« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp ở Công ty xây dựng đô thị Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- Đặng Thị Dịu XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Văn Long Thái Nguyên, 2004 Lêi më ®Çu LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Văn Long - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bản luận án này.
- Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ở khoa Kinh tế và quản lý, Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng sau Đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức lớp cao học Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, giảng dạy và tạo điều kiện cho em trong suốt khoá học cũng như trong quá trình thực hiện luận án này.
- Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty xây dựng Đô thị Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản luận án này.
- Sự cần thiết của đề tài Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới để phát triển nền kinh tế của mình.
- Lịch sử cũng đã chứng minh vai trò to lớn của mô hình doanh nghiệp này trên nhiều mặt: huy động và tập trung vốn.
- phát huy sức sáng tạo và sự năng động của các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp.
- Việt Nam chúng ta ngày nay đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.
- Một trong những xu hướng đó là phát triển mô hình công ty cổ phần một cách rộng khắp.
- Việc phát triển mô hình công ty cổ phần có thể thực hiện bằng nhiều cách, hoặc là thành lập mới hoặc là tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác, mà chủ yếu là cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
- Ở Việt Nam, tiến trình cổ phần hoá DNNN được bắt đầu thực hiện từ năm 1992, đến nay sau hơn 10 năm triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả nhất định, tốc độ CPH ngày một nhanh hơn do rút được một số kinh nghiệm và khắc phục được một số tồn tại của quá trình trước đó.
- Để đẩy nhanh tiến trình và tạo hành lang pháp lý an toàn và thuận lợi cho quá trình CPH, Đảng và Nhà nước ta đã có những chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách hợp lý như Nghị định số 28/1996/NĐ - CP, nghị định số 44/1998/NĐ - CP, và mới đây nhất là Nghị định số 64/2002/NĐ - CP, kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Tuy nhiên, thực sự vấn đề CPH DNNN ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ, đặc biệt là các vấn đề như định giá doanh nghiệp, giải quyết chính sách, chế độ cho người lao động, xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH.
- Qua khảo sát quá trình CPH DNNN ở Việt Nam nói chung cũng như ở Thái Nguyên nói riêng, đặc biệt qua nghiên cứu thực tế ở Công ty xây dựng đô thị Thái Nguyên - một DNNN địa phương đang trong giai đoạn xúc tiến CPH, tôi chọn đề tài “Xây dựng phương án cổ phần hoá DNNN ở Công ty xây dựng đô thị Thái Nguyên” để hoàn thành bản luận án Cao học của mình.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về DNNN, về công ty cổ phần và cổ phần hoá DNNN - Nghiên cứu, đánh giá khái quát quá trình CPH DNNN ở Việt Nam, những kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại.
- Nghiên cứu, đánh giá quá trình CPH DNNN ở tỉnh Thái Nguyên, kết quả đạt được và khó khăn cần tháo gỡ.
- Nghiên cứu thực trạng công ty xây dựng đô thị Thái Nguyên nhằm xây dựng cho Công ty một phương án CPH hợp lý Nói tóm lại, qua việc nghiên cứu quá trình CPH DNNN ở Việt Nam, ở tỉnh Thái Nguyên, qua việc xây dựng phương án CPH ở công ty xây dựng đô thị Thái Nguyên, mong muốn duy nhất của tôi là góp phần khắc phục, tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại xung quanh vấn đề CPH DNNN, nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CPH DNNN hiện đang bị chững lại ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
- Phạm vi nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, đề tài phải đề cập đến một số vấn đề lý luận về các loại hình doanh nghiệp, từ đó mới đi đến làm sáng tỏ sự cần thiết phải CPH DNNN.
- Từ chỗ khảo sát quá trình CPH DNNN ở Việt Nam và ở Thái Nguyên thời gian qua để thấy được những thuận lợi và khó khăn, đề tài tập trung đi vào xây dựng phương án CPH DNNN ở Công ty xây dựng đô thị Thái Nguyên.
- Trong khi xây dựng phương án CPH DNNN ở công ty này, đề tài lại tập trung nhiều nhất vào việc xác định giá trị doanh nghiệp để có thể lựa chọn cho công ty một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hợp lý nhất, đảm bảo hài hoà lợi ích cho cả Nhà nước và cho cả người lao động trong doanh nghiệp cũng như lợi ích của các nhà đầu tư nói chung.
- Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở các lý luận về kinh tế học, đề tài đồng thời sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau đây.
- Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận về tổ chức doanh nghiệp và sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Chương II: Thực trạng công tác cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam và ở tỉnh Thái Nguyên Chương III: Xây dựng phương án cổ phần hoá DNNN ở Công ty Xây dựng Đô thị Thái Nguyên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
- Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương, Báo cáo tổng kết đổi mới và phát triển DNNN từ năm 1986 đến nay .
- Cổ phần hoá “Giải pháp quan trọng trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
- Lê Hoàng Hải, Những đổi mới cơ bản về chính sách cổ phần hoá DNNN trong Nghị định 64/NĐ - CP, Tạp chí Tài chính - 7/2002 5.
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện CPH DNNN và đổi mới toàn diện doanh nghiệp - NXB Tài chính, Hà Nội - 2003 6.
- Nghiêm Sĩ Thương, Xác định mô hình định giá doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình CPH tại Việt Nam, Hà Nội, 2002 9.
- Trần Hữu Tiến, “Tạo động lực đẩy mạnh sắp xếp và cổ phần hoá DNNN”, Tạp chí Tài chính, 3/2004 10.
- Việt Tuấn, “Chuyển DNNN thành công ty cổ phần”, Tạp chí Tài chính, 7/2003 11.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Đề án đổi mới sắp xếp DNNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn .
- Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành 13.
- Thời báo kinh tế Việt Nam các số tháng năm 2004 14.
- Tạp chí Kinh tế dự báo 17.
- Báo Thái Nguyên Kết luận Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương và mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta, với mục đích kiện toàn lại hệ thống doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đến gần, bằng nhiều hình thức và biện pháp để huy động tối đa mọi nguồn lực còn tiềm ẩn trong xã hội, phát huy sự năng động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại nhiều của cải cho xã hội.
- Trong các hình thức đổi mới sắp xếp DNNN thì hình thức Cổ phần hoá thể hiện sự ưu việt hơn cả.
- Do đó đây là một mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới.
- Để thực hiện được mục tiêu lớn này, Đảng và Chính phủ đã có rất nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DNNN thực hiện cổ phần hoá.
- Đồng thời cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến cổ phần hoá DNNN.
- Do đó thực tế thời gian qua, tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ: đa số các doanh nghiệp sau cổ phần hoá làm ăn có hiệu quả.
- Thực tế đó đã khiến cho mô hình cổ phần hoá thực sự trở thành mô hình nhiều doanh nghiệp muốn áp dụng, kể cả các doanh nghiệp lớn như các Tổng công ty.
- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta cũng gặp phải không ít khó khăn, có khi là những khó khăn xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp do tư tưởng ngại cổ phần hoá vì sợ bị mất quyền lợi của các lãnh đạo hoặc của người lao động.
- có khi là những khó khăn do các chính sách chế độ của Nhà nước về cổ phần hoá DNNN còn có chỗ chưa thực sự hợp lý.
- Dù là khó khăn từ đâu thì đó cũng đã là một lực cản không nhỏ khiến cho tiến trình cổ phần hoá DNNN của chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra.
- Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới sắp xếp DNNN ở nước ta nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng phương án cổ phần hoá DNNN ở công ty Xây dựng đô thị Thái Nguyên”.
- Trong bản luận án này, tôi đã trình bày được một số vấn đề sau đây.
- Trình bày được những lý luận cơ bản về các hình thức tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần.
- Trên cơ sở đó, chứng minh được sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN.
- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản liên quan đến cổ phần hoá DNNN, trong đó đặc biệt đi sâu vào vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp.
- Nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quát thực trạng công tác CPH DNNN ở Việt Nam cũng như ở Thái Nguyên - Phân tích thực trạng tài chính của Công ty xây dựng đô thị Thái Nguyên, từ đó chứng minh được sự cần thiết phải tiến hành CPH doanh nghiệp này.
- Thu thập số liệu tài liệu có liên quan để xác định giá trị doanh nghiệp cho công ty - Phân tích, đánh giá và lựa chọn cho công ty một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà theo tôi là phù hợp hơn cả với đặc điểm và điều kiện của công ty này.
- Xây dựng cho công ty một phương án cổ phần hoá phù hợp Do bản luận án được thực hiện trong thời gian mà các chính sách, chế độ liên quan đến cổ phần hoá DNNN đang bộc lộ nhiều vấn đề cần sửa đổi.
- Kết luận Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương và mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta, với mục đích kiện toàn lại hệ thống doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đến gần, bằng nhiều hình thức và biện pháp để huy động tối đa mọi nguồn lực còn tiềm ẩn trong xã hội, phát huy sự năng động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại nhiều của cải cho xã hội.
- LuËn v¨n Th¹c sÜ Trêng §H B¸ch Khoa HN §Æng ThÞ DÞu Líp cao häc QTKD Th¸i Nguyªn 1 CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.
- Lý luận về tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (KTTT) Trong nền kinh tế thị trường hiện nay tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
- Mỗi loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm riêng, do đó chúng có vai trò khác nhau trong nền kinh tế.
- Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 1.1.1.
- Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) theo pháp luật với mục đích là lợi nhuận.
- Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước trong nền KTTT Trong nền KTTT, doanh nghiệp Nhà nước có các đặc trưng cơ bản sau đây.
- Hình thức sở hữu của DNNN là sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân).
- Trên nền tảng sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, Nhà nước tổ chức nền kinh tế có kế hoạch, hiệu quả hơn KTTT hỗn loạn, mất cân đối.
- Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong SXKD, tự chủ về tài chính.
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp và tuyệt đối bằng hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước quản lý các doanh nghiệp thông qua hệ thống các chính sách và pháp luật.
- Các DNNN chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, đảm bảo các chỉ tiêu về thu nộp ngân sách Nhà nước.
- Nhà nước xoá bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp đối với doanh nghiệp.
- Các DNNN cũng chịu sự chi phối bởi các quy luật khách quan của KTTT, do đó DNNN cũng được quyền tự huy động vốn và đầu tư vốn, cạnh tranh bình LuËn v¨n Th¹c sÜ Trêng §H B¸ch Khoa HN §Æng ThÞ DÞu Líp cao häc QTKD Th¸i Nguyªn 2 đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và cũng có thể bị phá sản theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp.
- Tuy nhiên chúng đều là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước.
- Vai trò đó cụ thể là: Thứ nhất, DNNN là thực lực kinh tế quan trọng, là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để thực hiện chức năng điều chỉnh nền kinh tế.
- Như chúng ta đã biết, nền KTTT do sự tác động của “bàn tay vô hình” đã mang lại cho nền kinh tế nhiều khuyết tật.
- Vì mục tiêu lợi nhuận nên lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp luôn khác nhau và không hoàn toàn thống nhất với lợi ích của toàn xã hội.
- Do vậy, nếu không được điều chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sẽ phát triển theo các khuynh hướng riêng vốn có và điều đó sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mất cân đối, dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng và suy thoái kinh tế.
- Để điều chỉnh nền kinh tế, Nhà nước dùng hệ thống các chính sách pháp luật để tạo hành lang, tạo sự kích thích và điều tiết nhằm mục đích vừa phát huy sức mạnh vốn có của nền KTTT, vừa đảm bảo điều kiện để hướng vào mục tiêu chung.
- Tuy nhiên, nếu chỉ bằng thể chế pháp luật không thôi thì chưa đủ mà Nhà nước cần phải có một thực lực kinh tế, một sức mạnh nằm ngay trong đời sống kinh tế xã hội, một hệ thống đơn vị kinh tế độc lập, đó chính là các DNNN.
- Thông qua sự điều hành trực tiếp đối với các DNNN mà Nhà nước tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp khác, hướng nó phát triển theo quỹ đạo của mình, từ đó góp phần làm cho nền kinh tế quốc dân ổn định và phát triển.
- Thứ hai, DNNN là công cụ quan trọng để thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước.
- Thật vậy, trong nền KTTT, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, do đó các doanh nghiệp thường đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực mà có thể đạt được mục tiêu của mình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt