạch các KCN: Nam Tràng Cát, Cầu Cựu, Tiên Thanh.
- Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đã hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nâng cấp cải tạo QL5, QL10, QL 37.
- đã khởi động xây dựng tuyến bộ ven biển.
- Các cảng khu vực Đình Vũ đã hình thành, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đang được xây dựng.
- Bên cạnh đó, đã cải tạo nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cát Bi.
- Hệ thống giao thông thuộc khu đô thị trung tâm đã được xây dựng, nâng cấp cải tạo… Các vấn đề cấp, thoát nước, quản lý chất thải rắn, cấp điện và chiếu sáng công cộng cũng được TP Hải Phòng hết sức quan tâm, và triển khai có hiệu quả.
- Tính đến nay, quy mô dân số toàn thành phố là gần 2 triệu người.
- Theo quy hoạch chung (2009), thành phố Hải Phòng là đô thị loại I trực thuộc trung ương, một trung tâm lớn về kinh tế, giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ.
- là thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại.
- đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế.
- Dự báo đến năm 2025, thành phố Hải Phòng sẽ có khoảng 2,4 - 2,7 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60 - 65%.
- đến năm 2035 sẽ có khoảng 3,5 - 4,5 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%.
- Dự báo đến năm 2025, quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 22.200 ha, chỉ tiêu 150 m2/người, trong đó đất dân dụng khoảng từ 9.000 ha - 11.500 ha, chỉ tiêu từ 60 m2/người - 78 m2/người.
- Dự báo đến năm 2035: Quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 56.700 ha, chỉ tiêu 180 m2/người, trong đó đất dân dụng khoảng 18.900 ha - 24.500 ha, chỉ tiêu từ 60 m2/người - 78 m2/người.
- Hệ thống giao thông tại thành phố Hải Phòng có đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với chiều dài 33,5 km lộ giới 100m.
- nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng hiện.
- về hàng không có sân bay quốc tế Cát Bi quy mô 491,13ha và xây dựng sân bay taxi ở Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ phục vụ du lịch và cứu hộ, ngoài năm 2025 nghiên cứu xây dựng mới cấp vùng tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, quy mô 2.100ha.
- về giao thông đường thủy, nâng cao năng lực cảng Chùa Vẽ và Đình Vũ, xây dựng mới cảng cửa ngõ quốc tế hải Phòng và bến tàu khách quốc tế tại cảng Hoàng Diệu.
- Dự án Cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện và dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là hai dự án trọng điểm quốc gia.
- Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 105,5 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng có tổng mức đầu tư 24.566 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015.
- Cảng hàng không quốc tế Cát Bi được nâng cấp với khu bay và khu hàng không dân dụng.
- Khu hàng không dân dụng với tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, dự án gồm nhà ga hành khách, nhà kỹ thuật, khu vực sân đỗ oto