You are on page 1of 348


LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của Kinh tế học, tập trung
nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể
cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ. Trong bối cảnh
kinh tế vĩ mô trong nước và trên thế giới ngày càng có nhiều biến
động phức tạp, việc nắm vững các lý thuyết kinh tế vĩ mô có ý nghĩa
vô cùng quan trọng để giải thích các nguyên nhân và các tác động có
thể xảy ra của các vấn đề kinh tế diễn ra trong thực tiễn.
Học phần Kinh tế vĩ mô là học phần bắt buộc trong khối kiến
thức cơ sở ngành đối với khối ngành kinh tế, hệ tào đạo đại học chính
quy. Học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ. Trên cơ sở bám
sát các nội dung cơ bản của chương trình Kinh tế học vĩ mô của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và tham khảo một số nội dung, cách tiếp cận,
phân tích của các nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới như David
Beggs, Samuelson, Mankiw…, nhóm tác giả biên soạn cuốn giáo trình
“Kinh tế vĩ mô 1” với mục đích giúp các bạn sinh viên hoặc người
đọc tiếp cận những lý thuyết kinh tế học vĩ mô cơ bản.
Cuốn sách bao gồm 7 chương, gồm nhiều nội dung, tiếp cận
nhiều vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô như: các khái niệm, đo lường
các chỉ tiêu vĩ mô; xây dựng các mô hình tổng cầu; nghiên cứu cơ chế
tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ; nghiên cứu các cân đối lớn như cán cân ngân sách,
cán cân thương mại; nghiên cứu biến động của lãi suất, tỷ giá hối
đoái… Trong phạm vi giáo trình này, các vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản
được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn hạn đến dài hạn,
trong đó chủ yếu tập trung vào các phân tích trong ngắn hạn,… vừa
giúp người đọc nắm được các kiến thức cơ bản về môn học, vừa trang
bị kỹ năng phân tích, đánh giá, suy luận… Bên cạnh đó, cuốn sách
cũng đưa ra một số tình huống kinh tế cụ thể để làm rõ hơn các nội


dung lý thuyết giúp người đọc có thể vận dụng các lý thuyết để giải
thích một số hiện tượng trong nền kinh tế.
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1 được viết theo chương trình môn học
thuộc chương trình khung ngành kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh
tế do Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phê chuẩn ngày 10
tháng 2 năm 2017 và được Hiệu trưởng phê duyệt làm tài liệu chính
thức dùng cho giảng dạy, học tập tại Trường Đại học Thương mại.
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1 là một tài liệu cần thiết phục vụ hoạt
động giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và học tập của sinh viên
ngành kinh tế. Giáo trình được tổ chức biên soạn bởi chủ biên:
TS. Trần Việt Thảo và TS. Lê Mai Trang. Tham gia biên soạn giáo
trình gồm các tác giả:
- TS. Trần Việt Thảo, ThS. Trần Kim Anh và ThS. Hà Thị Cẩm Vân
tham gia biên soạn chương 1 và 2.
- TS. Lê Mai Trang, ThS. Vũ Thị Thanh Huyền, ThS. Ngô Hải
Thanh, ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền và ThS. Đặng Thị Thanh Bình tham
gia biên soạn chương 3, 5 và 6.
- TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, ThS. Vũ Ngọc Tú, ThS. Hoàng Anh
Tuấn tham gia biên soạn chương 4 và 7.
Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng nhưng trong lần xuất bản
đầu tiên này, chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót.
Tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
nhà khoa học, của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong
lần xuất bản sau. Ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Kinh tế học,
Trường Đại học Thương mại. Email: kinhtehoc@tmu.edu.vn.

TẬP THỂ TÁC GIẢ


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 21

1.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 22
1.1.1. Khái niệm kinh tế học, kinh tế học vi mô
và kinh tế học vĩ mô 22
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu 24
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu 25
1.2. MỤC TIÊU, CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ 26
1.2.1. Mục tiêu kinh tế vĩ mô 26
1.2.2. Công cụ kinh tế vĩ mô 35
1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ 38
1.3.1. Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô 38
1.3.2. Tổng cầu và tổng cung kinh tế vĩ mô 39
1.3.3. Phân tích biến động của sản lượng, việc làm, và giá cả
trong nền kinh tế trên mô hình tổng cung - tổng cầu 48
1.4. QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN 51
1.4.1. Chu kỳ kinh tế và sự thiếu hụt sản lượng 51
1.4.2. Tăng trưởng và thất nghiệp 54
1.4.3. Tăng trưởng và lạm phát 55
1.4.4. Lạm phát và thất nghiệp 55


THUẬT NGỮ VIỆT ANH 57
CÂU HỎI THỰC HÀNH 58
CÂU HỎI ÔN TẬP 61
CÂU HỎI THẢO LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG CÁC CHỈ TIÊU


KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN 65
2.1. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 66
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân 66
2.1.2. Các chỉ tiêu khác có liên quan 69
2.1.3. Các phương pháp xác định GDP 71
2.1.4. Ý nghĩa và cách sử dụng các chỉ tiêu 78
2.2. ĐO LƯỜNG SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ 82
2.2.1. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) 83
2.2.2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 85
2.2.3. Chỉ số giá sản xuất (PPI) 86
2.3. ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP 87
2.3.1. Xác định mức toàn dụng nhân công 87
2.3.2. Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp 88
2.4. CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN 91
2.4.1. Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư 91
2.4.2. Đồng nhất thức mô tả các mối quan hệ giữa các khu vực
trong nền kinh tế 93
THUẬT NGỮ VIỆT ANH 96


CÂU HỎI THỰC HÀNH 98
CÂU HỎI ÔN TẬP 103
CÂU HỎI THẢO LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

CHƯƠNG 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 106


3.1. CÁC MÔ HÌNH TỔNG CHI TIÊU 108
3.1.1. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn 108
3.1.2. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng 115
3.1.3. Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở 120
3.2. SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG VÀ MÔ HÌNH SỐ NHÂN 122
3.2.1. Sản lượng cân bằng 122
3.2.2. Mô hình số nhân 126
3.3. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 129
3.3.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khoá 131
3.3.2. Cơ chế tác động của chính sách tài khóa 132
3.3.3. Tác động của chính sách tài khóa đến tổng chi tiêu
và sản lượng cân bằng 137
3.3.4. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách 139
3.3.5. Chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa
ngược chiều 141
3.3.6. Chính sách tài khoá và vấn đề thoái lui đầu tư 142
3.3.7. Các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách 143
THUẬT NGỮ VIỆT ANH 145
CÂU HỎI THỰC HÀNH 146


CÂU HỎI ÔN TẬP 151
CÂU HỎI THẢO LUẬN 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

CHƯƠNG 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 154


4.1. TIỀN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN 155
4.1.1. Khái niệm về tiền 155
4.1.2. Các chức năng của tiền 156
4.1.3. Phân loại tiền 158
4.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 158
4.2.1. Cung tiền 158
4.2.2. Cầu tiền 165
4.2.3. Cân bằng của thị trường tiền tệ 168
4.2.4. Thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ 170
4.3. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 172
4.3.1. Khái niệm, mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ 172
4.3.2. Các biện pháp điều tiết mức cung tiền
của Ngân hàng Trung ương 173
4.3.3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ 175
THUẬT NGỮ VIỆT ANH 185
CÂU HỎI THỰC HÀNH 186
CÂU HỎI ÔN TẬP 192
CÂU HỎI THẢO LUẬN 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO 194


CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH IS-LM VÀ SỰ PHỐI HỢP
CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ 195
5.1. ĐƯỜNG IS 196
5.1.1. Thiết lập đường IS 197
5.1.2. Tính chất của đường IS 198
5.1.3. Phương trình và các yếu tố ảnh hưởng đến độ dốc
của đường IS 200
5.1.4. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường IS 204
5.2. ĐƯỜNG LM 207
5.2.1. Thiết lập đường LM 207
5.2.2. Tính chất của đường LM 208
5.2.3. Phương trình và các yếu tố ảnh hưởng đến độ dốc
đường LM 209
5.2.4. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường LM 212
5.3. MÔ HÌNH IS-LM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH
KINH TẾ VĨ MÔ 215
5.3.1. Mô hình IS-LM cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường
hàng hoá và tiền tệ 215
5.3.2. Tác động của chính sách tài khoá 217
5.3.3. Tác động của chính sách tiền tệ 219
5.3.4. Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ 225
THUẬT NGỮ VIỆT ANH 238
CÂU HỎI THỰC HÀNH 239
CÂU HỎI ÔN TẬP 245
CÂU HỎI THẢO LUẬN 245
TÀI LIỆU THAM KHẢO 246


CHƯƠNG 6: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 247
6.1. LẠM PHÁT 248
6.1.1. Lạm phát và các loại lạm phát 248
6.1.2. Nguyên nhân của lạm phát 255
6.1.3. Tác động của lạm phát 260
6.1.4. Các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát 264
6.2. THẤT NGHIỆP 267
6.2.1. Khái niệm và đo lường thất nghiệp 267
6.2.2. Phân loại thất nghiệp 268
6.2.3. Nguyên nhân của thất nghiệp 271
6.2.4. Tác động của thất nghiệp 274
6.2.5. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp 275
6.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 280
6.3.1. Đường Phillips ban đầu 280
6.3.2. Đường Phillips mở rộng 281
6.3.3. Đường Phillips dài hạn 283
THUẬT NGỮ VIỆT ANH 284
CÂU HỎI THỰC HÀNH 285
CÂU HỎI ÔN TẬP 290
CÂU HỎI THẢO LUẬN 291
TÀI LIỆU THAM KHẢO 292

CHƯƠNG 7: KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 294


7.1. CÁN CÂN THANH TOÁN 295
7.1.1. Các khoản mục của cán cân thanh toán quốc tế 295
7.1.2. Cân bằng cán cân thanh toán 298

10 
7.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 301
7.2.1. Tỷ giá hối đoái 301
7.2.2. Thị trường ngoại hối 303
7.2.3. Các cơ chế tỷ giá hối đoái 309
7.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 312
7.3.1. Tác động của chính sách tài khoá 313
7.3.2. Tác động của chính sách tiền tệ 316
THUẬT NGỮ VIỆT ANH 319
CÂU HỎI THỰC HÀNH 320
CÂU HỎI ÔN TẬP 325
CÂU HỎI THẢO LUẬN 325
TÀI LIỆU THAM KHẢO 326

ĐÁP ÁN CÁC CHƯƠNG 327

11 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: GDP và GDP bình quân đầu người của một số quốc gia,
2015 82

Bảng 2.2: GDPN, GDPR và chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam
2010-2016 84

Bảng 5.1: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả phối hợp chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ, 2006-2010 233

Bảng 5.2: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả phối hợp chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ, 2011-2017 237

12 
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô 38


Hình 1.2. Đồ thị đường tổng cầu 40
Hình 1.3. Di chuyển trên đường tổng cầu 42
Hình 1.4. Dịch chuyển trên đường tổng cầu 42
Hình 1.5. Đường tổng cung dài hạn 44
Hình 1.6. Đường tổng cung ngắn hạn 44
Hình 1.7. Di chuyển trên đường tổng cung 46
Hình 1.8. Dịch chuyển trên đường tổng cung 46
Hình 1.9. Cân bằng ngắn hạn 47
Hình 1.10. Cân bằng dài hạn 48
Hình 1.11. Tổng cầu tăng trong ngắn hạn 49
Hình 1.12. Tổng cung giảm trong ngắn hạn 51
Hình 1.13. Chu kỳ kinh tế 52
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm và thu nhập 71
Hình 2.2. Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô 72
Hình 2.3. Lực lượng lao động Việt Nam 89
Hình 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam. 90
Hình 2.5. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (15-24 tuổi) ở Việt Nam 90
Hình 2.6. Chính phủ và người nước ngoài trong dòng chu chuyển
kinh tế vĩ mô 94
Hình 3.1. Đồ thị hàm tiêu dùng 110
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm 111
Hình 3.3. Đồ thị cầu đầu tư 113
Hình 3.4. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn 114
Hình 3.5. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi chưa có thuế 116

13 
Hình 3.6. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng với thuế tự định 117
Hình 3.7. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng với thuế là một hàm
của thu nhập 118
Hình 3.8. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng với thuế là một hàm
hỗn hợp 119
Hình 3.9. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở 122
Hình 3.10. Mô hình Keynes xác định sản lượng cân bằng 123
Hình 3.11. Cơ chế điều chỉnh về sản lượng cân bằng khi xảy ra
thiếu hụt ngoài dự kiến 124
Hình 3.12. Cơ chế điều chỉnh về sản lượng cân bằng khi xảy ra
tồn kho ngoài dự kiến 124
Hình 3.13. Xây dựng mô hình tổng cầu từ mô hình tổng chi tiêu 129
Hình 3.14. Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu kéo theo sự
dịch chuyển của đường tổng cầu 130
Hình 3.15. Đồ thị minh họa tác động của chính sách tài khóa
mở rộng 133
Hình 3.16. Đồ thị minh họa tác động của chính sách tài khóa
thu hẹp 135
Hình 4.1. Sơ đồ biểu diễn mức cung tiền và tiền cơ sở 162
Hình 4.2. Đường cung tiền 164
Hình 4.3. Đồ thị của hàm cầu tiền 168
Hình 4.4. Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ 169
Hình 4.5. Thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ
do cung tiền 170
Hình 4.6. Thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ
do cầu tiền 171
Hình 4.7. Tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt đến cầu đầu tư 176
Hình 4.8. Tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt 177
Hình 4.9. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng đến cầu đầu tư 178

14 
Hình 4.10. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng 178
Hình 4.11. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát
của Việt Nam 2001-2017 181
Hình 4.12. Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2011-2017 182
Hình 4.13. Diễn biến lãi suất giai đoạn 2012 - 2017 (%) 183
Hình 4.14. Tăng trưởng tín dụng 2012 - 2017 (%) 184
Hình 5.1. Cách thiết lập đường IS 198
Hình 5.2. Tính chất của đường IS 199
Hình 5.3. Minh họa độ dốc của đường IS 202
Hình 5.4. Minh họa các trường hợp cực đoan của đường IS 203
Hình 5.5. Minh họa sự di chuyển trên đường IS 204
Hình 5.6. Minh họa sự dịch chuyển của đường IS do tác động
của chính sách tài khóa 206
Hình 5.7. Cách thiết lập đường LM 208
Hình 5.8. Tính chất của đường LM 209
Hình 5.9. Minh họa độ dốc của đường LM 211
Hình 5.10. Hai trường hợp cực đoan của đường LM 212
Hình 5.11. Minh họa sự di chuyển của đường LM 213
Hình 5.12. Sự dịch chuyển của đường LM do tác động của chính
sách tiền tệ 213
Hình 5.13. Mô hình IS-LM 215
Hình 5.14. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trên mô hình
IS-LM 217
Hình 5.15. Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp trên mô hình
IS-LM 218

15 
Hình 5.16. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng trên mô hình
IS-LM 220
Hình 5.17. Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp trên mô hình
IS-LM 221
Hình 5.18. Quan điểm của Keynesian và Monetarist về nhạy cảm
của đầu tư với lãi suất 222
Hình 5.19. Quan điểm của Keynesian và Monetarist về nhạy cảm
của cầu tiền với lãi suất 222
Hình 5.20. Quan điểm của trường phái Keynes về hiệu quả của
chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ (chính sách tài
khoá có hiệu quả còn chính sách tiền tệ kém hiệu quả) 223
Hình 5.21. Quan điểm của trường phái Monetarist về hiệu quả của
chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ (chính sách
tiền tệ có hiệu quả còn chính sách tài khoá kém hiệu
quả) 224
Hình 5.22. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng và chính
sách tiền tệ mở rộng trên mô hình IS-LM 226
Hình 5.23. Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách
tiền tệ thu hẹp trên mô hình IS-LM 227
Hình 5.24. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng và chính
sách tiền tệ thu hẹp trên mô hình IS-LM 229
Hình 5.25. Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách
tiền tệ mở rộng trên mô hình IS-LM 230
Hình 6.1. Lạm phát cầu kéo 256
Hình 6.2. Lạm phát chi phí đẩy 257
Hình 6.3. Lạm phát do năng lực sản xuất suy giảm 258
Hình 6.4. Lạm phát dự kiến 259
Hình 6.5. Phân biệt một số khái niệm có liên quan đến thất nghiệp 268

16 
Hình 6.6. Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công linh hoạt 272
Hình 6.7. Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công cứng nhắc 273
Hình 6.8. Đường Phillips trong ngắn hạn 281
Hình 6.9. Đường Phillips mở rộng 282
Hình 6.10. Đường Phillips trong dài hạn 283
Hình 7.1. Đường cầu nội tệ (VND) trên thị trường ngoại hối 305
Hình 7.2. Đường cung VND trên thị trường ngoại hối 308
Hình 7.3. Trạng thái cân bằng của thị trường ngoại hối 308
Hình 7.4. Sự thay đổi tỷ giá cân bằng do các yếu tố ngoài tỷ giá
thay đổi 309
Hình 7.5. Tác động chính sách tài khoá mở rộng trong nền kinh tế
mở, tỷ giá hối đoái cố định, vốn lưu động hoàn hảo 314
Hình 7.6. Tác động chính sách tài khoá mở rộng trong nền kinh tế
mở, tỷ giá hối đoái linh hoạt, vốn lưu động hoàn hảo 314
Hình 7.7. Tác động chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế
mở, tỷ giá hối đoái cố định, vốn lưu động hoàn hảo 317
Hình 7.8. Tác động chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế
mở, tỷ giá hối đoái linh hoạt, vốn lưu động hoàn hảo 317

17 
DANH MỤC HỘP

Hộp 1.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 29

Hộp 1.2. Tình hình việc làm và thất nghiệp của Việt Nam 30

Hộp 1.3. Vấn đề giá cả - lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng
của Việt Nam 33

Hộp 1.4. Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2018 của Việt Nam 34

Hộp 1.5. Mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
năm 2019 37

Hộp 1.6. Biến động kinh tế thế giới 2018-2019 54

Hộp 2.1. GDP và GDP bình quân đầu người của một số quốc gia 82

Hộp 2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP và lạm phát ở Việt Nam
2010-2016 84

Hộp 2.3. Lực lượng lao động và thất nghiệp của Việt Nam 89

Hộp 3.1. Minh họa tình huống sử dụng chính sách tài khóa mở
rộng - Kinh tế Việt Nam giai đoạn cuối 2008-2009 134

Hộp 3.2. Minh họa việc sử dụng Chính sách tài khóa thắt chặt -
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2008 136

Hộp 4.1. Chính sách tiền tệ trong thực tiễn của Việt Nam 179

Hộp 5.1. Hiệu quả của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
theo quan điểm của trường phái Keynes (Keynesian)
và trường phái tiền tệ (Monetarist) 222

18 
Hộp 5.2. Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong thực tiễn
ở Việt Nam 232

Hộp 6.1. 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ được tính trong CPI
tại Việt Nam 249

Hộp 6.2. 11 vụ siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử 251

Hộp 6.3. Khái quát về tình hình lạm phát của Việt Nam 265

Hộp 6.4. Khái quát tình hình thất nghiệp của Việt Nam 277

Hộp 7.1. Các khoản Nợ và Có trong một bảng cán cân thanh toán
quốc tế 296

Hộp 7.2. Cán cân thanh toán (BOP) - Việt Nam 2015 300

   

19 
20 
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này bạn có thể: 
‐ Hiểu được thế nào là kinh tế học vĩ mô, các mục tiêu, công cụ kinh 
tế vĩ mô. 
‐ Hiểu được tổng cầu, tổng cung trong nền kinh tế, phân biệt được 
hiện tượng trượt dọc/di chuyển và dịch chuyển các đường trên. 
‐ Hiểu và phân tích được các tác động từ tổng cầu, tổng cung đến 
sản lượng, việc làm và giá cả trên mô hình AD ‐ AS. 
‐ Hiểu được mối quan hệ của các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản.  
 
CHỦ ĐỀ 
‐ Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế vĩ mô. 
‐ Mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô. 
‐ Tổng cầu và tổng cung. 
‐ Biến động của biến số kinh tế vĩ mô trên mô hình AD‐AS.  
‐ Chu kỳ kinh tế và quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản. 

Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có
thể nghe và nhìn thấy rất nhiều các thông tin về các hoạt động kinh tế vĩ
mô trong nước và trên thế giới, chẳng hạn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam, tăng trưởng kinh tế thế giới, biến động của chỉ số giá tiêu
dùng, tỷ lệ thất nghiệp, các mục tiêu và chính sách kinh tế vĩ mô của
Chính phủ,… Những con số và thông tin này có ý nghĩa như thế nào?
Chính phủ sẽ cần thực hiện những biện pháp gì nếu muốn thúc đẩy tăng

21 
trưởng kinh tế hoặc kiểm soát biến động giá cả trong nền kinh tế?…
là những vấn đề sẽ được đề cập đến trong quá trình tiếp cận môn học
Kinh tế học vĩ mô. Chương 1 của cuốn sách sẽ cung cấp cho người đọc
một số kiến thức ban đầu về môn học, bao gồm các khái niệm cơ bản và
một số quy luật, công cụ phân tích quan trọng trong kinh tế học vĩ mô.

1.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1.1.1. Khái niệm kinh tế học, kinh tế học vi mô và kinh tế học
vĩ mô
Có rất nhiều khái niệm về kinh tế học, ở đây chúng tôi chỉ nêu ra
một khái niệm mà được nhiều nhà kinh tế thống nhất sử dụng:
“Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu xem việc lựa
chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các
hàng hóa cần thiết và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội”.
Kinh tế học là môn học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý
nguồn lực khan hiếm của mình. Trong hầu hết các xã hội, nguồn lực
được phân bổ không phải bởi một nhà hoạch định duy nhất ở Trung
ương, mà thông qua các hoạt động liên hệ qua lại giữa hàng triệu hộ gia
đình và doanh nghiệp. Vì thế, nhà nghiên cứu kinh tế muốn xem mọi
người ra quyết định như thế nào: họ làm việc bao nhiêu, mua cái gì, tiết
kiệm bao nhiêu và đầu tư khoản tiết kiệm ấy ra sao? Nhà kinh tế cũng
muốn nghiên cứu xem con người quan hệ qua lại với nhau như thế nào?
Ví dụ, họ muốn phân tích xem làm thế nào mà hàng vạn người mua bán
một mặt hàng lại có thể cùng nhau tạo ra một giá cả và lượng hàng bán
ra. Cuối cùng, nhà kinh tế muốn phân tích các lực lượng và xu thế ảnh
hưởng đến nền kinh tế với tư cách một tổng thể, trong đó có tốc độ tăng
trưởng của mức thu nhập bình quân, tình trạng thất nghiệp ở một bộ phận
dân cư và đà gia tăng của giá cả.
Tùy theo cách thức sử dụng mà kinh tế học được chia thành hai
dạng là kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực
chứng là việc mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong

22 
nền kinh tế như: hiện nay, tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu? Nếu lạm phát
giảm đi 2% thì thất nghiệp có tăng lên không và tăng bao nhiêu? Còn
kinh tế học chuẩn tắc lại đề cập đến mặt đạo lý được giải quyết bằng sự
lựa chọn, chẳng hạn như: tỷ lệ thất nghiệp cao đến mức độ nào thì chấp
nhận được? Có nên tăng chi phí quốc phòng không? Có nên dùng thuế để
phân phối lại thu nhập giữa người giàu và người nghèo không? Những
vấn đề này thường được tranh luận nhưng không bao giờ được giải quyết
bằng khoa học hoặc bằng thực tiễn kinh tế. Kinh tế học thực chứng là để
trả lời câu hỏi “Là bao nhiêu?”, “Là gì?”, “Như thế nào?”, còn kinh tế
học chuẩn tắc là để trả lời câu hỏi “Nên làm cái gì?”. Nghiên cứu kinh tế
thường được tiến hành từ kinh tế học thực chứng rồi chuyển sang kinh tế
học chuẩn tắc.
Kinh tế học bao gồm hai bộ phận là kinh tế học vi mô và kinh tế
học vĩ mô. Kinh tế học vi mô có thể ra đời sớm hơn kinh tế học vĩ mô và
khởi thủy có thể coi là khi có sự bắt đầu của quan điểm thị trường điều
tiết nền kinh tế trong quan điểm “Bàn tay vô hình” của Adam Smith.
Quan điểm đó đưa ra cách tiếp cận vi mô trong việc nghiên cứu và điều
tiết nền kinh tế, từ đó thể hiện cách nghiên cứu cũng như nội hàm nghiên
cứu của kinh tế học vi mô hiện đại. Kinh tế học vi mô là môn khoa học
nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và hãng kinh doanh
cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể.
Như vậy, kinh tế học vi mô sẽ nghiên cứu sự hoạt động của các tác
nhân trong nền kinh tế như người tiêu dùng, hộ gia đình, doanh nghiệp,
hãng sản xuất và các yếu tố tác động ảnh hưởng, các loại hình thị trường
mà các tác nhân trong nền kinh tế đang hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Trong khi đó, kinh tế học vĩ mô với quan điểm “bàn tay hữu hình”
của J.M.Keynes đi thẳng vào nghiên cứu các tổng thể kinh tế, bỏ qua
cách tiếp cận vi mô như việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng,
hãng sản xuất… Kinh tế học vĩ mô - một phân ngành của kinh tế học -
nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một
đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

23 
Nói cách khác, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi
quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như tăng trưởng
kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và tư bản, sự
phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã
hội. Ngoài ra, kinh tế học vĩ mô cũng nghiên cứu cách thức giải quyết
của mỗi quốc gia trước những mối quan hệ kinh tế chủ yếu như mối quan
hệ cơ bản giữa chu kỳ kinh tế và sự thiếu hụt sản lượng, tăng trưởng và
thất nghiệp, tăng trưởng và lạm phát…
Một quốc gia có thể có những lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào
các ràng buộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị - xã
hội. Song, sự lựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu
sắc về hoạt động mang tính khách quan của hệ thống kinh tế.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Từ các khái niệm nêu ra ở trên, có thể liệt kê một số đối tượng
nghiên cứu chủ yếu của kinh tế học vĩ mô bao gồm:
Thứ nhất, nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những
vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản như: sản lượng, tăng trưởng kinh tế, lạm
phát, thất nghiệp,...
Thứ hai, kinh tế học vĩ mô tập trung nghiên cứu các vấn đề như
thâm hụt ngân sách, cán cân thanh toán, cán cân thương mại, sự dao động
trong lãi suất, tỷ giá hối đoái.
Thứ ba, kinh tế học vĩ mô cung cấp những kiến thức và công cụ
phân tích kinh tế một cách khách quan tạo cơ sở để Chính phủ của mỗi
nước có sự lựa chọn đúng đắn trong hoạch định các chính sách kinh tế.
Những kiến thức và công cụ phân tích này được đúc kết từ nhiều công
trình nghiên cứu và tư tưởng của nhiều nhà khoa học kinh tế phụ thuộc
nhiều thế hệ khác nhau. Ngày nay chúng càng được hoàn thiện và có thể
mô tả chính xác hơn đời sống kinh tế vô cùng phức tạp của chúng ta.
Thứ tư, giải thích nguyên nhân nền kinh tế đạt được những thành
công hay thất bại và những chính sách có thể nâng cao sự thành công của
nền kinh tế,...

24 
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích các hiện tượng kinh tế và các mối quan hệ kinh tế chủ
yếu trong nền kinh tế, kinh tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp
phân tích cân bằng tổng hợp do L.Walras (1834 - 1910) phát triển từ năm
1874 trong tác phẩm: “Elements d’ é conomic Polique Pure (1874 -
1877). Theo phương pháp này, kinh tế học vĩ mô khác với kinh tế học vi
mô, xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường của các hàng
hóa và các nhân tố, xem xét sự đồng thời khả năng cung cấp và sản
lượng của toàn bộ nền kinh tế, từ đó xác định đồng thời giá cả và sản
lượng cân bằng - những yếu tố quyết định tính hiệu quả của hệ thống
kinh tế.
Ngoài ra kinh tế học vĩ mô còn sử dụng phương pháp phổ biến như
tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế,...
Đặc biệt những năm gần đây và trong tương lai, các mô hình kinh tế
lượng vĩ mô sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các lý thuyết kinh
tế học vĩ mô hiện đại. Mô hình là lý thuyết tổng kết, khái quát hóa những
mối quan hệ chủ yếu giữa các biến số kinh tế thường là dưới dạng toán
học. Mô hình sẽ giúp chúng ta lược bỏ những chi tiết thứ yếu, không
quan trọng đối với mục tiêu nghiên cứu, để tập trung vào mối quan hệ
kinh tế then chốt, có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu nghiên cứu.
Nhiệm vụ của khoa học kinh tế là tìm ra được những tuyên bố thực
chứng nhất quán với những gì chúng ta quan sát được trong nền kinh tế,
để đạt được nhiệm vụ này, các bước tiến hành bao gồm:
Thứ nhất, quan sát và đo lường: là quá trình quan sát, thu thập số liệu
và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô để phục vụ cho quá trình phân tích.
Thứ hai, xây dựng mô hình: để xây dựng được mô hình nghiên cứu,
các bước cần tiến hành sẽ bao gồm: Xác định vấn đề nghiên cứu; xây
dựng các mối quan hệ dựa trên các giả định đơn giản hóa so với thực tế.
Thứ ba, kiểm định mô hình: là quá trình các nhà nghiên cứu, các
nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu và phân tích để kiểm chứng lại giả
thuyết. Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết
được công nhận, còn nếu ngược lại, giả thuyết bị bác bỏ. Một vài giả

25 
thuyết và lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi được gọi là
quy luật kinh tế. Tuy nhiên, việc đưa ra kết luận cuối cùng cũng cần rất
thận trọng do vấn đề liên quan đến giả định các yếu tố khác không thay
đổi, các vấn đề liên quan đến quan hệ nhân quả,...

1.2. MỤC TIÊU, CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ


1.2.1. Mục tiêu kinh tế vĩ mô
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá
theo 3 dấu hiệu chủ yếu: Ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội.
Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề
kinh tế cấp bách như lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kỳ ngắn
hạn. Nhược điểm lớn nhất của nền kinh tế thị trường là tự động tạo ra các
chu kỳ kinh doanh, sản lượng thực tế dao động lên xuống xung quanh
trục sản lượng tiềm năng, nền kinh tế luôn luôn có xu hướng không ổn
định. Khi nền kinh tế ở trạng thái có mức sản lượng thực tế cao hơn mức
sản lượng tiềm năng thì đi kèm theo nó là mức thất nghiệp thấp, lạm phát
cao và ngược lại. Khoảng cách giữa mức sản lượng thực tế và sản lượng
tiềm năng được gọi là chênh lệch sản lượng, độ lệch này càng lớn thì hai
thái cực thất nghiệp và lạm phát cũng càng nghiêm trọng. Vì vậy, với
mục tiêu ổn định là làm sao cho sản lượng được duy trì ở mức sản lượng
tiềm năng để đồng thời tránh được cả lạm phát và cả thất nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế là mong muốn làm cho tốc độ tăng của sản
lượng đạt được mức cao nhất mà nền kinh tế có thể thực hiện được. Một
nền kinh tế phát triển ổn định chưa chắc đã có được một tốc độ tăng
trưởng nhanh. Một nước có tốc độ tăng trưởng chậm thì có nguy cơ tụt
hậu và nếu tăng trưởng nhanh thì có thể có khả năng đuổi kịp và vượt các
nước đi trước. Vì vậy mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu thứ hai sau mục
tiêu ổn định. Vấn đề đặt ra là muốn có được tăng trưởng thì cần phải có
chính sách thúc đẩy quá trình tạo vốn, tăng năng suất lao động nhằm tăng
khả năng sản xuất của nền kinh tế và tăng nhanh sản lượng tiềm năng.

26 
Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội, vừa là vấn đề kinh
tế. Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được phân phối cho những
người có nhiều tiền mua nhất, chứ không phải là theo nhu cầu lớn nhất.
Như vậy, ngay cả khi một cơ chế thị trường đang là hiệu quả thì nó cũng
có thể dẫn tới sự bất bình đẳng lớn. Người ta có nhiều tiền không chỉ do
lao động chăm, lao động giỏi mà còn có thể do nhiều yếu tố như hưởng
tài sản thừa kế, trúng xổ số… Do vậy, cần phải có chính sách phân phối
lại thu nhập như sử dụng thuế lũy tiến - đánh thuế người giàu theo tỷ lệ
cao hơn người nghèo, xây dựng hệ thống hỗ trợ thu nhập nhằm giúp đỡ
cho người già cả, người tàn tật, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp y tế… Tức
là biện pháp thu thuế sẽ lấy đi một số hàng hóa và dịch vụ của một nhóm
người, thu hẹp khả năng mua sắm của họ và việc chi tiêu các khoản thuế
sẽ tăng thêm việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của nhóm dân cư khác.
Do đó, biện pháp thu thuế và chi tiêu của Chính phủ sẽ ảnh hưởng tới
việc phân phối cho ai trong nền kinh tế.
Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng, các chính
sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu về sản lượng:
Sản lượng quốc gia - thường được ký hiệu là Y - là giá trị của toàn
bộ sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia có thể tạo ra trong một thời kỳ
nhất định. Theo hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA), sản lượng quốc
gia được biểu hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể như GDP, GNP,…
Trong thực tế, xét tại một thời điểm nào đó thì sản lượng của một nền
kinh tế có thể tăng, giảm với tốc độ nhanh hoặc chậm, tuy nhiên, nếu xét
trong dài hạn thì nó thường có xu hướng tăng lên.
Mục tiêu về sản lượng của các quốc gia là đạt được sản lượng thực
tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng; tốc độ tăng trưởng cao,
vững chắc và đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn.
Trong đó, sản lượng tiềm năng được hiểu là mức sản lượng tối đa
mà một quốc gia đạt được trong điều kiện toàn dụng nhân công và không
gây ra lạm phát.

27 
Toàn dụng nhân công có nghĩa là sử dụng hết lao động muốn đi
làm, điều này có nghĩa là trong thực tế, tại mức lao động toàn dụng
nhân công nền kinh tế vẫn có thất nghiệp và được gọi là thất nghiệp
tự nhiên.
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng về quy mô sản
lượng thực tế của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là
một năm).
Trong thực tiễn, một trong những thước đo quan trọng nhất về tổng
sản lượng của nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Có hai loại
chỉ tiêu GDP: GDP danh nghĩa được xác định theo giá thị trường, được
dùng để đánh giá sự biến động về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong
năm; trong khi đó, GDP thực tế sẽ được tính toán theo giá gốc (hay còn
gọi là giá cố định, giá so sánh) để phản ánh sự thay đổi về sản lượng
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế giữa các năm. Như vậy, GDP thực tế
không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả nên những thay đổi của
GDP thực tế chỉ phản ánh sự thay đổi của sản lượng hàng hóa và dịch vụ,
do đó, để đo lường tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử dụng chỉ tiêu
GDP thực tế.
Các số liệu thống kê về GDP được tính toán và công bố rộng rãi tại
Việt Nam, để tham khảo các số liệu này, một trong những nguồn dữ liệu
cung cấp tương đối đầy đủ, cập nhật, chính xác nhất là nguồn Tổng cục
Thống kê. Hộp 1.1 dưới đây minh họa cho tốc độ tăng GDP của Việt
Nam trong giai đoạn từ 2005 đến nay.

28 
Hộp
p 1.1. Tăng  trưởng kin
nh tế Việt N
Nam 

%

 
Nguồn: Tổ
ổng cục Thốnng kê, 2019 
Troong  giai  đoạạn  10  năm  ttrở  lại  đây,  tốc  độ  tăng
g  trưởng  kinnh  tế  Việt 
Nam có xxu hướng đư ược phục hồồi và thúc đ đẩy. Nếu như ư tốc độ tănng trưởng 
trung  bìnnh  trong  giaai  đoạn  200 9  ‐  2013  ch
hỉ  đạt  5,75%%,  thì  trong  giai  đoạn 
2014‐201 18, tốc độ tăăng trưởng bbình quân đã lên tới 6,5 55%. Những  nỗ lực tái 
cơ cấu kiinh tế trongg nhiều năm m qua đã maang lại tác đ động tích cự ực về phía 
cung, mô ôi trường kinh doanh trrở nên thôn ng thoáng hơn, giảm bớ ớt các rào 
cản/chi pphí pháp lý kkhông cần thhiết đối với h hoạt động kinh doanh. M Mặt khác, 
chất lượn ng tín dụng được cải th iện, dòng vố ốn tín dụng hướng nhiềều hơn tới 
các lĩnh vvực sản xuấtt và khu vựcc tư nhân đã kích thích ttổng cầu củaa nền kinh 
tế. Bên cạạnh đó, các yếu tố thuậận lợi từ sự p phục hồi của a nền kinh tếế thế giới, 
cùng với các xu thế m mới của cuộộc cách mạngg công nghiệ ệp mới, các  hiệp định 
thương m mại tự do th hế hệ mới,… … đã tạo ra n những động lực để thúcc đẩy tăng 
kim ngạch xuất khẩu cho Việt Naam và thúc đ đẩy tăng trư ưởng kinh tếế. 

Mụcc tiêu về việệc làm:


Mụcc tiêu quan trọng tiếp ttheo liên qu
uan đến việệc tạo ra côông ăn việc
làm trongg nền kinh tế. Phần llớn mọi ng gười dân trong nền kiinh tế đều
mong muuốn có khả năng tìm đđược việc làm l ổn địnnh, với mứcc thu nhập
cao mà khhông phải tìm
t hoặc chhờ đợi quá lâu. Như vậy, v mục tiiêu về việc
làm sẽ đạtt được nếu như nền kiinh tế đạt được
đ các tiêêu chí như: Tạo được
nhiều việệc làm tốt; Hạ thấp ttỷ lệ thất nghiệp
n (và duy trì ở mức thất
nghiệp tự
ự nhiên); Cơơ cấu việc làm phù hợp với ngàành nghề đàào tạo; Cơ
cấu việc làm có sự phù hợp cả vvề không gian
g và thời gian;…

29 
Để đo
đ lường th hất nghiệp, một trong những chỉ tiêu rất quaan trọng là
tỷ lệ thất nghiệp. Tỷỷ lệ thất nghhiệp là tỷ lệ
l phần trămm đo lườngg số người
thất nghiệệp trong tổ
ổng số lực llượng lao động
đ xã hội. Chi tiết vvề chỉ tiêu
này sẽ đưược đề cập đến
đ trong cchương tiếp p theo. Tại Việt Nam, số liệu về
việc làm, thất nghiệệp cũng đư ược cung cấấp tương đối đầy đủ thông qua
Tổng cục Thống kê.

Hộ
ộp 1.2. Tình hình việcc làm và thấ
ất nghiệp ccủa Việt Naam 
Tro
ong 10 năm  trở lại đây,  Việt Nam đ đang thực hiện ngày cànng tốt hơn 
mục tiêu về lao độngg và việc làm. Lực lượng lao động tiế ếp tục tăng; ccơ cấu lao 
động đượ ợc chuyển dịịch theo hướ ớng giảm tỷ trọng lao độ ộng trong nggành nông, 
lâm  nghiệệp,  thủy  sản n,  tăng  tỷ  trrọng  lao  độ
ộng  làm  việcc  trong  khu  vực  công 
nghiệp vàà dịch vụ. Tỷ lệ thất nghiệệp giảm đi cù ùng với tăng năng suất laao động xã 
hội. Tuy nnhiên, vấn đề ề lao động, vviệc làm củaa Việt Nam vvẫn còn tồn ttại một số 
hạn chế n như: chuyển n dịch cơ cấuu lao động vvẫn còn chậm m, lao động  đang làm 
việc  trongg  khu  vực  nông, 
n lâm  ngghiệp,  thủy  sản  vẫn  đanng  chiếm  tỷ  trọng  lớn 
nhất; năn ng suất lao đ động của Việệt Nam vẫn ở ở mức thấp so với các nnước trong 
khu vực. 

N
Người (%) 

 
Nguồn: Tổ
ổng cục Thốnng kê, 2019 
Tỷ  lệ thất nghiệp ở Việt N Nam vẫn đan ng trong xu hướng giảm m dần, sau 
khi tỷ lệ  thất nghiệp p đạt mức đ đỉnh là 2,9%% trong năm 2009 do ảnnh hưởng 
của suy tthoái kinh tế ế, thất nghiệệp đã giảm  nhanh, giữ mức thấp vvà ổn định 
trong  giaai  đoạn  tiếp
p  theo,  từ  22010  đến  nay.  Khi  so  sánh 
s giữa  22  khu  vực 
thành thịị và nông thô ôn, tỷ lệ thấất nghiệp ở kkhu vực thàn nh thị luôn ccao hơn ở 
nông thô ôn do nhữngg khác biệt vvề trình độ phát triển,  lĩnh vực nggành nghề 
sản xuất, kinh doanh h giữa khu vự ực thành thịị và nông thôn. 

30 
(%
%)

 
Nguồn: Tổ
ổng cục Thốnng kê, 2019 
Mặặt  khác,  bênn  cạnh  số  liệệu  về  tỷ  lệ thất  nghiệp
p,  Tổng  cục  Thống  kê 
còn  tính  toán  và  cun
ng  cấp  số  liệệu  về tỷ  lệ thiếu  việc  làm.  Theo  đđịnh  nghĩa 
của Tổngg cục Thống  kê, lao độnng thiếu việcc làm là nhữ ững người ccó tổng số 
giờ làm vviệc (cho tất cả các côngg việc) dưới 35 giờ/tuần n, mong muuốn và sẵn 
sàng  làm
m  thêm  giờ.  Tỷ  lệ  thiếuu  việc  làm  có c xu  hướng  giảm  phảản  ánh  xu 
hướng tícch cực của tthị trường laao động. Tuy nhiên, chấ ất lượng việệc làm vẫn 
còn hạn cchế do nền kinh tế Việtt Nam còn lạạc hậu, khu vực kinh tế  phi chính 
thức lớn,, năng suất lao động thấấp. 

(%
%)

 
Nguồn: Tổ
ổng cục Thốnng kê, 2019 
Năng suất lao  động của V Việt Nam tiếếp tục tăng lên trong 100 năm trở 
lại  đây,  cho 
c thấy  chấất  lượng  tă ng  trưởng  được 
đ cải  thiện,  tuy  nhiiên,  về  cơ 
bản, năng suất lao đ động của Việệt Nam vẫn  ở mức rất thấp so với  các nước 
trong khu u vực. Tính  theo PPP 2 011, năng ssuất lao độn ng của Việt N Nam năm 

31 
2017 đạt 10.232 USD D, chỉ bằng 77,2% mức năăng suất lao o động của SSingapore; 
18,4%  củủa  Malaysia;;  36,2%  củaa  Thái  Lan;  43% 
4 của  Ind
donesia  và  bbằng  55% 
của  Philip
ppine.  Đángg  chú  ý  là  chhênh  lệch  về 
v mức  năng  suất  lao  đđộng  giữa 
Việt Namm với các nước vẫn tiếp  tục gia tăngg, điều này ccho thấy khooảng cách 
và  thách  thức  nền  kinh 
k tế  Việtt  Nam  phải  đối  mặt  đểể  có  thể  bắtt  kịp  mức 
năng suấất lao động ccủa các nướcc.  

(%)

 
ổng cục Thốnng kê, 2019 
Nguồn: Tổ

Mụcc tiêu về giiá cả:


Mụcc tiêu tiếp theo
t của kiinh tế học vĩ mô là duy trì giá ccả ổn định
trong phạm vi thị trư
ường tự do.. Trong nền n kinh tế thị trường, giiá cả được
xác định bởi
b quy luậật cung cầuu trong mộtt mức độ caao nhất có tthể, Chính
phủ sẽ tráánh không kiểm soátt giá cả củ ủa từng mặt hàng riênng lẻ. Tuy
nhiên, Chhính phủ sẽẽ kiểm soátt không đểể mức giá chungc lên xxuống quá
nhanh để ổn định ho oạt động sảnn xuất, kinh h doanh và tiêu dùng ccủa các hộ
gia đình. Như vậy, các mục tiiêu về giá cả cụ thể sẽ là: Kiềm m chế lạm
phát, ổn định
đ giá cả trong điềuu kiện thị trrường tự doo; Duy trì ttốc độ lạm
phát ổn định
đ ở mức 2% - 5% ((đây là mứ ức lạm phát vừa phải, kích thích
sản xuất);; Chú ý đến
n vấn đề giảảm phát.
Thưước đo phổ biến nhất ccủa mức giiá chung làà chỉ số giáá tiêu dùng
(viết tắt làà CPI). Sự thay
t đổi troong mức giiá chung gọ ọi là tỷ lệ lạạm phát, tỷ
lệ này phảản ánh tốc độ tăng/giảảm của mứ ức giá chunng của thời kỳ này so
với thời kỳ
k khác. Hộ ộp 1.3 cho bbiết tỷ lệ lạạm phát củaa Việt Nam m giai đoạn
2009-2018.

32 
Hộp 1.3. Vấn
n đề giá cả  ‐ lạm phátt và chỉ số g
giá tiêu dùnng  
ủa Việt Nam 
củ

(%)

 
Nguồn: Tổ
ổng cục Thốnng kê, 2019 
Tro
ong giai đoạạn 10 năm ttrở lại đây, llạm phát Việt Nam đạtt cao nhất 
vào năm  2011, với ttốc độ tăng  của CPI đạt 18,58%, V Việt Nam rơ ơi vào tình 
trạng lạmm phát phi  mã. Nguyên
m n nhân dẫn  đến sự tăng g giá mạnh  mẽ trong 
thời kỳ này, một mặtt, là do ảnh  hưởng của hàng loạt những sự kiệện lớn của 
thế  giới  xảy  ra  như  những  biếnn  động  chín nh  trị  ở  Trung  Đông,  BBắc  Phi  và 
thiên  tai  ở  Nhật  Bảnn  đẩy  giá  tiêêu  dùng  toààn  thế  giới  lên  cao  và  Việt  Nam 
cũng  bị  ảnh 
ả hưởng.  Tuy  nhiên,   mặt  khác,  lạm  phát  bị  đẩy  cao  trrong  năm 
2011 phầần lớn là do những yếu  tố nội tại trrong nước. V Việc phá giáá đồng nội 
tệ hơn 9% %, tăng giá xxăng dầu lênn gần 3.000 đồng/lít, điề ều chỉnh giá  điện sinh 
hoạt hơn n 15% được thực hiện m một cách liê ên tục, dồn d dập và thiếuu đồng bộ 
trong  mộ ột  thời  gian  ngắn  đầu  năm  khiến  chỉ  số  CPI  tăng  khôngg  ngừng  ở 
những th háng tiếp theo. Hơn nữ ữa, với nền kkinh tế tăng g trưởng quáá nóng từ 
các năm trước đó, Chính phủ liêên tục bơm ttiền vào nền n kinh tế quaa các biện 
pháp  tín  dụng  mở  rộng,  khiến  lượng  tiền  dư  thừa;  ch hi  tiêu  côngg  của  Việt 
Nam cũng ở một tỷ  lệ cao trongg nhiều năm m, là những nguyên nhâân đẩy giá 
cả hàng h hóa lên cao một cách chhóng mặt. (LLê Quốc Hưn ng, 2012) 
Những năm tiế n, đặc biệt,  trong giai 
ếp theo, tốcc độ tăng CPI giảm dần
đoạn 5 năm gần đâyy, lạm phát  được duy trì ổn định ở ở mức thấp,  dưới 4%. 
m soát tốt lạạm phát đã  trở thành đ
Việc kiểm động lực cho
o tăng trưởnng kinh tế 
Việt Namm trong giai đ
đoạn này. 

33 
Mục tiêu kinh tế đối ngoại:
Trong xu thế hội nhập, hầu hết các quốc gia đều hoạt động trong
tình trạng mở cửa với thế giới, nghĩa là nền kinh tế có nhiều giao dịch
với các nước khác. Từ đó, các mục tiêu về kinh tế đối ngoại mà các quốc
gia hướng tới sẽ bao gồm: Ổn định tỷ giá hối đoái; Cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế và mở rộng chính sách đối ngoại trong ngoại giao với
các nước trên thế giới;…
Trong đó, Tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ của một đồng tiền này
được tính bằng tiền tệ của một đồng tiền khác. Khi tỷ giá hối đoái không
ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, ảnh hưởng
đến hoạt động đầu tư quốc tế, do đó, các quốc gia phải có chính sách ổn
định được tỷ giá hối đoái.
Cán cân thanh toán quốc tế là báo cáo có hệ thống về tất cả các
giao dịch kinh tế giữa một nước và phần còn lại của thế giới. Cán cân
thanh toán quốc tế thường phản ánh theo ngoại tệ, do đó nó phản ánh
toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra khỏi lãnh thổ một nước. Tình trạng
cán cân thanh toán phản ánh kho dự trữ quốc tế của một nước, do đó, sẽ
có nhiều vấn đề nảy sinh khi cán cân thanh toán bị mất cân đối.

Hộp 1.4. Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2018 của Việt Nam 
Năm  2018,  Tổng  cục  Hải  quan  ghi  nhận  tổng  trị  giá  hàng  hóa  xuất 
nhập khẩu của cả nước lập kỷ lục, đạt 480,17 tỷ USD, tăng hơn 52 tỷ USD về 
mặt số tuyệt đối so với kết quả thực hiện của một năm trước đó. Kết quả 
này vẫn còn thấp hơn mức tăng tuyệt đối 76,75 tỷ USD của năm 2017 so với 
năm 2016. Như vậy, chỉ số độ mở của nền kinh tế Việt Nam (xuất nhập khẩu 
hàng hóa/GDP) trong năm 2018 ước tính là 196%. 
Với  kết  quả  ấn  tượng  của  xuất  nhập  khẩu  trong  năm  2018  thì  thứ 
hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018 có thể được cải 
thiện khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố báo cáo tổng quan về 
xuất nhập khẩu toàn cầu dự kiến vào tháng 4/2019. Theo WTO, trong năm 
2017,  xuất  khẩu  hàng  hóa  của  Việt  Nam  có  vị  trí  thứ  27  trên  thế  giới  và 
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thứ hạng 25 trên phạm vi toàn cầu. 

34 
 
Năm 2018, cả xxuất khẩu h àng hóa và nhập khẩu h hàng hóa tă ng với tốc 
độ 2 con  số  so  với  năm 
n 2017,  ccụ  thể  xuất  khẩu  tăng  13,2%  và  nnhập  khẩu 
tăng 11,1
1%. Như vậyy, cả hai tốcc độ tăng nàày đều thấp hơn nhiều sso với tốc 
độ tăng ấấn tượng đạạt được tronng năm 2017 7 (xuất khẩuu tăng 21,8% % và nhập 
khẩu tăngg 21,9% so vvới năm 20116). 
Năm  2018  là  năm 
n thứ 3 liiên  tiếp,  cán
n  cân  thươn
ng  mại  hàngg  hóa  của 
Việt Namm có thặng dư (xuất siêuu). Việt Nam đạt mức thặng dư kỷ lụục lên gần 
6,8 tỷ USSD, con số tương tự củủa năm 2017 7 là 2,11 tỷ  USD và nămm 2016 là 
1,78 tỷ U
USD. Có thể tthấy, trong  5 năm gần nhất thì cán n cân thươn g mại của 
Việt Namm có 4 năm  có thặng dư ư thương m mại và chỉ duuy nhất năm m 2015 có 
thâm hụtt cán cân thương mại. TTrong năm  2018, Việt N Nam có thặnng dư cán 
cân thươơng mại với  150 nước, vvùng lãnh th hổ đối tác và có thâm hhụt với 85 
nước, vùng lãnh thổ.. 

1.2.22. Công cụ
ụ kinh tế vĩĩ mô
Đểể đạt được những mụục tiêu kinh h tế vĩ mô nêu trên, C Chính phủ
mỗi nước có thể sử dụng
d nhiềuu công cụ ch
hính sách khác
k nhau. MMỗi chính
sách lại cóó những cô
ông cụ riêngg biệt. Dướ
ới đây là mộ
ột số chínhh sách kinh
tế vĩ mô chủ
c yếu thư ường được ssử dụng:
1.2.22.1. Chính sách tài kh
hóa
Chínnh sách tài khóa nhằmm điều chỉnh
h thu nhập và chi tiêu của Chính
phủ để hư
ướng nền kinnh tế vào m ợng và việc làm mong m
mức sản lượ muốn.

35 
Chính sách tài khóa có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của Chính
phủ và thuế. Tác động của công cụ chi tiêu Chính phủ thể hiện ở chỗ sự
thay đổi chi tiêu của Chính phủ một mặt làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu
của toàn xã hội, mặt khác cũng có thể làm thay đổi thu nhập của dân
chúng thông qua các khoản trợ cấp. Trong khi đó, thuế là hình thức chủ
yếu của thu ngân sách Nhà nước. Nó là sự phân phối không có bù đắp,
mang tính cưỡng chế của Nhà nước. Khi Chính phủ tăng chi tiêu hoặc
giảm thuế sẽ ảnh hưởng tích cực đến tổng cầu, sản lượng, việc làm và
ngược lại.
1.2.2.2. Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư nhân,
hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.
Chính sách tiền tệ có hai công cụ chủ yếu là mức cung tiền (MS) và
lãi suất (r). Bằng cách điều tiết mức cung tiền và lãi suất, chính sách tiền
tệ sẽ làm thay đổi đầu tư tư nhân, từ đó, tác động đến tổng cầu, sản lượng
và việc làm.
1.2.2.3. Chính sách thu nhập
Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các biện pháp (công cụ)
mà Chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để
kiềm chế lạm phát.
Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính
chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công
và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền
lương… đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến
khích bằng thuế thu nhập.
1.2.2.4. Chính sách kinh tế đối ngoại
Chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước thị trường mở là
nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở
mức có thể chấp nhận được.
Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối
đoái ổn định, các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch và

36 
cả những biện pháp tài chính và tiền tệ khác, tác động vào hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư.

Hộp 1.5. Mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô  
tại Việt Nam năm 2019 
Ngày  1/1/2019,  Chính  phủ  ban  hành  nghị  quyết  số  01/NQ‐CP  về 
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội 
và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018. Trong nghị quyết, Chính phủ xác 
định các mục tiêu tổng quát trong năm 2019 là: 
“Tiếp  tục ổn  định  kinh  tế  vĩ  mô,  kiểm  soát  lạm phát,  nâng cao  năng 
suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 
Tập  trung  cải  thiện  môi  trường  đầu  tư,  kinh doanh,  thúc đẩy tăng  trưởng 
kinh  tế;  tạo  chuyển  biến  thực  chất  hơn  trong  thực  hiện  các  đột  phá  chiến 
lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh 
đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có 
hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...” 
Để  đạt  được  mục  tiêu  tổng  quát  nêu  trong  nghị  quyết,  Chính  phủ 
cũng xác định các mục tiêu cụ thể, bao gồm: phấn đấu tăng trưởng tổng sản 
phẩm trong nước (GDP) đạt 6,8%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) 
dưới 4%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 ‐ 10%; tỷ lệ nhập siêu so 
với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 2%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành 
thị dưới 4%,… 
Nghị quyết cũng xác định các giải pháp chủ yếu để đạt được các mục 
tiêu đã đặt ra, đó là:  
 Điều  hành  chính  sách  tiền  tệ  chủ  động,  linh  hoạt  và  thận  trọng, 
phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, nhất 
quán  mục  tiêu  xuyên  suốt  là  duy  trì  ổn  định  kinh  tế  vĩ  mô,  kiểm  soát  lạm 
phát,  bảo  đảm  các  cân  đối  lớn  của  nền  kinh  tế,  thúc  đẩy  sản  xuất  kinh 
doanh. Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ 
mô, diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý. 
 Cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN). Siết chặt kỷ luật tài chính ‐ 
NSNN; tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng 
NSNN. 
 Cơ cấu lại các khoản thu, mở rộng cơ sở thuế;… 
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chinhphu.vn, 2019 

37 
1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ
1.3.1. Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô
Theo cách tiếp cận hệ thống, nền kinh tế được xem như là một hệ
thống - gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô. Hệ thống này - như P.A.Samuelson
miêu tả, được đặc trưng bởi ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh
tế vĩ mô. Dưới đây là sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô:

Tiền tệ
Chi tiêu và thuế Sản lượng
Tổng cầu GDP thực
Các nguồn lực
khác

Tác động qua lại Công ăn việc


giữa Tổng cầu và làm - Thất
Tổng cung nghiệp

Lao động
Vốn
Tổng cung
Tài nguyên và Giá cả
kỹ thuật Lạm phát

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô


Nguồn: Paul A Samuelson & William D. Nordhalls, 2007

Hình 1.1. mô tả khái quát sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô. Phía bên


trái của sơ đồ là các yếu tố xác định tổng cầu và tổng cung hay còn gọi là
các yếu tố đầu vào của nền kinh tế bao gồm: Những tác động từ bên
ngoài (bao gồm chủ yếu các biến số phi kinh tế: thời tiết, dân số, chiến
tranh); Những tác động chính sách (bao gồm các công cụ của Nhà nước
nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định
trước); Trữ lượng vốn và lao động.
Các yếu tố đầu ra bao gồm: Sản lượng, việc làm, giá cả. Đó là các
biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra.
Yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là
nền kinh tế vĩ mô (Macroeconomy). Ở trung tâm, tổng cầu và tổng cung

38 
tương tác với nhau để mức cầu ăn khớp với các nguồn lực hiện có. Hoạt
động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu
ra. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là
tổng cầu và tổng cung.
1.3.2. Tổng cầu và tổng cung kinh tế vĩ mô
1.3.2.1. Tổng cầu
Khái niệm: Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà
các tác nhân kinh tế muốn mua và có khả năng mua ở mỗi mức giá
chung, trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện
nhất định.
Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu hình thành từ bốn nguồn:
(i) Cầu tiêu dùng (C): bao gồm chi tiêu mua lương thực, thực phẩm, quần
áo, ti vi,… do khu vực hộ gia đình trong nước thực hiện; (ii) Cầu đầu tư
tư nhân (I): bao gồm các khoản mà doanh nghiệp chi cho xây dựng nhà
xưởng mới, mua sắm máy móc, trang thiết bị mới, hộ gia đình mua nhà ở
mới, doanh nghiệp mua bổ sung thêm hàng tồn kho; (iii) Chi tiêu Chính
phủ (G): bao gồm hàng hóa và dịch vụ do Chính phủ mua cho tiêu dùng
hiện tại (tiêu dùng công) và hàng hóa, dịch vụ cho các lợi ích tương lai
như đường sá, cầu cống,… (đầu tư công); (iv) Cầu xuất khẩu ròng (NX):
chênh lệch giữa lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà
người nước ngoài sẵn sàng và có khả năng mua, tức là cầu xuất khẩu (X)
và lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài mà các hộ gia đình,
doanh nghiệp và Chính phủ trong nước sẵn sàng và có khả năng mua, tức
là cầu trong nước về hàng nhập khẩu (IM).
Từ đó, có thể tổng hợp các thành tố của tổng cầu (ký hiệu là AD)
trong phương trình sau:
𝐴𝐷 𝐶 𝐼 𝐺 𝑁𝑋
Phương trình trên biểu thị cơ cấu của tổng cầu bao gồm cầu tiêu
dùng của các hộ gia đình, cầu đầu tư của khu vực tư nhân, cầu chi tiêu
Chính phủ và cầu về xuất khẩu ròng.

39 
Đồ thị
t đường tổng
t cầu AAD (Hình 1.2) được xâây dựng dựựa trên mối
quan hệ tương
t n giữa AD với mức giá
quan g chung. Đường
Đ tổnng cầu cho
biết lượngg hàng hóaa và dịch vvụ mà các táct nhân kinh tế muốốn mua tại
mỗi mức giá chung (các biến ssố khác ngo oài mức giáá chung đưược xem là
không đổi). Đường tổng
t cầu cóó độ dốc âm m, biểu thị mối quan hệ nghịch
giữa mức giá chung và lượng ttổng cầu. Trong
T đó trụ
ục tung biểểu thị mức
giá chungg, trục hoàn
nh biểu thị ssản lượng th
hực tế của nền
n kinh tếế.
Tại sao đường
g tổng cầu ddốc xuống?
Đườờng tổng cầầu dốc xuốnng phản ánhh thực tế làà sự thay đổổi của mức
giá chungg có ảnh hưởng
h ngượợc chiều đến lượng tổng t cầu. TTrong bốn
thành tố của
c tổng cầầu, cầu chi tiêu của Chính
C phủ là biến chínnh sách do
Chính phủủ quyết địnnh tùy thuộộc vào mụcc tiêu và điều tiết kinhh tế vĩ mô
trong mỗii thời kỳ nêên không pphụ thuộc vào
v mức giá chung. B Ba thành tố
còn lại củủa tổng cầu
u bao gồm tiêu dùng,, đầu tư vàà xuất khẩuu ròng đều
chịu ảnh hưởng củaa mức giá cchung thể hiện thông g qua ba hiiệu ứng là
hiệu ứng tiêu
t dùng, hiệu
h ứng lããi suất và hiiệu ứng thay thế quốc tế.

Hình
H 1.2. Đ ng tổng cầu
Đồ thị đườn
Cácc nhân tố tá
ác động đến
n tổng cầu
Giá cả trong nền
n kinh tếế quốc dân n: Khi mứcc giá chungg giảm thì
làm cho thu
t nhập th hực tế của công chún ng tăng lên,, khối lượnng chi tiêu
của toàn bộ
b nền kinhh tế có xu hhướng tăng
g lên, làm cho
c tổng cầầu tăng lên
và ngược lại.

40 
Thu nhập quốc dân (Y): Khi thu nhập của các hộ gia đình, các
doanh nghiệp tăng lên sẽ thúc đẩy tiêu dùng của hộ gia đình và đầu tư
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng, do đó tổng cầu sẽ tăng lên
và ngược lại.
Các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách thuế, chi tiêu của
Chính phủ, chính sách tiền tệ (quy định khối lượng tiền tệ trong nền kinh
tế, lãi suất), chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại… đều có
tác động làm thay đổi tổng cầu. Chẳng hạn, nếu Chính phủ sử dụng các
chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế như chính sách tài khóa mở
rộng (tăng chi tiêu G, giảm thuế T) thì sẽ làm cho tổng cầu tăng lên và
ngược lại.
Dự đoán của các hãng kinh doanh về tình hình kinh tế: Nếu dự
đoán của các hãng về tình hình kinh tế - xã hội trong tương lai là tốt, tăng
trưởng kinh tế tốt, tình hình xã hội chính trị ổn định, nhu cầu tiêu dùng
của người dân ngày càng nâng cao,… thì các hãng sẽ có xu hướng tăng
đầu tư khiến cho tổng cầu tăng và ngược lại.
Bên cạnh các nhân tố nêu ra ở trên, một số nhân tố khác như thời
tiết, chiến tranh, dân số, các cú sốc cầu… cũng có thể gây ra những tác
động khiến cho tổng cầu của nền kinh tế thay đổi.
Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu
Hiện tượng di chuyển trên đường tổng cầu xảy ra do sự thay đổi
mức giá chung gây ra. Hình 1.3 mô tả sự di chuyển trên đường tổng cầu
là do sự thay đổi của mức giá chung. Giả sử mức giá chung trong nền
kinh tế giảm từ P1 xuống P2 sẽ khiến cho thu nhập thực tế của người dân
tăng lên gây ra hiện tượng di chuyển dọc trên đường tổng cầu AD từ A
đến B, từ đó, lượng tổng cầu sẽ tăng từ Y1 đến Y2.
Hiện tượng dịch chuyển đường tổng cầu do các yếu tố ngoài mức
giá chung gây ra. Cụ thể, hiện tượng dịch chuyển đường tổng cầu sẽ xảy
ra do sự thay đổi trong tiêu dùng của hộ gia đình, sự thay đổi trong đầu
tư của khu vực tư nhân, sự thay đổi trong chi tiêu Chính phủ và sự thay
đổi trong xuất khẩu ròng.

41 
Hình 1.4 mô tả sự dịch chuyển của đường tổng cầu. Giả sử Chính
phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu G,
điều này sẽ khiến cho tổng cầu tăng lên và dịch chuyển sang phải từ AD
sang AD2. Ngược lại, nếu Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa chặt
bằng cách giảm chi tiêu G sẽ làm cho tổng cầu giảm và dịch chuyển
đường tổng cầu sang trái từ AD sang AD1.

P1 A

B
P2
AD

0 Y1 Y2 Y

Hình 1.3. Di chuyển trên đường tổng cầu

AD2

AD
AD1
0 Y

Hình 1.4. Dịch chuyển trên đường tổng cầu

42 
1.3.2.2. Tổng cung
Khái niệm: Tổng cung bao gồm tổng khối lượng sản phẩm quốc
dân mà các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương
ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho. (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2009).
Tổng cung của một nền kinh tế là lượng hàng hóa và dịch vụ mà
các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng sản xuất trong nước tại mỗi
mức giá. (Vũ Kim Dung và Nguyễn Văn Công, 2012).
Như vậy, có thể hiểu tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng mà các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng cho nền kinh
tế, tương ứng với mỗi mức giá chung, trong một khoảng thời gian nhất
định và trong những điều kiện nhất định.
Lượng tổng cung phụ thuộc vào quyết định của các doanh nghiệp
trong việc sử dụng lao động, vốn, công nghệ và các nguồn lực khác để
sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bán cho các hộ gia đình, Chính phủ, các
doanh nghiệp khác và xuất khẩu cho thế giới bên ngoài.
Tổng cung liên quan đến khái niệm sản lượng tiềm năng (Y*). Sản
lượng tiềm năng là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra
trong điều kiện toàn dụng nhân công mà không gây nên lạm phát. Sản
lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố của
sản xuất như là lao động, vốn, công nghệ, các nguồn lực khác sẵn có…
Đồ thị đường tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn
Đường tổng cung cho biết lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh
nghiệp muốn bán ra tại mỗi mức giá. Đường tổng cung liên kết lượng
tổng cung với mức giá chung. Chúng ta cần phân biệt hai loại đường
tổng cung: đường tổng cung dài hạn (ASL) và đường tổng cung ngắn hạn
(ASS).

43 
P ASL

Y
0 Y*

Hình 1.5. Đường tổng cung dài hạn

P ASL ASS

Y
0 Y*

Hình 1.6. Đường tổng cung ngắn hạn

Trong dài hạn, tổng cung là đường thẳng đứng song song với trục
tung và cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng Y*( Hình 1.5). Trong
dài hạn, nguồn lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên của nền kinh tế
và công nghệ quyết định lượng tổng cung về hàng hóa và dịch vụ, cho
nên lượng tổng cung không thay đổi cho dù điều gì xảy ra với mức giá
chung. Hay nói một cách khác, trong dài hạn GDP thực được quyết định
bởi nguồn cung về lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ
để chuyển các yếu tố đầu vào này thành đầu ra tương ứng là sản lượng.
Do vậy mức giá chung không ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định dài
hạn của GDP thực nên đường tổng cung dài hạn thẳng đứng.

44 
Trong ngắn hạn, đường tổng cung ban đầu có độ dốc thấp, tương
đối nằm ngang, khi vượt qua mức sản lượng tiềm năng, đường tổng cung
sẽ trở nên dốc đứng. Điều này được giải thích là ở những mức sản lượng
thấp (dưới mức sản lượng tiềm năng), sự biến động của sản lượng cung
ứng không hoặc rất ít gây ra sự biến động giá cả. Khi sản lượng thực tế
vượt quá mức sản lượng tiềm năng thì đường tổng cung bắt đầu dốc lên
và sau đó trở nên thẳng đứng tại một mức sản lượng tối đa, đồng nghĩa
với việc sản lượng cung ứng tăng (và chỉ đến mức giới hạn vì năng lực
sản xuất vật chất của nền kinh tế là có giới hạn) kéo theo sự tăng lên của
mức giá chung. (Hình 1.6)
Các yếu tố tác động đến tổng cung:
Mức giá chung: Khi mức giá chung tăng lên, trong ngắn hạn, người
sản xuất trong nền kinh tế cảm thấy có lợi khi tăng sản lượng, do đó, khối
lượng tổng cung trong nền kinh tế tăng lên. Ngược lại, khi mức giá
chung giảm xuống, người sản xuất trong nền kinh tế cảm thấy không
được lợi từ việc sản xuất sản phẩm, do đó, khối lượng tổng cung trong
nền kinh tế giảm xuống. Tuy nhiên, khi xét trong dài hạn, giá cả của các
yếu tố sản xuất sẽ thay đổi theo cùng tỷ lệ với giá của các hàng hóa cuối
cùng, điều đó cũng được hiểu là giá tương đối không đổi. Khi đó, sự di
chuyển các nguồn lực giữa các ngành do cạnh tranh về giá cả không còn
và mỗi doanh nghiệp đều đã hoạt động ở mức năng lực sản xuất tối ưu,
nền kinh tế đạt ở trạng thái toàn dụng nhân công.
Giá cả của các yếu tố đầu vào cho sản xuất hay chi phí sản xuất
của nền kinh tế: Khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng lên, trong ngắn
hạn, người sản xuất sẽ không thấy có lợi từ việc sản xuất hàng hóa, do
đó, họ sẽ có xu hướng thu hẹp sản xuất khiến cho tổng cung giảm và
ngược lại. Tuy nhiên, trong dài hạn, khi giá bán sản phẩm của doanh
nghiệp dần được điều chỉnh theo tốc độ tăng của giá các yếu tố đầu vào
thì doanh nghiệp sẽ bắt đầu tăng sản lượng trở lại, do đó, xét tổng thể
trong dài hạn, tổng cung trong dài hạn sẽ không đổi.
Số lượng, chất lượng nguồn lực: Bao gồm nguồn nhân lực, nguồn
lực tài chính, nguồn lực vật chất khác,… Nếu số lượng, chất lượng các
nguồn lực tốt thì sẽ thúc đẩy tổng cung tăng nhanh, ngược lại, nếu số
lượng và chất lượng các nguồn lực thấp thì sẽ cản trở sự tăng trưởng của
tổng cung trong nền kinh tế.

45 
Trình độ khoa học công nghệ: Nếu trình độ khoa học công nghệ
phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất
nhanh chóng thì tổng cung cao và tăng nhanh chóng; ngược lại, nếu trình
độ khoa học công nghệ lạc hậu, chậm phát triển, ứng dụng khoa học công
nghệ kém thì tổng cung trong nền kinh tế thấp và tăng chậm.
Ngoài các yếu tố nêu trên, các yếu tố như chính sách của Chính
phủ, môi trường, tự nhiên,… cũng có thể tác động đến tổng cung của
nền kinh tế.
Sự di chuyển và dịch chuyển của tổng cung ngắn hạn

P ASS

P2 B

P1
A

Y
0 Y1 Y2

Hình 1.7. Di chuyển trên đường tổng cung

P ASS1 ASS ASS2

Y
0

Hình 1.8. Dịch chuyển trên đường tổng cung

46 
Hiện tượng di chuyển trên đường tổng cung xảy ra khi có sự thay
đổi của chỉ số giá cả hay mức giá chung của nền kinh tế. Khi mức giá
chung tăng lên (giảm xuống), trong ngắn hạn làm cho lượng tổng cung
trong nền kinh tế tăng lên (giảm xuống), trong dài hạn, khi mức giá
chung thay đổi không có tác động gì đến lượng tổng cung của nền kinh
tế. Hình 1.7 mô tả sự di chuyển trên đường tổng cung là do dự thay đổi
của mức giá chung.
Hiện tượng dịch chuyển đường tổng cung do các yếu tố ngoài mức
giá chung gây ra (ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu, trình độ người lao
động, vốn, tiền lương, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên…), sẽ gây hiện
tượng dịch chuyển đường tổng cung sang bên trái hoặc bên phải.
Ví dụ: Khi chi phí đầu vào sản xuất của nền kinh tế tăng lên (chi
phí nguyên vật liệu tăng, tiền lương của người lao động tăng, chi phí thuê
vốn tăng…) sẽ làm cho lượng tổng cung trong nền kinh tế sẽ giảm tại
mức giá chung cho trước và đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái.
Hình 1.8 mô tả sự dịch chuyển của đường tổng cung.
1.3.2.3. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế
Nếu ghép hai mặt của nền kinh tế - mặt cung và mặt cầu lại với
nhau bằng cách đưa hai đồ thị AD và AS vào cùng một hệ trục, chúng ta
sẽ thấy hai đường cắt nhau tại một điểm E0, điểm E0 được gọi là điểm
cân bằng của nền kinh tế.

P ASS

E0
P0
AD0
Q
0 Y0

Hình 1.9. Cân bằng ngắn hạn

47 
P ASL ASS

E0
P0
AD0
Q
0 Y*

Hình 1.10. Cân bằng dài hạn

Trong ngắn hạn, điểm cân bằng được xác định bởi giao điểm của
đường tổng cầu AD0 và đường tổng cung ngắn hạn ASS (Hình 1.9). Tại
trạng thái cân bằng ngắn hạn xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
Khi sản lượng cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế cân
bằng trong tình trạng thiểu dụng hay khiếm dụng, khi đó tỷ lệ thất nghiệp
thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Khi sản lượng cân bằng lớn hơn
sản lượng tiềm năng, nền kinh tế cân bằng trên mức toàn dụng, tỷ lệ lạm
phát cao và tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Trong dài hạn, điểm cân bằng được xác định bởi giao điểm của
đường tổng cầu AD0 với đường tổng cung dài hạn ASL và đường tổng
cung ngắn hạn ASS (Hình 1.10). Tại trạng thái cân bằng trong dài hạn,
sản lượng cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng, thị trường lao động đạt
được trạng thái toàn dụng nhân công và giá cả được kiểm soát; do đó,
trạng thái này còn được gọi là trạng thái cân bằng lý tưởng hay trạng thái
vàng của nền kinh tế.
1.3.3. Phân tích biến động của sản lượng, việc làm và giá cả
trong nền kinh tế trên mô hình tổng cầu - tổng cung
1.3.3.1. Tác động từ tổng cầu
Các tác động của các yếu tố ngoại sinh đến tổng cầu sẽ gây ra sự
dịch chuyển của tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng và mức giá.

48 
Sự thay
t đổi củủa tổng cầuu có thể xảy y ra theo hai hướng làà tổng cầu
tăng hoặcc tổng cầu giảm (giả đđịnh tổng cungc khôngg đổi). Nếuu thu nhập
quốc dân tăng hay dựd đoán củaa các hãng kinh doanh h về tình hìình kinh tế
tốt lên hooặc Chính phủ
p tăng chhi tiêu, giảm m thuế, giảảm lãi suất… … các yếu
tố này tácc động có thể
t làm tănng cầu tiêu dùng, tăng cầu đầu tưư, tăng chi
tiêu Chínnh phủ… do d vậy sẽ llàm tổng cầu c tăng, đường
đ tổngg cầu dịch
chuyển saang phải. Ngược
N lại, nnếu thu nhập quốc dâân giảm hay ay dự đoán
của các hããng kinh do oanh về tìnnh hình kinhh tế trở nên
n xấu hoặc C Chính phủ
giảm chi tiêu, tăng thuế,
t tăng lãi suất… các yếu tố này tác độộng có thể
làm giảm cầu tiêu dù ùng, giảm cầu đầu tư ư, giảm chi tiêu Chínhh phủ… do
vậy sẽ làm m tổng cầu u giảm, đư ường tổng cầu
c dịch ch huyển sangg trái. Khi
đường tổnng cầu thayy đổi vị trí ssẽ làm thay đổi trạng thái
t cân bằnng của nền
kinh tế từ
ừ đó làm thaay đổi các m mục tiêu kinh tế vĩ mô ô như sản lưượng, việc
làm và giiá cả. Ví dụụ như, ban đầu nền kinhk tế ở trạạng thái câân bằng tại
mức sản lượng tự nhiên
n (nền kinh tế đạt trạng thái cân bằngg trong dài
hạn). Giả sử, có thôn ng tin tích cực về triểển vọng phát triển kinnh tế trong
tương lai khiến các nhà
n đầu tư vvà các hộ gia g đình trở ở nên lạc quuan hơn và
do đó tănng cường ch n sẽ làm tăng tổng
hi tiêu tronng hiện tại, thì điều này
cầu. Tổngg cầu tăng dẫn đến sảản lượng đư ược làm ra nhiều hơnn, việc làm
cũng đượ ợc tạo ra nhhiều hơn nêên thất nghiệp giảm nhưng mức giá chung
trong nềnn kinh tế sẽ tăng lên nêên nền kinh h tế có lạm
m phát. Ngưược lại nếu
tổng cầu giảm
g sẽ kéo theo sản lượng tron ng nền kinh h tế giảm, thhất nghiệp
sẽ có xu hướng
h gia tăng và mứcc giá chung g trong nền kinh tế giảảm.

Hình 1.11. Tổngg cầu tăng trong ngắ


ắn hạn

49 
Hình 1.11 mô tả sự thay đổi trạng thái cân bằng của nền kinh tế khi
tổng cầu tăng lên. Giả sử nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn ban
đầu tại E0, khi tổng cầu AD tăng, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang
phải từ AD0 đến AD1, lúc này nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn
hạn mới tại E1. Tại E1, nền kinh tế đạt mức sản lượng mới cao hơn mức
sản lượng cũ (Y1 > Y*), thu nhập quốc dân tăng, thất nghiệp giảm; tuy
nhiên, tại E1, mức giá cả chung của nền kinh tế tăng lên ( P1 > P*) có
nghĩa là lạm phát trong nền kinh tế gia tăng.
1.3.3.2. Tác động từ tổng cung ngắn hạn
Sự thay đổi của tổng cung có thể xảy ra theo hai hướng là tổng
cung tăng hoặc tổng cung giảm (giả định tổng cầu không đổi). Nếu giá
cả của các yếu tố đầu vào giảm hay các doanh nghiệp trong nền kinh tế
ứng dụng được công nghệ hiện đại, tiên tiến trong hoạt động sản xuất
kinh doanh… các yếu tố này tác động làm tăng tổng cung ngắn hạn, do
vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu giá
cả của các yếu tố đầu vào tăng hay có sự giảm sút về số lượng cũng như
chất lượng nguồn lực trong nền kinh tế… các yếu tố này tác động làm
giảm tổng cung ngắn hạn, do vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển
sang trái. Khi đường tổng cung thay đổi vị trí sẽ làm đường thay đổi
trạng thái cân bằng của nền kinh tế từ đó làm thay đổi các mục tiêu kinh
tế vĩ mô như sản lượng, việc làm và giá cả. Ví dụ khi có các cú sốc có
lợi đối với tổng cung sẽ làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang
phải. Tổng cung tăng dẫn đến sản lượng tăng, việc làm được tạo ra
nhiều hơn nên tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức giá chung trong nền kinh tế
giảm. Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc cung bất lợi.
Khi xảy ra cú sốc cung bất lợi dẫn đến sản lượng giảm, thất nghiệp tăng
và lạm phát cũng gia tăng.

50 
Hình 1.12.
1 Tổngg cung giảm
m trong ngắn hạn

Hìnhh 1.12 mô tả tác độngg của tổng cung đến sản lượng,, việc làm,
giá cả tronng trường hợp
h tổng cuung giảm. Giả G sử ban đầu nền kinnh tế đang
cân bằng tại điểm câân bằng dàii hạn E0. KhiK nền kinh h tế suy thooái, giá cả
các yếu tốố đầu vào tăăng dẫn đếến tổng cung ngắn hạn n ASS của nnền kinh tế
giảm và dịch
d chuyển n sang tráii từ ASS saang vị trí AS
A S1. Kết qquả là, nền
kinh tế đạạt trạng tháái cân bằngg ngắn hạn mới tại E1. Tại E1, nnền kinh tế
đạt mức sản
s lượng Y1 nhỏ hơnn Y*, khiến n cho thất nghiệp
n tăng lên, trong
khi đó, mức
m giá cả chung
c m P1 lớn hơn P0 có
của nnền kinh tếế tăng lên mức
nghĩa là lạạm phát tro H tượng này được ggọi là đình
ong nền kinnh tế tăng. Hiện
lạm (lạm phát
p đi kèm m suy thoáii).

1.4. QUA
AN HỆ GIỮ
ỮA CÁC B
BIẾN SỐ KINH
K TẾ VĨ
V MÔ CƠ
Ơ BẢN
1.4.1. Chu kỳ kinh tế và sự thiếu hụt
h sản lượ
ợng
Nềnn kinh tế thịị trường củaa các nước công nghiệệp phát triểnn tiêu biểu
thường phhải chống ch họi với vấnn đề chu kỳ kinh tế. Nh
hững vấn đềề liên quan
đến chu kỳỳ kinh tế làà sự đình trệệ sản xuất, thất
t nghiệp và lạm pháát.
Chhu kỳ kinh tế là sự ddao động củ ủa sản lượ
ợng thực (GGNP/GDP
thực) xunng quanh xux hướng ttăng lên củ ủa sản lượn
ng tiềm năăng. Trong
lịch sử, các nền kinh
h tế đều trảải qua các chu kỳ kin
nh tế. Khônng thể xác

51 
định đượcc độ dài củủa một chu kỳ kinh tế vì các cú sốc
s trong nnền kinh tế
không theeo quy luậtt, nó có thểể kéo dài hàng
h chục năm, nhưnng cũng có
thể chỉ troong vài năm
m. Đường ssản lượng thực
t tế biểu
u thị các chhu kỳ kinh
tế nối tiếpp nhau. Ch
hu kỳ kinh ttế chia làm
m 4 pha chính: suy thooái, khủng
hoảng, phhục hồi và hưng
h thịnh.
Suuy thoái là pha trong đó GNP/G GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và
Nhật Bản, người ta quy
q định rằằng, khi tốc độ tăng trư ưởng GNP//GDP thực
tế mang giá
g trị âm suuốt hai quý liên tiếp th
hì mới gọi là
l suy thoáii.
Khhủng hoảng n kinh tế trrở nên tiêu điều, thất
g là pha troong đó nền
nghiệp trààn lan, các nhà máy đđóng cửa hààng loạt, v.vv…, tuy nhhiên, trong
nền kinh tế hiện đạii, điều này hiếm khi xảy
x ra do những
n biệnn pháp can
thiệp của Chính phủ để giảm nhhẹ hậu quả..
Phục hồi là ph
ha trong đóó GNP/GDP P thực tế tăăng trở lại bằng mức
ngay trướ h pha này là đáy củủa chu kỳ
ớc suy thoáái. Điểm nggoặt giữa hai
kinh tế.
Khi GNP/GDP g và bắt đầầu lớn hơn mức ngay
P thực tế ti ếp tục tăng
trước lúc suy thoái, nền kinh ttế đang ở pha
p hưng thịnh
t (hay ccòn gọi là
pha bùng nổ). Kết thúc
t pha hhưng thịnh lại bắt đầu u pha suy tthoái mới.
Điểm ngooặt từ pha hưng
h thịnh ssang pha suuy thoái mớới gọi là đỉnnh của chu
kỳ kinh tếế.

Hình 1. 13. Chu kỳ


ỳ kinh tế

52 
Hình 1.13 mô tả xu hướng của sản lượng tiềm năng và chu kỳ kinh
tế. Điểm A biểu thị sự hưng thịnh, đỉnh của một chu kỳ. Tại B, nền kinh
tế bắt đầu rơi vào thời kỳ suy thoái và tiếp tục đến khi trì trệ hay khủng
hoảng, C được gọi là đáy của chu kỳ kinh tế. Sau đó là thời kỳ phục hồi
bắt đầu tại D và cho đến thời kỳ hưng thịnh tiếp theo tại E là một chu kỳ
mới lại bắt đầu.
Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu
kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là
tốc độ tăng trưởng GNP/GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức
dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu
của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Một số
đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
Một là, tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa
lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến
nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà
xưởng cũng giảm và kết quả là GNP/GDP thực tế giảm sút.
Hai là, cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của
người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công
và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Ba là, khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào
của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả hàng hóa, dịch vụ
khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Bốn là, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng
khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống
của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm
xuống trong thời kỳ suy thoái.
Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo
chiều ngược lại.
Độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế gọi là sự
thiếu hụt sản lượng.

THIẾU SẢN
SẢN
HỤT LƯỢNG
LƯỢNG
SẢN TIỀM THỰC TẾ
LƯỢNG NĂNG

53 
Nghhiên cứu sựự thiếu hụt ssản lượng giúp
g cho viiệc tìm ra nnhững biện
pháp chốnng lại chu kỳ
k kinh tế - nhằm ổn định
đ kinh tếế.

Hộp 1.6
6. Biến độn
ng kinh tế tthế giới 201
18‐2019 

 
Suốốt  một  thập p  kỉ  qua,  năăm  2018  đánh  dấu  năm m  đầu  tiên  mmà  chu  kì 
kinh  tế  diễn 
d ra  rõ  rệ
ệt  cả  4  giai   đoạn  (Hồi  phục,  Hưng
g  thịnh,  Suyy  thoái  và 
Khủng  ho oảng).  Dựa  vào  hình  cóó  thể  thấy  Trung 
T Quốc  là  quốc  giaa  chịu  sức 
ảnh  hưở ởng  từ  cuộc  chiến  trannh  thương  mại  m cộng  vớ ới  tăng  trưởởng  nóng 
thiếu bền n vững đã b biến quốc gi a này rơi nh hanh vào ch hu kì suy thooái. Nước 
Anh cũngg chịu tiêu ccực từ áp lự ực Brexit khiến việc thương mại và  dòng vốn 
nội địa bố ốc hơi. Còn đối với Việtt Nam, với vviệc tăng GD DP bền vữngg cùng với 
hàng  loạtt  hiệp  định  thương  mạại  mới  đượcc  kí  kết,  chú úng  ta  vẫn  ttrong  giai 
đoạn hưn ng thịnh như ưng chỉ báoo cho thấy m một sự điều chỉnh lớn sắắp diễn ra 
đến từ táác động các tthị trường xxung quanh. 
nh‐te‐2018‐va‐‐nhan‐dinh‐ve‐‐nam‐2019/ 
Nguồn: htttps://dautucophieu.net/toann‐canh‐nen‐kin

1.4.22. Tăng trư


ưởng và th
hất nghiệp
Khhi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng
t cao thì một troong những
nguyên nhhân quan trọng
t là đã sử dụng tố ốt hơn các lực lượng lao động.
Như vậy tăng
t trưởng
g nhanh thì thất nghiệpp có xu hướ
ớng giảm đđi.

54 
Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng thực và tỷ lệ thất nghiệp được
lượng hóa dưới tên gọi quy luật Okun (hay quy luật 2 1).

Quy luật này nói lên, nếu GNP thực tăng 2 % trong vòng một
năm, so với GNP tiềm năng của năm đó, thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm
đúng 1%.
Quy luật này mang tính chất gần đúng và chỉ là một nhận định khái
quát về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp, ở những nước có
thị trường phát triển.
1.4.3. Tăng trưởng và lạm phát
Mối quan hệ giữa tăng trưởng là lạm phát như thế nào, đâu là
nguyên nhân, đâu là kết quả? Vấn đề này cho đến nay kinh tế học vĩ mô
vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Sự kiện kinh tế của nhiều quốc gia cho
thấy thời kỳ nền kinh tế của quốc gia hưng thịnh, tăng trưởng kinh tế cao
lạm phát thường thường có xu hướng tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên
tình huống này không phải lúc nào cũng vậy, nếu xem xét nguyên nhân
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ phía tổng cung ngắn hạn (AD – AS) thì
lạm phát lại có xu hướng giảm. Hoặc là, về mặt lý thuyết trong mô hình
AD - AS cho thấy, nếu dịch chuyển đường AD và AS đi cùng một quy
mô thì nền kinh tế có tăng trưởng mà không gây ra lạm phát.
1.4.4. Lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát và thất nghiệp luôn có mối quan hệ ràng buộc với nhau,
và đây cũng là chủ đề được bàn đến trong nhiều thập kỷ qua.
Giải thích về mối quan hệ này, nhà kinh tế học nổi tiếng
A.W.Phillips trong tác phẩm “Mối liên hệ giữa thất nghiệp và nhịp độ
thay đổi tiền lương ở Liên hiệp Anh giai đoạn 1861-1957” đã mô tả
trong đồ thị được gọi là đường cong Phillips. Đường Phillips minh họa
cho lý thuyết đánh đổi của lạm phát. Theo quan điểm này, một quốc gia
có thể mua được một mức thất nghiệp thấp hơn nếu nó sẵn sàng trả một
giá là tỷ lệ lạm phát cao hơn. Đường Phillips nói chung rất có ích cho
việc phân tích những diễn biến ngắn hạn của thất nghiệp và lạm phát.
Trong dài hạn thì mối quan hệ này cần phải được xem xét lại.

55 
Thực tế khi mà cơ chế thị trường đã được thiết lập thì mối quan hệ
giữa lạm phát - thất nghiệp - tăng trưởng kinh tế sẽ diễn ra theo quy luật
chung vốn có của nó. Vì vậy, các nhà chính sách kinh tế vĩ mô cần xử lý
tốt mối quan hệ này mới đạt được kết quả mong muốn. Nhưng làm cách
nào cho đúng thì các nhà kinh tế có thể không đưa ra được câu trả lời
chính xác về mặt khoa học vì đó là những vấn đề chuẩn tắc chứa đựng
trong những tình huống khó xử về những giá trị chính trị - xã hội. Vai trò
thích hợp ở đây là sử dụng công cụ để đưa ra các câu hỏi thực chứng,
ước tính được những cái được và mất trong vấn đề lạm phát và thất
nghiệp tương ứng với các cách tiếp cận về chính sách khác nhau.

56 
THUẬT NGỮ VIỆT ANH

Kinh tế học Economics


Kinh tế vi mô Microeconomics
Kinh tế vĩ mô Macroeconomics
Chu kỳ kinh doanh, chu kỳ kinh tế Business cycle
Chính sách tài khóa Fiscal Policy
Chính sách tiền tệ Monetary Policy
Tổng cầu AD: Aggregate Demand
Tổng cung AS: Aggregate Supply
Tổng cung ngắn hạn ASS: Short run Aggregate Supply
Tổng cung dài hạn ASL: Long run Aggregate Supply
Sản lượng, thu nhập quốc gia Y: Output, Income
Sản lượng tiềm năng Y*: Potential Output
Tỷ lệ thất nghiệp U: Unemployment rate
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên U*: Natural rate of unemployment
Tốc độ tăng trưởng kinh tế gY: Economic growth rate
Tỷ lệ lạm phát gP: Inflation rate

57 
CÂU HỎI THỰC HÀNH

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp đánh theo chữ số dưới đây:
a. Kinh tế học vĩ mô d. Tổng cầu
b. Sản lượng tiềm năng e. Đường tổng cung dài hạn
c. Tổng cung
1. Tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ (tổng sản phẩm quốc dân)
mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả,
thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho.
2. Sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều
kiện toàn dụng nhân công mà không gây lạm phát.
3. Môn khoa học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách
một tổng thể.
4. Tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanh nghiệp sẽ sản
xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với mức giá cả, khả năng sản
xuất và chi phí sản xuất đã cho.
5. Đường thẳng đứng song song với trục tung cắt trục hoành ở mức
sản lượng tiềm năng.
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Các mục tiêu cơ bản trong kinh tế vĩ mô cơ bản là.............
2. Các công cụ của kinh tế vĩ mô chủ yếu bao gồm.................
3. Theo cách tiếp cận hệ thống, Hệ thống kinh tế vĩ mô do P.A.
Samuelson mô tả được đặc trưng bởi........... yếu tố bao gồm ....................
4. Thu nhập quốc dân, các chính sách kinh tế vĩ mô, tâm lí tập quán
tiêu dùng,... ảnh hưởng đến sự biến động của...........................................
5. Giá cả của các yếu tố đầu vào, trình độ khoa học công nghệ,
nguồn lực,... ảnh hưởng đến sự biến động của............................................

58 
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Vấn đề nào dưới đây liên quan tới kinh tế học vĩ mô
a. Ảnh hưởng của tăng cung tiền đối với lạm phát
b. Ảnh hưởng của công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế
c. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với tiết kiệm quốc dân
d. Tất cả các vấn đề trên
2. Những nhân tố nào dưới đây sẽ làm cho đường AD dịch chuyển:
a. Thu nhập quốc dân tăng
b. Chi tiêu của Chính phủ tăng
c. Giá cả của các yếu tố đầu vào tăng
d. Câu a và câu b
3. Trong mô hình AD-AS, tiến bộ khoa học công nghệ làm cho
đường AS:
a. Dịch chuyển sang phải
b. Dịch chuyển sang trái
c. Trượt dọc lên phía trên
d. Trượt dọc xuống phía dưới
4. Chu kỳ kinh doanh là sự giao động của
a. GNP danh nghĩa xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng
tiềm năng
b. GNP danh nghĩa xung quanh xu hướng giảm đi của sản lượng
tiềm năng
c. GNP thực xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng tiềm
năng
d. GNP thực xung quanh xu hướng giảm đi của sản lượng tiềm
năng

59 
5. Mối quan hệ nào dưới đây được phản ánh thông qua quy luật
Okun
a. Lạm phát và thất nghiệp
b. Lạm phát và tăng trưởng
c. Tăng trưởng và thất nghiệp
d. GNP thực và GNP danh nghĩa
IV. Đúng/Sai
1. Sản lượng tiềm năng luôn là mức sản lượng lớn nhất mà nền
kinh tế có thể sản xuất ra.
2. Khi mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi sẽ xảy ra hiện
tượng di chuyển dọc trên đường tổng cung (AS).
3. Khi giá cả của các yếu tố đầu vào thay đổi sẽ làm đường tổng
cầu (AD) dịch chuyển sang vị trí khác.
4. Trên mô hình AD-AS, nếu Chính phủ tăng chi tiêu (G), lạm phát
và thất nghiệp trong nền kinh tế cùng tăng lên.
5. Theo định luật Okun, tăng trưởng và việc làm có mối quan hệ
cùng chiều.

60 
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vĩ
mô, phân biệt với kinh tế học vi mô? Hãy cho biết phương pháp nghiên
cứu của kinh tế học vĩ mô?
2. Phân tích các mục tiêu của kinh tế học vĩ mô?
3. Trình bày các công cụ điều tiết nền kinh tế (hay các chính sách
kinh tế vĩ mô)?
4. Trình bày nội dung cơ bản của tổng cầu? Tại sao đường tổng cầu
có độ dốc âm?
5. Trình bày nội dung cơ bản của tổng cung? Sự khác nhau giữa
đường AS ngắn hạn và AS dài hạn là gì?
6. Phân tích các yếu tố làm dịch chuyển và di chuyển dọc đường
tổng cầu và tổng cung ngắn hạn?
7. Thông qua mô hình AD - AS hãy phân tích các biến động kinh
tế vĩ mô (sản lượng, giá cả, việc làm) khi có biến động từ phía tổng cầu
hoặc tổng cung ngắn hạn?
8. Nêu các mối quan hệ kinh tế vĩ mô cơ bản xảy ra trong kinh tế
học vĩ mô?

61 
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích khái quát tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong
5 năm gần đây, so sánh với các mục tiêu (chỉ tiêu) kinh tế vĩ mô do
Chính phủ đề ra hàng năm và lý giải nguyên nhân?
2. Phân tích các biến động vĩ mô xảy ra do các cú sốc tổng cầu trên
mô hình AD - AS, liên hệ thực tiễn Việt Nam trong thời gian gần đây?
3. Phân tích các biến động vĩ mô xảy ra do các cú sốc tổng cung
trên mô hình AD - AS, liên hệ thực tiễn Việt Nam trong thời gian gần
đây?
4. Phân tích về các chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản mà Chính phủ
Việt Nam đang thực thi hiện nay?

62 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình
dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục
Việt Nam, tái bản lần thứ chín.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô,
NXB Lao động - Xã hội.
3. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2017), Kinh tế vĩ mô,
NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
4. David Begg, Stanley Fisher và Rudiger Dornbusch (2011),
Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, tr. 263-276.
5. N.Gregory Mankiw (2010), Macroeconomics, 8th Edition,
NewYork Worth Publishers.
6. Nguyễn Văn Công (2006), Bài tập Kinh tế vĩ mô I, NXB Lao
động.
7. Nguyễn Văn Ngọc (2001), Hướng dẫn giải bài tập Kinh tế vĩ
mô, NXB Thống kê.
8. Nguyễn Văn Dần, Đỗ Thị Thục (2018), Giáo trình Kinh tế học
vĩ mô I, NXB Tài chính.
9. Phan Thế Công (2017), Kinh tế vĩ mô Lý thuyết và Chính sách,
NXB Thống kê.
10. Rudiger.D, Stanley Fisher & Richard.S (2001),
th
Macroeconomics, 8 Edition.
11. Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Kinh tế
học - tập 2, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
12. Vũ Hoàng (2012), Bức tranh lạm phát Việt Nam năm 2011,
truy cập tại trang web:
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnams-inflation-in-
2011-vhoang-01012012121525.html, ngày truy cập: 25/2/2019.

63 
13. Lê Quốc Hưng (2012), Lạm phát Việt Nam, nguyên nhân căn
bản và giải pháp kiềm chế trong thời gian tới.
14. Thanh Nhung (2019), Năng suất lao động toàn nền kinh tế năm
2018 ước đạt 102 triệu đồng/lao động, truy cập tại trang web:
http://baodansinh.vn/nang-suat-lao-dong-toan-nen-kinh-te-nam-
2018-uoc-dat-102-trieu-donglao-dong-d88806.html, ngày truy cập:
24/3/2019.
15. Paul A Samuelson, William D. Nordhalls (2007), Kinh tế học
tập 2, NXB Tài chính, tr. 351-394.
16. Diệu Thiện (2019), Tăng năng suất lao động: “Chìa khóa” để
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, truy cập tại trang web:
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019-03-
21/tang-nang-suat-lao-dong-chia-khoa-de-nang-cao-nang-luc-canh-
tranh-quoc-gia-69150.aspx, ngày truy cập: 25/3/2019.
17. Tổng cục Thống kê (2019), Tình hình kinh tế - xã hội năm
2018, truy cập tại trang web:
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037,
ngày truy cập: 20/2/2019.
18. Tổng cục Thống kê (2019), Số liệu thống kê: Tài khoản quốc
gia, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715
19. Tổng cục Thống kê (2019), Số liệu thống kê: Dân số và lao
động, truy cập tại trang web:
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714
20. Tổng cục Thống kê (2019), Số liệu thống kê: Thương mại, giá
cả, truy cập tại trang web: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=720

64 
CHƯƠNG 2

ĐO LƯỜNG CÁC CHỈ TIÊU


KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này bạn có thể: 
‐ Hiểu được nền kinh tế được đo lường như thế nào. 
‐  Hiểu  và  tính  được  sản  lượng  của  quốc  gia  thông  qua  các  phương 
pháp tính GDP. 
‐  Hiểu  được  lạm  phát  được  đo  lường  thông  qua  chỉ  số  giá  và  cách 
tính lạm phát thông qua các chỉ số CPI, PPI và DGDP,  đồng thời hiểu 
được thất nghiệp được tính toán như thế nào. 
‐ Hiểu được mối quan hệ của các khu vực kinh tế, các tác nhân kinh 
tế thông qua đồng nhất thức kinh tế vĩ mô. 
CHỦ ĐỀ 
 ‐ Các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia 
 ‐ Các chỉ tiêu đo lường sự biến động giá cả 
‐ Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp 
‐ Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản. 

Trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển rộng
rãi như bây giờ thì mỗi ngày chúng ta đều có thể nghe, nhìn, tiếp nhận
những thông tin kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP - Gross Domestic Product), tổng sản phẩm quốc dân

65 
(GNP - Gross National Product), chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Comsumer
Price Index), tốc độ tăng giá tiêu dùng hay những thông tin về việc làm,
thất nghiệp và nhiều chỉ tiêu vĩ mô khác. Trong chúng ta ít nhất cũng một
đôi lần suy nghĩ về ý nghĩa của các chỉ tiêu này cũng như mối quan hệ
giữa một số vấn đề kinh tế. Bởi vậy trong nội dung chương này chúng ta
đi vào tìm hiểu ý nghĩa, cách thức đo lường các đại lượng vĩ mô quan
trọng của quốc gia (sản lượng, giá cả, việc làm - thất nghiệp) và một số
mối quan hệ kinh tế thông qua các đồng nhất thức.

2.1. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA


Sản lượng và thu nhập của một nền kinh tế là một trong những biến
số vĩ mô quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân, là kết quả của hoạt
động kinh tế và là cơ sở quan trọng đảm bảo phúc lợi kinh tế của người
dân. Sản lượng của quốc gia thường được đo lường bởi các chỉ tiêu GDP,
GNP hoặc một vài chỉ tiêu đo lường thu nhập khác.
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân
2.1.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP)
Một nền kinh tế có rất nhiều ngành kinh tế, mỗi ngành kinh tế lại
có rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tạo ra rất nhiều loại
hàng hóa và dịch vụ với các đơn vị đo khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà
thống kê kinh tế là cần tính toán tổng giá trị được tạo ra bởi các hàng hóa
dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế thông qua chỉ tiêu GDP.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP đo lường tổng giá trị thị trường của
tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi
lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là
một năm).
GDP là chỉ tiêu tổng giá trị tính theo giá thị trường (biểu hiện bằng
tiền, ví dụ như tỷ USD/tỷ VND). GDP là con số chúng ta rút ra được khi
áp dụng thước đo bằng tiền cho vô số các hàng hoá và dịch vụ khác nhau,
từ giá trị của dịch vụ xem phim đến giá trị của chiếc điện thoại, mà một
nền kinh tế sản xuất ra bằng các nguồn lực đất đai, lao động và vốn.
Dùng giá thị trường để tính toán GDP vì đây là số tiền mà mọi người sẵn
sàng chi trả ứng với các hàng hóa và dịch vụ đó.

66 
GDP chỉ tính cho những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Sản phẩm
cuối cùng là những sản phẩm sản xuất và bán để tiêu dùng hoặc đầu tư.
GDP không tính đến các hàng hoá trung gian - là những sản phẩm được sử
dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác. Ví dụ, GDP tính giá trị của bánh
mì mà không phải lúa mì nếu lúa mì đó dùng làm nguyên liệu sản xuất ra
bánh mì, tính ô tô nhưng không tính thép nếu thép đó dùng để sản xuất các
bộ phận của ô tô. Chúng ta chỉ tính bánh mì và ô tô trong GDP nhưng
không được tính lúa mì hoặc thép để tránh tính trùng. Tuy nhiên, cần lưu ý
một trường hợp ngoại lệ, khi hàng hóa trung gian là hàng tồn kho của
doanh nghiệp, không đem ra bán trong kì này mà để dự trữ bán trong
tương lai. Trong trường hợp này, hàng hóa trung gian được coi là đầu tư
vào hàng tồn kho tính vào GDP của kì này, nhưng khi hàng tồn kho này
được sử dụng hoặc bán thì đầu tư vào hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ
hạch toán giảm, do đó GDP kì sau sẽ giảm một lượng tương ứng.
GDP đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong
một khoảng thời gian nhất định, thông thường là một năm. Ví dụ, tất cả
các sản phẩm được sản xuất ra từ ngày 1.1.2019 đến 31.12.2019 sẽ được
tính vào GDP của năm 2019, nó không bao gồm các hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra trong quá khứ.
GDP chỉ tính giá trị các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong
phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia mà không quan tâm đến việc
ai là người sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ đó. Điều này có nghĩa là
tất cả các hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ của một nước sẽ
tính vào GDP của nước đó, cho dù người sản xuất ra nó là các nhà sản
xuất trong nước hay nước ngoài.
Như vậy, GDP bao gồm hai bộ phận:
Thứ nhất, lượng hàng hóa và dịch vụ do công dân nước sở tại tạo ra
ở trong nước.
Thứ hai, lượng hàng hóa và dịch vụ do công dân nước ngoài tạo ra
ở nước sở tại.
2.1.1.2. Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP)
Ngoài GDP sản lượng và thu nhập của nền kinh tế còn được đo
lường bởi chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Vậy GNP là gì, sự

67 
khác biệt của GNP so với GDP là gì và mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này
như thế nào sẽ được xem xét trong phần tiếp theo đây.
Tổng sản phẩm quốc dân GNP đo lường tổng giá trị thị trường của
tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước sản
xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường tính là một năm).
Chỉ tiêu GNP về cơ bản có cách đo lường giống chỉ tiêu GDP, chỉ
khác một điều duy nhất là trong khi GDP là chỉ tiêu theo phạm vi lãnh
thổ kinh tế (chỉ tính những hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong
phạm vi lãnh thổ kinh tế, không quan tâm do công dân nước sở tại hay
công dân nước ngoài sản xuất ra), thì GNP là chỉ tiêu theo quyền sở hữu
(chỉ tính những hàng hoá, dịch vụ do công dân một nước sản xuất ra mà
không cần quan tâm hàng hóa và dịch vụ đó đang được tạo ra ở trong
nước hay nước ngoài). Như vậy, GNP khác GDP ở chỗ, GNP bao gồm
thu nhập do công dân một nước tạo ra ở nước ngoài nhưng không bao
gồm thu nhập do công dân nước ngoài tạo ra ở trong nước, do đó, chúng
ta có đẳng thức thể hiện mối quan hệ giữa GNP và GDP như sau:
𝑮𝑵𝑷 𝑮𝑫𝑷 𝑵𝑰𝑨
Với NIA là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NIA - Net Factor
Income from Abroad), được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập do công
dân nước sở tại tạo ra ở nước ngoài với thu nhập tạo ra ở nước sở tại của
công dân nước ngoài.
Khi NIA > 0, tức thu nhập của công dân nước sở tại tạo ra ở nước
ngoài lớn hơn thu nhập do công dân nước ngoài tạo ra ở nước sở tại, dẫn
đến GNP > GDP.
Khi NIA < 0, tức thu nhập của công dân nước sở tại tạo ra ở nước
ngoài nhỏ hơn thu nhập do công dân nước ngoài tạo ra ở nước sở tại, dẫn
đến GNP < GDP.
Khi NIA = 0 tức thu nhập của công dân nước sở tại tạo ra ở nước
ngoài bằng đúng phần thu nhập do công dân nước ngoài tạo ra ở nước sở
tại, dẫn đến GNP = GDP.

68 
2.1.2. Các chỉ tiêu khác có liên quan
2.1.2.1. Tổng sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product -
NNP)
Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là phần còn lại của GNP sau
khi trừ đi khấu hao (De).
𝑵𝑵𝑷 𝑮𝑵𝑷 𝑫𝒆
Khấu hao là phần hao mòn của các tài sản cố định như máy móc,
thiết bị, nhà xưởng… xảy ra trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch
vụ. Chính vì vậy, phần tài sản bị hao mòn này không trở thành thu nhập
của cá nhân, xã hội và không tham gia vào quá trình phân phối cho các
thành viên trong xã hội. Khấu hao được coi là chi phí để sản xuất sản
phẩm cho nền kinh tế, nên việc bóc tách khấu hao ra khỏi tổng sản lượng
của nền kinh tế sẽ cho thấy rõ hơn kết quả ròng của hoạt động kinh tế.
2.1.2.2. Thu nhập quốc dân Y
Thu nhập quốc dân (Y) là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc
dân ròng (NNP) sau khi trừ đi thuế gián thu (Te).
Thu nhập quốc dân còn có thể được tính bằng cách lấy tổng sản
phẩm quốc dân trừ đi khấu hao và thuế gián thu:
𝒀 𝑮𝑵𝑷 𝑫𝒆 𝑻𝒆
𝒀 𝑵𝑵𝑷 𝑻𝒆
Thuế gián thu thường là các sắc thuế điều tiết thuế vào hàng hoá
dịch vụ. Thuế gián thu là loại thuế đánh gián tiếp vào người thực sự
chịu thuế, tức người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một
người. Ở nước ta thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… Vì doanh nghiệp phải
nộp thuế gián thu cho Chính phủ nên thuế gián thu không phải là thu
nhập của doanh nghiệp. Do đó sau khi trừ thuế gián thu ra khỏi NNP,
chúng ta có được chỉ tiêu thu nhập quốc dân. Thu nhập quốc dân là chỉ
tiêu cho chúng ta biết mọi người trong nền kinh tế nhận được bao nhiêu
thu nhập.

69 
2.1.2.3. Thu nhập có thể sử dụng YD
Thu nhập có thể sử dụng YD (hay còn gọi là thu nhập khả dụng) là
phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia đình nộp lại các loại
thuế trực thu (Td) hoặc các loại phí ngoài thuế và nhận được các trợ cấp
(Tr) của Chính phủ hoặc các doanh nghiệp.
𝒀𝑫 𝒀 𝑻𝒅 𝑻𝒓
Trong đó: Td - Thuế trực thu.
Tr - Trợ cấp.
Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào người chịu thuế, khi đó
người nộp thuế và người chịu thuế là một. Đây là loại thuế chủ yếu đánh
vào thu nhập, ví dụ thu nhập do lao động, thu nhập do thừa kế tài sản của
cha ông để lại, các loại đóng góp của cá nhân như bảo hiểm xã hội, lệ phí
giao thông,…
Thu nhập của các hộ gia đình kinh doanh cá thể hay chung vốn
cũng là một dạng thuế trực thu và phải trừ ra từ thu nhập quốc dân. Các
loại thuế lợi tức đánh vào các công ty cổ phần và phần lợi nhuận không
chia của các công ty để lại để tích lũy tái sản xuất mở rộng, cũng không
nằm trong thành phần thu nhập có thể sử dụng YD.
Toàn bộ thu nhập có thể sử dụng YD chỉ bao gồm thu nhập mà các
hộ gia đình có thể tiêu dùng (C) và để dành hay tiết kiệm (S). Ta có:
𝒀𝑫 𝑪 𝑺
Các chỉ tiêu đo lường thu nhập, sản lượng của nền kinh tế kể trên
có mối quan hệ với nhau và biến động cùng chiều với sự thay đổi của
GDP. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu GNP, GDP, Y và YD được tổng hợp
theo hình 2.1:

70 
Thu nhập Thu nhhập
yếu tố
ố ròng yếu tố
ố ròng
từ nước ngoài từ nướớc ngoài

H
Hình 2.1. Mối
M quan hệệ giữa các chỉ tiêu tổn
ng sản phẩẩm
vvà thu nhậập

2.1.33. Các phư


ương pháp xác định GDP
G
2.1.33.1. Sơ đồ luân chuyểển kinh tế vĩ
v mô
Mộtt nền kinh tết đầy đủ bbao gồm hààng triệu đơ
ơn vị kinh ttế như các
hộ gia đìnnh, các doaanh nghiệp, các cơ quaan nhà nướớc Trung ươơng và địa
phương vàv người nư ước ngoài ((là cá nhân
n hoặc tổ chức).
c Từ ccác đơn vị
kinh tế nàày tạo nên một
m mạng llưới chằng chịt các giao dịch kinnh tế trong
quá trình tạo ra tổng sản phẩm hhàng hóa và
v dịch vụ.
Nếuu như nhìn vào
v tổng thhể này thì chúng
c ta thấy rất khó có thể xác
định các giao dịch kinh
k tế để đưa ra phương pháp p tính toán GDP một
cách có cơ
c sở khoa học. Vì vậậy, để nghiiên cứu đư ược nội dunng vấn đề,
trước hết ta sẽ bắt đầu
đ bằng viiệc xem xéét một nền kinh tế giảản đơn với
các giả định:
- Khhông có khu
u vực Nhà nnước (Chín
nh phủ).
- Bỏỏ qua yếu tố
ố người nướớc ngoài.
Nhưư vậy, để đơn
đ giản hóóa, chúng ta xét một nền kinh ttế chỉ bao
gồm 2 tácc nhân: cácc hộ gia đìnnh và các doanh
d nghiệp và hai tthị trường
tổng hợp:: thị trường hị trường hààng hóa dịchh vụ.
g yếu tố sảnn xuất và th

71 
Hình 2.2
2. Sơ đồ dòòng luân ch
huyển kinh
h tế vĩ mô

Sơ đồ
đ dòng lu uân chuyển kinh tế vĩĩ mô trong hình 2.2 ggợi lên hai
g sản phẩm trong một nền kinh tếế.
cách tính khối lượng
- Thheo cung trêên, chúng tta có thể tín
nh tổng giáá trị của cácc hàng hóa
và dịch vụụ được sản xuất ra tronng nền kinh h tế.
- Thheo cung dưới,
d chúngg ta có thể tính tổng mức
m thu nhhập từ các
yếu tố sảnn xuất.
Nếuu giả định rằng
r toàn bbộ số thu nhập
n của các hộ gia đđình được
đem chi tiiêu hết để mua
m hàng hhóa và dịch h vụ; rằng các
c doanh nnghiệp bán
được hết hàng hóa và v dùng tiềnn thu đượcc để tiếp tụcc triển khaii sản xuất;
rằng lợi nhuận
n của các
c hãng kiinh doanh cũng
c là mộtt khoản thuu nhập của
các hộ gia đình, thì giá trị thuu được từ hai
h cách tín nh toán trênn đây phải
bằng nhauu vì chi tiêêu của ngườời này cũng h thu nhập của người
g trở thành
khác, tổngg thu nhập trong nền kinh tế ph hải bằng tổnng chi tiêu trong nền
kinh tế.
Tuyy nhiên, trêên thực tế nnền kinh tếế phức tạp hơn, khônng chỉ bao
gồm các hộ gia đình và các ddoanh nghiệp mà còn n có sự thamam gia của
Chính phủủ và nước ngoài. Khii đó, thu nhập của cáác hộ gia đđình không
hoàn toànn chi tiêu hếết cho hàngg hóa và dịcch vụ sản xuất trong nnước mà sẽ
dành một phần để nộpn thuế vàà một phần để tiết kiệm, một phầần để mua

72 
hàng hóa nước ngoài. Ngoài ra, các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
không chỉ có hộ gia đình mua mà còn có các doanh nghiệp, Chính phủ và
nước ngoài mua. Nhưng, dù là ai mua hàng hóa và dịch vụ thì cũng đều
có bên bán và bên mua, thu nhập của người bán sẽ tương ứng với khoản
chi tiêu của người mua, do vậy về tổng thể thì chi tiêu luôn bằng thu
nhập, nên GDP tính theo chi tiêu cũng bằng GDP tính theo thu nhập.
2.1.3.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm
Sơ đồ vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô cho thấy, có thể xác định
GDP theo giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong
nền kinh tế. Chúng ta gọi tắt là phương pháp xác định GDP theo luồng
sản phẩm hay còn gọi là phương pháp chỉ tiêu.
𝑮𝑫𝑷 𝑪 𝑰 𝑮 𝑵𝑿
Tiêu dùng của các hộ gia đình (C - Private Consumption)
Tiêu dùng của các hộ gia đình bao gồm tổng giá trị hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi
dùng trong đời sống hàng ngày của họ, ví dụ hoa quả, bánh kẹo, thực
phẩm, phương tiện giao thông...
Như vậy, GDP chỉ bao gồm những sản phẩm được bán và bỏ sót
nhiều hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình tự sản xuất để tiêu dùng
mà không phải để bán, hoặc những hàng hóa dịch vụ, nhìn chung không
được mua bán trên thị trường nhưng rất cần thiết cho đời sống của gia
đình. Chẳng hạn, nông sản do các gia đình nông dân tự sản xuất, tự chi
tiêu; công việc của các nhà nội trợ, một bữa tiệc do các thành viên trong
gia đình tự làm lấy... Tuy nhiên, tổng hợp các khoản chi tiêu cho tiêu
dùng của các hộ gia đình theo thống kê cũng đã chiếm vào khoảng 60% -
70% GDP của một đất nước.
Đầu tư tư nhân (I - Investment)
Tổng sản phẩm quốc nội không chỉ bao gồm các hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng của các hộ gia đình mà còn bao gồm cả hàng hóa đầu tư mà
các hãng kinh doanh mua sắm để tái sản xuất mở rộng. Hàng hóa đầu tư
bao gồm trang thiết bị là các tài sản cố định của doanh nghiệp, nhà ở của

73 
dân cư, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn kho của các
hãng kinh doanh.
Như vậy, khái niệm đầu tư ở đây khác với khái niệm đầu tư nói
chung. Đầu tư theo cách hiểu của các nhà kinh tế, ứng dụng trong hạch
toán GDP là việc mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tư bản dưới
dạng hiện vật như nhà máy mới, công cụ mới...
Không nên nhầm lẫn khái niệm trên với quan niệm đầu tư của các
nhà kinh doanh như việc sử dụng vốn để mua cổ phần, cổ phiếu hay mở
một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Đó chỉ là hành động thay đổi thành
phần tính tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp, không làm cho tổng sản
phẩm cố định của đất nước tăng lên.
Đầu tư dùng trong hạch toán GDP phải là tổng đầu tư trong nước
của khu vực tư nhân, bao gồm hai bộ phận: khấu hao tài sản cố định (là
chi tiêu để bù đắp giá trị của tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình
sản xuất, hay còn gọi là khấu hao) và đầu tư ròng (là khoản chi tiêu của
doanh nghiệp để tăng quy mô sản xuất).

Khấu
Tổng Đầu tư hao tài
đầu tư ròng sản cố
định

(Trong tính toán GDP, ta tính tổng đầu tư chứ không phải đầu tư ròng).
Như đã nêu ở trên, đầu tư của doanh nghiệp còn bao gồm khoản
chênh lệch về hàng tồn kho. Hàng tồn kho hay dự trữ là những hàng hóa
được giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này. Thực chất của hàng tồn kho
là một loại tài sản lưu động. Đó là những vật liệu hay các yếu tố đầu vào
của sản xuất sẽ được sử dụng trong chu kỳ sản xuất tới, hoặc các thành
phẩm chờ bán ra trong thời gian tới. Nhưng theo quy định, chúng được
xếp vào hàng hóa đầu tư khi tính toán GDP.
Khái niệm này chỉ rõ phần tổng sản phẩm quốc nội - hay một phần
của khả năng sản xuất của xã hội - dùng để tạo vốn cơ bản cho nền kinh
tế, chứ không phải tiêu dùng cho hiện tại. Đầu tư có tác dụng tái sản xuất

74 
mở rộng, như vậy cũng có tác dụng tăng tiêu dùng trong tương lai. Đầu
tư là việc giảm tiêu dùng hiện tại, là kết quả của quá trình tích lũy: tích
lũy từ khu vực tư nhân và khu vực Chính phủ.
Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G - Government
Purchase of goods and services)
Chính phủ cũng là một tác nhân kinh tế - một người tiêu dùng lớn
nhất. Hàng năm, Chính phủ các nước phải chi tiêu những khoản tiền rất
lớn vào việc xây dựng đường sá, trường học, bệnh viện, quốc phòng, an
ninh và trả lương cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước. Toàn bộ
chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ đều được tính vào luồng sản phẩm, ký
hiệu là (G).
Tuy nhiên không phải mọi khoản chi tiêu trong ngân sách Nhà
nước đều được tính vào GDP, mà chỉ bao gồm những khoản chi tiêu
để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Những khoản chi tiêu thanh toán
chuyển nhượng (Tr) không được tính vào GDP, bao gồm: bảo hiểm xã
hội cho người già, tàn tật, những người thuộc diện chính sách, trợ cấp
thất nghiệp... Những khoản chi tiêu này không tương ứng với một
hàng hóa và dịch vụ nào mới được sản xuất ra trong nền kinh tế mà
chỉ đơn thuần là chuyển tiền từ Chính phủ sang các hộ gia đình, do đó
không làm tăng GDP.
Chi tiêu của Chính phủ được tài trợ chủ yếu bằng thuế (TA). Thuế
thì bao gồm hai loại là: thuế trực thu và thuế gián thu. Khi tính GDP theo
cung trên tức là tính theo luồng hàng hóa và dịch vụ, chúng ta chưa cần
quan tâm đến việc xử lý vấn đề thuế khóa. Vì rằng, bản thân giá cả thị
trường đã bao gồm trong đó các loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa
tiêu dùng cuối cùng.
Xuất khẩu và nhập khẩu (X - Exports và IM - Imports)
Các nước có nền kinh tế mở đều tham gia vào các hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đây là bộ phận cấu thành cuối cùng của
GDP và bộ phận này ngày càng quan trọng trong những năm gần đây.
Hàng xuất khẩu là những hàng hóa được sản xuất ở trong nước
nhưng được bán ra cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Hàng nhập khẩu là

75 
những hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài nhưng được mua để phục vụ
cho nhu cầu hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ trong nước.
X thể hiện tổng giá trị xuất khẩu. GDP giữ lại số tiền một đất nước
tạo ra, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất cho tiêu dùng của
một quốc gia khác, do đó phải tính cả xuất khẩu.
IM thể hiện tổng giá trị nhập khẩu. Nhập khẩu bị loại trừ ra khỏi
GDP bởi GDP chỉ tính những hàng hóa được sản xuất ra trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia, nhưng hàng hóa nhập khẩu đã ẩn trong G, I hoặc C,
nên phải bị loại trừ để tránh việc tính những hàng hóa được cung cấp từ
nước ngoài vào tiêu dùng nội địa.
Phần chênh lệch giữa xuất khẩu (X) và nhập khẩu (IM) được gọi là
xuất khẩu ròng (NX - Net export).
2.1.3.3. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập
Khác với phương pháp tính GDP theo giá trị sản phẩm đầu ra,
phương pháp này tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất
mà các doanh nghiệp phải thanh toán như tiền công, tiền trả lãi do vay
vốn, tiền thuê nhà, thuê đất và lợi nhuận - phần thưởng cho sự mạo hiểm
trong kinh tế. Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán trở thành
thu nhập của dân chúng.
Theo phương pháp này GDP bao gồm tổng các bộ phận cấu thành
sau đây:
- Chi phí tiền công, tiền lương (W): là lượng thu nhập nhận được do
cung cấp sức lao động.
- Chi phí thuê vốn (Lãi suất - i): là thu nhập nhận được do cho vay
vốn, tính theo một mức lãi suất nhất định.
- Chi phí thuê nhà, thuê đất (r): là khoản thu nhập có được do cho
thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài sản khác. Thực chất nó bao gồm hai
phần, một là khấu hao tài sản cho thuê và hai là lợi tức của chủ sở hữu
tài sản.
- Lợi nhuận (𝜋): là khoản thu nhập còn lại của doanh thu do bán
sản phẩm sau khi đã thanh toán tất cả các chi phí sản xuất.

76 
- Khấu hao (De): là khoản tiêu dùng để bù đắp giá trị hao mòn của
tài sản cố định.
- Thuế gián thu (Te): là thuế gián tiếp đánh vào thu nhập, được coi
là một khoản chi phí để sản xuất ra luồng sản phẩm.
Công thức chung xác định GDP theo luồng thu nhập trong trường
hợp đơn giản nhất, tức là trường hợp nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia
đình và doanh nghiệp, chưa tính tới khấu hao như sau:
𝑮𝑫𝑷 𝒘 𝒊 𝒓 𝝅
Trong nền kinh tế có yếu tố Chính phủ và khu vực nước ngoài, khi
tính GDP theo phương pháp này cần có 2 điều chỉnh như sau:
𝑮𝑫𝑷 𝒘 𝒊 𝒓 𝝅 𝑻𝒆 𝑫𝒆
2.1.3.4. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng
Để xác định GDP theo phương pháp này, trước hết chúng ta cần
phải làm rõ khái niệm về giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng là khoản chênh
lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh nghiệp với khoản mua vào về
vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác (hay giá trị hàng hóa trung
gian mua từ doanh nghiệp khác), mà đã được dùng hết trong việc sản
xuất ra sản lượng đó.
𝒏

𝑮𝑫𝑷 𝑽𝑨𝒊
𝒊 𝟏

Trong đó:

Giá trị đầu


Giá trị sản vào mua
VAi lượng của
doanh
hàng tương
ứng của
doanh
nghiệp i
nghiệp i

Để tránh tính trùng, cần chú ý chỉ đưa vào GDP những hàng hóa
cuối cùng, loại bỏ các hàng hóa trung gian dùng để tạo nên hàng hóa cuối
cùng đó, hoặc chỉ cộng giá trị gia tăng ở từng giai đoạn sản xuất (do đó
còn gọi là GDP tính theo phương pháp sản xuất). Cộng giá trị gia tăng

77 
của các đơn vị sản xuất trong cùng một ngành, rồi cộng giá trị gia tăng
của các ngành trong nền kinh tế, chúng ta thu được một con số đúng
bằng chi tiêu cho hàng hóa cuối cùng, hay chính là GDP.
2.1.4. Ý nghĩa và cách sử dụng các chỉ tiêu
2.1.4.1. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích
kinh tế vĩ mô
Hai chỉ tiêu này là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của
một quốc gia. Chỉ tiêu GDP và GNP là hai chỉ tiêu đo lường quy mô kinh
tế của một nước, nó cho biết trong một năm, một quốc gia sản xuất ra
bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ. Nếu chỉ xét về mặt kinh tế thì hai chỉ tiêu
này là hai chỉ tiêu được dùng phổ biến và thống nhất trên toàn thế giới để
đo lường quy mô một nền kinh tế.
Hai chỉ tiêu này là cơ sở để tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế,
tăng trưởng thu nhập và biến động giá cả trong nền kinh tế qua các thời
kì khác nhau.
Hai chỉ tiêu này cùng với các chỉ tiêu bình quân đầu người thường
được dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư.
Mức sống dân cư của một quốc gia có tăng lên hay không phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó sản lượng quốc gia và thu nhập quốc dân là yếu tố
tiên quyết, là nền tảng để giúp cải thiện phúc lợi kinh tế và mức sống
người dân.
Hai chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh
tế dài hạn và kế hoạch tiền tệ, ngân sách ngắn hạn. Vì đây là hai chỉ tiêu
quan trọng nhất để đo lường quy mô một nền kinh tế và nó có mối quan
hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, nên nó sẽ là căn cứ để các nhà
hoạch định chính sách xây dựng và điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ
mô sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và giúp thực hiện được các
mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Từ phân tích ở trên cho thấy GDP hay GNP là những chỉ tiêu tốt để
phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia và mức sống người dân.
Tuy nhiên, bản thân các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia này vẫn có
những hạn chế nhất định, nên chúng không phải là những chỉ tiêu hoàn

78 
hảo, toàn diện trong phân tích kinh tế. GDP không phản ánh chính xác,
đầy đủ kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
GDP chỉ tính giá trị của các hàng hoá và dịch vụ được mang ra trao đổi,
mua bán trên thị trường và được hạch toán chính thức. Do vậy các hoạt
động sản xuất tự cung, tự cấp hoặc các hoạt động kinh tế ngầm, hoạt
động không khai báo, buôn bán nhỏ sẽ không hoặc khó quan sát, thống
kê, tính toán vào GDP hoặc GNP. Ngoài ra GDP hay GNP cũng không
phản ánh được sự thay đổi chất lượng của hàng hoá theo thời gian.
Các nhà kinh tế vẫn thường dùng GDP và GNP để so sánh quy mô
kinh tế và mức sống người dân giữa các quốc gia. Tuy nhiên, khi so sánh
GDP hoặc GNP giữa các quốc gia có nhược điểm là giá cả sinh hoạt giữa
các quốc gia là khác nhau vì hai chỉ tiêu này được tính bằng chỉ tiêu giá
trị, mà giá trị bị ảnh hưởng bởi giá cả, và giá cả (của cùng một mặt hàng)
ở các quốc gia là khác nhau (giá một chiếc xe máy giống nhau ở Việt
Nam và Thái Lan là khác nhau). Do vậy sự so sánh này sẽ không phản
ánh được chính xác nhất sự khác nhau về quy mô hay mức sống thực của
dân cư giữa các nền kinh tế.
Khi tính toán GDP hoặc GNP người ta bỏ qua chất lượng môi
trường (tiếng ồn, khói bụi, tắc nghẽn giao thông...); và thời gian nghỉ
ngơi chưa được tính đến. Chúng ta không tính được các giá trị, chi phí
liên quan đến chất lượng môi trường (có thể bị ô nhiễm do quá trình sản
xuất), hoặc thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động của người lao
động (GDP của một quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật rất cao nhưng
người dân các quốc gia này có thể phải làm việc quá vất vả và không có
thời gian nghỉ ngơi). Do vậy, xét về mặt kinh tế thì đây là hai chỉ tiêu tốt,
nhưng nếu để đo lường chất lượng cuộc sống thì cần có thêm các chỉ tiêu
khác như chỉ tiêu về giáo dục, y tế, tuổi thọ bình quân…
2.1.4.2. Cách sử dụng các chỉ tiêu kinh tế
GDP danh nghĩa và GDP thực
GDP danh nghĩa (Nominal GDP - GDPN) phản ánh tổng giá trị
hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong một nền kinh tế trong một thời kỳ,
tính theo giá hiện hành của thời kỳ đó, tức là tính tổng của các tích giữa

79 
sản lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất trong một thời kì nhân với giá cả
của hàng hóa dịch vụ ấy trong chính thời kì đó.
Công thức:
𝒏
𝒕
𝑮𝑫𝑷𝑵 𝑷𝒕𝒊 . 𝑸𝒕𝒊
𝒊 𝟏

Trong đó:
i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3...n);
Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;
Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;
t: biểu thị cho thời kì tính toán.
Ví dụ:
𝒏
𝟐𝟎𝟏𝟗
𝑮𝑫𝑷𝑵 𝑷𝟐𝟎𝟏𝟗
𝒊 . 𝑸𝟐𝟎𝟏𝟗
𝒊
𝒊 𝟏

GDP thực (Real GDP - GDPR) phản ánh tổng giá trị hàng hóa và
dịch vụ sản xuất ra trong một nền kinh tế trong một thời kỳ, tính theo
giá cố định ở một thời kì được lấy làm gốc so sánh (hay năm cơ sở), tức
là tính tổng của các tích giữa sản lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất trong
một thời kì nhân với giá cố định của hàng hóa dịch vụ ấy trong năm
cơ sở.
Công thức:
𝒏
𝒕
𝑮𝑫𝑷𝑹 𝑷𝟎𝒊 . 𝑸𝒕𝒊
𝒊 𝟏

Trong đó:
i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3...n);
Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;
Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;

80 
t: biểu thị cho thời kì tính toán;
t=0: được giả định là năm cơ sở.
Ví dụ: Với năm 2010 được chọn là năm cơ sở
𝒏
𝟐𝟎𝟏𝟗
𝑮𝑫𝑷𝑹 𝑷𝟐𝟎𝟏𝟎
𝒊 . 𝑸𝟐𝟎𝟏𝟗
𝒊
𝒊 𝟏

Như vậy GDP thực phản ánh giá trị sản lượng hiện hành theo các
mức giá cố định sẽ cho thấy sản lượng hàng hóa và dịch vụ của quốc gia
có thay đổi theo thời gian hay không.
Từ sự khác nhau giữa hai chỉ tiêu GDP danh nghĩa và GDP thực
cho thấy GDP thực sẽ phản ánh chân thực hơn tình hình tăng trưởng kinh
tế của một quốc gia so với GDP danh nghĩa. Trong nhiều trường hợp, cụ
thể là khi nền kinh tế trải qua tình trạng lạm phát (mức giá chung tăng),
thì sự gia tăng của GDP danh nghĩa có phần đóng góp không nhỏ của sự
gia tăng giá, trong khi sản xuất thực sự có thể tăng, không đổi, thậm chí
là giảm. Chỉ tiêu GDP thực tính theo mức giá chung của năm cơ sở (năm
gốc), tức là đã loại bỏ được sự thay đổi của giá cả qua các năm (loại bỏ
lạm phát), do vậy khi GDP thực tăng hoặc giảm thì chúng ta có thể chắc
chắn rằng giá trị sản xuất thực sự tăng hoặc giảm. Ngoài ra, do chỉ tiêu
danh nghĩa bao hàm cả sự tăng lên về sản lượng và tăng giá nên tốc độ
tăng trưởng của GDP danh nghĩa thường nhanh hơn tốc độ tăng trưởng
của GDP thực (xem minh họa Hộp 2.2). Do đó, các nhà kinh tế thường
dựa vào chỉ tiêu thực đưa ra các quyết định chính sách liên quan đến tăng
trưởng, sản xuất, trong khi chỉ tiêu danh nghĩa có thể được dùng để đưa
ra các nhận định về cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách liên quan đến
giá cả.
Chỉ tiêu GDP và GDP bình quân
Lấy GDP chia cho tổng dân số trong nền kinh tế được chỉ tiêu GDP
bình quân đầu người. Chỉ tiêu GDP phản ánh quy mô sản lượng của toàn
bộ nền kinh tế trong khi GDP bình quân đầu người phản ánh giá trị sản
lượng tính theo đầu người của dân cư trong nền kinh tế đó. Do đó chỉ tiêu
GDP bình quân đầu người phản ánh xác thực gần đúng hơn về thu nhập,

81 
khả năng đáp ứng nhu cầu và mức sống của dân cư hơn chỉ tiêu GDP.
Nếu một quốc gia có GDP bình quân đầu người tăng thì phần nào phản
ánh cuộc sống của họ tốt hơn, xét về mặt kinh tế.

Hộp 2.1. GDP và GDP bình quân đầu người của một số quốc gia 
Năm 2015, tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới đạt 
73.170 tỷ đô la Mỹ, GDP bình quân đầu người của mỗi người dân trên thế 
giới  là  14.971  USD.  Tuy  nhiên  tại  mỗi  quốc  gia,  quy  mô  GDP  và  GDP  bình 
quân đầu người có sự khác biệt không hề nhỏ. Không phải một quốc gia có 
GDP cao thì GDP bình quân đầu người và chất lượng cuộc sống của người 
dân  ở  quốc  gia  đó  cao  tương  ứng.  Trường  hợp  điển  hình  nhất  là  Trung 
Quốc, quốc gia này vượt Nhật Bản để trở thành nước có GDP lớn thứ 2 trên 
thế giới (chỉ sau Mỹ) kể từ năm 2012, mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn còn cách 
các nước giàu nhất thế giới một khoảng lớn về GDP bình quân đầu người. 
Theo bảng 2.1, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2015 đang 
kém Mỹ (55.837 USD) gần 4 lần, dẫn tới mức sống trung bình của dân cư hai 
quốc gia này cũng khác biệt đáng kể. 
Bảng 2.1: GDP và GDP bình quân đầu người của một số quốc gia, 2015 

Nước/Vùng lãnh thổ  GDP (Triệu USD)  GDP BQĐN (USD) 


Thế giới  73.170.986  14.971 
Mỹ  17.947,2  55.837 
Trung Quốc  11.540,3  14.239 
Hồng Công  307,8  56.720 
Việt Nam  191,5  5.629 
Hàn Quốc  1.392,9  34.549 
Lúc‐xăm‐bua  57,1  101.926 
Qatar  185,4  143.788 

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế ‐ IMF 

2.2. ĐO LƯỜNG SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ


Giá cả và biến động giá cả là một trong những chỉ báo vĩ mô quan
trọng cần được thống kê và đo lường bởi chúng giúp các nhà kinh tế, các
nhà quản lý và hoạch định chính sách nhận diện những bất ổn vĩ mô và

82 
có các chính sách điều chỉnh kịp thời nhằm ổn định kinh tế - xã hội. Hiện
nay, cơ quan thống kê của nhiều quốc gia thường sử dụng chỉ số điều
chỉnh GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất để phản ánh giá cả
chung và sử dụng chúng để đo lường sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế.
2.2.1. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator)
Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) phản ánh giá cả của tất cả các hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế (được tính vào GDP) tại
thời kì hiện hành so với mức giá đó ở thời kì cơ sở. Chỉ số điều chỉnh
GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực. Công
thức chỉ tiêu này như sau:

Dt

GDPNt
x 100 
 Pi Qi x 100
t t

 Pi 0Qit
GDP t
GDPR

Trong đó:
i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3...n);
Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;
Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;
t: biểu thị cho thời kì tính toán (hiện hành);
t=0: được giả định là năm cơ sở.
Do GDP danh nghĩa và GDP thực của năm cơ sở bằng nhau nên chỉ
số DGDP của năm cơ sở luôn bằng 100. Nếu DGDP của năm hiện hành lớn
hơn 100 phản ánh giá cả chung của hàng hóa và dịch vụ tính vào GDP ở
năm hiện hành đang tăng hơn so với giá cả đó ở năm cơ sở. Ngược lại,
nếu DGDP của năm hiện hành nhỏ hơn 100 phản ánh giá cả chung của
hàng hóa và dịch vụ tính vào GDP ở năm hiện hành đang giảm so với giá
cả đó ở năm cơ sở.
Khi chỉ số điều chỉnh GDP của thời kì này tăng so với thời kì trước
thì nền kinh tế đang xảy ra lạm phát và tỷ lệ lạm phát lúc này là sự gia
tăng tỷ lệ phần trăm trong chỉ số điều chỉnh GDP từ các năm kế tiếp theo
công thức sau:

83 
t 1
t
D GDP  D GDP
gp t  t 1
 100 %
D GDP

Hộp 2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP và lạm phát ở Việt Nam 2010‐2016 
Việt Nam hiện đang chọn năm 2010 là năm cơ sở để tính toán GDP và 
thu nhập của nền kinh tế cho các năm từ 2011 trở về sau. Bảng 2.2 thể hiện 
GDP danh nghĩa và GDP thực của Việt Nam từ năm 2010 đến 2016 và dựa 
vào đó để tính chỉ số điều chỉnh GDP của từng năm và tỷ lệ lạm phát giữa 
hai năm liên tiếp. Theo số liệu cho thấy giá cả chung trong nền kinh tế Việt 
Nam  có  xu  hướng  tăng, được phản ánh  thông  qua  xu  hướng  tăng  lên  của 
chỉ số điều chỉnh GDP nhưng tốc độ tăng giá chậm lại, riêng năm 2015 có 
dấu hiệu giảm phát (tốc độ tăng giá có dấu âm). Năm 2010 chỉ số điều chỉnh 
GDP  bằng  100  vì  đây  là  năm  cơ  sở.  Năm  2011,  chỉ  số  điều  chỉnh  GDP  là 
121,3, điều này hàm ý mức giá chung của nền kinh tế trong năm 2016 đã 
tăng 21,3% so với năm 2010. Tương tự, chỉ số điều chỉnh GDP năm 2016 là 
147,4 hàm ý mức giá chung của nền kinh tế trong năm 2016 đã tăng 47,4% 
so với năm 2010. Nhưng khi tính tỷ lệ phần trăm giữa chỉ số điều chỉnh GDP 
của năm 2016 và 2015 đạt 1,1% cho thấy mức giá chung năm 2016 chỉ tăng 
1,1% so với mức giá chung trong năm 2015. 
Bảng 2.2: GDPN , GDPR và chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam 2010‐2016 

Tỷ lệ lạm phát 
GDPN*  GDPR** 
Năm  DGDP  dựa vào DGDP 
(Nghìn tỷ đồng)  (Nghìn tỷ đồng) 
(%) 
2010  2.157,8  2.157,8  100,0 
2011  2.779,8  2.292,5  121,3  21,3 
2012  3.245,4  2.412,8  134,5  10,9 
2013  3.584,3  2.543,6  140,9  4,8 
2014  3.937,9  2.695,8  146,1  3,7 
2015  4.192,9  2.875,9  145,8  ‐0,2 
2016  4.502,7  3.054,5  147,4  1,1 

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả. 
*, **: Trên thực tế, Tổng cục Thống kê gọi GDP danh nghĩa là GDP tính theo giá thực tế; 
GDP thực là GDP tính theo giá so sánh năm 2010. 

84 
2.2.2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (được viết tắt là CPI - Consumer Price Index)
là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của
giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ
hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử
dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá
chính là lạm phát.
Về phương pháp tính Chỉ số giá tiêu dùng CPI:
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia
quyền theo công thức Laspeyres của giá cả kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ
sở. Để làm được điều đó phải tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Xác định năm cơ sở và chọn giỏ hàng hóa tại năm cơ sở:
thông qua điều tra, người ta sẽ xác định danh mục (loại hàng) và lượng
hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình
mua. Giỏ hàng này sẽ được cố định trong một khoảng thời gian nhất
định, có thể là ba năm, năm năm hay bảy năm, điều này tùy thuộc vào
trình độ thống kê của mỗi quốc gia.
Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong
giỏ hàng hoá tại mỗi thời kì.
Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) của giỏ hàng hóa tiêu dùng tại mỗi
thời kì bằng cách nhân giá của từng mặt hàng của năm tương ứng với
lượng cố định của các mặt hàng ấy ở năm cơ sở và sau đó cộng các giá trị
tìm được với nhau. Chi phí của giỏ hàng ở năm t được tính =  Pi t Qi0 .

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
í để ỏ à ó ờ ỳ
CPI (thời kỳ t) = x 100
í để ỏ à ó ỳ ơ ở

  Pi t * Q i0 
CPI t     100
  Pi 0 * Q 0 
 i 

Trong đó:
CPIt: là chỉ số giá tiêu dùng thời kì t;

85 
i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3...n);
Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng tiêu dùng i;
Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng tiêu dùng i;
t: biểu thị cho thời kì tính toán (hiện hành);
t=0: được giả định là năm cơ sở. Năm cơ sở này sẽ được thay đổi
sau ba năm hoặc năm năm cùng với sự thay đổi của giỏ hàng tiêu dùng
do người tiêu dùng điển hình mua.
Bước 5: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính chỉ số lạm phát so với
năm trước.
CPI t  CPI t 1
gp t  100%
CPI t 1

Trong đó:
gpt: là tỷ lệ lạm phát của thời kì t;
CPIt: là chỉ số giá tiêu dùng thời kì t;
CPIt-1: là chỉ số giá tiêu dùng thời kì liền trước đó.
Về mặt ý nghĩa, chỉ số CPI cũng được sử dụng như chỉ số điều
chỉnh GDP, tuy nhiên CPI phản ánh giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng,
không phân biệt hàng hóa tiêu dùng đó là hàng nhập khẩu hay hàng sản
xuất trong nước. Còn chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá cả của hàng
hóa và dịch vụ sản xuất trong nước do các tác nhân trong nền kinh tế
mua và không bao gồm giá cả của các hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, nếu
chúng ta dùng CPI để đo lường lạm phát thì có thể xảy ra hiện tượng
“nhập khẩu lạm phát” khi hàng hóa nước ngoài tăng giá do nước xuất
khẩu hàng hóa sang nước ta đang xảy ra lạm phát cao.
2.2.3. Chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá sản xuất (viết tắt là PPI - Producer Price Index) là chỉ
số giá bán buôn lần đầu, phản ánh sự biến động giá cả đầu vào, thực
chất là biến động chi phí-giá cả đầu vào của các doanh nghiệp. Như
vậy, chỉ số PPI dùng để đo lường biến động giá cả mà các doanh
nghiệp trải qua.

86 
Cách tính chỉ số PPI cơ bản là giống cách tính của chỉ số CPI chỉ
khác là CPI lấy số liệu của giá bán lẻ còn PPI lấy giá cả bán buôn lần đầu.

PPI 
PQ i
t
i
0

x100
P Q i
0
i
0

Trong đó:
PPIt: là chỉ số giá sản xuất thời kì t;
i: biểu thị mặt hàng thứ i (i = 1,2,3...n) mà doanh nghiệp mua;
Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i mà doanh nghiệp mua;
Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;
t: biểu thị cho thời kì tính toán (hiện hành);
t = 0: được giả định là năm cơ sở.
Chỉ số này phản ánh tốc độ thay đổi giá của 3 nhóm hàng hóa đó
là: lương thực - thực phẩm, các sản phẩm thuộc ngành chế tạo và các
sản phẩm của ngành khai khoáng. Đây là chỉ số được các doanh nghiệp
quan tâm hơn so với CPI vì nó được tính theo mức giá gắn liền với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó được tính toán chi
tiết hơn CPI.

2.3. ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP


2.3.1. Xác định mức toàn dụng nhân công
Dân số của một quốc gia được chia thành 2 nhóm: trong độ tuổi lao
động và ngoài độ tuổi lao động (do pháp luật quy định và có thể khác
nhau ở từng quốc gia). Những người nằm trong độ tuổi lao động được
chia thành 2 nhóm: lực lượng lao động (bao gồm những người có khả
năng và có nhu cầu lao động) và ngoài lực lượng lao động (những người
không có khả năng, hoặc không có nhu cầu lao động hoặc cả hai). Nhóm
lực lượng lao động chia ra làm hai nhóm nhỏ: có việc làm và thất nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê: (i) Người có việc làm là những người
trong tuần nghiên cứu đã làm việc ít nhất 1 giờ để tạo thu nhập hoặc làm

87 
cho gia đình mà không đòi hỏi tiền công. Gồm có: người làm công ăn
lương, người làm kinh doanh hoặc lao động trong ruộng vườn, trang trại
của họ. Những người lao động tình nguyện, làm giúp (thanh niên tình
nguyện, làm giúp người khác...), làm từ thiện, nhân đạo... thì không được
tính là người có việc làm. (ii) Người thất nghiệp bao gồm những người từ
15 tuổi trở lên trong tuần nghiên cứu không làm việc, nhưng đã có những
bước đi cụ thể để tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Những người không
làm việc, sẵn sàng/có nhu cầu làm việc, nhưng hiện không tìm việc do
giãn việc, thời tiết xấu, công việc thời vụ, đang chuẩn bị để bắt đầu công
việc mới, hoặc các hoạt động kinh doanh sau tuần nghiên cứu, bận việc
gia đình, ốm đau tạm thời cũng được phân loại là người thất nghiệp.
2.3.2. Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp
Trên cơ sở phân nhóm như trên, một số chỉ tiêu thống kê quan
trọng đối với thị trường lao động được tính toán như sau:
Lực lượng lao động: gồm những người sẵn sàng và có khả năng
lao động. Lực lượng lao động là tổng số người thất nghiệp và người có
việc làm.
Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp
𝑳 𝑬 𝑼
L: lực lượng lao động;
E: số người có việc làm;
U: số người thất nghiệp;
Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động bị thất nghiệp.
Số người thất nghiệp 𝑼
Tỷ lệ thất nghiệp % x 100 % 𝐱𝟏𝟎𝟎 %
Lực lượng lao động 𝑳
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: tỷ lệ phần trăm dân số là người
lớn (dân số trưởng thành) nằm trong lực lượng lao động.
Lực lượng lao động 𝑳
Tỷ lệ tham gia LLLĐ % x 100 % 𝐱𝟏𝟎𝟎 %
Dân số là người lớn 𝑷𝑶𝑷
Trong đó POP: dân số là người lớn (dân số trưởng thành).

88 
Chỉ tiêu thốngg kê này ccho chúng ta biết phầần dân số thuộc lực
lượng lao động trong
g dân số là người lớn hay
h dân số trưởng thàn
ành.
Cả tỷ
t lệ thất ng
ghiệp và tỷỷ lệ tham gia lực lượn
ng lao độngg đều được
tính cho toàn
t bộ dân n số trưởngg thành và cho
c các nhó óm hẹp hơnn trong độ
tuổi lao động và phâân theo các tiêu chí nh
hư nhóm tuổi, giới tínhh, khu vực
và vùng địa
đ lý…
Các số liệu trên
n cho phépp các nhà kinh tế và ho oạch định cchính sách
theo dõi những
n diễn biến trên thhị trường laao động theeo thời giann.

ộp 2.3. Lực lượng lao  động và th
Hộ hất nghiệp của Việt Naam 
Theeo  báo  cáo  của  Tổng  ccục  Thống  kê, 
k dân  số  trung 
t bình  nnăm  2018 
ước tính  đạt 94,67 ttriệu người,  tăng 1,06% % so với năm m 2017. Hìnnh 2.3 cho 
thấy 10 n năm trở lại  đây, Việt NNam đang th hực hiện ngày càng tốt  hơn mục 
tiêu về laao động và vviệc làm. Lựcc lượng lao động tiếp tụục tăng, lực  lượng lao 
động từ  15 tuổi trở  lên tính ch ung cho cả năm 2018  đạt 55,4 triệệu người, 
tăng 1,03 3% so với trrung bình năăm 2017. Đâây là mức tă ăng cao hơnn so với 3 
năm trướ ớc đó và đã ggần tiếp cậnn tốc độ tăngg của dân số
ố. 
Hình 2.3. Lực
H c lượng lao đ
động Việt Nam

Nghìn ngườ
ời                                                                                                                                      (%) 

 
Tỷ  lệ thất nghiệp ở Việt N
Nam vẫn đan ng trong xu hướng giảm m dần, sau 
khi tỷ lệ  thất nghiệp
p đạt mức đ đỉnh là 2,9%
% trong năm 2009 do ảnnh hưởng 
của suy tthoái kinh tế
ế, thất nghiệệp đã giảm  nhanh, giữ mức thấp vvà ổn định 
trong giai đoạn tiếp ttheo, từ 20110 đến nay. Tỷ lệ thất nghiệp chungg tính cho 

89 
cả  năm  2018 
2 đối  vớ
ới  lao  động  trong  độ tuổi 
t là  2,19%
%,  trong  đóó  khu  vực 
thành thị là 3,1%, tiế ếp tục xu hưướng giảm  đã có trong g nhiều năm m gần đây. 
Khi so sánh giữa 2 khu vực thànnh thị và nô ông thôn, tỷ lệ thất nghhiệp ở khu 
c hơn  ở  nông  thôn  do  những  khác 
nh  thị  luôn  cao 
vực  thàn k biệt  vềề  trình  độ 
phát triển
n, lĩnh vực nngành nghề sản xuất, kinh doanh giiữa khu vực  thành thị 
và nông tthôn. 
Hình 2.4. Tỷ lệ th
hất nghiệp ccủa Việt Nam
m (%) 

 
Tỷ  lệ thất nghiiệp thanh n iên (đối tượ ợng trong độ ộ tuổi từ 155 ‐24 tuổi) 
cũng là sốố liệu rất đư
ược quan tâ m bởi đây làà nhóm đối tượng chịu  nhiều tác 
động  từ  những  thayy  đổi  trên  thhị  trường  laao  động.  Ướ
ớc  tính  cả  nnăm  2018, 
con  số  này 
n tính  chu ung  cho  cả nước  là  7,0 06%,  trong  đó  tỷ  lệ  thấất  nghiệp 
thanh niêên ở thành  thị là 10,566% và ở nôn ng thôn là 5,,73%, thể h iện sự cải 
thiện rõ  ràng trong tthị trường laao động cho o thanh niênn, đặc biệt ở ở khu vực 
thành thịị. 
Hìn
nh 2.5. Tỷ lệ
ệ thất nghiệp
p thanh niên
n (15‐24 tuổ
ổi) ở Việt Naam (%) 

Chung 
Thành thị 
Nông thôn 

 
uồn: Tổng cụục Thống kê 
Ngu

90 
2.4. CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
Phần này cung cấp cho chúng ta một số kiến thức cơ bản nhất về
cách thức các khu vực trong nền kinh tế vận hành như thế nào và sự cân
bằng giữa các khu vực diễn ra ra sao. Chúng ta sẽ xem xét đồng nhất
thức giữa tiết kiệm và đầu tư và đồng nhất thức giữa các khu vực trong
nền kinh tế.
2.4.1. Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
Đây là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất nảy sinh từ
hạch toán thu nhập quốc dân.
Trường hợp nền kinh tế giản đơn
Trong nền kinh tế giản đơn khi chưa có sự tham gia của khu vực
Chính phủ và không có giao thương với nền kinh tế thế giới, lúc đó tổng
thu nhập của nền kinh tế giản đơn sẽ bằng với tổng sản phẩm. Điều này
phản ánh thực tế là khi một hàng hóa được bán, doanh thu nhận được
cuối cùng sẽ trở thành thu nhập của một ai đó, ví dụ tiền lương thuộc về
công nhân, tiền lãi thuộc về những người có tiền cho doanh nghiệp
vay,… Như vậy chúng ta có thể biểu diễn như sau:
Tổng thu nhập (Y) = Tổng sản phẩm (GDP)
Như chúng ta đã biết, thu nhập thường được chia làm hai phần, một
phần để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và phần còn lại để tiết kiệm. Do đó ta có:
𝑮𝑫𝑷 𝑪 𝑺
Bên cạnh đó, theo phương pháp chi tiêu (phương pháp luồng sản
phẩm), tổng sản phẩm được chia thành sản phẩm tiêu dùng cho hộ gia
đình và sản phẩm đầu tư cho doanh nghiệp.
𝑮𝑫𝑷 𝑪 𝑰
Từ hai phương trình trên ta rút ra được đồng nhất thức:
𝑺 𝑰
Như vậy tiết kiệm sẽ luôn bằng với đầu tư khi không có khu vực
Chính phủ và khu vực nước ngoài. Chi cho đầu tư của các doanh nghiệp
sẽ được cân đối bằng khoản tiết kiệm của các hộ gia đình.

91 
Trường hợp nền kinh tế có sự tham gia của Chính phủ
Khi có sự tham gia của khu vực Chính phủ, tổng sản phẩm GDP
được tính theo phương pháp chi tiêu (phương pháp luồng sản phẩm)
như sau:
𝑮𝑫𝑷 𝑪 𝑰 𝑮
Nếu cùng thêm và bớt một lượng thuế T vào phương trình trên,
ta được:
𝑮𝑫𝑷 𝑪 𝑰 𝑮 𝑻 𝑻
 𝑮𝑫𝑷 𝑪 𝑻 𝑻 𝑮 𝑰
Vế trái của phương trình trên gồm có 2 khoản:
𝐺𝐷𝑃 𝐶 𝑇 : đây là phần thu nhập của hộ gia đình còn lại sau
khi đã nộp thuế cho Chính phủ (T) và tiêu dùng (C), còn gọi là tiết kiệm
của khu vực tư nhân.
𝑇 𝐺 : là phần thu nhập còn lại của Chính phủ sau khi Chính phủ
dùng tổng thu nhập của mình thu được từ thuế (T) trừ đi phần chi tiêu của
mình (G), còn gọi là tiết kiệm của khu vực Chính phủ (khu vực công).
Như vậy tiết kiệm quốc gia bao gồm hai bộ phận là tiết kiệm của
khu vực tư nhân (Sp) và tiết kiệm của khu vực Chính phủ (Sg). Do đó ta
có đồng nhất thức sau:
𝑺 𝑺𝒑 𝑺𝒈 𝑰
Như vậy, tổng tiết kiệm của khu vực tư nhân và khu vực công
phải bằng đầu tư. Nếu giữ vế trái không đổi, khi Sp tăng lên có nghĩa
là Sg giảm xuống (tiết kiệm khu vực tư nhân bù đắp thâm hụt cho khu
vực công), hoặc khi I tăng lên trong khi Sp tăng không cùng mức độ
thì phải đòi hỏi Sg tăng (Chính phủ phải thực hành tiết kiệm tạo thặng
dư ngân sách).
Trường hợp nền kinh tế có ngoại thương
Tổng sản phẩm GDP được tính theo phương pháp luồng sản phẩm
trong nền kinh tế mở có sự tham gia đầy đủ của bốn tác nhân kinh tế: hộ

92 
gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ và ngoại thương (xuất khẩu ròng)
được xác định:
𝑮𝑫𝑷 𝑪 𝑰 𝑮 𝑿 𝑰𝑴
Phương trình trên có thể viết lại thành:
𝑮𝑫𝑷 𝑪 𝑻 𝑻 𝑮 𝑰𝑴 𝑿 𝑰
Trong đó 𝐼𝑀 𝑋 phản ánh tiết kiệm nước ngoài được chuyển
vào trong nước.
Vế trái của phương trình trên bao gồm tiết kiệm trong nước (tiết
kiệm tư nhân cộng với tiết kiệm Chính phủ) và tiết kiệm của nước ngoài
được chuyển vào trong nước. Tổng vế trái chính là tổng tiết kiệm quốc
gia. Do đó, quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong trường hợp này được
biểu diễn như sau:
𝐒 thực 𝐈 thực
Đồng nhất thức này cho biết: Tổng đầu tư thực luôn luôn bằng tiết
kiệm thực.
2.4.2. Đồng nhất thức mô tả mối quan hệ giữa các khu vực
trong nền kinh tế
Bằng việc tính tới yếu tố Chính phủ và khu vực nước ngoài, chúng
ta đã mở rộng sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô.
Ở cung dưới, các khoản tiết kiệm (S), thuế (T) và nhập khẩu (IM)
được gọi là những khoản “rò rỉ”. Khoản “rò rỉ” hay “rút ra” là phần thu
nhập quốc dân không được các hộ gia đình chi tiêu để mua hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng sản xuất trong nước, đây là những khoản tiền bị đẩy ra
khỏi vòng chu chuyển, không quay trở lại nơi sản xuất. Thực vậy, một
phần thu nhập của dân cư phải làm nghĩa vụ với Nhà nước dưới dạng
thuế thu nhập (TA). Mặt khác, Nhà nước cũng tiến hành trợ cấp cho các
gia đình có khó khăn (TR). Nếu sử dụng khái niệm thuế ròng (T) là hiệu
số giữa thuế thu nhập và trợ cấp, ta có:
𝑇 𝑇𝐴 𝑇𝑟

93 
Xuất khẩu 

Chi tiêu 
Đầu tư 

Hàng hóa và dịch vụ 

Hãng kinh doanh  Hộ gia đình  Ngân hàng  Chính phủ  Nước ngoài 

Thu nhập (chi phí) 

Tiết kiệm 

Thuế 

Nhập khẩu 

Hình 2.6. Chính phủ và người nước ngoài


trong dòng chu chuyển kinh tế vĩ mô

Thuế ròng là một loại “rò rỉ” ở cung dưới. Một phần khác của thu
nhập dùng để mua hàng tiêu dùng nhập khẩu, tạo nên thu nhập cho dân
cư nước ngoài, không đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân. Như vậy,
tổng số “rò rỉ” ở cung dưới là:
𝑺 𝑻 𝑰𝑴
Ở cung trên, Chính phủ cũng chi tiêu một phần hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng. Mặt khác, hàng xuất khẩu được sản xuất ra trong nền
kinh tế nhưng không để tiêu dùng trong nước. Các khoản này chính là
các khoản “bổ sung” hay “bơm vào” vòng chu chuyển. Khoản “bổ

94 
sung” hay “bơm vào” là khái niệm dùng để chỉ các khoản mua hàng hóa
và dịch vụ có nguồn gốc bên ngoài khu vực hộ gia đình, đây là những
khoản tiền quay trở lại nơi sản xuất. Do vậy, tổng số “bổ sung” mới vào
luồng sản phẩm bằng:
𝑰 𝑮 𝑿
Tổng các “rò rỉ” ở cung dưới phải bằng tổng các “bổ sung” thêm
vào cung trên để đảm bảo cho tổng hàng hóa ở cung trên bằng tổng thu
nhập ở cung dưới và các tài khoản quốc gia là cân bằng. Do vậy, ta có:
𝑺 𝑻 𝑰𝑴 𝑰 𝑮 𝑿
Chuyển về các số hạng tương ứng, ta thu được:
𝑻 𝑮 𝑰 𝑺 𝑿 𝑰𝑴
Đồng nhất thức trên thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực hay các
tác nhân trong nền kinh tế. Vế trái là khu vực Chính phủ, vế phải là khu
vực tư nhân (hãng kinh doanh và hộ gia đình) và khu vực nước ngoài.
Đồng nhất thức cho thấy trạng thái của mỗi khu vực có ảnh hưởng
đến các khu vực còn lại của đất nước như thế nào.
Ví dụ: Trong khu vực nước ngoài, nếu xuất khẩu bằng nhập khẩu
𝑋 𝐼𝑀 , nghĩa là cán cân thương mại của đất nước là cân bằng trong
khi ngân sách của Chính phủ bị thâm hụt 𝐺 𝑇 , thì ở khu vực tư nhân,
tiết kiệm sẽ lớn hơn đầu tư 𝑆 𝐼 . Nói cách khác, khi Chính phủ chi
tiêu nhiều hơn số thu được, đầu tư của doanh nghiệp sẽ thấp hơn tiết
kiệm của các hộ gia đình.
Ngược lại, nếu đầu tư của doanh nghiệp đúng bằng số tiết kiệm của
dân cư 𝐼 𝑆 thì tổng thâm hụt ngân sách phải được bù đắp bằng thâm
hụt cán cân thương mại. Trường hợp này, đất nước lâm vào tình trạng
thâm hụt kép: thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại.

95 
THUẬT NGỮ VIỆT ANH

Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product (GDP)


Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Product (GNP)
GDP danh nghĩa Nominal GDP (GDPN)
GDP thực Real GDP (GDPR)
Sản phẩm quốc dân ròng Net National Product (NNP)
Thu nhập quốc dân Net National Income (NNI)
Thu nhập khả dụng Disposable Income (DI)
hoặc Disposable Yield (Yd)
Phúc lợi kinh tế ròng Net Economic Welfare (NEW)
Sức mua tương đương: Purchasing Power Parity
Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng Final Goods and Services
Hàng hóa trung gian Intermediate Goods
Hàng hóa hữu hình Tangible Goods
Hàng hóa vô hình Intangible Goods
Hộ gia đình Household
Hãng kinh doanh Firm
Chính phủ Government
Vòng luân chuyển The Circular-flow Diagram
Phương pháp chi tiêu The Expenditure Approach
Phương pháp thu nhập The Income Approach
Phương pháp sản xuất The Production Approach
Tiêu dùng của các hộ gia đình Consumption (C)
Chi tiêu (đầu tư) của các hãng Investment (I)

96 
Hàng tồn kho Inventory
Tổng đầu tư Gross Investment (I)
Đầu tư ròng Net Investment (In)
Khấu hao Depreciation
Chi tiêu của Chính phủ Government Expenditure
Chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ Government Purchase (G)
của Chính phủ
Chi chuyển nhượng Transfer Payment
Xuất khẩu Export (X)
Nhập khẩu Import (IM)
Xuất khẩu ròng Net export (NX)
Cán cân thương mại Trade Balance
Cán cân thương mại thặng dư Trade Surplus
Cán cân thương mại thâm hụt Trade Deficit
Tiền công Wage
Tiền lãi Interest Payment

97 
CÂU HỎI THỰC HÀNH
I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp đánh theo chữ số dưới đây:
a. Hàng hóa trung gian d. Thất nghiệp
b. Hàng hóa cuối cùng e. S = I
c. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) f. (T-G) = (I-S) + (X-IM)
1. Hàng hoá và dịch vụ sau khi ra khỏi chu kỳ sản xuất phục vụ
người tiêu dùng.
2. Chỉ số giá căn cứ trên số loại và số lượng hàng hóa trung bình
người tiêu dùng mua.
3. Là đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư.
4. Hàng hoá và dịch vụ sau khi ra khỏi quá trình sản xuất này được
dùng làm đầu vào của quá trình sản xuất khác và được chuyển hóa hết
trong 1 vòng sản xuất.
5. Là đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực hay
các tác nhân trong nền kinh tế.
6. Những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm
và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm hoặc chi tiêu được
xác định bằng công thức sau: GDP = .........................................................
2. Phương pháp tính GDP theo thu nhập hoặc chi phí được xác định
bằng công thức sau: GDP = .......................................................
3. GNP là tổng giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do
.............................của một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
thường tính là 1 năm.
4. GDP là tổng giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất trong phạm vi ............................của một quốc gia trong
một thời kỳ nhất định thường tính là một năm.

98 
5. .......................................là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc
dân sau khi trừ đi khấu hao.
6. Thu nhập có thể sử dụng là phần thu nhập quốc dân còn lại sau
khi trừ đi thuế trực thu và cộng với................................
7. CPI, PPI và DGDP được dùng để đo lường…………………. trong
nền kinh tế
8. ………………….là khái niệm chỉ những người nằm trong lực
lượng lao động xã hội nhưng chưa có việc làm.
9. Dòng “rò rỉ” trong đồng nhất thức kinh tế vĩ mô là………………
10. Dòng “bổ sung” trong đồng nhất thức kinh tế vĩ mô là…………
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1. GDP thực là GDP:
a. Tính theo giá cố định của một năm nào đó được lấy làm gốc
b. Đã trừ đi thuế thu nhập
c. Tính theo giá thị trường
d. Tính theo giá hiện hành.
2. Hàng hóa trung gian có thể được định nghĩa là hàng hóa mà chúng:
a. được bán cho người sử dụng cuối cùng
b. được sử dụng trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa và dịch
vụ khác
c. được tính trực tiếp vào GDP
d. được mua trong năm nay nhưng sử dụng trong năm sau đó.
3. Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm
trung gian được gọi là:
a. Giá trị gia tăng
b. Xuất khẩu ròng
c. Lợi nhuận ròng
d. Khấu hao tư bản.

99 
4. GDP danh nghĩa được tính:
a. Theo giá hiện hành
b. Theo giá hiện hành của năm gốc
c. Theo giá cố định
d. Để phản ánh sự thay đổi phúc lợi kinh tế của một nước theo
thời gian.
5. Chỉ tiêu được dùng để phản ánh giá cả trong nền kinh tế là:
a. Chỉ số giá tiêu dùng
b. Chỉ số giá sản xuất
c. Chỉ số điều chỉnh GDP
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
IV. Đúng/Sai
1. Chỉ tiêu GDP thực được dùng để so sánh mức sản xuất của quốc
gia giữa các năm với nhau.
2. Trong nền kinh tế đóng, không có sự can thiệp của Chính phủ,
tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư.
3. Chỉ số giá sản xuất (PPI) là chỉ số duy nhất được dùng để đo
lường lạm phát.
4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP là giống
nhau.
5. Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng tỷ số giữa số người thất nghiệp
với dân số của quốc gia.
V. Bài tập
Bài 1:
Dưới đây là số liệu về GDP của Việt Nam (nguồn: Niên giám thống
kê 2003).

100 
GDP danh nghĩa GDP thực*
Năm
(Nghìn tỷ đồng) (Nghìn tỷ đồng)
2002 536 313
2003 606 336
* Năm 1994 là năm cơ sở

a) GDP danh nghĩa năm 2003 đã tăng bao nhiêu phần trăm so với
năm 2002?
b) GDP thực năm 2003 đã tăng bao nhiêu phần trăm so với năm
2002?
c) Mức giá chung năm 2003 đã tăng bao nhiêu phần trăm so với
năm 2002?
d) Tốc độ tăng GDP danh nghĩa lớn hơn hay nhỏ hơn so với tốc độ
tăng GDP thực? Hãy giải thích?
Bài 2: Có số liệu của một nền kinh tế sau: (đơn vị: tỷ VND)
- Khấu hao 200 - Tiêu dùng 500 - Nhập khẩu 150;
- Xuất khẩu 100 - Đầu tư ròng 250 - Chi tiêu của CP 300.
a. Hãy cho biết GDP của quốc gia này là bao nhiêu?
b. Phương pháp dùng để tính GDP ở câu a là phương pháp gì? GDP
tính được đã chứa thuế gián thu chưa? Tại sao?
c. Cho biết thu nhập ròng từ nước ngoài gửi về là 250. Hãy tính
GNP? NNP?
Bài 3: Bảng dưới ghi các yếu tố cấu thành tổng sản phẩm quốc dân
của Anh từ cả hai phía thu nhập và chi tiêu của Tài khoản quốc gia năm
1988.
STT Chỉ tiêu Giá trị Ký hiệu
1 Chi tiêu của hộ gia đình 293569 C
2 Trợ cấp 5883 Tr
3 Địa tô và tiền thuế 27464 r
4 Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài 5619 NPI

101 
STT Chỉ tiêu Giá trị Ký hiệu
5 Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ G
của Chính phủ 91847
6 Thuế đánh vào các khoản chi tiêu 75029 Te
7 Lợi nhuận 77458 
8 Khấu hao 45918 De
9 Mức tăng hàng tồn kho 4371 Iw
10 Đầu tư cố định 88751 If
11 Xuất khẩu 108533 X
12 Tiền lương 262392 w
13 Nhập khẩu 2708 IM
14 Các khoản thu nhập từ các nhân tố khác 125194 YK
Dựa vào số liệu trong bảng để tính:
a) Tổng sản phẩm quốc nội theo giá thị trường.
b) Tổng sản phẩm quốc dân theo giá thị trường.
c) Tổng sản phẩm quốc nội theo chi phí nhân tố.
d) Thu nhập quốc dân.
Bài 4:
Số liệu về lao động của Mỹ 6/2006
Số người có việc làm = 144,4 triệu người
Số người thất nghiệp = 7,0 triệu người
Dân số là người lớn = 228,8 triệu người
Yêu cầu tính:
a) Lực lượng lao động (L);
b) Số người không nằm trong lực lượng lao động (NILF);
c) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (L/POP);
d) Tỷ lệ thất nghiệp (u = U/L).

102 
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày nội dung của hai chỉ tiêu GDP và GNP. So sánh sự
giống và khác nhau của hai chỉ tiêu này.
2. Tại sao phải phân biệt chỉ tiêu GDP thực và GDP danh nghĩa
trong phân tích kinh tế?
3. Trình bày nội dung các chỉ tiêu khác đo lường thu nhập?
4. Trình bày các phương pháp tính GDP?
5. Phân biệt chi tiêu cho hàng hóa cuối cùng và chi tiêu cho hàng
hóa trung gian?
6. Phân biệt chi tiêu Chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ với các
khoản chuyển giao thu nhập?
7. Theo bạn, chỉ tiêu GDP có phải là một thước đo hoàn hảo về
phúc lợi kinh tế xã hội hay không? Vì sao?
8. Hãy cho biết các chỉ số giá chủ yếu được dùng để phản ánh mức
giá chung của nền kinh tế?
9. Hãy nêu cách tính chỉ số điều chỉnh GDP?
10. Hãy nêu cách tính và ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng CPI?
Phân biệt với chỉ số điều chỉnh GDP?
11. Thất nghiệp là gì? Đo lường thất nghiệp như thế nào?
12. Phân tích ý nghĩa của đồng nhất thức kinh tế vĩ mô trong nền
kinh tế giản đơn?
13. Phân tích ý nghĩa của đồng nhất thức kinh tế vĩ mô trong nền
kinh tế đóng?
14. Phân tích ý nghĩa của đồng nhất thức kinh tế vĩ mô trong nền
kinh tế mở?

103 
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc nội bình quân
đầu người của Việt Nam trong 5 năm gần đây? Phương pháp xác định
GDP đang được Việt Nam áp dụng?
2. Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong thời gian gần đây?
Trình bày về phương pháp tính CPI mà Việt Nam đang áp dụng trong
giai đoạn hiện nay, so sánh với giai đoạn trước đó?
3. Thực trạng về lực lượng lao động, việc làm và thất nghiệp ở
nước ta hiện nay? Nêu và phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thất
nghiệp ở nước ta?

104 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình
dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục
Việt Nam, tái bản lần thứ chín.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô,
NXB Lao động - Xã hội.
3. David Begg, Stanley Fisher (2006), Kinh tế học tập 2 và 3, NXB
Giáo dục Việt Nam.
4. N.Gregory Mankiw (2010), Macroeconomics, 8th Edition,
NewYork Worth Publishers.
5. Nguyễn Văn Công (2006), Bài tập Kinh tế vĩ mô I, NXB Lao
động.
6. Nguyễn Văn Ngọc (2001), Hướng dẫn giải bài tập Kinh tế vĩ
mô, NXB Thống kê.
7. Nguyễn Văn Dần (2007), Kinh tế học vĩ mô, NXB Lao động -
Xã hội.
8. Phan Thế Công & Lê Quốc Hội (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ mô
- TOPICA, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Rudiger.D, Stanley Fisher & Richard.S (2001), Macroeconomics,
th
8 Edition.
10. Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Kinh tế
học - tập 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

105 
CHƯƠNG 3

TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này, bạn có thể: 
‐ Phân tích được tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế 
đóng, nền kinh tế mở theo quan điểm của trường phái Keynes. 
‐ Xác định được sản lượng cân bằng của nền kinh tế bằng mô hình 
AE‐Y; mô hình số nhân chi tiêu. 
‐ Hiểu được chính sách tài khóa, cơ chế tác động của chính sách tài 
khóa, vai trò của chính sách tài khóa trong điều tiết các mục tiêu 
kinh tế vĩ mô. 
‐ Hiểu được thế nào là thâm hụt ngân sách và chỉ ra được các giải 
pháp bù đắp thâm hụt ngân sách của Việt Nam. 
 CHỦ ĐỀ 
‐ Tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng. 
‐ Mô hình số nhân chi tiêu. 
‐ Chính sách tài khóa. 
‐ Ngân sách Chính phủ và các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách. 

Chương 3 chúng ta sẽ tiếp cận tổng cầu và chính sách tài khóa theo
quan điểm của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes, xem
xét nền kinh tế trong ngắn hạn. Chính vì dựa vào cách tiếp cận ngắn hạn,
chúng ta sẽ có một số giả định như sau:

106 
Giả định thứ nhất, “giá cả cứng nhắc” hay nói cách khác là giá cả
và tiền công được xem là không đổi. Có một số lí do giải thích tại sao giá
cả và tiền công lại cứng nhắc trong ngắn hạn. Giá cả thay đổi sẽ làm phát
sinh chi phí điều chỉnh giá hay chi phí in ấn thực đơn của các doanh
nghiệp. Nếu khoản chi phí này là lớn thì doanh nghiệp sẽ e ngại việc phải
điều chỉnh giá và dẫn đến việc họ không thay đổi giá trong ngắn hạn.
Còn nguyên nhân khiến tiền công cứng nhắc trong ngắn hạn mà không
thể điều chỉnh về mức tiền lương cân bằng có thể là do: (i) Luật tiền
lương tối thiểu quy định bởi Chính phủ khiến các doanh nghiệp không
thể giảm tiền công về mức cân bằng ngay cả khi nhu cầu lao động giảm
đi, (ii) ảnh hưởng của các tổ chức nghiệp đoàn và bảo vệ quyền lợi của
người lao động, (iii) lý thuyết tiền lương hiệu quả khuyến khích các
doanh nghiệp trả lương cao hơn cho người lao động thay vì giảm tiền
công về mức cân bằng.
Giả định thứ hai, mặc dù kinh tế học đặc trưng bởi sự khan hiếm
nguồn lực nhưng ở chương này nhấn mạnh đến tình huống trong đó nền
kinh tế không có những hạn chế về tổng cung, tức là nền kinh tế còn
nhiều nguồn lực chưa sử dụng hết, do đó tổng cung luôn luôn đáp ứng
tổng cầu mà không phải thay đổi mức giá (đường tổng cung là đường
nằm ngang). Khi đó chỉ có tổng cầu quyết định sản lượng cân bằng và
mức tổng cầu càng cao sẽ khiến cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế
càng lớn. Ở đây, chúng ta sử dụng cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu, theo
đó khi nền kinh tế cân bằng thì thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế
chính bằng tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ của các tác nhân trong
nền kinh tế đó. Đường tổng chi tiêu (AE) trong chương này khác với
đường tổng cầu (AD) trong chương 1 ở chỗ, đường tổng chi tiêu biểu
diễn mức chi tiêu dự kiến cho hàng hoá và dịch vụ tại mỗi mức thu nhập
quốc dân với giả định là giá cả cho trước, còn đường tổng cầu biểu diễn
lượng tổng cầu tại mỗi mức giá chung. Từ đó, sản lượng cân bằng trên
thị trường hàng hoá sẽ được xác định thông qua mô hình giao điểm
Keynes (giao điểm của đường tổng chi tiêu với đường 450 sẽ được phân
tích kỹ hơn trong mục 3.1).
Giả định thứ ba là chúng ta không xem xét ảnh hưởng của thị
trường tiền tệ đến thị trường hàng hóa hay xem xét thị trường hàng hóa

107 
độc lập với thị trường tiền tệ. Ngoài ra, chúng ta sẽ đồng nhất sản lượng
với thu nhập (𝐺𝐷𝑃 ≡ 𝑌 . Hai phạm trù sản lượng quốc dân và thu nhập
quốc dân được sử dụng thay thế nhau trong phân tích kinh tế vĩ mô.

3.1. CÁC MÔ HÌNH TỔNG CHI TIÊU


Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các mô hình tổng
chi tiêu, bao gồm: tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn, tổng chi tiêu
trong nền kinh tế đóng và tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở.
3.1.1. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn
Chúng ta hãy bắt đầu nghiên cứu mô hình tổng chi tiêu trong nền
kinh tế giản đơn, với giả định về một nền kinh tế chỉ có hai khu vực: các
hộ gia đình và các doanh nghiệp. Đó là một nền kinh tế khép kín và chưa
có sự tham gia của Chính phủ cũng như nước ngoài, do vậy tổng cầu chỉ
bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình và chi tiêu cho đầu tư
của các doanh nghiệp.
Mô hình tổng chi tiêu có dạng:
𝑨𝑬 𝑪 𝑰
Trong đó: AE là tổng chi tiêu, C là chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng của các hộ gia đình và I là chi tiêu cho hàng hóa đầu tư của các
doanh nghiệp.
Chi tiêu cho tiêu dùng
Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình (C) là giá trị của hàng hoá và
dịch vụ mà các hộ gia đình mua vào nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc
sống hàng ngày, bao gồm tiêu dùng sản phẩm thiết yếu như lương thực,
thực phẩm, quần áo, giầy dép..., tiêu dùng các sản phẩm lâu bền như ti vi,
tủ lạnh, xe hơi... và chi cho dịch vụ như điện, nước, y tế, điện thoại,
internet, du lịch...
Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố như:
Thứ nhất, thu nhập quốc dân: trong điều kiện các yếu tố khác là
không đổi, thu nhập quốc dân càng cao, các hộ gia đình càng có nhiều
ngân sách cho việc tiêu dùng nên tiêu dùng tăng và ngược lại.

108 
Thứ hai, lượng của cải hay tài sản mà các hộ gia đình nắm giữ, bao
gồm cả tài sản thực và tài sản tài chính. Các hộ gia đình sở hữu càng
nhiều tài sản thì càng có điều kiện để chi tiêu cho tiêu dùng nhiều hơn và
ngược lại.
Thứ ba, các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chẳng hạn như
các chính sách thuế, lãi suất, tiền lương… có thể tác động trực tiếp hay
gián tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình và khiến họ tăng hoặc giảm chi
tiêu cho tiêu dùng.
Thứ tư, các yếu tố khác tác động đến chi tiêu của các hộ gia đình
như tập quán, tâm lý, thị hiếu, thói quen tiêu dùng…
Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình được biểu diễn dưới dạng
hàm tiêu dùng, nó thể hiện mối quan hệ giữa tiêu dùng của hộ gia đình
(C) với thu nhập khả dụng (YD). Cụ thể, hàm tiêu dùng được viết dưới
dạng: 𝐶 𝑓 𝑌 .

Giả định đây là một hàm tuyến tính có dạng: C  C  MPC.YD


Trong đó:
YD là thu nhập khả dụng.
C là tiêu dùng tự định (mức tiêu dùng tối thiểu không phụ thuộc
vào thu nhập).
C
MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên, MPC  . Nó biểu thị
YD
mức độ thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị
(0<MPC<1).
Trong nền kinh tế giản đơn, không có khu vực Chính phủ nên thu
nhập khả dụng bằng thu nhập quốc dân. Vì vậy, hàm tiêu dùng được viết
lại dưới dạng: C  C  MPC .Y
Hình 3.1 biểu diễn đồ thị đường tiêu dùng nằm trên hệ trục tọa độ
với trục tung thể hiện cầu tiêu dùng, trục hoành thể hiện thu nhập của nền
kinh tế. Đồ thị đường tiêu dùng là một đường dốc lên có độ dốc là MPC
và cắt trục tung tại điểm có giá trị C .

109 
Đườờng 450 đượ ợc vẽ trên đđồ thị biểu thị tập hợp
p các điểm tại đó tiêu
dùng bằngg với thu nh
hập (C = YY).
Đườ ùng (C) cắtt đường 45
ờng tiêu dù 5° tại điểm V - điểm vvừa đủ để
tiêu dùng..
Điểm
m V tương ứng với mứ
mức thu nhập ức thu nhập vừa đủ để
p YV là mứ
tiêu dùng..

Hình 3.1. Đ
Đồ thị hàm
m tiêu dùng
g
Nhữ ững điểm phía
p bên phhải điểm V trên đườn ng tiêu dùnng hay tại
những mứ ức thu nhập
p Y >YV (víí dụ điểm E,
E tương ứnng với mứcc thu nhập
Y2), ta cóó tiêu dùng nhỏ hơn thhu nhập, số
ố thu nhập dôi ra đó đđược dùng
để tiết kiệệm.
Nhữững điểm phía
p bên trrái điểm V trên đườn ng tiêu dùnng hay tại
những mứ ức thu nhập
p Y < YV (vví dụ điểm M,
M tương ứng
ứ với mứcc thu nhập
hu nhập, cácc hộ gia đình phải đi vay để bù
Y1), ta có tiêu dùng lớn hơn thu
đắp tiêu dùng.
d
Mốii quan hệ giữa
g ùng và tiết kiệm của hộ
tiêu dù h gia đìnhh (S)
Tiếtt kiệm của hộ gia đìnnh (S) là phần
p còn lạ
ại của thu nhập khả
dụng sau khi đã tiêu dùng: S = YD - C

110 
Tronng nền kinh
h tế giản đơơn hàm tiết kiệm có dạạng:
S=Y-C
= Y - (𝐶̅ 𝑀𝑃𝐶.
𝑀 𝑌)
= 𝐶̅ 1 𝑀𝑃𝐶 . 𝑌
= 𝐶̅ 𝑀𝑃𝑆
𝑆. 𝑌
Tronng đó: MP PS là xu hhướng tiết kiệm biên n: 𝑀𝑃𝑆 𝑀 𝑀𝑃𝐶 1.
MPS cho biết mức độ đ thay đổi của tiết kiệm khi thu
u nhập thay đổi 1 đơn
vị và được tính theo công thức:
∆𝑆
𝑀𝑃𝑆 ;0 𝑀𝑃𝑆
𝑀 1
∆𝑌
Tại điểm vừa đủ (C = Y Y) thu nhập
p bao nhiêêu tiêu dùnng hết bấy
nhiêu nênn tiết kiệm có
c giá trị bbằng không và đường tiết kiệm đđi qua mức
thu nhập vừa
v đủ (Yv v).
Độ dốc
d của đư ường tiêu dùùng và đườ m lần lượt phụ thuộc
ờng tiết kiệm
vào xu hư
ướng tiêu dùng
d cận biiên (MPC) và xu hướn ng tiết kiệm
m cận biên
(MPS).

Hình 3.2. Mối quan hệ giữa tiêu dùng và


à tiết kiệm
m

111 
Những mức thu nhập Y >YV (ví dụ mức thu nhập Y2), ta có tiêu
dùng nhỏ hơn thu nhập, số thu nhập dôi ra đó được dùng để tiết kiệm.
Những mức thu nhập Y < YV (ví dụ mức thu nhập Y1), ta có tiêu dùng
lớn hơn thu nhập, các hộ gia đình phải đi vay để bù đắp tiêu dùng. Tại
mức thu nhập Y = Yv, ta có tiêu dùng bằng với thu nhập và tiết kiệm
bằng không.
Chi tiêu cho đầu tư
Đầu tư là một cấu thành quan trọng thứ hai trong tổng chi tiêu dự
kiến. Đó là phần chi tiêu của doanh nghiệp cho mua sắm máy móc, trang
thiết bị, xây dựng nhà xưởng mới và đầu tư vào hàng tồn kho để bán
trong tương lai. Cần lưu ý là phần chi tiêu của các hộ gia đình cho việc
xây dựng nhà ở mới cũng được tính vào chi tiêu cho đầu tư.
Trong ngắn hạn, đầu tư sẽ tác động làm thay đổi tổng chi tiêu theo
dự kiến. Trong dài hạn, đầu tư có vai trò tạo ra tích lũy cơ bản trong
nền kinh tế và tác động tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Như vậy,
đầu tư đóng vai trò kép, nó tác động đến sản lượng ngắn hạn thông qua
ảnh hưởng tới chi tiêu dự kiến, nó tác động tới tăng trưởng dài hạn
thông qua ảnh hưởng của việc hình thành vốn đối với sản lượng tiềm
năng và tổng cung.
Những yếu tố tác động đến chi tiêu cho đầu tư
Chi tiêu cho đầu tư chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
Thứ nhất là lãi suất. Lãi suất là cái giá phải trả cho tiền vay trong
một thời gian nhất định. Lãi suất càng cao thì chi phí trả cho vốn vay đầu
tư càng cao, do đó đầu tư có xu hướng giảm. Ngược lại, lãi suất thấp thì
chi phí vay vốn giảm và đầu tư có xu hướng tăng.
Thứ hai là mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới tạo ra. Đây là mức
cầu về hàng hóa hay dịch vụ (sản phẩm) trong tương lai. Nếu mức cầu
này càng lớn thì dự kiến đầu tư của các hãng ở hiện tại sẽ tăng và ngược
lại, nếu mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới tạo ra nhỏ thì đầu tư của
doanh nghiệp giảm.
Thứ ba là kỳ vọng. Kỳ vọng là sự dự đoán, dự báo, mong muốn về
một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu các doanh nghiệp tin rằng

112 
trong tươnng lai, nền kinh tế sẽ hhoạt động tốt hơn, kh
hả năng doaanh nghiệp
bán được nhiều hàn ng hoá và ddịch vụ hơnn thì họ sẽẽ đầu tư nhhiều hơn ở
hiện tại. Ngược
N lại, nếu
n tương lai có nhiều u thách thứ
ức, khó khăăn hơn cho
doanh nghhiệp thì họ sẽ giảm đầầu tư.
Thứ
ứ tư là các yếu
y tố ảnh hhưởng đến chi phí (ng goài lãi suấtt) của hoạt
động đầu tư như: thuuế, tiền cônng, giá nguy
yên nhiên vật
v liệu, cônng nghệ…
Khi chi phí
p cho cácc yếu tố nàày tăng sẽ làm cho lợ ợi nhuận còòn lại của
doanh nghhiệp giảm, họ sẽ giảm m đầu tư. Ngược
N lại, nếu các chhi phí này
giảm, cơ hội gia tănng lợi nhuậận của doan nh nghiệp tăng
t sẽ kíchh thích họ
đầu tư nhiiều hơn.
Hàm
m số và đồ thị của chii tiêu cho đầu
đ tư
Do lãi
l suất là biến
b số có ảnh hưởng quan trọng g và dễ đo lường nên
chúng ta thường
t thiếết lập hàm cchi tiêu cho
o đầu tư là một
m hàm củủa lãi suất.
Hàm này có dạng:
𝐼 𝑓 𝑟
Để đơn
đ giản, ta giả định đó là một hàm
h tuyến tính, khi đđó hàm chi
tiêu cho đầu
đ tư có dạạng:
𝐼 𝐼̅ 𝑑. 𝑟
Tronng đó: 𝐼 ̅ là đầu tư tự định, hệ số nh mức độ nhạy cảm
ố d phản án
của đầu tư
ư đối với lããi suất và r là lãi suất.

Hình 3.33. Đồ thị cầ


ầu đầu tư

113 
Trênn đồ thị hìnnh 3.3, trụcc tung biểu thị lãi suấtt (r), trục hhoành biểu
thị lượng đầu tư (I). Đồ thị hàm m chi tiêu cho đầu tư ư là tập hợpp các điểm
biểu thị lư
ượng chi tiêêu đầu tư ở mỗi mức lãi suất tươn ng ứng.
Vì chi
c tiêu ch hịch với lãii suất nên
ho đầu tư ccó quan hệệ tỷ lệ ngh
đường chi tiêu cho đầu
đ tư là m
một đường có độ dốc âm và tuânn theo luật
cầu.
Trênn thực thế, chi tiêu choo đầu tư ch
hịu ảnh hưởởng của nhiềều nhân tố
nội sinh và
v ngoại sin n kinh tếế phát triển tương đối
nh. Tuy vậyy, với một nền
ổn định thhì lượng đầu tư cũngg tương đốii ổn định và v có thể đđược quyết
định từ đầầu năm tài khóa. Tronng chương này, chúng g ta cũng đđã giả định
rằng việc xem xét th hị trường hhàng hoá làà độc lập với
v thị trườn ờng tiền tệ.
Vậy nên tat không xeem xét ảnhh hưởng củaa biến động g lãi suất đếến chi tiêu
cho đầu tưư. Do vậy, chúng ta đđơn giản hó óa bằng cách giả địnhh đầu tư là
một khoảnn không đổ ổi. Khoản đđầu tư đó gọ ọi là đầu tư tự định: I = 𝐼 .̅
m số và đồ thị tổng cầầu trong nềền kinh tế giản
Hàm g đơn
𝑨𝑬𝟏 𝑪 𝑰 𝑴𝑷𝑪.
𝑴 𝒀
Tronng đó: C  I là tổng ccác thành tố
ố chi tiêu tự
ự định, MP
PC là hệ số
góc.

Hình 3.4. Tổng chi ttiêu trong nền


n kinh tế giản đơnn

114 
Hình 3.4 biểu diễn đồ thị đường tổng chi tiêu AE1 trong nền kinh tế
giản đơn. Đường AE1 có xu hướng dốc lên và cắt trục tung tại tung độ có
giá trị C  I . Đường 450 (AE = Y) trên đồ thị này cho biết thu nhập bằng
với tổng chi tiêu của nền kinh tế. Đường AE1 cắt đường 450 tại điểm E1.
Điểm E1 chính là điểm cân bằng của nền kinh tế, tương ứng ta xác định
được Y01 chính là mức sản lượng hay thu nhập cân bằng của nền kinh tế.
3.1.2. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng
Nền kinh tế đóng là nền kinh tế mà ngoài hộ gia đình và doanh
nghiệp còn có sự tham gia của Chính phủ. Do đó, tổng chi tiêu trong nền
kinh tế đóng là chi tiêu dự kiến của hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính
phủ cho hàng hóa và dịch vụ tương ứng với mỗi mức thu nhập quốc dân.
Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế đóng có dạng như sau:
𝑨𝑬 𝑪 𝑰 𝑮
Trong đó: AE là tổng chi tiêu, C là chi tiêu cho hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng của các hộ gia đình, I là chi tiêu cho hàng hoá đầu tư của
các doanh nghiệp và G là chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ của Chính phủ.
Chi tiêu Chính phủ với tổng chi tiêu:
Chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ (G) gồm có hai
bộ phận: (i) Chi tiêu thường xuyên của Chính phủ như các khoản chi cho
công tác quản lý hành chính, chi cho hoạt động quốc phòng và an ninh...
(ii) Chi đầu tư của Chính phủ là lượng tiền Chính phủ chi ra để xây dựng
cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện, đường sá, bến cảng, sân bay…
Để đơn giản hóa cho quá trình nghiên cứu, chúng ta sẽ giả định chi
tiêu dự kiến của Chính phủ là một giá trị cho trước, không phụ thuộc vào
thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế, G = 𝐺̅ . Khi chưa có thuế, hàm
tổng cầu có dạng:
AE = C + I + G
 AE2 = 𝑪 𝑰 𝑮 𝑴𝑷𝑪. 𝒀

115 
Hình 3.5.
3 Tổng chi nh tế đóng khi chưa ccó thuế
c tiêu troong nền kin
Hìnhh 3.5 biểu diễn đồ thịị đường tổnng chi tiêu trong
t nền kkinh tế khi
chưa có thhuế. Đường g tổng chi ttiêu AE2, saau khi có th
hêm thành tố chi tiêu
G của Chính phủ đã tịnh tiến đđúng một đo oạn bằng (G G) so với đư
đường tổng
chi tiêu AE ục tung tại điểm có giiá trị C I̅ G. Đườnng AE2 có
A 1, cắt trụ
cùng độ dốc bằng với v độ dốcc của đườn ng AE1 vàà có giá trịị là MPC.
0
Đường AEA 2 cắt đườ ờng 45 (AE E = Y) tại E2 là điểmm cân bằng trong nền
kinh tế đóóng với mức sản lượngg hay thu nhập cân bằn ng là Y02.
Thu
uế với tổng chi tiêu
Tronng các ngu
uồn thu ngâân sách củaa Chính phủ ủ thì nguồnn thu quan
trọng, ổn định và lớn
n nhất là ngguồn thu từ
ừ thuế. Khii Chính phủủ thu thuế,
thu nhập có thể sử dụng (thu nnhập khả dụng)
d của dân
d cư giảmảm đi. Tuy
nhiên Chíính phủ cònn tiến hànhh các thanh
h toán chuyyển nhượngg (như bảo
hiểm xã hội,
h quỹ hư ưu trí, bảo hhiểm thất nghiệp…)
n sẽ
s làm tăngg thu nhập
có thể sử dụng của dân
d cư.
Để đơn
đ giản, ta coi thuế là một đại lượng ròng
g được xácc định theo
công thứcc:
𝑻 𝑻𝒅 𝑻𝒓
𝑻
Tronng đó: T là thuế ròng, 𝑇 là thuế trực thu, Tr là trợ cấpp.

116 
uế tự định:: T = 𝑻
Khi thuế là thu
Để đơn
đ giản, trước
t tiên ta hãy giả sử rằng th
huế là một đại lượng
cho trướcc. Nói cách
h khác, Chhính phủ đãã ấn định ngay
n từ đầầu năm tài
khóa mộtt số thu từừ thuế. Khhi thuế là một
m khoản tự định kkhông phụ
thuộc vàoo thu nhập 𝑇 𝑇, tiêêu dùng củ
ủa dân cư sẽ
s phụ thuộộc vào thu
nhập khả dụng YD, do vậy cầần phải xây y dựng lại hàm tiêu ddùng. Vẫn
với giả định rằng đây
đ là một hàm tuyến n tính. Hàm
m tiêu dùnng sẽ được
viết lại nhhư sau:
𝑪 𝑪 𝑴𝑷𝑪
𝑪. 𝒀𝑫
𝑪 𝑪 𝑴𝑷𝑪. 𝒀 𝑻
Hàm
m tổng chi tiêu
t AE3:
𝑨𝑬𝟑 𝑪 𝑰 𝑮  𝑨𝑬
𝑬𝟑 𝑪 𝑰 𝑮 𝑴𝑷𝑪. 𝑻 𝑴
𝑴𝑷𝑪. 𝒀

Hình 3.6.
3 Tổng chi
c tiêu troong nền kin
nh tế đóng với thuế ttự định
Hìnhh 3.6 biểu diễn đồ thhị đường tổng
t chi tiêêu trong nềền kinh tế
đóng khi Chính phủủ đánh thuếế tự định làà đường AE E3. Đường A AE3 có độ
dốc như đường
đ AE2 (với giá trịị phản ánh độ dốc là MPC)
M nhưnng cắt trục
tung tại điểm
đ ̅
có giiá trị C I G MP PC. T. Do đó,
đ đường AE3 song
song và ở dưới đường AE2 mộột đoạn có giá trị MPC. T. Đườnng AE3 cắt
đường 4550 (AE = Y)
Y tại điểmm E3 thể hiệện trạng thái cân bằnng của nền

117 
kinh tế trong điều kiện
k nền kinnh tế đóngg và thuế làà một khoảản tự định,
với Y03 làà mức sản lư
ượng hay thhu nhập cân
n bằng.
ột hàm củaa thu nhập (thuế tỷ lệ)): T = t.Y
Khi thuế là mộ
Khi thuế là một
m hàm củủa thu nhập p T = t.Y với t là tỷỷ suất thuế
(0< t< 1).. Khi có th
huế, tiêu dùùng của dân
n cư sẽ phụ
ụ thuộc vàoo thu nhập
khả dụng YD, do vậậy ta phải xxây dựng lạil hàm tiêuu dùng. Lúúc này thu
nhập có thhể sử dụng YD sẽ bằngg: 𝑌 𝑌 𝑡. 𝑌
Hàm
m tiêu dùng
g được viết lại như sau
u:
𝑪 𝑪 𝑴𝑷𝑪
𝑪. 𝒀𝑫
𝑪 𝑪 𝑴𝑷𝑪. 𝒀 𝒕. 𝒀
𝑪 𝑪 𝑴𝑷𝑪. 𝟏 𝒕 .𝒀
Hàm
m tổng chi tiêu
t AE4:
𝑨𝑬
𝑬𝟒 𝑪 𝑰 𝑮 𝑴𝑷𝑪
𝑴 𝟏 𝒕 .𝒀

Hìình 3.7. Tổ
ổng chi tiêu
u trong nền
n kinh tế đóng
đ với thhuế
là một hhàm của thhu nhập
Hìnhh 3.7 biểu diễn đồ thhị đường tổng
t chi tiêêu trong nềền kinh tế
đóng khi Chính phủ đánh thuế tỷ lệ là đườ
ờng AE4. Đường
Đ AE4 với giá trị
phản ánh độ dốc là MPC (1-tt), nhỏ hơn n so với đưường AE2 vvới giá trị

118 
phản ánh độ dốc là MPC M nên đđường tổng chi tiêu AE E4 có xu hưướng thoải
hơn so vớới đường AE2. Hai đườờng này cù ùng cắt trụcc tung tại điiểm có giá
trị 𝐶̅ 𝐼 ̅ 𝐺̅ . Đườn ng AE4 cắt đường 450 (AE = Y) tại điểm E 4 thể hiện
trạng tháii cân bằng của nền kinnh tế trongg điều kiện nền kinh ttế đóng và
thuế tỷ lệ,, với Y04 là mức sản lư
ượng hay th
hu nhập cânn bằng.
Khi thuế là mộ n hợp: T = 𝑻+ t.Y
ột hàm hỗn
Với thuế là hàm
m hỗn hợp,, ta viết lại hàm tiêu dù
ùng như sauu:
𝑪 𝑪 𝑪. 𝒀𝑫
𝑴𝑷𝑪
𝑪 𝑪 𝑴𝑷𝑪. 𝒀 𝑻 𝒕. 𝒀
𝑪 𝑪 𝑷𝑪. 𝑻
𝑴𝑷 𝑴𝑷𝑪
𝑴 𝟏 𝒕 .𝒀
Hàm
m tổng chi tiêu:
t
𝑨𝑬𝟓 𝑪 𝑰 𝑮 𝑴𝑷𝑪. 𝑻 𝑴𝑷𝑪 𝟏 𝒕 .𝒀

Hìình 3.8. Tổ
ổng chi tiêu
u trong nền
n kinh tế đóng
đ với thhuế
là mộột hàm hỗnn hợp
Hìnhh 3.8 biểu diễn đồ thhị đường tổng
t chi tiêêu trong nềền kinh tế
đóng khi Chính phủ đánh thuế hỗn hợp làà đường AE E5. Đường A AE5 có độ
dốc là MPC (1-t), nhỏ
n hơn soo với đường g AE2 với độ dốc là MPC nên
đường tổnng chi tiêu
u AE5 có xxu hướng thoải hơn so với đưường AE2.
A 5 cắt trụcc tung tại đđiểm có giáá trị 𝐶̅ 𝐼 ̅ 𝐺 𝑀𝑃
Đường AE 𝑃𝐶. 𝑇, thấp

119 
hơn so với giao điểm với trục tung của đường AE2. Đường AE5 cắt
đường 450 (AE = Y) tại điểm E5 thể hiện trạng thái cân bằng của nền
kinh tế trong điều kiện nền kinh tế đóng và thuế hỗn hợp, với Y05 là mức
sản lượng hay thu nhập cân bằng.
3.1.3. Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở
Nền kinh tế mở là nền kinh tế mà ngoài hộ gia đình, doanh nghiệp
và Chính phủ còn có sự tham gia của khu vực nước ngoài. Do đó, tổng
chi tiêu dự kiến trong nền kinh tế mở bao gồm chi tiêu của hộ gia đình,
doanh nghiệp, Chính phủ và chi tiêu ròng của khu vực nước ngoài cho
hàng hóa và dịch vụ tương ứng với mỗi mức thu nhập quốc dân. Hàm
tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở có dạng:
𝑨𝑬 𝑪 𝑰 𝑮 𝑿 𝑰𝑴
Trong đó: X là xuất khẩu, IM là nhập khẩu.
Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu chính là chi tiêu ròng của
người nước ngoài cho hàng hoá và dịch vụ hay còn gọi là xuất khẩu ròng.
Chi tiêu ròng của người nước ngoài cho hàng hoá và dịch vụ
Trong mô hình nền kinh tế mở, chúng ta sẽ mở rộng đến khu vực
ngoại thương, tức là khu vực xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Xuất khẩu (X): là những hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ
trong nước để bán ra nước ngoài.
Xuất khẩu của một nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: (i) Thu nhập
của nước ngoài: nếu thu nhập tăng nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài đối
với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia tăng vì thế xuất khẩu tăng; (ii) Giá cả
hàng hóa xuất khẩu: Giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng, xuất khẩu giảm (vì
thế các yếu tố tác động đến giá hàng xuất khẩu đều có tác động đến xuất
khẩu, ví dụ tỷ giá hối đoái, chi phí sản xuất, vận chuyển, tỷ lệ lạm phát
tương đối…); (iii) Khả năng cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu; (iv) Thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài; (v) Quan hệ kinh
tế giữa các nước… nhưng không liên quan đến thu nhập và sản lượng của
nền kinh tế trong nước. Do đó, để đơn giản cho phân tích, chúng ta giả
định xuất khẩu là một lượng đã cho, hàm xuất khẩu có dạng: X = 𝑿

120 
Nhập khẩu (IM): Nhập khẩu (IM) là những hoạt động mua hàng
hóa được sản xuất ở nước ngoài về tiêu dùng trong nước.
Tương tự như xuất khẩu, nhập khẩu của một nước phụ thuộc vào
các yếu tố như: (i) Thu nhập của người dân trong nước hay thu nhập
quốc dân: Chi tiêu cho hàng nhập khẩu là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của các hộ gia đình, đầu tư của các doanh nghiệp hoặc Chính phủ
của nước sở tại. Khi thu nhập của công chúng nước sở tại tăng lên khiến
họ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn cho hàng hoá nhập khẩu và ngược lại,
do vậy nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập quốc dân; (ii) Giá cả hàng hóa
nhập khẩu: khi giá cả của các hàng hoá nhập khẩu tăng lên thì nhập khẩu
giảm (do vậy các yếu tố tác động đến giá hàng nhập khẩu sẽ tác động
làm cho nhập khẩu tăng lên hoặc giảm đi, ví dụ tỷ giá hối đoái, chi phí
sản xuất, vận chuyển, tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia…; (iii)
Khả năng cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu so với
hàng hoá trong nước; (iv) Thị hiếu tiêu dùng của người dân trong nước;
(v) Quan hệ kinh tế giữa các nước…
Để đơn giản, chúng ta sẽ chỉ tính đến tác động của thu nhập quốc
dân tới nhập khẩu, hàm nhập khẩu sẽ có dạng như sau:
IM = 𝑰𝑴+MPM.Y
Trong đó: IM là nhập khẩu;
𝐼𝑀 là nhập khẩu tự định;
MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên;
Y là thu nhập quốc dân.
Xu hướng nhập khẩu cận biên MPM là phần thay đổi của nhập
khẩu khi thu nhập thay đổi một đơn vị. Xu hướng nhập khẩu cân biên
cho biết khi thu nhập (quốc dân) tăng lên một đơn vị, công dân trong
nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu.
∆𝐼𝑀
𝑀𝑃𝑀 ; 0 𝑀𝑃𝑀 1
∆𝑌
Xuất khẩu ròng 𝑁𝑋 là phần chênh lệch giữa xuất khẩu và
nhập khẩu.
Hàm xuất khẩu có dạng: 𝑋 𝑋
Hàm nhập khẩu có dạng: 𝐼𝑀 𝐼𝑀 𝑀𝑃𝑀. 𝑌

121 
Với giả định thuế
t là hàmm tỷ lệ 𝑇 𝑡. 𝑌, chún ng ta xác đđịnh được
hàm tổng chi tiêu tro
ong nền kinnh tế mở AE
E6 có dạng sau:
s
𝐴𝐸
𝐸 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ 𝑋 𝐼𝑀 𝑀𝑃𝐶
𝑀 1 𝑡 𝑀𝑃𝑀 . 𝑌

Hình 3.9. Tổng ch


hi tiêu tron
ng nền kinh tế mở
Hìnhh 3.9 biểu diễn đồ thịị đường tổn
ng chi tiêu trong
t nền kkinh tế mở
với thuế tỷ
t lệ. Đườnng tổng chi tiêu trong nền
n kinh tếế mở là AE6 có giá trị
độ dốc là 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 𝑀𝑃𝑀 𝑀 , nhỏ hơnn giá trị độ
ộ dốc của đư
đường tổng
chi tiêu trrong nền kinh
k v giá trị độ dốc là 𝑀𝑃𝐶 nên
tế đónng là AE2 với
đường AE E6 thoải hơ
ơn đường AE2 và cắắt trục tung g tại điểm có giá trị
𝐶̅ 𝐼 ̅ 𝐺̅ 𝑋 𝐼𝑀 𝑀 (giả sử 𝑋 𝐼𝑀 0 thì đường AE6 cắt vớới trục tung
tại điểm có
c tung độ gốc lớn hơơn đường AE A 2). Đườn ng AE6 cắt đđường 450
(AE =Y) tại điểm E6 thể hiện trrạng thái cân bằng củ ủa nền kinh tế mở với
thuế tỷ lệ và có mức sản lượng hay thu nh hập cân bằng là Y06.

3.2. SẢN LƯỢNG CÂN


C BẰN
NG VÀ MÔ
Ô HÌNH SỐ
Ố NHÂN
3.2.1. Sản lượn
ng cân bằn
ng
Sản lượng cânn bằng là m
mức sản lượợng vừa đủ để đáp ứnng nhu cầu
chi tiêu dự
d kiến của các tác nnhân trong g nền kinh tế. Do đó,, mức sản
lượng cânn bằng phảii thỏa mãn điều kiện tổng
t chi tiêêu dự kiến bằng tổng
sản lượngg của nền kiinh tế.

122 
Hìn
nh 3.10. Mô
M hình Keeynes xác định
đ sản lư
ượng cân bằằng
Hìnhh 3.10 biểu
u diễn mô hhình xác địn
nh sản lượn
ng cân bằngg. Tại giao
0
điểm của đường AE E và đườngg 45 , điểmm E0 cho ta biết trạngg thái cân
bằng ngắnn hạn của nền
n kinh tế với mức th hu nhập hay
y sản lượngg cân bằng
là Y0.
c 𝑌
Ta có: 𝐶 𝐼 𝐼 𝐺 𝑋 𝐼𝑀
Hayy 𝑌 𝐴𝐸 𝐼
vì 𝐴𝐸
𝐴 𝐶 𝐼 𝐺 𝑋 𝐼𝑀
𝑀
Tronng đó, 𝑌 làà sản lượngg thực tế, 𝐴𝐸
𝐴 chính
c là tổnng chi tiêu
c 𝐼
dự kiến, còn và 𝐼 lần lượt là đầuu tư dự kiếến (đầu tư
theo kế hooạch) và đầầu tư ngoàii dự kiến (đđầu tư ngoài kế hoạchh) của nền
kinh tế. Đầu
Đ tư thựcc tế sẽ bằngg đầu tư dự ự kiến cộngg với đầu tưư ngoài dự
kiến. Có sự khác biệệt giữa đầuu tư thực tếế và đầu tưư dự kiến làà do có sự
xuất hiện của đầu tư ngoài dự kkiến hay ch hính là phần
n đầu tư vàoo hàng tồn
kho ngoàài dự kiến của các dooanh nghiệệp. Khi mứ ức sản lượnng thực tế
bằng với sản lượng cân bằng (bằng 𝑌 , ta có 𝑌 𝐴𝐸 hay sản
lượng thựực tế bằng với tổng cchi tiêu dự kiến của nền n kinh tếế, tồn kho
ngoài dự kiến của doanh
d nghiệệp bằng 0. Lúc này cácc doanh nnghiệp dự
kiến sản xuất
x một lư ượng hàng hhoá vừa đủ để đáp ứng g nhu cầu chhi tiêu của
nền kinh tế.
t

123 
H
Hình 3.11. Cơ chế đi ều chỉnh về
v sản lượnng cân bằngg
khhi xảy ra th
hiếu hụt ngoài dự kiến
Nếuu mức sản lượng thự ực tế thấp hơn mức sản lượng cân bằng
(Y1 < Y0), ta có 𝑌 𝐴𝐸 hay sản lượng thựcc tế nhỏ hơơn mức dự
kiến chi tiiêu, lúc này
y nền kinh ttế xảy ra tìn
nh trạng thiiếu hụt ngooài dự kiến
(tồn kho ngoài dự kiến 𝐼 < 0). Các doaanh nghiệpp sản xuất
không đápp ứng đủ nhu n cầu chhi tiêu của nền kinh tế t (được m mô tả bằng
đoạn AB trong hình 3.11). Khii đó, nền kiinh tế tự điiều chỉnh vvề mức sản
lượng cânn bằng do các doanhh nghiệp gia g tăng sản n xuất đếnn mức sản
lượng Y0.

H
Hình 3.12. Cơ chế đi ều chỉnh về
v sản lượnng cân bằngg
khi
k xảy ra ttồn kho ng goài dự kiếến

124 
Nếu mức sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng cân bằng
(Y2 > Y0), ta có 𝑌 𝐴𝐸 hay sản lượng thực tế cao hơn mức dự
kiến chi tiêu, nền kinh tế xảy ra tình trạng dư thừa ngoài dự kiến (tồn kho
ngoài dự kiến 𝐼 > 0). Các doanh nghiệp sản xuất quá nhiều so
với nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế (được mô tả bằng đoạn MN trong
hình 3.12). Khi đó, nền kinh tế tự điều chỉnh về mức sản lượng cân bằng
do các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất về mức sản lượng Y0.
Công thức tính sản lượng cân bằng
Mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định dựa trên
điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa: AE = Y. Sử dụng điều kiện
trên để tính sản lượng cân bằng trong các mô hình nền kinh tế khác nhau,
ta có:
Trong nền kinh tế giản đơn:
1
𝑌 . 𝐶̅ 𝐼̅
1 𝑀𝑃𝐶
Trong nền kinh tế đóng, chưa có thuế:
1
𝑌 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅
1 𝑀𝑃𝐶
Trong nền kinh tế đóng, thuế tự định:
1 𝑀𝑃𝐶
𝑌 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ .𝑇
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑀𝑃𝐶
Trong nền kinh tế đóng, thuế tỷ lệ:
1
𝑌 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡
Trong nền kinh tế đóng, thuế hỗn hợp:
1 𝑀𝑃𝐶
𝑌 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ .𝑇
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡

125 
Trong nền kinh tế mở, thuế tỷ lệ:
1
𝑌 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ 𝑋 𝐼𝑀
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 𝑀𝑃𝑀
Bạn đọc tự tính toán sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở,
trường hợp thuế tự định và thuế hỗn hợp.
3.2.2. Mô hình số nhân
Từ công thức tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế trong các mô
hình khác nhau, ta xác định được số nhân chi tiêu và số nhân thuế.
Số nhân chi tiêu là đại lượng cho biết sản lượng cân bằng của nền
kinh tế thay đổi bao nhiêu đơn vị khi có sự thay đổi 1 đơn vị trong mức
chi tiêu tự định. Số nhân chi tiêu có 3 công thức xác định tùy thuộc vào
các mô hình nền kinh tế khác nhau. Cụ thể, ta có:
Trong nền kinh tế giản đơn và trong nền kinh tế đóng, trường hợp
chưa có thuế và trường hợp thuế tự định:
1
𝑚
1 𝑀𝑃𝐶
Trong nền kinh tế đóng, trường hợp thuế tỷ lệ:
1
𝑚
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡
Trong nền kinh tế mở, thuế tỷ lệ:
1
𝑚
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 𝑀𝑃𝑀
Số nhân chi tiêu luôn lớn hơn 1 (𝑚 𝑚 𝑚 1), nó cho biết
tác động cùng chiều của chi tiêu tự định đến thu nhập hay sản lượng của
nền kinh tế. Khi chi tiêu tự định tăng 1 đơn vị, số nhân chi tiêu càng lớn
thì mức tăng của thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế càng lớn và
ngược lại, số nhân chi tiêu càng nhỏ thì mức tăng của thu nhập hay sản
lượng của nền kinh tế càng nhỏ.
Cũng tuỳ thuộc vào các mô hình nền kinh tế đóng, mở và hàm thuế
khác nhau mà số nhân thuế khác nhau. Cụ thể:

126 
Trong nền kinh tế đóng, thuế là hàm tự định thì số nhân thuế có dạng:
𝑀𝑃𝐶
𝑚
1 𝑀𝑃𝐶
Trong nền kinh tế đóng, thuế là hàm hỗn hợp thì số nhân thuế
có dạng:
𝑀𝑃𝐶
𝑚
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡
Trong nền kinh tế mở, thuế là hàm hỗn hợp thì số nhân thuế có dạng:
𝑀𝑃𝐶
𝑚
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 𝑀𝑃𝑀
Số nhân thuế cho biết thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế thay
đổi bao nhiêu đơn vị khi có sự thay đổi 1 đơn vị trong mức thuế tự định.
Số nhân thuế mang giá trị âm (-) cho biết tác động ngược chiều của thuế
tự định đến thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế. Cụ thể, khi Chính
phủ tăng thuế tự định thì thu nhập hay sản lượng cân bằng của nền kinh
tế sẽ giảm và ngược lại, khi Chính phủ giảm thuế tự định thì thu nhập
hay sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ tăng.
Trong ngắn hạn, khi nền kinh tế chưa đạt mức sản lượng tiềm năng,
chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong các thành phần chi tiêu tự định sẽ làm
sản lượng cân bằng tăng lên rất nhanh nhờ sự khuyếch đại của số nhân.
Tuy nhiên khi nền kinh tế có mức sản lượng cân bằng xấp xỉ sản lượng
tiềm năng thì mô hình số nhân tỏ ra kém hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của mô hình số nhân:
Khi các thành phần của chi tiêu tự định thay đổi 1 đơn vị, sản lượng
cân bằng của nền kinh tế sẽ thay đổi bằng giá trị của số nhân chi tiêu.
Nhưng tại thời điểm chi tiêu tự định tăng lên 1 đơn vị thì sản lượng cân
bằng không tăng lên ngay lập tức m đơn vị. Để hiểu tại sao chúng ta hãy
xem xét ví dụ sau:
Giả sử trong nền kinh tế đóng và chưa có thuế, Chính phủ muốn
kích thích sự gia tăng của sản lượng thực tế bằng cách tăng chi tiêu của
Chính phủ lên 1 đơn vị. Khi chi tiêu Chính phủ tăng lên 1 đơn vị hay

127 
∆𝐺 1 dẫn đến sự tăng lên trong tổng chi tiêu ∆𝐴𝐸 1. Với giả định
rằng tổng cung luôn có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế
nên khi tổng chi tiêu tăng lên 1 đơn vị, các doanh nghiệp cũng sản xuất 1
đơn vị giá trị hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng sự gia tăng này. Từ đó sản
lượng cân bằng tăng lên: ∆𝑌 1. Khi sản lượng tăng ∆𝑌 1 đơn vị
thì tiêu dùng lại tiếp tục tăng một lượng là ∆𝐶 𝑀𝑃𝐶. ∆𝑌 𝑀𝑃𝐶
đơn vị và tổng chi tiêu tiếp tục tăng thêm một lượng là ∆𝐴𝐸 𝑀𝑃𝐶
đơn vị và sản lượng tiếp tục tăng lên ∆𝑌 𝑀𝑃𝐶 đơn vị. Sản lượng
tăng lên ∆𝑌 𝑀𝑃𝐶 đơn vị làm cho tiêu dùng tăng lên một lượng là
∆𝐶 𝑀𝑃𝐶. ∆𝑌 𝑀𝑃𝐶. 𝑀𝑃𝐶 𝑀𝑃𝐶 đơn vị, tương ứng tổng chi
tiêu tăng lên một lượng là ∆𝐴𝐸 𝑀𝑃𝐶 và sản lượng cân bằng tiếp tục
tăng thêm một lượng là ∆𝑌 𝑀𝑃𝐶 đơn vị.
Quá trình cứ thế tiếp tục và cuối cùng sản lượng cân bằng thay đổi
là:
∆𝑌 ∆𝑌 ∆𝑌 ⋯ ∆𝑌 1 𝑀𝑃𝐶 𝑀𝑃𝐶 ⋯ 𝑀𝑃𝐶
Với n tiến tới vô cùng, đây là tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn
với công bội là MPC, vậy nên:
1
∆𝑌 .1 𝑚
1 𝑀𝑃𝐶
Vậy là khi tiêu dùng tự định tăng 1 đơn vị thì sản lượng cân bằng
tăng 𝑚 1 đơn vị nhưng nó không lập tức tăng lên m đơn vị
mà trải qua một cơ chế lan truyền nhất định. Điều này lý giải mô hình số
nhân cần một thời gian nhất định để phát huy tác dụng đầy đủ.
Không chỉ có tiêu dùng tự định, mà khi gia tăng các thành phần chi
tiêu khác, trong đó có chi tiêu của Chính phủ hay giảm thuế cũng trải qua
quá trình lan truyền tương tự trước khi sản lượng cân bằng tăng lên gấp
m lần. Điều này lý giải độ trễ bên ngoài của chính sách tài khoá là chính
sách tác động nhằm điều chỉnh các thành phần chi tiêu của nền kinh tế.
Sau đây chúng ta đi vào tìm hiểu sâu hơn về chính sách tài khoá.

128 
3.3. CHÍN
NH SÁCH TÀI KHÓ
ÓA
Chínnh sách tài khóa là việệc Chính ph hủ sử dụng thuế và chii tiêu công
để điều tiếết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chi tiêu
t công hhay chi tiêu
của Chínhh phủ là mộ ột bộ phận ccấu thành nêên tổng cầu
u của nền kiinh tế. Bên
cạnh đó, thuế
t ảnh hưưởng lớn đếến chi tiêu của g đình và hoạt động
c các hộ gia
đầu tư củaa doanh ng ghiệp. Do đđó, quyết địịnh về chi tiêu
t công vvà thuế của
Chính phủủ có tác độn ng đến chi ttiêu chung của nền kin
nh tế. Đến llượt nó, sự
thay đổi trrong chi tiêêu chung lạại tác động làm thay đổi tổng cầuu, từ đó tác
động đến sản lượng, việc làm vàà giá cả củaa nền kinh tế.
Để hiểu
h tại saoo sự thay đđổi trong tổ
ổng chi tiêu
u lại dẫn đếến sự thay
đổi trong tổng cầu, chúng
c ta xeem xét việcc xây dựng mô hình tổổng cầu từ
mô hình tổng
t chi tiêu
u. Như đã đđề cập ở phhần đầu chưương, đườnng tổng chi
tiêu biểu thị mối quaan hệ giữa chi tiêu củ ủa nền kinhh tế và thu nnhập quốc
dân trong khi tổng cầu
c biểu thịị mối quan hệ giữa lượ ợng tổng cầầu và mức
giá chungg.

Hình 3.13.
3 Xây dựng
d mô h
hình tổng cầu từ mô hình
h tổng cchi tiêu

129 
Tại mức giá chung
c 𝑃 , ttổng chi tiiêu dự kiến
n của nền kinh tế là
𝐴𝐸 𝑃 . Do D vậy, sản n lượng câân bằng là 𝑌 . Chúng ta có tổ hợợp (𝑃 , 𝑌
hay chínhh là điểm 𝐸 nằm trên đường tổng g cầu.
hung 𝑃
Tại mức giá ch 𝑃 , tổng ch
hi tiêu dự kiiến của nềnn kinh tế là
𝐴𝐸 𝑃 𝐴𝐸 𝑃 . Do
D vậy, sảnản lượng câân bằng là 𝑌 𝑌 . Chhúng ta có
tổ hợp (𝑃 , 𝑌 hay chính là điểm
m 𝐸 nằm trên
t đường tổng cầu.
Nối hai điểm 𝐸 và 𝐸 ta đđược đườn
ng tổng cầu AD.
Với việc xây dựng đườnng AD từ đường AE E ở trên cóó thể thấy,
những yếuu tố ngoài giá
g tác độnng làm tăngg tổng chi tiiêu sẽ làm ccho đường
AE dịch chuyển
c ường AD dịch chuyển sang phải.
lên trên và tươơng ứng đư
y tố tác đđộng làm giảm tổng chi tiêu sẽẽ làm cho
Ngược lạại, những yếu
đường AE E dịch chuyyển xuống dưới và lààm cho đườ ờng AD dịcch chuyển
sang trái.

a đường tổng chi tiêuu


Hình 3.14. Sự dịch cchuyển của
kéo theeo sự dịch chuyển củủa đường tổ
ổng cầu

130 
3.3.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khoá
3.3.1.1. Mục tiêu của chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa được sử dụng nhằm hướng nền kinh tế đạt tới
những mục tiêu đã đề ra. Trong ngắn hạn, những mục tiêu đó là tăng
trưởng sản lượng, ổn định giá cả, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Mục tiêu hàng đầu của chính sách tài khoá là thúc đẩy tăng trưởng
sản lượng của quốc gia. Khi đó Chính phủ sử dụng các công cụ chính sách
để tác động điều chỉnh các thành phần chi tiêu của nền kinh tế và hướng
nền kinh tế đạt được mức sản lượng như mong muốn. Mục tiêu thứ hai của
chính sách tài khoá là giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thường thì mục tiêu sản
lượng và mục tiêu tạo việc làm đi song hành với nhau bởi khi nền kinh tế
đạt được tăng trưởng tốt hơn, các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn thì nhu
cầu sử dụng lao động cũng tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm đi.
Ngoài hai mục tiêu này, việc tác động vào các thành phần của tổng chi tiêu
cũng sẽ tác động tới trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá và tác
động lên giá cả thị trường. Do vậy việc thực hiện chính sách tài khoá cũng
góp phần thực hiện mục tiêu nữa là điều tiết giá cả thị trường.
Trong dài hạn chính sách tài khóa có tác dụng điều chỉnh cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua tác động đến cơ
cấu đầu tư của nền kinh tế trong dài hạn.
3.3.1.2. Công cụ của chính sách tài khóa
Để thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ sử dụng hai công cụ là
chi tiêu của Chính phủ và thuế.
Chi tiêu của Chính phủ (G): Sự thay đổi trong chi tiêu của Chính
phủ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu của toàn xã hội, vì G là một bộ
phận của tổng chi tiêu.
Thuế (T): Là hình thức chủ yếu của thu ngân sách nhà nước. Thuế
là nguồn thu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Khi
Chính phủ tăng thuế hay giảm thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân
hay thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tác động đến thu nhập của người dân

131 
và doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi của chi tiêu cho tiêu dùng và cho
đầu tư. Kết quả là tổng cầu, sản lượng, việc làm và giá cả thay đổi.
3.3.2. Cơ chế tác động của chính sách tài khóa
Việc cố gắng đưa sản lượng thực tế đến gần nhất với mức sản
lượng tiềm năng, ổn định giá cả và giảm thiểu thất nghiệp là mục tiêu
hướng đến của các quốc gia. Chúng ta xem xét cơ chế tác động của chính
sách tài khóa trong hai trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm
năng, thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng (dấu hiệu của nền kinh tế
suy thoái)
Khi nền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng thấp, tỷ lệ thất
nghiệp cao, chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng nhằm thúc đẩy
gia tăng sản lượng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Công cụ được sử dụng là
tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế hoặc kết hợp vừa tăng chi tiêu vừa
giảm thuế. Vì chi tiêu của Chính phủ là một yếu tố cấu thành nên tổng
chi tiêu (hay tổng cầu) nên khi chi tiêu của Chính phủ tăng làm cho tổng
cầu tăng. Còn khi Chính phủ giảm thuế (chẳng hạn như thuế tiêu dùng
hay thuế thu nhập doanh nghiệp) sẽ kích thích làm cho tiêu dùng hay đầu
tư tăng lên, tương ứng làm cho tổng cầu tăng. Khi Chính phủ kết hợp cả
tăng chi tiêu Chính phủ và giảm thuế thì tổng cầu càng được kích thích
tăng lên nhiều hơn. Tổng cầu tăng, đến lượt nó khiến các doanh nghiệp
sản xuất và cung ứng nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu
đang tăng lên, dẫn đến sản lượng tăng. Để tăng sản lượng, doanh nghiệp
có xu hướng huy động và sử dụng nhiều nguồn lực hơn, trong đó có
nguồn lao động, khiến cho thất nghiệp có xu hướng giảm.
Có thể nhìn vào đồ thị hình 3.15 để thấy rõ hơn tác động của việc
thực hiện chính sách tài khoá đến sản lượng và việc làm của nền kinh tế.

132 
nh 3.15. Đồồ thị minh
Hìn h họa tác độ
ộng
của
c chính ssách tài kh hóa mở rộnng
Giả định ban đầu
đ nền kinnh tế đạt trrạng thái câân bằng nggắn hạn tại
điểm E1 (giao
( của đường
đ AD1 và đường ASS) với mức m giá chhung P1 và
mức sản lượng
l cân bằng
b Y1 (YY1<Y*). Tại trạng thái cân bằng E 1 nền kinh
tế trong tình
t s thoái, ssản lượng thấp, thất nghiệp
trạng suy n gia tăng. Với
mục tiêu ổn
ổ định nền n kinh tế, C
Chính phủ cần
c sử dụng g chính sácch tài khóa
mở rộng. Khi Chính h phủ sử dụụng chính sách
s tài khó
óa mở rộngg làm tăng
tổng cầu thì
t thông qua mô hìnhh số nhân, sảns lượng cânc bằng tăăng và thất
nghiệp sẽ giảm.
Sự gia
g tăng củ ủa tổng cầuu được minh họa bằng g sự dịch chhuyển của
đường tổnng cầu sang g phải tới vvị trí đường
g AD2 trongg hình 3.155. Lúc này
nền kinh tết đạt trạng
g thái cân b ằng dài hạnn tại điểm E (giao củaa ba đường
AD2, ASS và ASL) với v mức sảnn lượng cân bằng đạt mức sản lưượng tiềm
năng Y* và v mức giáá chung tănng lên P0. SauS tác độn ng của chínnh sách tài
khóa mở rộng, sản lượng cân bbằng của nềền kinh tế tăng t thêm m một lượng
là ∆Y. Thhông qua môm hình số nnhân, ta xáác định đượ ợc mức sản lượng gia
tăng là: (11) m. ∆G nếếu Chính pphủ tăng ch hi tiêu ∆G; (2)
( mt. ∆T nnếu Chính
phủ giảmm thuế ∆T; (3) m.∆G + mt. ∆T nếếu Chính phủ p vừa tănng chi tiêu
vừa giảm thuế.
Nhưư vậy, việc sử dụng cchính sách tài
t khóa mở
m rộng giúúp cho nền
kinh tế giia tăng sản
n lượng, thấất nghiệp giảm
g g có nguy cơ gây ra
nhưng
lạm phát.

133 
Hộp 3.1. Minh họa tình huống sử dụng chính sách tài khóa mở rộng 
‐ Kinh tế Việt Nam giai đoạn cuối 2008‐2009 
Bước  sang  giai  đoạn  cuối  năm  2008‐2009,  nền  kinh  tế  Việt  Nam  có 
những  biểu  hiện  của  suy  thoái,  khủng  hoảng  nền  kinh  tế.  Tốc  độ  tăng 
trưởng  kinh  tế  trong  giai  đoạn  2008‐2009  suy  giảm  hẳn  so  với  giai  đoạn 
2001‐2007 (với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 7,74%), năm 2008 
đạt 5,66%; 2009 là 5,4%. Nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế 
giảm một mặt do Việt Nam chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới 
2007‐2009, mặt khác, do những yếu kém trong nội tại nền kinh tế một thời 
gian dài tăng trưởng theo hướng mở rộng. Đến cuối năm 2009, cả nước có 
133.262  lao  động  bị  mất  việc  làm  (chiếm  18%  lao  động  trong  các  doanh 
nghiệp  có  báo  cáo),  40.348  lao  động  ở  trong  các  làng  nghề bị  mất việc và 
khoảng  100.000  người  lao  động  khác  phải  giảm  giờ  làm,  nghỉ  luân  phiên. 
Mặt khác, từ tháng 10 ‐ 2008, CPI đã có xu hướng giảm so với tháng trước. 
Trước  tình  hình  đó,  ngay  từ  đầu  năm  2009,  trong  Nghị  quyết  số 
01/2009/NQ‐CP của Chính phủ đã xác định mục tiêu kinh tế ‐ xã hội được 
ưu  tiên  trong  năm  là:  “Tập  trung  mọi  nỗ  lực  để  chủ  động  ngăn  chặn  suy 
giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu 
đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội; Phấn đấu tăng trưởng kinh tế 
năm 2009 ở mức khoảng 6,5%...”. 
Một số biện pháp Chính sách tài khóa được thực hiện trong năm 2009 
bao  gồm:  Giảm  50%  thuế  giá  trị  gia  tăng;  gia  hạn  thuế  thu  nhập  doanh 
nghiệp;  giảm  thuế  thu  nhập  doanh  nghiệp;  Miễn  6  tháng  đầu  năm  2009 
thuế thu nhập cá nhân; Tăng chi tiêu đầu tư và trợ cấp cho các khu vực bị 
tổn  thương.  Tổng  gói  kích  cầu  được  dự  kiến  lên  tới  9  tỷ  USD  chiếm  10% 
GDP. Trong đó, gói kích cầu thứ nhất được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000 
tỷ  đồng)  nhằm  hỗ  trợ  lãi  suất  cho  các  doanh  nghiệp  vừa  và  nhỏ;  Gói  kích 
cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất trung và 
dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. 
Kết  quả  là,  nhờ  có  những  nỗ  lực  của  Chính  phủ,  đến  cuối  năm  
2009‐2010, chúng ta đã chặn được đà suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng 
kinh tế năm 2010 đã có sự phục hồi, đạt mức 6,42% cao hơn so với với mức 
5,4% của năm 2009. Tuy nhiên, các gói kích cầu làm tỷ lệ bội chi ngân sách 
trong  giai  đoạn  này  tiếp  tục  tăng  cao  (bình  quân  5,17%,  trên  5%  theo 
khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế). 
Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế ‐ xã hội năm 2008, 2009, 2010. 

134 
Trưường hợp 2:
2 Nền kinh h tế vận hành
h trên mức
m sản lư ượng tiềm
năng, lạm
m phát gia tăng
t (dấu h
hiệu của nềền kinh tế tăng
t trưởnng nóng)
Khi nền kinh tế
t đang vậnn hành ở mức
m sản lượ ợng cao hơnn mức sản
lượng tiềm
m năng, lạm
m phát gia tăng, chính
h sách tài khóa
k thu hẹẹp được sử
dụng nhằmm đưa nền kinh tế về hoạt động ở mức sản n lượng tiềmm năng và
kiểm soátt mức lạm phát. Côngg cụ được sử
s dụng là giảm chi ttiêu Chính
phủ, tăng thuế hoặc kết
k hợp vừaa giảm chi tiêu vừa tănng thuế.
Vì chi
c tiêu củaa Chính phủủ là một yếu tố cấu thành nên tổnng chi tiêu
(hay tổngg cầu) nên khi Chínhh phủ giảm m chi tiêu sẽ
s làm choo tổng cầu
giảm. Bênn cạnh đó, việc Chínhh phủ tăngg thuế (chẳnng hạn nhưư thuế tiêu
dùng hay thuế thu nhập
n doanhh nghiệp) kh
hiến tiêu dù
ùng hay đầầu tư giảm
đi, tương ứng làm chho tổng cầuu giảm. Ho
oặc Chính phủ
p có thể kkết hợp cả
giảm chi tiêu Chínhh phủ và tăăng thuế đểể tổng cầu giảm đi nnhanh hơn.
Tổng cầuu giảm khiếến các doannh nghiệp tương ứng giảm sản xuất cũng
như giảm giá thành của d vụ. Từ đó, lạm phhát của nền
c các hànng hoá và dịch
kinh tế đư
ược kiềm ch
hế.
Tác động này được
đ minh họa bằng đồ
đ thị hình 3.16.

Hình 3.16. Đồ thị minh


m họa táác động củ
ủa chính sá
ách tài khóóa thu hẹp

135 
Giả định ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại
điểm E1 (giao của đường AD1 và đường ASS) với mức giá chung cao ở
mức P1 và mức sản lượng cân bằng Y1 (Y1>Y*). Tại trạng thái cân bằng
E1, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng, lạm phát gia tăng. Với mục
tiêu ổn định nền kinh tế, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa thu
hẹp. Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp làm giảm tổng
cầu thì thông qua mô hình số nhân, sản lượng cân bằng giảm và mức giá
chung trong nền kinh tế giảm, kiềm chế được lạm phát.
Sự giảm đi của tổng cầu được minh họa bằng sự dịch chuyển của
đường tổng cầu sang trái tới vị trí đường AD2 trong hình 3.15. Lúc này
nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn tại điểm E (giao của ba đường
AD2, ASS và ASL) với mức sản lượng cân bằng đạt mức sản lượng tiềm
năng Y* và mức giá chung giảm xuống P0. Dưới tác động của chính sách
tài khóa thu hẹp, sản lượng cân bằng của nền kinh tế giảm một lượng là
∆Y. Thông qua mô hình số nhân, ta xác định được mức sản lượng giảm
là: (1) m. ∆G nếu Chính phủ giảm chi tiêu ∆G; (2) mt.∆T nếu Chính phủ
tăng thuế ∆T; (3) m.∆G + mt. ∆T nếu Chính phủ vừa giảm chi tiêu vừa
tăng thuế.
Như vậy, việc sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp giúp cho nền
kinh tế kìm hãm được sự tăng trưởng nóng, đưa sản lượng về mức sản
lượng tiềm năng và kiểm soát được mức giá chung của nền kinh tế.

Hộp 3.2: Minh họa việc sử dụng Chính sách tài khóa thắt chặt ‐  
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007‐2008 
Bước sang giai đoạn 2007‐2008, nền kinh tế Việt Nam cho thấy nhiều 
dấu  hiệu  của  tăng  trưởng  nóng  và  lạm  phát.  Có  thể  nói,  giai  đoạn  2001‐
2007 là giai đoạn huy hoàng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam, với tỷ lệ tăng 
trưởng bình quân đạt khoảng 7,74%. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế 
đạt mức 7,13%; tỷ lệ tăng cung tiền và tín dụng đều đạt mức kỷ lục trong 
giai đoạn 2007‐ đầu năm 2008, xuất, nhập khẩu tăng trưởng mạnh, tương 
ứng ở mức 70% và 80% GDP, thúc đẩy tổng cầu tiếp tục tăng cao. Bên cạnh 
đó,  một  số  yếu  tố  khác  cũng  khiến  cho  giá  cả  có  xu  hướng  tăng  cao,  bao 
gồm giá thế giới tăng, hoạt động đầu cơ, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức 
tạp trong những tháng đầu năm 2008,… 

136 
Trước tình hình đó, trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII diễn ra vào 
tháng  5/2008:  Quốc  hội  đã  thông  qua  việc  điều  chỉnh  mục  tiêu  kiềm  chế 
lạm phát năm 2008 là: 
“Tích cực phấn đấu kiềm chế lạm phát và tốc độ tăng giá; bằng các 
biện  pháp  tổng  hợp, đưa  tốc  độ  tăng  giá  tiêu  dùng  theo  hướng  giảm dần 
tạo cơ sở để đưa tốc độ tăng giá xuống một con số trong vài năm tới. Điều 
chỉnh  tốc  độ  tăng  trưởng  GDP  từ  8,5‐9%  và  phấn  đấu  đạt  mức  cao  hơn 
xuống còn 6,5‐7% …”. 
Các  biện  pháp  chính  sách  tài  khóa  được  thực  hiện  trong  năm  2008 
bao gồm: 
Thắt  chặt  chi  tiêu,  rà  soát,  sắp  xếp  giảm  chi  đầu  tư  các  dự  án  chưa 
thực sự cấp bách để tập trung vốn cho các dự án có khả năng hoàn thành và 
đưa vào sử dụng trong năm 2008. Cụ thể: Đình hoãn và giảm tiến độ thực 
hiện  trong  kế  hoạch  2008  là  1.968  dự  án  ‐  bằng  8%  kế  hoạch  năm;  Giảm 
25% kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các công 
trình giao thông thủy lợi, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện; Thực hiện tiết 
kiệm thêm 10% chi thường xuyên. 
Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế ‐ xã hội năm 2006, 2007, 2008. 

3.3.3. Tác động của chính sách tài khóa đến tổng chi tiêu và sản
lượng cân bằng
Tác động của chi tiêu Chính phủ (G)
Với mức chi tiêu Chính phủ G1, ta có tổng chi tiêu trong nền kinh
tế là AE1:
𝐴𝐸 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ 𝑀𝑃𝐶. 𝑌
Nền kinh tế cân bằng khi 𝐴𝐸 𝑌, sản lượng cân bằng của nền
kinh tế là:
1
𝑌 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅
1 𝑀𝑃𝐶
Với mức chi tiêu Chính phủ G2, ta có tổng chi tiêu trong nền kinh
tế là AE2:
𝐴𝐸 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ 𝑀𝑃𝐶. 𝑌

137 
Nền kinh tế cân bằng khi 𝐴𝐸 𝑌, lúc này sản lượng cân bằng của
nền kinh tế là:
1
𝑌 . C I̅ 𝐺̅
1 𝑀𝑃𝐶
Sự thay đổi của tổng cầu: ∆𝐴𝐸 𝐴𝐸 𝐴𝐸 𝐺̅ 𝐺 ∆𝐺
Sự thay đổi của sản lượng cân bằng là:
1 1
∆𝑌 𝑌 𝑌 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑀𝑃𝐶
1
∆𝑌 . ∆𝐺
1 𝑀𝑃𝐶
∆𝑌 𝑚. ∆𝐺
Tóm lại, chi tiêu Chính phủ (G) tác động thuận chiều đến tổng chi
tiêu và sản lượng cân bằng. Khi Chính phủ thay đổi chi tiêu 1 khoản ∆G
sẽ làm thay đổi trong tổng chi tiêu 1 lượng bằng ∆G và sản lượng cân
bằng của nền kinh tế thay đổi 1 lượng bằng m. ∆G.
Nhưng như đã phân tích ở mục 3.2.2, sản lượng cân bằng không gia
tăng ngay lập tức một khoản bằng 𝑚. ∆𝐺 mà trải qua một quá trình lan
truyền nhất định. Điều này giải thích độ trễ bên ngoài của chính sách tài
khoá. Chúng ta phân biệt độ trễ trong và độ trễ ngoài của chính sách tài
khoá. Độ trễ trong là khoảng thời gian từ khi nhận diện được tình trạng
của nền kinh tế cho đến khi ban hành được chính sách phù hợp. Độ trễ
bên ngoài là khoảng thời gian từ khi ban hành chính sách cho đến khi
chính sách phát huy hiệu quả một cách đầy đủ.
Quy trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách nhiều khi tốn
kém thời gian. Mặt khác, bản thân mô hình số nhân cũng cần thời gian để
phát huy tác dụng đầy đủ. Do gặp phải độ trễ chính sách nên trong nhiều
trường hợp chính sách không phát huy được tác dụng và hiệu quả như
mong đợi.
Tác động của thuế T
Để đơn giản, ta giả sử thuế là thuế tự định. Với mức thuế 𝑇 , ta có
tổng chi tiêu trong nền kinh tế là AE1:

138 
𝐴𝐸 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ 𝑀𝑃𝐶. 𝑌 𝑇
Với mức thuế 𝑇 , ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là AE2:
𝐴𝐸 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ 𝑀𝑃𝐶. 𝑌 𝑇
Mức thay đổi của tổng chi tiêu:
∆𝐴𝐸 𝐴𝐸 𝐴𝐸
∆𝐴𝐸 𝑀𝑃𝐶. 𝑇 𝑇 𝑀𝑃𝐶. ∆𝑇
Sự thay đổi của sản lượng:
∆𝑌 𝑌 𝑌
1 𝑀𝑃𝐶 1
∆𝑌 . 𝐶̅ 𝐼 ̅ 𝐺̅ .𝑇 . 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑀𝑃𝐶
𝑀𝑃𝐶
.𝑇
1 𝑀𝑃𝐶
𝑀𝑃𝐶
∆𝑌 . ∆𝑇
1 𝑀𝑃𝐶
∆𝑌 𝑚 . ∆𝑇
Tóm lại, thuế tác động ngược chiều đến tổng chi tiêu và sản lượng
cân bằng. Khi Chính phủ thay đổi thuế 1 khoản ∆𝑇 sẽ làm giảm tổng chi
tiêu (𝐴𝐸) thay đổi một khoản 𝑀𝑃𝐶. ∆𝑇 và sản lượng cân bằng của nền
kinh tế thay đổi một khoản 𝑚 . ∆𝑇.
3.3.4. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách
Khái niệm: Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và
thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ
thuế) và các khoản chi ngân sách.
Cơ cấu Ngân sách Nhà nước
Như khái niệm đã nêu rõ, cơ cấu Ngân sách Nhà nước bao gồm 2
khoản là thu và chi ngân sách, chi tiết như dưới bảng sau:

139 
Ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách Chi ngân sách
- Khoản thu từ thuế (chiếm từ 80% - 95%) - Chi đầu tư xây dựng cơ bản
- Các loại phí và lệ phí - Chi sản xuất vật chất
- Viện trợ từ nước ngoài - Chi viện trợ
- Thu từ việc phát hành công trái, xổ số... - Chi trả nợ
- Hoạt động in tiền - Chi an ninh quốc phòng

Trạng thái Ngân sách Nhà nước


Gọi 𝐵 là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có:
𝐵 𝑇 𝐺
𝐵 𝑡. 𝑌 𝐺
Khi 𝐵 0 hay 𝑇 𝐺, ta có ngân sách cân bằng;
Khi 𝐵 0 hay 𝑇 𝐺, ta có thặng dư ngân sách;
Khi 𝐵 0 hay 𝑇 𝐺, ta có thâm hụt ngân sách.
Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, Ngân sách Nhà nước
không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản
lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không thâm hụt quá lớn và kéo
dài. Tuy vậy, trong nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển, các
Chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách tài khóa thận trọng, trong đó chi
ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách. Có ba loại
thâm hụt ngân sách:
Thứ nhất là thâm hụt ngân sách thực tế: Là thâm hụt khi số chi thực
tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
Thứ hai là thâm hụt ngân sách cơ cấu: Là thâm hụt tính toán trong
trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
Thứ ba là thâm hụt ngân sách chu kỳ: Là thâm hụt ngân sách bị
động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh, bằng hiệu số của thâm hụt
thực tế và thâm hụt cơ cấu. Trong ba loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu
phản ánh kết quả của hoạt động chủ quan của chính sách tài khóa như:

140 
định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm... Vì vậy, để đánh giá kết quả của
chính sách tài khóa, người ta sử dụng thâm hụt này.
3.3.5. Chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa
ngược chiều
Khi Chính phủ lựa chọn giữa mục tiêu về sản lượng là giữ cho nền
kinh tế luôn đạt mức sản lượng tiềm năng và mục tiêu đảm bảo ngân sách
luôn cân bằng thì Chính phủ sẽ áp dụng các chính sách tài khóa khác nhau.
Chính sách tài khóa cùng chiều
Chính sách tài khóa cùng chiều là chính sách mà khi mục tiêu của
Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng (B = 0) bất kể sản lượng
có thay đổi như thế nào.
Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ có thể
sử dụng chính sách tài khóa cùng chiều với chu kỳ kinh tế với mục tiêu
giữ cho ngân sách cân bằng. Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách tài khóa
thu hẹp sẽ khiến cho sản lượng cân bằng giảm đi và nền kinh tế đang vận
hành ở mức sản lượng thấp dưới mức sản lượng tiềm năng có thể bị suy
thoái trầm trọng hơn.
Thực vậy, khi nền kinh tế bị suy thoái, việc Chính phủ sử dụng
chính sách tài khóa cùng chiều thông qua biện pháp giảm chi tiêu hoặc
tăng thuế hoặc kết hợp cả hai biện pháp trên với mục tiêu giữ cho ngân
sách cân bằng sẽ làm cho tổng cầu AD giảm, sản lượng cân bằng của nền
kinh tế cũng giảm theo mô hình số nhân. Do vậy, nền kinh tế sẽ lâm vào
tình trạng suy thoái hơn.
Việc sử dụng chính sách tài khóa cùng chiều giúp giảm được thâm
hụt, giữ cân bằng ngân sách trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn,
ngân sách vẫn bị mất cân bằng do việc giảm sản lượng sẽ khiến cho
nguồn thu từ thuế giảm theo khi thuế là một hàm của thu nhập.
Chính sách tài khóa ngược chiều
Chính sách tài khóa ngược chiều là chính sách mà khi mục tiêu của
Chính phủ là luôn đạt được mức sản lượng cân bằng ở mức sản lượng
tiềm năng (Y = Y*) và mức việc làm đầy đủ bất kể ngân sách bị thâm hụt
như thế nào.

141 
Khi nền kinh tế bị suy thoái, với mục tiêu giữ cho nền kinh tế luôn
ở mức sản lượng tiềm năng và mức việc làm đầy đủ, Chính phủ thực hiện
chính sách tài khóa mở rộng. Nói cách khác, chính sách tài khóa ngược
chiều với chu kỳ kinh tế được thực hiện để giữ chi tiêu của nền kinh tế ở
mức cao, sản lượng tăng lên đến mức sản lượng tiềm năng, nhưng ngân
sách có thể bị thâm hụt và đó là thâm hụt ngân sách cơ cấu.
Thực vậy, việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa ngược chiều
thông qua biện pháp tăng chi tiêu hoặc giảm thuế hoặc kết hợp cả hai
biện pháp trên khi nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng thấp sẽ làm
cho tổng cầu AD tăng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng
theo mô hình số nhân. Kết quả là nền kinh tế sẽ hướng tới mức sản lượng
tiềm năng và thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng ngân sách Chính phủ
có thể bị thâm hụt trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc gia tăng
sản lượng sẽ giúp cho nguồn thu thuế của Chính phủ gia tăng và hạn chế
được thâm hụt ngân sách do thuế là một hàm của thu nhập.
3.3.6. Chính sách tài khoá và vấn đề thoái lui đầu tư
Việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng can thiệp vào
nền kinh tế khiến cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế đó tăng theo
cấp số nhân. Khi đó, nhu cầu về tiền giao dịch trong nền kinh tế cũng
tăng lên, trong khi cung tiền không thay đổi. Điều này khiến cho lãi suất
trên thị trường gia tăng và hoạt động đầu tư trong nền kinh tế giảm do
đầu tư nhạy cảm với lãi suất.
Mặt khác, đầu tư là một thành tố quan trọng của tổng cầu. Do đó,
khi đầu tư giảm, tổng cầu của nền kinh tế cũng giảm theo và sản lượng
cân bằng của nền kinh tế giảm theo mô hình số nhân. Kết quả là thu ngân
sách giảm do thuế là một hàm của thu nhập và là nguồn thu chủ yếu cho
ngân sách Chính phủ.
Đó chính là cơ chế thoái lui đầu tư và thường xuất hiện với hiện
tượng thâm hụt cơ cấu. Điều này hàm ý rằng, khi Chính phủ muốn tăng
chi tiêu để tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến bóp nghẹt đầu tư và giảm sản
lượng. Về mặt ngắn hạn, quy mô của thoái lui đầu tư là nhỏ, nhưng trong
dài hạn quy mô này có thể rất lớn. Để hạn chế thoái lui đầu tư cần có sự
phối hợp hài hoà các chính sách khác nhau trong việc ổn định hóa nền
kinh tế.

142 
3.3.7. Các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách
Ngân sách Chính phủ bị thâm hụt sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực
hiện các hoạt động khác nhau trong nền kinh tế. Điều này đòi hỏi Chính
phủ phải có các biện pháp để hạn chế ngân sách bị thâm hụt. Dưới đây là
một số biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách:
Biện pháp cơ bản: tăng thu - giảm chi
Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến
các biện pháp hạn chế thâm hụt. Biện pháp cơ bản thường là “tăng thu và
giảm chi”. Tăng thu ở đây bao gồm việc tăng thuế và tăng thu các loại
phí, lệ phí; còn giảm chi là việc giảm chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư
xây dựng cơ bản, phí sản xuất vật chất, chi viện trợ, chi trả nợ và chi an
ninh quốc phòng. Tuy nhiên, việc tăng thu, giảm chi có thể ảnh hưởng
xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, nếu Chính phủ tăng chi tiêu (G) và tăng thuế (T) một
lượng như nhau thì ngân sách không đổi và sản lượng cân bằng sẽ tăng
một lượng tương ứng bằng đúng lượng tăng chi tiêu hay tăng thuế
∆𝑌 = ∆𝐺 = ∆𝑇 .
Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được vấn đề
thâm hụt ngân sách, Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ khác.
Vay trong nước (Vay dân)
Vay trong nước là Chính phủ vay chính người dân nước đó. Chính
phủ vay dân chúng thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong
nước. Các khoản vay trong nước thường không gây ra lạm phát trong
ngắn hạn, không làm giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia và tránh được
nguy cơ phụ thuộc vào nước ngoài. Thế nhưng việc làm này lại có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tư
nhân và gây ra tác động làm tăng lãi suất.
Vay nước ngoài
Vay nước ngoài là việc nhận viện trợ hoặc vay từ các Chính phủ
nước ngoài, các tổ chức tài chính phát triển quốc tế như Ngân hàng Thế

143 
giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IFM)... Vay nước ngoài giúp giảm sức ép lạm phát đối với nền kinh tế
và tạo nguồn vốn giúp phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nếu khoản
vay này lớn thì Chính phủ nước sở tại phải có thặng dư thương mại để
trả, tức là trả lãi và gốc trên khoản vay từ trước. Gánh nặng trả các khoản
vay nước ngoài này cũng làm giảm tiêu dùng của một quốc gia. Thêm
nữa, nó dễ khiến các quốc gia đi vay bị phụ thuộc vào nước ngoài về cả
kinh tế, chính trị, quân sự…
Sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia
Việc sử dụng dự trữ ngoại tệ có thể giúp đạt được mục tiêu bù đắp
cho thâm hụt ngân sách mà không gây ra gánh nặng nợ nần. Tuy nhiên
nó lại có thể ảnh hưởng xấu tới tỷ giá hối đoái, giảm sức cạnh tranh của
hàng hoá trong xuất khẩu và có thể gây tác động tiêu cực tới sự dịch
chuyển của dòng vốn đầu tư.
Phát hành tiền
Là việc Ngân hàng Trung ương gia tăng in thêm tiền để bù đắp
thâm hụt. Việc này có thể giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bù đắp
thâm hụt, không gây ra áp lực trả nợ. Nhưng việc in thêm tiền đưa vào
lưu thông trong khi sản lượng nền kinh tế không gia tăng sẽ khiến cho
giá cả tăng cao, lạm phát xảy ra. Điều này làm đời sống người dân gặp
nhiều khó khăn, các vấn đề không chỉ kinh tế mà xã hội, chính trị của
quốc gia đó có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, các
Chính phủ thường sẽ phải hạn chế tối đa việc sử dụng công cụ này.
Tóm lại, mọi biện pháp đều có thể gây nên những ảnh hưởng không
tốt đến nền kinh tế. Nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải làm sao hạn chế và
trung hòa các ảnh hưởng này, làm cho chúng không gây nên những tác
động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

144 
THUẬT NGỮ VIỆT ANH

Tổng cầu Aggregate Demand


Tổng chi tiêu Aggregate Expenditure
Tổng chi tiêu dự kiến Planned Aggregate Expenditure
Mô hình giao điểm Keynes Keynes Cross Model
Sản lượng cân bằng Equiribrium Yield
Số nhân Multiplier
Số nhân chi tiêu Spending Multiplier
Số nhân thuế Tax Multiplier
Xu hướng tiêu dùng cận biên Marginal Propensity to Consume
Xu hướng tiết kiệm cận biên Marginal Propensity to Save
Xu hướng nhập khẩu biên Marginal Propensity to Import
Chính sách tài khoá Fiscal Policy
Chính sách tài khoá mở rộng Expansionary Fiscal Policy
Chính sách tài khoá mở rộng Contractionary Fiscal Policy
Độ trễ Time Lag
Độ trễ trong Inside Time Lag
Độ trễ ngoài Outside Time Lag
Hiệu ứng tháo lui đầu tư Crowding - out effect
Ngân sách Chính phủ State Budget
Thâm hụt ngân sách Budget Deficit
Cân bằng ngân sách Budget Balance
Thặng dư ngân sách Budget Suplus
Thâm hụt ngân sách thực tế Real Budget Deficit
Thâm hụt ngân sách chu kỳ Cyclical Budget Deficit
Thâm hụt ngân sách cơ cấu Structural Budget Deficit
Tài trợ thâm hụt ngân sách Budget Deficit Financing

145 
CÂU HỎI THỰC HÀNH

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp đánh theo chữ số dưới đây:
a. Chi tiêu tự định.
b. Xu hướng nhập khẩu cận biên.
c. Sản lượng cân bằng.
d. Thâm hụt ngân sách Chính phủ.
e. Chính sách tài khóa.
f. Thu nhập khả dụng.
1. Phần chi tiêu vượt quá nguồn thu của Chính phủ.
2. Tỷ lệ giữa mức nhập khẩu tăng thêm và mức thu nhập quốc dân
tăng thêm.
3. Quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế khóa.
4. Mức sản lượng trong nền kinh tế khi tổng chi tiêu theo dự kiến
bằng đúng sản lượng thực tế sản xuất ra.
5. Thu nhập mà các hộ gia đình có thể chi tiêu cho tiêu dùng và
tiết kiệm.
6. Bộ phận chi tiêu cho tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập.
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Đường……………là một đường trong đồ thị xác định sản lượng
cân bằng bao gồm tất cả các điểm mà tại đó thu nhập bằng chi tiêu.
2. Chính sách tài khóa mở rộng là việc Chính phủ tăng ………….
và/hoặc giảm……..............
3. Nếu sản lượng thực tế lớn hơn chi tiêu theo dự kiến thì nền kinh
tế xảy ra hiện tượng ………………… ngoài dự kiến.

146 
4. Nếu chi tiêu theo dự kiến lớn hơn thu nhập thực tế thì nền kinh
tế xảy ra hiện tượng………………….. ngoài dự kiến.
5. Chi tiêu của Chính phủ có tác động…………… đến tổng cầu và
sản lượng cân bằng.
6. Thuế có tác động…………………………đến tổng cầu và sản
lượng cân bằng.
7. …………………….xảy ra khi số chi ngân sách vượt quá số thu
ngân sách trong một thời kỳ nhất định.
8. Ngân sách Chính phủ cân bằng khi …… ngân sách bằng ………
ngân sách.
9. Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa lỏng có thể dẫn đến
hiện tượng thoái lui……………….
10. Xu hướng tiêu dùng cận biên biểu thị sự gia tăng của
………………. với sự gia tăng của thu nhập quốc dân.
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Tiết kiệm nhỏ hơn 0 khi hộ gia đình:
a. Chi tiêu ít hơn thu nhập khả dụng
b. Chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm
c. Tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu
d. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng
2. Xu hướng tiêu dùng cận biên cộng với
a. Xu hướng tiết kiệm biên bằng 0
b. Xu hướng tiết kiệm biên bằng 1
c. Xu hướng nhập khẩu biên bằng 0
d. Xu hướng nhập khẩu biên bằng 1

147 
3. Sản lượng cân bằng đạt được khi:
a. Tiêu dùng bằng với tiết kiệm
b. Sản lượng thực tế bằng với sản lượng tiềm năng
c. Sản lượng thực tế bằng với tổng chi tiêu dự kiến
d. Cán cân thương mại cân bằng
4. Giá trị của số nhân phụ thuộc vào:
a. MPC b. MPM c. Tỷ suất thuế d. Tất cả các câu trên
5. Độ dốc của hàm số tiêu dùng được xác định bởi:
a. Xu hướng nhập khẩu biên
b. Tổng số tiêu dùng tự định
c. Xu hướng tiêu dùng biên
d. Không có câu nào đúng
6. Số nhân chi tiêu có thể được định nghĩa bằng:
a. 1/ (1-MPS) c. 1/MPC
b. 1/ (1-MPC) d. 1/(MPC + MPS)
7. Điều nào dưới đây là ví dụ về chính sách tài khoá mở rộng
a. Tăng thuế
b. Tăng trợ cấp
c. Tăng chi tiêu Chính phủ
d. a và b
e. b và c
8. Một ngân sách được gọi là cân bằng khi:
a. Thu ngân sách bằng chi ngân sách
b. Số thu thêm bằng số chi thêm
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai

148 
9. Số nhân chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ:
a. bằng với số nhân của đầu tư
b. nghịch đảo số nhân đầu tư
c. 1 trừ số nhân đầu tư
d. 1 cộng số nhân đầu tư
10. Thâm hụt ngân sách phát sinh ngay cả khi nền kinh tế ở trạng
thái toàn dụng nhân công được gọi là:
a. Thâm hụt thực tế
b. Thâm hụt chu kỳ
c. Thâm hụt cơ cấu
d. Thâm hụt dự kiến
IV. Đúng/Sai
1. Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm.
2. Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) biểu thị mối quan hệ giữa
tiêu dùng và thu nhập.
3. Lãi suất là nhân tố duy nhất tác động đến đầu tư.
4. Khi tỷ suất thuế ròng tăng, tiêu dùng tăng do đó sản lượng cân
bằng tăng.
5. Khi có T = T (thuế tự định), tổng cầu thay đổi độ dốc và sản
lượng cân bằng tăng.
6. Khi xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) tăng sẽ làm cho sản
lượng cân bằng tăng.
7. Chi tiêu của Chính phủ có cùng số nhân với tiêu dùng và đầu tư.
8. Các biện pháp để bù đắp thâm hụt ngân sách là những biện pháp
hoàn hảo để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
9. Khi có T = t.Y thì giá trị của số nhân giảm và sản lượng cân
bằng giảm.

149 
10. Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, Chính phủ cần
sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để khôi phục nền kinh tế và giảm tỷ
lệ thất nghiệp.
V. Bài tập
Bài 1: Giả sử hàm tiêu dùng C = 0,7Y và đầu tư dự kiến là 45
triệu USD.
a. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn đường tổng cầu.
b. Nếu mức sản lượng thực tế là 100 triệu USD thì những việc
ngoài dự kiến nào sẽ xảy ra?
c. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
Bài 2: Cho hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,8YD, I = 250, G = 300.
a. Xác định tỷ suất thuế ròng (t) để cho ngân sách của Chính phủ
cân bằng tại mức sản lượng cân bằng.
b. Tính toán và biểu diễn sản lượng cân bằng trên thị trường hàng
hoá có trục tung là tổng chi tiêu và trục hoành là sản lượng.
Bài 3: Trong nền kinh tế đóng có số liệu sau đây: (Đơn vị: tỷ VND)
C = 100 + 0,8YD G = 40 I = 100 T = 20
a. Xác định mức sản lượng cân bằng.
b. Nếu đầu tư tăng lên 20 tỷ VND thì SLCB mới là bao nhiêu?
c. Nếu chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ tăng lên là
30 tỷ VND thì mức SLCB mới là bao nhiêu?
d. Nếu chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá, dịch vụ tăng lên 50 tỷ
VND và được tài trợ bởi khoản thuế tương ứng, thì SLCB tăng lên là
bao nhiêu?
Bài 4: Cho các số liệu sau: C = 100 + 0,8YD; I = 200; G = 500;
T = 0,25Y
a. Tính mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế?
b. Tại mức thu nhập cân bằng, chi tiêu cho tiêu dùng của dân cư là
bao nhiêu? Tình trạng ngân sách của Chính phủ?

150 
c. Số nhân chi tiêu của nền kinh tế là bao nhiêu? So sánh với số
nhân của nền kinh tế giản đơn và giải thích kết quả?
Bài 5: Có số liệu của một nền kinh tế là: (đơn vị: tỷ VND)
C = 60 + 0,8YD I = 100 X = 200 IM = 0,2Y T = 0,2Y.
Mức sản lượng tiềm năng Y* = 1000.
a. Hãy tính mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế đảm bảo ngân
sách cân bằng. Bình luận về trạng thái cân bằng của ngân sách.
b. Giả sử, Chính phủ có mức chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ là
G = 172 tỷ đồng, cho biết mức thu nhập cân bằng mới và tình trạng của
Ngân sách Chính phủ. Chính sách tài khoá trong trường hợp này là tốt
hay xấu? Vì sao?
c. Trong mỗi trường hợp trên, cán cân thương mại của nền kinh tế
như thế nào? Mức cụ thể?

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích những giả định khi nghiên cứu các mô hình tổng cầu.
2. Trình bày cách xác định các mô hình tổng cầu và sản lượng cân
bằng trong các nền kinh tế.
3. Phân tích các yếu tố tác động đến độ dốc của đường tổng cầu và
sản lượng cân bằng trong các trường hợp nền kinh tế giản đơn, đóng, mở.
4. Trình bày cách xác định số nhân chi tiêu và số nhân thuế của nền
kinh tế. Phân tích các yếu tố tác động đến số nhân chi tiêu và số nhân
thuế; Phân tích ý nghĩa của số nhân chi tiêu và số nhân thuế đến sản
lượng cân bằng.
5. Phân tích tác động của chính sách tài khóa mở rộng và chính sách
tài khóa thu hẹp đến tổng cầu và sản lượng cân bằng trên mô hình AD-Y?
(trong cả hai tình huống thuế tự định và thuế phụ thuộc vào thu nhập).
6. Phân tích tác động của chính sách tài khóa mở rộng và chính
sách tài khóa thu hẹp đến mục tiêu kinh tế vĩ mô trên mô hình AD-AS.

151 
7. Phân tích và nêu ý nghĩa của cơ chế thoái lui đầu tư? Cơ chế
thoái lui đầu tư thường đi kèm với thâm hụt ngân sách nào?
8. Hãy phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp
chống thâm hụt ngân sách.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Dựa trên lý thuyết về mô hình tổng cầu, hãy phân tích các yếu tố
cấu thành nên tổng cầu đối với trường hợp nền kinh tế Việt Nam.
2. Dựa trên lý thuyết về chính sách tài khóa, hãy phân tích tình
hình sử dụng chính sách tài khóa để giảm suy thoái, thúc đẩy tăng
trưởng, giảm thất nghiệp ở Việt Nam những năm vừa qua.
3. Dựa trên lý thuyết về chính sách tài khóa, hãy phân tích tình
hình sử dụng chính sách tài khóa để giảm áp lực tăng trưởng nóng, giảm
lạm phát ở Việt Nam những năm vừa qua.
4. Dựa trên lý thuyết về thâm hụt ngân sách, hãy phân tích tình
hình cán cân ngân sách Nhà nước của Việt Nam những năm vừa qua.
Phân tích các biện pháp được sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách của
Việt Nam.

152 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình
dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục
Việt Nam, tái bản lần thứ chín.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô,
NXB Lao động - Xã hội.
3. David Begg, Stanley Fisher (2006), Kinh tế học tập 2 và 3, NXB
Giáo dục Việt Nam.
4. N. Gregory Mankiw (2010), Macroeconomics, 8th Edition,
NewYork Worth Publishers.
5. Nguyễn Văn Công (2006), Bài tập Kinh tế vĩ mô I, NXB Lao động.
6. Nguyễn Văn Ngọc (2001), Hướng dẫn giải bài tập Kinh tế vĩ
mô, NXB Thống kê.
7. Nguyễn Văn Dần (2007), Kinh tế học vĩ mô, NXB Lao động -
Xã hội.
8. Phan Thế Công & Lê Quốc Hội (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ mô
- TOPICA, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Rudiger.D, Stanley Fisher & Richard.S (2001),
th
Macroeconomics, 8 Edition.
10. Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Kinh
tế học - tập 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

153 
CHƯƠNG 4

TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này bạn có thể: 
‐ Hiểu và nắm vững các khái niệm về tiền tệ, cung, cầu tiền tệ, thị 
trường tiền tệ và chính sách tiền tệ. 
‐ Hiểu và nắm vững hoạt động của ngân hàng Trung ương (NHTƯ) 
và  ngân  hàng  Thương  mại  (NHTM),  quá  trình  tạo  tiền  gửi  của 
NHTM. 
‐ Biết được các công cụ của chính sách tiền tệ, hiểu được cách thức 
vận hành của các công cụ đó. 
‐  Hiểu  và  phân  tích  được  vai  trò,  cơ  chế  tác  động  của  chính  sách 
tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô. 
CHỦ ĐỀ 
‐ Tiền tệ 
‐ Thị trường tiền tệ 
‐ Chính sách tiền tệ (CSTT) 

Chương 4 sẽ đề cập đến các nội dung về tiền tệ và các chức năng
của tiền tệ trong nền kinh tế, vai trò của NHTƯ trong việc kiểm soát
mức cung ứng tiền tệ, thị trường tiền tệ và cơ chế tác động của chính
sách tiền tệ.

154 
4.1. TIỀN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN
4.1.1. Khái niệm về tiền
Sự ra đời của tiền xuất phát từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ
trong nền kinh tế. Khi chưa có tiền, sự trao đổi được thực hiện trực tiếp
theo hình thức hàng đổi hàng. Đối với hình thức trao đổi này đòi hỏi phải
có sự ăn khớp tuyệt đối về nhu cầu của hai bên tham gia trao đổi. Thế
nhưng trên thực tế, việc ăn khớp về nhu cầu trao đổi của các bên sẽ
không thường xuyên được thỏa mãn. Chẳng hạn, một người thợ sửa máy
tính mà cần mua trứng sẽ phải tìm một người nông dân bán trứng và
người này có chiếc máy tính bị hỏng cần sửa chữa. Nếu người nông dân
không có máy tính cần phải sửa thì việc trao đổi sẽ không diễn ra. Hoặc
nếu một nông dân chỉ có thể cung cấp cho thợ máy tính nhiều trứng hơn
so với lượng máy tính cần sửa thì việc trao đổi cũng không thỏa mãn nhu
cầu của mỗi bên. Có thể thấy rằng, điều kiện về sự ăn khớp tuyệt đối nhu
cầu trao đổi đã cản trở quá trình chuyên môn hóa và trao đổi giữa các
bên. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, mọi người nhận thấy
rằng để trao đổi hàng hóa được thuận lợi, cần phải có một vật làm ngang
giá chung dùng làm phương tiện trao đổi. Vì vậy, tiền được hiểu là vật
ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tài sản. Do vậy,
tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận rộng rãi dùng làm phương tiện trao
đổi. Khi có sự tham gia của tiền, bạn không cần phải tìm một người cụ
thể để trao đổi mà chỉ cần một thị trường để bán hàng hóa hoặc dịch vụ
của bạn. Ở thị trường đó bạn trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ của mình lấy
tiền. Sau đó, bạn có thể sử dụng số tiền đó để mua những gì bạn cần từ
những người khác.
Vật ngang giá chung có thể là bất cứ thứ gì được mọi người chấp
nhận để trao đổi. Ví dụ, ở một số bộ tộc ở châu Phi người ta dùng da thú
làm vật ngang giá chung, một số nơi dùng vỏ ốc, gia súc... Vào thế kỷ 18,
vật ngang giá chung được sử dụng phổ biến ở nhiều nước là vàng, bạc.
Trong trường hợp này có thể hiểu tiền là một loại hàng hóa được mọi
người trong xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện trao đổi, và được gọi
là tiền hàng hóa. Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hóa, hình

155 
thái biểu hiện của tiền cũng được thay đổi để đáp ứng nhu cầu trao đổi
một cách thuận tiện hơn. Hiện nay, tiền hàng hóa gần như không còn tồn
tại, thay vào đó chúng ta sử dụng tiền dưới hình thái biểu hiện khác.
Vậy, hiện nay tiền được thể hiện dưới những hình thái biểu hiện
nào? Thật sự là không có ranh giới rõ ràng giữa một thứ gì đó được coi
là tiền và không phải tiền. Tiền mặt (tiền giấy và tiền xu) rõ ràng được
coi là tiền trong khi hàng hóa khác (tủ lạnh, xe hơi, gạo...) không được
coi là tiền.
Tiền theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các khoản có thể được chi tiêu
trực tiếp, chẳng hạn như tiền mặt và tiền trong tài khoản (còn gọi là tiền
gửi) ngân hàng vì chúng có thể được chi trực tiếp bằng cách sử dụng séc
hoặc thẻ ghi nợ. Lưu ý rằng séc, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, mặc dù được
sử dụng để thanh toán trực tiếp cho hàng hóa, nhưng không được tính là
tiền. Thay vào đó là số dư trong tài khoản ngân hàng có thể sử dụng để
giao dịch mới được tính là tiền.
Tiền theo nghĩa rộng bao gồm tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi
ngân hàng và tài khoản tiết kiệm trong các ngân hàng. Khoản mục tiết
kiệm không thể chi tiêu trực tiếp nhưng vẫn có thể dễ dàng chuyển đổi
thành tiền mặt hoặc tiền gửi.
Một cách chung nhất, tiền được hiểu là “bất cứ thứ gì được chấp
nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc
hoàn trả các món nợ” (Mishkin, F.S, 1994).
4.1.2. Các chức năng của tiền
Trong nền kinh tế, tiền có ba chức năng cơ bản: phương tiện trao
đổi, phương tiện cất giữ giá trị và đơn vị hạch toán.
 Phương tiện trao đổi
Thực hiện chức năng này, tiền tham gia vào lưu thông và được
dùng làm phương tiện trung gian trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch
vụ. Tiền được người mua trao cho người bán hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ,
khi một sinh viên mua một chiếc máy tính, người bán sẽ trao cho sinh
viên này chiếc máy tính và nhận được một lượng tiền từ sinh viên này.

156 
Người bán máy tính chấp nhận trao máy tính cho người sinh viên để
nhận lấy tiền vì người đó biết rằng, họ có thể dùng tiền này để chi trả khi
mua những hàng hóa, dịch vụ khác.
Thực hiện chức năng này, tiền cho phép các trao đổi gián tiếp được
thực hiện. Chẳng hạn trong ví dụ trên, người bán máy tính có thể dùng
tiền thu được từ bán máy tính để mua một chiếc đồng hồ, người bán đồng
hồ lại dùng tiền nhận được từ việc bán đồng hồ để trả học phí cho con cái
họ. Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi tạo thuận lợi cho quá trình
lưu thông hàng hóa, cho phép nền kinh tế vận hành trơn tru nhờ giảm
thiểu chi phí giao dịch.
 Phương tiện cất giữ giá trị
Thực hiện chức năng này, tiền rút khỏi lưu thông và trở thành một
thứ được mọi người sử dụng để cất giữ nhằm chuyển sức mua của tiền từ
hiện tại đến một thời điểm nào đó trong tương lai. Ví dụ, hàng tháng
chúng ta thường giữ lại một phần thu nhập để tiết kiệm và để chúng trong
két hay một nơi nào đó. Chúng ta cũng nhận thấy rằng tiền không phải là
hình thức dự trữ giá trị duy nhất bởi vì mọi người có thể chuyển sức mua
từ hiện tại tới tương lai bằng cách nắm giữ những tài sản khác (chẳng hạn
tranh, đồ cổ, kim cương, nhà cửa, đất đai…). Khi sử dụng tiền để cất giữ
giá trị sẽ mang lại khả năng thanh toán cao tuy nhiên cũng sẽ phải đối
mặt với vấn đề là sức mua của tiền biến động theo sự biến động của giá
cả. Khi giá tăng thì sức mua của tiền giảm và ngược lại. Vì vậy, mọi
người thường cân đối trong việc giữ tài sản dưới dạng tiền hay những tài
sản khác.
 Đơn vị hạch toán
Thực hiện chức năng này tiền được sử dụng làm đơn vị đo lường
giá trị của hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản. Mọi người có thể dễ dàng so
sánh giá trị và xác định tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa, dịch vụ khác
nhau. Chức năng này rất quan trọng bởi vì nhờ nó mà việc ra quyết định
trong trao đổi trở nên dễ dàng hơn.
Chức năng này còn giúp mọi người có thể hạch toán, đo lường kết
quả của các hoạt động kinh tế. Ví dụ hạch toán doanh thu, chi phí của
doanh nghiệp, hạch toán GDP, thu nhập quốc gia…

157 
4.1.3. Phân loại tiền
Tiền có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Theo hình thái biểu
hiện của tiền, tiền được chia thành 3 dạng:
Tiền hàng hóa (commodity money): Tiền tồn tại dưới hình thức là
một hàng hóa nào đó có giá trị nội tại (intrinsic value). Nghĩa là, ngay cả
khi không được sử dụng với chức năng là tiền thì hàng hóa đó vẫn có giá
trị sử dụng. Chẳng hạn, vàng là một loại tiền hàng hóa vì vàng có giá trị
nội tại, có thể được sử dụng làm đồ trang sức, hay sử dụng trong sản xuất
công nghiệp. Các ví dụ khác về tiền hàng hóa như vỏ sò, gia súc, lông
thú… Tiền hàng hóa là hình thái đầu tiên của tiền và được sử dụng trong
một thời gian dài.
Tiền pháp định (fiat money): Tiền được tạo ra nhờ một pháp lệnh
của Chính phủ, tiền được in trên chất liệu giấy, kim loại hoặc một chất
liệu nào đó với các mệnh giá khác nhau do NHTƯ phát hành. Ví dụ: tờ
tiền đồng của Việt Nam, tờ Đôla của Mỹ, tờ Yên của Nhật… Tiền pháp
định không có giá trị nội tại, nếu không được sử dụng với chức năng của
tiền thì những tờ tiền này gần như không có giá trị sử dụng.
Tiền ghi sổ (bank money): Tiền tạo ra khi phát tín dụng thông qua
tài khoản ngân hàng. Nếu tiền hàng hóa và tiền pháp định đều có hình
thái biểu hiện vật chất thì tiền ghi sổ không có hình thái biểu hiện vật
chất mà chỉ là những con số thể hiện trên tài khoản của các cá nhân, tổ
chức tại các ngân hàng thương mại. Tiền ghi sổ được sử dụng trong giao
dịch thông qua những công cụ thanh toán của ngân hàng, chẳng hạn séc,
lệnh chuyển tiền… Mặc dù xuất hiện sau (vào khoảng giữa thế kỷ 19)
nhưng hình thái tiền ghi sổ đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong
các giao dịch trong nền kinh tế. Hiện nay, tồn tại 2 hình thái biểu hiện
chủ yếu của tiền là tiền pháp định và tiền ghi sổ.

4.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ


4.2.1. Cung tiền
4.2.1.1. Khái niệm
Cung tiền đo lường tổng số tiền trong nền kinh tế tại một thời điểm
cụ thể. Dựa vào mức độ thanh khoản của các loại tiền hiện có trong nền
kinh tế, cung tiền được phân thành M0, M1, M2 và M3.

158 
Cung tiền mặt (M0): Bao gồm toàn bộ giá trị của lượng tiền giấy và
tiền kim loại đang lưu hành trong nền kinh tế. Đây là loại tiền có khả năng
thanh khoản cao nhất (còn gọi là tính thanh khoản hay tính lỏng cao).
Cung tiền giao dịch (M1): Bao gồm tiền mặt (M0) và tiền gửi (D)
trong tài khoản tại các NHTM.
𝑴𝟏 𝑴𝟎 𝑫
Loại tiền này được ghi sổ hoặc được viết séc để thanh toán. Tiền
M1 cũng có khả năng thanh toán cao nhưng mức độ sẵn sàng cho thanh
toán vẫn kém hơn so với tiền mặt. M1 là một trong những đại lượng đo
lường cung tiền chủ yếu của nhiều quốc gia.
Cung tiền rộng (M2): Bao gồm tổng lượng tiền giao dịch M1 và các
khoản gửi tiết kiệm có kỳ hạn (D1) tại các NHTM.
𝑴𝟐 𝑴𝟏 𝑫𝒕
Loại tiền gửi có kỳ hạn này có tính chuyển đổi kém hơn so với tiền
gửi trong tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền
mặt mà không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng
thanh toán.
Cung tiền tài chính (M3): Bao gồm tiền rộng M2 cộng với các loại
tài sản tài chính khác như cổ phiếu, trái phiếu, giấy xác nhận tài sản hữu
hình có giá trị, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng…
𝑴𝟑 𝑴𝟐 Các loại tài sản tài chính khác
Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới hiện nay mức cung tiền
được đo lường là khối lượng tiền M1. Do đó, cung tiền bao gồm tổng
lượng tiền mặt trong lưu thông (M0) và các khoản tiền gửi trong tài
khoản giao dịch tại các NHTM (D). Ký hiệu cung tiền là MS, thì:
𝑴𝑺 𝑴𝟎 𝑫
Cần phân biệt mức cung tiền danh nghĩa và mức cung tiền thực.
Mức cung tiền danh nghĩa là tổng lượng (giá trị) tiền sẵn sàng cho các
giao dịch hiện có (ký hiệu MS) trong khi mức cung tiền thực thể hiện sức
mua (tính bằng lượng hàng hóa dịch vụ mua được) của lượng tiền danh
nghĩa đó. Vì vậy, mức cung tiền thực được xác định bằng mức cung tiền
danh nghĩa (MS) chia cho chỉ số giá cả (P).

159 
4.2.1.2. Hệ thống ngân hàng và quá trình tạo tiền gửi
 Hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế được tổ chức theo mô hình 2
cấp: ngân hàng cấp 1 và ngân hàng cấp 2. Ngân hàng cấp 1 là NHTƯ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động của các
NHTM. Ngân hàng cấp 2 gồm hệ thống các NHTM thực hiện chức năng
chính là kinh doanh tiền tệ thông qua hoạt động huy động tiền gửi và cho
vay, đồng thời cung cấp các dịch vụ thanh toán.
NHTƯ là đơn vị duy nhất thực hiện chức năng phát hành tiền. Khối
lượng tiền do NHTƯ phát hành gọi là tiền cơ sở hay tiền mạnh (MB).
Lượng tiền cơ sở sau khi được chuyển vào nền kinh tế sẽ chuyển thành
một trong hai dạng: tiền mặt (M0) hoặc tiền dự trữ của các NHTM (R).
Tiền dự trữ là một phần trong khoản tiền gửi của khách hàng tại NHTM
được NHTM giữ lại để dự phòng.
Ta có:
𝑴𝑩 𝑴𝟎 𝑹
Theo định nghĩa cung tiền gồm tổng giá trị tiền mặt và tiền gửi.
Vậy mức cung tiền phụ thuộc vào lượng tiền cơ sở và các yếu tố khác
như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tương tác
giữa tiền mặt và tiền gửi cũng như cách mà hệ thống ngân hàng ảnh
hưởng đến hai thành phần này của cung tiền.
 Quá trình tạo tiền gửi (D) của hệ thống NHTM
Quá trình tạo ra tiền gửi thực chất là sự mở rộng nhiều lần số tiền
gửi ban đầu và được thực hiện bởi hệ thống các NHTM. Theo đó, mỗi
NHTM khi nhận được một khoản tiền gửi từ khách hàng sẽ dự trữ một
phần để bảo đảm khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của
NHTM và yêu cầu quản lý tiền tệ của NHTƯ. Tỷ lệ giữa số tiền dự trữ
trên tổng tiền gửi (R/D), ký hiệu r, được gọi là tỷ lệ dự trữ. Giá trị của r
phụ thuộc vào quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb) do NHTƯ quy định
và hoạt động của NHTM. Trong một số trường hợp, NHTM có thể dự trữ
lớn hơn so với quy định của NHTƯ, khoản dự trữ này được gọi là dự trữ

160 
bổ sung. Số tiền còn lại từ khoản tiền gửi của khách hàng được NHTM
tiếp tục cho vay, quá trình này diễn ra liên tục nhiều lần, sẽ làm cho
lượng tiền có khả năng thanh toán (tiền gửi) trong hệ thống NHTM gia
tăng. Có thể mô phỏng quá trình này bằng ví dụ dưới đây:
Để đơn giản hóa việc phân tích, giả sử rằng tất cả các giao dịch đều
được thực hiện thông qua hệ thống NHTM và các tác nhân trong nền
kinh tế không giữ tiền mặt, chỉ giữ tiền gửi (D) để thực hiện các giao
dịch. Ngoài ra, giả sử rằng các NHTM thực hiện dự trữ theo đúng quy
định về mức dự trữ bắt buộc của NHTƯ là 10% (r = rb = 10%). Lượng
tiền gửi ban đầu: D1 = 100 tỷ đồng.
Tổng số tiền gửi của nền kinh tế sẽ được tăng thêm như thế nào
thông qua hoạt động nhận tiền gửi rồi cho vay của hệ thống NHTM?
Ta có:
Ngân hàng thương mại 1:
Nhận được khoản tiền gửi ban đầu là D1 = 100
Dự trữ R1 = r x D1 = 10 và cho vay L1= (1 - r) x 100 = 90
Ngân hàng thương mại 2:
Nhận được khoản tiền gửi D2 = L1 = 90
Dự trữ R2 = r x D2 = 9, cho vay L2 = (1 - r)2 x 100 = 81
...
Ngân hàng thương mại n:
Nhận được khoản tiền gửi Dn = (1 - r)n-1 x 100
Dự trữ r x (1 - r)n-1 x 100, cho vay Ln= (1 - r)n x 100
Như vậy, từ số tiền gửi ban đầu D1, sau mỗi chu trình nhận tiền gửi
rồi cho vay, các NHTM đã tạo thêm cho nền kinh tế số tiền giao dịch lần
lượt là (1 - r) x D1; (1 - r)2 x D1; (1 - r)3 x D1... Sau mỗi lần nhận tiền gửi
rồi cho vay, số tiền NHTM cho vay giảm dần. Quá trình cứ tiếp tục cho
đến khi số tiền cho vay tiến tới rất gần 0. Khi đó, trong nền kinh tế chỉ có
tiền giao dịch là tiền gửi và tổng số tiền gửi là:

161 
 
n
1
D   Di  1  (1  r )  (1  r ) 2  ....(1  r ) n x D1  x D1
i 1 r
Với giả định D = 100 và r = 0,1. Khi đó
đ số tiền gửi của nền kkinh tế là:
1
D x 100  10
000 tỷ đồng
0,1
Nhưư vậy, các NHTM
N thônng qua hoạtt động nhận
n tiền gửi rồ
rồi cho vay
đã tạo ra thêm
t tiền giao
g dịch làà tiền gửi chho nền kinhh tế. Với cáác giả thiết
đã cho, từ
ừ lượng tiềnn gửi D1 baan đầu, sau khi qua hệ thống ngânn hàng với
nhiều vònng nhận gử ửi rồi cho vvay, lượng tiền gửi tro
ong hệ thốnng NHTM
tăng lên 1/rb lần.
D = (1/rb) x D1
4.2.11.3. Mối qu
uan hệ giữ
ữa mức cun
ng tiền và tiiền cơ sở
Trênn đây chúnng ta đã phhân tích qu uá trình tạoo ra tiền ggửi của hệ
thống NHHTM với giiả định các tác nhân trrong nền kiinh tế khônng giữ tiền
mặt mà chhỉ giữ số dư
ư trong tài kkhoản tiền gửi tại các NHTM đểể thực hiện
các giao dịch. Kết quả cho tthấy từ mộ ột lượng tiiền gửi bann đầu các
NHTM đãã tạo ra cho nền kinhh tế một lượ ợng tiền gửửi lớn hơn nhiều lần.
Tuy nhiênn, để có lượ
ợng tiền gửửi ban đầu sẽ cần phải có lượng tiền cơ sở
do NHTƯ Ư phát hành. Câu hỏii đặt ra là mức cung tiền danh nghĩa phụ
thuộc vàoo lượng tiền
n cơ sở (MBB) như thế nào trong bối
b cảnh cáác tác nhân
trong nềnn kinh tế vừ
ừa giữ tiền mặt, vừa giữ
g tiền gửii. Để xem xxét sự phụ
thuộc nàyy, chúng taa sẽ mô tả tiền cơ sở ở và mức cung
c tiền ddanh nghĩa
đ dưới đây:
bằng sơ đồ
Tiềền cơ sở (M
MB)

H
Hình 4.1. Sơ đồ biểu d
diễn mức cung
c tiền và
v tiền cơ ssở

162 
Tiền cơ sở sau khi được phát hành vào nền kinh tế thì một phần sẽ
chuyển thành tiền mặt và một phần sẽ chuyển thành tiền dự trữ của các
NHTM. Vì vậy, ta có:
MB = M0 + R (4.1)
Mặt khác, mức cung tiền trong nền kinh tế được xác định bằng tổng
lượng tiền mặt và số dư tiền gửi tại các NHTM:
MS = M0 + D (4.2)
Chia theo vế của biểu thức (4.2) cho (4.1). Ta được:
MS M 0  D
 (4.3)
MB M 0  R

Sau đó, chia cả tử và mẫu số của vế phải biểu thức (4.3) cho D,
ta được:
M0
1
MS
 D (4.4)
MB M 0  R
D D

Đặt 𝑠 và 𝑟 và nhân 2 vế của biểu thức (4.4) với MB, ta có

s 1
MS  xMB (4.5)
sr
Biểu thức (4.5) mô tả mối quan hệ giữa mức cung tiền danh nghĩa
với tiền cơ sở. Trong đó, 𝑟 là tỷ lệ dự trữ của các NHTM và 𝑠
gọi là hệ số ưa thích tiền mặt.
s 1
Đặt m M  , khi đó MS  mM xMB và mM gọi là số nhân tiền tệ.
sr
Giá trị của mM cho biết mỗi đơn vị tiền cơ sở do NHTƯ phát hành thêm
sẽ làm tăng mức cung tiền trong nền kinh tế là bao nhiêu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền danh nghĩa, bao gồm:
Hệ số ưa thích tiền mặt (s), nếu trong nền kinh tế, mọi người thích
dùng tiền mặt hơn tiền gửi, mọi người sẽ giữ tiền mặt nhiều hơn và ít tiền

163 
gửi hơn, khi
k đó hệ số
s s tăng, s ố nhân tiền
n giảm và do
d đó cungg tiền danh
nghĩa giảm
m.
Tỷ lệ
l dự trữ củủa các NH
HTM (r), nếếu các NHT TM dự trữ nhiều hơn
trên mỗi khoản tiềnn gửi của kkhách hàng
g thì sẽ cho
o vay ít hơơn, và khả
năng tạo tiền
t gửi của các NHTTM giảm (số nhân tiềnn giảm) và mức cung
tiền danh nghĩa giảm
m.
Tiềnn cơ sở (MBB), sự thayy đổi lượng tiền cơ sở MB sẽ tácc động đến
mức cungg tiền danh h nghĩa MS S. Khi tiền cơ sở tăng
g thì sẽ làm
m tăng MS
theo cấp số
s nhân và ngược lại.
4.2.11.4. Đường
g cung tiền
n
Nếuu gọi MS làà cung ứng tiền danh nghĩa,
n P là mức giá thhì MS/P là
cung về số
s dư tiền thực
t (mức cung tiền thực).
t Lý thuyết về sựự ưa thích
thanh khooản giả địịnh cung vvề số dư tiền t thực làl cố định,, nghĩa là
MS
 M . Với giả định
đ này thìì cung về số
s dư tiền thhực không phụ thuộc
P
vào lãi suuất. Như vậậy, đường cung tiền thực là mộ ột đường thhẳng đứng
(Hình 4.2)).

Hình 4.22. Đường cung


c tiền

164 
Khi lãi suất tăng hoặc giảm sẽ không ảnh hưởng đến lượng cung
tiền thực. Tuy nhiên, lượng cung tiền thực sẽ thay đổi khi mức giá chung
thay đổi và/hoặc khi NHTƯ thực hiện các chính sách tác động làm thay
đổi mức cung tiền danh nghĩa. Chẳng hạn, khi NHTƯ phát hành thêm
tiền cơ sở sẽ làm tăng mức cung tiền danh nghĩa. Giả sử mức giá chung
không đổi khi đó mức cung tiền thực tăng. Trên đồ thị đường cung tiền
dịch chuyển sang phải.
4.2.2. Cầu tiền
4.2.2.1. Khái niệm
Để làm rõ khái niệm cầu tiền, trước hết chúng ta sẽ phân biệt ba lý
do tại sao mọi người muốn giữ tài sản của họ dưới dạng tiền. Trước hết
mọi người giữ tiền vì động cơ giao dịch. Vì tiền là phương tiện trao đổi,
nên trong các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hàng ngày mọi người
cần phải dùng tiền. Nhưng vì mọi người chỉ nhận được tiền trong khoảng
thời gian nhất định (ví dụ: hàng tuần hoặc hàng tháng) và không liên tục
nên họ cần giữ số dư tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản để đáp ứng cho
các nhu cầu giao dịch này. Thứ hai mọi người giữ tiền vì động cơ phòng
ngừa. Các trường hợp không lường trước có thể phát sinh đối với mỗi
người, chẳng hạn như ốm đau hay tài sản bị hư hỏng... nên các cá nhân
thường giữ một số tiền bổ sung để phòng ngừa. Các công ty cũng giữ số
dư tiền để phòng ngừa vì không chắc chắn về thời gian của các khoản thu
và chi trả của họ. Nếu một khách hàng lớn chậm thanh toán, một công ty
có thể không thanh toán được cho nhà cung cấp của mình trừ khi có
khoản dự phòng. Thứ ba, động cơ đầu cơ. Một số công ty và cá nhân
muốn mua tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng khoán
khác nhưng lại muốn chờ đợi để mua trong tương lai nếu họ cảm thấy
rằng giá của chúng có khả năng giảm. Khi đó, họ sẽ giữ số dư tiền để
thay thế. Nhu cầu đầu cơ này có thể khá cao khi giá chứng khoán được
coi là chắc chắn sẽ giảm. Tiền khi được sử dụng cho mục đích này là một
phương tiện lưu trữ tài sản tạm thời.
Nhu cầu giữ tiền để giao dịch cộng với nhu cầu giữ tiền để phòng
ngừa được gọi là cầu về số dư tiền hoạt động (active balance) - LP1, nghĩa
là tiền được sử dụng làm phương tiện trao đổi. Ký hiệu LP là viết tắt của

165 
ưu tiên thanh khoản (liquidity preference), nghĩa là mong muốn nắm giữ
tài sản ở dạng “lỏng” hay nhu cầu nắm giữ tài sản dưới dạng tiền. Nhu
cầu về số dư tiền phục vụ cho mục đích đầu cơ được gọi là cầu về số dư
tiền nhàn rỗi (ký hiệu LP2). Tổng cầu về số dư tiền (LP) gọi tắt là cầu
tiền sẽ bằng cầu về số dư tiền hoạt động (LP1) cộng với cầu về số dư tiền
nhàn rỗi (LP2).
4.2.2.2. Các yếu tố tác động đến cầu tiền
Yếu tố quyết định chính đến cầu về số tiền hoạt động (LP1) là thu
nhập quốc dân danh nghĩa (nghĩa là thu nhập quốc dân theo giá hiện
hành). Thu nhập quốc dân càng lớn, chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
càng lớn và nhu cầu về số dư tiền hoạt động càng lớn. Tần suất mà mọi
người được chi trả thu nhập cũng ảnh hưởng đến LP1. Khi tần suất được
chi trả thu nhập thấp, thì nhu cầu về số dư tiền LP1 càng cao vì mọi người
cần giữ tiền để đảm bảo việc chi trả cho đến kỳ được chi trả thu nhập tiếp
theo. Tỷ lệ lãi suất cũng có ảnh hưởng đến cầu tiền LP1. Với lãi suất cao,
mọi người có thể chọn chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn trong tổng
thu nhập của họ. Ngoài ra, lãi suất cao hơn có thể khuyến khích mọi
người tăng đầu tư mạo hiểm. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu về số
dư tiền hoạt động bao gồm tính mùa vụ trong năm (chẳng hạn mọi người
cần số dư nhiều tiền hơn vào dịp Tết Nguyên Đán để đáp ứng nhu cầu
chi tiêu gia tăng trong dịp này), tính bất ổn định và mạo hiểm trong sản
xuất - kinh doanh. Bất kỳ yếu tố nào khác ảnh hưởng đến tiêu dùng sẽ
ảnh hưởng đến cầu về số dư tiền hoạt động LP1.
Cầu về số dư tiền phục vụ cho mục đích đầu cơ (LP2) trước hết phụ
thuộc vào tỷ lệ lãi suất (hoặc tỷ suất lợi nhuận) trên tài sản. Tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản càng cao (chẳng hạn lãi suất trái phiếu hay cổ tức trả
cho người nắm giữ cổ phiếu) chi phí cơ hội nắm giữ tiền càng lớn và do
đó nhu cầu đầu cơ về tiền càng thấp. Tiếp đến là yếu tố kỳ vọng về sự
thay đổi giá chứng khoán và các tài sản khác cũng tác động đến cầu tiền
LP2. Nếu mọi người tin rằng giá cổ phiếu sắp tăng mạnh trên thị trường
chứng khoán, họ sẽ mua cổ phiếu và nắm giữ số dư tiền đầu cơ ít hơn.
Nếu họ nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ bán chúng và giữ tiền thay
thế. Yếu tố thứ ba tác động đến cầu tiền LP2 là nhu cầu đầu cơ và tỷ giá

166 
hối đoái. Nếu mọi người tin rằng đồng nội tệ có khả năng tăng giá, họ sẽ
muốn giữ đồng nội tệ cho đến khi nó tăng giá. Nội tệ dự kiến sẽ tăng
càng nhanh, mọi người sẽ càng muốn nắm giữ đồng nội tệ (dưới dạng
tiền) nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu mọi người tin rằng nó sẽ tăng chậm theo
thời gian, họ sẽ muốn mua tài sản bằng đồng nội tệ (chẳng hạn mua trái
phiếu Chính phủ) chứ không giữ tiền, vì những tài sản đó cũng sẽ mang
lại cho người sở hữu lãi suất.
4.2.2.3. Hàm số và đồ thị của hàm cầu tiền
Hàm cầu về tiền có thể được biểu diễn dưới dạng tổng quát:
𝑳𝑷 𝑳𝑷𝟏 𝑷𝒀, 𝒇, 𝒓 𝝅𝒆 𝑳𝑷𝟐 𝒓 𝝅𝒆 , 𝒆𝒓𝒆
Điều này nói rằng LP1 là một hàm của thu nhập quốc dân danh
nghĩa (PY), tần suất mà mọi người được trả thu nhập (f) và lãi suất
danh nghĩa (i) - bằng lãi suất thực (r) cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến
(πe). LP2 là một hàm của lãi suất danh nghĩa và giá trị kỳ vọng của tỷ
giá hối đoái (ere).
Khi cố định các yếu tố khác, chỉ xem xét mối quan hệ của cầu tiền
vào thu nhập và lãi suất, hàm cầu tiền có dạng: LP = F (Y, r). Trường
hợp đơn giản hóa, có thể biểu diễn hàm cầu tiền dưới dạng tuyến tính
như sau:
𝑳𝑷 𝑳𝑷 𝒌𝒀 𝒉𝒓
Trong đó: LP là mức cầu về tiền tệ thực tế; 𝐿𝑃 là cầu tiền tự định,
Y là thu nhập quốc dân; r là lãi suất thực; hệ số k phản ánh độ nhạy của
cầu tiền vào thu nhập và h là hệ số phản ánh độ nhạy của cầu tiền với lãi
suất. Hàm cầu tiền cho biết cầu tiền tỷ lệ thuận với thu nhập và tỷ lệ
nghịch với lãi suất.
Đường cầu tiền thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và lượng cầu tiền
tại một mức thu nhập cho trước (giả định các yếu tố khác không đổi).
Hình 4.3 mô tả đồ thị đường cầu tiền với trục tung biểu hiện lãi suất, trục
hoành biểu hiện lượng cầu tiền thực. Đường cầu về tiền là một đường
dốc xuống, bởi lãi suất và mức cầu về tiền có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.

167 
Hình
H 4.3. Đ
Đồ thị của hàm
h cầu tiềền
Độ dốc của đư ường cầu vvề tiền phụ thuộc vào độ nhạy ccủa cầu về
tiền với lããi suất. Kh
hi cầu tiền càng nhạy cảm với lããi suất (hệ số h càng
lớn) thì đưường cầu tiền
t càng thhoải, khi đó ng thay đổi nhỏ trong
ó một lượn
lãi suất cũng
c sẽ gâyy ra một ssự thay đổi lớn trong g lượng cầầu về tiền.
Ngược lạii khi cầu tiiền càng ít nhạy cảm với lãi suấất (hệ số h càng nhỏ)
thì đườngg cầu tiền cààng dốc, khhi đó, một lượng
l thay đổi lớn tron
ong lãi suất
g ra một sự thay đổii nhỏ trong lượng cầu tiền.
cũng chỉ gây
Đườờng cầu tiền sẽ dịch cchuyển nếuu các yếu tố ngoài lãii suất thay
đổi. Chẳnng hạn, khi thu nhập qquốc dân (Y
Y) tăng, cầu
u về tiền giiao dịch sẽ
tăng tại mỗi
m mức lãi suất cho trrước, khi đó
ó đường cầuu tiền sẽ dịịch chuyển
sang phải.
4.2.33. Cân bằn
ng của thị ttrường tiền
n tệ
Thị trường tiền tệ cân b ằng khi cu
ung tiền thự ực (MS/P)) bằng cầu
tiền thực (LP). Trên Hình 4.44, điểm câân bằng củ ủa thị trườn
ờng tiền tệ
được xácc định tại giao
g điểm của đường g cung tiền n và đườngg cầu tiền
(điểm E0).
) Tại E0, xác định đư
ược mức lãii suất tại đó
ó mức cungg tiền thực
bằng mứcc cầu tiền thực và bằằng M0, khi đó r0 gọi là mức lããi suất cân
bằng của thị trường tiền tệ.

168 
H
Hình 4.4. Trạng
T thái cân bằng của thị trư
ường tiền ttệ
Trạnng thái cân n bằng này đạt được th hông qua những
n thay đổi về lãi
suất. Tại bất kỳ giáá trị nào củủa lãi suất r khác r0, thị trường tiền tệ sẽ
không cânn bằng và thị trường ssẽ có sự điềều chỉnh để trở lại trạnng thái cân
bằng tại lããi suất r0. Thật
T vậy, tạại các mức lãi suất lớn n hơn lãi suuất r0, mức
cung tiền thực sẽ lớ ớn hơn mứcc cầu tiền thực,
t trên th
hị trường ttiền tệ mọi
người sẽ cóc số dư tiền lớn hơnn so với nhu u cầu của họ,
h hay cònn gọi là thị
trường tiềền tệ dư cun ng tiền. Khhi đó, mọi người
n ụng số tiền dư này để
sử dụ
mua cổ phhiếu, trái phiếu và cácc tài sản kh hác, làm tăn ng cầu về ccác loại tài
sản này và
v làm giảm m lãi suất. T n hơn lãi suất r0, sẽ
Tại các mức lãi suất nhỏ
có sự gia tăng cầu về v số dư tiềền, khi đó mứcm cung tiền thực ssẽ nhỏ hơn
mức cầu tiền
t t trường ttiền tệ sẽ trrong trạng thái dư cầuu tiền. Khi
thực, thị
đó, một phần
p tài sảnn tài chính khác sẽ đư ược chuyển n sang tiền giao dịch,
làm tăng cung
c h và lãi suất tăng.
về cácc loại tài sảản tài chính
Tronng thực tế, không có mmột mức lããi suất duy nhất, các lloại tài sản
khác nhauu có lãi suấất khác nhaau. Cân bằn hị trường tiềền tệ sẽ là
ng trong th
khởi điểmm đầu tiên trong đó cầầu tiền và cung tiền bằng
b nhau.. Điều này
đạt được bằng cách điều chỉnhh lãi suất trrung bình. Cân bằng thị trường
tiền tệ sẽ là nơi cân đối giữa cuung và cầu
u của từng loại
l tài sảnn tài chính.

169 
Ví dụ, nếuu nhu cầu dư
d thừa đốii với các kh
hoản vay ngắn
n hạn vàà cung tiền
dư thừa để
đ đầu tư vàào tài sản ddài hạn (nh
hư trái phiếếu), lãi suấtt ngắn hạn
sẽ tăng troong mối tươ
ơng quan vvới dài hạn.
g của thị trrường tiền tệ
4.2.44. Thay đổi trạng tháái cân bằng
Thị trường tiền n tệ thay đđổi trạng th
hái cân bằnng khi có sựự thay đổi
của cung tiền, cầu tiềền làm đườờng cung tiềền, cầu tiền
n dịch chuyểển.
Trướớc hết ta xeem xét ảnhh hưởng củaa thay đổi cung
c tiền đđến lãi suất
cân bằng của thị trường tiền tệệ. Mức cung g tiền có th
hể thay đổii do những
điều chỉnhh từ phía NHTƯ,
N NHT TM hay sự
ự thay đổi thhói quen giiữ tiền mặt
trong dânn chúng. Táác động củaa thay đổi mức cung tiền đến lããi suất cân
bằng của thị t tệ đượcc minh họa trên Hình 4.5
t trường tiền 4 dưới đâyy.

Hình 4.5a Hình


H 4.5b
Hình
h 4.5. Thayy đổi trạng
g thái cân bằng
b
củ
ủa thị trườ
ờng tiền tệ do cung tiền
Giả sử ban đầầu thị trườnng tiền tệ cân
c bằng tạại giao điểm
m E0 giữa
đường cuung tiền thựực (MS/P)0 và đường cầu tiền LP
L 0, mức lããi suất cân
bằng ban đầu là r0.
Trườờng hợp cu ung tiền tănng, khi đó thị trường tiền tệ xuấất hiện dư
cung tiền. Tại r0 mọọi người khhông muốn n nắm giữ lượng tiềnn mới tăng
thêm này mà sẽ chu uyển sang m mua trái ph
hiếu. Cầu trrái phiếu tăăng và làm
giảm lãi suất.
s Khi lããi suất giảm
m sẽ làm lưượng cầu tiền
t tăng lêên cho đến

170 
khi lãi suất cân bằngg mới đượcc thiết lập. Trên Hìnhh 4.5a, khi mức cung
tiền tăng, đường cun huyển sang phải, từ (M
ng tiền thựcc sẽ dịch ch MS/P)0 đến
(MS/P)1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ ừ E0 đến E1. Lãi suấtt cân bằng
giảm từ r0 xuống r1.
Trườờng hợp cuung tiền giảảm, khi đó thị trường g tiền tệ xuuất hiện dư
cầu tiền. Tại
T r0 lượn ng tiền nắm m giữ không g đủ đáp ứnng nhu cầuu giao dịch
nên mọi người
n sẽ ch
huyển một phần trái phiếu
p sang tiền. Cung trái phiếu
tăng và lààm tăng lãii suất. Khi lãi suất tăăng sẽ làm lượng cầu tiền giảm
k lãi suấtt cân bằng mới đượcc thiết lập. Trên Hìnhh 4.5b, khi
cho đến khi
cung tiềnn giảm, đường cung tiền sẽ dịcch chuyển sang trái, từ đường
đ đường (MS/P)1. Đ
(MS/P)0 đến Điểm cân bằng
b dịch chuyển
c từ E 0 đến E1.
Lãi suất cân
c bằng tăn ng từ r0 lênn r1.
Tiếpp theo ta xeem xét ảnhh hưởng củ
ủa thay đổi cầu tiền đếến lãi suất
cân bằng của thị trường tiền tệệ. Cầu tiền có thể thay y đổi do tácc động của
sự thay đổổi thu nhập p và mức đđộ phản ứng g của cầu tiền đối vớii thu nhập,
lãi suất. Tác
T động củ ủa thay đổi mức cầu tiiền đến lãi suất cân bằằng của thị
trường tiềền tệ được minh họa trên Hình 4.6. Giả sử ử ban đầu thị trường
tiền tệ cânn bằng tại giao
g điểm E 0 giữa đườ ờng cung tiềền (MS/P)0 và đường
cầu tiền LP
L 0, mức lãi suất cân bbằng ban đầầu là r0.

Hình 4..6a Hình


H 4.6b
Hình
h 4.6. Thay
y đổi trạng thái cân bằng
b của th
hị trường ttiền tệ
do cầu tiền
n

171 
Trường hợp cầu tiền tăng (chẳng hạn do thu nhập tăng), khi đó thị
trường tiền tệ xuất hiện dư cầu tiền, lãi suất cân bằng sẽ tăng. Trên Hình
4.6a, khi cầu tiền tăng, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phải, từ LP0
đến LP1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1. Lãi suất cân bằng tăng
từ r0 lên r1.
Trường hợp cầu tiền giảm (chẳng hạn do thu nhập giảm), khi đó thị
trường tiền tệ xuất hiện dư cung tiền, lãi suất cân bằng sẽ giảm. Trên
Hình 4.6b, khi cầu tiền giảm, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang trái, từ
LP0 đến LP1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1, lãi suất cân bằng
giảm từ r0 xuống r1.

4.3. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


4.3.1. Khái niệm, mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ được
thực hiện bởi NHTƯ. Chính sách tiền tệ liên quan đến quản lý về mức
cung tiền và lãi suất được Chính phủ của một quốc gia sử dụng nhằm
đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát...
Luật NHNN 2010 của Việt Nam định nghĩa: “Chính sách tiền tệ
quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng
tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và
biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Bất kỳ một chính sách kinh tế vĩ mô nào của Chính phủ khi đề ra
thường hướng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, bền vững, giá cả ổn định, thất nghiệp thấp, cân bằng
cán cân thanh toán quốc tế. Chính sách tiền tệ được đưa ra cũng với mục
tiêu như trên nhưng mục tiêu chính thường được xác định là ổn định giá
cả và lạm phát. Ngoài ra, chính sách tiền tệ còn được thiết kế nhằm để
duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính.
Trên thực tế, các mục tiêu trên đây không thể đồng thời đạt được,
vì vậy sẽ có sự đánh đổi giữa các mục tiêu này. Chẳng hạn giữa mục tiêu
kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế, ở những thời kỳ tăng trưởng

172 
cao thì thường đi liền với lạm phát và ngược lại khi chống lạm phát thì
thường làm suy giảm tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, các nhà hoạch định
chính sách phải cân nhắc khi lựa chọn mục tiêu ưu tiên.
Để thực thi chính sách tiền tệ, NHTƯ thường sử dụng nhiều chính
sách khác nhau, trong đó tập trung vào các chính sách chủ yếu như: dự
trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở (OMO), lãi suất, công cụ tái cấp
vốn,... Các biện pháp nới lỏng lượng cung tiền của NHTƯ là chính sách
tiền tệ mở rộng, thu hẹp lượng cung tiền là chính sách tiền tệ thắt chặt.
4.3.2. Các biện pháp điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng
Trung ương
Nghiệp vụ thị trường mở
NHTƯ có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (OMO - Open
Market Operation) để tác động lên cơ sở tiền của nền kinh tế, từ đó làm
thay đổi mức cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua hoặc
bán các giấy tờ có giá ngắn hạn (gọi chung là trái phiếu) của NHTƯ.
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, giấy tờ có giá ngắn hạn mà NHTƯ giao
dịch trên OMO thường là tín phiếu kho bạc hay trái phiếu Chính phủ.
Đôi khi các NHTƯ cũng tự phát hành tín phiếu để hút tiền ra khỏi lưu
thông thay vì bán tín phiếu kho bạc mà NHTƯ đang nắm giữ.
Hoạt động thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của chính sách
tiền tệ. Nghiệp vụ này là nhân tố quyết định đối với những thay đổi trong
lượng tiền cơ sở. Việc mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở làm
tăng hoặc giảm lượng tiền cơ sở, do đó làm tăng, giảm cung tiền. Khi
NHTƯ mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở, NHTƯ sẽ thu về
trái phiếu Chính phủ, đồng thời sẽ có một lượng tiền được NHTƯ đưa ra
thị trường và làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoạt động này được gọi là hoạt
động bơm tiền vào trong lưu thông của NHTƯ và làm tăng cung tiền.
Ngược lại, khi NHTƯ bán trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở,
NHTƯ sẽ phát hành trái phiếu Chính phủ vào công chúng, đồng thời sẽ
thu tiền về NHTƯ và làm giảm lượng tiền cơ sở. Hoạt động này được gọi
là hoạt động rút tiền ra khỏi trong lưu thông của NHTƯ và làm giảm
cung tiền.

173 
Với hoạt động của thị trường mở, NHTƯ đã chủ động điều tiết
được khối lượng tiền trong lưu thông mà không gây xáo trộn NHTM.
Tuy nhiên, công cụ này sẽ không phát huy tác dụng hiệu quả của nó nếu
như thị trường trái phiếu không phát triển.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb)
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Reserve requirements) là tỷ lệ dự trữ tối
thiểu mà các NHTM phải duy trì theo quy định của NHTƯ. Dự trữ bắt
buộc là công cụ nhằm đảm bảo thanh khoản cho NHTM, đồng thời là
công cụ để NHTƯ tác động đến khối lượng tiền của nền kinh tế thông
qua số nhân tiền tệ. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng các ngân hàng phải dự
trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đơn vị tiền tệ mà các ngân
hàng nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của
các ngân hàng tăng lên thì độ lớn của số nhân tiền giảm. Khi đó, với
cùng một lượng tiền cơ sở ban đầu, nếu số nhân tiền giảm thì lượng cung
tiền giảm. Như vậy, để tăng cung tiền thì NHTƯ không nhất thiết phải
phát hành thêm tiền mà có thể giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ngược lại để
giảm mức cung tiền thì tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Lãi suất chiết khấu
Ngoài công cụ dự trữ bắt buộc hay OMO, các NHTƯ cũng có thể
sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu để can thiệp đến cung tiền của nền
kinh tế. Lãi suất chiết khấu (discount rate) là lãi suất mà NHTƯ áp dụng
khi cho các NHTM vay tiền. Việc vay tiền của NHTM từ NHTƯ được
gọi là vay chiết khấu. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, NHTM phải vay
tiền của NHTƯ để đảm bảo quá trình lưu thông tiền tệ được thông suốt.
Tình huống này có thể xảy ra do các NHTM đã cho vay quá nhiều hoặc
do có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi NHTƯ cho một ngân
hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể
tạo ra nhiều tiền hơn.
Tác động của lãi suất chiết khấu đến cung tiền được thực hiện đồng
thời qua cả lượng tiền cơ sở MB và số nhân tiền tệ mM. Khi NHTƯ tăng
lãi suất chiết khấu, các NHTM phải trả giá cao hơn cho các khoản vay từ

174 
NHTƯ, NHTM vay NHTƯ ít hơn và tăng dự trữ bổ sung. Khi đó tỷ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM tăng làm hạn chế khả năng tạo tiền của các
NHTM (số nhân tiền tệ mM giảm) và do đó cung tiền (MS) giảm. Ngoài
ra, khi NHTM giảm vay của NHTƯ sẽ làm cho lượng tiền cơ sở MB có
thể giảm dẫn đến cung tiền danh nghĩa MS giảm. Ngược lại, khi NHTƯ
giảm lãi suất chiết khấu sẽ làm cung tiền tăng.
Ngoài ra, NHTƯ có thể sử dụng các công cụ khác để điều tiết mức
cung tiền như hạn mức tín dụng, các quy định về lãi suất như lãi suất tái
cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu…
4.3.3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ sẽ tác động đến khối lượng tiền của nền kinh tế,
từ đó ảnh hưởng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Lãi suất
là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của khu vực doanh nghiệp và
tiêu dùng của khu vực hộ gia đình. Việc mở rộng hay thu hẹp đầu tư này
đến lượt nó lại ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
Vì chính sách tiền tệ tác động làm thay đổi lãi suất cân bằng nên
trong ngắn hạn CSTT chủ yếu tác động đến tổng chi tiêu dự kiến (AE)
thông qua ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đối với tiêu dùng, đầu tư
và xuất khẩu ròng. Từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và việc làm
của nền kinh tế.
Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp
Giả định rằng nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao. Mục
tiêu điều chỉnh của chính sách là kiềm chế lạm phát, giảm tăng trưởng
nóng. Chính sách mà Chính phủ có thể sử dụng là chính sách tiền tệ thu
hẹp. Khi đó cung tiền giảm, lãi suất cân bằng tăng dẫn đến giảm cầu
đầu tư (I), do vậy tổng cầu chi tiêu dự kiến (AE) giảm. Điều này sẽ dẫn
dến làm giảm sản lượng (GDP thực) và mức giá chung (P). Chính sách
tiền tệ thắt chặt cũng làm giảm cầu tiêu dùng của hộ gia đình (C) và
xuất khẩu ròng (NX).
Ta có thể minh họa tác động của giảm cung tiền đến cầu đầu tư trên
Hình 4.7. Ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại E1 là giao điểm của
đường cung tiền MS1 với đường cầu tiền (LP). Tại E1, chúng ta có mức

175 
lãi suất cân bằng làà r1 và mứcc đầu tư tư ương ứng làl I1. Khi C Chính phủ
giảm cungg tiền sẽ khhiến đườngg cung tiền dịch chuyểển sang tráii từ đường
MS1 sangg đường MS ng mới tại đđiểm E2 là
S2. Thị trườờng tiền tệ đạt cân bằn
giao điểmm của đườn ng MS2 với đường cầu u tiền (LP). Tại E2, lããi suất cân
uất cân bằnng tăng từ r1 lên r2, mức
bằng là r2. Khi lãi su m cầu đầầu tư trong
nền kinh tế
t giảm từ I1 về I2.

M2 M1 Lượnng tiền I2 I1 Đầu tư


ư

Hình 4.7. Tác động của chính sách tiền tệ


t thu hẹp
đếến cầu đầu tư

Hìnhh 4.8 minh h họa tác đđộng của sự ự thay đổi cầu đầu tưư đến tổng
chi tiêu dự
d kiến và dod đó tác đđộng đến tổ ổng cầu, sảản lượng câân bằng và
mức giá chung.
c Với mức cầu đđầu tư trong g nền kinh tế là I1, tổnng cầu của
nền kinh tế là AD1 và nền kinnh tế cân bằng tại điểm E1 vớii mức sản
lượng và mức giá ch hung cân bbằng tương g ứng là Y1 và P1. Khhi mức cầu
đầu tư giảảm từ I1 xuốống I2 do táác động của thay đổi lãi suất, tổnng cầu AD
sẽ giảm tại mọi mức m giá chuung cho trrước và đư ường tổngg cầu dịch
chuyển saang trái từ AD1 đến A AD2. Điểmm cân bằng của nền kin inh tế dịch
chuyển từừ điểm E1 tớit điểm E 2. Tại trạn ng thái cân bằng mớii, mức sản
lượng và mức giá chung
c cân bằng tươn Y và P2. Như vậy,
ng ứng là Y*
chính sách tiền tệ chhặt có tác đđộng làm giiảm sản lượợng qua đóó kiềm chế
tăng trưởnng nóng vàà giảm mứ ức giá chunng (giảm lạạm phát). D Do đó, khi
nền kinh tế có lạm phát cao, C Chính phủ cần sử dụng CSTT cchặt nhằm
giảm tổngg cầu và hạạ thấp lạm pphát.

176 
Hình 4.8. Tác động của chính sách tiền tệ
t thu hẹp

Chín
ính sách tiềền tệ mở rộộng
Giả định rằng nền
n kinh tếế trong thời kỳ suy tho oái, sản lượn
ợng thấp và
thất nghiệệp cao. Mụục tiêu điềều chỉnh củủa chính sáách là thúcc đẩy tăng
trưởng sảản lượng, giiảm thất ngghiệp. Chín
nh sách có thể sử dụnng là chính
sách tiền tệ mở rộngg. Khi đó ccung tiền tăăng, lãi suấất cân bằngg giảm dẫn
đến tăng cầu đầu tư (I), và tổnng chi tiêu dự
d kiến (A AE) tăng. Đ Điều này sẽ
làm tăng sản lượng (GDP thựcc) và mức giá g chung (P). Ngoài rra, lãi suất
giảm cũngg làm tăng tiêu dùng vvà xuất khẩẩu ròng.
Ta có
c thể minh h họa tác độộng của giảảm cung tiền đến cầu đđầu tư trên
Hình 4.9. Ban đầu thị trường tiền tệ cân n bằng tại E1 là giao điểm của
đường cuung tiền MS S1 với đườnng cầu tiền (LP). Tại E1, chúng ta có mức
lãi suất câân bằng là r1 và mức đđầu tư tươn ng ứng là I1. Khi Chínhh phủ tăng
cung tiền sẽ khiến đư ường cung tiền dịch chuyển
c sangg phải từ đđường MS1
sang đườnng MS2. Th hị trường tiiền tệ đạt cân bằng mớ ới tại điểm
m E2 là giao
điểm của đường MS S2 với đườnng cầu tiền (LP). Tại E2, lãi suấtt cân bằng
là r2. Khi lãi suất câân bằng giảảm từ r1 lên n r2, mức cầu
c đầu tư trong nền
kinh tế tănng từ I1 đến
n I2.

177 
M2 M1 Lượợng tiền I2 I1 Đầu tư

Hình 4.9. Tác động ccủa chính sách tiền tệ


t mở rộngg
đếến cầu đầu tư

Hìnhh 4.10 min


nh họa tác đđộng của sự s thay đổi cầu đầu tưư đến tổng
chi tiêu dự q đó đếnn tổng cầu, sản lượng cân bằng vvà mức giá
ự kiến và qua
chung. Vớ ới mức cầu
u đầu tư tronng nền kinh h tế là I1, tổ
ổng cầu củaa nền kinh
tế là AD1 và nền kinnh tế cân bằằng tại điểmm E1 với mứ ức sản lượnng và mức
giá chungg cân bằng tương
t ứng là Y1 và P1. Khi mức cầu đầu tưư tăng từ I1
lên I2 do tác
t động củ ủa thay đổi lãi suất, tổng cầu AD D sẽ tăng tạii mọi mức
giá chungg cho trướcc và đườngg tổng cầu dịch chuyểển sang phhải từ AD1
đến AD2. Điểm cân bằngb của nềền kinh tế dịch
d chuyển n từ điểm E 1 tới điểm
E2. Tại trrạng thái câân bằng mớới, mức sản lượng vàà mức giá cchung cân
bằng tươnng ứng là Y*
Y và P2.

H
Hình 4.10. Tác động của chính
h sách tiền tệ mở rộngg

178 
Như vậy, khi nền kinh tế có suy thoái, mức sản lượng dưới mức sản
lượng tiềm năng, thất nghiệp cao thì Chính phủ cần sử dụng CSTT mở
rộng nhằm gia tăng tổng cầu, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Hộp 4.1. Chính sách tiền tệ trong thực tiễn của Việt Nam 
Chính sách tiền tệ Việt Nam do NHNN quyết định và ban hành nhằm 
ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm 
phát, sử dụng các biện pháp và công cụ chính sách để thực hiện những mục 
tiêu đề ra. 
Trải qua các giai đoạn từ khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế (1986) cho 
đến nay CSTT đã được điều chỉnh linh hoạt, hoàn thiện, hoạt động hiệu quả. 
Kể  từ  khi  Quốc  hội  thông  qua  pháp  lệnh  NHNN  và  có  hiệu  lực  vào 
01/10/1998, CSTT đã xác định được rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai 
đoạn phát triển, đáp ứng những yêu cầu trong nền kinh tế thị trường định 
hướng  xã  hội  chủ  nghĩa.  Đồng  thời,  các  công  cụ  của  CSTT  cũng  ngày  càng 
linh hoạt và phối hợp với nhau hiệu quả hơn. 
 Giai  đoạn  2006‐2010:  Đối  phó  với  những  tác  động  của  cuộc 
khủng hoảng kinh tế toàn cầu 
Đây là giai đoạn đã chứng kiến 2 sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới kinh 
tế Việt Nam là Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cuộc 
khủng  hoảng  tài  chính  toàn  cầu.  Do  vậy,  chính  sách  tiền  tệ  phải  điều  chỉnh 
nhanh và mạnh hơn hay nói cách khác là linh hoạt hơn theo các hướng khác 
nhau, trong từng thời điểm cụ thể. 
Trong giai đoạn sau khi nước ta gia nhập WTO chính sách tiền tệ vẫn 
được duy trì theo hướng mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong 
giai đoạn từ 2007 đến đầu 2008, kiên trì với chính sách ổn định tỷ giá, NHTƯ 
đã phải tăng cung tiền đồng để mua lại các khoản ngoại tệ gia tăng cùng với 
các dòng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối. Mặc dù vậy, NHTƯ chưa thực 
hiện  hiệu  quả  việc  trung  hòa  đối  với  lượng  tiền  tăng  thêm  này,  khiến  cung 
tiền tăng nhanh. 
Trước  tình  hình  lạm  phát  tăng  cao  trong  năm  2008,  Chính  phủ  đã 
chuyển  hướng  từ  chính sách  thúc  đẩy  tăng  trưởng  kinh  tế  cao  sang  chính 
sách tiền tệ thắt chặt, chấp nhận tốc độ tăng trưởng thấp hơn, kinh tế vĩ mô 
dần  được  ổn  định.  Đồng  thời,  NHTƯ  cũng  thực  hiện  cơ  chế  điều  hành  lãi 
suất mới, với trần cho vay ở mức 150% lãi suất cơ bản, biên độ tỷ giá liên 
tục được nới rộng trong khi tỷ giá tham chiếu được điều chỉnh tăng dần. 

179 
Từ tháng 9/2008 đến hết năm 2009, tình hình kinh tế thế giới có xu 
hướng  đảo  chiều:  khủng  hoảng  tài  chính  toàn  cầu  đi  kèm  suy  thoái  và  xu 
hướng giảm đáng kể giá dầu và nhiều nguyên liệu khác. Một lần nữa, Chính 
phủ  lại  chuyển  hướng  sang  tập  trung  chống  suy  giảm  kinh  tế.  Chính  sách 
tiền tệ lại được nới lỏng dần một cách thận trọng. Cùng với việc phục hồi 
kinh  tế  và  phải  đối  mặt  lại  với  vấn  đề  lạm  phát  cao  ‐  vốn  chưa  được  giải 
quyết triệt để trong năm 2008. Chính sách tiền tệ theo đó được thực hiện 
nhằm góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa tái lạm phát cao 
trở lại. Trong 8 tháng đầu năm 2010 khi lạm phát còn ở mức thấp, NHTƯ đã 
duy trì mức lãi suất chỉ đạo, tăng cung tiền nhằm hỗ trợ giảm mặt bằng lãi 
suất.  Mặt  khác,  NHTƯ  cũng  từng  bước  hủy  bỏ  các  quy  định  ràng  buộc  về 
các loại lãi suất của các tổ chức tín dụng. 
 Giai đoạn 2011‐2017: Hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô 
và thị trường tiền tệ, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế 
Trong giai đoạn 2011 đến 2017, kinh tế trong nước chịu tác động của 
bối cảnh kinh tế thế giới nhìn chung còn nhiều khó khăn, phức tạp, tốc độ 
phục hồi chậm, đặc biệt sự kiện Brexit và các khâu chuẩn bị, quá trình đàm 
phán  thực  hiện  Brexit.  Cùng  với  đó  là  những  khó  khăn  từ  những  vấn  đề 
chưa được giải quyết triệt để của nền kinh tế trong nước như áp lực về khả 
năng  hấp  thụ  vốn  của  nền  kinh  tế  chưa  cao;  sức  ép  nợ  xấu  còn  nặng  nề; 
hàng  hóa  trong  nước  tiêu  thụ  chậm;  năng  lực  quản  lý  và  cạnh  tranh  của 
doanh  nghiệp  thấp…  Trước  bối  cảnh  đó,  định  hướng  phát  triển  của  cả  5 
năm (2011‐2015) được duy trì thống nhất là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô. 
Và mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2016‐2020 được NHNN khẳng định sẽ 
tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ 
trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. 
Khác với tư duy ưu tiên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn trước, từ 
năm  2012  đến  năm  2017,  NHNN  luôn  thể  hiện  rõ  cam  kết  duy  trì lạm 
phát thấp không chỉ trong ngắn hạn mà cả mục tiêu duy trì lạm phát ổn định 
trong  trung  và  dài  hạn.  Trước  những  khó  khăn  mà  nền  kinh  tế  Việt  Nam 
phải đối diện, NHNN đã triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn 
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. 
Kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn này đã đóng góp 
khá tích cực vào việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đề ra. Chính sách 
tiền tệ (CSTT) đã góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 
Năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 6,81% cao nhất trong 10 năm trở lại đây. 
Trong đó, 3 năm 2012‐2014, GDP đều tăng dưới 6% và 3 năm còn lại 2011, 
2015 và 2016 đều tăng ở mức dưới 6,7%. Với mục tiêu duy trì lạm phát ổn 

180 
định, nămm 2012 tỷ lệ ệ lạm phát đ đã giảm mạn nh từ mức 118,52% của nnăm 2011 
xuống cò òn 6,81%. Năm 2013, tỷỷ lệ lạm pháát duy trì ở mức 6,6%.  Đến năm 
2014,  tỷ  lệ  lạm  phátt  của  cả  năm
m  chỉ  là  1,8
84%  và  năm 2015  tỷ  lệ  này  giảm 
xuống còn 0,6%, đạt mức thấp nhhất trong vò òng hơn 1 thập kỷ trở lại  đây. Năm 
2016, tỷ lệệ lạm phát tăăng lên 4,74% % sau đó giảm m nhẹ vào năăm 2017 cònn 3,53%. 

 
Hình 4
4.11. Tốc độ
ộ tăng trưởn
ng kinh tế và
à tỷ lệ lạm p
phát của Việệt Nam 
2001‐2017 
Tro ong giai đoạn này NHNN N kiểm soát chặt chẽ lư ượng tiền cơ ơ sở thông 
qua  nghiệp  vụ  thị  trrường  mở  vvà  tái  cấp  vốn. 
v Từ  năm
m  2011  đến   nay,  mối 
quan hệ  giữa tăng trrưởng tiền ccơ sở và tăn ng trưởng cu ung tiền là ttương đối 
ổn định sso với giai đ đoạn trước.  Điều này xuất phát từ sự ổn địnhh của diễn 
biến lượn ng tiền cơ sởở thông quaa việc điều h hành thận trọng, linh hooạt nghiệp 
vụ  thị  trư
ường  mở  vàà  tái  cấp  vốốn.  Trong  cô
ông  tác  điềuu  hành  nghiiệp  vụ  thị 
trường  mở 
m và  tái  cấấp  vốn,  năm m  2017,  NHN NN  cũng  đã  điều  hành  linh  hoạt 
nghiệp vụ ụ thị trườngg mở và tái  cấp vốn ph hù hợp với ccung cầu vốốn trên thị 
trường,  hỗ 
h trợ  ngườ ời  sản  xuất,,  DN  và  TCTTD  liên  quan  đến  tín  ddụng  ngân 
hàng phụ ục vụ nông nnghiệp nôngg thôn (NNNT); đồng thờ ời, phối hợpp hiệu quả 
với  hoạt  động  can  thiệp 
t trên  tthị  trường  ngoại  tệ  và vàng.  Bên  cạnh  đó, 
lượng  cu ung  ứng  tiền
n  tệ  được  N NHNN  điều  hành  hài  hò òa  với  chínhh  sách  tài 
khóa khi  hỗ trợ Bộ T Tài chính pháát hành thành công tráii phiếu Chínnh phủ với 
kỳ hạn dàài và lãi suấtt thấp. 
 

181 
 
Hình 4.12. Tỷ giá V
VND/USD giiai đoạn 201
11‐2017 
Nguồn: Ngân
N n hàng ADB 
Những thay đổ ổi căn bản trrong công táác điều hành tỷ giá và tthị trường 
ngoại tệ  đã bước đầầu tạo ra sự ự ổn định vữ ững chắc. Đố ối với ổn địịnh tỷ giá, 
hàng  năm m,  NHNN  đãã  chủ  động  công  bố  định  hướng  điều 
đ hành  tỷỷ  giá  giao 
động trong khoảng 1 1% ‐ 3% mỗỗi năm (mứcc điều chỉnh không quá  1% trong 
các  tháng g  cuối  năm   2011,  khônng  quá  2% ‐  3%  trong năm  2012  và  2013; 
không qu uá 1% ‐ 2% ttrong năm 22014, khôngg quá 2% tro ong năm 20015) nhằm 
tăng cườờng tính minh bạch, địnhh hướng thịị trường, đồ ồng thời tạo  điều kiện 
cho  các  doanh 
d nghiệ
ệp  chủ  độngg  xây  dựng  kế  hoạch  sản  xuất,  kinnh  doanh. 
Tần  suất  điều  chỉnh  tỷ  giá  cũngg  giảm  dần  so  với  giai  đoạn  trướcc.  Sau  lần 
điều chỉn nh tăng tỷ ggiá bình quâ n liên ngân hàng 9,3%//năm vào ggiữa tháng 
02/2011 (trong bối ccảnh thị trườ ờng ngoại tệ ệ căng thẳng g kéo dài doo tác động 
của giá vàng thế giới và lạm pháát tăng cao)), mỗi năm ttiếp theo tỷỷ giá được 
điều chỉn nh tăng nhẹ qua các năăm (1% ‐ 2% %/năm), ngo oại trừ năm  2015 sau 
sự  kiện  phá 
p giá  đồn ng  Nhân  dânn  tệ của  Tru
ung  Quốc  và à  kỳ  vọng  đđiều  chỉnh 
tăng lãi ssuất điều hàành của Fed . Có thể khẳẳng định, 20 017 được đáánh giá là 
năm khá thành công của NHNN  trong điều h hành tỷ giá vvà bình ổn tthị trường 
ngoại hốii (đưa mức ttỷ giá trên tthị trường phi chính thứ ức về gần sáát với mức 
tỷ giá trêên thị trườn ng chính thứ ức). Tính đếến ngày 31/1 12/2017, tỷ  giá trung 
tâm  giữaa  tiền  VND  và 
v USD  đượ ợc  NHNN  cô ông  bố  ở  mức  22.425  V VND/USD, 
tăng 1,2% % so với cuố ối năm 20166. Trong đán nh giá của Bloomberg về về mức độ 
ổn định ttiền tệ của m một số đồngg tiền khu vự ực châu Á, đ đồng VND đđược nhận 
định là đồ ồng tiền thuuộc nhóm ổnn định nhất.. 
Mộ ột điểm không mới như ưng lại có sựự thay đổi đá áng kể (về cảả tần suất 
lẫn  nội  dung) 
d trong  công  tác  đ iều  hành  CSSTT  giai  đoạ
ạn  từ  năm  2012  đến 

182 
nay, đó làà công tác trruyền thôngg, minh bạch
h hóa thông tin về hoạt  động của 
NHNN nó ói riêng và ttoàn ngành  Ngân hàng  nói chung.  NHNN đã ccải tiến cơ 
chế cungg cấp thông ttin, tăng cư
ường tính chủ động, kịp thời, công kkhai minh 
bạch về ccơ chế, chínnh sách, cácc quyết địnhh quản lý của NHNN và  tình hình 
hoạt độnng của hệ thố ống các TCTTD qua nhiềuu kênh khác nhau. 
Nhììn chung, m
mặt bằng lãi  suất cho vaay giảm, nh hất là đối vớ
ới các lĩnh 
vực ưu tiên cùng với tín dụng hư ướng vào cáác lĩnh vực ư
ưu tiên của CChính phủ 
đã cho th
hấy kết quả của nhữngg nỗ lực mà  công tác điều hành CSSTT tạo ra 
trong nhiiệm vụ hỗ trrợ tái cấu trúúc nền kinh tế. 

 
Hình 4.13
3. Diễn biến  lãi suất giai đoạn 2012
2‐2017 (%) 
Nguồn:: Ủy ban Giám
m sát tài chín h Quốc gia 
Tro
ong  Chỉ  thị  01/CT‐NHN NN  ngày  10//01/2017  về ề  tổ  chức  tthực  hiện 
CSTT và đđảm bảo ho oạt động ngâân hàng an ttoàn, hiệu q quả năm 20117, NHNN 
đã định hhướng “điều u hành lãi suuất phù hợp với diễn biế ến KTVM, lạm m phát và 
thị trườnng tiền tệ nhằm ổn định  mặt bằng lããi suất; trên cơ sở khả nnăng kiểm 
soát lạm phát, ổn địn nh thị trườnng ngoại tệ, phấn đấu giảm lãi suất  cho vay”. 
Theo đó, để hỗ trợ ggiảm chi phíí hoạt động cho DN, góp p phần thúcc đẩy tăng 
trưởng kinh tế theo  chủ trươngg của Chính  phủ và trên n cơ sở đánhh giá thận 
trọng diễễn biến lạm phát có chiềều hướng tăăng chậm và trong khả nnăng kiểm 
soát, ngàày 10/07/20 017, NHNN đ đã quyết định giảm 0,2 25%/năm cáác mức lãi 
suất điềuu hành, giảmm 0,5%/năm m lãi suất choo vay ngắn h hạn tối đa đđối với các 
lĩnh vực  ưu tiên. Đồ ồng thời, chỉỉ đạo các TCCTD tiếp tụcc chủ động  triển khai 
đồng bộ  các biện ph háp tiết kiệmm chi phí, n
nâng cao hiệ ệu quả hoạtt động để 
tạo điều  kiện giảm lãi suất cho  vay. Đến cu uối năm 201 17, mặt bằnng lãi suất 
cho vay đđối với các lĩĩnh vực ưu ttiên ở mức: Ngắn hạn ttừ 6% đến 66,5%/năm, 
trung  và  dài  hạn  từ
ừ  8%  đến  110,5%;  Đối  với  sản  xuấ
ất  kinh  doaanh  thông 

183 
thường, kkhoảng 6,8 đ đến 9% đối  với ngắn hạạn và 9,3% đ
đến 11% đối  với trung 
và dài hạạn. Dư nợ tíín dụng tập  trung vào ssản xuất kinnh doanh, cụụ thể, với 
các lĩnh vvực ưu tiên ccủa Chính phhủ. 
Mặặc  dù  tốc  độ
ộ  tăng  trưở
ởng  tín  dụngg  giai  đoạn  2011‐2017  thấp  hơn 
nhiều so với giai đoạạn trước, cơ ơ cấu tín dụnng đã có nhữ ững thay đổổi tích cực, 
ộ tăng trưởn
khi tốc độ ng tín dụng  được cải thiện dần, chu uyển hướng  tập trung 
vốn vào  hoạt động ssản xuất ‐ kkinh doanh,  nhất là các  lĩnh vực ưuu tiên của 
Chính phhủ và phù hợ ợp với chủ ttrương chống đô la hóa. Ước cả nnăm 2017, 
tổng phưương tiện thanh toán tăăng khoảng  16%, sát với chỉ tiêu địnnh hướng 
đề ra khooảng 16 ‐ 18% từ đầu năăm. 

 
Hình 4
4.14. Tăng trrưởng tín dụ
ụng 2012‐20
017 (%) 
Nguồn:: Uỷ ban Giám
m sát tài chín h Quốc gia 
Đến  cuối  thán ng  10/2017,,  dư  nợ  cho  vay  phụcc  vụ  phát  trriển  nông 
nghiệp,  nông 
n thôn  (NNNT)  tăngg  19%,  chiếmm  tỷ  trọng  21%  tổng  ddư  nợ  cho 
dụng cho lĩnnh vực xuất khẩu tăng 8
vay nền kkinh tế; tín d 8,14% (tính đđến tháng 
8/2017);  tín dụng ch ho DN ứng ddụng công n nghệ cao (CNC) tăng 255,12%; tín 
dụng choo lĩnh vực cô ông nghiệp  ưu tiên pháát triển tăng g 18,9%; tín  dụng cho 
DN nhỏ vvà vừa (DNN NVV) tăng 7, 49%, chiếm tỷ trọng 20 0,89% tổng ddư nợ cho 
vay nền kkinh tế. 
Ng
guồn: Lê Mai Trrang (2018), “Ứ
Ứng dụng mô hình IS‐LM trong phân tích kkinh tế vĩ mô 
ở Việt Nam””, Đề tài nghiên cứu khoa họọc cấp cơ sở. 

184 
THUẬT NGỮ VIỆT ANH

NHTƯ Central Bank


Tiền hàng hóa Commodity Money
Tiền mặt Currency
Tiền gửi không kì hạn Demand Deposit
Tiền gửi có kì hạn Term Deposit
Lãi suất chiết khấu Discount Rate
Tiền pháp định Fiat Money
Ngân hàng dự trữ một phần Fractional-reserve Banking
Lãi suất liên ngân hàng Interbank Rate
Ưa thích thanh khoản Liquidity Preference
Phương tiện thanh toán Medium of Exchange
Chính sách tiền tệ Monetary Policy
Cầu tiền Money Demand
Số nhân tiền Money Multiplier
Cung tiền Money Supply
Nghiệp vụ thị trường mở Open-market Operation
Lãi suất cơ bản Prime Rate
Lãi suất tái cấp vốn Refinancing Rate
Dự trữ Reserve
Tỷ lệ dự trữ Reserve Ratio
Dự trữ bắt buộc Reserve Requirement
Phương tiện cất trữ giá trị Store of Value
Đơn vị hạch toán Unit of Account

185 
CÂU HỎI THỰC HÀNH

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp đánh theo chữ số dưới đây:
a. Tiền cơ sở (MB) d. Cầu tiền tệ (LP)
b. Lãi suất chiết khấu e. Cất giữ và bảo tồn giá trị
c. Tiền f. NHTM
1. Phương tiện bất kỳ được chấp nhận rộng rãi trong việc thanh
toán để đổi lấy hàng hóa dịch vụ hoặc hoàn trả các món nợ.
2. Chức năng của tiền, trong đó tiền có thể được sử dụng để mua
hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai.
3. Là lượng tiền mà NHTƯ cung cấp ban đầu cho nền kinh tế.
4. Là mức lãi suất được áp dụng trong quan hệ cho vay giữa NHTƯ
và NHTM.
5. Lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu
tiêu dùng cá nhân, nhu cầu sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác
trong nền kinh tế.
6. Các tổ chức trung gian tài chính được Chính phủ cho phép nhận
tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi có thể viết séc hoặc cho vay.
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán và khả năng cất giữ
và bảo tồn giá trị là các ...................................................................
2. Chính sách tiền tệ mở rộng là việc Chính phủ ................cung tiền
và................lãi suất.
3. ................................................ là nơi duy nhất được phép phát
hành tiền tệ.
4. ............................bao gồm tiền mặt lưu hành và các khoản tiền
gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.

186 
5. .......................................là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc
dân sau khi trừ đi khấu hao.
6. ......................................là tỷ lệ dự trữ do NHTƯ quy định với các
NHTM.
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Khi NHTƯ giảm mức cung tiền trong khi Chính phủ tăng chi
tiêu lên thì:
a. Lãi suất trên thị trường sẽ tăng lên
b. Lãi suất trên thị trường sẽ giảm xuống
c. Lãi suất trên thị trường không đổi
d. Không câu nào nêu trên là đúng
2. Hàm số cầu tiền phụ thuộc vào
a. Lãi suất và thu nhập
b. Chỉ có thu nhập
c. Chỉ có lãi suất
d. Nhu cầu thanh toán
3. Nếu các yếu tố khác không thay đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi
a. Lãi suất thấp hơn
b. Lãi suất cao hơn
c. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền cao hơn
d. Mức giá thấp hơn
4. Sản lượng thực tế chịu ảnh hưởng của
a. Mức cung ứng tiền tệ
b. Mức cung các nhân tố sản xuất
c. Quy mô chi tiêu của Chính phủ
d. Tất cả các câu trên đều đúng

187 
5. Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế
bằng cách:
a. Bán chứng khoán của Chính phủ
b. Tăng lãi suất chiết khấu
c. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
d. Các câu trên đều đúng
6. Cầu về tiền có quan hệ tỷ lệ
a. Thuận với thu nhập và lãi suất
b. Nghịch với thu nhập và lãi suất
c. Thuận với thu nhập và nghịch với lãi suất
d. Nghịch với thu nhập và thuận với lãi suất
7. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở dẫn đến
a. Gia tăng mức cung tiền và nợ nhà nước
b. Gia tăng mức cung ứng tiền tệ và lãi suất có xu hướng giảm
c. Sự hạn chế các khoản cho vay và lãi suất có xu hướng tăng
d. Tỷ lệ dự trữ của các NHTM giảm và số nhân tiền tăng
8. Tiền là
a. Một tài sản có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch
b. Tiền gửi có thể viết séc tại các NHTM
c. Phương tiện để cất trữ giá trị và phương tiện tính toán
d. Tất cả các điều trên
9. Sự gia tăng cung tiền tệ trong nền kinh tế sẽ
a. Làm tăng lượng cầu về tiền của công chúng ngoài ngân hàng
b. Làm giảm lãi suất hiện hành trên thị trường
c. Làm tăng nhu cầu đầu tư của khu vực doanh nghiệp
d. Tất cả những điều trên

188 
10. Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, để khôi phục
Chính phủ cần
a. Tăng thuế, giảm chi tiêu
b. Tăng cung tiền, giảm lãi suất
c. Giảm cung tiền, tăng lãi suất
d. Không có phương án nào đúng
IV. Đúng/Sai
1. Khi cầu tiền rất nhạy cảm với thu nhập đường cầu tiền trở nên
thoải hơn.
2. Khi công chúng càng muốn giữ nhiều tiền mặt, thì mức cung
tiền càng lớn.
3. Số nhân tiền tệ là đại lượng phản ánh sự thay đổi trong mức cầu
tiền khi thay đổi một đơn vị tiền cơ sở.
4. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất mà NHTƯ áp dụng với người
vay tiền.
5. Trên thị trường tiền tệ khi thu nhập quốc dân tăng lãi suất cân
bằng trên thị trường sẽ tăng.
6. Nếu NHTƯ bán trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm lãi suất cân
bằng trên thị trường giảm.
7. Khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm tổng
cầu giảm trên mô hình AD-AS.
8. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát gia tăng để kiềm chế
lạm phát NHTƯ cần sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.
9. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ dự trữ do NHTƯ quy định với các
NHTM.
10. Số nhân tiền tệ chỉ liên quan đến hoạt động của NHTM.

189 
V. Bài tập
Bài 1: Giả sử có số liệu sau:
- Lượng tiền giao dịch M1 = 3.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% và các NHTM thực hiện theo đúng
quy định này.
Yêu cầu:
a) Tính số nhân tiền.
b) Tính lượng tiền cơ sở ban đầu.
c) Tính lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền gửi được tạo ra từ hệ
thống NHTM.
d) Giả sử NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở một lượng là
500 tỷ, hãy tính lượng tiền cơ sở ban đầu và lượng tiền giao dịch của nền
kinh tế.
Bài 2: Giả sử có số liệu thị trường tiền tệ của một nước như sau:
Hàm cầu tiền thực tế là: LP = kY - hr (k = 0,2; Y = 400 tỷ; h = 10).
a) Nếu mức lãi suất cân bằng trên thị trường là r = 3% thì mức
cung tiền thực tế là bao nhiêu?
b) Giả sử thu nhập tăng 100 tỷ đồng (những cái khác không đổi).
Lãi suất cân bằng là bao nhiêu?
c) Cũng giả thiết như câu b nhưng nếu NHTƯ muốn duy trì mức
lãi suất cân bằng ban đầu thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? (mỗi
trường hợp vẽ đồ thị minh họa).
d) Với mức cung tiền như câu c, và h = 5 thì lãi suất cân bằng mới
là bao nhiêu?
Bài 3: Có số liệu sau:
- Lượng tiền giao dịch M1 = 2.100 tỷ đồng.
- Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5.

190 
- Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu dự trữ bắt buộc do NHTƯ
đề ra.
- Số nhân tiền bằng 2.
a) Tính lượng tiền cơ sở ban đầu.
b) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu?
c) Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo
ra trong hệ thống NHTM.
d) Giả sử các NHTM có tỷ lệ dự trữ thực tế chỉ bằng 150% dự trữ
bắt buộc, thì số nhân tiền thực tế bây giờ là bao nhiêu? Mức cung tiền là
bao nhiêu?

191 
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, chức năng của tiền tệ và phân loại tiền tệ.
2. Trình bày khái niệm cung tiền và quá trình tạo tiền của NHTM.
Phân tích các yếu tố tác động đến mức cung tiền.
3. Trình bày khái niệm, công thức xác định, ý nghĩa của số nhân
tiền tệ. Phân tích các yếu tố tác động đến số nhân tiền tệ.
4. Trình bày khái niệm, phương trình (hàm) cầu tiền. Hãy giải thích
vì sao đồ thị hàm cầu tiền có độ dốc âm. Các yếu tố nào tác động đến cầu
tiền? Phân tích sự trượt dọc và dịch chuyển của đường cầu tiền.
5. Phân tích trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ. Các yếu tố
nào làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ?
6. Phân tích mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu.
7. Phân biệt lãi suất thực tế, lãi suất danh nghĩa. Giữa lãi suất thực
tế và lãi suất danh nghĩa có mối quan hệ như thế nào?
8. Phân tích khái niệm và các chức năng cơ bản của NHTƯ. Có
những công cụ nào được sử dụng để điều tiết cung tiền?
9. Chính sách tiền tệ: khái niệm, mục tiêu, cơ chế tác động?

192 
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích các công cụ làm thay đổi mức cung tiền và liên hệ thực
tiễn với Việt Nam trong thời gian qua (5 năm).
2. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đối với sản lượng và
việc làm của Việt Nam trong 5 năm vừa qua.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số nhân tiền tệ ở Việt
Nam? So sánh số nhân tiền tệ ở Việt Nam với một số quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á và cho nhận xét?
4. Phân tích chính sách tiền tệ khi nền kinh tế trong thời kỳ suy
thoái. Liên hệ thực tiễn với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.
5. Phân tích chính sách tiền tệ khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng
trưởng nóng. Liên hệ thực tiễn với nền kinh tế Việt Nam trong thời
gian qua.

193 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình
dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục
Việt Nam, tái bản lần thứ chín.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô,
NXB Lao động - Xã hội.
3. David Begg, Stanley Fisher (2006), Kinh tế học tập 2 và 3, NXB
Giáo dục Việt Nam.
4. Frederic S. Mishkin (1994), tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài
chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.
5. Lê Mai Trang (2018), “Ứng dụng mô hình IS-LM trong phân
tích kinh tế vĩ mô của Việt Nam”, đề tài NCKH cấp cơ sở - Đại học
Thương mại.
6. Luật Ngân hàng nhà nước (2010), Điều 3.
7. N.Gregory Mankiw (2010), Macroeconomics, 8th Edition,
NewYork Worth Publishers.
8. Nguyễn Văn Công (2006), Bài tập Kinh tế vĩ mô I, NXB Lao động.
9. Nguyễn Văn Ngọc (2001), Hướng dẫn giải bài tập Kinh tế vĩ
mô, NXB Thống kê.
10. Nguyễn Văn Dần (2007), Kinh tế học vĩ mô, NXB Lao động -
Xã hội.
11. Phan Thế Công & Lê Quốc Hội (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ
mô - TOPICA, NXB Giáo dục Việt Nam.
12. Rudiger.D, Stanley Fisher & Richard.S (2001),
th
Macroeconomics, 8 Edition.
13. Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Kinh tế
học - tập 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

194 
CHƯƠNG 5

MÔ HÌNH IS-LM VÀ SỰ PHỐI HỢP


CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ
 
 
MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này, bạn có thể: 
‐ Biết cách dựng và hiểu được ý nghĩa của đường IS và đường LM. 
‐ Hiểu và phân tích được tác động của chính sách tài khóa trên thị 
trường  hàng  hóa  thông  qua  đường  IS;  tác  động  của  chính  sách 
tiền tệ trên thị trường tiền tệ thông qua đường LM. 
‐  Hiểu  và  phân  tích  được  trạng  thái  cân  bằng  đồng  thời  giữa  thị 
trường hàng hóa và thị trường tiền tệ trên mô hình IS‐LM. 
‐ Ứng dụng mô hình IS‐LM để đánh giá tác động của sự phối hợp 
CSTK & CSTT trong phân tích các tình huống kinh tế vĩ mô cụ thể. 
CHỦ ĐỀ 
‐ Đường IS 
‐ Đường LM 
‐ Mô hình IS‐LM 
‐ Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. 

Trong hai chương 3 và 4, chúng ta đã nghiên cứu hai thị trường


hàng hóa và tiền tệ độc lập cũng như tác động của chính sách tài khóa và
tiền tệ trên các thị trường này. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ xem xét tác

195 
động một chiều, đó là chính sách làm thay đổi tổng cầu và thông qua mô
hình số nhân làm thay đổi mức sản lượng cân bằng. Trên thực tế còn
chiều tác động ngược lại: Sản lượng (thu nhập) thay đổi làm cầu về tiền
thay đổi, do đó lãi suất cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của lãi suất ảnh
hưởng đến đầu tư tư nhân, từ đó làm thay đổi tổng cầu và sản lượng cân
bằng tiếp tục thay đổi do hiệu ứng của mô hình số nhân. Quá trình thay
đổi của sản lượng và lãi suất sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt cân bằng đồng
thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. Sự cân bằng của thị trường
hàng hóa được thể hiện bởi mức sản lượng cân bằng; sự cân bằng của thị
trường tiền tệ được thể hiện bởi mức lãi suất cân bằng. Khi cả hai thị
trường cùng cân bằng chúng ta có trạng thái cân bằng chung của nền
kinh tế.
Mô hình IS-LM (Investment - saving, liquidity-money) do nhà kinh
tế học người Anh John Richard Hicks công bố vào năm 1937, sau đó
được nhà kinh tế học người Mỹ Alvin Hansen phát triển vào năm 1953.
Mô hình này được sử dụng để lý giải vấn đề thị trường hàng hóa và thị
trường tiền tệ tương tác với nhau như thế nào cũng như đánh giá tác động
của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến nền kinh tế trong ngắn
hạn và trong bối cảnh nền kinh tế đóng.

5.1. ĐƯỜNG IS
Khi thị trường hàng hoá cân bằng thì tổng thu nhập của nền kinh tế
bằng tổng chi tiêu của các tác nhân trong nền kinh tế đó. Từ đây, một
trong những đồng nhất thức quan trọng trong kinh tế vĩ mô, đó là tiết
kiệm bằng với đầu tư (Investment equals Saving) có được khi thị trường
hàng hoá cân bằng. Do vậy, đường IS (Investment - Saving) được dùng
để thể hiện sự cân bằng trên thị trường hàng hoá.
Đường IS biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập
đảm bảo thị trường hàng hóa cân bằng. Nó cho biết khi lãi suất thay đổi
thì thu nhập hay sản lượng phải thay đổi như thế nào để cho thị trường
hàng hoá cân bằng.

196 
5.1.1. Thiết lập đường IS
Vẫn với giả định rằng giá cả là cố định hay cứng nhắc và tổng cung
luôn luôn có khả năng đáp ứng tổng cầu, do vậy, đường IS được xây
dựng dựa trên mô hình AE - Y, biểu thị trạng thái cân bằng trên thị
trường hàng hoá.
Để đơn giản, chúng ta cũng giả định rằng chỉ có đầu tư là nhạy cảm
với lãi suất. Hình 5.1 thể hiện cách thiết lập đường IS. Giả định ban đầu
nền kinh tế tồn tại mức lãi suất r1, tương ứng với mức đầu tư I1 và tổng
cầu là AE1. Khi đó, trên đồ thị AE-Y, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng
tại E1 với mức thu nhập Y1. Trên đồ thị r-Y, ta xác định được điểm
A (r1, Y1) là một tổ hợp giữa lãi suất và thu nhập cân bằng mà ở đó thị
trường hàng hoá cân bằng.
Khi lãi suất của nền kinh tế thay đổi, cụ thể khi lãi suất giảm từ r1
xuống r2 khiến cho mức đầu tư của nền kinh tế gia tăng từ I1 lên I2 (trên
đồ thị r, I) và tổng chi tiêu tăng, thể hiện ở sự dịch chuyển của đường
tổng chi tiêu từ vị trí AE1 tới vị trí AE2 trên đồ thị AE-Y. Lúc này, nền
kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E2 với mức thu nhập Y2. Trên đồ
thị r-Y, ta xác định được điểm B (r2, Y2) là một tổ hợp giữa lãi suất và
thu nhập cân bằng mà ở đó thị trường hàng hoá cân bằng.
Như vậy, ta có hai điểm A và B đều là các tổ hợp mô tả mối quan
hệ giữa lãi suất và thu nhập cân bằng mà ở đó thị trường hàng hóa cân
bằng. Do đó, nối hai điểm A và B, kéo dài ta được đường IS.

197 
AE  45 

AE2 (I= I2) 
E2 
AE1(I= I1)  r
E1 

r1 
I = I(r) 
 Y1               Y2                        Y  r2 

r1  A 
I1                  I2             I 

r2  B 

IS 

     Y1               Y2                     Y

Hình 5.1. Cách thiết lập đường IS

5.1.2. Tính chất của đường IS


Từ cách thiết lập đường IS ở trên, ta thấy đường IS có một số tính
chất như sau:
Thứ nhất, đường IS có hình dáng dốc xuống, nó cho biết sản lượng
hay thu nhập cân bằng của nền kinh tế thay đổi như thế nào khi lãi suất
thay đổi (trong điều kiện cố định các yếu tố khác). Cụ thể, khi lãi suất
tăng thì đầu tư giảm; đầu tư giảm làm tổng cầu giảm; tổng cầu giảm sẽ
làm sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm và ngược lại, khi lãi suất
giảm, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ tăng.
Thứ hai, đường IS là tập hợp của tất cả các tổ hợp giữa lãi suất và
thu nhập mà ở đó thị trường hàng hóa cân bằng. Vì vậy, mọi điểm nằm
trên đường IS đều là những điểm mà tại đó thị trường hàng hoá cân bằng,
như điểm A và B.

198 
Hình
H 5.2. T ính chất củ
ủa đường IS
I
Thứứ ba, nhữngg điểm nằm m ngoài đườờng IS cho biết thị trưường hàng
hóa bị mấất cân bằngg, như điểm m H và K trrên Hình 5.2. Những điểm nằm
phía trên (bên phải)) đường IS như điểm K cho biếết thu nhậpp được xác
định tại Y2, chi tiêu
u được xácc định trên đường AE E1, nên thuu nhập lớn
hơn chi tiiêu, do đó trên thị trư
ường hàng hoá có sự dư thừa haay tồn kho
ngoài dự kiến. Nhữ ững điểm nnằm phía dưới (bên trái) đườnng IS như
điểm H cho biết thu u nhập đượợc xác địnhh tại Y1, ch
hi tiêu đượcc xác định
trên AE2, nên thu nhập nhỏ hơơn chi tiêu u, do đó thịị trường hààng hoá bị
thiếu hụt ngoài dự kiến.
k

199 
5.1.3. Phương trình và các yếu tố ảnh hưởng đến độ dốc của
đường IS
Phương trình đường IS
Đường IS phản ánh những tổ hợp khác nhau về lãi suất và thu nhập
mà ở đó thị trường hàng hoá cân bằng. Nó cho biết khi lãi suất trên thị
trường tiền tệ thay đổi thì tương ứng thu nhập hay sản lượng trên thị
trường hàng hoá phải thay đổi như thế nào để cho thị trường hàng hoá
cân bằng. Do vậy phương trình của đường IS là một hàm của thu nhập
theo lãi suất (hoặc ngược lại), tức là 𝑟 𝑓 𝑌 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑌 𝑓 𝑟 mà ở đó
đảm bảo thị trường hàng hoá cân bằng. Do vậy, mọi điểm nằm trên
đường IS đều thoả mãn phương trình:
𝐴𝐸 𝑌
Với giả định nền kinh tế đóng, ta có:
𝑌 𝐶 𝐼 𝐺 1
Với tỷ lệ và đầu tư nhạy cảm với lãi suất, ta có:
𝐶 𝐶̅ 𝑀𝑃𝐶. 𝑌 𝐶̅ 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 .𝑌
𝐼 𝐼̅ 𝑑. 𝑟
𝐺 𝐺̅
Vậy nên: 𝑌 𝐶̅ 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 .𝑌 𝐼̅ 𝑑. 𝑟 𝐺̅ .
Tiếp tục biến đổi phương trình trên, ta có phương trình đường IS
thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập của nền kinh tế như sau:
𝐴̅ 1
𝑟 .𝑌
𝑑 𝑑. 𝑚
Trong đó:
A là các yếu tố tự định (A C I̅ G).
d là hệ số phản ánh sự nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất

𝑚 là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng.

200 
Độ dốc đường IS
Từ phương trình đường IS, ta có độ dốc của đường IS có giá trị là
.
.

Dấu “ ” cho biết đường IS là đường dốc xuống thể hiện mối quan
hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập và lãi suất. Độ dốc của đường IS càng lớn
thì với cùng một sự thay đổi của lãi suất, sản lượng cân bằng sẽ thay đổi
ít hơn và ngược lại đường IS càng thoải thì với cùng một sự thay đổi
tương ứng của lãi suất, sản lượng cân bằng sẽ thay đổi nhiều hơn.
Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của đầu tư với lãi
suất (d) và số nhân chi tiêu của nền kinh tế m .
Thứ nhất, độ dốc của đường IS phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm
của đầu tư với lãi suất (d). Các yếu tố khác không đổi, nếu đầu tư kém
nhạy cảm hơn với lãi suất (d giảm) thì cùng với một mức thay đổi của lãi
suất, đầu tư sẽ thay đổi ít hơn, dẫn đến tổng chi tiêu và sản lượng cân
bằng thay đổi ít hơn tức là độ dốc của đường IS tăng. Ngược lại, nếu d
tăng, cùng với một mức thay đổi của lãi suất, đầu tư sẽ thay đổi nhiều
hơn, dẫn đến tổng cầu và sản lượng cân bằng thay đổi nhiều hơn và
đường IS thoải hơn.
Hình 5.3 dưới đây minh họa cho độ dốc của đường IS phụ thuộc
vào độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất.
Ban đầu khi d chưa thay đổi, lãi suất trên thị trường giảm từ r1
xuống r2 thì đầu tư của nền kinh tế sẽ tăng từ I1 lên I2, tổng chi tiêu tăng
từ AE1 tới AE2 và sản lượng cân bằng lúc này tăng từ Y1 đến Y2. Đường
IS ban đầu đi qua hai điểm A và B.
Nhưng khi đầu tư kém nhạy cảm với lãi suất (d giảm), lãi suất trên
thị trường giảm từ r1 xuống r2 thì đầu tư của nền kinh tế sẽ tăng lên ít
hơn, từ I1 đến I’2 (I’2 < I2). Khi đó, tổng chi tiêu của nền kinh tế cũng tăng
lên ít hơn, từ AE1 tới AE’2 và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng
tăng lên ít hơn là từ Y1 đến Y’2 (Y’2 < Y2). Đường IS mới bây giờ là
đường IS’ đi qua hai điểm A và C.
Đường IS’ dốc hơn so với đường IS ban đầu (tg ∝ 𝑡𝑔 ∝ ).

201 
Hình
h 5.3. Minh
h họa độ dố
ốc của đườ
ờng IS
Nhưư vậy, với cùng một ssự thay đổi của lãi su uất, nếu đầầu tư nhạy
cảm hơn với lãi suấất thì mức đầu tư củaa nền kinh tế sẽ thay đổi nhiều
hơn. Khi đó, giá trị phản ánh đđộ dốc của đường IS sẽ s nhỏ hơnn và đường
IS sẽ thoảải hơn. Ngư
ược lại, nếuu đầu tư kém
m nhạy cảm m với lãi suuất thì mức
đầu tư củủa nền kinhh tế sẽ thayy đổi ít hơ
ơn, giá trị phản
p ánh đđộ dốc của
đường IS sẽ lớn hơn và đường IIS sẽ dốc hơn.
h
p cực đoann của đường
Hai trường hợp g IS là đườ
ờng IS thẳnng đứng và
đường IS nằm ngang
g (hình 5.4)).
Khi đầu tư hoàn toàn khhông nhạy cảm (hoàn toàn khônng co dãn)
với lãi suất, đường IS
I trở nên tthẳng đứng
g (IS1). Đốii với trườnng hợp này

202 
việc giảm
m lãi suất từ
ừ r1 đến r2 sẽẽ không làm
m thay đổi mức đầu tưư. Do vậy,
cân bằng trên thị trường hàng hhóa với cùn ng mức thu nhập Y1 tạii r1 và r2 .
Khi đầu tư hoààn toàn nhạạy cảm với lãi suất (h
hoàn toàn coo dãn) với
lãi suất đư
ường IS nằằm ngang (IIS2). Đối với
v trường hợph này, chhỉ cần một
sự thay đổi rất nhỏ của lãi suấất khiến đầu c và thu nhập tăng
u tư, tồng cầu
lên rất nhhanh. Do vậy
v mặc dùù r vẫn gần n như khônng thay đổii (bằng r1)
nhưng Y tăng
t nhanh
h từ Y1 đến Y2.

IS2

Hình
h 5.4. Minh họa các ttrường hợ
ợp cực đoan
n của đườnng IS
Thứứ hai, độ dố ốc của đườờng IS phụ thuộc vào số nhân chhi tiêu của
nền kinh tế đóng m . Các yếuu tố khác không k đổi, nếu số nhâân chi tiêu
nhỏ hơn (m( giảm) thì t cùng vớới một mức thay đổi củ ủa lãi suất, sản lượng
cân bằng bây giờ sẽẽ thay đổi íít hơn, đườ ờng IS trở nên dốc hơơn. Ngược
lại, nếu sốố nhân chi tiêu
t lớn hơơn (m tăng)) thì cùng vớiv một mứức thay đổi
của lãi suuất, sản lượn đ nhiều hơn, đường IS trở nên
ng cân bằnng sẽ thay đổi
thoải hơn. Số nhân chi c tiêu củaa nền kinh tế t đóng lại phụ thuộc vào giá trị
của tỷ lệ thuế
t (t) và xu hướng ttiêu dùng cận
c biên (M MPC). Bạn đđọc tự suy
ra ảnh hưưởng của thu uế (t) và xuu hướng tiêêu dùng cậnn biên (MPPC) đến độ
dốc của đường IS.

203 
5.1.44. Sự di ch
huyển và dịịch chuyển
n của đườn
ng IS
Sự di
d chuyển trên
t đườngg IS
Sự did chuyển của
c đường IIS là sự trư
ượt dọc từ một
m điểm nnày tới một
điểm khácc trên đườn ng thay đổi vị trí) do ssự thay đổi
ng IS (đườnng IS khôn
của yếu tốố nội sinh trrong mô hìình.
Như ư đã phân tích
t ở trên,, đường IS thể hiện mối
m quan hhệ giữa lãi
suất và thhu nhập, nó ó cho biết kkhi lãi suất thay đổi th
hì thu nhậpp cân bằng
phải thay đổi như th hế nào để ccho thị trườờng hàng hoá cân bằnng. Do vậy
lãi suất làà biến nội siinh trong m
mô hình nàyy. Vì thế, kh
hi lãi suất tthay đổi sẽ
dẫn đến sự ự di chuyểnn trên đườnng IS.
Đườờng IS đượ
ợc hình thàành từ sự thhay đổi củ
ủa lãi suất ttrong điều
kiện các yếu
y tố khácc không đổii. Do đó, tác động củaa lãi suất làm
m thay đổi
sản lượngg cân bằng được thể hhiện bằng sự
s trượt dọọc hay di chhuyển dọc
theo đườnng IS.

         Y2                              Y

Hình 5.5
5: Minh họọa sự di chu
uyển trên đường
đ IS

204 
Hình 5.5 cho thấy có sự di chuyển trên đường IS khi lãi suất thay
đổi. Cụ thể, khi lãi suất thay đổi, dẫn đến tổng chi tiêu thay đổi và thu
nhập cân bằng cũng thay đổi theo.
Cụ thể, khi lãi suất giảm từ r1 xuống r2 gây ra sự trượt dọc từ điểm
A tới điểm B trên đường IS và ngược lại, có sự trượt dọc từ điểm B tới
điểm A do lãi suất của nền kinh tế tăng từ r2 lên r1.
Sự dịch chuyển của đường IS
Sự dịch chuyển của đường IS là sự thay đổi vị trí của đường IS do
sự thay đổi của các yếu tố ngoại sinh bên ngoài mô hình. Hay nói cách
khác, khi các yếu tố khác ngoài lãi suất thay đổi khiến cho tổng chi tiêu
thay đổi và thông qua mô hình số nhân khiến cho sản lượng hay thu nhập
cân bằng thay đổi sẽ gây ra sự dịch chuyển sang phải hoặc sang trái của
đường IS.
Có nhiều yếu tố ngoài lãi suất tác động dẫn đến sự thay đổi chi tiêu
tự định của khu vực tư nhân như thay đổi hàm đầu tư, hàm tiêu dùng.
Hay sự thay đổi của chi tiêu Chính phủ, của thuế cũng ảnh hưởng đến vị
trí của đường IS.
Hình 5.6 minh họa cho sự dịch chuyển của đường IS do tác động
của chính sách tài khóa - một trong những yếu tố ngoài lãi suất.
Giả sử ban đầu với mức lãi suất r1, tổng cầu ở vị trí đường AD, nền
kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng tại E với mức thu nhập cân bằng Y.
Ta có điểm A (r1, Y) thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập mà
tại đó thị trường hàng hóa có sự cân bằng, đường IS có xu hướng dốc
xuống từ trái sang phải và đi qua điểm A.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc
tăng chi tiêu G, giảm thuế tự định hay kết hợp cả hai công cụ này sẽ
khiến cho tổng chi tiêu gia tăng, đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ vị trí
đường AE tới vị trí đường AE2. Lúc này, nền kinh tế đạt trạng thái cân
bằng mới tại điểm E2 với mức thu nhập cân bằng Y2. Với mức lãi suất
không thay đổi r1, ta có điểm B (r1, Y2) thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất
và thu nhập mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng. Áp dụng cách xây
dựng của đường IS ở trên, điểm B phải nằm trên đường IS, hay nói cách

205 
khác, đườ
ờng IS phảải dịch chuy
uyển từ vị trí
t ban đầu
u sang phảii tới vị trí
đường IS2 để đi qua điểm B.

 Y1        Y            YY2                          Y

 Y1        Y            YY2                          Y

huyển của đường IS


Hình 5.6.. Minh họaa sự dịch ch
o tác động ccủa chính sách tài kh
do hóa
Khi Chính phủ ủ sử dụng cchính sách tài t khóa thuu hẹp thôngg qua việc
giảm chi tiêu G hoặc/và tăng thuế tự định sẽ khiếến cho tổnng chi tiêu
giảm, đườờng tổng ch hi tiêu dịch chuyển từ vị trí đường AE tới vịị trí đường
AE1. Lúc này, nền kinhk tế đạtt trạng tháii cân bằng mới tại điểểm E1 với
mức thu nhập cân bằng b Y1 . V
Với mức lããi suất khôn ng thay đổổi r1, ta có
điểm C (rr1, Y1) thể hiện
h mối quuan hệ giữaa lãi suất và
v thu nhậpp mà tại đó
thị trườngg hàng hóa cân bằng. Áp dụng cách c dựng của đường IS ở trên,
điểm C phhải nằm trêên đường IIS, hay nói cách khác, đường ISS phải dịch
chuyển từ đ sang trrái tới vị trí đường IS1 và đi qua đđiểm C.
ừ vị trí ban đầu

206 
Như vậy, khi các yếu tố khác (ngoài lãi suất và các yếu tố ảnh
hưởng đến độ dốc) thay đổi khiến cho tổng chi tiêu thay đổi và thu nhập
thay đổi sẽ gây ra sự dịch chuyển song song của đường IS. Cụ thể, một
sự thay đổi của các yếu tố khác ngoài lãi suất làm cho tổng chi tiêu và
thu nhập của nền kinh tế gia tăng sẽ khiến đường IS dịch chuyển song
song sang phải. Ngược lại, một sự thay đổi của các yếu tố khác ngoài lãi
suất làm cho tổng chi tiêu và thu nhập của nền kinh tế giảm đi sẽ khiến
đường IS dịch chuyển song song sang trái.

5.2. ĐƯỜNG LM
Đường LM là viết tắt của cụm từ tiếng anh Liquidity - Money hay
Liquidity Preference - Money supply, trong đó Liquidity Preference thể
hiện cho cầu tiền và Money supply thể hiện cho cung tiền. Thị trường
tiền tệ đạt được cân bằng khi cầu tiền bằng với cung tiền. Vậy nên
chúng ta sử dụng đường LM để thể hiện trạng thái cân bằng trên thị
trường tiền tệ.
Đường LM biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa thu nhập và lãi
suất cân bằng đảm bảo thị trường tiền tệ cân bằng. Nó cho biết khi sản
lượng hay thu nhập thay đổi thì lãi suất phải thay đổi như thế nào để thị
trường tiền tệ cân bằng.
5.2.1. Thiết lập đường LM
Hình 5.7 thể hiện cách thiết lập đường LM. Giả định ban đầu mức
cung tiền của nền kinh tế cố định tại M0; với mức thu nhập ở Y0, đường
cầu tiền là LP0. Khi đó, thị trường tiền tệ cân bằng tại điểm E0 với lãi suất
cân bằng là r0. Ta xác định được điểm A (r0, Y0) là tổ hợp giữa thu nhập
và lãi suất cân bằng mà ở đó thị trường tiền tệ cân bằng.
Khi thu nhập của nền kinh tế thay đổi, cụ thể khi thu nhập tăng từ
Y0 lên Y1 khiến cầu tiền gia tăng, đường cầu tiền dịch chuyển vị trí từ
đường LP0 tới vị trí đường LP1. Lúc này, nền kinh tế đạt trạng thái cân
bằng mới tại điểm E1 với mức lãi suất r1. Trên đồ thị r-Y, ta xác định
được điểm B (r1, Y1) là một tổ hợp giữa thu nhập và lãi suất cân bằng mà
ở đó thị trường tiền tệ cân bằng.

207 
Như
ư vậy, ta có ó hai điểm A và B đềuu thể hiện mối
m quan hhệ giữa thu
nhập và lããi suất cân bằng mà ở đó thị trườ
ờng tiền tệ cân bằng. D
Do đó, nối
hai điểm A,
A B và kéo o dài, ta đư
ược đường LM.
L

Hìình 5.7. Cáách thiết lậ


ập đường LM
L
5.2.22. Tính chấ
ất của đườ
ờng LM
Từ cách
c thiết lập
l đường L
LM ở trên,, có thể thấấy đường L
LM có một
số tính chhất như sau::
Thứứ nhất, đườn d lên, nó cho biết mốối quan hệ
ng LM có hhình dáng dốc
thuận chiềều giữa thuu nhập và llãi suất cânn bằng (tronng điều kiệện cố định
các yếu tốố khác). Cụụ thể, khi thhu nhập tăn
ng làm cầuu về tiền tănng; cầu về
tiền tăng làm lãi suấất cân bằngg của nền kinh
k tế sẽ tăăng và ngưược lại, khi
thu nhập giảm làm cầuc về tiền giảm và lããi suất cân bằngb của nnền kinh tế
sẽ giảm.
Thứứ hai, đường
g LM là tậập hợp của tất cả các tổt hợp giữaa thu nhập
n bằng. Vìì vậy, mọi điểm nằm
và lãi suấất mà ở đó thị trườngg tiền tệ cân
trên đườnng LM đều là những đđiểm mà tạii đó thị trườ ờng tiền tệ cân bằng,
như điểm A và B.
ứ ba, những
Thứ g điểm nằmm ngoài đườ ờng LM cho biết thị trrường tiền
tệ bị mất cân bằng, như điểm H và K trrên hình 5.8. Những điểm nằm
phía trên (bên trái) đường LMM như điểm m H cho biếết tại mức lãi suất r1
lượng cunng tiền đượợc xác địnhh tại E1, lượ
ợng cầu tiền
n được xácc định trên

208 
đường LP P. Do cung tiền lớn hơơn cầu tiền
n nên thị trư
ường tiền ttệ dư cung
tiền. Những điểm nằằm phía dư ưới (bên ph hải) đường LM như điiểm K cho
biết tại mức
m lãi suấtt r0 lượng ccung tiền được
đ xác định tại E0, lượng cầu
tiền được xác định trrên đường LLP1. Do cầầu tiền lớn hơn
h cung tiiền nên thị
trường tiềền tệ dư cầu
u tiền.

Hìình 5.8. Tín


nh chất củ
ủa đường LM
L

5.2.33. Phương
g trình và ccác yếu tố ảnh hưởng
g đến độ ddốc đường
LM
Phư
ương trình đường LM
M
Do đường
đ LM phản ánh những tổ hợp h khác nh hau giữa thhu nhập và
m ở đó thị trường tiềnn tệ cân bằn
lãi suất mà ng nên phư
ương trình đđường LM
có dạng 𝑌 𝑓 𝑟 hoặc h 𝑟 𝑓 𝑌 . Các điểm đ nằm trên đườngg LM đều
thoả mãn phương trình:
𝑀𝑆
𝐿𝐿𝑃 2
𝑃
Vậnn dụng kiến
n thức đã cóó từ chương
g 4, biến đổ
ổi phương ttrình (2) ta
có phươnng trình đườờng LM thhể hiện mố ối quan hệ giữa thu nh
nhập và lãi
suất của nền
n kinh tế như sau:
𝑀𝑆 𝑘
𝑟 . 𝑌 𝑘ℎ𝑖 𝐿𝑃
𝑃 𝑘. 𝑌 ℎ. 𝑟
ℎ. 𝑃 ℎ

209 
𝑀 𝑀𝑆 𝑘
𝑟 . 𝑌 𝑘ℎ𝑖 𝐿𝑃 𝑀 𝑘. 𝑌 ℎ. 𝑟
ℎ ℎ. 𝑃 ℎ
Trong đó:
MS là mức cung tiền của nền kinh tế.
P là chỉ số giá.
k là hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập.
h là hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất.
Độ dốc đường LM
Từ phương trình đường LM, ta có độ dốc của đường LM có giá trị
là + .
Dấu (+) cho biết đường LM có xu hướng dốc lên, lãi suất và thu
nhập của nền kinh tế có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Độ dốc của đường LM
càng lớn thì với cùng một sự thay đổi của thu nhập, lãi suất cân bằng sẽ
phải thay đổi nhiều hơn để cho thị trường tiền tệ cân bằng và ngược lại
đường LM càng thoải thì với cùng một sự thay đổi tương ứng của thu
nhập, lãi suất cân bằng sẽ thay đổi ít hơn.
Khi độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất (h) và độ nhạy cảm của
cầu tiền với thu nhập (k) thay đổi sẽ ảnh hưởng đến độ dốc của đường
LM. Đường LM sẽ càng dốc khi giá trị độ dốc càng lớn nếu cầu tiền càng
trở nên nhạy cảm hơn với thu nhập (k tăng) và/hoặc cầu tiền càng kém
nhạy cảm hơn với lãi suất (h giảm). Ngược lại, đường LM sẽ càng thoải
khi giá trị độ dốc càng nhỏ nếu cầu tiền càng kém nhạy cảm với thu nhập
(k giảm) và/hoặc cầu tiền càng nhạy cảm hơn với lãi suất (h tăng).
Chẳng hạn như, khi cầu tiền kém nhạy cảm hơn với thu nhập (k
giảm), với cùng một sự thay đổi của thu nhập, cầu tiền của nền kinh tế sẽ
thay đổi ít hơn khiến lãi suất cân bằng thay đổi ít hơn, tức là đường LM
sẽ thoải hơn. Ngược lại, nếu cầu tiền nhạy cảm hơn với thu nhập thì cầu
tiền của nền kinh tế sẽ thay đổi nhiều hơn khiến lãi suất cân bằng thay
đổi nhiều hơn hay đường LM trở nên dốc hơn.

210 
Hìnhh 5.9 dưới đây minh họa cho độ ộ dốc của đường
đ LM phụ thuộc
vào độ nhhạy cảm củaa cầu tiền vvới thu nhập
p.

Hình 5.9. Minh họa độ dốcc của đườn


ng LM
Bann đầu, nền kinh
k tế cân bằng tại E0 với mức lãi
l suất r0 vvà mức thu
nhập Y0, đường LM M ở vị trí đđường LM1. Khi thu nhập n của nnền kinh tế
tăng từ Y0 lên Y1, nhưng
n do ccầu tiền kéém nhạy cảảm hơn vớii thu nhập
(k giảm) nên
n với mứ ức thu nhậpp mới Y1, đư ường cầu tiiền dịch chhuyển từ vị
trí đường LP0 tới vị trí đường LLP2. Thị trưường tiền tệệ cân bằng ở điểm E2
với mức lãi
l suất cân bằng là r2. Từ đó, ta xácx định đư ược điểm B B’(i2,Y1) là
một tổ hợợp giữa thu nhập và lããi suất cân bằng mà ở đó thị trườờng tiền tệ
cân bằng nên đường g LM phải đi qua điểm m B’. Lúc này, đườngg LM ở vị
trí đường LM2, thoảii hơn so vớới đường LM M1 ban đầu.
Hai trường hợợp cực đoann về độ dốc của đườnng LM xuấất hiện khi
(i) cầu tiiền hoàn to
oàn khôngg nhạy cảm m (không coc dãn) vớới lãi suất
(LM1) vàà (ii) cầu tiiền hoàn tooàn nhạy cảm
c (co dããn rất mạnnh) với lãi
suất (LM2) hình 5.10.
Đườờng LM thẳẳng đứng, trường hợp p cổ điển (LM
( 1 ): Các
c nhà kinh
tế học cổ điển cho rằng
r uần để giaoo dịch, do
mọi nngười giữ tiền đơn thu
đó cầu tiềền chỉ phụ thuộc vào mức giao dịch chứ không
k phụ thuộc vào
lãi suất, mà
m mức giao
g c là phụ thuộc chặặt chẽ vào
dịch nnày được coi
mức thu nhập.
n

211 
H
Hình ng hợp cựcc đoan của đường LM
5.10. Hai trườn M

Mộtt thái cực khác


k là khi sự nhạy cảảm của cầu
u tiền với llãi suất trở
nên cực kỳ
k lớn, tiến gần đến vôô cùng đườờng LM nằm m ngang. K Keynes gọi
trường hợ
ợp này là bẫẫy thanh khhoản (LM2).
5.2.44. Sự di ch
huyển và dịịch chuyển
n của đườn
ng LM
Sự di
d chuyển trên
t đườngg LM
Sự di
d chuyển của đườngg LM là sự trượt dọc từ một điểểm này tới
một điểmm khác trên đường LMM (đường LML không thay
t đổi vịị trí) do sự
thay đổi của
c yếu tố nội
n sinh tronng mô hình
h.
Đườờng LM th hể hiện mốối quan hệ giữa thu nhập n và lããi suất cân
bằng, choo biết khi th
hu nhập thaay đổi thì lãi suất tươn ng ứng phảải thay đổi
như thế nàào để giữ cho
c thị trườờng tiền tệ cân
c bằng. Do D vậy và thhu nhập là
yếu tố nộii sinh trong
g mô hình ggây ra sự dii chuyển trêên đường LLM.
Hìnhh 5.11 minh L khi thu nhập thay
h họa sự dii chuyển trêên đường LM
đổi. Cụ thhể, khi thu nhập tăng từ Y0 lên Y1 khiến ch ho cầu tiềnn tăng. Với
mức cungg tiền cho trước,
t lãi suuất của nềnn kinh tế sẽ tăng từ r0 lên r1 và
gây ra sự trượt dọc từừ điểm A ttới điểm B trên
t đường LM và ngưược lại, có
sự trượt dọc
d từ điểm m B tới điểm m A do thu u nhập củaa nền kinh ttế giảm từ
Y1 xuống Y0.

212 
    Y0                        Y1                           Y 

Hình 5.11
1. Minh họọa sự di chu
uyển của đường
đ LM

Sự dịch
d chuyểển của đườn
ng LM
Khi các yếu tố ngoại sinh là các biếnn số khác nggoài thu nhậập thay đổi
sẽ gây ra sự dịch chu uyển lên trêên hoặc xuố
ống dưới củủa đường L LM. Cụ thể
là khi cácc yếu tố tácc động khiếến cung tiềền thực tế th
hay đổi sẽ khiến cho
đường LM M dịch chuy yển. Hay khhi NHTƯ th hực hiện ch
hính sách tiềền tệ thông
qua việc điều tiết mức
m cung tiiền sẽ khiếến cho đườ ờng LM dịcch chuyển.
Điều này được minh họa ở Hìnhh 5.12 dưới đây:

H
Hình 5.12. Sự
S dịch chu
uyển của đường
đ LM do tác độnng
của ch
hính sách tiền
t tệ

213 
Giả sử ban đầu, cung tiền của nền kinh tế là M0 và thị trường tiền tệ
cân bằng ở E0 với mức lãi suất cân bằng r0. Với mức thu nhập Y0, ta có
điểm A (r0, Y0) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó
thị trường tiền tệ có sự cân bằng, đường LM có xu hướng dốc lên từ trái
sang phải và đi qua điểm A.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng thông qua việc
tăng cung tiền trong nền kinh tế, đường cung tiền dịch chuyển từ vị trí
ban đầu MS sang phải tới vị trí đường MS1. Lúc này, thị trường tiền tệ
đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E1 với mức lãi suất cân bằng r1. Với
mức thu nhập không thay đổi Y0, ta có điểm B (r1, Y0) thể hiện mối quan
hệ giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. Áp
dụng cách xây dựng của đường LM ở trên, điểm B phải nằm trên đường
LM, hay nói cách khác, đường LM phải dịch chuyển song song từ vị trí
ban đầu xuống dưới tới vị trí đường LM1 để đi qua điểm B.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp thông qua việc
giảm cung tiền trong nền kinh tế, đường cung tiền dịch chuyển từ vị trí
ban đầu MS sang trái tới vị trí đường MS2. Lúc này, thị trường tiền tệ đạt
trạng thái cân bằng mới tại điểm E2 với mức lãi suất cân bằng r2. Với
mức thu nhập không thay đổi Y0, ta có điểm C (r2, Y0) thể hiện mối quan
hệ giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. Áp
dụng cách xây dựng của đường LM ở trên, điểm C phải nằm trên đường
LM, hay nói cách khác, đường LM phải dịch chuyển song song từ vị trí
ban đầu lên trên tới vị trí đường LM2 để đi qua điểm C.
Như vậy, khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào
nền kinh tế thông qua việc thay đổi cung tiền sẽ gây ra sự dịch chuyển
của đường LM. Cụ thể, khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở
rộng sẽ khiến đường LM dịch chuyển xuống dưới và ngược lại khi Chính
phủ sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ khiến cho đường LM dịch
chuyển lên trên.

214 
5.3. MÔ HÌNH IS--LM VÀ T
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
C CHÍN
NH SÁCH
KINH
H TẾ VĨ MÔ
M
5.3.1. Mô hình h IS-LM câân bằng đồ
ồng thời trên cả hai tthị trường
hàng hoáá và tiền tệ
Đườ ờng IS phản
n ánh trạngg thái cân bằằng của thị trường hànng hóa với
các tổ hợpp khác nhau
u giữa lãi suuất và thu nhập.
n Đườnng LM là tậập hợp của
các tổ hợpp khác nhau
u giữa lãi ssuất và thu nhập mà ở đó thị trườờng tiền tệ
cân bằng. Kết hợp đường
đ IS vàà đường LM M ta được mô
m hình ISS-LM phản
ánh trạng thái cân bằng đồng tthời trên cảả hai thị trư
ường hàng hóa và thị
trường tiềền tệ.
Hìnhh 5.13 cho biết tại giaao điểm giữ
ữa hai đườnng IS và LM
M là điểm
E (r0, Y0) xác định trạng thái cân bằng đồng
đ c cả hai thị trường
thời của
hàng hóa và thị trườ
ờng tiền tệ với r0 là lããi suất cân bằng chung
ng và Y0 là
thu nhập cân
c bằng ch hung.
Khi có phương
g trình của đường IS và
v phương trình của đđường LM,
ta có thể xác
x định r0 và Y0 bằnng cách giảii hệ phương
g trình là hhai phương
trình của hai
h đường IS
I và LM:
A 1
Y C I G r .Y
ℎ𝑎𝑦 d d. m′′
MS k
LP MS r .Y
h. P h

LM
A B
r1 
E
r0 

r2 

IS

Y1         Y0               Y2                  Y



Hình 5.113. Mô hìn
nh IS-LM

215 
Khi có một cú sốc nào đó xảy ra với thị trường hàng hoá và/hoặc
với thị trường tiền tệ khiến cho mức lãi suất thực tế khác r0, mức thu
nhập thực tế khác Y0 và ít nhất 1 thị trường bị mất cân bằng, nền kinh tế
sẽ có sự tự điều chỉnh để đạt tới trạng thái cân bằng chung trên cả hai thị
trường. Hình 5.13 minh họa các trường hợp mà ở đó nền kinh tế bị mất
cân bằng trên ít nhất một thị trường.
Giả sử có một cú sốc xảy ra đối với thị trường tiền tệ khiến cho thị
trường tiền tệ bị mất cân bằng và bị dư cung tiền, thể hiện bằng điểm A
trên hình vẽ. Tại điểm A, ta có thể thấy thị trường hàng hóa cân bằng
nhưng thị trường tiền tệ dư cung tiền. Do tình trạng dư cung tiền xảy ra
nên lãi suất sẽ có xu hướng giảm để chống lại sự dư cung tiền. Khi lãi
suất giảm xuống lại kích thích sự gia tăng của đầu tư, tổng chi tiêu và thu
nhập cân bằng. Do vậy, nền kinh tế dần có sự điều chỉnh thể hiện bằng sự
dịch chuyển từ điểm A về điểm cân bằng chung E, lãi suất giảm, sản
lượng hay thu nhập tăng.
Tương tự như vậy, nếu thị trường hàng hóa bị mất cân bằng, cụ thể
là dư thừa ngoài dự kiến (thể hiện ở điểm B trên hình vẽ), các doanh
nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng, kéo theo đó là cầu tiền và lãi suất
có xu hướng giảm theo, nền kinh tế dần di chuyển từ điểm B về điểm cân
bằng E.
Với lập luận tương tự, ta có thể mô tả trạng thái của nền kinh tế
tương ứng tại các góc phần tư tạo bởi hai đường IS, LM lần lượt được kí
hiệu là (1), (2), (3) và (4) trên hình 5.13. Các điểm nằm trong góc phần tư
thứ 1 cho biết thị trường hàng hóa dư thừa ngoài dự kiến, thị trường tiền tệ
dư cung tiền và ngược lại, các điểm nằm trong góc phần tư thứ 3 cho biết
thị trường hàng hóa thiếu hụt ngoài dự kiến, thị trường tiền tệ dư cầu tiền.
Các điểm nằm trong góc phần tư 2 cho biết thị trường hàng hóa dư thừa
ngoài dự kiến, thị trường tiền tệ dư cầu tiền và các điểm nằm trong góc
phần tư thứ 4 cho biết thị trường hàng hóa thiếu hụt ngoài dự kiến, thị
trường tiền tệ dư cung tiền. Trong mỗi trường hợp này nền kinh tế cũng sẽ
đều có sự tự điều chỉnh để đạt tới trạng thái cân bằng chung (tại điểm E).
Phần tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng mô hình IS-LM để mô tả tác
động riêng rẽ và phối hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô.

216 
5.3.2. Tác động của chính sách tài khoá
Tác động của chính sách tài khóa mở rộng
Như đã đề cập ở chương 3, chính sách tài khoá mở rộng thường
được sử dụng để giúp thúc đẩy sự gia tăng của sản lượng quốc gia hay
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng một trong những điểm hạn chế của
chính sách tài khoá là việc tăng chi tiêu của Chính phủ quá mức có thể
gây ra hiệu ứng thoái lui đối với đầu tư tư nhân, làm cho hiệu quả của
chính sách bị giảm sút.
Hình 5.14 minh họa tác động của chính sách tài khóa mở rộng tới
các biến số lãi suất và thu nhập của nền kinh tế trên mô hình IS-LM.
r

LM

r2  E2
E
r0  E1 

IS1

IS

         Y0             Y2         Y1                  Y

Hình 5.14. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng
trên mô hình IS-LM
Giả định nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ban đầu tại E với
mức lãi suất cân bằng chung r0 và mức thu nhập cân bằng chung Y0 được
xác định tại giao điểm giữa đường IS và đường LM.
Giả định mức thu nhập Y0 mà nền kinh tế đạt được là rất thấp, hay
nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái. Khi đó, để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng thông
qua việc tăng chi tiêu G và/hoặc giảm thuế T khiến cho tổng chi tiêu và
sản lượng tăng Y0 lên Y1 theo mô hình số nhân (thể hiện bằng sự di
chuyển từ điểm E đến điểm E1 trên hình vẽ). Nhưng vì thu nhập tăng kéo
theo sự gia tăng của cầu tiền và làm cho mặt bằng lãi suất cũng tăng theo.

217 
Lãi suất tăng đến lượt nó lại làm giảm đầu tư tư nhân, giảm tổng chi tiêu
và sản lượng (thể hiện bằng sự di chuyển từ điểm E1 đến điểm E2 trên
hình vẽ). Đây chính là hiệu ứng thoái lui đầu tư tư nhân. Kết quả cuối
cùng, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E2 với mức lãi suất
cân bằng mới r2 và mức thu nhập cân bằng mới Y2.
Như vậy, hiệu ứng thoái lui đầu tư tư nhân xảy ra làm giảm, thậm
chí triệt tiêu hiệu quả của chính sách tài khoá trong trường hợp đầu tư là
rất nhạy cảm với lãi suất (xem thêm hộp 5.1).
Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp
Chính sách tài khoá thu hẹp thường được sử dụng để kìm hãm sự
gia tăng quá mức của tổng cầu và tình trạng tăng trưởng quá nóng của
nền kinh tế. Nhưng cũng tương tự như việc sử dụng chính sách tài khoá
mở rộng, việc sử dụng chính sách tài khoá thu hẹp, một mặt làm giảm
tổng chi tiêu và thu nhập của nền kinh tế, mặt khác làm giảm cầu tiền và
lãi suất. Và lãi suất giảm, đến lượt nó lại kích thích sự gia tăng đầu tư,
tổng chi tiêu và thu nhập, làm giảm hiệu quả kìm hãm tăng trưởng nóng
của chính sách tài khoá thu hẹp.
Hình 5.15 minh họa tác động của chính sách tài khóa thu hẹp tới
các biến số lãi suất và thu nhập của nền kinh tế trên mô hình IS-LM.
r

LM
E1 
r0 
E
E2 
r2 

IS

IS2

Y1        Y2        Y0                                Y

Hình 5.15. Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp
trên mô hình IS-LM

218 
Giả định nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ban đầu tại E với
mức lãi suất cân bằng chung r0 và mức thu nhập cân bằng chung Y0. Tại
đây, nền kinh tế tăng trưởng quá nóng do tổng cầu đang ở mức quá cao.
Giả sử mục tiêu của Chính phủ bây giờ là kìm hãm sự tăng trưởng
quá nóng của nền kinh tế. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa
thu hẹp thông qua việc giảm chi tiêu G và/hoặc tăng thuế T khiến cho
tổng chi tiêu giảm, làm dịch chuyển đường IS sang trái tới vị trí đường
IS2. Khi lãi suất chưa điều chỉnh, tình trạng tăng trưởng nóng có thể
nhanh chóng được kìm hãm và sản lượng giảm nhanh chóng từ Y0 xuống
Y1. Nhưng do sản lượng giảm làm giảm nhu cầu về tiền, khiến lãi suất
cũng có xu hướng giảm theo. Lãi suất giảm lại khiến đầu tư, tổng chi tiêu
và thu nhập tăng lên. Vậy nên cuối cùng nền kinh tế đạt trạng thái cân
bằng mới tại điểm E2, xác định mức lãi suất cân bằng mới r2 < r0 và mức
thu nhập cân bằng mới Y2 < Y0.
Như vậy, trong ngắn hạn chính sách tài khóa thu hẹp có thể đạt
được mục tiêu là ngăn chặn được đà tăng trưởng nóng của nền kinh tế
thông qua giảm tổng cầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, dài hạn hơn,
việc giảm lãi suất lại sẽ kích thích đầu tư, làm cho tổng cầu và sản lượng
tăng trở lại.
5.3.3. Tác động của chính sách tiền tệ
Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng
Như đã tìm hiểu trong chương 4, việc thực thi chính sách tiền tệ
thông qua điều tiết cung tiền của NHTƯ có thể giúp kiểm soát mặt bằng
lãi suất, kiểm soát lạm phát và giúp đưa nền kinh tế ra khỏi giai đoạn suy
thoái. Thường thì chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng nhằm mục
tiêu hạ lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
Hình 5.16 minh họa tác động của chính sách tiền tệ mở rộng tới lãi
suất và thu nhập của nền kinh tế trên mô hình IS-LM.

219 

LM LM1

E
r0 
E2 
r2 

r1  IS
E1
         Y0               Y1                           Y

Hình 5.16. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng


trên mô hình IS-LM
Giả định nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ban đầu tại E với
mức lãi suất cân bằng chung r0 và mức thu nhập cân bằng chung Y0 được
xác định tại giao điểm giữa đường IS và đường LM.
Và giả định rằng lúc này nền kinh tế đang bị suy thoái, Chính phủ
có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng thông qua việc tăng cung tiền
trong nền kinh tế, làm dịch chuyển đường LM xuống dưới tới vị trí
đường LM1. Khi thu nhập chưa thay đổi, lãi suất sẽ giảm từ r0 xuống r1.
Nhưng lãi suất giảm kích thích đầu tư và tăng thu nhập của nền kinh tế.
Thu nhập tăng đến lượt nó lại làm tăng cầu tiền và lãi suất. Do vậy, cuối
cùng nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E2, xác định mức
lãi suất cân bằng mới r2 < r0 và mức thu nhập cân bằng mới Y1 > Y0. Nếu
mục tiêu của Chính phủ là hạ lãi suất và kích thích thu nhập tăng lên thì
mục tiêu này có thể đạt được thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ
mở rộng.
Tuy nhiên, có thể thấy nếu mục tiêu của Chính phủ chỉ là kiểm soát
lãi suất mà không gây biến động về thu nhập hoặc kích thích sự gia tăng
của thu nhập mà không gây ra biến động của lãi suất thì các mục tiêu này
có thể không đạt được.

220 
Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp
Thông thường, chính sách tiền tệ thu hẹp được sử dụng để tăng lãi
suất và kiềm chế lạm phát đang tăng cao. Hình 5.17 minh họa tác động
của chính sách tiền tệ thu hẹp tới các biến số lãi suất và thu nhập của nền
kinh tế trên mô hình IS-LM.

LM2
LM
E1 
r1 
E2
r2 
E
r0 

IS

       Y2              Y0                           Y

Hình 5.17. Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp
trên mô hình IS-LM
Giả định nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ban đầu tại E với
mức lãi suất cân bằng chung r0 và mức thu nhập cân bằng chung Y0 được
xác định tại giao điểm giữa đường IS và đường LM.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng thông qua việc
giảm cung tiền trong nền kinh tế, làm dịch chuyển đường LM lên trên tới
vị trí đường LM2. Ban đầu khi sản lượng chưa điều chỉnh, lãi suất sẽ tăng
từ r0 đến r1. Nhưng khi lãi suất tăng lại làm giảm tổng cầu và thu nhập
của nền kinh tế. Thu nhập giảm lại khiến cầu tiền và lãi suất giảm. Cuối
cùng nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E2, xác định mức
lãi suất cân bằng mới r2 > r0 và mức thu nhập cân bằng mới Y2 < Y0.
Như vậy, kết quả của chính sách tiền thu hẹp là làm tăng lãi suất và
giảm thu nhập của nền kinh tế. Nếu mục tiêu của Chính phủ chỉ là tăng
lãi suất mà không gây ra biến động về thu nhập thì mục tiêu này có thể
không đạt được bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp.

221 
Hộp 5
5.1. Hiệu quả của chín
nh sách tài khoá và ch
hính sách ttiền tệ  
theo quan điểm của ttrường phá ái Keynes (Keynesian )  
vàà trường ph
hái tiền tệ (Monetarist) 
Theeo  quan  điể
ểm  của  trườ
ờng  phái  Ke
eynes,  đầu  tư 
t rất  kém  nnhạy  cảm 
với lãi su
uất (d rất nhhỏ, đường đ đầu tư theo o lãi suất là  một đườngg rất dốc), 
trong  khii  theo  quan
n  điểm  của  Monetarist,,  đầu  tư  là  rất  nhạy  cảảm  với  lãi 
suất (d rấất lớn, đườnng đầu tư th eo lãi suất làà một đường rất thoải).. 

                         I        I0                         I 


    
a. Keyne
esian  b. M
Monetarist 
 
h 5.18. Quan điểm của  Keynesian vvà Monetarrist về nhạy  cảm  
Hình
đầu tư với lã
của đ ãi suất 

MS/P  r MS/P

r1  E1 
r0 
LP1
E0  r1
E1
LP0
r0 E0
LP1 
LP0

  M0                M  M0                     M 


    
             c. Keyneesian                                             d. Monetarist 
h 5.19. Quan điểm của  Keynesian vvà Monetarrist về nhạy  cảm  
Hình
của cầầu tiền với lãi suất 

222 
Keyynesian cho o rằng cầu tiiền là rất nh hạy cảm the eo lãi suất ((h rất lớn, 
đường cầầu tiền theo o lãi suất là  một  đườngg rất thoải),, do vậy mộột sự thay 
đổi của cầu tiền khiế ến cho lãi suấất thay đổi rất nhỏ tron ng khi Moneetarist cho 
rằng  cầu  tiền  rất  ké
ém  nhạy  cảm m  theo  lãi  suất 
s (h  rất  nhỏ,  đườngg  cầu  tiền 
theo  lãi  suất 
s là  một  đường  rất  dốc),  do  vậậy  một  sự  thay 
t đổi  củaa  cầu  tiền 
khiến cho o lãi suất thaay đổi rất lớ
ớn. 
Từ  những quan điểm về ssự nhạy cảm m của đầu tư ư theo lãi suuất và cầu 
tiền theoo lãi suất, cóó thể thấy rrằng theo Ke eynesian, đường LM làà rất thoải 
trong khii đường IS làà rất dốc, doo vậy việc th hực hiện chính sách tàii khoá mở 
rộng có hhiệu quả giú úp kích thíchh sự gia tăn ng của sản lư ượng trong  khi chính 
sách tiềnn tệ là khôngg mấy tác d ụng. Nhìn vvào đồ thị dưới đây, có  thể thấy, 
khi thực hiện chính ssách tài kho á mở rộng, sản lượng ssẽ tăng lên rrất nhanh, 
trong  khii  sản  lượng  lại  tăng  lênn  rất  ít  khi  thực 
t hiện  ch
hính  sách  tiiền  tệ  mở 
rộng. Bởii theo Keynesian, do cầầu tiền là rấất nhạy cảm với lãi suấtt nên một 
sự gia tănng lớn của ccầu tiền do tthu nhập tăn ng mới chỉ kkhiến lãi suấất tăng lên 
rất nhỏ.  Do vậy, hiệu u ứng thoái  lui đầu tư  tư nhân là íít khi xảy raa cho thấy 
hiệu  quả  rất  lớn  củaa  chính  sáchh  tài  khoá  trong 
t kích  th
hích  tăng  trrưởng  sản 
lượng khi nền kinh ttế suy thoái.. Trong khi đ đó, đầu tư llại kém nhạyy cảm với 
nên dù có m
lãi suất n mở rộng cungg tiền để giảm lãi suất cũng khôngg có nhiều 
tác  độngg  kích  thích  đầu  tư  và  sản  lượng  của  c nền  kin nh  tế.  Nói  ccách  khác, 
chính sácch tiền tệ kh hông phát huuy được tácc dụng kích tthích tăng trrưởng sản 
lượng troong điều kiện nền kinh ttế suy thoái.. 

 
Hình 5.20. Q
H Quan điểm ccủa trường p phái Keyness về hiệu quuả  
của cchính sách tàài khoá và cchính sách tiền tệ  
(chính
h sách tài khoá có hiệu qquả còn chín nh sách tiền
n tệ kém hiệệu quả) 

223 
Ngược lại, theo o Monetarisst, đường LM M là rất dốc trong khi đư ường IS là 
rất  thoải,  do  vậy  tro
ong  điều  kiệện  suy  thoáái,  việc  thựcc  hiện  chínhh  sách  tài 
khoá  mởở  rộng  không  có  hiệu  qquả  kích  thích  sản  lượn ng  gia  tăng  trong  khi 
chính sácch tiền tệ lại phát huy táác dụng rất ttốt để thúc đ đẩy tăng trư ưởng. 

                Mở rộng ttài khóa                                               Mở rộng tiền tệ


 
Hìn
nh 5.21. Qua an điểm củaa trường ph hái Monetarrist về hiệu qquả  
của cchính sách tàài khoá và cchính sách tiền tệ  
(chính
h sách tiền tệệ có hiệu qu
uả còn chính h sách tài kh
hoá kém hiệệu quả) 
Nhììn vào đồ thhị hình 5.21,  có thể thấyy, khi thực hiện chính sáách tiền tệ 
mở rộng,, sản lượng  sẽ tăng lênn rất nhanh, trong khi sản lượng lạại tăng lên 
rất  ít  khi  thực  hiện  chính  sách  tài  khoá  mởở  rộng.  Bởi  theo  quan  điểm  của 
Monetarist, đầu tư làà rất nhạy cảảm với lãi su uất nên khi m mở rộng cunng tiền để 
giảm lãi ssuất sẽ có ttác động kícch thích đầu u tư và tổng g cầu tăng l ên nhanh 
chóng. Từ ừ đó, sản lưượng của nềền kinh tế sẽ ẽ tăng nhanh. Trái lại, cchính sách 
tài  khoá  không  có  hiệu  quả  bởii  khi  tăng  chhi  tiêu Chính  phủ  sẽ  gâây  ra  hiệu 
ứng  thoáái  lui  đầu  tư
ư  với  quy  m
mô  lớn.  Lí  do
o  là  vì  theo  Monetaristt,  cầu  tiền 
kém nhạyy cảm với lãi suất; việc m mở rộng tài khoá khiến thu nhập vvà cầu tiền 
tăng lên  kéo theo lãi suất tăng  lên nhanh cchóng gây ra a hiện tượnng tháo lui 
của đầu  tư tư nhân.. Quy mô thháo lui đầu  tư là lớn làm cho chínhh sách tài 
khoá bị m mất tác dụngg. 
Nhóm tác giảả biên soạn 
Nguồn: N

224 
5.3.4. Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách
tiền tệ
Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng riêng rẽ các chính sách tài
khoá và tiền tệ có thể khiến hiệu quả chính sách không đạt được như
mong muốn. Và trong nhiều tình huống, các mục tiêu chính sách mà
Chính phủ hướng đến có thể không đạt được. Do vậy để khắc phục
những hạn chế này, một gợi ý là Chính phủ có thể phối hợp sử dụng các
chính sách kinh tế vĩ mô.
Về mặt lý thuyết, có thể xây dựng thành các cặp chính sách có cùng
mục tiêu như sau:
Tác động của chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ
mở rộng
Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng chính sách tài khoá mở rộng
có thể gây ra hiệu ứng thoái lui đối với đầu tư tư nhân, do vậy nó làm
giảm hiệu quả kích thích gia tăng thu nhập của việc thực hiện chính sách
tài khoá mở rộng. Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp giữa chính sách tài
khoá mở rộng với chính sách tiền tệ mở rộng thông qua việc gia tăng
cung tiền nhằm đáp ứng nhu cầu về tiền tăng lên khi thu nhập tăng sẽ
giúp ổn định được mặt bằng lãi suất và tránh được hiện tượng thoái lui
đầu tư. Từ đó, sản lượng sẽ được kích thích gia tăng nhanh chóng hơn.
Hình 5.22 minh họa tác động của việc kết hợp chính sách tài khóa mở
rộng và chính sách tiền tệ mở rộng tới các biến số lãi suất và thu nhập
của nền kinh tế trên mô hình IS-LM.

225 
r

LM
LM1
r1  E1 
E
r0  E2

IS1

IS

       Y0               Y1           Y2                                Y


Hình 5.22. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng và chính sách
tiền tệ mở rộng trên mô hình IS-LM

Giả định nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ban đầu tại E với
mức lãi suất cân bằng chung r0 và mức thu nhập cân bằng chung Y0 được
xác định tại giao điểm giữa đường IS và đường LM.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc
tăng chi tiêu G và/hoặc giảm thuế T khiến cho tổng cầu tăng, làm dịch
chuyển đường IS sang phải tới vị trí đường IS1. Nếu không sử dụng kết
hợp với chính sách tiền tệ mở rộng thì việc mở rộng tài khoá sẽ gây ra
hiện tượng thoái lui đầu tư, khiến lãi suất tăng lên r1 và thu nhập chỉ tăng
lên đến Y1.
Tuy nhiên, khi Chính phủ sử dụng phối hợp với chính sách tiền tệ
mở rộng thông qua việc tăng cung tiền trong nền kinh tế, làm dịch
chuyển đường LM xuống dưới tới vị trí đường LM1 thì mặt bằng lãi suất
được giữ ổn định tại r0. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E2,
sản lượng được kích thích gia tăng nhanh chóng từ Y0 đến Y2.
Kết quả cuối cùng cho thấy, việc kết hợp chính sách tài khóa mở
rộng và chính sách tiền tệ mở rộng đã giúp cho sản lượng của nền kinh tế
tăng nhanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, giảm thất nghiệp đồng thời ổn
định được lãi suất.

226 
Hình 5.22 mô tả trường hợp dịch chuyển của IS và LM với kết quả
là sản lượng tăng và lãi suất không đổi. Tuy nhiên, nếu Chính phủ mở
rộng tiền tệ nhiều thì lãi suất có khả năng giảm xuống, mở rộng tài khóa
nhiều thì lãi suất có khả năng tăng lên. Qua đó, Chính phủ có thể điều
chỉnh lãi suất theo ý muốn mà sản lượng vẫn tăng lên (bạn đọc có thể tự
vẽ hình để thấy được tác động này).
Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ
thu hẹp
Thông thường, trong những giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng nóng,
tổng cầu tăng quá cao và Chính phủ muốn giảm tổng cầu và sản lượng
của nền kinh tế thì Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá thu hẹp.
Tuy nhiên, như đã nói ở phần tác động của chính sách tài khóa, nếu chỉ
sử dụng chính sách tài khoá thu hẹp thì lãi suất có xu hướng giảm và kích
thích đầu tư và tổng cầu gia tăng trở lại, làm giảm hiệu quả của chính
sách. Do vậy, để giảm nhanh tổng cầu và ổn định lãi suất, Chính phủ có
thể sử dụng phối kết hợp giữa chính sách tài khoá thu hẹp và chính sách
tiền tệ thu hẹp. Hình 5.23 minh họa tác động của việc kết hợp chính sách
tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp tới các biến số lãi suất và
thu nhập của nền kinh tế trên mô hình IS-LM.

LM1
LM

E2
r0  E

r1  E1 IS

IS1

     Y2              Y1           Y0                                Y

Hình 5.23. Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách
tiền tệ thu hẹp trên mô hình IS-LM

227 
Giả định nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ban đầu tại E với
mức lãi suất cân bằng chung r0 và mức thu nhập cân bằng chung Y0 được
xác định tại giao điểm giữa đường IS và đường LM.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp thông qua việc
giảm chi tiêu G và/hoặc tăng thuế T khiến cho tổng cầu giảm, làm dịch
chuyển đường IS sang trái tới vị trí đường IS1. Nếu như không sử dụng
phối hợp với chính sách tiền tệ thu hẹp, lãi suất sẽ giảm và kích thích sự
tăng lên trở lại của tổng cầu và nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng tại
điểm E1 ở mức lãi suất cân bằng mới r1 và mức thu nhập Y1.
Nhưng khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp thông qua
việc giảm cung tiền trong nền kinh tế, làm dịch chuyển đường LM lên
trên tới vị trí đường LM1. Cung tiền tăng khiến mặt bằng lãi suất được
giữ ổn định tại r0, giúp đạt được mục tiêu giảm nhanh tổng cầu và tình
trạng tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Nhìn vào đồ thị có thể thấy nền
kinh tế đạt trạng thái cân bằng cuối cùng tại điểm E2 với mức lãi suất cân
bằng r0 và mức thu nhập cân bằng mới Y2.
Kết quả cuối cùng cho thấy việc kết hợp chính sách tài khóa thu
hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp đã giúp cho sản lượng của nền kinh tế
giảm nhanh, thoát khỏi tình trạng tăng trưởng nóng, giảm lạm phát đồng
thời ổn định được lãi suất.
Hình 5.23 mô tả trường hợp dịch chuyển của IS và LM với kết quả
là sản lượng giảm và lãi suất không đổi. Tuy nhiên, nếu Chính phủ thu
hẹp tiền tệ nhiều thì lãi suất có khả năng tăng lên, thu hẹp tài khóa nhiều
thì lãi suất có khả năng giảm xuống. Qua đó Chính phủ có thể điều chỉnh
lãi suất theo ý muốn mà vẫn giúp nền kinh tế thoát khỏi tăng trưởng nóng
(bạn đọc có thể tự vẽ hình để thấy được tác động này).
Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp và chính sách tài khóa
mở rộng
Giả sử mục tiêu của Chính phủ không hướng đến điều chỉnh sản
lượng mà nhằm tái cơ cấu đầu tư của nền kinh tế theo hướng gia tăng đầu
tư ở khu vực công, giảm mức đầu tư ở khu vực tư nhân thì Chính phủ có
thể phối hợp sử dụng chính sách tài khóa mở rộng kết hợp với chính sách

228 
tiền tệ thu hẹp. Hình 5.24 minh họa tác động của việc kết hợp chính sách
tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp tới các biến số lãi suất và
thu nhập của nền kinh tế trên mô hình IS-LM.


LM1 
LM 
r2  E2 

r1  E1 


r0 
IS1 

IS 

                                Y0                  Y1                                            Y 

Hình 5.24. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng và chính sách
tiền tệ thu hẹp trên mô hình IS-LM
Giả định nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ban đầu tại E với
mức lãi suất cân bằng chung r0 và mức thu nhập cân bằng chung Y0 được
xác định tại giao điểm giữa đường IS và đường LM.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc
tăng chi tiêu G và/hoặc giảm thuế T khiến cho tổng cầu gia tăng, làm
dịch chuyển đường IS sang phải tới vị trí đường IS1. Nếu không sử dụng
phối hợp với chính sách tiền tệ thu hẹp thì nền kinh tế sẽ cân bằng tại
điểm E1, xác định mức lãi suất cân bằng mới r1 > r0 và mức thu nhập cân
bằng mới Y1 > Y0.
Để giữ cho sản lượng ổn định, Chính phủ sử dụng kết hợp với
chính sách tiền tệ thu hẹp thông qua việc giảm cung tiền trong nền kinh
tế, làm dịch chuyển đường LM lên trên tới vị trí đường LM1. Cuối cùng,
nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E2, xác định mức lãi suất cân
bằng r2 > r1 > r0 và mức thu nhập cân bằng Y0.

229 
Như vậy, việc sử dụng phối hợp chính sách tài khoá mở rộng và
chính sách tiền tệ thắt chặt không làm thay đổi sản lượng mà chỉ cơ cấu
lại các khoản đầu tư theo hướng gia tăng đầu tư công trong chi tiêu
Chính phủ và giảm đầu tư tư nhân (do mặt bằng lãi suất tăng cao).
Hình 5.24 mô tả trường hợp dịch chuyển của IS và LM với kết quả
là sản lượng không đổi và lãi suất tăng. Tuy nhiên, nếu Chính phủ thu
hẹp tiền tệ nhiều hơn so với mở rộng tài khóa thì sản lượng có khả năng
giảm xuống, mở rộng tài khóa nhiều hơn so với thu hẹp tiền tệ thì sản
lượng có khả năng tăng lên. Qua đó, Chính phủ có thể điều chỉnh sản
lượng theo ý muốn mà mặt bằng lãi suất vẫn tăng (bạn đọc có thể tự vẽ
hình để thấy được tác động này).
Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ
mở rộng
Tương tự như trên, nếu mục tiêu của Chính phủ không phải để điều
tiết sản lượng hay thu nhập mà để cơ cấu lại các khoản đầu tư theo hướng
giảm đầu tư công và tăng đầu tư tư nhân thì Chính phủ có thể sử dụng
phối hợp chính sách tài khoá thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng. Hình
5.25 minh họa tác động của việc kết hợp chính sách tài khóa thu hẹp và
chính sách tiền tệ mở rộng tới các biến số lãi suất và thu nhập của nền
kinh tế trên mô hình IS-LM.

LM 
LM1 


r0 

E1 
r1 

r2  E2  IS 

IS1 

     Y1               Y0                                                    Y

Hình 5.25. Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách
tiền tệ mở rộng trên mô hình IS-LM

230 
Giả định nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ban đầu tại E với
mức lãi suất cân bằng chung r0 và mức thu nhập cân bằng chung Y0 được
xác định tại giao điểm giữa đường IS và đường LM.
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp thông qua việc
giảm chi tiêu G và/hoặc tăng thuế T khiến cho tổng cầu giảm, làm dịch
chuyển đường IS sang trái tới vị trí đường IS1. Nếu không sử dụng phối
hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng
mới tại điểm E1 với mức lãi suất cân bằng mới r1 < r0 và mức thu nhập
cân bằng Y1 < Y0.
Do Chính phủ muốn giữ thu nhập ổn định nên Chính phủ sử dụng
phối hợp với chính sách tiền tệ mở rộng thông qua việc tăng mức cung
tiền trong nền kinh tế, làm dịch chuyển đường LM xuống dưới tới vị trí
đường LM1. Lúc này, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E2,
xác định mức lãi suất cân bằng r2 < r1 < r0 và mức thu nhập cân bằng Y0.
Kết quả cuối cùng của việc kết hợp chính sách tài khóa thu hẹp và
chính sách tiền tệ mở rộng là sản lượng hay thu nhập được duy trì ổn
định và cơ cấu đầu tư của nền kinh tế được cơ cấu lại theo hướng giảm
mức đầu tư ở khu vực công trong chi tiêu Chính phủ và gia tăng mức đầu
tư ở khu vực tư nhân (do mặt bằng lãi suất giảm nhanh chóng).
Hình 5.25 mô tả trường hợp dịch chuyển của IS và LM với kết quả
là sản lượng không đổi và lãi suất giảm. Tuy nhiên, nếu Chính phủ mở
rộng tiền tệ nhiều hơn so với thu hẹp tài khóa thì sản lượng có khả năng
tăng lên, thu hẹp tài khóa nhiều hơn so với mở rộng tiền tệ thì sản lượng
có khả năng giảm xuống. Qua đó, Chính phủ có thể điều chỉnh sản lượng
theo ý muốn mà mặt bằng lãi suất vẫn giảm (bạn đọc có thể tự vẽ hình để
thấy được tác động này).

231 
Hộp 5.2. Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ  
trong thực tiễn ở Việt Nam 
Trong phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô thì phối hợp giữa chính sách tài 
khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là quan trọng nhất, bởi đây là hai 
công cụ trọng yếu giữ vai trò quyết định trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô 
nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững phụ thuộc rất nhiều vào 
việc  hoạch  định  và  thực  thi  các  chính  sách  của  một  quốc  gia  trong  khuôn 
khổ phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các chính sách, nhất là CSTK và 
CSTT. Thiếu sự phối hợp giữa CSTK và CSTT, nền kinh tế sẽ phải đối diện với 
những thách thức to lớn về cân đối thu ‐ chi ngân sách nhà nước và ổn định 
tiền tệ khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy, 
phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có 
ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phối hợp giữa CSTK và CSTT cần được hiểu là 
phải đảm bảo giải quyết các tác động của hai chính sách tới mục tiêu tăng 
trưởng kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, hai chính 
sách phải phối hợp nhằm đạt được các mục tiêu của từng chính sách một 
cách có trật tự, bao gồm cả ổn định giá. Trong dài hạn, hai chính sách phải 
phối hợp để đảm bảo được lợi ích cân bằng giữa mục tiêu của từng chính 
sách với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát. 
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam giai 
đoạn 2006‐2010. 
Từ cuối năm 2007, kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ 
suy thoái, gây ra những bất ổn khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam, thị 
trường tài chính trong nước chao đảo mạnh, đe dọa tính thanh khoản của 
hệ thống ngân hàng, lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo 
thang. Để ổn định thị trường, NHNN, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành đã có 
nhiều biện pháp can thiệp quyết liệt, kịp thời và có hiệu quả, từng bước giải 
quyết các vấn đề phát sinh. 
Từ tháng 6/2007 đến tháng 9/2008, NHNN đã thực hiện CSTT thắt chặt 
để chống lạm phát, nhưng CSTK vẫn duy trì mức bội chi như thường lệ, nỗ 
lực chống lạm phát vì thế không đạt được hiệu quả như mong đợi, mặc dù 
nguy cơ khủng hoảng bị đẩy lùi. Nói đúng hơn, trong khi CSTT thắt chặt thì 
CSTK lại nới lỏng, khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng. Khi đó, CSTK mới 
bắt đầu điều chỉnh theo hướng giảm tỉ lệ thâm hụt xuống dưới 3% GDP, cắt 
giảm 10% chi thường xuyên, v.v... 

232 
Bảng 5..1: Một số cchỉ tiêu thể h
hiện kết quảả phối hợp cchính sách ttài khóa  
và chính sáách tiền tệ, 2006‐2010

 
Từ th háng 10/200 08, Chính phhủ chủ trươ ơng nới lỏng g CSTT và CSSTK để hỗ 
trợ  phục  hồi  kinh  tế
ế  sau  khủngg  hoảng.  Đối  với  CSTT,  NHNN  đã  đđiều  chỉnh 
giảm  lãi  suất  cơ  bảnn  để  giảm  mmặt  bằng  lããi  suất  cho  vay,  đồng  thời  tăng 
cường ngguồn vốn hu uy động, đá p ứng nhu  cầu mở rộng tín dụng ttrong nền 
kinh tế. Đ Đối với CSTKK, Chính phủủ đã ban hàn nh Nghị quyyết số 30/NQ Q‐CP ngày 
11/12/20 008 về nhữn ng giải pháp  cấp bách nh hằm ngăn chặn suy giảm m kinh tế, 
bảo đảm an sinh xã  hội, bao gồồm 5 nhóm  giải pháp ccơ bản, tronng đó kích 
cầu kinh tế là một trong những ggiải pháp ưu u tiên hàng đầu. Bên cạạnh khoản 
36.000 tỉ đồng trái p phiếu Chính  phủ và hàn ng loạt chính sách an siinh xã hội 
và phát ttriển hạ tầngg nông thônn, miễn giảm m một số loạ ại thuế, hoããn thu hồi 
vốn  đầu  tư  xây  dựn ng  cơ  bản  ứứng  trước  20 009,  phát  hành  trái  ph iếu  Chính 
phủ bổ su ung,…. Chính phủ đã dùùng 1 tỉ USD D từ dự trữ n ngoại hối quuốc gia để 
hỗ  trợ  giảm  4%  lãi  suất 
s (thời  h ạn  8  tháng))  và  20.000  tỉ  đồng  (thờ
ời  hạn  24 
tháng). K Kết quả của  sự hỗ trợ pphục hồi kinh tế đã đưa a GDP tăng llên 6,42% 
vào  năm  2010,  cao  hơn  mức  55,66%  và  5,4 4%  của  năm m  2008  và  22009.  Tuy 
nhiên, cù ùng với sự ttăng trưởngg GDP, chỉ số ố giá tiêu dùng cũng tăăng mạnh 
trở  lại  từ
ừ  mức  6,5%%  năm  20099  lên  11,75 5%  vào  năm m  2010.  Đâyy  cũng  là 
nguyên n nhân dẫn đế ến sự chuyểnn hướng phố ối hợp chính h sách trong  g giai đoạn 
tiếp theo o. 
Phối  hợp chính  sách tài kh óa và chính
h sách tiền ttệ của Việt  Nam giai 
11‐2017 
đoạn 201
Kể từừ sau khủng hoảng tài cchính toàn cầầu (2008), V Việt Nam đã  xây dựng 
được  cácc  mục  tiêu  phối 
p hợp  tưương  đối  đồ ồng  bộ  và  đúng  hướng,,  phù hợp 
với  bối  cảnh 
c kinh  tế
ế  ‐  xã  hội  ttừng  thời  kỳ:  Sử  dụng  chính  sáchh  tài  khóa 

233 
(CSTK) thắt chặt và chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt để chống lạm phát; 
sử dụng CSTK mở rộng và CSTT mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế, ngăn 
chặn  đà  suy  giảm  kinh  tế.  Dựa  vào  những  diễn  biến  của  nền  kinh  tế,  quá 
trình phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ 2011‐2015 có thể chia thành 3 
giai  đoạn  nhỏ:  (i)  Giai  đoạn  2010‐2011:  Kiềm  chế  lạm  phát;  (ii)  Giai  đoạn 
2012‐2015: Ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ DN; (iii) Giai đoạn 2016‐2017: 
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý và kiểm soát lạm phát. Cụ thể: 
Giai đoạn 2010 ‐ 2011 (kiềm chế lạm phát): 
Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam ở trong tình trạng lạm phát cao, do 
đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ của giai đoạn này tập trung chủ yếu vào 
việc  kiểm  soát  lạm  phát,  thông  qua  việc  ban  hành  Nghị  quyết  11/NQ‐CP 
(2011). Phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô và tầm quan trọng của sự phối hợp 
cũng  được  thể  hiện  khá  rõ  nét  trong  Nghị  quyết  11/NQ‐CP.  Chính  sách  tài 
khóa ‐ tiền tệ giai đoạn này được thực hiện theo hướng thắt chặt thông qua 
các biện pháp: Tăng lãi suất cơ bản, quy định trần lãi suất huy động, tăng dự 
trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn; tăng tỷ giá; hạn chế tăng 
trưởng tín dụng và cung tiền; cắt giảm đầu tư, tiết kiệm 10% chi tiêu. 
Mặc dù phối hợp chính sách tài khóa ‐ tiền tệ được tăng cường nhằm 
ứng phó với lạm phát, tuy nhiên, trong giai đoạn này, tốc độ lạm phát vẫn ở 
mức khá cao, đồng thời tác động của chính sách tài khóa ‐ tiền tệ thắt chặt 
đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng GDP đã giảm từ mức 
6,24% của năm 2011 xuống còn 5,25% vào năm 2012 trong khi một số lĩnh 
vực sản xuất có dấu hiệu suy giảm, tăng chậm lại và có nguy cơ nền kinh tế 
rơi vào thiểu phát. Thực tế này đã buộc chính sách tài khóa ‐ tiền tệ chuyển 
sang hướng ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh 
của DN trong các năm tiếp theo. 
Giai đoạn 2012‐2015 (ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp): 
Để tăng cường công tác phối hợp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước 
(NHNN)  đã  ký  kết  Quy  chế  phối  hợp  công  tác  và  trao  đổi  thông  tin  (ngày 
29/2/2012). Quyết định số 1317/QĐ‐TTg về phê duyệt Đề án cải cách cơ chế 
phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô đã được ban hành ngày 
6/8/2013 và sau đó, ngày 2/12/2014, các cơ quan gồm Bộ Kế hoạch và Đầu 
tư,  NHNN,  Bộ  Tài  chính,  Bộ  Công  Thương  đã  ban  hành  Quy  chế  phối  hợp 
trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. 

234 
Cùng với việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho cơ chế phối hợp vĩ mô, trên 
thực tế, CSTK và CSTT cũng từng bước được phối hợp nhịp nhàng trong giai 
đoạn  2012‐2015.  Theo  đó,  từ  đầu  năm  2012,  trước  tình  hình  tăng  trưởng 
thấp,  có  dấu  hiệu  suy  giảm  kinh  tế,  hàng  tồn  kho  cao,  ngày  03/01/2012 
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ‐CP đưa ra các giải pháp chủ yếu 
chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội và dự toán 
ngân sách nhà nước năm 2012. 
Các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 01 trong lĩnh vực kinh tế tài chính 
bao gồm: Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể là phải 
thực  hiện  chính  sách  tiền  tệ  chặt  chẽ,  thận  trọng,  linh  hoạt;  tiếp  tục  thực 
hiện  CSTK  chặt  chẽ,  hiệu  quả;  tăng  cường  kiểm  soát  thị  trường,  giá  cả,  tổ 
chức  tốt  thị  trường  trong  nước;  khuyến  khích  xuất  khẩu,  kiểm  soát  nhập 
khẩu, hạn chế nhập siêu. 
Việc  thực  hiện  Nghị  quyết  01/NQ‐CP  đã  giúp  nền  kinh  tế  nước  ta  đạt 
được  những  kết  quả  tích  cực  bước  đầu  (lạm  phát  kiềm  chế  ở  mức  thấp; 
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; an sinh xã hội được bảo đảm). Tuy nhiên, sản 
xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; sức mua của thị trường giảm; nền kinh 
tế tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. 
Vì  vậy,  ngày  10/5/2012  Chính  phủ  tiếp  tục  ban  hành  Nghị  quyết  số  13  về 
một  số  giải  pháp  tháo  gỡ  khó  khăn  cho  sản  xuất  kinh  doanh,  hỗ  trợ  thị 
trường. Theo đó, CSTK ‐ CSTT đã được thực hiện theo hướng thận trọng. 
Đồng thời, để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất kinh 
doanh theo định hướng của Nghị quyết 02/NQ‐CP, NHNN tiếp tục triển khai 
các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế 
trong những năm tiếp theo (2013‐2015): (i) Tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín 
dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát; (ii) Có biện pháp hỗ trợ, đơn giản 
hóa thủ tục cho vay; và (iii) Tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông 
thôn, DN vừa và nhỏ, DN sản xuất hàng xuất khẩu, DN công nghiệp hỗ trợ. 
Chính sách thu tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng cường tiềm 
lực  tài  chính  cho  DN  thông  qua  việc  giảm  bớt  nghĩa  vụ  thuế  cho  DN  và 
người dân, tạo thêm nguồn lực cho DN tái đầu tư mở rộng sản xuất ‐ kinh 
doanh. Cụ thể: (i) Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã giảm mức thuế 
suất  phổ  thông  từ  mức 25%  xuống 22%  từ  ngày  01/01/2014  và  theo mức 
20% từ ngày 01/01/2016, áp dụng mức thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 
đối  với  DN  có  quy  mô  vừa  và  nhỏ;  (ii)  Thuế  thu  nhập  cá  nhân  (TNCN)  đã 
nâng  mức  khởi  điểm  chịu  thuế  cho  bản  thân  từ  4  triệu  đồng/tháng  lên  9 

235 
triệu đồng/tháng, nâng mức triết trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ mức 
1,6  triệu  đồng/tháng  lên  3,6  triệu  đồng/tháng;  (iii)  Thực  hiện  miễn  giảm 
thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn thu thuỷ lợi phí,… 
Kết quả của việc phối hợp CSTK ‐ CSTT trong giai đoạn này đã đem lại 
môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN, nền 
kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi khả quan hơn. Phân tích GDP 
cho  thấy  xu  hướng  hồi  phục  tăng  trưởng  đã  rõ  nét  hơn  trong  năm  2014‐
2015.  Tổng  sản  phẩm  trong  nước  (GDP)  tăng  6,68%  trong  năm  2015,  cao 
nhất trong 5 năm trở lại đây. Các cân đối vĩ mô cũng khả quan hơn với lạm 
phát duy trì ở mức thấp nhất trong 14 năm (tăng 0,58% trong 11 tháng năm 
2015), dự trữ ngoại hối tăng, lãi suất giảm. 
Giai  đoạn  2016‐2017  (thúc  đẩy  tăng  trưởng  kinh  tế  hợp  lý  và  kiểm 
soát lạm phát): 
Xét về tổng thể nền kinh tế Việt Nam đã chính thức chạm đáy trong năm 
2012 và tiếp tục trong xu hướng đi lên từ năm 2013 cho đến hết năm 2015 
trước khi chững lại trong năm 2016 và tiếp tục tăng lên trong năm 2017. 
Trong giai đoạn này NHNN định hướng điều hành chính sách tiền tệ chủ 
động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách 
kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát 
lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. 
Chính  sách  tiền  tệ  tiếp  tục  được  NHNN  điều  hành  theo  định  hướng 
nới lỏng có kiểm soát nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và 
kiểm soát lạm phát. Bức tranh tài khóa của Việt Nam vẫn trong giai đoạn 
này  khá  căng  thẳng  khi  thâm  hụt  ngân  sách/GDP  tiếp  tục  duy  trì  ở  mức 
cao ở mức cao gây sức ép lên nợ công. Mặc dù tỷ lệ nợ công/GDP có giảm 
nhẹ xuống mức 62,3% năm 2017 do tăng trưởng GDP 2017 khả quan tuy 
nhiên không gian tài khóa vẫn hết sức hạn chế khi mức nợ công/GDP tiệm 
cận mức 65%, mức trần cho phép của Quốc hội. Với định hướng giảm dần 
thâm hụt ngân sách từ năm 2016 trở đi cộng thêm nguồn thu ngân sách 
hạn  chế,  thì  dư  địa  hỗ  trợ  nền  kinh  tế  của  chính  sách  tài  khóa  đã  không 
còn trong giai đoạn này. 
Bên  cạnh  đó,  Chính  phủ  tiếp  tục  phải  phát  hành  trái  phiếu  với  khối 
lượng lớn để thực hiện nghĩa vụ trả lãi và nợ gốc, đồng thời thực hiện các 
dự án đầu tư theo kế hoạch. Chính phủ đã phát hành thành công 283 nghìn 

236 
tỷ đồng ((2016) và 1883 nghìn tỷ đồng (2017 7). Công tác phát hành ttrái phiếu 
Chính phủ khá thuận n lợi khi tha nh khoản hệ
ệ thống NHTTM dồi dào  và NHNN 
ban hànhh Thông tư  07/2016/TTT‐NHNN tăng tỷ lệ mua, đầu tư TPPCP so với 
nguồn vốốn ngắn hạn n của chi nháánh ngân hààng nước ng goài từ 15%% lên 35%, 
của NHTM M nhà nướcc từ 15% lênn 25% làm tăăng đáng kể lực cầu TPCCP. Áp lực 
phát hành trái phiếuu Chính phủ giảm đáng kể trong 2016 do sức cầầu của hệ 
thống ngân hàng dồi dào. Nhìn cchung, thị trrường trái phiếu giai đo ạn này đã 
nhận đượ ợc hỗ trợ rấất lớn từ chhính sách tiề
ền tệ khi NH
HNN bơm m một lượng 
tiền đồngg đáng kể vàào hệ thống  và ban hànhh Thông tư 0
07/2016/TT‐T‐NHNN. 
Nhìn chung, việcc tăng cườngg phối hợp ttrong điều hhành chính ssách vĩ mô 
được chú ú trọng nhằmm tăng cườ ờng tính thốnng nhất, hiệ
ệu lực, hiệu  quả quản 
lý kinh tếế vĩ mô, ứng phó kịp thờ
ời hiệu quả vvới các biến động kinh ttế ‐ xã hội 
trong và  ngoài nước trong từng  thời kỳ, thựực hiện mụcc tiêu tái cấuu trúc nền 
kinh tế, bbảo đảm ổn định kinh tếế vĩ mô, hướ
ớng đến phát triển bền vvững. 
Bảng 5..2: Một số cchỉ tiêu thể h
hiện kết quảả phối hợp cchính sách ttài khóa  
và chính sáách tiền tệ, 2011‐2017

 
Nguồ ồn: Lê Mai Tra
ang (2018), ““Ứng dụng mô ô hình IS‐LM trong phân tíích kinh tế 
ứu khoa học ccấp cơ sở. 
vĩ mô ở Viiệt Nam”, Đề tài nghiên cứ

237 
THUẬT NGỮ VIỆT ANH

Đường IS Investment - Saving Curve


Đường LM Liquidity - Money Curve
Tổng cầu Aggregate demand
Tổng chi tiêu Aggregate expenditure
Di chuyển Move
Dịch chuyển Shift
Độ dốc Slope
Chính sách tài khoá Fiscal Policy
Chính sách tài khoá mở rộng Expansionary Fiscal Policy
Chính sách tài khoá thu hẹp Contractionary Fiscal Policy
Chính sách tiền tệ Monetary Policy
Chính sách tiền tệ mở rộng Expansionary Monetary Policy
Chính sách tiền tệ thu hẹp Contractionary Monetary Policy
Phối hợp chính sách tài khoá Fiscal - Monetary Policy Mix
và chính sách tiền tệ
Hiệu ứng tháo lui đầu tư Crowding - out effect
Trường phái Keynes Keynesian
Trường phái tiền tệ Monetarist

238 
CÂU H
HỎI THỰC
C HÀNH

I. Gắn
G mỗi khái niệm đ được xếp theo
t thứ tự bằng chhữ cái vào
các câu th
hích hợp đánh
đ theo cchữ số dướ
ới đây:
a.. Đường IS
S d. Chín
nh sách tài khóa mở rộộng
b. Đường LM
M e. Chín
nh sách tiền
n tệ thu hẹpp
c.. Mô hình IS-LM
I
1. Đường
Đ biểu
u thị sự kếtt hợp khác nhau giữa lãi suất vàà thu nhập
làm cho thhị trường hàng
h hóa câân bằng.
2. Là
L mô hình biểu thị trạạng thái cân g thời giữa thị trường
n bằng đồng
hàng hóa và thị trườn
ng tiền tệ.
3. Một
M quan điểm đ chínhh sách theo đó Chính phủ giảm cung ứng
tiền tệ và tăng lãi suấất
4. Một
M quan điểm
đ chính sách theo đó Chính phủ tăng cchi tiêu và
giảm thuếế.
5. Đường
Đ u thị sự kếtt hợp khác nhau giữa lãi suất vàà thu nhập
biểu
làm cho thhị trường tiiền tệ cân bbằng.
II. Điền
Đ vào ch
hỗ trống n hững từ, cụm
c từ hoặ
ặc câu thíchh hợp

      Y11                   Y0              Y2                                        Y 

239 
Trong mô hình trên:
1. Đường IS phản ánh trạng thái cân bằng của thị trường………….
2. Đường LM phản ánh trạng thái cân bằng của thị trường……….
3. Điểm A phản ánh trạng thái cân bằng của thị trường……………
và không cân bằng của thị trường……………….
4. Điểm D phản ánh trạng thái cân bằng của thị trường………….
và không cân bằng của thị trường……………….
5. Điểm………..phản ánh trạng thái cân bằng đồng thời giữa thị
trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.
6. Điểm…….phản ánh thị trường hàng hóa thiếu hụt ngoài dự kiến.
7. Điểm…….phản ánh thị trường hàng hóa tồn kho ngoài dự kiến.
8. Điểm…….phản ánh thị trường tiền tệ dư cầu tiền tệ.
9. Điểm……phản ánh thị trường tiền tệ dư cung tiền tệ.
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Khi thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ có thể dùng các
công cụ sau:
a. Thuế và chi tiêu của Chính phủ
b. Tỷ giá hối đoái
c. Thuế quan và hạn ngạch
d. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở
2. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, để ổn định nền kinh tế
Chính phủ cần sử dụng chính sách:
a. Tài khoá mở rộng với tiền tệ mở rộng
b. Tài khoá mở rộng
c. Tiền tệ mở rộng
d. Tài khoá thu hẹp hoặc tiền tệ thu hẹp

240 
3. Độ dốc đường IS phụ thuộc vào:
a. Mức độ nhạy cảm của đầu tư với thu nhập quốc dân
b. Mức độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất
c. Mức độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất
d. Mức độ nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập quốc dân
4. Đường IS dịch chuyển sang phải là do:
a. Cán cân thương mại tăng
b. Chi tiêu Chính phủ tăng
c. Đầu tư dự kiến tăng
d. Tất cả các yếu tố trên
5. Đường LM dịch chuyển sang trái là do:
a. Giảm mức cung tiền thực tế
b. Mức độ nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập quốc dân tăng
c. Chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng
d. NHTƯ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và giảm mức lãi suất chiết
khấu
6. Trong mô hình IS-LM, chính sách tiền tệ thu hẹp được thể hiện
bằng sự dịch chuyển:
a. Sang trái của đường LM
b. Sang trái của đường IS
c. Sang phải của đường LM
d. Sang phải của đường IS
7. Trong mô hình IS-LM, nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy
thoái để khôi phục nền kinh tế Chính phủ cần sử dụng:
a. Chính sách tài khoá mở rộng với chính sách tiền tệ thu hẹp
b. Chính sách tài khoá thu hẹp với chính sách tiền tệ mở rộng
c. Chính sách tài khoá mở rộng với chính sách tiền tệ mở rộng
d. Chính sách tài khoá thu hẹp với chính sách tiền tệ thu hẹp

241 
8. Sự thay đổi của yếu tố nào dưới đây sẽ không làm thay đổi vị trí
của đường IS
a. Thuế b. Chi tiêu Chính phủ
c. Lãi suất d. Tiêu dùng tự định
9. Sự thay đổi nào dưới đây sẽ làm thay đổi độ dốc của đường LM
a. Sự nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập
b. Lãi suất
c. Tỷ suất thuế
d. Tất cả các câu trên đều đúng
10. Trong mô hình IS-LM khi Chính phủ sử dụng chính sách tài
khóa thu hẹp, điều nào dưới đây là đúng
a. Sản lượng giảm b. Thất nghiệp tăng
c. Khuyến khích đầu tư d. Tất cả các câu trên đều đúng
IV. Đúng/Sai
1. Trên mô hình IS-LM, khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa
mở rộng sản lượng và lãi suất cân bằng trên thị trường đều tăng.
2. Trên mô hình IS-LM, khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ
thu hẹp sản lượng và lãi suất trên thị trường đều giảm.
3. Đường IS là tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa.
4. Những điểm nằm bên trái đường LM là những điểm mô tả thị
trường tiền tệ dư cầu tiền tệ.
5. Trên mô hình IS-LM, khi NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ
làm thu nhập và lãi suất cân bằng giảm.
6. Những điểm nằm bên trái đường IS là những điểm mô tả thị
trường hàng hóa thiếu hụt ngoài dự kiến.
7. Trên mô hình IS-LM nếu Chính phủ giảm lãi suất chiết khấu sản
lượng sẽ tăng và thất nghiệp sẽ giảm.

242 
8. Khi NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở đường LM dịch
chuyển sang phải.
9. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát gia tăng, để
kiềm chế lạm phát, Chính phủ cần kết hợp chính sách tài khóa mở rộng
với chính sách tiền tệ mở rộng.
10. Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, để chống suy
thoái và giảm thất nghiệp Chính phủ cần kết hợp chính sách tài khóa mở
rộng với chính sách tiền tệ thu hẹp.
V. Bài tập
Bài 1: Giả sử thị trường tiền tệ được cho bởi các thông số sau: (Lãi
suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD)
Hàm cầu tiền LP = 150 +3Y - 25r; cung tiền MS = 600, P =1.
a. Viết phương trình biểu diễn đường LM.
b. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là 3% thì cần mức thu
nhập (sản lượng) là bao nhiêu?
c. Nếu NHTƯ giảm cung tiền MS = 450 thì đường LM thay đổi
như thế nào? Minh họa trên đồ thị.
d. Nếu NHTƯ không thay đổi cung tiền mà hàm cầu tiền được xác
định lại là LP = 150 +3Y - 50r, cho nhận xét về độ dốc của đường LM
mới và minh họa trên đồ thị.
Bài 2: Giả sử trong nền kinh tế đóng có số liệu như sau: Hàm tiêu
dùng C = 200 + 0,75YD, hàm đầu tư I = 200 - 25i, chi tiêu của Chính phủ
cho hàng hoá và dịch vụ G = 100, thuế T = 100, hàm cầu tiền LP = Y - 100i.
Cung tiền thực MS/P = 500.
a. Xây dựng phương trình đường IS và phương trình đường LM.
b. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là bao nhiêu?
c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng từ 100 lên 150. Viết lại phương
trình đường IS và tính lãi suất và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu?

243 
d. Giả sử cung ứng tiền tệ tăng từ 500 lên 600, hãy viết lại phương
trình đường LM và tính thu nhập và lãi suất cân bằng mới.
Bài 3: Giả sử các số liệu sau đây mô tả hoạt động của thị trường
hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế đóng có giá cả cố định C  700;
I  380; MPC = 0,8, G  450; t = 0,2; độ nhạy cảm của lãi suất so với
đầu tư d = 9; độ nhạy cảm của thu nhập với cầu tiền k = 0,2; MSdanh nghĩa =
700; độ nhạy cảm của lãi suất với cầu tiền h = 7; chỉ số giá P = 1.
a. Viết phương trình biểu diễn các đường IS và LM.
b. Xác định mức thu nhập, lãi suất cân bằng đồng thời trên cả hai
thị trường hàng hóa và tiền tệ.
c. Tính mức tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và mức thâm hụt (hoặc
thặng dư) ngân sách của Chính phủ tại mức thu nhập cân bằng.
d. Sử dụng phương pháp ngắn nhất để kiểm tra lại kết quả tính toán
ở các câu trên.

244 
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa, phương pháp xây dựng đường IS.
Hãy giải thích nguyên nhân khiến cho đường IS dốc xuống. Phân tích các
yếu tố tác động làm thay đổi độ dốc và dịch chuyển đường IS.
2. Trình bày khái niệm, ý nghĩa, phương pháp xây dựng đường
LM. Hãy giải thích nguyên nhân làm đường LM dốc lên. Phân tích các
yếu tố tác động làm thay đổi độ dốc và dịch chuyển đường LM.
3. Dựa vào mô hình IS-LM, xác định lãi suất và sản lượng cân
bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.
4. Phân tích tác động của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ
trên mô hình IS-LM.
5. Phân tích tác động của sự phối hợp chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ trên mô hình IS-LM.

CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Dựa vào mô hình IS-LM, hãy phân tích tác động của chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ với mục tiêu giữ ổn định lãi suất.
2. Dựa vào mô hình IS-LM, hãy phân tích tác động của chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ với mục tiêu giữ ổn định thu nhập.
3. Dựa trên mô hình IS-LM, hãy phân tích sự phối hợp giữa chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát tại Việt Nam
giai đoạn vừa qua.
4. Dựa trên mô hình IS-LM, hãy phân tích sự phối hợp giữa chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
giảm thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn vừa qua.

245 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình
dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục
Việt Nam, tái bản lần thứ chín.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô,
NXB Lao động - Xã hội.
3. David Begg, Stanley Fisher (2006), Kinh tế học tập 2 và 3, NXB
Giáo dục Việt Nam.
4. Lê Mai Trang (2018), “Ứng dụng mô hình IS-LM trong phân
tích kinh tế vĩ mô của Việt Nam”, đề tài NCKH cấp cơ sở - Đại học
Thương mại.
5. N.Gregory Mankiw (2010), Macroeconomics, 8th Edition,
NewYork Worth Publishers.
6. Nguyễn Văn Công (2006), Bài tập Kinh tế vĩ mô I, NXB Lao động.
7. Nguyễn Văn Ngọc (2001), Hướng dẫn giải bài tập Kinh tế vĩ
mô, NXB Thống kê.
8. Nguyễn Văn Dần (2007), Kinh tế học vĩ mô, NXB Lao động -
Xã hội.
9. Phan Thế Công & Lê Quốc Hội (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ mô
- TOPICA, NXB Giáo dục Việt Nam.
10. Rudiger.D, Stanley Fisher & Richard.S (2001),
th
Macroeconomics, 8 Edition.
11. Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Kinh tế
học - tập 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

246 
CHƯƠNG 6

LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP


 
MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này bạn có thể: 
‐ Hiểu được các khái niệm về lạm phát, thất nghiệp; nguyên nhân 
gây ra lạm phát, thất nghiệp; 
‐ Đánh giá được các tác động (tích cực, tiêu cực) của lạm phát và 
thất nghiệp đối với nền kinh tế; 
‐ Hiểu và phân tích được mối quan hệ của lạm phát và thất nghiệp 
trong ngắn hạn và dài hạn; 
‐ Có thể chỉ ra được các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạ 
thấp  tỷ  lệ  thất  nghiệp  nói  chung  và  ứng  dụng  phân  tích  với 
trường hợp nền kinh tế Việt Nam. 
CHỦ ĐỀ 
‐ Phân loại lạm phát, thất nghiệp; 
‐ Nguyên nhân gây ra lạm phát, thất nghiệp; 
‐ Cái giá phải trả của lạm phát, thất nghiệp; 
‐ Biện pháp kiềm chế lạm phát, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp; 
‐ Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong mô hình Phillips.

Lạm phát và thất nghiệp là hai trong số các hiện tượng kinh tế vĩ mô
phổ biến của nền kinh tế thị trường và có ảnh hưởng lớn đến các mặt của
đời sống kinh tế và xã hội. Nhiều nhà kinh tế học đã ví lạm phát và thất

247 
nghiệp là hai căn bệnh cố hữu của nền kinh tế đương đại. Giữa lạm phát và
thất nghiệp thường có mối quan hệ đánh đổi với nhau, tuy nhiên, cũng có
lúc nền kinh tế vừa lạm phát cao cũng như thất nghiệp nhiều. Vậy mối
quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là gì? Lạm phát và thất nghiệp thực
sự gây ra những tác hại nào cho nền kinh tế mà các Chính phủ đều tìm
cách kiểm soát và hạn chế? Câu trả lời sẽ có trong chương 6 khi chúng ta
tìm hiểu lạm phát và thất nghiệp một cách có hệ thống cũng như mối quan
hệ giữa lạm phát và thất nghiệp thông qua mô hình Phillips.

6.1. LẠM PHÁT


6.1.1. Lạm phát và các loại lạm phát
6.1.1.1. Khái niệm
Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của mức giá
chung theo thời gian. Sự tăng liên tục của mức giá hàm ý mức giá tăng
liên tục trong một thời gian dài, chứ không phải sự tăng lên rồi lại giảm
xuống. Mức giá chung là mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa.
Có thể được đo bằng các chỉ số như CPI, PPI, DGDP. Như vậy, trong thời
kỳ lạm phát vẫn có thể xảy ra trường hợp giá của một số hàng hóa giảm,
nhưng giá của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh để khiến cho
mức giá chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tăng lên.
Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức
giá chung giảm liên tục theo thời gian. Giảm phát thường xảy ra trong
thời kỳ sản xuất trì trệ, nền kinh tế suy thoái, nhiều người bị thất nghiệp.
6.1.1.2. Đo lường lạm phát
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một
thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ
lạm phát, phản ánh tỷ lệ tăng lên hay giảm bớt đi của mức số giá chung
thời kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Công thức tính như sau:
𝑰𝒑
𝒈𝒑 𝟏 𝟏𝟎𝟎 %
𝑰𝒑 𝟏

248 
Trong đó:
Ip: Chỉ số giá chung của thời kỳ nghiên cứu;
Ip-1: Là chỉ số giá chung của thời kỳ được chọn làm gốc so sánh;
gp: Tỷ lệ lạm phát của thời kỳ nghiên cứu (có thể là tháng, quý
hoặc năm).
Tiếp theo, để đo lường chỉ số giá chung, các nhà thống kê đã đưa ra
3 loại chỉ số giá là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và
chỉ số giá điều chỉnh. Trong 3 loại chỉ số giá nêu trên thì chỉ số CPI được
sử dụng rộng rãi, tỷ lệ lạm phát tính theo CPI được quan tâm nhiều nhất
bởi vì nó gắn với đời sống hàng ngày của người lao động. Tuy nhiên, 2
chỉ số còn lại cũng rất hữu dụng. Chỉ số giá sản xuất được các doanh
nghiệp ưa chuộng do chỉ số này được tính theo giá bán buôn (là mức giá
gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp) và chi tiết hơn CPI;
còn chỉ số điều chỉnh GDP (hoặc GNP) thường được sử dụng để đánh giá
khái quát tình trạng giá cả của một nước.

Hộp 6.1. 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ được tính trong CPI  
tại Việt Nam 

1. Lương thực, thực phẩm  7. Giao thông 
2. Đồ uống và thuốc lá  8. Bưu chính, viễn thông 
3. May mặc, giày dép, mũ nón  9. Giáo dục 
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng  10. Văn hóa, thể thao, giải trí 
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình  11. Hàng hóa và dịch vụ khác 
6. Dược phẩm, y tế 
 

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019


Cần lưu ý thêm rằng, khi sử dụng chỉ tiêu chỉ số giá để đo lường
mức độ lạm phát, chỉ số giá cũng có một số nhược điểm nhất định. Thứ
nhất, vấn đề thay đổi chất lượng, thông thường chất lượng hàng hóa có
xu hướng tăng theo thời gian, đồng thời với việc nâng cao chất lượng thì
giá hàng hóa có thể tăng. Chỉ số giá chỉ phản ánh mặt tăng giá mà không

249 
thể hiện được sự thay đổi về chất lượng, vì vậy đôi khi nó thổi phổng
mức độ tăng giá. Thứ hai, vấn đề trọng số, CPI, PPI lấy trọng số là tỷ
trọng hàng hóa ở năm gốc, nếu như tỷ trọng hàng hóa ở năm hiện hành
khác với năm gốc thì CPI, PPI sẽ cho kết quả sai lệch về mức độ thay đổi
giá, tình trạng này cũng xảy ra tương tự với chỉ số giá điều chỉnh GDP
khi lấy trọng số là tỷ trọng hàng hóa của năm hiện hành.
6.1.1.3. Phân loại lạm phát
Lạm phát thường được phân loại theo mức độ (quy mô) của tỷ lệ
lạm phát hoặc theo các nguyên nhân gây ra lạm phát.
Nếu căn cứ theo quy mô của lạm phát thì lạm phát được chia làm 3
loại là lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải, hay còn gọi là lạm phát một con số, là lạm
phát với tỷ lệ lạm phát dưới 10%. Thông thường, đây là mức lạm phát
mà bình thường một nền kinh tế trải qua và ít gây các ảnh hưởng tiêu cực
đến nền kinh tế. Khi giá tăng ở mức một con số, mọi người vẫn sẵn sàng
giữ tiền để thực hiện các giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn tính bằng
tiền, vì họ tin rằng giá cả và chi phí của hàng hóa và dịch vụ sẽ không
chênh lệch quá xa.
Lạm phát phi mã là loại lạm phát với tỷ lệ lạm phát lên đến hai
hoặc ba con số trong một năm. Như vậy, tốc độ tăng giá ở mức khá
nhanh, nếu như lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài thì sẽ
gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nền kinh tế. Khi lạm
phát phi mã xảy ra, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, vì vậy, người dân có
xu hướng ít giữ tiền mặt, thay vào đó, xu hướng tích trữ hàng hóa, mua
bất động sản hoặc chuyển sang sử dụng vàng và ngoại tệ mạnh cho các
giao dịch có giá trị lớn gia tăng.
Siêu lạm phát là lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát đột biến tăng
lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, từ ba đến bốn con số trở lên.
Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc siêu lạm phát đã diễn
ra và gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Có
thể liệt kê một số cuộc siêu lạm phát điển hình như: siêu lạm phát ở Đức
(1921-1923); Hy Lạp (1943-1946); Hungary (1945-1946); Trung Quốc

250 
(1948-1949); Chile (1973-1975); Argentina (những năm 1980); Bolivia
(1984-1985); Nicaragua (1987-1990); Nam Tư cũ (1989-1994);
Zimbabwe (2000-2009); Venezuela (2015 đến nay);...

Hộp 6.2. 11 vụ siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử 

1. Đức (1921 ‐ 1923) 
Nước  Đức  rơi  vào  lạm  phát  trầm  trọng  nhất  vào  hồi  tháng  10/1923 
khi tỷ lệ lạm phát lên tới 29.500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ 
ra  4.200  tỷ  mác  (papiermark)  để  đổi  lấy  1  USD.  Lúc  đó,  dùng  tiền  để  đốt 
thậm chí còn rẻ hơn so với củi và than. Ban đầu, người ta cho rằng nguyên 
nhân của cuộc siêu lạm phát này là việc Chính phủ Đức in quá nhiều tiền để 
chi tiêu cho chiến tranh. Nhưng nguyên nhân thực sự đã được hé lộ vài năm 
sau. Đó là Chính phủ Đức quyết định vay mượn để chi trả chiến tranh. Năm 
1919, giá cả gần như đã tăng gấp đôi và nước Đức thất trận. Khoản tiền bồi 
thường sau chiến tranh được quy định trong Hiệp ước Versailles buộc Đức 
phải  trả  bằng  vàng  hay  ngoại  tệ  tương  ứng  thay  vì  đồng  mác.  Để  mua  số 
ngoại tệ này, Chính phủ Đức đã phải sử dụng đồng papiermark được đảm 
bảo bằng nợ Chính phủ và vì vậy đã làm tăng tốc độ phá giá đồng tiền. Tình 
trạng  càng  trở  nên  tồi  tệ  hơn  khi  Đức  không  thể  trả  được  các  khoản  nợ, 
quân đội Pháp và Bỉ đã chiếm thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để đòi Đức 
phải trả bằng hiện vật. Sự việc này đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế Đức rơi 
vào  lạm  phát  phi  mã.  Để  thoát  khỏi  tình  trạng  này,  Chính  phủ  Đức  đã  lập 
một NHTƯ đặc biệt và phát hành loại tiền tệ mới, rentenmark với tỷ giá 4,2 
rentenmark/USD  và  giảm  bớt  12  số  0  trên  tờ  tiền  papiermark.  Đồng 
rentenmark đã giúp bình ổn kinh tế Đức một cách khá hiệu quả. 
2. Hy Lạp (1943 ‐ 1946) 
Tháng 10/1944, tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Hy Lạp lên tới 13.800% 
và  hàng  ngày  là  10,9%.  Năm  1942,  mệnh  giá  lớn  nhất  của  đồng  drachma  
Hy Lạp là 50.000, nhưng vào năm 1944, con số này là 100 nghìn tỷ. Chính 
phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng drachma 
cũ sang đồng tiền mới với tỷ lệ 50 tỷ : 1. Thế chiến thứ 2 đã đẩy Hy Lạp vào 
tình  trạng  nợ  nần  chồng  chất  bởi  Chính  phủ nước  này  đã  không  ngừng  in 
tiền  để  trang  trải  cho  những  khoản  chi  phí.  Những  cuộc  chiếm  đóng  của 
Đức và Italy đã khiến nền kinh tế Hy Lạp đình trệ, khiến người dân mất lòng 
tin  vào  tiền  tệ  và  thậm  chí  NHTƯ  nước  này  còn  phát  hành  đồng  xu  franc 
vàng.  Để  chấm  dứt  lạm  phát  phi  mã,  năm  1953,  Hy  Lạp  đã  gia  nhập  hệ 

251 
thống Bretton Woods. Tổ chức này giúp ổn định tỷ giá hối đoái, liên kết các 
loại  tiền  tệ  quốc  tế  với  đồng  đôla  Mỹ.  Năm  1946,  nước  Anh  đề  xuất  kế 
hoạch bình ổn cho Hy Lạp, bao gồm tăng doanh thu từ việc bán hàng cứu 
trợ, điều chỉnh một số thuế suất đặc biệt, cải thiện phương pháp thu thuế 
và thành lập một Ủy ban tiền tệ để chịu trách nhiệm các vấn đề về tài chính. 
Vào  đầu  năm  1947,  giá  cả  được  bình  ổn,  niềm  tin  người  tiêu  dùng  được 
phục hồi và thu nhập người dân được nâng cao. Khi đó, Hy Lạp chính thức 
thoát khỏi siêu lạm phát. 
3. Hungary (1945 ‐ 1946) 
Tháng  7/1946,  lạm  phát  hàng  tháng  tại  Hungary  là  4,19  x  10^16%  và 
hàng ngày là 207%. Khi đó, tờ tiền mệnh giá lớn nhất tại nước này có tới 20 
số 0. Tình hình trầm trọng đến nỗi Chính phủ Hungary phải sử dụng một đơn 
vị tiền tệ đặc biệt được thiết kế cho trả thuế và bưu chính. Loại tiền này được 
điều chỉnh hằng ngày qua radio. Đồng pengo đã bị thay thế sau đó trong một 
lần tái định giá tiền, khi đó tổng giá trị của tất cả các tờ tiền Hungary đang 
được lưu thông ở nước này có giá trị chỉ bằng 1/1000 USD. Chiến tranh chính 
là nguyên nhân của tình trạng lạm phát phi mã tại Hungary. Khi chiến tranh 
thế giới lần thứ 2 bùng nổ, nền kinh tế của Hungary đang rất yếu kém, nước 
này còn mạnh tay áp dụng những chính sách bao cấp cho khu vực kinh tế tư 
nhân, gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Để đáp ứng nhu 
cầu  của  ngân  sách,  tình  trạng  in  tiền  diễn  ra  ồ  ạt.  Để  giải  quyết  tình  hình, 
Chính phủ Hungary phải cho ra đời đơn vị tiền tệ mới ‐ đồng forint ‐ có thể 
quy đổi trực tiếp ra vàng và ra các ngoại tệ khác. 
4. Trung Quốc (1948 ‐ 1949) 
Tháng 5/1949, tỷ lệ lạm phát tháng tại Trung Quốc là 2.178% và ngày 
là 11%. Khi đó, mệnh giá tiền tệ lớn nhất là 6 tỷ Nhân Dân Tệ. Chính quyền 
dân tộc Trung Quốc nắm quyền kiểm soát các ngân hàng và không ngừng in 
tiền để chi trả cho cuộc chiến tranh với Nhật Bản và nội chiến chống lại lực 
lượng cộng sản của Mao Trạch Đông. Để thoát khỏi lạm phát phi mã, Trung 
Quốc đã phải định giá lại tiền tệ, theo đó 1 đồng Nhân dân tệ mới tương 
đương với 10.000 của đồng Nhân dân tệ cũ. 
5. Chile (1973 ‐ 1975) 
Thời điểm tháng 4/1974, lạm phát năm của Chile là 746,29%. Nguyên 
nhân  của  tình  trạng  lạm  phát  này  là  việc  Tổng  thống  Salvador  Allende  đã 
quốc hữu hóa các công ty, mỏ dầu, đất động sản tư nhân nhằm thả nổi nền 
kinh  tế.  Việc  hạ  giá  đồng  escudos  đã  khiến  nhu  cầu  đồng  đôla  tăng  cao. 
Chile chỉ thoát khỏi tình trạng này khi ông Augusto Pinochet lên nắm quyền. 
Ông cho bán các công ty quốc doanh và phát hành đồng peso mới. 

252 
6. Argentina (những năm 1980) 
Năm  1989,  tỷ  lệ  lạm  phát  hàng  năm  của  Argentina  lên  tới  12.000%. 
Khi đó, một peso của năm 1992 có giá trị tương đương 100 triệu peso trước 
năm  1983.  Nguyên  nhân  của  tình  trạng  này  là  Chính  phủ  nước  này  chìm 
trong các khoản nợ nước ngoài khổng lồ và hạ giá tiền tệ để tăng thặng dư 
thương mại. Để thoát khỏi tình trạng này, Chính phủ Argentina đã cố gắng 
cải  tổ  nền  kinh  tế  với  các  chương  trình  như  Primavera  Plan.  Tuy  nhiên 
chương  trình  này  đã  không  đem  lại  hiệu  quả.  Chỉ  đến  khi  Argentina  triển 
khai kế hoạch BB với các biện pháp ổn định kinh tế thì tình hình lạm phát tại 
nước này mới được kiểm soát. 
7. Bolivia (1984 ‐ 1985) 
Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8/1985, lạm phát năm tại Bolivia đã 
lên tới đỉnh điểm với tỷ lệ 60.000%. Không giống như hầu hết các trường 
hợp lạm phát của nước khác trong danh sách này, siêu lạm phát tại Bolivia 
không bắt nguồn từ chiến tranh. Tình hình chính trị bất ổn tại Bolivia thời 
điểm đó đã khiến cho công nghiệp của nước này suy sụp và các khoản nợ 
nước ngoài khổng lồ đã buộc Chính phủ Bolivia liên tục in tiền. Để chấm 
dứt tình trạng này, chính quyền Tổng thống Victor‐Paz Esonoro khi đó đã 
thực  hiện  nhiều  cải  cách  tiền  tệ  và  tài  khóa,  đồng  thời  Chính  phủ  cũng 
ngừng việc in tiền vô tội vạ. Chính quyền tăng nguồn thu ngân sách bằng 
cách mở rộng cơ sở thu thuế, tăng giá dầu các mặt hàng khác thuộc khu 
vực kinh tế nhà nước. 
8. Nicaragua (1987 ‐ 1990) 
Vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, người dân Nicaragua 
thường  nói  rằng:  họ  đang  sống  trong  một  đất  nước  của  những  triệu  phú. 
Chính phủ đã in những tờ tiền có mệnh giá tới 100 triệu cordobas. Năm 1987, 
tỷ lệ lạm phát của Nicaragua là trên 30.000%. Những cuộc chiến của phe nổi 
dậy, suy giảm trong xuất khẩu nông nghiệp và cấm vận của Mỹ đã khiến cho 
tiền tệ của Nicaragua mất giá thảm hại so với đồng đôla Mỹ. Chính phủ nước 
này buộc phải in tiền với mệnh giá ngày một cao hơn. Khi mâu thuẫn vũ trang 
chấm dứt cùng với việc ông Violeta Chamorro thắng cử tổng thống năm 1990 
và  đưa  ra  những  biện  pháp  cải  tổ  kinh  tế,  tình  hình  lạm  phát  phi  mã  tại 
Nicaragua mới được kiểm soát. Tổng thống Chamorro đã có công thu hút đầu 
tư nước ngoài và tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Mỹ. 
9. Nam Tư cũ (1989 ‐ 1994) 
Năm  1994,  tỷ  lệ  lạm  phát  tháng  tại  Nam  Tư  (cũ)  lên  tới  đỉnh  điểm  là 
313.000.000%  và  lạm  phát  ngày  là  64,6%.  Chính  phủ  nước  này  đã  phải  in 
những tờ dinar với mệnh giá 500 tỷ. Trong toàn bộ thời kỳ lạm phát, ước tính 

253 
giá cả tăng khoảng 5 triệu tỷ lần. Nguyên nhân dẫn đến cuộc lạm phát này là 
những xung đột trong khu vực, khủng hoảng kinh tế, việc in tiền không kiểm 
soát và những chính sách quản lý kém hiệu quả của Chính phủ Nam Tư. Tình 
hình lạm phát trở nên tồi tệ hơn khi Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp 
trừng phát với nước này khiến cho sản lượng sản xuất của nước này sụt giảm 
nghiêm trọng. Để kiểm soát lạm phát, năm 1994, Chính phủ Nam Tư đã phát 
hành đồng dinar mới với tỷ lệ 1,3 triệu dinar cũ: 1 dinar mới. 
10. Zimbabwe (2000 ‐ 2009) 
Trong giai đoạn này, lạm phát tại Zimbabwe có lúc lên tới đỉnh điểm 
với tỷ lệ 516 x 1018%. Có thời điểm NHTƯ nước này phải in những tờ đôla 
Zimbabwean 100.000 tỷ để người tiêu dùng không phải mang theo cả bao 
tải  tiền  mặt  khi  đi  mua  sắm.  Tình  trạng  lạm  phát  phi  mã  nằm  ngoài  kiểm 
soát này của Zimbabwe là do các chính sách của Tổng thống Mugabe trong 
chi  tiêu  ngân  sách  Chính  phủ  và  do  sự  quản  lý  yếu  kém  của  Chính  phủ 
Zimbabwe. Nhưng ông Mugabe lại đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của 
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng chính điều này đã gây ra tình 
hình kinh tế hỗn loạn tại Zimbabwe. Năm 2009, Chính phủ nước này đã từ 
bỏ  đồng  đôla  Zimbabwe  và  cho  phép  sử  dụng  đồng  rand  của  Nam  Phi  và 
đồng đôla Mỹ. 
11. Venezuela (1989‐199; 2015‐2018) 
Theo số liệu tới từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), dầu mỏ 
hiện chiếm 95% lượng hàng xuất khẩu của Venezuela. Do đó, chỉ cần giá dầu 
biến  động,  nền  kinh  tế  nước  này  sẽ  chịu  ảnh  hưởng  nghiêm  trọng.  Kinh  tế 
Venezuela  chỉ  duy  trì  được  đà  tăng  trưởng  ổn  định  từ  thập  niên  50  đến 
khoảng đầu thập niên 80 của thế kỷ XX khi quốc gia này thống trị trong việc 
cung ứng dầu. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 80, nguồn cung dầu mỏ trên thế 
giới trở nên đa dạng hơn với những thế lực mới từ Trung Đông, giá dầu giảm 
mạnh,  nền  kinh  tế  Venezuela  đi  xuống  một  cách  nhanh  chóng.  Sau  cuộc 
khủng  hoảng  thừa  nguồn  cung  dầu  những  năm  80,  lợi  nhuận  từ  dầu  của 
Venezuela giảm xuống đáng kể và cuộc chiến chống lạm phát bắt đầu. Lạm 
phát năm 1989 là 84,5% và sau đó là năm 1996 là 99,9%. Thiếu nguồn ngoại 
tệ khi dầu mất giá, Chính phủ bắt đầu phải in thêm tiền nhằm duy trì nền kinh 
tế. Hiện nay, Venezuela là quốc gia ghi nhận mức lạm phát cao nhất thế giới. 
Mặc dù NHTW nước này đã không công bố số liệu lạm phát kể từ năm 2015 
trở lại đây, nhưng theo tính toán của nhà kinh tế học Steve Hanke từ đại học 
Johns Hopkins, mức lạm phát tại quốc gia này vào thời điểm tháng 4 vừa qua 
đã  chạm  ngưỡng  18.000%.  Thậm  chí  theo  Quỹ  Tiền  tệ  Quốc  tế  (IMF),  lạm 
phát năm 2018 của Venezuela có thể đạt tới 1.000.000%. 

254 
Nếu căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát, chúng ta có thể phân
chia lạm phát ra thành 4 loại là: Lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy,
lạm phát dự kiến, lạm phát do tiền. Phần này sẽ được đề cập chi tiết trong
nội dung tiếp theo.
6.1.2. Nguyên nhân của lạm phát
6.1.2.1. Lạm phát cầu kéo
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi các thành phần của chi tiêu gia tăng
khiến cho tổng cầu tăng, tiếp theo, tổng cầu tăng lên sẽ tác động làm cho
sản lượng tăng và mức giá chung tăng lên gây ra lạm phát, điều này đặc
biệt dễ xảy ra khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Các
nguyên nhân cụ thể bao gồm:
i. Sự tăng lên đột biến trong cầu tiêu dùng của hộ gia đình: Nếu
người dân trở nên an tâm hơn về triển vọng việc làm và thu nhập trong
tương lai, hay Chính phủ giảm thuế thu nhập,… thì các hộ gia đình sẽ chi
tiêu mạnh tay hơn cho tiêu dùng khiến cho tổng cầu của nền kinh tế tăng
lên, mức giá sẽ tăng.
ii. Sự tăng lên trong đầu tư: Nếu các doanh nghiệp trở nên rất lạc
quan vào triển vọng mở rộng thị trường trong tương lai và quyết định xây
thêm nhiều nhà máy mới, mua thêm máy móc, thiết bị mới; hoặc Chính
phủ giảm thuế cho các dự án đầu tư mới, NHTƯ tăng cung ứng tiền làm
giảm lãi suất,… thì mức đầu tư sẽ tăng và khiến cho tổng cầu tăng lên,
đẩy mức giá tăng lên.
iii. Sự tăng lên trong chi tiêu Chính phủ: Nếu Chính phủ quyết định
tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, phát
triển vùng hoặc ngành kinh tế trọng điểm mới… thì sẽ khiến tổng cầu
tăng lên và mức giá sẽ tăng.
iv. Sự tăng lên trong xuất khẩu ròng: Nếu kinh tế thế giới tăng trưởng
mạnh và mua nhiều hàng hóa do quốc gia A sản xuất ra, hoặc đồng nội tệ
giảm giá so với ngoại tệ,… thì nhu cầu xuất khẩu của quốc gia A sẽ tăng
lên, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức
ra trong nước.

255 
Thự
ực chất, lạm
m phát cầu kéo xảy raa do nền kinh
k tế chi tiêu nhiều
hơn năngg lực sản xu y nói cách khác, tổngg cầu tăng
uất của chíính nó, hay
trong lúc tổng cung không thayy đổi hoặc tăng chậm m hơn tốc độộ tăng của
tổng cầu khiến
k cho giá
g cả của nnền kinh tế tăng lên.

Hình 6.1 . Lạm phá


át cầu kéo
Tronng đồ thị tổ
ổng cầu - ttổng cung, lạm phát cầu kéo xảyy ra khi có
sự dịch chuyển sang g phải của đường tổn nh 6.1 minhh họa lạm
ng cầu. Hìn
phát cầu kéo. Giả sửs ban đầuu, nền kinh tế đạt trạn ng thái cânn bằng dài
hạn ban đầu
đ tại E0 (P0, Y0) làà giao điểm m của ba đường
đ ASL ∩ ASS ∩
AD0. Nếuu như Chín nh phủ tăngg chi tiêu của nền kin
nh tế sẽ dẫnn đến tổng
cầu của nền
n kinh tế tăng lên vàà dịch chuy yển sang phhải từ AD0 đến AD1.
Tương ứnng với tổng g cầu mới, ttrạng thái cân
c bằng mới
m được xáác định tại
E1 (P1, Y1). Từ đó, so sánh giiữa trạng th ng mới và trạng thái
hái cân bằn
cân bằng ban đầu, có thể thấấy rằng, nềền kinh tế có tăng trư rưởng, sản
lượng tănng (Y1 > Y0), tuy nhiênn kéo theo đó là mức giá chung cũng tăng
lên (P1 > P0). Vì mứ ức sản lượợng đã vượ ợt mức sản lượng tiềmm năng Y*
cho nên tốc
t độ tăng g giá chungg lớn hơn tốc
t độ tăngg trưởng, nề
nền kinh tế
xảy ra lạm
m phát cầu kéo.
6.1.22.2. Lạm phát chi phíí đẩy
Lạm
m phát chi phí
p đẩy xảyy ra khi mộ ột số loại ch
hi phí đồngg loạt tăng
Các cơn sốc giá cả của thị trườngg đầu vào,
lên trong toàn bộ nền kinh tế. C

256 
đặc biệt là
l các vật tư
t cơ bản nnhư xăng, dầu, điện, sự gia tănng của tiền
lương dannh nghĩa,.... là nguyênn nhân chủ ủ yếu đẩy chi
c phí lênn cao, tổng
cung tronng ngắn hạnn giảm, đườờng ASS dịch chuyển lên trên vàà sang trái.
Bên cạnh đó, tổng cung
c có thểể giảm và dịch
d chuyểnn sang trái khi mà có
sự suy giảảm về số lư
ượng, chất lượng nguồ ồn lao độngg, sự suy ggiảm lượng
ự suy giảm về trình độộ công ngh
tư bản, sự hệ,…; nhữn ng nhân tố nnày xảy ra
sẽ khiến cả
c đường tổ ổng cung trrong ngắn hạn
h và dài hạnh đều giảảm và dịch
chuyển saang trái. Kếết quả là, sảản lượng giảm, cả thấất nghiệp vàà lạm phát
đều tăng.

Hình
H 6.2. L
Lạm phát chi phí đẩy
y
Hìnhh 6.2 minh h họa cho trrường hợp lạm phát chi phí đẩy.. Nền kinh
n bằng dài hhạn ban đầầu tại E0 (P0, Y0), với E0 là giao
tế đạt trạnng thái cân
điểm của 3 đường AS A L ∩ ASS 0 ∩ AD0. GiảG sử chi phí đầu vàào gia tăng
khiến tổnng cung AS Ss giảm và dịch chuyển sang tráái từ ASS0 đến ASS1.
n kinh tế được xác đđịnh tại E1
Kết quả làà, trạng tháái cân bằngg mới của nền
m của ASS1 ∩ AD0. So
(P1, Y1) làà giao điểm o sánh giữaa trạng tháii cân bằng
mới và traang thái cânn bằng ban đầu, có thểể thấy rằng, sản lượngg kinh tế bị
suy giảm từ Y0 đến n Y1 và mứ ức giá cả chung
c của nền kinh tế tăng lên
(P0P1). Như vậy, nền kinh tếế vừa suy thoáit x ra lạm phát (lạm
vừa xảy
phát đình trệ).

257 
Hình 6.3. Lạm phát do năng lự
ực sản xuấ
ất suy giảm
m
Hìnhh 6.3 mô tảả lạm phát xảy ra do năng lực sảản xuất củaa nền kinh
tế suy giảảm làm cả đường
đ tổngg cung trong
g ngắn hạn
n và đường tổng cung
trong dài hạn dịch chuyển
c g với mức giảm của sản lượng
sanng trái cùng
xuống dướ ới sản lượn
ng tiềm nănng.
Khi tổng cầu tăng dịch sang phải nhưng với mức độ ảảnh hưởng
thấp hơn so với sự suy giảm ttổng cung, nền kinh tế
t sẽ rơi vàào thời kỳ
vừa lạm phát
p cao, vừa
v sản lượợng thấp hay còn gọii là thời kỳỳ lạm phát
đình trệ.
6.1.22.3. Lạm phát dự kiến
n
Lạmm phát dự kiến
k còn đư
ược gọi là lạm
l phát ỳ, lạm phát quán tính.
Lạm phát dự kiến là tỷ lệ lạm pphát hiện tạại mà mọi người
n dự kiếến rằng nó
sẽ tiếp tụcc xảy ra tro
ong tương lai. Tỷ lệ lạm
l phát nàày được đưưa vào các
hợp đồng kinh tế, cáác kế hoạchh hay các th
hỏa thuận khhác.
Ví dụ:
d Giả sử thời gian vvừa qua, giáá cả tăng ổn định 5%//năm. Mọi
người đềuu nghĩ rằng tỷ lệ lạm pphát sắp tớii cũng sẽ ở mức đó. V
Vì vậy, các
hợp đồngg về lương, các kế hooạch, chính h sách của Chính phủủ, các thỏa
thuận về lãi
l suất choo vay, các hhợp đồng mua
m bán,… cũng đượcc xây dựng
dựa trên mức
m 5%. Do D đó, mỗii năm giá đều đ tăng lêên 1 cách đđều đặn là
5%, đó làà lạm phát dự kiến. LLạm phát dự d kiến sẽ giữg ổn địnhh nếu như
không có các cú sốc làm thay đđổi tổng cun ng hay tổngg cầu.

258 
Lạm
m phát dự kiến
k được th
thể hiện bằnng sự dịch chuyển củủa 2 đường
AS và AD D lên trên. Mức giá chhung trong
g nền kinh tế
t tăng đềuu trong khi
hoạt độngg sản xuất vẫn
v như cũ.
Hìnhh 6.4 minh h họa cho trrường hợp lạm phát dựd kiến. Giảả sử: Năm
n nền kinnh tế đạt trạạng thái câân bằng tạii E1 = ASL ∩ ASs1 ∩ AD1. Tại
E1(P1, Y*). Do mỗi nămn giá cảả tăng đều làl 5%/ năm m, vì vậy, lạạm phát dự
kiến là 5%%/năm. Đến n năm (n+11) nền kinh tế sẽ đạt trrạng thái câân bằng tại
E2 với mứ ức giá cân bằng P2 = (1 + 0,05) P1. Đến năăm (n+2) nnền kinh tế
sẽ đạt trạnng thái cân bằng tại E3 với mức giá
g cân bằng g P3 = 1,055P2.

Hình 6.44. Lạm phá


át dự kiến
6.1.22.4. Lạm phát tiền tệ
Tư tưởng
t cơ bản
b của cáác nhà tiền tệ là luận điểm cho rằng, lạm
phát về cơơ bản là hiiện tượng ttiền tệ. Cácc nhà tiền tệ cho rằngg, lạm phát
gây ra bởởi sự dư thừừa tổng cầuu so với tổnng cung và nguyên nhhân của sự
dư cầu nàày là do có ó quá nhiềều tiền ở trrong lưu thhông. Do llượng tiền
được phátt hành quá nhiều tronng lưu thông g gây mất cân
c đối giữữa cung và
cầu tiền. Cung tiền tăng làm chho sức mu ua của đồng g tiền giảm
m hay đồng
tiền bị mấất giá.
Với giả thuyếtt về thị trườờng cân bằnng và bắt đầu
đ từ vị tríí cân bằng
trên thị trrường tiền tệ, khi đó sự gia tăngg trong cun
ng ứng tiềnn tệ sẽ dẫn
tới sự mấất cân bằng g trên thị trrường tiền tệ. Để thiết lập trạng
ng thái cân
bằng, mộtt phần của số tiền dư thừa được dùng để mua m hàng hóóa và dịch

259 
vụ. Tuy nhiên, vì số lượng hàng hóa và dịch vụ được quyết định bởi
cung về các nguồn lực và trình độ công nghệ hiện có, do đó, xuất hiện
dư cầu trên thị trường hàng hóa, gây ra áp lực làm giá cả tăng lên để
thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị trường hàng hóa. Trong mô
hình tổng cung - tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự
dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá
chung trong nền kinh tế.
Lý thuyết số lượng tiền tệ giả định tốc độ lưu thông tiền tệ (V) là
không thay đổi và lãi suất sẽ điều chỉnh cho thị trường tiền tệ cân bằng.
Nghĩa là:
𝑀𝑆
𝐿𝑃 𝑌, 𝑟
𝑃
Khi giả định tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi, phương trình số
lượng phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng và GDP danh
nghĩa được biểu diễn như sau:
𝑀. 𝑉 𝑃. 𝑌
𝑉 là không đổi, phương trình số lượng cho thấy sự gia tăng lượng
tiền (M) trong nền kinh tế phải được phản ánh ở một trong hai biến số
khác: Mức giá (P) phải tăng, sản lượng (Y) phải tăng hay nói cách khác,
sự thay đổi của khối lượng tiền tệ (M) phải gây ra sự thay đổi tương ứng
của GDP danh nghĩa (P.Y). Khi đó, lạm phát (P tăng) chỉ có thể xảy ra
khi lượng tiền cung ứng (M) tăng nhanh hơn sản lượng (Y), tốc độ tăng
cung tiền càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (khi các nhân tố khác
không thay đổi).
6.1.3. Tác động của lạm phát
Để đánh giá các tác động của lạm phát, chúng ta cần căn cứ vào
quy mô và các nguyên nhân gây ra lạm phát. Nếu lạm phát ở quy mô nhỏ
(với tỷ lệ lạm phát ở mức một con số), thì thông thường sẽ chưa gây ra
các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, thậm chí, nếu có thể duy trì tỷ
lệ lạm phát ở mức độ hợp lý thì có thể kích thích, thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng tốt hơn. Nếu lạm phát ở quy mô lớn và không dự tính trước
được thì hậu quả mà lạm phát gây ra sẽ càng trở lên nghiêm trọng hơn.

260 
6.1.3.1. Tác động đối với sản lượng
Khi giá cả tăng, sản lượng quốc dân cũng thay đổi theo, có thể tăng,
giảm hoặc có khi không đổi. Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thể
tăng nhưng mức độ tăng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào độ dốc của
đường cung. Khi sản lượng cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng,
sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang phải sẽ làm cho sản lượng gia
tăng với một tốc độ nhanh hơn sự gia tăng của mức giá chung. Tuy
nhiên, khi mức sản lượng cân bằng cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì
sự gia tăng của tổng cầu sẽ tạo ra sự tăng lên nhanh chóng của mức giá
chung, lạm phát tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng. Nếu lạm phát do
cung gây ra thì sản lượng giảm, giá cả tăng cao, nền kinh tế sẽ rơi vào
thời kỳ lạm phát đình trệ. Sự sụt giảm sản lượng như thế nào còn phụ
thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu. Nếu lạm phát do từ cả hai phía
cung và cầu thì tùy mức độ dịch chuyển của cả hai đường tổng cầu và
tổng cung mà sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
6.1.3.2. Tác động đối với sự phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập phụ
thuộc vào kết quả dự tính tỷ lệ lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự
chênh lệch về tốc độ tăng giá giữa các loại hàng hóa, dịch vụ. Sau đây là
một số hướng phân phối lại thu nhập điển hình:
 Thứ nhất, đối với người cho vay và người đi vay: Khi nền kinh
tế có lạm phát thì mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay được
xem xét theo lãi suất thực:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Trong đó: Lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất cho vay được ấn định
theo thị trường.
Khi đó thu nhập được chuyển từ người đi vay sang người cho vay
và ngược lại khi lạm phát trong thực tế khác với lạm phát dự kiến. Chênh
lệch giữa 2 loại lạm phát này càng cao thì mức độ phân phối lại càng
nhiều. Cụ thể là: Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế đúng bằng mức đã dự kiến thì
không có sự phân phối lại thu nhập, cả người cho vay lẫn người vay đều
không được lợi hơn mà cũng không bị thiệt hơn; nếu tỷ lệ lạm phát thực

261 
tế lớn hơn tỷ lệ lạm phát đã dự kiến thì lãi suất thực thực tế sẽ nhỏ hơn
lãi suất mà người cho vay nhận được, người vay sẽ được hưởng lợi,
người cho vay bị thiệt; còn nếu tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỷ lệ lạm
phát đã dự kiến thì lãi suất thực thực tế sẽ lớn hơn lãi suất thực dự kiến,
người cho vay sẽ hưởng lợi và người vay sẽ bị thiệt.
Để tránh hiện tượng phân phối lại thu nhập, có thể cho vay theo lãi
suất thả nổi:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát
 Thứ hai, đối với người lao động và người thuê lao động: Nếu
tiền lương được chỉ số hóa theo giá cả, nghĩa là giá tăng bao nhiêu thì
tiền lương cũng tăng bấy nhiêu thì không có phân phối lại thu nhập, còn
nếu tốc độ tăng trưởng chậm hơn tỷ lệ lạm phát thì người hưởng lương sẽ
bị thiệt, người trả lương sẽ được lợi và ngược lại.
 Thứ ba, đối với người mua và người bán tài sản tài chính: Các
loại tài sản tài chính như: Trái phiếu Chính phủ, chứng khoán của công
ty… đa số có mức lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy, trước khi có lạm
phát xảy ra, nếu ta mua chúng thì sau lạm phát sẽ bị thiệt hại. Phần thiệt
hại đó cũng chính là phần lợi của người bán.
 Thứ tư, đối với người mua và người bán tài sản thực: Nếu lạm
phát xảy ra: Người mua tài sản hiện vật sẽ hưởng lợi, người bán sẽ bị
thiệt, phần thiệt của người bán sẽ trở thành phần lợi của người mua.
 Thứ năm, đối với các doanh nghiệp với nhau: Do khi lạm phát
xảy ra, tỷ lệ tăng giá của các mặt hàng không giống nhau, vì vậy, doanh
nghiệp nào sản xuất và tồn kho các mặt hàng có tỷ lệ tăng giá chậm sẽ
bị thiệt, phần lợi sẽ thuộc về các doanh nghiệp có loại mặt hàng tăng
giá nhanh.
 Thứ sáu, đối với Chính phủ và dân chúng: Trong đa số các
trường hợp có lạm phát thì Chính phủ thường được lợi, dân chúng bị
thiệt do: (1) Chính phủ nợ dân chủ yếu dưới dạng tài sản tài chính, món
nợ này thường không nhỏ; (2) Các khoản chi trả lương, trợ cấp hưu trí…
thường cố định trong thời gian dài, hoặc thay đổi rất chậm so với tốc độ
tăng trưởng của giá; (3) Các loại thuế lũy tiến như thuế thu nhập sẽ tăng
lên nhanh chóng vì lạm phát đã đẩy thu nhập của dân chúng lên mức cao

262 
(về mặt danh nghĩa) hoặc phải chịu mức thuế suất cao hơn, trong khi đó,
mức thu nhập cao hơn có lúc chỉ đủ bù đắp cho sự tăng giá.
6.1.3.3. Tác động đến cơ cấu kinh tế
Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa
không thay đổi theo cùng tỷ lệ. Những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ
trọng chiếm trong tổng sản lượng, nguyên nhân là do giá tăng nhanh làm
tăng giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành. Mặt khác, giá một số ngành
tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó, làm tăng sản lượng thực
của ngành. Đồng thời lúc đó, sản lượng ngành khác cũng có thể giảm
xuống. Kết quả là lạm phát làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế. Kết quả
tương tự xảy ra với cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế.
6.1.3.4. Tác động đến tính hiệu quả kinh tế
Khi lạm phát xảy ra càng cao, thông thường khiến cho hiệu quả kinh
tế càng suy giảm. Cụ thể là, lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá, do giá
là tín hiệu quan trọng giúp người mua (người bán) có quyết định tối ưu.
Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổi quá nhanh làm cho mọi người
không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các hàng hóa thay đổi như thế
nào, do đó, các quyết định mua bán hàng hóa như lựa chọn mặt hàng, sản
lượng… không còn đúng với quyết định tối ưu. Mặt khác, lạm phát còn
khiến cho cơ cấu đầu tư bị biến dạng, suy yếu thị trường vốn, làm lãng phí
thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ hay phát sinh chi
phí điều chỉnh giá,... khiến cho hiệu quả của nền kinh tế bị suy giảm.
Khi lạm phát xảy ra, xu hướng là người dân sẽ giữ ít tiền hơn,
chẳng hạn, lạm phát làm tăng lãi suất danh nghĩa, người dân sẽ giữ ít tiền
hơn và gửi tiền nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng, họ sẽ cần đến ngân
hàng thường xuyên hơn để gửi tiền và rút tiền. Sự bất tiện của việc giữ ít
tiền hơn tạo nên “Chi phí mòn giày”, vì việc đến ngân hàng nhiều hơn
làm cho “giày” của bạn chóng mòn hơn, hay bản chất là, thời gian và sự
tiện lợi mà bạn phải hi sinh khi giữ ít tiền hơn.
Mặt khác, lạm phát gây ra “Chi phí thực đơn”, là những chi phí
phát sinh do các doanh nghiệp có thể phải gửi các bản báo giá mới cho
khách hàng, phân phối các bảng giá mới cho nhân viên bán hàng của
mình, các quán ăn cũng phải thay đổi thực đơn khi giá cả thay đổi, việc
này cũng tạo ra chi phí tốn kém cho DN.

263 
6.1.4. Các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát
6.1.4.1. Giải pháp từ phía cầu
Chống lạm phát bằng cách giảm cầu chúng ta thực hiện chính sách
tài khóa thu hẹp và tiền tệ thu hẹp hoặc cùng một lúc sử dụng cả hai
chính sách này. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể bổ sung hỗ trợ thông
qua chính sách thu nhập bằng cách kiểm soát giá và lương.
Các biện pháp này thực chất là làm giảm tổng cầu, đẩy đường tổng
cầu AD dịch chuyển sang trái, kết quả là giá giảm và sản lượng giảm.
Trên thực tế thì các chính sách có độ trễ nhất định, cần tránh việc
chống lạm phát lại đưa đất nước vào thời kỳ suy thoái, công ăn việc
làm giảm.
6.1.4.2. Giải pháp từ phía cung
Chống lạm phát bằng các giải pháp từ phía cung có thể thực hiện
theo hai hướng là cắt giảm chi phí sản xuất hoặc gia tăng năng lực sản
xuất của nền kinh tế. Muốn vậy cần có các chính sách kích thích tổng
cung, dịch chuyển đường AS sang phải, kết quả là sản lượng tăng và giá
cả giảm.
Đối với lạm phát chi phí đẩy: Chính phủ có thể đưa ra một số chính
sách như chính sách cắt giảm một số loại thuế nhằm kích thích sản xuất
hoặc giảm bớt chi phí, chính sách kiểm soát lượng (không cho lương
tăng nhanh để giữ cho chi phí sản xuất tăng chậm hơn giá)…
Đối với lạm phát xảy ra do giảm năng lực sản xuất giảm: Chính
phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích cải tiến kỹ thuật, hiện
đại hóa khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, cải
tiến quản lý…
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, thường thì giải pháp chống lạm
phát bằng cách tác động lên cung có nhiều ưu điểm nhưng khó thực
hiện hơn giải pháp tác động lên cầu. Vì vậy, hầu như là các giải pháp
chống lạm phát đều diễn ra theo hướng cắt giảm tổng cầu. Đương
nhiên, việc cắt giảm lạm phát thông qua giảm tổng cầu sẽ dẫn đến gia
tăng thất nghiệp.

264 
6.1.4.2. Một số giải pháp hỗ trợ khác
Bên cạnh những giải pháp tác động về phía tổng cầu và tổng cung,
để kiểm soát lạm phát, Chính phủ có thể thực hiện thông qua một số biện
pháp như: Kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế thông qua hoạt
động của thị trường mở, lãi suất chiết khấu, quy định tỷ lệ dự trữ bắt
buộc,…; Kiểm soát để ổn định giá cả, đặc biệt là giá của các mặt hàng
vật tư cơ bản như: Xăng, dầu, điện, nước,…

Hộp 6.3. Khái quát về tình hình lạm phát của Việt Nam 
Việt  Nam  đã  trải  qua  giai  đoạn  siêu  lạm  phát  trong  nửa  cuối  những 
năm 1980 với tỷ lệ lạm phát trên 300% mỗi năm và trên 50% mỗi năm vào 
đầu những năm 1990. Để kiềm chế lạm phát, NHTƯ đã thực hiện chính sách 
thắt chặt tiền tệ và cố định tỷ giá đồng Việt Nam và đô la Mỹ. Do đó, tình 
hình lạm phát đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ lạm phát giảm xuống tới gần 
10% vào năm 1995. Đặc biệt từ những năm 1996‐2003, tỷ lệ lạm phát bình 
quân được duy trì trong khoảng từ 3 ‐ 5% mỗi năm, thậm chí giảm nhẹ vào 
năm  2000  với  tỷ  lệ  lạm  phát  là  ‐0,5%.  Một  trong  những  nguyên  nhân  của 
lạm phát thấp giai đoạn này là do khủng hoảng tiền tệ châu Á làm cho giá cả 
thế giới và tổng cầu giảm mạnh. 
Tuy nhiên, từ năm 2004 tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng trở lại và lên 
9,5% năm 2004, cao hơn so với mục tiêu 6 phần trăm do Chính phủ đặt ra. 
Tương tự, mục tiêu Chính phủ đề ra cho năm 2005 là kiềm chế lạm phát dưới 
6,5% nhưng con số thực tế đã lên tới 8,4%. Nguyên nhân của lạm phát cao là 
do biến động của giá cả, đặc biệt là giá dầu tăng và dịch cúm gia cầm, và do 
gia tăng trong cung tiền khi NHTƯ liên tục bơm tín dụng vào nền kinh tế để 
đạt được mục tiêu tăng trưởng sau khi nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát vào 
năm 2000. Sau các nỗ lực kiềm chế lạm phát, tỷ lệ lạm phát có giảm nhưng 
vẫn  còn  cao  (năm  2006  còn  6,6%).  Tuy  nhiên,  lạm  phát  đã  tăng  mạnh  tới 
12,6% năm 2007 và lên tới 22,97% năm 2008. Lạm phát cao giai đoạn này là 
do mở rộng thương mại, chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách quản lý tỷ 
giá cứng nhắc trong điều kiện luồng vốn chảy vào tăng mạnh. 
Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, việc phá giá đồng nội tệ so với đô 
la Mỹ năm 2010 và những biến động của thị trường vàng cùng với một số 
nguyên  nhân  khác  đã  đẩy  tỷ  lệ  lạm  phát  lên  đến  11,8%  sau  khi  mục  tiêu 

265 
kiềm chếế lạm phát đã được nới  từ 7% lên 8%. Năm 201 11, mục tiêuu kiềm chế 
lạm phát được Chính h phủ đưa raa là 7%, như ưng mục tiêu u này không  đạt được 
khi lạm pphát đã lên 18,1% do nhhững hạn ch hế trong nội tại nền kinnh tế cộng 
với những biến độngg bất lợi từ nnền kinh tế tthế giới. Hàn ng loạt nhữnng sự kiện 
lớn  của  thế 
t giới  xảy  ra  trong  năăm  2011,  như  những  biến 
b động  c hính  trị  ở 
Trung Đô ông, Bắc Phii và thiên taai ở Nhật Bảản,… đẩy giá tiêu dùngg toàn thế 
giới lên ccao và Việt N
Nam cũng bbị ảnh hưởngg. Trong nướ ớc, việc pháá giá đồng 
nội tệ hơ
ơn 9%, tăng ggiá xăng, dầ u lên gần 3..000 đồng/líít, điều chỉn h giá điện 
sinh hoạtt hơn 15%,... được thự ực hiện một cách liên tục, dồn dậpp và thiếu 
đồng  bộ  trong  một  thời  gian  nngắn  đầu  năăm  khiến  ch
hỉ  số  CPI  tăăng  không 
ngừng ở  những thán ng tiếp theoo. Hơn nữa,  với các chín nh sách nới  lỏng tiền 
tệ và tài khóa được C Chính phủ tthực hiện để ể thúc đẩy tăng trưởng  từ những 
năm trướ ớc đó, cũng là những ngguyên nhân đẩy giá cả h hàng hóa lênn cao một 
cách chóng mặt. 

 
Nguồn: Tổ
ổng cục Thốnng kê, 2019 
Giaai  đoạn  2012‐2017,  Ngâân  hàng  Nhà  nước  đã  điều  hành  cchủ  động, 
linh hoạt các công cụ ụ chính sách  tiền tệ, phố ối hợp chặt cchẽ với chínnh sách tài 
khóa góp p phần quan n trọng trongg kiểm soátt lạm phát về mức 7% ttrong năm 
2012 và 2 2013, và nămm 2014 còn  1,8%, thấp hơn mức dự ự kiến lạm pphát (5%). 
Lạm phátt năm 2015 tiếp tục giả m, chỉ đạt 0 0,6%, thấp nhất trong 155 năm trở 
lại  đây.  Năm 
N 2016‐22018,  lạm  phhát  có xu  hướng  tăng  nhẹ  trở  lại  và  giữ  ổn 
định ở mức xấp xỉ 3,5 5% trong 2 nnăm 2017‐2 2018. 

266 
6.2. THẤT NGHIỆP
6.2.1. Khái niệm và đo lường thất nghiệp
6.2.1.1. Khái niệm
Thất nghiệp là số lượng người nằm trong lực lượng lao động xã hội
hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn tìm kiếm việc làm.
Để có thể xác định rõ hơn nữa về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, ta
cần phân biệt một vài khái niệm sau đây:
Việc làm theo định nghĩa của Bộ Lao động và Tổng cục Thống kê:
là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc
tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho những người trong cùng một hộ
gia đình.
Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có
nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp.
Lực lượng lao động gồm những người sẵn sàng và có khả năng
lao động. Theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động
bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc)
hoặc thất nghiệp.
Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp
Người có việc là những người đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội...
Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc nhưng mong
muốn và đang tìm kiếm việc làm.
Ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại
trong độ tuổi lao động hoặc trong dân số trưởng thành được coi là những
người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi học, nội trợ
gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật...
và một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.
Đo lường thất nghiệp
Để đo lường mức độ thất nghiệp, các nhà thống kê thường sử
dụng chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của

267 
lực lượng lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp được xác định theo
công thức:
Số người thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp x 100%
Lực lượng lao động
Nhằm hiểu rõ hơn về những khái niệm trên, chúng ta có thể khái
quát lại theo hình dưới đây: Dân số bao gồm hai bộ phận (i) trong độ tuổi
lao động và (ii) ngoài độ tuổi lao động. Trong độ tuổi lao động hay còn
gọi là dân số trưởng thành được tiếp tục chia làm hai nhóm (i) trong lực
lượng lao động và (ii) ngoài lực lượng lao động. Thất nghiệp và có việc
thuộc nhóm trong lực lượng lao động.

Lực lượng Có việc


lao động
Trong độ tuổi Thất nghiệp
lao động/ Dân
số trưởng thành
Ngoài lực lượng
DÂN SỐ lao động

Ngoài độ tuổi
lao động

Hình 6.5. Phân biệt một số khái niệm


có liên quan đến thất nghiệp

6.2.2. Phân loại thất nghiệp


Tùy theo mục đích nghiên cứu, thất nghiệp được phân loại theo
nhiều cách khác nhau. Dưới đây sẽ trình bày một số tiêu chí có thể sử
dụng để phân loại thất nghiệp.
6.2.2.1. Theo lý do thất nghiệp
Thất nghiệp được chia thành 4 loại:

268 
Mất việc: Người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất
kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
Bỏ việc: Là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan
của người lao động.
Nhập mới: Là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao
động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động, nay
muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Tất cả những người thất nghiệp theo các nguyên nhân trên đều là
thất nghiệp tạm thời.
6.2.2.2. Theo nguồn gốc thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời: Là nghiệp phát sinh do sự di chuyển không
ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn
khác nhau của cuộc sống. Ví dụ:
Một người làm nhân viên kinh doanh cho một công ty, nhưng nhận
thấy công việc này không phù hợp với mình, họ bỏ việc và đang tìm
kiếm công việc khác mà mình thích hơn thì người này đang lâm vào tình
trạng thất nghiệp tạm thời;
Những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường năm 2018, đang bắt đầu
tìm kiếm việc làm gọi là những thành phần mới gia nhập lực lượng lao
động và đây cũng được gọi là thất nghiệp tạm thời;
Hoặc hiện tượng một số chị em phụ nữ nghỉ việc để sinh con, sau
khi sinh xong họ lại bắt đầu đi tìm việc làm gọi là hiện tượng tái nhập lực
lượng lao động và được coi là thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp cơ cấu: Là thất nghiệp xảy ra vì một số thị trường lao
động không cung cấp đủ việc làm cho tất cả những người tìm việc. Hay
có thể hiểu thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung -
cầu trên các thị trường lao động cụ thể (theo các ngành nghề, khu vực...)
hoặc khi có sự chuyển đổi động thái sản xuất kinh doanh. Một số trường
hợp thất nghiệp cơ cấu có thể liệt kê như:

269 
Thất nghiệp do người lao động thiếu kỹ năng xuất phát từ sự
thay đổi cơ cấu ngành hoặc do công việc yêu cầu trình độ cao hơn đối
với người lao động. Ví dụ, giả sử ngành dệt bị thu hẹp dẫn đến cầu về
thợ dệt bị giảm, trong khi đó, ngành da giầy được mở rộng, cầu về thợ
da giầy tăng lên, những công nhân dệt bị sa thải không thể nhanh
chóng học được nghề làm giầy dép da, do đó họ lâm vào tình trạng
thất nghiệp.
Thất nghiệp do khác biệt về địa điểm cư trú hay do sự phát triển
không đồng đều giữa các vùng. Ví dụ, những vùng có sự phát triển kinh
tế nhanh hơn sẽ cần nhiều lao động, ngược lại, vùng nào chậm phát triển
sẽ dư thừa lao động, tuy nhiên người lao động không thể dễ dàng di
chuyển từ nơi này đến nơi khác để có được việc làm dẫn đến tình trạng
thất nghiệp cục bộ diễn ra giữa các vùng, địa phương khác nhau.
Thất nghiệp do thiếu cầu: Là thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu
chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng
cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ, bởi ở các nền kinh tế
thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu
hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại hình thất nghiệp này là tình trạng thất
nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Thất nghiệp này còn được
gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Mô hình cổ điển giả định rằng
lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động (cân bằng giữa
cung và cầu), đảm bảo trạng thái đầy đủ việc làm, tuy nhiên, thực tế cho
thấy, thất nghiệp luôn tồn tại. Nguyên nhân là do tiền lương không được
ấn định bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng
thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự
phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động, mà còn quan hệ đến mức
sống tối thiểu, nên nhiều quốc gia có quy định cứng nhắc về mức lương
tối thiểu; sự không linh hoạt của tiền lương (ngược lại với sự năng động
của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm
hoặc khó tìm việc làm.

270 
6.2.2.3. Theo cách phân loại hiện đại
Thất nghiệp tự nguyện: Là loại hình thất nghiệp xảy ra khi có một
số người tự nguyện không muốn làm việc do việc làm và mức lương
tương ứng chưa phù hợp với mong muốn.
Một người được gọi là thất nghiệp tự nguyện nếu như người đó
mong muốn nằm trong lực lượng lao động nhưng không chấp nhận
làm việc tại mức lương hiện hành và không muốn chấp nhận công việc
đưa ra.
Thất nghiệp không tự nguyện (thất nghiệp do thiếu cầu): Một
người được gọi là thất nghiệp không tự nguyện khi anh ta có thể chấp
nhận công việc được đưa ra tại mức lương hiện hành nhưng không được
tuyển dụng do nền kinh tế suy thoái các doanh nghiệp giảm sản xuất nên
giảm cầu lao động.
Thất nghiệp tự nhiên: Loại hình thất nghiệp này xảy ra khi thị
trường lao động đạt trạng thái cân bằng. Mức thất nghiệp này được duy
trì ngay cả trong dài hạn. Các dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp
tự nhiên gồm có thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp
theo lý thuyết cổ điển.
6.2.3. Nguyên nhân của thất nghiệp
6.2.3.1. Theo lý thuyết tiền công linh hoạt (quan điểm trường
phái cổ điển)
Theo quan điểm của trường phái cổ điển, trong nền kinh tế giá cả
và tiền lương là hết sức linh hoạt nên thị trường lao động luôn tự động
điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, do tiền lương không
được ấn định bởi các lực lượng thị trường, mà chịu sự ấn định của các
quy định của nhà nước, Chính phủ, của các tổ chức công đoàn,… đã
làm cho mức lương trong nền kinh tế cao hơn mức lương cân bằng
thực tế trên thị trường lao động. Điều này dẫn đến là trên thị trường
lao động xuất hiện hiện tượng dư cung lao động và gia tăng số người
thất nghiệp.

271 
Hìình 6.6. Th
hất nghiệp theo lý thu
uyết tiền cô
ông linh hooạt
Hìnhh 6.6 minhh họa cho trrường hợp thất nghiệp p theo quann điểm của
*
trường phhái kinh tế học
h cổ điểnn. Đường L biểu thị lự ực lượng laao động xã
hội, DL biểu thị cầuu lao động ccủa doanh nghiệp và SL biểu thhị cung lao
động. Thịị trường lao o động đạtt trạng thái cân bằng tại điểm E (W0, L0),
với E là giao
g c D và S . Tại trạn
điểm của ng thái cân bằng, thị ttrường lao
động chỉ có L0 ngườ ời muốn đi làm, nhưn ng LLLĐXH H là L*, nhhư vậy 𝐸𝐹
là số ngườời thất nghiệp tự nguyyện chưa muốn
m đi làm
m ở w0. Đâyy là những
người khôông sẵn lònng làm việc với mức lư ương w0, họ ọ có thể sẵnn sàng làm
việc ở mứ ức lương caao hơn như ưng vì thị trường
t chấp
p nhận mứcức lương là
w0 nên họọ tự nguyện n chấp nhậnn tình trạng g thất nghiệệp tại mức lương đó.
Các nhà kinh
k tế học cho rằng, tại điểm câân bằng củaa thị trườngg lao động
thất nghiệệp tự nguyệện chính là tthất nghiệp
p tự nhiên.
Giả sử mức lươ ơng tối thiểểu được xã hội quy địnnh ở mức w 1 cao hơn
mức lươnng cân bằng g w0. Xét troong ngắn hạn,
h tại mứcc tiền lươngg w1, cung
lao động tại
t H ứng vớiv số lượngg lao động là L2, trong g khi đó cầuu lao động
tại K, ứngg với số lượ
ợng lao độnng là L1, do đó thị trườ
ờng lao độnng dư cung
lao động, nhưng lúcc này thị trư rường lao động
đ khôngg thể ngay lập tức tự
điều tiết do
d mức tiền n công nàyy đã được Chính
C phủ ấn
ấ định dẫnn đến tăng
số người thất nghiệp. Trong đđó, thất ngh hiệp tự ngu uyện đượcc đo lường
bằng 𝐻𝐺 , còn 𝐻𝐾 baao gồm nhữ ững người mong muố ốn có việc llàm ở mức
lương w1 nhưng họ không đượợc thuê mướ ớn vì mức cầu lao độộng chỉ lên
đến điểm K, như vậy y, nếu xét ttrên góc độ cá nhân nggười lao độộng thì đây

272 
là thất nghhiệp không
g tự nguyệnn. Tuy nhiêên, nếu đứn ng trên góc độ lợi ích
của tổng thể
t lực lượ ợng lao độnng, khi mà xãx hội quy định mức ttiền lương
tối thiểu cao
c hơn mứ ức tiền lươnng cân bằng g là nhằm bảo
b vệ lợi íích cho bộ
phận lao động
đ yếu th
hế trên thị trường, đaa số lao độnng được hưưởng lợi từ
quyết địnhh này, và họ
h ủng hộ qquyết định này.
n Vì vậy y, nếu xét trrên góc độ
toàn xã hội thì đây là
l bộ phận thất nghiệp p tự nguyệện. Nếu theeo lập luận
này thì thhất nghiệp tự nguyệnn sẽ là 𝐾𝐺 𝐺 . Trong trrường hợpp này, thất
nghiệp tự nguyện kh hác thất nghhiệp tự nhiêên.
Tuyy nhiên, điềều này chỉ diễn ra tronng ngắn hạạn. Trong ddài hạn, vì
giá cả và tiền lương trong nền kkinh tế hết sức linh hoạt nên tiềnn lương sẽ
tự điều chhỉnh về mứ ức cân bằnng w0. Cơ chếc tự điều u tiết như ssau, tại w1
cung lao động
đ tại H ứng với số lượng lao động là L2, trong khi đó cầu lao
K ứng với số lượng llao động làà L1 dẫn đếến dư cungg lao động.
động tại K,
Do giá cảả và tiền lươ t lương sẽ giảm dầần, khi tiền
ơng rất linhh hoạt nên tiền
lương giảảm dần thì cung lao đđộng giảm đi, đ cầu lao động lại tăăng lên do
đó thị trườ
ờng lao độnng lại quay trở về trạn
ng thái cân bằng
b tại E ((w0, L0).
6.2.33.3. Theo lý thuyết ttiền công cứng
c nhắc (quan điểểm trường
phái Keyn
nes)
Quaan điểm nàày cho rằngg thất nghiiệp xảy ra do sự suy giảm của
tổng cầu trong thời kỳ suy thooái kinh tế dẫn đến mức
m cầu chuung về lao
động giảmm xuống, đường
đ cầu lao động dịch
d chuyển
n sang tráii trong khi
giá cả và tiền lươngg cứng nhắcc dẫn đến toàn bộ thịị trường laao động xã
hội bị mấtt cân bằng.

Hìn
nh 6.7. Thấ
ất nghiệp ttheo lý thu
uyết tiền cô
ông cứng nnhắc

273 
Hình 6.7 minh họa cho trường hợp thất nghiệp theo quan điểm của
Keynes. Giả sử thị trường lao động đang đạt trạng thái cân bằng tại E
(w0, L0), tại trạng thái thị trường lao động cân bằng, 𝐸𝐹 là thất nghiệp tự
nguyện và cũng đồng thời là thất nghiệp tự nhiên.
Giả sử rằng do tác động của suy thoái kinh tế làm cho tổng cầu
giảm, cầu về lao động giảm, đường cầu lao động dịch chuyển sang trái từ
DL đến DL1. Mặt khác, do trong thời kỳ suy thoái, giá cả và tiền lương
cứng nhắc, do vậy nó không biến đổi kịp với biến động của cầu lao động
trên thị trường, như vậy, với mức tiền lương vẫn là w0 cung lao động vẫn
là L0, cầu lao động lúc này đã giảm xuống mức L1, thị trường lao động bị
dư cung lao động. Vậy trong nền kinh tế sẽ có 2 loại thất nghiệp: Thất
nghiệp không tự nguyện đoạn 𝐺𝐸 hay được gọi là thất nghiệp chu kỳ;
Thất nghiệp tự nguyện đoạn 𝐸𝐹 , lúc này thất nghiệp tự nguyện không
phải là thất nghiệp tự nhiên nữa.
6.2.4. Tác động của thất nghiệp
6.2.4.1. Tác động tiêu cực
Có thể khẳng định rằng, tỷ lệ thất nghiệp càng cao, cái giá phải trả
càng đắt. Cái giá của thất nghiệp có thể được xem xét thông qua các tác
động tiêu cực của thất nghiệp dưới các góc độ sau:
Một là, tác động đối với hiệu quả kinh tế: Thất nghiệp cao làm cho
nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, các nguồn lực sử dụng bị lãng phí.
Ước tính thiệt hại về vấn đề này đã được nhà kinh tế Okun khái quát hóa
bằng quy luật kinh tế mang tên ông: “Quy luật Okun”. Theo quy luật
này, thất nghiệp tăng 1% sẽ khiến sản lượng giảm 2,5%.
Hai là, tác động đối với xã hội: Các nước có tỷ lệ thất nghiệp cao
thường phải đương đầu với các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, cờ
bạc, nghiện hút... Thậm chí còn phải chi phí rất nhiều tiền cho việc
phòng chống tội phạm. Thất nghiệp cao sẽ làm xói mòn nếp sống lành
mạnh, phá vỡ những mối quan hệ truyền thống. Ngoài ra, thất nghiệp làm
tăng thêm gánh nặng cho ngân sách do phải chi phí cho các khoản trợ
cấp thất nghiệp.

274 
Ba là, tác động đối với cá nhân và gia đình người thất nghiệp: Thu
nhập thấp, mức sống suy giảm, kỹ năng nghề nghiệp mai một... gây căng
thẳng tâm lý và tổn thương về niềm tin đối với cuộc sống.
6.2.4.2. Tác động tích cực
Ngoài cái giá phải trả của thất nghiệp như đã trình bày ở trên, với
một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý sẽ có tác động tích cực đối với nền kinh tế.
Thất nghiệp với quy mô hợp lý sẽ tạo nên một đội quân dự trữ cung cấp
lao động cho tổ hợp vốn và lao động mới nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh tình trạng cuộc sống
của người lao động đã thay đổi, bởi một khi điều kiện sống được nâng
cao, người lao động thường có xu hướng thay đổi công việc, số người
này tạo nên cho thị trường một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Ở một khía
cạnh nào đó, thất nghiệp tạm thời có thể là một điều tốt, quá trình tìm
việc sẽ giúp người lao động có thể kiếm được việc làm tốt hơn, phù hợp
hơn với nguyện vọng và năng lực của họ. Điều này cũng có một lợi ích
xã hội nữa, đó là làm cho lao động và việc làm khớp với nhau hơn, các
nguồn lực sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn, từ đó, góp phần
làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
Thất nghiệp cũng có nghĩa là người lao động có nhiều thời gian
nghỉ ngơi hơn, do đó, ở một khía cạnh nào đó, thất nghiệp mang lại giá
trị sống nhất định cho người lao động.
Ngoài ra, tổng số thất nghiệp thay đổi theo chu kỳ do vốn cố định
thay đổi theo chu kỳ. Vì vậy, tồn tại một số lượng thất nghiệp sẽ làm cho
việc sử dụng tiền vốn và nguồn nhân lực có hiệu quả hơn.
6.2.5. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
Muốn hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp cần phải hiểu rõ nguyên nhân tạo
ra nó. Có hai loại thất nghiệp chúng ta cần phải quan tâm đó là: Thất
nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ. Do nguyên nhân tạo ra hai loại
thất nghiệp rất khác nhau nên cần phải có giải pháp khác nhau để khắc
phục nó.

275 
6.2.5.1. Đối với thất nghiệp tự nhiên
Muốn giảm bớt thất nghiệp xã hội cần phải có thêm nhiều việc làm,
đa dạng hơn và có mức tiền công tốt hơn, đồng thời phải đổi mới, hoàn
thiện thị trường lao động nhằm đáp ứng kịp thời, nhanh chóng cả yêu cầu
của doanh nghiệp và người lao động.
Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở
rộng sản xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn
liền với năng suất ngày càng cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ hút nhiều lao
động hơn. Trong điều kiện đó, cầu về lao động sẽ tăng lên và khoảng thời
gian thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống.
Để thúc đẩy quá trình này cần có những chính sách khuyến khích
đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất. Điều này lại liên quan đến các
chính sách tiền tệ (lãi suất), xuất nhập khẩu, giá cả (tư liệu lao động...),
thuế thu nhập...
Ở những nước đang phát triển có số lao động dư thừa nhiều, nhưng
thiếu vốn, có thể tạo ra nhiều việc làm với các doanh nghiệp nhỏ (cá thể
hoặc nhỏ về vốn nhưng dùng nhiều lao động) bằng sự hỗ trợ vốn của Nhà
nước hoặc của tổ chức kinh tế, xã hội thông qua các “dự án việc làm”.
Tăng cường và hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại và
tổ chức tốt thị trường lao động sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong
việc tìm kiếm việc làm, có thể rút ngắn được thời gian tìm việc bởi cơ
cấu và trình độ của người tìm việc ngày càng sát hơn với cơ cấu kinh tế
và sự đòi hỏi của doanh nghiệp.
6.2.5.2. Đối với thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ thường là một thảm họa vì nó xảy ra trên quy
mô lớn. Tổng cầu và sản lượng suy giảm, đời sống người lao động bị thất
nghiệp gặp khó khăn. Gánh nặng này thường lại dồn vào những người
nghèo nhất (lao động giản đơn), bất công xã hội do vậy tăng lên.
Các chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ nhằm tăng tổng mức cầu
sẽ dẫn đến việc phục hồi về kinh tế, giảm thất nghiệp loại này.

276 
6.2.5.3. Các biện pháp khác
Bên cạnh các biện pháp nêu ra ở trên, để tạo thêm việc làm và giảm
thất nghiệp, Chính phủ các quốc gia có thể kết hợp sử dụng các biện
pháp như: Tăng cường sự hoạt động của các loại dịch vụ về giới thiệu
việc làm; tăng cường sự hoạt động của các cơ sở đào tạo; tạo thuận lợi
trong việc di chuyển địa điểm cư trú; Chính phủ chủ động tạo việc làm
cho người khuyết tật; cải tạo nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho khu
vực nông thôn; cắt giảm trợ cấp thất nghiệp; thu hút đầu tư trong và
ngoài nước (khuyến khích đầu tư tư nhân); đa dạng hóa các thành phần
kinh tế; mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại; thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế để giảm thất nghiệp;…

Hộp 6.4. Khái quát tình hình thất nghiệp của Việt Nam 
Theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê, người thất nghiệp là những 
người không có việc làm, có các hoạt động tìm kiếm việc làm và  sẵn sàng 
làm việc ngay khi có cơ hội làm việc trong giai đoạn tham chiếu (7 ngày làm 
việc trước ngày được khảo sát). Với cách định nghĩa như vậy, số người thất 
nghiệp ở Việt Nam không phải là quá lớn. 
Trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam đạt mức đỉnh 
là 2,9% trong năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Khủng hoảng 
tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới 
vào  tình  trạng  suy  thoái,  làm  thu  hẹp  đáng  kể  thị  trường  xuất  khẩu,  thị 
trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh 
tế ‐ xã hội khác của nước ta. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 giảm 
xuống mức 5,32%, thấp hơn nhiều so với các năm trước đó, đã khiến cho số 
người thất nghiệp gia tăng rất nhanh. 
Từ  2010  đến  nay,  thất  nghiệp  đã  giảm  nhanh,  giữ  mức  thấp  và  ổn 
định. Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước ước tính là 2,0%, trong đó 
tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%. Tỷ 
lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu 
vực thành thị là 3,10%; khu vực nông thôn là 1,74%. Tỷ lệ thất nghiệp của 
thanh  niên  năm  2018  ước  tính  là  7,06%,  trong  đó  khu  vực  thành  thị  là 
10,56%; khu vực nông thôn là 5,73%. 
Theo  giới,  tỷ  lệ  thất  nghiệp  nam  có  xu  hướng  tăng,  ngược  lại,  tỷ  lệ 
thất nghiệp nữ có xu hướng giảm nhẹ. Thực tế này cho thấy, ở mức độ nào 
đó thì dường như nữ đang có nhiều cơ hội việc làm hơn so với nam. 

277 
Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam

 
Nguồn: Tổ
ổng cục Thốnng kê, 2019 
Xétt theo nhóm m tuổi, tỷ lệ thanh niên  bị thất nghiệp cao hơnn nhiều so 
với  tỷ  lệ  thất  nghiệp
p  ở  các  nhóóm  tuổi  kháác  hàm  ý  rằ
ằng  tạo  việcc  làm  cho 
thanh niêên đã và đan ng là thách tthức lớn đốii với nền kinh tế. 
Có  thể  liệt  kê  một  số  nguuyên  nhân  cơ  bản  dẫnn  đến  tình  ttrạng  thất 
nghiệp  của  Việt  Nam m,  bao  gồmm:  (1)  do  ản
nh  hưởng  củủa  suy  thoáái  kinh  tế;  
(2) do sự ự mất cân đố ối giữa cungg và cầu lao o động cục b bộ vẫn thườ ờng xuyên 
xảy ra giữ ữa các địa pphương có ttrình độ pháát triển kinh h tế chênh lệệch nhau; 
(3)  do  ch
hất  lượng,  trình  độ  củaa  người  lao  động  còn  thấp, 
t khôngg  đáp  ứng 
được yêu u cầu của công việc… (N Nguyễn Thị H Hạnh, 2016)
Mặặt khác, bên n cạnh số liệệu về tỷ lệ tthất nghiệp, một vấn đềề còn cần 
quan tâm m hơn về lao động và vviệc làm tại  Việt Nam, đó là tỷ lệ tthiếu việc 
làm.  Theeo  định  nghĩĩa  của  Tổngg  cục  Thốngg  kê,  lao  độộng  thiếu  viiệc  làm  là 
những  người  có  tổng  số  giờ  làm  việc  (ccho  tất  cả các  công  vviệc)  dưới  
35  giờ/tuuần,  mong  muốn  và  sẵẵn  sàng  làm m  thêm  giờ. Thực  tế,  tỷỷ  lệ  thiếu 
việc làm ở Việt Nam m thường có  xu hướng ccao hơn so với tỷ lệ thấất nghiệp, 
tuy nhiênn, từ năm 20 015 trở lại đ đây, tỷ lệ thiếu việc làmm giảm nhannh và thấp 
hơn so với tỷ lệ thấtt nghiệp chuung của cả n nước. Ngoài ra, khi so ssánh giữa 
ực  thành  thị  và  nông  tthôn,  có  thể
2  khu  vự ể  thấy  rằng,  nếu  như  ttỷ  lệ  thất 
nghiệp ở ở khu vực th hành thị luôôn cao hơn ở ở nông thôn, thì tỷ lệ tthiếu việc 
làm ở nô ông thôn lại luôn lớn hơ ơn khu vực tthành thị. Đ Điều này xuấất phát từ 
đặc  trưng  cơ  cấu  laao  động  theeo  ngành  kinh  tế  giữa  các  khu  vự ực  tại  Việt 
Nam,  do o  lao  động  trong 
t ngàn h  sản  xuất  nông  nghiệ ệp  tại  khu  vvực  nông 
thôn  chiếếm  tỷ  trọngg  lớn,  đặc  ttính  của  ngàành  sản  xuấ
ất  nông  nghhiệp  là  có 

278 
tính thời vụ lớn, khiến cho khu  vực này luô
ôn duy trì m
mức thất ng hiệp thấp 
nhưng tỷỷ lệ thiếu việ
ệc làm lại caao. 
Tỷ lệ thất nghiiệp và thiếu  việc làm củ
ủa Việt Nam
m 2008‐2018 
8 (%) 
 
Tỷ lệ thất nghi
T iệp  Tỷ lệ
ệ thiếu việc làm

Chung  Thành thị Nông thôn Chung  Thành thị  N
Nông thôn 
2008  2,38  4,65  1,53  5,1  2,34  6,1 
2009  2,9  4,6  2,25  5,61  3,33  6,51 
2010  2,88  4,29  2,3  3,57  1,82  4,26 
2011  2,22  3,6  1,6  2,96  1,58  3,56 
2012  1,96  3,21  1,39  2,74  1,56  3,27 
2013  2,18  3,59  1,54  2,75  1,48  3,31 
2014  2,1  3,4  1,49  2,35  1,2  2,9 
2015  2,33  3,37  1,82  1,89  0,84  2,39 
2016  2,3  3,23  1,84  1,66  0,73  2,12 
2017  2,24  3,18  1,78  1,62  0,82  2,03 
2018  2,19  3,1  1,74  1,46  0,69  1,85 

Nguồn:: Tổng cục Thốống kê, 2019 

Tỷ  lệ thiếu việc làm của ccả lao động  nam và nữ đều giảm ttrong suốt 


n  10  năm  trrở  lại  đây,  ttuy  nhiên  lạại  có  sự  khác  biệt  về  ggiới.  Nhìn 
giai  đoạn
chung, tỷỷ lệ thiếu việ
ệc làm của nnữ luôn cao hơn so với n nam, phản áánh cơ hội 
và chất lư
ượng việc làm của nam  đang cao hơ ơn so với nữ ữ. 

 
Nguồn: Tổng cục Thốn
ống kê, 2019 

279 
Tỷ  lệ  thất  nghiệp  và  tỷ  lệ  thiếu  việc  làm  thấp  trong  bối  cảnh  chất 
lượng việc làm vẫn còn hạn chế do nền kinh tế Việt Nam còn lạc hậu, khu 
vực  kinh  tế phi  chính  thức  lớn, năng  suất  lao  động  thấp  và  các  chế  độ an 
sinh xã hội còn hạn chế phản ánh nhu cầu mưu sinh của người lao động để 
có thu nhập hơn là phản ánh sự toàn dụng lao động của thị trường lao động 
Việt Nam. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm thấp không có nghĩa là 
thị trường lao động Việt Nam phát triển tốt.  
(Viện KH LĐ và XH và ILO, 2018) 

6.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP


6.3.1. Đường Phillips ban đầu
Vào năm 1958, A.W.Phillips - nhà kinh tế học người Anh đã chỉ ra
rằng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ với nhau. Dựa vào
kết quả thực nghiệm trên cơ sở số liệu nhiều năm về tiền lương, giá cả,
thất nghiệp ở Anh, ông đã cho ra đời một đường mô tả mối quan hệ
nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và đặt tên là đường Phillips. Lý
thuyết này gợi ra rằng có thể đánh đổi lạm phát để lấy thất nghiệp thấp.
Mặc dù phát hiện của Phillips dựa vào số liệu thực nghiệm của
nước Anh, nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng mở rộng phát hiện
của ông sang các nước khác. Sau khi Phillips công bố công trình nghiên
cứu của mình, hai năm sau, Paul Samuelson và Robert Solow đã cho
đăng bài: “Các phân tích về chính sách chống lạm phát” trên tờ Điểm
báo Kinh tế Mỹ, trong đó họ đã chỉ ra mối quan hệ tương quan ngược
chiều giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu của Mỹ và gọi tên
mối quan hệ này là đường Phillips (N Gregory Mankiw, 2016).
Khi ra đời lý thuyết về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng
đạt tiềm năng và lạm phát không đổi), đường Phillips được xây dựng
hoàn chỉnh và có dạng như sau:
𝒈𝒑 𝜺 𝒖 𝒖∗
Trong đó:
gp: Tỷ lệ lạm phát;
u: Tỷ lệ thất nghiệp thực tế;

280 
u*: Tỷ
T lệ thất nghiệp
n tự nhhiên;
𝜀: Độ
Đ dốc đườ
ờng Phillipss (phản ánh
h độ nhạy cảm
c giữa thhất nghiệp
và lạm phhát).
Đâyy được gọii là phươnng trình đư ường Philllips trong ngắn hạn
(đường Phhillips ban đầu). Đườnng này gợi ý rằng có thể đánh đổổi lạm phát
ơn và ngược lại (Hình 6.8).
nhiều hơnn để có mộtt tỷ lệ thất nnghiệp ít hơ
Lạm phát

Hình
h 6.8. Đườn
ng Phillips trong ngắn hạn
Đườ ờng Phillips cho chúnng ta thấy rằng,
r lạm phát
p bằng 0 khi tỷ lệ
thất nghiệệp bằng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, khi thất nghiệpp thấp hơn
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì l ạm phát xảảy ra. Độ dốc
d của đườờng Philip
cho biết rằng,
r 𝜀 càn
ng lớn thì mmột sự tăngg, giảm nhhỏ của thất nghiệp sẽ
gây ra sự tăng giảm đáng kể vềề lạm phát.
l của 𝜀 phản
Độ lớn p ánh sựự phản ứng
g của tiền lư
ương. Nếu ttiền lương
có độ phản ứng mạạnh thì 𝜀 llớn, nếu có ó tính ỳ caao thì 𝜀 nhhỏ (đường
Phillips xoay
x ngang g). Nếu đườờng Phillip
ps gần như ư nằm nganng thì lạm
phát phảnn ứng rất kéém với thất nghiệp.
6.3.22. Đường Phillips
P mở
ở rộng
Thựực tế ngày nayn giá cả không hạ xuống
x theo
o thời gian do có lạm
phát dự kiến,
k vì thếế đường Phhillips đượcc mở rộng thêm bằngg việc bao
gồm cả tỷỷ lệ lạm pháát dự kiến vvà có dạng như sau:
𝒈𝒑 𝒈
𝒈𝒑𝒆 𝜺 𝒖 𝒖∗

281 
Trong đó: gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Phương trình đường Phillips mở rộng cũng hàm ý khi có dự kiến về
lạm phát thì đường Phillips mở rộng sẽ dịch chuyển song song so với
đường Phillips ban đầu lên phía trên và cách đường Phillips ban đầu một
khoảng cách đúng bằng lạm phát dự kiến.

gp

PC1 PC2

gpe E

u* u

Hình 6.9. Đường Phillips mở rộng


Hình 6.9 mô tả đường Phillips mở rộng, tương ứng với đường PC2.
Đường Phillips mở rộng cho thấy, khi thất nghiệp bằng với tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên (u = u*) thì lạm phát bằng với tỷ lệ lạm phát dự kiến
(gp = gpe). Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thấp nghiệp tự nhiên
(u < u*) thì lạm phát sẽ thấp hơn tỷ lệ dự kiến (gp < gpe).
Đường Phillips mở rộng ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến
chưa có thay đổi. Nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng nhanh,
nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất
nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các chính sách thì khi giá
cả tăng lên nên mức cung tiền thực tế sẽ giảm xuống, lãi suất tăng lên
và tổng cầu dần dần được điều chỉnh về mức cũ, nền kinh tế với lạm
phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng vì lạm
phát đã được dự kiến nên tiền lương và các chi phí khác cũng được điều
chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả chỉ dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất
nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên sẽ dịch
chuyển lên trên.

282 
6.3.3. Đường Phillips dài hạn
Trong dài hạn, lạm phát được dự tính một cách đầy đủ và hầu hết
các biến số danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát. Điều này có nghĩa
là (gp - gpe) sẽ tiến dần tới 0.
Lúc này phương trình đường Phillips được viết lại như sau:
0 = - gp (u - u*) hoặc u = u*
Trong dài hạn, đối với mọi mức lạm phát tiền lương, tỷ lệ thất
nghiệp thực tế luôn ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cho dù lạm phát
thay đổi thế nào đi nữa.
Đường Phillips trong dài hạn là đường thẳng đứng song song với
trục tung và cắt trục hoành tại mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, không có
sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.

gp Đường Phillips dài hạn


PC2

gpe
PC1

u
u*

Hình 6.10. Đường Phillips trong dài hạn


Biểu diễn trên đồ thị đường Phillips dài hạn sẽ là đường song song
với trục tung và cắt trục hoành tại điểm tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên.
Hình 6.10 chỉ ra rằng, trong ngắn hạn, nền kinh tế vận động theo
đường Phillips ban đầu hoặc mở rộng, có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm
phát và thất nghiệp. Còn trong dài hạn, về cơ bản không tồn tại mối quan
hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.

283 
THUẬT NGỮ VIỆT ANH

Lạm phát Inflation


Giảm phát Deflation
Giảm lạm phát Disinflation
Hiệu ứng Fisher Fisher Effect
Lạm phát vừa phải Moderate Inflation
Lạm phát phi mã Galloping Inflation
Siêu lạm phát Hyperinflation
Tỷ lệ lạm phát dự kiến Expected Inflation Rate
Thất nghiệp tạm thời Frictional Unemployment
Thất nghiệp cơ cấu Structural Unemployment
Thất nghiệp chu kỳ Cyclical Unemployment
Thất nghiệp tự nguyện Voluntary Unemployment
Thất nghiệp không tự nguyện Invaluntary Unemployment
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên U*: Natural rate of Unemployment
Chỉ số giá tiêu dùng CPI: Consumer Price Index
Chỉ số giá sản xuất PPI: Producer Price Index
Chỉ số điều chỉnh lạm phát/giảm DGDP: GDP deflator
phát theo GDP
Đường Phillips PC: Phillips curve
Đường Phillips dài hạn PCL: Long run Phillips curve

284 
CÂU HỎI THỰC HÀNH

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp đánh theo chữ số dưới đây:
a. Lạm phát d. Thất nghiệp chu kỳ
b. Siêu lạm phát e. Chính sách thu nhập
c. Lực lượng lao động f. Đường Philiips ngắn hạn
1. Chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát cao đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp thấp
và ngược lại.
2. Sự gia tăng của mức giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.
3. Thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế suy thoái.
4. Khái niệm dùng để chỉ số người đang có việc làm với số người
đang tích cực tìm kiếm việc làm.
5. Các thời kỳ lạm phát rất cao.
6. Biện pháp tác động trực tiếp vào tiền lương và các khoản thu
nhập khác.
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. ….......................là sự giảm của mức giá trung bình theo thời gian
2. Xuất khẩu ròng tăng đột biến gây ra lạm phát …………………..
3. ............................................. là nơi duy nhất được phép phát hành
tiền tệ.
4. ..................................chỉ những người trong lực lượng lao động
xã hội không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
5. Keynes chỉ ra rằng nền kinh tế có...........loại thất nghiệp là thất
nghiệp.............................. và thất nghiệp………………………….
6. Mô hình Phillips ngắn hạn chỉ ra rằng …………… và
………………… có mối quan hệ đánh đổi.

285 
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của:
a. Giá cả của một số loại hàng hoá thiết yếu.
b. Tiền lương trả cho công nhân.
c. Mức giá chung.
d. Tiền lương thực tế so với tiền lương danh nghĩa.
2. Giảm phát xảy ra khi:
a. Giá cả của một mặt hàng quan trọng trên thị trường giảm
đáng kể.
b. Tỷ lệ lạm phát giảm.
c. Mức giá trung bình giảm.
d. GDP thực giảm liên tục ít nhất trong 2 quý liên tiếp.
3. Nếu tỷ lệ lạm phát bằng 5% lãi suất danh nghĩa bằng 3%, thì lãi
suất thực tế sẽ:
a. 8% b. 2% c. 15% d. -2%
4. Trong trường hợp lạm phát do cầu kéo:
a. Cả tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng.
b. Tỷ lệ thất nghiệp tăng trong khi tỷ lệ lạm phát giảm.
c. Tỷ lệ lạm phát tăng trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm.
d. Cả tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều giảm.
5. Trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy:
a. Cả tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng.
b. Tỷ lệ thất nghiệp tăng trong khi tỷ lệ lạm phát giảm.
c. Tỷ lệ lạm phát tăng trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm.
d. Cả tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều giảm.

286 
6. Lực lượng lao động là một tổng lượng dùng để chỉ
a. Tổng số người trong độ tuổi lao động.
b. Tổng số người hiện đang có việc làm.
c. Tổng số người hiện đang thất nghiệp.
d. Tổng số người có khả năng và sẵn sàng tham gia lực lượng
lao động.
7. Số người bị mất việc do nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái
được xếp vào dạng:
a. Thất nghiệp tạm thời.
b. Thất nghiệp cơ cấu.
c. Thất nghiệp tự nhiên.
d. Không phải những loại trên.
8. Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp cơ cấu?
a. Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp
cho tới khi anh ta được đào tạo lại.
b. Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm
một công việc tốt hơn ở gần nhà.
c. Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc nhưng anh
ta hy vọng sớm được gọi trở lại.
d. Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào
suy thoái.
9. Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp tạm
thời? Một công nhân ngành thép:
a. Bỏ việc và đang đi tìm một công việc tốt hơn.
b. Về hưu theo chế độ.
c. Quyết định ngừng làm việc để trở thành sinh viên chính qui
của một trường đại học.
d. Không muốn làm việc và ngừng tìm việc.

287 
10. Thất nghiệp tự nhiên:
a. Bằng thất nghiệp chu kỳ cộng với thất nghiệp cơ cấu.
b. Là mức thất nghiệp khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
c. Là thất nghiệp tự nguyện khi thị trường lao động ở trạng thái
cân bằng.
d. Là những người không tìm được việc làm.
11. Đường Phillips biểu diễn:
a. Mối quan hệ giữa mức tiền lương và mức thất nghiệp.
b. Mối quan hệ giữa mức giá và mức thất nghiệp.
c. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng giá và tỷ lệ thất nghiệp.
d. Mối quan hệ giữa sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ
thất nghiệp.
12. Theo đường Phillips ban đầu, nếu thất nghiệp ở mức tự nhiên thì:
a. Tỷ lệ lạm phát bằng không.
b. Mức lương sẽ tăng dần cho đến khi toàn bộ lực lượng lao
động có việc làm.
c. Cung về lao động hoàn toàn co dãn với giá.
d. Không phải các câu trên.
IV. Đúng/Sai
1. Lạm phát làm hại những người vay tiền và làm lợi cho những
người cho vay tiền.
2. Giáo dục là một trong những biện pháp quan trọng để giảm tỷ lệ
thất nghiệp.
3. Trong nền kinh tế, khi Chính phủ tăng chi tiêu quá lớn thì xảy ra
lạm phát cầu kéo.
4. Trong nền kinh tế, khi chi phí sản xuất tăng cao thì xảy ra lạm
phát cầu kéo.

288 
5. Thất nghiệp tự nguyện chính là thất nghiệp tự nhiên.
6. Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
7. Trong nền kinh tế, khi có sự gia tăng quá mức của đầu tư tư
nhân, sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát do chi phí đẩy.
8. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu mà gây ra lạm phát thì thất nghiệp
sẽ giảm.
9. Mô hình đường Phillips luôn chỉ ra rằng thất nghiệp và lạm phát
có mối quan hệ đánh đổi.
10. Không tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp trong dài hạn.

289 
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, đo lường và phân loại lạm phát.


2. Phân tích các nguyên nhân và biện pháp kiểm soát lạm phát
cầu kéo.
3. Phân tích các nguyên nhân và biện pháp kiểm soát lạm phát chi
phí đẩy.
4. Phân tích tác động của lạm phát. Trình bày các biện pháp kiềm
chế lạm phát.
5. Trình bày khái niệm, đo lường, phân loại thất nghiệp.
6. Giải thích nguyên nhân của thất nghiệp theo quan điểm của
trường phái cổ điển?
7. Giải thích nguyên nhân của thất nghiệp theo quan điểm của
trường phái Keynes?
8. Phân tích tác động của thất nghiệp. Trình bày các biện pháp
giảm thất nghiệp.
9. Trình bày phương trình, đồ thị và ý nghĩa của đường Phillips.
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trên mô hình Phillips trong
ngắn hạn và trong dài hạn là như thế nào?

290 
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Dựa trên lý thuyết về lạm phát, hãy phân tích tình hình lạm phát
của Việt Nam thời gian qua, đánh giá các nguyên nhân gây ra lạm phát,
các tác động và trình bày các biện pháp kiểm soát lạm phát mà Chính
phủ Việt Nam đã thực hiện.
2. Dựa trên lý thuyết về thất nghiệp, hãy phân tích tình hình thất
nghiệp của Việt Nam thời gian qua, đánh giá các nguyên nhân gây ra thất
nghiệp, các tác động và biện pháp giảm thất nghiệp mà Chính phủ Việt
Nam đã thực hiện.
3. Phân tích mối quan hệ tương quan giữa lạm phát và thất nghiệp ở
Việt Nam thời gian qua.

291 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình
dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục
Việt Nam, tái bản lần thứ chín.
2. Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2017), Báo cáo thường niên
thị trường tài chính Việt Nam năm 2016: Lạm phát và lạm phát kỳ vọng,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Công (2006), Bài tập kinh tế vĩ mô I, NXB Lao
động.
4. Phan Thế Công, Lê Quốc Hội (2009), Giáo trình kinh tế vĩ mô -
TOPICA, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. David Begg, Stanley Fisher và Rudiger Dornbusch (2011), kinh
tế học vĩ mô, NXB Thống kê.
6. Nguyễn Văn Dần (2018), Giáo trình kinh tế học vĩ mô 1, NXB
Tài Chính.
7. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình kinh tế học
- tập 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Nguyên lý kinh tế học vĩ mô,
NXB Lao động - Xã hội.
9. Nguyễn Thị Hạnh (2016), Thực trạng và giải pháp giảm thất
nghiệp ở Việt Nam hiện nay, truy cập tại trang web:
http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-giam-
that-nghiep-o-viet-nam-hien-nay-25874.htm, ngày truy cập: 27/3/2019.
10. An Huy (2018), Venezuela bỏ 5 số 0 trên đồng tiền để chống
siêu lạm phát, truy cập tại trang web: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-
quoc-te/tin-tuc/venezuela-bo-5-so-0-tren-dong-tien-de-chong-sieu-lam-
phat-141968.html, ngày truy cập: 12/12/2018.

292 
11. Lê Quốc Hưng (2012), Lạm phát Việt Nam, nguyên nhân căn
bản và giải pháp kiềm chế trong thời gian tới.
12. N.Gregory Mankiw (2010), Macroeconomics, 8th Edition,
NewYork Worth Publishers.
13. N. Gregory Mankiw (2016), Kinh tế học vĩ mô 6th edition
(Sách dịch), Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 536 - 540.
14. Nguyễn Văn Ngọc (2001), Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ
mô, NXB Thống kê.
15. Rudiger.D, Stanley Fisher & Richard.S (2001),
th
Macroeconomics, 8 Edition.
16. Ngọc Trang (2011), 10 vụ siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch
sử, truy cập từ trang web: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/10-vu-sieu-
lam-phat-toi-te-nhat-trong-lich-su-1319691129.htm, ngày truy cập:
25/3/2019.
17. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, ILO (2018), Xu hướng lao
động và xã hội Việt Nam 2012-2017, NXB Thanh niên.

293 
CHƯƠNG 7

KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ


 
MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chương này bạn có thể: 
‐ Hiểu về bảng cán cân thanh toán của một quốc gia; 
‐  Hiểu  được  tỷ  giá  hối  đoái,  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  tỷ  giá  hối 
đoái và thị trường ngoại hối; 
‐  Hiểu  được  tác  động  của  chính  sách  tài  khóa,  chính  sách  tiền  tệ 
trong nền kinh tế mở. 
CHỦ ĐỀ 
‐ Cán cân thanh toán. 
‐ Tỷ giá hối đoái. 
‐ Thị trường ngoại hối. 
‐  Tác  động  của  chính  sách  tài  khóa,  chính  sách  tiền  tệ  trong  nền 
kinh tế mở. 

Trong các chương trước chúng ta đã nghiên cứu nền kinh tế chủ
yếu được giới hạn trong phạm vi quốc gia với các chủ thể là cá nhân, các
doanh nghiệp và Chính phủ (nền kinh tế đóng) mà không đề cập nhiều
đến hoạt động kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới.
Trên thực tế các quốc gia đều có mối liên hệ với nhau thông qua các
quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Trong điều kiện của nền kinh
tế mở, các nước thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ, đầu tư… Việc mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ, đầu tư… giữa

294 
các quốc gia cũng hình thành nên thị trường ngoại hối. Tất các các hoạt
động đó sẽ tác động không nhỏ đến các chính sách kinh tế vĩ mô của một
quốc gia. Trong chương này chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến nền kinh tế mở. Bao gồm: Cán cân thanh toán quốc tế
(BOP), các khoản mục của BOP, trạng thái của BOP và ý nghĩa đối với
phân tích kinh tế vĩ mô; Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái: nghiên
cứu về cơ sở hình thành thị trường ngoại hối, yếu tố quyết định cung, cầu
tiền trên thị trường ngoại hối và các cơ chế tỷ giá hối đoái; Nghiên cứu
về chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở: phân tích tác động của chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế mở với dòng
vốn quốc tế lưu chuyển hoàn hảo.

7.1. CÁN CÂN THANH TOÁN


7.1.1. Các khoản mục của cán cân thanh toán
Trong nền kinh tế mở, một quốc gia sẽ thực hiện nhiều hoạt động
giao dịch với phần còn lại của thế giới, bao gồm các giao dịch liên quan
đến xuất, nhập khẩu, đầu tư, chuyển giao thu nhập, viện trợ, trả nợ nước
ngoài... Tất cả các giao dịch này của một quốc gia với nước ngoài sẽ được
thống kê và ghi chép lại trong bảng cán cân thanh toán của quốc gia.
Cán cân thanh toán của một quốc gia là bảng thống kê ghi chép lại
một cách có hệ thống về giá trị của tất cả các giao dịch kinh tế giữa cư
dân và Chính phủ của nước đó với phần còn lại của thế giới trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Cán cân thanh toán có thể được hạch toán theo nội tệ hoặc ngoại tệ.
Tuy nhiên, ở Việt Nam thường được hạch toán theo ngoại tệ. Vì vậy,
bảng cán cân thanh toán phản ánh giá trị của toàn bộ lượng ngoại tệ vào
và ra khỏi lãnh thổ một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Tất cả các khoản mục trong bảng BOP là biến lưu lượng (flow) không
phải tích lượng (stock). Đây là những giao dịch xuất hiện trong một
khoảng thời gian (tháng, quý hay năm).
Từ số liệu của bảng cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia,
có thể biết được mức độ trao đổi kinh tế giữa quốc gia đó với các nước
khác như thế nào.

295 
Về hình thức, bảng cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia
được thể hiện giống như một tài khoản kế toán (dạng chữ T). Một bên
(bên “Có”) ghi lại giá trị của các hoạt động giao dịch mang lại dòng
ngoại tệ vào quốc gia, (khi quốc gia xuất khẩu, nhận đầu tư nước ngoài,
nhận viện trợ nước ngoài, nhận thu nhập chuyển về nước...), bên còn lại
(bên “Nợ”) ghi chép giá trị của các hoạt động giao dịch khiến dòng ngoại
tệ ra khỏi quốc gia (khi quốc gia nhập khẩu, đi đầu tư ra nước ngoài, viện
trợ nước ngoài, chuyển thu nhập ra nước ngoài...).

Hộp 7.1. Các khoản Nợ và Có  
trong một bảng cán cân thanh toán quốc tế 

Các khoản ghi “Có”  Các khoản ghi “Nợ” 
 Xuất khẩu;   Nhập khẩu; 
 Các khoản thu nhập (như lãi và   Các  khoản  thanh  toán  thu  nhập 
cổ  tức  nhận  từ  đầu  tư  nước  (như  lãi  và  cổ  tức  trả  cho  người 
ngoài);  nước ngoài); 
 Chuyển nhượng đơn phương từ   Chuyển  nhượng  đơn  phương  đến 
nước  ngoài  (như  viện  trợ  nước  người  nước  ngoài  (như  viện  trợ 
ngoài  hay  viện  trợ  nhân  đạo  nước ngoài hay viện trợ nhân đạo 
nhận  được  từ  người  nước  cung cấp đến người nước ngoài); 
ngoài); 
 Các dòng vốn ra (như là một khoản 
 Các  dòng  vốn  vào  (như  là  một  gia tăng của các khoản tiền gửi nội 
khoản  gia  tăng  của  các  khoản  địa  ở  các  ngân  hàng  nước  ngoài 
tiền gửi nước ngoài ở các ngân  hay  việc  mua  công  ty,  cổ  phiếu, 
hàng  trong  nước  hay  việc  mua  hay  trái  phiếu  nước  ngoài  của 
công ty, cổ phiếu, hay trái phiếu  người trong nước); 
trong  nước  của  người  nước 
 Tăng  dự  trữ  chính  thức  (các  trữ 
ngoài); 
lượng vàng hay ngoại tệ của Chính 
 Giảm dự trữ chính thức (các trữ  phủ). 
lượng  vàng  hay  ngoại  tệ  của 
Chính phủ). 
Nguồn: David Moss (2007) 

296 
Bảng cán cân thanh toán quốc tế được cấu trúc gồm 2 tài khoản
chính là “Tài khoản vãng lai” và “Tài khoản vốn và tài chính”. Ngoài ra
còn có một khoản mục là “Sai số thống kê”.
Tài khoản vãng lai (Current Account - CA) là tài khoản ghi chép
tất cả các giao dịch quốc tế của một quốc gia liên quan đến xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ, thu nhập yếu tố ròng và chuyển nhượng ròng
từ nước ngoài trong một thời kỳ cụ thể - thường là một năm.
Theo cách phân loại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cán cân tài khoản
vãng lai được chia thành bốn khoản mục nhỏ hơn là: thương mại hàng
hóa, thương mại dịch vụ, thu nhập đầu tư ròng và chuyển nhượng ròng.
Khoản mục thương mại hàng hóa ghi lại giá trị của tất cả các giao dịch
về hàng hoá giữa quốc gia với nước ngoài. Khoản mục thương mại dịch
vụ ghi lại giá trị của tất cả các giao dịch về dịch vụ của quốc gia với nước
ngoài (dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế...). Giá trị của cán
cân thương mại phản ánh chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ
quốc gia xuất khẩu và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ quốc gia nhập khẩu.
Thu nhập đầu tư ròng gắn với các khoản thu nhập liên quan đến việc sở
hữu các tài sản tài chính và cho thuê tài nguyên. Chuyển nhượng ròng
gắn với các khoản viện trợ chính thức giữa Chính phủ của quốc gia với
các Chính phủ của các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế. Ngoài ra,
khoản mục này còn bao gồm các khoản thuế đánh vào thu nhập và của
cải của người không phải là cư dân của nước đó, các khoản đóng góp bảo
hiểm và trợ cấp xã hội, các khoản phí bảo hiểm phi nhân thọ ròng, các
khoản bảo hiểm phi nhân thọ khi phát sinh sự kiện được bảo hiểm, các
khoản viện trợ ở khu vực tư nhân, các khoản phạt đối với người không
phải cư dân, tiền thắng từ chơi bạc hoặc xổ số... Giá trị thu nhập ròng từ
tài sản nước ngoài bằng tổng giá trị của thu nhập đầu tư ròng và chuyển
nhượng ròng.
Cán cân tài khoản vãng lai thặng dư cho biết quốc gia tích lũy tài
sản ròng so với nước ngoài, ngược lại, khi cán cân tài khoản vãng lai
thâm hụt thì quốc gia vay ròng từ nước ngoài.

297 
Tài khoản vốn và tài chính (Capital and Financial Account - KA)
ghi chép các giao dịch liên quan đến các hoạt động của một quốc gia
trong việc đi vay nước ngoài và cho nước ngoài vay, các dòng đầu tư
trực tiếp và gián tiếp với nước ngoài diễn ra trong một thời kỳ cụ thể -
thường là một năm.
Tài khoản vốn và tài chính cấu trúc thành 2 tiểu khoản gồm: Tài
khoản vốn (Capital Account) và Tài khoản tài chính (Financial Account).
Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch liên quan đến việc chuyển giao vốn
và mua bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất. Tài sản tài chính ghi
chép các giao dịch liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp nước ngoài.
Cán cân Tài khoản vốn và tài chính (KA) là chênh lệch giữa dòng
vốn vào quốc gia (người nước ngoài sở hữu thêm hay cho vay thêm đến
người trong nước) với dòng vốn ra khỏi quốc gia (người trong nước sở
hữu thêm, cho vay thêm hay trả nợ cho người nước ngoài). Khi cán cân
tài khoản vốn và tài chính thặng dư nghĩa là người nước ngoài sở hữu
thêm tài sản hay cho vay ròng đối với trong nước. Ngược lại, khi cán cân
tài khoản vốn và tài chính thâm hụt thì quốc gia sở hữu thêm tài sản nước
ngoài hay cho vay ròng đối với nước ngoài.
Sai số thống kê là những số liệu được đưa vào nhằm mục đích điều
chỉnh những phần sai sót mà quá trình thống kê gặp phải.
7.1.2. Cân bằng cán cân thanh toán
Có thể thấy rằng, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của một quốc
gia được thể hiện trong bảng cán cân thanh toán. Những thay đổi của mỗi
chỉ tiêu sẽ có tác động đến các chỉ tiêu khác trong bảng cán cân thanh
toán và tác động đến tỷ giá hối đoái, từ đó tác động đến sự lựa chọn
chính sách của Chính phủ.
Xét trong một khoảng thời gian nhất định - thường là một năm,
bảng cán cân thanh toán của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba
trạng thái: cân bằng, thặng dư hoặc thâm hụt.

298 
Khi cộng các kết quả của cán cân tài khoản vãng lai (CA), cán cân
tài khoản vốn và tài chính (KA) sẽ cho kết quả giá trị BOP. Cán cân BOP
được quyết định bởi cán cân tài khoản vãng lai (CA) và cán cân tài khoản
vốn và tài chính (KA).
𝑩𝑶𝑷 𝑪𝑨 𝑲𝑨
Nếu một tài khoản dư có và tài khoản kia dư nợ với cùng một quy
mô thì cán cân thanh toán BOP = 0 hay nói cách khác là cán cân thanh
toán cân bằng.
Nếu cả hai tài khoản cùng dư có, hoặc 1 tài khoản dư có và 1 tài
khoản dư nợ nhưng số dư có lớn hơn số dư nợ thì BOP > 0 hay còn gọi là
cán cân thanh toán thặng dư.
Nếu cả hai tài khoản cùng dư nợ, hoặc 1 tài khoản dư có và 1 tài
khoản dư nợ nhưng số dư nợ lớn hơn số dư có thì BOP < 0 hay còn gọi là
cán cân thanh toán thâm hụt.
Khi quốc gia duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, khi đó tình
trạng thặng dư hay thâm hụt BOP sẽ được NHTƯ hấp thu thành dự trữ
ngoại hối (FR). Khi BOP thặng dư, cung lớn hơn cầu trên thị trường
ngoại hối, nội tệ có thể lên giá và quốc gia sẽ phải mua vào lượng cung
ngoại hối dư thừa, làm tăng tích lũy ngoại hối và tăng FR. Ngược lại,
BOP thâm hụt, cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối, nội tệ có thể
mất giá và quốc gia sẽ phải bán ngoại hối ra thị trường làm giảm FR.
Ngược lại, khi quốc gia duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, sẽ
không có sự can thiệp của NHTƯ vào thị trường ngoại hối, thay vào đó,
tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu trên thị trường
ngoại hối nên cán cân thanh toán luôn cân bằng:
𝐵𝑂𝑃 𝐶𝐴 𝐾𝐴 0
Vì trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thặng dư hay thâm hụt cán
cân thanh toán sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái, sau đó, sự thay đổi tỷ giá
hối đoái có tác động đưa cán cân thanh toán về trạng thái cân bằng.

299 
Hộp 7.2. C
Cán cân thaanh toán (B
BOP) ‐ Việt Nam 20155 

 
Thểể hiện trên  bảng “BOP  ‐ Việt Nam 2015” là số ố liệu tóm ttắt về cán 
cân thanh toán Việt Nam năm 22015 được h hai tổ chức Ngân hàng PPhát triển 
ADB)  và  Qu
châu  Á  (A uỹ  Tiền  tệ  Q
Quốc  tế  (IMMF)  lần  lượt  phát  hành  vào  năm 
2016 (theeo phương  pháp cũ) vàà 2017 (theo o phương ph háp mới). Trrước tiên, 
chúng ta  thấy số liệu u khá trùng  khớp, sai số ố khá nhỏ (ddo nguồn khhác nhau). 
Cán cân vvãng lai CA  đều có kết  quả dương  trong cả ha ai phương p háp cũ và 
mới, tronng khi cán câân tài chính  và khoản m mục thay đổi dự trữ là n ghịch dấu 
nhưng có ó cùng ý ngh hĩa kinh tế.  Đối với ADB (phương  pháp cũ), cáán cân tài 
chính dư ương thể hiệ ện dòng vốn  vào lớn hơ ơn dòng vốn ra (hàm ý ggiảm nắm 
giữ tài sản ròng của n nước ngoài  năm 2015). Đối với IMF F (phương ppháp mới), 
cán cân ttài chính âm thể hiện nggười nước n ngoài nắm giữ thêm nhiềều tài sản 
trong nước hơn là nggười trong nnước nắm ggiữ thêm tài sản nước nngoài năm 
2015 (hàm ý dòng vố ốn vào lớn hhơn dòng vố ốn ra). Như vvậy, phươngg pháp cũ, 
cán cân ttài chính thể ể hiện kết q uả dòng vốn n vào ròng, trong khi đóó phương 
pháp  mớ ới  cán  cân  tài  chính  thểể  hiện  sở  hữu  thêm  tà
ài  sản  ròng  của  nước 
ngoài ‐ vềề ý nghĩa kinnh tế là như  nhau. 
Phưương pháp cũ: tài khoảản vãng lai  cộng tài khhoản vốn cộộng khoản 
sai và sótt cộng tài kh
hoản tài chíính (bao gồm
m thay đổi d
dự trữ) sẽ bbằng 0: 
884
4 + 0 + (‐850
03) + (1587 ++ 6032) = 0
Phưương pháp mới: tài khooản vãng la ai cộng tài kh
hoản vốn cộộng khoản 
sai và sótt trừ tài kho
oản tài chínhh (bao gồm tthay đổi dự trữ) sẽ bằngg 0: 
906
6 + 0 + (‐851
13) ‐ [(‐15755) + (‐6032)] = 0 
Ngu
uồn: Châu Vă
ăn Thành(20117), 
Trìn
nh bày cán câ
ân thanh toánn ‐ tiếp cận m
mới cập nhật

300 
7.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
7.2.1. Tỷ giá hối đoái
Trong một nền kinh tế mở, người dân và Chính phủ của quốc gia
này thực hiện các giao dịch kinh tế với người dân, Chính phủ quốc gia
khác sẽ nảy sinh một vấn đề về đồng tiền giao dịch. Mỗi quốc gia có
một đồng tiền giao dịch riêng và được lưu hành trong phạm vi nền kinh
tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, trong giao dịch quốc tế, người ta sẽ cần
sử dụng những đồng tiền của các nước khác nhau. Chẳng hạn, một
người tiêu dùng Việt Nam muốn mua máy tính IBM của Mỹ thì người
này sẽ cần sử dụng đô la Mỹ (USD) để trả cho người Mỹ. Ngược lại,
khi người tiêu dùng Mỹ muốn mua hàng của Việt Nam họ sẽ cần dùng
đến tiền Đồng (VND). Như vậy, sẽ xuất hiện nhu cầu đổi từ VND ra
USD và ngược lại.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) là tỷ lệ trao
đổi tiền tệ của một đồng tiền này ra tiền tệ của một đồng tiền khác. Ví
dụ: nếu một người đến ngân hàng, người đó có thể thấy tỷ giá hối đoái
được niêm yết là 23.000 đồng cho mỗi đô la Mỹ. Nếu người đó đưa cho
ngân hàng một đô la Mỹ, ngân hàng sẽ trả cho họ 23.000 đồng; và nếu
người đó đưa cho ngân hàng 23.000 đồng, ngân hàng sẽ trả người đó một
đô la Mỹ (Trên thực tế, ngân hàng sẽ niêm yết giá khác nhau để mua vào
và bán ra đô la Mỹ. Sự khác biệt mang lại cho ngân hàng một số lợi
nhuận khi cung cấp dịch vụ này. Đối với mục đích của chúng ta ở đây thì
có thể thể bỏ qua những khác biệt này).
Tỷ giá hối đoái có thể được niêm yết theo một trong hai dạng là
niêm yết trực tiếp (Direct quote) hoặc niêm yết gián tiếp (Indirect quote).
Niêm yết trực tiếp: tỷ giá hối đoái được niêm yết theo tiền nội tệ,
nghĩa là niêm yết giá của 1 đơn vị ngoại tệ theo nội tệ. Ký hiệu E - là tỷ
giá của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ. Khi đó:
E = 23.000VND/USD hoặc E VND/USD = 23.000

301 
Niêm yết gián tiếp: Tỷ giá hối đoái được niêm yết theo ngoại tệ,
nghĩa là niêm yết giá của một đơn vị nội tệ theo ngoại tệ. Ký hiệu e - là
tỷ giá của đồng nội tệ tính theo đồng ngoại tệ. Khi đó:
e = 0,000043USD/VND hoặc e USD/VND = 0,000043
Hầu hết các quốc gia niêm yết tỷ giá trực tiếp, trong khi chỉ có một
số ít các quốc gia niêm yết gián tiếp (Mỹ, Nhật, Anh, một số nước thuộc
cộng đồng kinh tế châu Âu). Tại Việt Nam, chúng ta lựa chọn niêm yết
theo cách thứ nhất, theo đó các ngân hàng sẽ niêm yết giá của các đồng
ngoại tệ (USD, EUR, JPY...) theo nội tệ (VND).
Khi niêm yết tỷ giá, các NHTM sẽ niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá
bán. Ví dụ, ngày 30/1/2019, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố
tỷ giá mua USD là 23.150 VND, tỷ giá bán USD là 23.240 VND.
Mặc dù có thể niêm yết tỷ giá theo cả hai cách, nhưng trong giáo
trình này, để thống nhất chúng ta sẽ dùng cách niêm yết tỷ giá gián tiếp.
Tức là tỷ giá của nội tệ theo ngoại tệ (e). Nếu tỷ giá thay đổi để tiền
Đồng mua được thêm ngoại tệ, thì sự thay đổi đó được gọi là sự lên giá
của tiền Đồng. Nếu tỷ giá thay đổi để tiền Đồng mua được ít ngoại tệ
hơn, thì sự thay đổi đó được gọi là sự xuống giá của tiền Đồng.
Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange Rates - RER) là tỷ lệ mà một
người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia lấy hàng hóa
và dịch vụ của một quốc gia khác. Ví dụ, nếu bạn đi mua sắm và thấy rằng
một kg gạo của Nhật đắt gấp đôi một kg của Việt Nam, tỷ giá hối đoái
thực là 1/2 gạo Nhật cho mỗi kg gạo Việt Nam. Lưu ý rằng, giống như tỷ
giá hối đoái danh nghĩa, chúng tôi biểu thị tỷ giá hối đoái thực là đơn vị
của mặt hàng nước ngoài trên mỗi đơn vị của mặt hàng trong nước.
Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá được điều chỉnh sự khác biệt
về các mức giá chung giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái thực được xác
định như sau:
𝑷
𝜺 𝒆 (7.1)
𝑷∗

302 
Trong đó:
𝜀: Tỷ giá hối đoái thực;
e: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa;
P*: Giá cả của hàng hoá của nước ngoài (tính theo tiền nước ngoài);
P: Giá của hàng hoá cùng loại được sản xuất trong nước.
Trong trường hợp, có nhiều hàng hóa thì P và P* lần lượt là các chỉ
số giá của hàng hóa trong nước và chỉ số giá của hàng hóa nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái doanh nghĩa biểu thị lượng ngoại tệ trên 1 đơn vị
nội tệ thì tỷ giá hối đoái thực biểu thị tỷ lệ giá cả hàng hóa giữa hai
quốc gia khi tính theo cùng một đơn vị tiền tệ. Hay nói cách khác, tỷ
giá hối đoái thực phản ánh tỷ lệ trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia. Tỷ
giá hối đoái thực được xác định theo công thức (7.1) cho biết lượng
hàng hóa nước ngoài để đổi lấy một đơn vị hàng hóa trong nước và vì
vậy cho biết sức cạnh tranh về giá cả của hàng hóa trong nước so với
hàng hóa nước ngoài.
Xét ví dụ sau: Giả sử Việt Nam và Mỹ cùng sản xuất gạo, giá của 1
kg gạo tại Việt Nam là 23.000 đồng và tại Mỹ là 2 USD. Giả sử tỷ giá
hối đoái danh nghĩa của VND theo USD là 0,00043USD/VND. Khi đó,
giá của 1 kg gạo của Mỹ tính theo VND là 46.000 VND. Nghĩa là 1 kg
gạo của Mỹ có giá đắt gấp 2 lần so với gạo của Việt Nam. Tỷ lệ trao đổi
gạo của Việt Nam và Mỹ là: 1 kg gạo (VN) = 0,5 kg gạo (Mỹ).

Ta có: 𝜀 0,000043 0,5

Như vậy, sức cạnh tranh của gạo Việt Nam cao hơn so với gạo
của Mỹ.
7.2.2. Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế, tại đó đồng tiền
của quốc gia này có thể trao đổi lấy tiền của quốc gia khác. Thị trường
ngoại hối hoạt động dựa trên quan hệ cung - cầu về tiền trên thị trường
ngoại hối. Trong giáo trình này, quy ước tỷ giá là giá của nội tệ (e) nên
khi nói đến cung và cầu tiền trên thị trường ngoại hối là cung cầu về nội

303 
tệ. Trên thị trường ngoại hối, đồng tiền yết giá là đồng nội tệ và đồng tiền
định giá là ngoại tệ
7.2.2.1. Cầu tiền nội tệ trên thị trường ngoại hối
Cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối của một quốc gia là khối lượng
tiền nội tệ mà những người tham gia thị trường ngoại hối muốn mua và
có khả năng mua (chuyển đổi từ ngoại tệ ra nội tệ) tương ứng với mỗi
mức tỷ giá của nội tệ (e) trên thị trường ngoại hối (giả định các yếu tố
khác là không đổi).
Cầu về tiền của một nước phát sinh trên thị trường ngoại hối trong
những giao dịch sau: Thứ nhất, khi người nước ngoài mua hàng hoá, dịch
vụ được sản xuất ra tại nước đó. Hay nói cách khác là khi quốc gia đó
xuất khẩu hàng hóa cho nước ngoài. Ví dụ: người Mỹ không có tiền đồng
của Việt Nam (VND) và chỉ có tiền đô la Mỹ (USD) nhưng muốn mua
hàng hóa, dịch vụ sản xuất ở Việt Nam. Khi đó họ cần chuyển đổi từ
USD sang VND (mua VND trên thị trường ngoại hối) để chi trả cho các
hàng hóa và dịch vụ mà họ mua của Việt Nam. Do vậy, khi xuất khẩu
của quốc gia tăng thì cầu về nội tệ tăng. Thứ hai, người nước ngoài đầu
tư vào quốc gia đó. Để triển khai hoạt động đầu tư vào Việt Nam, người
Mỹ cần phải chuyển đổi từ USD sang VND (mua VND) để chi trả chi
phí cho các hàng hóa và dịch vụ đầu tư cũng như chi trả chi phí cho các
yếu tố sản xuất mà họ sử dụng trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư.
Đầu tư từ nước ngoài vào quốc gia càng lớn thì cầu nội tệ càng tăng.
Người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ và tài sản hai loại giao
dịch chủ yếu tạo ra cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, cầu nội
tệ còn phát sinh trong các trường hợp như: khi quốc gia nhận viện trợ của
nước ngoài, khi người dân quốc gia sinh sống, làm việc ở nước ngoài gửi
tiền về nước, các hoạt động liên quan đến việc vay nợ và hoàn trả tiền
vay của nước ngoài với quốc gia đó...
Đường cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối phản ánh lượng cầu nội
tệ tại mỗi mức tỷ giá hối đoái cho trước khi các yếu tố khác là không đổi.
Đường cầu nội tệ dốc xuống phản ánh khi tỷ giá tăng (nội tệ tăng giá),
lượng cầu về nội tệ trên thị trường ngoại hối giảm.

304 
e

Dd

Q (VND)

Hình 7.1. Đường cầu nội tệ (VND)


trên thị trường ngoại hối
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối bao
gồm: tỷ giá hối đoái, thu nhập của nước ngoài, giá cả tương quan giữa
hàng hóa trong nước và nước ngoài (P/P*), chênh lệch mức lãi suất trong
nước và nước ngoài, giá trị kỳ vọng của tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lượng cầu về nội tệ thông qua tác
động đến xuất khẩu. Khi tỷ giá nội tệ tăng, giá hàng xuất khẩu của quốc
gia tính theo ngoại tệ tăng, hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn tương đối với
người nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, vì vậy
xuất khẩu của quốc gia giảm, cầu nội tệ giảm.
Ví dụ: Giả sử Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ với giá bán theo
VND là: P = 23.000đ
Nếu tỷ giá là e1 = 0,000043 thì khi đó giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam tính theo USD là: P1 = 23.000 x 0,000043 = 1 USD. Nếu tỷ giá là
e2 = 0,00005 thì khi đó giá gạo tính theo USD là: P2 = 23.000 x 0,00005
= 1,15 USD. Như vậy, khi e tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang
Mỹ tính theo USD tăng.
Thu nhập của nước ngoài. Khi thu nhập của nước ngoài cao hơn
sẽ có thể làm tăng tiêu dùng của nước ngoài về hàng hóa xuất khẩu của
quốc gia, từ đó quốc gia xuất khẩu nhiều hơn, dẫn đến cầu nội tệ tăng.

305 
Giá cả hàng hóa tương quan giữa hàng hóa trong nước và hàng
hóa của nước ngoài. Giá cả hàng hóa tương quan của hàng hóa trong
nước so với hàng hóa nước ngoài (P/P*) tăng sẽ khiến hàng xuất khẩu
của quốc gia trở nên đắt hơn đối với người nước ngoài và xuất khẩu
giảm, cầu nội tệ giảm.
Mức chênh lệch về tỷ lệ lãi suất. Nếu mức chênh lệch lãi suất
trong nước so với lãi suất nước ngoài tăng, sẽ thu hút các dòng vốn đầu
tư từ nước ngoài vào quốc gia, tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.
7.2.2.2. Cung nội tệ trên thị trường ngoại hối
Cung nội tệ trên thị trường ngoại hối của một quốc gia là khối
lượng nội tệ mà những người tham gia thị trường muốn và có khả năng
chuyển đổi thành tiền ngoại tệ tương ứng với mỗi mức tỷ giá cho trước
(các yếu tố khác là không đổi).
Cung về tiền của một quốc gia phát sinh trên thị trường ngoại hối
trong những giao dịch sau: Thứ nhất, khi người dân, Chính phủ của nước
đó mua hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài. Hay nói cách khác là khi quốc
gia đó nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Ví dụ: khi người tiêu dùng
Việt Nam muốn mua hàng của Mỹ khi đó họ cần chuyển đổi từ VND
sang USD (bán VND trên thị trường ngoại hối) để chi trả cho các hàng
hóa và dịch vụ của Mỹ. Do vậy, khi nhập khẩu của quốc gia tăng thì
cung nội tệ tăng. Thứ hai, người dân quốc gia đó đầu tư ra nước ngoài.
Chẳng hạn, để triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư
của Việt Nam cần phải chuyển đổi từ VND sang USD (bán VND trên thị
trường ngoại hối) để chi trả chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ đầu tư
cũng như chi trả chi phí cho các yếu tố sản xuất mà họ sử dụng trong quá
trình thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài. Lượng đầu tư ra nước
ngoài càng lớn thì cung nội tệ càng tăng.
Người dân của quốc gia mua hàng hóa, dịch vụ và đầu tư ra nước
ngoài là hai loại giao dịch chủ yếu tạo ra cung nội tệ trên thị trường ngoại
hối. Ngoài ra, cung nội tệ còn phát sinh trong các trường hợp như: khi
quốc gia viện trợ cho nước ngoài, khi người nước ngoài gửi tiền về nước,
các hoạt động liên quan đến việc cho vay và hoàn trả tiền vay của quốc
gia với nước ngoài...

306 
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nội tệ trên thị trường ngoại hối bao
gồm: tỷ giá hối đoái, thu nhập quốc dân, giá cả tương quan giữa hàng hóa
trong nước và nước ngoài (P/P*), chênh lệch mức lãi suất trong nước và
nước ngoài, giá trị kỳ vọng của tỷ giá hối đoái...
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lượng cung nội tệ thông qua tác
động đến nhập khẩu. Khi tỷ giá nội tệ tăng, giá hàng nhập khẩu tính theo
nội tệ giảm, hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn tương đối với người tiêu
dùng trong nước, làm tăng sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu tại thị
trường trong nước, vì vậy nhập khẩu của quốc gia tăng, cung nội tệ tăng.
Ví dụ: Giả sử Việt Nam nhập khẩu máy tính của Mỹ với giá bán
theo USD là: P* = 1.000 USD. Nếu tỷ giá là e1 = 0,000043 thì khi đó giá
máy tính nhập khẩu từ Mỹ tính theo VND là: P1 = 1.000/0,000043 =
23.000.000 VND. Nếu tỷ giá là e2 = 0,00005 thì khi đó giá gạo tính theo
USD là: P2 = 1.000/0,00005 = 20.000.000 VND. Như vậy, khi e tăng giá,
máy tính nhập khẩu từ Mỹ tính theo VND giảm.
Thu nhập quốc dân. Khi thu nhập quốc dân cao hơn sẽ có thể làm
tăng tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước về hàng hóa nhập khẩu, từ
đó quốc gia nhập khẩu nhiều hơn, dẫn đến cung nội tệ tăng.
Giá cả hàng hóa tương quan giữa hàng hóa trong nước và hàng
hóa của nước ngoài. Giá cả hàng hóa tương quan của hàng hóa trong
nước so với hàng hóa nước ngoài (P/P*) tăng sẽ khiến hàng nhập khẩu
trở nên rẻ hơn tương đối so với người tiêu dùng trong nước và nhập khẩu
tăng, cung nội tệ tăng.
Mức chênh lệch về tỷ lệ lãi suất. Nếu mức chênh lệch lãi suất
trong nước so với lãi suất nước ngoài tăng, sẽ làm giảm đầu tư trong
nước ra nước ngoài, giảm cung nội tệ trên thị trường ngoại hối.
Đường cung nội tệ trên thị trường ngoại hối phản ánh lượng cung
về nội tệ tại mỗi mức tỷ giá hối đoái cho trước khi các yếu tố khác không
đổi. Đường cung nội tệ dốc lên phản ánh khi tỷ giá tăng (nội tệ tăng giá),
lượng cung về nội tệ trên thị trường ngoại hối tăng.

307 
e

Sd

Hình 7.2. Đường cung VND trên thị trường ngoại hối
7.2.2.3. Trạng thái cân bằng của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối hoạt động dựa trên quy luật cung - cầu để đạt
đến trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng của thị trường ngoại hối đạt
được khi lượng cung và lượng cầu và nội tệ bằng nhau, mức tỷ giá hối
đoái tại đó lượng cung nội tệ bằng lượng cầu nội tệ là mức tỷ giá hối đoái
cân bằng (Hình 7.3).
Điểm E trên Hình 7.3 là điểm cân bằng trên thị trường ngoại hối,
xác định tỷ giá hối đoái cân bằng tại e0 và lượng nội tệ cân bằng tại Q0.
Với mức tỷ giá hối đoái e1 - cao hơn mức tỷ giá hối đoái cân bằng:
thị trường ngoại hối dư cung nội tệ.
Với mức tỷ giá hối đoái e2 - thấp hơn mức tỷ giá hối đoái cân bằng:
thị trường ngoại hối dư cầu nội tệ.
Tỷ giá

Sd
e1
e0 E
e2
Dd

Q0 Lượng nội tệ

Hình 7.3. Trạng thái cân bằng của thị trường ngoại hối

308 
Tại các mức tỷ ỷ giá hối đooái lớn hơnn tỷ giá hối đoái cân bbằng, cung
nội tệ tănng, cầu nội tệ giảm, thhị trường nggoại hối dư
ư cung nội tệ. Khi đó
tỷ giá hối đoái sẽ giảảm về mức cân bằng. Tại các mứ ức tỷ giá hốối đoái nhỏ
hơn tỷ giáá hối đoái cân
c bằng, cuung nội tệ giảm,
g n tệ tăng, thị trường
cầu nội
s tăng lên mức cân bằằng.
ngoại hối dư cầu nộii tệ và tỷ gi á hối đoái sẽ
Tỷ giá
g hối đoáái được xácc định chủ yếu y thông qua q các lựcc lượng thị
trường củủa cung và cầu. Bất kkỳ yếu tố nào n (ngoài tỷ giá) làm m tăng cầu
hoặc giảmm cung về tiền trên thhị trường ngoạin hối đều
đ có xu hhướng làm
cho giá trrị quốc tế (ttỷ giá hối đđoái) của đồ
ồng tiền đóó tăng lên. N
Ngược lại,
bất yếu tốố nào (ngoàài tỷ giá) lààm giảm cầầu hoặc làm m tăng cungg tiền trên
thị trườngg ngoại hốii sẽ hướng tới làm ch ho giá trị trao đổi củaa đồng tiền
đó giảm xuống
x (Hình h 7.4).

Hìn
nh 7.4. Sự thay đổi tỷỷ giá cân bằng
o các yếu ttố ngoài tỷ giá thay đổi
do đ

7.2.33. Các cơ chế


c tỷ giá h
hối đoái
7.2.33.1. Cơ chếế tỷ giá hốii đoái cố địịnh
Mộtt quốc gia duy trì cơơ chế tỷ giáá cố định tứct là neo đồng tiền
của mình vào vàng, vào một đđồng tiền nàào đó hoặc một nhóm m các đồng
tiền. NHT
TƯ của quố ốc gia này có trách nh hiệm duy trrì tỷ giá hốối đoái của
đồng nội tệ
t bằng việệc mua và bbán nội tệ trrên thị trườ
ờng ngoại hhối. Khi có

309 
dấu hiệu làm giảm giá nội tệ, NHTƯ phải mua nội tệ và bán ngoại tệ.
Việc làm này dẫn đến sự thu hẹp mức cung nội tệ và tăng cung ngoại tệ
từ đó ổn định được tỷ giá nhưng sẽ dẫn đến mất dự trữ ngoại hối.
Ngược lại, khi có dấu hiệu làm tăng giá nội tệ, Chính phủ sẽ bán đồng
nội tệ và mua ngoại tệ và kết quả sẽ là ổn định được tỷ giá. Sự duy trì
chế độ tỷ giá cố định hết sức khó khăn và đòi hỏi tiềm lực về dự trữ
tiền tệ (gồm cả nội tệ và ngoại tệ) rất lớn từ phía NHTƯ.
Trong chế độ tỷ giá cố định thuộc hệ thống Bretton Woods, người
ta coi tỷ giá chỉ được thay đổi khi một nước bị mất cân bằng cơ bản,
nghĩa là cán cân thanh toán bị thiếu hụt hay thặng dư dai dẳng. Để duy
trì tỷ giá cố định khi mà các nước bị thiếu hụt cán cân thanh toán và bị
mất dự trữ quốc tế thì Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ cho vay dự trữ quốc
tế do các nước thành viên khác đóng góp. Khi đó IMF có quyền quyết
định các điều kiện cho vay với các nước đi vay, có thể khuyến khích
các nước bị thiếu hụt theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, những
chính sách sẽ làm cho đồng tiền của nước đó vững mạnh lên hoặc sẽ
thủ tiêu được sự thiếu hụt của cán cân thanh toán. Nếu những khoản
cho vay đó không ngăn chặn được sự sụt giảm của đồng tiền, thì nước
đi vay thiếu hụt được phép phá giá đồng tiền nước mình bằng cách ấn
định một tỷ giá mới thấp hơn.
Tuy nhiên, khi quốc gia duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái cố định có thể
gặp một số khó khăn sau đây:
Thứ nhất, khi dự trữ tiền tệ không tương xứng và không đáp ứng
được sự gia tăng nhu cầu: quy mô thương mại quốc tế tăng nhanh chóng
trong những năm 1950 - 1960 gây nên những vận động tiền tệ lớn. Điều
này đòi hỏi các NHTƯ phải mua và bán đô la nhiều lên nhằm duy trì các
tỷ giá hối đoái đã thoả thuận. Một số ngân hàng nhận thấy rằng dự trữ về
đô la và vàng hiện tại là không tương xứng để duy trì tỷ giá cố định.
Thứ hai, các điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo xu hướng lâu dài: Các
tỷ lệ tăng trưởng về xuất khẩu và nhập khẩu cũng như tỷ lệ lạm phát rất
khác nhau giữa các nước gây nên những thay đổi dài hạn về giá trị tương
đối của tiền tệ. Nhiều nước đã đề nghị IMF thay đổi các tỷ giá hối đoái
của họ.

310 
Thứ ba, các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ: khi đã rõ ràng
rằng một đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với tỷ giá
hiện tại của nó thì các nhà đầu cơ sẽ mua hoặc bán những lượng tiền lớn
theo dự đoán của họ về sự thay đổi tỷ giá hối đoái. NHTƯ sẽ phải chi
tiêu những lượng tiền ngoại tệ lớn nhằm cố gắng duy trì tỷ giá cố định
cho tới khi nó được thay đổi.
Vào năm 1971 các nước không còn khả năng đảm bảo rằng những
đồng đô la Mỹ có thể được chuyển đổi thành vàng và tháng 8 năm 1971
Chính phủ Mỹ đã buộc phải xoá bỏ chế độ bản vị vàng của đồng USD.
7.2.3.2. Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi
Với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá được xác định hoàn toàn
bởi các lực lượng cung và cầu của thị trường ngoại hối, không có sự can
thiệp của NHTƯ. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, sự biến động của tỷ giá
luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường
ngoại hối. Chính phủ tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một
thành viên bình thường, nghĩa là Chính phủ có thể mua vào hay bán ra
một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của Chính
phủ chứ không nhằm mục đích can thiệp ảnh hưởng lên tỷ giá hay để cố
định tỷ giá. Về mặt lý thuyết, tỷ giá sẽ điều chỉnh một cách tự động
theo những thay đổi trong lạm phát, trong cán cân thương mại và các
luồng vốn và duy trì “sự ngang bằng của sức mua” sao cho có thể mua
được một lượng hàng nhất định từ cùng một lượng tiền của một trong
hai nước.
Mặc dù vậy, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi vẫn gặp phải những
khó khăn: Trước năm 1971 nhiều nhà kinh tế đã ủng hộ việc để các tỷ giá
hối đoái thả nổi tự do và dự tính rằng các tỷ giá sẽ tương đối ổn định vì
đầu cơ sẽ giữ chúng sát với sự ngang bằng của sức mua. Trong thực tế
các tỷ giá đã chao đảo mạnh và đã tách rời khỏi sự ngang bằng của sức
mua trong những thời kỳ dài. Lý do là vì:
Một là, luôn có những sự vận động về vốn do những khác biệt về
lãi suất trong các nước gây ra. Các mục tiêu của chính sách trong nước

311 
đã làm cho các nước theo đuổi những chính sách tiền tệ khác nhau,
chúng làm lãi suất thực tế khác nhau và làm cho những luồng vốn lớn
chảy vào các nước có lãi suất cao, đẩy tỷ giá hối đoái của nước này lên
bất kể các điều kiện thương mại.
Hai là, đầu cơ tiền tệ quốc tế cũng dẫn tới việc tăng và giảm khá
lớn các tỷ giá hối đoái và những thay đổi này không liên quan tới các
điều kiện thương mại.
Ba là, sự thay đổi về cơ cấu trong và giữa các nền kinh tế. Các giá
trị tương đối của nhiều hàng hoá đã thay đổi cùng với sự phát triển của
ngành công nghiệp mới và sự suy giảm của những ngành cũ làm cho giá
trị trao đổi thực tế thay đổi so với các giá trị dự kiến thông qua sự ngang
bằng sức mua.
7.2.3.3. Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý
Một hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (hay không thuần nhất) là
một hệ thống trong đó tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với
điều kiện thị trường, nhưng đôi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn
ngừa không cho nó vận động ra ngoài các giới hạn nhất định. Một số
nước đã chấp nhận và thực hiện một “khối tiền tệ” trong đó họ tìm cách
duy trì những tỷ giá cố định với các đồng tiền của những nước thuộc
khối, nhưng lại cho phép cả khối thay đổi cùng với các lực lượng thị
trường một cách tương đối với các nước bên ngoài khối. Ví dụ điển hình
nhất là Hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS).

7.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
Trong mục này chúng ta sẽ phân tích tác động của chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với giả định dòng vốn
quốc tế lưu chuyển hoàn hảo. Nghĩa là, tài sản trong nước và tài sản của
nước ngoài có thể thay thế hoàn hảo cho nhau. Trong điều kiện như vậy,
dòng luân chuyển của vốn sẽ làm trung hòa lãi suất trong nước và lãi suất
thế giới đến khi đạt được sự bằng nhau về lãi suất. Chẳng hạn khi lãi suất

312 
trong nước cao hơn lãi suất thế giới, sẽ thu hút các dòng vốn từ nước
ngoài chảy vào quốc gia, làm tăng mức cung vốn và giảm lãi suất trong
nước. Vì tài sản trong nước và nước ngoài có thể thay thế hoàn hảo nên
vốn sẽ chảy vào cho đến khi lãi suất trong nước giảm về mức lãi suất thế
giới thì dòng chảy vốn từ nước ngoài vào trong nước sẽ ngưng lại.
Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất thế giới, dòng vốn
trong nước sẽ chảy ra nước ngoài, mức cung vốn trong nước giảm và do
đó lãi suất tăng.
Cần lưu ý rằng, giả thiết vốn lưu chuyển hoàn hảo chỉ phù hợp với
trường hợp quốc gia nhỏ khi tham gia đầu tư quốc tế. Nghĩa là, các hoạt
động của quốc gia này đủ nhỏ để không có tác động đáng kể nào đến các
điều kiện cung, cầu trên thị trường tài chính thế giới. Quốc gia là nước
chấp nhận theo mức lãi suất của thế giới. Vì vậy, trong mô hình giả thiết
về vốn lưu chuyển hoàn hảo, điều kiện sau luôn được thỏa mãn: r = r*,
trong đó, r là lãi suất trong nước và r* là lãi suất thế giới. Điều này có
nghĩa là đối với nền kinh tế mở, nước nhỏ thì trạng thái cân bằng sẽ có
mức lãi suất cân bằng bằng lãi suất thế giới.
7.3.1. Tác động của chính sách tài khoá
Trong phần này xem xét và so sánh tác động của chính sách tài
khoá trong nền kinh tế mở trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và thả nổi.
Hình 7.5 minh họa tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong
trường hợp vốn lưu chuyển hoàn hảo với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định
và Hình 7.6 minh họa tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong
trường hợp vốn lưu chuyển hoàn hảo với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.
Tại cả hai đồ thị, giả sử ban đầu nền kinh tế đạt cân bằng chung tại
điểm E0 với mức sản lượng cân bằng Y = Y0 và lãi suất cân bằng r = r0.
Tại trạng thái cân bằng ban đầu, lãi suất cân bằng trong nước (r0) bằng lãi
suất thế giới (r*). Trong mô hình này chúng ta giả định lãi suất thế giới
không đổi và được biểu diễn đường BP nằm ngang tại mức lãi suất thế
giới (r*).

313 
Hình 7.5. Tác độn
ng chính sáách tài khooá mở rộngg trong nềnn kinh tế
mở, tỷ giá
á hối đoái ccố định, vố
ốn lưu động
g hoàn hảoo

Hình 7.6. Tác độn


ng chính sáách tài kho
oá mở rộngg trong nềnn kinh tế
m tỷ giá hối đoái lin
mở, nh hoạt, vố
ốn lưu độn
ng hoàn hảảo

Khi Chính phủ ủ thực hiệnn chính sácch tài khoá mở rộng ssẽ dẫn đến
làm tăng tổng cầu và v do đó tănng sản lượn ng của nền kinh tế tạii mỗi mức
lãi suất chho trước. Trên
T đồ thị chính sáchh tài khóa mở
m rộng sẽẽ làm dịch
chuyển đư ường IS saang phải từừ IS đến IS S1. Tuy nh
hiên, sự giaa tăng sản
lượng tác động đến thị trường tiền tệ, sảản lượng tăn ng làm tănng cầu tiền

314 
giao dịch và tạo áp lực làm tăng lãi suất trong nước. Lãi suất trong nước
tăng sẽ thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư vào quốc gia nhiều hơn. Sự
gia tăng của đầu tư nước ngoài vào quốc gia sẽ tác động lên thị trường
ngoại hối, cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối tăng. Trên thị trường ngoại
hối, khi cầu nội tệ tăng tạo áp lực làm nội tệ tăng giá.
Với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, Chính phủ sẽ không can thiệp
vào thị trường ngoại hối vì vậy khi cầu nội tệ tăng thì tỷ giá hối đoái sẽ
tăng. Sự tăng lên trong tỷ giá lại có tác động trở lại thị trường hàng hóa
vì làm giảm xuất khẩu ròng của quốc gia, tổng cầu lúc này giảm và sản
lượng giảm tại mỗi mức lãi suất cho trước. Trên đồ thị tác động của tỷ
giá tăng làm giảm sản lượng sẽ khiến đường IS dịch chuyển sang trái.
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế sẽ được thiết lập chỉ khi đường IS1
dịch chuyển về vị trí ban đầu IS. Khi đó, nền kinh tế trở lại trạng thái cân
bằng ban đầu với mức lãi suất và sản lượng không đổi.
Có thể thấy rằng, với cơ chế tỷ giá thả nổi, dòng vốn lưu chuyển
hoàn hảo, chính sách tài khóa mở rộng không có tác động làm thay đổi
sản lượng và lãi suất của nền kinh tế nhưng làm tăng tỷ giá và giảm xuất
khẩu ròng. Nếu so sánh với tác động của chính sách tài khóa trong nền
kinh tế đóng có thể thấy sự khác biệt về cơ chế lấn át của chính sách tài
khóa mở rộng. Nền kinh tế đóng, tăng chi tiêu Chính phủ làm tăng lãi
suất trong nước và gây ra lấn át đầu tư tư nhân. Nền kinh tế mở, vốn lưu
chuyển hoàn hảo tăng chi tiêu Chính phủ làm tăng tỷ giá và lấn át xuất
khẩu ròng.

Với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, khi có áp lực làm tăng tỷ giá
NHTƯ sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán nội tệ ra
(mua ngoại tệ vào) để giữ tỷ giá hối đoái không đổi. Tuy nhiên, khi
NHTƯ bán nội tệ ra sẽ tác động lên thị trường tiền tệ, làm tăng cung tiền
và đường LM dịch chuyển xuống dưới. NHTƯ sẽ phải bán nội tệ ra cho
đến khi cung tiền tăng đủ mạnh để dịch chuyển đường LM từ LM đến
LM1, trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập tại giao điểm E1 của đường IS1
và đường LM1. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới với mức lãi suất
không đổi và sản lượng tăng từ Y0 lên Y1.

315 
Như vậy, với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, dòng vốn luân chuyển
hoàn hảo chính sách tài khóa mở rộng làm tăng sản lượng. Cơ chế tỷ giá
hối đoái cố định, chính sách tài khóa không gây ra sự lấn át với đầu tư và
xuất khẩu ròng vì tỷ giá và lãi suất không đổi. Ngoài ra, nếu so sánh mức
độ tác động của chính sách tài khóa mở rộng đến sản lượng thì nền kinh
tế mở hiệu quả của chính sách này cao hơn. Như vậy, với mục đích tăng
sản lượng và ổn định lãi suất chính sách tài khoá sẽ phát huy hiệu quả tốt
hơn dưới hệ thống tỷ giá hối đoái cố định.
7.3.2. Tác động của chính sách tiền tệ
Trong phần này xem xét và so sánh tác động của chính sách tiền tệ
trong nền kinh tế mở trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và thả nổi.
Hình 7.7 minh họa tác động của chính sách tiền tệ mở rộng trong
trường hợp vốn lưu chuyển hoàn hảo với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định
và Hình 7.8 minh họa tác động của chính sách tiền tệ mở rộng trong
trường hợp vốn lưu chuyển hoàn hảo với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.
Tại cả hai đồ thị, giả sử ban đầu nền kinh tế cân bằng tại điểm E,
với mức sản lượng cân bằng Y = Y0 và lãi suất cân bằng r = r0 = r*.
Chính sách tiền tệ lỏng được thực hiện làm tăng cung tiền và do đó lãi
suất giảm tại mỗi mức sản lượng cho trước, đường LM dịch chuyển
xuống dưới từ LM đến LM1. Tuy nhiên, lãi suất trong nước giảm thấp
hơn mức lãi suất thế giới sẽ khiến dòng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài,
nhu cầu bán nội tệ tăng, làm tăng cung nội tệ trên thị trường ngoại hối.
Cung nội tệ tăng sẽ dẫn đến nội tệ giảm giá hay tỷ giá nội tệ giảm.
Với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, Chính phủ sẽ không can thiệp
vào thị trường ngoại hối vì vậy tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Sự giảm đi trong
tỷ giá lại có tác động trở lại thị trường hàng hóa, làm tăng xuất khẩu ròng
của quốc gia, tổng cầu tăng và sản lượng tăng tại mỗi mức lãi suất cho
trước. Trên đồ thị đường IS dịch chuyển sang phải. Việc bán nội tệ sẽ
tiếp tục cho đến khi tỷ giá hối đoái giảm đủ để làm dịch chuyển đường IS
sang phải tới IS1. Trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập chỉ khi đường IS1
dịch chuyển và cắt đường LM1 tại điểm E1. Khi đó, nền kinh tế đạt trạng
thái cân bằng tại E1 với mức lãi suất không đổi và sản lượng Y1.

316 
Như ư vậy, với cơ
c chế tỷ giiá thả nổi, dòng vốn lưu chuyển hoàn hảo,
chính sáchh tiền tệ mở
m rộng làmm tăng đổi sản lượng, tỷ giá hối đoái giảm
và xuất khhẩu ròng tăăng.

Hình 7.7. Tác độngg chính sácch tiền tệ mở


m rộng tro
ong nền kinnh tế mở,
tỷ giá hố
ối đoái cố đ
định, vốn lưu
l động hoàn
h hảo

Hình 7.8. Tác độngg chính sácch tiền tệ mở ong nền kinnh tế mở,
m rộng tro
tỷ giá hố
ối đoái linh
h hoạt, vốn lưu động hoàn hảo

317 
Với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, khi có áp lực làm giảm tỷ giá
Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua nội tệ
vào (bán ngoại tệ ra) để giữ tỷ giá hối đoái không đổi. Tuy nhiên, khi
NHTƯ mua nội tệ vào sẽ tác động lên thị trường tiền tệ, làm giảm cung
tiền và đường LM dịch chuyển lên trên. NHTƯ sẽ phải mua nội tệ ra cho
đến khi cung tiền giảm đủ mạnh để dịch chuyển đường LM từ LM1 về lại
đường LM ban đầu. Trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập tại giao điểm E
của đường IS và đường LM. Như vậy, nền kinh tế trở lại trạng thái cân
bằng ban đầu với mức lãi suất và sản lượng không đổi.
Lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất thế giới là một nguyên nhân
quan trọng làm cho luồng vốn có xu hướng di chuyển ra bên ngoài khi
các yếu tố tác động khác được coi là cố định. Dưới hệ thống tỷ giá hối
đoái linh hoạt sản lượng của nền kinh tế tăng nhanh do xuất khẩu tăng
trong khi nhập khẩu giảm do đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ. Trong
khi ở cơ chế tỷ giá hối đoái cố định thì sản lượng thường không tăng.
Những tác động này lại phụ thuộc rất lớn vào chính sách tệ mà NHTƯ
đang duy trì.

318 
THUẬT NGỮ VIỆT ANH

Cán cân thanh toán (BOP) Banlance of Payment


Cán cân tài khoản vãng lai (CA) Current Account
Cán cân tài khoản vốn (KA) Capital and Finanacial Account
Tỷ giá hối đoái Exchange Rate
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER) Nominal Exchange Rate
Tỷ giá hối đoái thực (RER) Real Exchange Rate
Thị trường ngoại hối Foreign Exchange Market
Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định Fix Exchange Rate Mechanism
Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi Flexible Exchange Rate Mechanism
Vốn lưu chuyển hoàn hảo Perfect Capital Movement

319 
CÂU HỎI THỰC HÀNH

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp đánh theo chữ số dưới đây:
a. Cán cân thanh toán d. Tài khoản vốn
b. Tỷ giá hối đoái e. Cán cân thương mại
c. Tỷ giá hối đoái thực g. Tài khoản vãng lai

1. Giá mà nhờ đó hai đồng tiền được trao đổi với nhau.
2. Mục ghi chép các luồng hàng hóa, dịch vụ quốc tế và thu nhập
ròng từ nước ngoài.
3. Bảng ghi chép có hệ thống các giao dịch giữa cư dân một nước
với nước ngoài.
4. Xuất khẩu ròng về hàng hóa dịch vụ.
5. Bảng ghi chép các giao dịch quốc tế dưới dạng tài sản tài chính.
6. Chỉ tiêu phản ánh giá tương đối của hàng hóa từ các nước khác
nhau khi chúng được tính bằng cùng một đồng tiền.
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm……………..
2. Nếu một quốc gia xuất khẩu tăng thì ………………. của nước
đó sẽ tăng trên thị trường ngoại hối.
3. Nếu một quốc gia nhập khẩu giảm thì………………….của nước
đó sẽ giảm trên thị trường ngoại hối.
4. Dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định chính sách………………….
tỏ ra có hiệu lực tốt hơn.
5. Dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách………………….
tỏ ra có hiệu lực tốt hơn.
6. Cơ chế mà ở đó tỷ giá hối đoái được tự do hình thành trên thị
trường ngoại hối là cơ chế tỷ giá hối đoái ……………………………….

320 
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Bảng cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia thể hiện tổng
hợp toàn bộ các giao dịch bằng tiền:
a. liên quan đến xuất khẩu của quốc gia với phần còn lại của
thế giới.
b. liên quan đến nhập khẩu của quốc gia với phần còn lại của
thế giới.
c. liên quan đến hoạt động đầu tư của quốc gia với phần còn lại
của thế giới.
d. giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới.
2. Bảng cán cân thương mại của một quốc gia thể hiện tổng hợp
toàn bộ các giao dịch bằng tiền:
a. giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới.
b. liên quan đến xuất nhập khẩu của quốc gia với phần còn lại
của thế giới.
c. liên quan đến hoạt động đầu tư của quốc gia với phần còn lại
của thế giới.
d. liên quan đến xuất nhập khẩu và đầu tư của quốc gia với phần
còn lại của thế giới.
3. Tỷ giá hối đoái phản ánh:
a. Giá của một hàng hóa tính theo đồng nội tệ.
b. Giá của một hàng hóa tính theo một ngoại tệ.
c. Giá của một dịch vụ tính theo một ngoại tệ.
d. Giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác.
4. Khi cung nội tệ trên thị trường ngoại hối giảm:
a. Đường cung nội tệ dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái giảm.
b. Đường cung nội tệ dịch chuyển sang trái, tỷ giá hối đoái tăng.

321 
c. Cả đường cung và cầu nội tệ đều dịch chuyển sang phải, tỷ
giá không đổi.
d. Cả đường cung và cầu nội tệ đều dịch chuyển sang trái, tỷ giá
không đổi.
5. Khi cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối tăng:
a. Đường cầu nội tệ dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái tăng.
b. Đường cầu nội tệ dịch chuyển sang trái, tỷ giá hối đoái giảm.
c. Cả đường cung và cầu nội tệ đều dịch chuyển sang phải, tỷ
giá không đổi.
d. Cả đường cung và cầu nội tệ đều dịch chuyển sang trái, tỷ giá
không đổi.
6. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái?
a. Cán cân thương mại.
b. Dòng vận động của vốn.
c. Tỷ lệ lạm phát tương đối.
d. Tất cả các yếu tố trên.
7. Thị trường mà ở đó đồng tiền của quốc gia này có thể đổi lấy
đồng tiền của quốc gia khác là:
a. Thị trường hàng hóa.
b. Thị trường tiền tệ.
c. Thị trường ngoại hối.
d. Thị trường các yếu tố sản xuất.
8. Thành phần chính của tài khoản vãng lai là:
a. Chuyển nhượng ròng.
b. Xuất khẩu ròng.
c. Thuế ròng.
d. Trả lãi ròng.

322 
9. Trong mô hình IS-LM-BP, dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định
một sự gia tăng trong xuất khẩu ròng sẽ
a. làm cho sản lượng tăng, lãi suất giảm.
b. làm cho sản lượng tăng, lãi suất tăng.
c. làm cho sản lượng tăng, lãi suất không đổi.
d. làm cho sản lượng và lãi suất không đổi.
10. Trong mô hình IS-LM-BP, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
khi NHTƯ mở rộng mức cung tiền sẽ dẫn đến:
a. Tỷ giá nội tệ giảm, sản lượng tăng, lãi suất ổn định.
b. Tỷ giá nội tệ giảm, sản lượng giảm, lãi suất ổn định.
c. Tỷ giá nội tệ tăng, sản lượng tăng, lãi suất tăng.
d. Tỷ giá nội tệ tăng, sản lượng giảm, lãi suất tăng.
IV. Hãy sử dụng mô hình IS-LM-BP để bình luận xem các câu
nói sau đúng hay sai:
1. Xét trong ngắn hạn, với điều kiện một nền kinh tế nhỏ, lãi suất
của đồng nội tệ không ảnh hưởng đến lãi suất thế giới, tỷ giá hối đoái cố
định, tư bản vận động tự do thì chính sách tài khóa mở rộng trong nền
kinh tế mở có tác động mạnh hơn chính sách tài khóa mở rộng trong nền
kinh tế đóng làm cho sản lượng tăng nhanh hơn.
2. Trong thời hạn dài, việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng
trong nền kinh tế mở với tỷ giá hối đoái cố định, tư bản vận động tự do
có thể dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.
3. Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế mở
có ưu thế hơn so với chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế đóng
làm cho sản lượng tăng nhanh, lãi suất coi như không đổi (với điều kiện
tư bản vận động tự do, tỷ giá hối đoái thả nổi, lãi suất trong nước nhỏ
không ảnh hưởng đến lãi suất thế giới).

323 
4. Hoạt động của chính sách tài khóa mở rộng trong nền kinh tế mở
với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tư bản vận động tự do tỏ ra kém hiệu
quả, sản lượng không tăng, cán cân thương mại xấu đi.
5. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thì chính sách
tài khóa mở rộng với hệ thống tỷ giá cố định có hiệu quả hơn chính
sách tài khóa mở rộng với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận
động tự do.
6. Trong ngắn hạn, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế, thì việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng với hệ thống tỷ giá hối
đoái linh hoạt, tư bản vận động tự do có ưu thế hơn việc sử dụng chính
sách tiền tệ mở rộng với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định tư bản vận động
tự do (với giả thiết lãi suất của đồng nội tệ nhỏ, không ảnh hưởng đến lãi
suất thế giới).
7. Khi NHTƯ quyết định phá giá đồng tiền đã làm thay đổi cán cân
thương mại và làm cho sản lượng tăng nhanh.

324 
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày nội dung của cán cân thanh toán quốc tế?
2. Thế nào là tỷ giá hối đoái danh nghĩa? Hãy giải thích các nhân tố
có thể làm thay đổi tỷ giá danh nghĩa dưới chế độ tỷ giá thả nổi?
3. Tỷ giá hối đoái thực là gì? Hãy cho biết các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ giá thực?
4. Đồng nội tệ lên giá tác động như thế nào đến cán cân thương
mại và sản lượng trong nền kinh tế?
5. Trình bày các ưu và nhược điểm của mỗi cơ chế tỷ giá hối đoái?

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, cho nhận xét của bạn về mối
quan hệ này (5 năm).
2. Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động nhập
khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, cho nhận xét của bạn về mối
quan hệ này (5 năm).
3. Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương
mại của Việt Nam trong thời gian qua, cho nhận xét của bạn về mối quan
hệ này (5 năm).
4. Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái? Liên hệ thực
tiễn với tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua?
5. Phân tích các nhân tố tác động đến cung/cầu nội tệ trên thị
trường ngoại hối. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam trong thời gian qua.

325 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình
dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục
Việt Nam, tái bản lần thứ chín.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô,
NXB Lao động - Xã hội.
3. David Begg, Stanley Fisher (2006), Kinh tế học tập 2 và 3, NXB
Giáo dục Việt Nam.
4. N.Gregory Mankiw (2010), Macroeconomics, 8th Edition,
NewYork Worth Publishers.
5. Nguyễn Văn Công (2006), Bài tập Kinh tế vĩ mô I, NXB Lao động.
6. Nguyễn Văn Ngọc (2001), Hướng dẫn giải bài tập Kinh tế vĩ
mô, NXB Thống kê.
7. Nguyễn Văn Dần (2007), Kinh tế học vĩ mô, NXB Lao động -
Xã hội.
8. Phan Thế Công & Lê Quốc Hội (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ mô
- TOPICA, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Rudiger.D, Stanley Fisher & Richard.S (2001), Macroeconomics,
th
8 Edition.
10. Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Kinh
tế học - tập 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

326 
ĐÁP ÁN CÁC CHƯƠNG

327 
328 
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 1

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp
a-3 b-2 c-4 d-1 e-5
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Mục tiêu sản lượng, mục tiêu việc làm, mục tiêu giá cả và mục
tiêu kinh tế đối ngoại
2. Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập và
chính sách kinh tế đối ngoại
3. 3 - Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô
4. Tổng cầu
5. Tổng cung
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1-D 2-D 3-A 4-C 5-C
IV. Đúng/Sai
1. Sai
2. Đúng
3. Sai
4. Sai
5. Đúng

329 
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 2

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp
a-4 b-1 c-2 d-6 e-3 f-5
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. C + I + G + X - IM
2. W + i + r + 𝜋 + Te + De
3. Công dân
4. Lãnh thổ
5. Tổng sản phẩm quốc dân ròng NNP
6. Trợ cấp
7. Sự biến động giá cả
8. Thất nghiệp
9. S + T + IM
10. I + G + X
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1-A 2-B 3-A 4-A 5-D
IV. Đúng/Sai
1. Đúng
2. Đúng
3. Sai
4. Sai
5. Sai

330 
IV. Bài tập
Bài 1:
a) % tăng trong GDP danh nghĩa năm 2003 so với năm 2002:

x 100 (%) = 13,06%

b) % tăng trong GDP thực tế năm 2003 so với năm 2002:

x 100 (%) = 7,35%

c) 𝐷 2002 = x 100 = 171,25

𝐷 2003 = x 100 = 180,36

So với năm 2002, mức giá chung năm 2003 đã tăng:


, ,
x 100 (%) = 5,32%
,

d) Tốc độ tăng GDP danh nghĩa lớn hơn so với tăng GDP thực tế vì
tốc độ tăng GDP danh nghĩa do sự thay đổi của sản lượng còn chịu ảnh
hưởng bởi sự biến động giá cả; trong khi đó tốc độ tăng của GDP thực tế
chỉ chịu tác động của sản lượng.
Bài 2:
a) GDP = C + I + G + X - IM = 500 + 200 + 250 + 300 + 100 - 150
= 1200
b) Phương pháp chi tiêu (phương pháp theo luồng sản phẩm/
phương pháp theo yếu tố đầu ra).
GDP tính được đã bao gồm thuế gián thu (Te) rồi vì GDP được tính
theo giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, trong khi
đó giá của những hàng hóa dịch vụ được trao đổi mua bán trên thị trường
đã gồm cả thuế gián thu.
c) GNP = 1.200 + 250 = 1.450

331 
NNP = GNP - khấu hao = 1450 - 200 = 1250
Bài 3:
a. Giá trị đóng góp (giá trị gia tăng) của từng công đoạn:
- Khai thác quặng đồng: 100 - 0 = 100
- Sản xuất đồng thỏi: 160 - 100 = 60
- Sản xuất dây đồng: 210 - 160 = 50
- Người tiêu dùng cuối cùng: 300 - 210 = 90
b. GDP tính theo phương pháp chi tiêu chính là giá trị bán cho
người tiêu dùng cuối cùng = 300
GDP tính theo phương pháp giá trị gia tăng bằng tổng giá trị gia tăng
(giá trị đóng góp) của tất cả các công đoạn = 100 + 60 + 50 + 90 = 300
Bài 4:
a) L = 144.4 + 7 = 151.4 (triệu người)
b) NILF = 228.8 - 151.4 = 77.4 (triệu người)
c) L/POP = 151.4/228.8 * 100 (%) = 66.17%
d) u = U/L = 7/151.4 * 100 (%) = 4.62%

332 
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 3

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp
a-6 b-2 c-4 d-1 e-3 f-5
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Phân giác 450
2. Chi tiêu công/thuế
3. Dư thừa
4. Thiếu hụt
5. Cùng chiều
6. Ngược chiều
7. Thâm hụt ngân sách
8. Chi/thu
9. Đầu tư
10. Tiêu dùng
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1-D 4-D 7-C
2-B 5-C 8-A
3-C 6-B 9-A
10-C
IV. Đúng/Sai
1. Sai 6. Sai
2. Sai 7. Đúng
3. Sai 8. Sai
4. Sai 9. Đúng
5. Sai 10. Đúng

333 
V. Bài
B tập
Bài 1:
a) AD
A = C + I = 0,7Y + 445
Vẽ đồ
đ thị AD: khi Y = 0 thì AD = 45
4
Khi Y = AD = 150

b) Tại
T Y1 = 100
0 triệu USD
D thì AD1 = 0,7.Y1 + 45
4 = 115
AD1 > Y1  th
hiếu hụt ngooài dự kiến 15 triệu USD
c) Sản
S lượng cân D = Y  Y0 = 150
c bằng thỏỏa mãn: AD
Bài 2:
a) Ta
T có AD = C + I + G
= 1000 + 0,8.(Y
Y-T) + 250 + 300
= 6550 + 0,8Y - 0,8T
Mà NSCP cân bằng tại m
mức SLCB nên
n G = T và
v AD = Y
 650
6 + 0,8Y - 0,8.300 = Y
Y
Y0 = 2.050
Có hàm
h thuế T = t.Y

Mà T = G nên suy ra 𝑡 0,146

b) Từ
T kết quả câu g cầu AD = 410 + 0,8Y
c (a) ta cóó hàm tổng Y

334 
SLC
CB là Y0 = 2.050
2
Vẽ đồ
đ thị

Bài 3:
a) SLCB
S trong
g nền kinh ttế đóng khi thuế tự địn
nh là:
1
𝑌 𝐶̅ 𝐼̅ 𝐺̅ 𝑀𝑃𝐶
𝐶. 𝑇
1 𝐶
𝑀𝑃𝐶
 Y1 = 1120 (ttỷ VNĐ)

b) 𝑚 5

∆𝐼 20 → ∆𝑌 𝑚. ∆𝐼 100 𝑡ỷ 𝑉𝑁𝐷
𝑉
Y2= Y1 + ∆𝑌 = 1120+1000 = 1220 (ttỷ VNĐ)
c) ∆𝐺 30 → ∆𝑌 𝑚. ∆𝐺 150 𝑡ỷ 𝑉𝑁𝐷
𝑉
Y3= Y1 + ∆𝑌 = 1270 (tỷ V
VNĐ)
N ∆𝐺
d) Nếu ∆𝑇
∆ 50 𝑡ỷỷ 𝑉𝑁Đ
Áp dụng số nhân
n ngân sách cân bằng
b ta có: ∆𝑌 ∆𝐺
𝐺 ∆𝑇
𝑁Đ
50 𝑡ỷ 𝑉𝑁
Y4 = Y1 + ∆𝑌 = 1170 (tỷ VNĐ)

335 
Bài 4:
a) Hàm tiêu dùng:
C = 100 + 0,8YD = 100 + 0,8(Y - T) = 100 + 0,8. (Y - 0,25Y)
= 100 + 0,6Y
Hàm tổng cầu:
AD = C + I + G = 100 + 0,6Y + 200 + 500 = 800 + 0,6Y
SLCB thỏa mãn AD = Y  800 + 0,6Y = Y  Y0 = 2.000
b) Tại Y0 = 2.000 thì C = 100 + 0,6Y0 = 1300
T = 0,25Y0 = 500
Ngân sách Chính phủ B = T- G = 500 - 500 = 0  Ngân sách CP
cân bằng
c) Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng với hàm thuế tỷ lệ có dạng:
1 1
𝑚 2,5
1 𝑀𝑃𝐶 1 𝑡 1 0,8. 1 0,25
Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn là:
1 1
𝑚 5
1 𝑀𝑃𝐶 1 0,8
Nhận xét: Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng nhỏ hơn số
nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn do nền kinh tế phải nộp thuế
cho Chính phủ, sẽ làm giảm khả năng khuếch đại sản lượng của mô
hình số nhân.
Bài 5:
a) Tính SLCB đảm bảo ngân sách Chính phủ cân bằng, tức tính sản
lượng thỏa mãn:
AD = Y & G = T
Ta có hàm tiêu dùng:
C = 60 + 0,8Yd = 60 + 0,8(Y-T) = 60 + 0,8(Y - 0,2Y) = 60 + 0,64Y

336 
Hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở AD = C + I + G + X - IM
= 60 + 0,64Y + 100 + G + 200 - 0,2Y
= 360 + G + 0,44Y
Với G = T nên AD = 360 + 0,2Y + 0,44Y = 360 + 0,64Y
SLCB thỏa mãn: AD = Y  360 + 0,64Y = Y  Y0 = 1000 (tỷ VNĐ)
Vậy mức SLCB Y0 = 1000 (tỷ VNĐ) là mức sản lượng đảm bảo
ngân sách Chính phủ cân bằng, đồng thời SLCB bằng với sản lượng tiềm
năng Y* = 1000, do đó ngân sách cân bằng là tốt vì nền kinh tế đạt mức
sản lượng tối ưu.
b) Tại G = 172 AD’ = 360 + 172 + 0,44Y = 542 + 0,44Y
SLCB thỏa mãn AD’ = Y  Y’0 = 950 ( Y’0 <Y*)
NSCP: B = T - G = 0,2. 950 - 172 = 18 (tỷ VNĐ) > 0  NSCP
thặng dư
Kết luận: NSCP thặng dư trong trường hợp này là không tốt vì
SLCB của nền kinh tế đạt được ở mức thấp, nhỏ hơn Y* (chưa đạt được
mức sản lượng tối ưu của nền kinh tế).
c) Trường hợp Y0 = 1000 thì cán cân thương mại NX = X - IM =
200 - 0,2.1000 = 0  CCTM cân bằng.
Trường hợp Y’0 = 950 thì cán cân thương mại NX = X - IM = 10
(tỷ VNĐ)  CCTM thặng dư.

337 
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 4

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp
a-3 b-4 c-1 d-5 e-2 f-6
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Chức năng của tiền
2. Tăng/giảm
3. NHTƯ
4. Tiền giao dịch
5. Lãi suất
6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1-A 6-C
2-A 7- B
3-A 8-D
4-D 9-D
5-D 10 - B
IV. Đúng/Sai
1. Sai
2. Sai
3. Sai
4. Sai
5. Đúng
6. Sai
7. Sai

338 
8. Đúng
9. Đúng
10. Sai
V. Bài tập
Bài 1:
s 1 ,
a) m M  = =2
s  ra , ,

b) H = = = 1500 (tỷ đồng)

c) Có M0 + D = M1 = 3000 và = 0,5

Giải hệ phương trình M0 = 1000, D = 2000


d) H = 500 tỷ => M1 = 500*2 = 1000 tỷ

Có M0 + D = M1 = 1000 và = 0,5

Giải hệ phương trình M0 = 1000/3, D = 2000/3


Bài 2:
a) MS/P = LP = 0,2*400 - 10*3 = 50 (tỷ)
b) 0,2*(400+100) - 10*i = 50 => i = 5 (%)
c) MS’/P = 0,2*500 - 10*3 = 70 (tỷ)
d) 0,2*400 - 5*i = 70 => i = 2 (%)
Bài 3:

a) H = = = 1050 (tỷ đồng)

s 1 ,
b) m M  = = 2 => ra = 0,25
s  ra ,

339 
Do NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTƯ đề
ra nên ra = 𝑟 = 0,25

c) Có M0 + D = M1 = 2100 và = 0,5

Giải hệ phương trình M0 = 700, D = 1400


d) 𝑟 = 0,8*0,25 = 0,2
s 1 ,
mM  = = 15/7 = 2,14
sr , ,

MS = 1050*2,14 = 2247 (Tỷ đồng).

340 
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 5

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp
a-1 b-5 c-2 d-4 e-3
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Hàng hóa
2. Tiền tệ
3. Hàng hóa/tiền tệ
4. Tiền tệ/hàng hóa
5. E
6. D
7. B
8. C
9. A
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1-A 4-D 7-C
2-D 5-A 8-A
3-B 6-A 9-A
10-D
IV. Đúng/Sai
1. Đúng 6. Đúng

2. Sai 7. Đúng

3. Đúng 8. Sai

4. Sai 9. Sai

5. Sai 10. Sai

341 
V. Bài tập
Bài 1:
a) Phương trình IS thỏa mãn AD = Y
Trong nền kinh tế đóng ta có AD = C + I + G
Với C = 200 + 0,75Yd = 200 + 0,75(Y-T) = 200 + 0,75 (Y - 100) =
125 + 0,75Y
Thay vào AD ta có: AD= 125 + 0,75Y + 200 - 25i +100
= 425 + 0,75Y - 25i
Phương trình IS thỏa mãn AD = Y 425 + 0,75Y - 25i =Y
 i = 17 - 0,01Y
Vậy phương trình IS là i = 17 - 0,01Y

Phương trình LM thỏa mãn 𝐿𝑃

Y- 100i =  Y = 500 + 100i

Vậy phương trình LM là Y = 500 + 100i


b) Mức thu nhập và lãi suất cân bằng chung được xác định khi
IS = LM
i 17 0,01Y 𝑖 6
Giải hệ phương trình 
𝑌 500 100𝑖 𝑌 1100
Vậy thu nhập cân bằng là 1100 và lãi suất cân bằng là 6%
c) Khi G’ = 150 AD’ = C + I + G’ = 475 + 0,75Y - 25i
Phương trình IS’ thỏa mãn AD’ = Y 475 + 0,75 - 25i = y
i = 19 - 0,01Y
Mức thu nhập và lãi suất cân bằng chung được xác định khi IS’= LM
i 19 0,01Y 𝑖′ 7
Giải hệ phương trình 
𝑌 500 100𝑖 𝑌′ 1200
Vậy thu nhập cân bằng mới là 1200 và lãi suất cân bằng mới là 7%

342 
d) Khi MS’= 600 phương trình LM’ thỏa mãn 𝐿𝑃

Y - 100i =

Y = 600 + 100i
Mức thu nhập và lãi suất cân bằng chung được xác định khi IS= LM’
i 17 0,01Y 𝑖 5,5
Giải hệ phương trình 
𝑌 600 100𝑖 𝑌 1150
Vậy thu nhập cân bằng mới là 1.150 và lãi suất cân bằng mới là 5,5%
Bài 2:
a) Phương trình IS thỏa mãn AD = Y
Ta có hàm:
C = 50 + 0,75.Yd = 50 + 0,75(Y - T) = 50 + 0,75(Y - 0,2Y) = 50 + 0,6Y
Hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở AD = C + I + G + X - IM
= 50 + 0,6Y + 140 - 8i + 200 + 200 - 40 - 0,1Y
= 550 + 0,5Y - 8i
Phương trình IS thỏa mãn:
AD = Y  550 + 0,5Y - 8i = Y  i = 68,75 - 0,0625Y

Phương trình LM thỏa mãn 𝐿𝑃


,
 0,2Y - 10i =

 Y= 687,5 + 50i
b) Mức thu nhập và lãi suất cân bằng chung được xác định khi
IS = LM
i 68,75 0,0625Y 𝑖′ 6,25
Giải hệ phương trình 
𝑌 687,5 50𝑖 𝑌′ 1000
Vậy thu nhập cân bằng là 1000 tỷ VNĐ và lãi suất cân bằng là
6,25%.

343 
Ngâân sách Chính phủ tạii mức thu nhập cân bằng
b là B = T - G =
0,2Y0 - 2000 = 0
Vậyy tại mức th
hu nhập cânn bằng NSC
CP cân bằng
g.
c) Khi
K tăng chi tiêu CP thêêm 100 tỷ tứ
ức:
G’ = G + ∆𝐺 = 200 + 100 = 300
m tổng cầu mới AD’ = C + I + G’ + X - IM = 650 + 0,55Y - 8i
Hàm
ương trình IS’ thỏa mããn AD’ = Y  650 + 0,5Y
Phư 0 - 8i = Y
 i = 81,25 - 0,0625Y
0
Mứcc thu nhập và lãi suấất cân bằng
g chung mớ
ới được xácc định khi
IS’= LM
i 81,25 0,0625Y 𝑖′ 99,28
Giảii hệ phương
g trình 
𝑌 687,5 50𝑖 𝑌′ 11151,5
Vậyy thu nhập cân bằng llà 1151,5 tỷ
t VNĐ và lãi suất câân bằng là
9,28%.
Kết luận: Chín nh sách tàii khóa mởở rộng làm tăng sản llượng cân
bằng chunng và tăng lãi
l suất cânn bằng chun
ng.
Minnh họa bằng
g đồ thị

344 
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 6

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp
a-2 b-5 c-4 d-3 e-6 f-1
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Giảm phát
2. Cầu kéo
3. NHTƯ
4. Thất nghiệp
5. Hai/ Thất nghiệp tự nguyện/ Thất nghiệp không tự nguyện
6. Lạm phát - Thất nghiệp
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1-C 7-D
2-C 8-A
3-D 9-A
4-C 10 - C
5-A 11 - D
6-D 12 - A
IV. Đúng/Sai
1. Sai
2. Đúng
3. Đúng
4. Sai
5. Sai
6. Đúng

345 
7. Sai
8. Đúng
9. Sai
10. Đúng

346 
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 7

I. Gắn mỗi khái niệm được xếp theo thứ tự bằng chữ cái vào
các câu thích hợp
a-3 d-5
b-1 e-4
c-6 g-2
II. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ hoặc câu thích hợp
1. Cán cân thương mại/dòng vận động vốn/tỷ lệ lạm phát tương
đối/giá trị kì vọng của tỷ giá hối đoái
2. Cầu nội tệ
3. Cung nội tệ
4. Tài khóa
5. Tiền tệ
6. Thả nổi
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
1-D 4-B 7-C
2-B 5-A 8-B
3-D 6-D 9-C
10-A
IV. Đúng/Sai
1. Đúng
2. Đúng
3. Đúng
4. Đúng
5. Đúng
6. Đúng
7. Đúng

347 
Chịịu trách nhiiệm nội dun
ng và xuất bản:
b
Giám đ
đốc - Tổng Biên
B tập
ĐỖ
Ỗ VĂN CHIẾ
ẾN

Biên tập:
ĐẶNG
Đ THỊ M
MAI ANH - LÊ
Ê TUYẾT MAI
NGỌC LAN - NGUYỄN THÚY
T QUỲNNH
NGU YỄN THỊ TUUYẾN

Sửa bản in
n:
THANH TÂM - TIẾN
N QUỲNH
NGỌC ÁN
NH - NGUYYỄN LOAN

Trình bày:
ANH T
TÚ - DŨNG THẮNG
T

In 500 cuốn,, khổ 16 x 24ccm tại NXB Thốống kê - Côngg ty In và Thươơng mại Đôngg Bắc
Địa chỉ: Số 15,
1 ngõ 14, phhố Pháo Đài Lááng, P. Láng Thượng,
T Q. Đống Đa, Hà N ội.
Đăng ký xuấất bản 4983-20019/CXBIPH/004-33/TK do CXBIPH
C cấp ng
gày 02/10/20119.
QĐXB số: 3225/QĐ-NXBTK K ngày 19/11/22019 của Giámm đốc - Tổng Biên tập NXB Thống kê.
In xong, nộpp lưu chiểu: Quuý IV năm 20119.
ISBN: 978-6604-75-1401-4 

348 

You might also like