« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- VŨ HOÀNG PHƯƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM CHUYẤN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGÔ TRẦN ÁNH HÀ NỘI - 2004 1 MỤC LỤC Tên mục Trang Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ hình vẽ Lời mở đầu 3 4 5 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích hoạt động- hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp hàng hải 8 1.1.
- Tổng quan về kinh doanh hàng hải.
- Kinh doanh khai thác tàu 9 1.1.2.
- Kinh doanh khai thác cảng 9 1.1.3.
- Kinh doanh dịch vụ hàng hải 10 1.2.
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hàng hải 11 1.2.1.
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh Hàng hải 11 1.2.4.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của DN kinh doanh hàng hải 22 1.3.1.
- Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 30 1.5.1.
- Các biện pháp giảm chi phí 31 Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại TCty 33 2.1.
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn từ năm .
- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng hải VN 38 2.2.2.
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty 55 2.3.
- Chi tiết theo các lĩnh vực kinh doanh 77 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 92 3.1.
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD tại Tổng Công ty 92 3.2.1.
- Các kiến nghị với ngành và các cơ quan hữu quan 141 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 142 143 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả SXKD năm 2001 39 Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả SXKD năm 2002 40 Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả SXKD năm 2003 41 Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả SXKD Bảng 2.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD 56 Bảng 2.6 Thống kê lao động từ năm Bảng 2.7 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 69 Bảng 2.8 Kết qủa đầu tư đội tàu và cảng biển 72 Bảng 2.9 Tổng hợp nguồn vốn đầu tư phát triển Tổng Công ty 72 Bảng 2.10 Kết quả SXKD năm khối Công ty cổ phần 75 Bảng 2.11 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá trình độ khai thác 79 Bảng 2.12 Bảng thống kê sản lượng hàng hoá XNK và thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam 80 Bảng 2.13 Số liệu thống kê sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển năm 2003 đội tàu Vinalines 80 Bảng 2.14 Thống kê đội tàu biển Việt Nam 81 Bảng 2.15 Thống kê tình hình xuất khẩu lao động 90 Bảng 3.1 Dự kiến đầu tư phát triển đội tàu từ năm 2001 đến 2005 103 Bảng 3.2 TH kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu từ năm Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả kinh doanh tàu hàng rời 6.500 DWT Bảng 3.4 Dự kiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển năm 2004 111 Bảng 3.5 Dự kiến kết quả SXKD năm DANH MỤC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Hàng hải Việt nam 37 Hình 2.2 Biểu đồ sản lượng hàng hoá vận chuyển 43 Hình 2.3 Biểu đồ sản lượng hàng hoá thông qua 43 Hình 2.4 Biểu đồ doanh thu thực hiện 44 Hình 2.5 Biểu đồ lợi nhuận thực hiện 44 Hình 2.6 Biểu đồ biểu thị chỉ tiêu nộp ngân sách 45 Hình 2.7 Biểu đồ biểu thị các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh 57 Hình 3.1 Mô hình tổ chức hiện nay của Tổng Công ty Hàng hải Việt nam 96 Hình 3.2 Mô hình tổ chức và quản lý vốn của Tổng Công ty Hàng hải Việt nam sau khi tổ chức lại 97 5 LỜI NÓI ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những cơ hội hợp tác kinh doanh cho Tổng công ty song nó cũng đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Trong bối cảnh đó, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đặt ra mục tiêu tiếp tục đổi mới tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ cấu sản xuất kinh doanh và đầu tư, huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạnh và phát triển đa dịch vụ.
- Vì vậy, đề tài “ Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam” mang tính cấp thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
- 2- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý thuyết chung về phân tích tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp và khảo sát thực trạng, hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, dựa trên những đặc thù 6 riêng của ngành hàng hải Việt nam, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, qua đó đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty.
- 5- Những đóng góp của Luận văn Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh hàng hải nhằm tạo ra những tiền đề cơ sở khoa học, để vận dụng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2003.
- Căn cứ vào thực tế và lý luận chung, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 6- Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về phân tích hoạt động- hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hải.
- Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2003.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam .
- 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG- HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP HÀNG HẢI 1.1.
- TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH HÀNG HẢI Sự phân bố không đồng đều về tài nguyên thiên nhiên, lực lượng sản xuất giữa các vùng, các quốc gia, các khu vực đã làm phát sinh nhu cầu vận chuyển.
- Đồng thời, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đòi hỏi sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất với mức độ ngày càng cao.
- Hàng hoá ngày nay được sản xuất với sự tham gia của nhiều khâu, nhiều ngành.
- Chính mức độ phức tạp của việc phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất đã dẫn tới việc gia tăng nhu cầu vận chuyển.
- Vận tải được coi là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt.
- Đặc điểm lớn nhất của hoạt động vận tải là tính phục vụ, thể hiện ở phạm vi sản xuất ( vận chuyển nguyên nhiên vật liệu.
- Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ là đặc điểm thứ hai của ngành vận tải.
- Trong hoạt động vận tải không có sản phẩm dự trữ, không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Vận tải biển là hoạt động sản xuất phức tạp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành.
- Tương ứng với các khâu này, kinh doanh hàng hải được chia thành 3 lĩnh 8 vực kinh doanh chính, đó là: kinh doanh khai thác tàu, kinh doanh khai thác cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải.
- Kinh doanh khai thác tàu: Theo Nghị định số 57/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2001 về điều kiện kinh doanh vận tải biển.
- kinh doanh vận tải biển là việc khai thác tàu biển của các doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải biển”.
- Như vậy, có thể nói khi xét đến kinh doanh hàng hải, vận tải biển luôn là khâu đầu tiên được nhắc tới.
- Việc kinh doanh khai thác tàu của các doanh nghiệp gắn liền với đội tàu vận tải.
- Kinh doanh khai thác cảng: 9 Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về cảng biển.
- Kinh doanh dịch vụ hàng hải: Sự phát triển của ngành vận tải biển cùng với sự chuyên môn hoá trong phân công lao động đã tạo những tiền đề cơ bản cho kinh doanh dịch vụ hàng hải phát triển.
- Nghị định 10/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày về “ Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải” quy định kinh doanh dịch vụ hàng hải ở nước ta bao gồm 9 loại hình sau.
- Dịch vụ đại diện cho hội bảo hiểm P&I… Sự phát triển của kinh doanh dịch vụ hàng hải phản ánh sự phát triển đa dạng trong ngành hàng hải của các quốc gia.
- Đây là một ngành kinh doanh đòi hỏi tính phục vụ cao của các doanh nghiệp.
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG HẢI 1.2.1.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
- Để đạt được điều đó yêu cầu doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp.
- Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lươngk một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác.
- Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạ khả năng sản xuất nó.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế- xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất” 11 “ Hiệu quả đo lường khả năng của một tổ chức có thể sản xuất và phân phối với chi phí thấp nhất có thể được”.
- Hiệu quả là một chỉ tiêu tương đối so sánh giữa cái đạt được và cái bỏ ra.
- Từ khái niệm trên có thể biểu diễn khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: Hiệu quả tính theo sức sản xuất hay sức sinh lợi = Giá trị của kết quả đầu ra Giá trị của yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra được tính bằng các chỉ tiêu như tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, lợi nhuận thuần… Còn các yếu tố đầu vào bao gồm: vốn sản xuất kinh doanh, các loại phí như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu.
- Công thức trên phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lợi các chỉ tiêu phản ánh đầu vào.
- Để đo lường một các chính xác và có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm cả chỉ tiêu tổng hợp ( khái quát ) và chỉ tiêu chi tiết ( cụ thể).
- Khi đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian, mặt định tính và định lượng trong mối quan hệ với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- 12 - Về mặt thời gian: Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng kỳ kinh doanh mà không giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ, các kỳ kinh doanh tiếp theo.
- Về mặt không gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách một toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận… mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
- Về mặt định lượng: Hiẹu quả phải thể hiện ở mối tương qua giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi hoặc tăng thu và tăng chi, nhưng tốc độ tăng của chi nhỏ hơn tốc độ tăng của thu, nghĩa là tiết kiệm ở mức tối đa các chi phí sản xuất kinh doanh để tạo ra một sản phẩm.
- Về mặt định tính: Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độ tổ chức quản lý ở mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống và sự gắn bó trong việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội.
- Các mặt của hiệu quả sản xuất kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Việc thực hiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh yêu cầu thực hiện một các đồng bộ các mặt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nói đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là người ta quan tâm đến thu nhập và chi phí theo xu hướng phát triển thu nhập, giảm chi phí một cách hợp lý, nhưng không có nghĩa cứ giảm chi phí là tốt bởi vì có khi đó lại là giảm qui mô sản xuất.
- Phân tích hoạt động – hiệu quả sản xuất kinh doanh Phân tích là phương pháp nhận biết các hoạt động kinh tế, các hiện tượng kinh tế nhằm phục vụ cho một mục tiêu nào đó.
- Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, với sự tác động của nhân tố kinh tế.
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để liên kết các hoạt động của các phòng ban chức năng, các đơn vị sao cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác phân tích và kết quả phân tích.
- 13 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa số liệu biểu hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng.
- Trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biệ pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Vai trò, mục đích, yêu cầu phân tích 1.2.2.1.Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế tập trung bao cấp trước đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh không có ý nghĩa lớn lắm đối với hoạt động của doanh nghiệp mà điều quan trọng là hoàn thành kế hoạch hoặc vượt mức kế hoạch được bao nhiêu.
- Kể từ khi chuyển sản nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
- Các doanh nghiệp phải cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá trở thành công cụ quan trọng giúp cho các nhà quản trị phân tích, đánh giá để tìm ra hướng kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng.
- Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn.
- Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện để mở mang và phát triển kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng hàng hoá, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước.
- Có thể khẳng định: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Đối với nền kinh tế xã hội: Việc các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao là cơ sở để phát triển nền kinh tế đất nước, đảm bảo nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
- Đối với người lao động: Khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ nâng cao đời sống người lao động, tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng say sản xuất, quan tâm đến kết quả lao động của mình và như vậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Mục đích phân tích Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công tác cần thiết và quan trọng để đưa ra các quyết định về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi là công cụ Nhà nước sử dụng để đánh giá, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật Nhà nước của các doanh nghiệp.
- Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh còn giúp phát hiện được tính bất hợp lý của các chế độ chính sách, từ đó các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước sửa đổi sao cho hợp lý.
- Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phải triển các doanh nghiệp đều phải hoạt động có hiệu quả.
- Muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và đứng vững trên thị trường doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp đúng đắn để sử dụng hợp lý lao động, vật tư tài sản cố định, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng lợi nhuận… Công tác này muốn thực hiện tốt phải dựa trên cơ sở phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Như vậy, cần phải tiến hành phân tích hoạt động - hiệu quả sản xuất để quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tóm lại: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết với mọi nền sản xuất hàng hoá.
- Trong nền kinh tế nước ta hiện ta, sự cần thiết đó xuất phát từ các yêu cầu khách quan của các quy 15 luật kinh tế, từ việc đảm bảo chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các yêu cầu khi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hoải phải nghiên cứu các phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Việc đánh giá đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép phát hiện khả năng và tìm đúng biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Để đánh giá đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phải quán triệt các quan điểm sau.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Bảo đảm tính toàn diện, hệ thống và thực tiễn trong nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hàng hải Như trên đã trình bày, vận tải là một ngành sản xuất mang tính phục vụ, do vậy để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của hàng hoá và hành khách ngành vận tải phải thoả mãn các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm.
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hải cũng được đưa ra dựa trên các tiêu chí này.
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt