« Home « Kết quả tìm kiếm

[Tiểu luận] Tìm hiểu Vườn quốc gia Yok Đôn


Tóm tắt Xem thử

- GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG.
- Tiểu luận Tìm hiểu Vườn quốc gia Yok Đôn Nhóm 8 Trang 1 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT Một số khái niên Vườn quốc gia : Vùng đất liền và hoặc biển tự nhiên được hoạch định để (a) bảo vệ tính toàn vẹn của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hôm nay và mai sau, (b) không được khai thác hay chiếm đoạt làm tổn hại đến mục tiêu đã hoạch định và (c) để làm cơ sở cho các hoạt động vui chơi, giải trí, khoa học, giáo dục, tinh thần của các du khách, tất cả các hoạt động này phải hài hoà giữa văn hoá và môi trường.
- Mục tiêu quản lí + Để bảo vệ các khu vực tự nhiên và cảnh quan có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí, giáo dục, nghiên cứu khoa học, đời sống tinh thần hay du lịch.
- Để duy trì một cách lâu dài hiện trạng tự nhiên, các minh hoạ đặc trưng của các vùng địa sinh học, quần thể sinh học, nguồn gen và các loài khác nhau, bảo đảm ổn định và đa dạng về sinh thái.
- Đa dạng sinh học là gì? Đa dạng sinh học chỉ sự phong phú của tất cả sinh vật sống trong tự nhiên trên trái đất, từ các sinh vật nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được gọi là vi sinh vật, đến thực vật, nấm, động vật và các hệ sinh thái mà ở ó chúng có mặt Nhóm 8 Trang 2 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT MỞ ĐẦU Vườn quốc gia Yok Đôn là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn du khách và các nhà khoa học bởi sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ.
- Những cánh rừng đại ngàn thuộc hệ sinh thái rừng khộp mang tính đặc trưng của rừng nhiệt đới Đông Nam Á, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, gỗ đỏ, sao lá tím… Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng, trong đó nổi lên các ngọn núi Yok Đôn và Reheng.
- Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật.
- Theo khảo sát của các nhà khoa học, Yok Đôn hiện có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống.
- Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á.
- Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Yok Đôn có đến 36 loài và 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng… Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt Nam có nhiều động vật quý tập trung với số lượng lớn như bò rừng, báo, nai cà tông, kỳ đà nước…Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, trong đó nhiều loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên.
- Yok Đôn là khu vực duy nhất ở Việt Nam bảo tồn kiểu rừng kho cây họ Dầu.
- Trong những năm qua, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về đa dạng sinh học của vườn quốc gia, nghiên cứu đặc điểm sinh thái các loài động vật hoang dã, nghiên cứu chuyên về các loài động vật hoang dã, nghiên cứu chuyên về từng loài động thực vật như voi, thú móng guốc, hổ báo Đông Dương, các loài chim… Bên cạnh công tác bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn, một trong những nhiệm vụ của Vườn phát triển các loại hình du lịch.
- Thời gian qua, Ban Quản lý vườn quốc gia đã tích cực phối hợp với ngành Du lịch Đắk Lắc tham gia phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu, tham quan thám hiểm rừng nguyên sinh.
- Ngoài ra, vườn quốc gia Yok Đôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên như: Êđê, M’Nông, Lào… Buôn Đôn hiện vẫn bảo tồn được khá nhiều kiến trúc nhà sàn truyền thống với những hình chạm khắc đẹp và công phu, thể hiện bàn tay khéo léo và óc sáng tạo tài tình của cư dân nơi đây.
- Vị trí địa lý Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện: Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M'Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông).
- Vườn quốc gia Yok Đôn được phê duyệt theo quyết định số 352/CT ngày 29 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200 ha hệ sinh thái rừng khộp đất thấp.
- Ngày 24 tháng 6 năm 1992 Bộ Lâm nghiệp ra quyết định 301/TCLĐ thành lập Vườn quốc gia Yok Đôn trực thuộc Bộ Lâm nghiệp.
- Vườn quốc gia Yok Đôn được mở rộng theo quyết định số 39/2002/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
- Vùng đệm: có diện tích 133.890 ha, bao gồm các xã bao quanh Vườn quốc gia.
- Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.
- Rừng khộp ở Yokdon Nhóm 8 Trang 4 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT Ranh giới của vườn quốc gia này như sau.
- Nhóm 8 Trang 5 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT 2.
- Vườn Quốc Gia(VQG) hàng năm đón nhận nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu.
- Có vườn quốc gia Yok Đôn nổi tiếng là vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đầy tiềm năng khai thác du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và đặc biệt là bản sắc dân tộc của các buôn làng với các bến nước còn giữ được các nét nguyên sơ và huyền thoại về Vua Voi.
- các di tích, thắng cảnh, lợi thế rừng quốc gia và các món ăn đặc sản rất đặc trưng như thịt rừng nướng, gà nướng Bản Đôn, cơm lam, các món ăn từ các loài cá sông đặc sản như cá lăng, cá mõm trâu với rượu cần, rượu Ama Công.
- Ngành du lịch ở Bản Đôn hiện tại rất phát triển với các sản phẩm ăn khách như tham quan vườn quốc gia Yok Đôn, mộ Vua Voi, nhà sàn cổ, cầu treo, hội đua voi hoặc cưỡi voi lội qua sông Serepôk, nghe đánh cồng chiêng.
- Cầu treo buôn Đôn Nhóm 8 Trang 8 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT Hình 4.
- Nhóm 8 Trang 10 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT Hội đua voi Là một lễ hội được tổ chức vào tháng 3 hàng năm ở Bản Đôn.
- để có kết quả cập nhật và tổng hợp về đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Đôn .
- Kết quả cho thấy, Vườn quốc gia Yok Đôn có hệ động thực vật phong phú với 566 loài thực vật, 384 loài động vật có xương sống.
- Vấn đề đặt ra là chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để bảo tồn được những giá trị đa dạng sinh học của Vườn quốc gia, đặc biệt là hệ sinh thái rừng khộp và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Vườn quốc gia Yok Đôn được thành lập từ năm 1992 với tổng diện tích tự nhiên 58.200 ha thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk và năm 2002 đã được Chính phủ ra quyết định mở rộng lên 115.545 ha.
- Mặc dù công tác điều tra còn phải tiếp tục, nhưng cho đến nay các kết quả nghiên cứu thu được đã chứng tỏ Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những nơi có khu hệ chim phong phú nhất Đông Dương.
- Cũng như các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên khác, ngành lâm nghiệp, chính quyền các cấp và ban quản lý Vườn quốc gia Yok Đôn đã có nhiều nỗ lực trong quản lý bảo tồn đa Nhóm 8 Trang 11 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT dạng sinh học của Vườn quốc gia nhưng hiện tại vẫn đang phải đối mặt với tình trạng săn bắt, xâm lấn đất đai và nguy cơ cháy rừng.
- Bên cạnh đó, xung quanh Vườn quốc gia còn tồn tại nhiều khu rừng rộng lớn, trong đó phần lớn được giao để khai thác gỗ thương phẩm do các lâm trường quốc doanh quản lý.
- Do đó, việc đánh giá giá trị đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Đôn để làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn là thực sự cần thiết.
- Đà điểu ơ vườn Quốc gia Yordon 3.1.
- N Nhóm 8 Trang 12 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT Hình 7.
- Thành phần loài thực vật tại Yok Đôn Ngành Tên khoa học Số họ Số chi Số loài Dương xỉ Polypodiephyla 6 6 6 Thông Pinephyta 1 1 1 Ngọc lan Magnoliophyta Tổng cộng Trong số 108 họ thực vật có đến 16 họ có từ 10 loài trở lên đó là: Thâu dầu (Euphorbiaceae): 50 loài.
- Về mặt nguồn gốc: hệ thực vật Yok Đôn có quan hệ gốc với hệ thực vật Malaysia, Indonesia được thể hiện với các đại diện thuộc họ Dầu và hệ thực vật Miến Điện với các đại diện của họ Bàng.
- kết quả nghiên cứu về khu hệ động vật từ 1991 đến nay cho thấy tại Vườn quốc gia Yok Đôn có 384 loài động vật có xương sống, trong đó có 70 loài thú, 250 loài chim, 48 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư (bảng 2) Bảng 2.
- Thành phần động vật có xương sống Lớp Bộ Họ Loài Thú 11 28 70 Chim 18 66 250 Bò sát 4 17 48 Ếch nhái 1 4 16 Tổng cộng So với các khu bảo tồn và Vườn quốc gia trong khu vực Tây Nguyên, thì khu hệ thú và chim của Yok Đôn rất đa dạng về thành phần loài.
- Đặc trưng của khu hệ động vật có xương sống ở cạn: của Vườn quốc gia Yok Đôn là sự phân bố khá tập trung của nhiều loài, nhất là các loài chim và thú lớn như: công, cao cát, hồng hoàng, bò rừng, bò tót, trâu rừng, voi.
- ở một số khu vực như núi Yok Đôn Yok Đa, khu vực suối Đăk Na, Đăk Nor.
- Khu hệ thú ở đây được đặc trưng bằng sự phong phú của các loài thú móng guốc.
- Các loài có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với công tác bảo tồn gồm: voi, hổ, bò tót, bò rừng.
- Đặc biệt là có loài Nai cà tông - một loài đang bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu và chỉ thấy ở khu vực phía bắc của Vườn quốc gia Yok Đôn (có thể là vùng phân bố hiện tại và cuối cùng của chúng ở Việt Nam) và loài mang lớn - một trong những loài mới được phát hiện ở Việt Nam.
- Giá trị của khu: hệ thú Yok Đôn còn được thể hiện ở chỗ có tới 17 loài thuộc danh mục các loài động vật đang bị đe doạ ở cấp toàn cầu do IUCN đề xuất năm 2000.
- Điều này khẳng định rằng, Vườn quốc gia Yok Đôn có tầm quan trọng về đa dạng sinh học không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới.
- Các loài hiện đang bị đe doạ ở cấp toàn cầu như: gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Công (Pavo muticus), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli), Diều cá (Ichthyophaga ichthyaetus), Diều xám (Butastur liventer), Cắt nhỏ hông trắng (Polihierax insignis), Già đẫy nhỏ (Leptoptilos javanicus.
- Khu hệ chim ở Yok Đôn rất phong phú về số lượng quần thể của các loài.
- Riêng loài vẹt má vàng (Psittacula eupatria) lớn nhất trong số các loài vẹt ở Việt Nam, duy nhất chỉ phân bố ở rừng khộp.
- Các kết quả điều tra đã phát hiện sự mở rộng vùng phân bố của một số loài như: nhông cát gutta (Leiolepis guttala) trước đây chỉ ghi nhận được ở vùng ven biển miền Trung (Quy Nhơn, Nha Trang, Tháp Chàm và Hoà Thắng) thì nay đã tìm thấy ở hầu hết các khu rừng khộp Yok Đôn .
- rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) phổ biến ở Nam Bộ thì nay đã mở rộng vùng phân bố lên phía bắc tới Yok Đôn .
- Đây chính là đóng góp mới cho khoa học trong việc xác định các vùng phân bố của các loài này.
- Trong các loài bò sát và ếch nhái đã thống kê được 7 loài (chiếm 13% tổng số loài) có nọc và tuyến độc có thể gây độc cho người, gia súc và gia cầm: rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn lá khô đốm (Calliophis maculiceps), rắn hổ mang (Naja naja), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), rắn choàm quạp (Calloselasma rhodostoma), rắn lục mép (Trimeresurus albolabris) và cóc nhà (bufo melanostictus).
- Cũng như chim, bướm là một trong những loài chỉ thị cho tính đa dạng sinh học.
- Sự đa dạng của khu hệ bướm càng khẳng định rõ hơn tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Yok Đôn.
- Vườn quốc gia Yok Đôn có giá trị đa dạng sinh học rất cao với sự tồn tại của nhiều sinh cảnh rừng khác nhau mà đặc trưng là rừng khộp và sự phân bố của nhiều loài động thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ đe doạ trên toàn cầu, gắn liền Nhóm 8 Trang 15 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT với nguồn thức ăn và điều kiện cư trú của chúng.
- Giá trị bảo tồn của Vườn quốc gia Yok Đôn là hệ sinh thái rừng khộp và các loài động vật bị đe doạ toàn cầu như voi, vượn đen má hung, bò tót, bò rừng, công, ngan cánh trắng.
- Vì vậy việc quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Đôn không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới.
- Nguyên nhân suy giảm và giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Đôn Yok Đôn nằm trên khối lục địa Kon Tum cổ xưa, nơi có khí hậu mùa khô và mưa đối lập nhau.
- Để bảo vệ hệ sinh thái rừng này, ngày Chính phủ quyết định mở rộng Vườn quốc gia Yok Đôn từ 58.200ha lên 115.545ha.
- Đây là một trong số những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam.
- Công tác quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không những cho việc bảo tồn da dạng sinh học mà còn có ý nghĩa bảo vệ rừng đầu nguồn cho hệ thống sông Mê Công, điều tiết lũ cho hệ thống sông Cửu Long của Việt Nam và khu vực Đông Nam á.
- Khai thác gỗ.
- Các loài cây bị khai thác như giáng hương, gõ đỏ, gụ mật, cẩm thị, cẩm lai, căm xe.
- Nhóm 8 Trang 16 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT Hình 8.
- Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm co hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa và các loài quý hiếm khác.
- Bên cạnh đó, các hoạt động của con người trong nông nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật như mang theo các mầm mống cỏ dại xâm chiếm sinh cảnh của các loài bản địa.
- Việc khai thác các loài cây này rất dễ dàng đối với người dân, họ có thể thu hái chúng trong phạm vi của Vườn quốc gia Yok Đôn.
- Họ đi vào rừng để thu hái lâm sản, làm rẫy vô ý gây ra các vụ cháy ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cây tái sinh và các loài cây thân thảo, cây con, chồi non, đồng thời hủy diệt phần lớn các sinh vật đất.
- Do một chồi có thể tái sinh nhiều lần nên dẫn đến tỷ lệ rỗng ruột của cây họ dầu tăng cao so với các loài cây khác, đây là nguyên nhân làm giảm giá trị về chất lượng gỗ.
- Nhóm 8 Trang 17 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT Hình 9.
- Cháy rừng mùa khô hạn ở Tây Nguyên Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai.
- Hiện tượng này đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng các loài cây tái sinh.
- Các loài ngoại lai phổ biến là mai dương và đơn buốt.
- Sự xâm nhập của các loài này mới chỉ dừng lại ở phạm vi vùng đệm và dọc theo hai bên bờ sông Srêpôk.
- Sự nguy hại của chúng đối với thực vật bản địa tuy chưa được thể hiện rõ ràng song đó là một vấn đề cần được quan tâm, chú ý, cần có các biện pháp khống chế sự bùng phát, xâm nhập của chúng vào rừng để bảo vệ sinh cảnh cho các loài bản địa và các loài quý hiếm khác.
- Điều này kéo theo nhu cầu về đất canh tác, nhà ở và gỗ làm nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thực vật và đa dạng sinh học.
- Đây là nguy cơ quan trọng tác động đến tài nguyên thực vật Vườn quốc gia Yok Đôn.
- Thu nhập bình quân đầu người ở Buôn Đôn thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của tỉnh Đắk Lắk, đời sống của người dân ở đây đang có chiều hướng khó khăn hơn, điều đó càng làm tăng áp lực đối với rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Yok Đôn.
- Kết quả điều tra nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của Vườn quốc gia Yok Đôn tại 3 xã vùng đệm (Krông Na, Ea Huar, Ea Wer) cho thấy 51% nhận biết được vai trò và tầm quan trọng, 21% biết nhưng không rõ, 18% không rõ ranh giới, còn lại 10% không biết Vườn quốc gia Yok Đôn ở đâu.
- Đây là một khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng Vườn quốc gia Yok Đôn.
- Việc nâng cao năng lực kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa ngang tầm nhiệm vụ.
- Đối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường.
- Ngoài việc quy hoạch đất đai cần cho phép họ sử dụng nguồn tài nguyên theo một số nguyên tắc nhất định do Vườn quốc gia Yok Đôn và cộng đồng thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.
- KẾT LUẬN Chính điều kiện tự nhiên khô nóng và địa hình bán bình nguyên rộng lớn trên nền địa chất bị bào mòn đã tạo ra những đặc trưng của hệ thực vật với cấu trúc thảm là rừng thưa cây lá rộng rụng lá ưu thế của cây họ Dầu (rừng khộp), thành phần loài nghèo nàn với số lượng rất ít các loài thân thảo và Dương xỉ, Hạt trần.
- Ngược lại, khu hệ thú trong hoàn cảnh như vậy lại trở thành thích nghi với rất nhiều các loài móng guốc (Bò rừng, Bò tót, Mang, Nai.
- Đây cũng là một trong những trung tâm đa dạng nhất của Đông Dương về các loài chim với số lượng lớn các loài họ Gõ kiến và bộ Gà (Công, Trĩ, Gà tiền mặt đỏ.
- Cũng như chim và thú, bò sát cũng là nhóm động vật có khả năng thích nghi với môi trường như thế này với số lượng khá đông đảo, đặc biệt là khả năng xuất hiện của các loài như Kỳ đà, Cá sấu nước ngọt… Nhiều loài thú và chim cũng như bò sát ở đây đang đặt trong tình trạng báo động toàn cầu.
- Trong khi đó khu hệ này có lẽ là ít thích hợp hơn đối với lưỡng cư cho nên chỉ với số lượng ít, các loài này chỉ gặp ở ven sông hay suối.
- Sự đa dạng của các loài côn trùng , đặc biệt là nhóm cánh vảy đã đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ sinh cảnh sống còn nguyên vẹn này.
- Chúng ta cần cố gắng khắc phục các nhược điểm trong vấn đề bảo vệ rừng, hạn chế đến mức tối thiểu sự xâm nhập của các nguyên nhân làm suy thoái và tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ tốt nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, Nhóm 8 Trang 21 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT những đặc trưng mà chỉ vùng Yok Đôn này mới có, gìn giữ nó vì một giá trị vô giá của thiên nhiên - đa dạng sinh học.
- TÀI LIỆU KHAM KHẢO http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/News/So- 4/Nguyen_nhan_suy_giam_va_giai_phap_bao_ve_da_dang_sinh_hoc_Vuon_quoc _gia_Yok_Don/ http://hotelhoangloc.com.vn/content/detail.php?catid=272&subcatid=0&content id=403&langid=0 http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gi a_Yok_%C4%90%C3%B4n http://www.tchdkh.org.vn/tcbvin.asp?code=472 http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_%C4%90%C3%B4n Nhóm 8 Trang 22 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT Mục lục Một số khái niên.
- 6 Du lịch.
- Đa dạng sinh học.
- Hệ động vật.
- Nguyên nhân suy giảm và giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Đôn.
- 21 Nhóm 8 Trang 23 GVHD: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ Lớp: DHSH07LT TÀI LIỆU KHAM KHẢO