« Home « Kết quả tìm kiếm

Động Cơ Lựa Chọn Điểm Đến Của Khách Du Lịch Hàn Quốc Đến Miền Trung, Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- DOI: 10.26459/hueunijed.v129i5B.5853 ĐỘNG CƠ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC ĐẾN MIỀN TRUNG, VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Đông1.
- Hồ Chí Minh, Việt Nam 4 Đại học Huế, 1 Điện Biên Phủ, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Những năm gần đây khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài tăng cao và họ là mục tiêu thu hút của nhiều điểm đến.
- Vì vậy, nghiên cứu động cơ lựa chọn điểm đến của khách Hàn Quốc có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng những chiến lược thu hút khách của các tỉnh Miền Trung Việt Nam.
- Kết quả cho thấy, du khách Hàn Quốc lựa chọn điểm đến Miền Trung do nhiều yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo.
- Có sự khác biệt rõ rệt ở một số yếu tố về động cơ đẩy và động cơ kéo theo lứa tuổi và nghề nghiệp.
- Trên cơ sở phân tích, chúng tôi đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thu hút khách Hàn Quốc đến Miền Trung du lịch.
- Từ khóa: du lịch, động cơ đẩy, động cơ kéo, chọn điểm đến, du khách Hàn Quốc, Miền Trung 1 Đặt vấn đề Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng.
- Do vậy, du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia.
- Nói đến du lịch Việt Nam, không thể không nhắc đến Miền Trung, nơi có những điểm du lịch nổi tiếng như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang.
- Mặt khác, nơi đây có hệ thống hạ tầng du lịch đồng bộ và phát phát triển.
- Vì vậy, trong những năm gần đây, Miền Trung trở thành điểm đến hàng đầu thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Trong số khách du lịch đến Miền Trung, khách Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao trong vài năm trở lại đây.
- Tại thành phố Đà Nẵng, “thủ phủ” du lịch ở khu vực, lượng du khách từ Hàn Quốc đã tăng đột biến và hiện đang dẫn đầu lượng khách quốc tế đến địa phương.
- Theo số liệu của Sở Du lịch * Liên hệ: [email protected] Nhận bài: 9-6-2020.
- Có thể thấy, lượng khách Hàn Quốc đến Miền Trung là rất lớn, ổn định và có xu hướng tăng và đây là nhóm khách có tiềm năng rất lớn cho ngành du lịch của vùng này.
- Vì vậy, việc nghiên cứu động cơ của khách Hàn Quốc lựa chọn Miền Trung đi du lịch giúp các nhà quản lý và các cơ sở kinh doanh du lịch có những hiểu biết sâu hơn về những nhu cầu, thị hiếu, xu hướng và hành vi tiêu dùng du lịch của họ, để có những giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn và tăng sự thỏa mãn của họ là hết sức cần thiết.
- Nghiên cứu này tiến hành khảo sát và phân tích các động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam du lịch của du khách Hàn Quốc.
- đồng thời so sánh sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung đi du lịch của du khách Hàn Quốc ở góc độ nhân khẩu học như: giới tính, lứa tuổi và nghề nghiệp.
- 2 Cơ sở lý thuyết 2.1 Điểm đến du lịch Điểm đến du lịch là một trong những khái niệm rất rộng và đa dạng.
- Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch: “điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” [23].
- Davidson và Maitland quan niệm: “điểm đến du lịch là một nơi được xác định đơn thuần bởi yếu tố địa lý hay phạm vi không gian lãnh thổ”.
- Theo cách hiểu này, điểm đến có thể là một châu lục, một đất nước, một hòn đảo hay một thị trấn, nơi mà khách du lịch đến tham quan [6].
- định nghĩa: “điểm đến là một vùng địa lý do khách du lịch xác định, nơi có các cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách” [4].
- Đồng quan điểm đó, Nguyễn Văn Mạnh cho rằng: điểm đến du lịch là một địa điểm mà du khách có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch [20].
- Bên cạnh đó, Baloglu và Brinberg [1] và Fyall và Leask [7] cho rằng khách du lịch nhìn nhận điểm đến du lịch không phải chỉ đơn thuần là một vị trí địa lý mà như là một khái niệm tổng thể bao gồm cả các nhà cung cấp và kinh doanh dịch vụ tại điểm đến.
- 140 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5B, 2020 Như vậy, điểm đến du lịch chứa đựng rất nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch của con người và là một động lực thu hút khách đến du lịch.
- Những yếu tố này rất phong phú và đa dạng, nhưng điều quan trọng là nó phải tạo ra sự chú ý và sức thu hút khách du lịch không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài.
- 2.2 Động cơ du lịch Mlozi và cs.
- cho rằng, động cơ là yếu tố quan trọng nhất của hành vi tiêu dùng du lịch.
- Theo Fodness, hiểu biết sâu sắc về động cơ du lịch của du khách có thể mang lại nhiều lợi ích cho chiến lược Marketing du lịch, đặc biệt là liên quan đến việc phát triển sản phẩm, đánh giá chất lượng dịch vụ, phát triển hình ảnh cũng như các hoạt động khuyến mãi [8].
- Theo Trần Thị Mai, động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách du lịch.
- Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, thực hiện loại du lịch nào [16].
- quan niệm rằng động cơ du lịch là tập hợp các thuộc tính là nguyên nhân khiến một người tham gia vào một hoạt động du lịch [15].
- cho rằng, động cơ du lịch liên quan đến lý do một người quyết định đi du lịch và chọn ghé thăm một điểm thu hút đặc biệt hoặc điểm đến thay vì những nơi khác [2].
- Theo Crompton, động cơ du lịch nói chung thường phức tạp và đa diện.
- Crompton đã đề ra mô hình đẩy và kéo để mô tả động cơ của khách du lịch.
- Động cơ đẩy (động cơ bên trong) đề cập đến những yếu tố bên trong thúc đẩy hoặc tạo ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đi du lịch.
- Động cơ kéo (cảm nhận về điểm đến) chính là các thuộc tính của điểm du lịch mà có thể đáp lại và củng cố hoặc kích thích thêm những động cơ đẩy vốn có [5].
- sự cảm nhận cũng như mong đợi của khách du lịch (kỳ vọng trải nghiệm được nét mới lạ độc đáo của điểm đến, kỳ vọng có được nhiều lợi ích từ điểm đến).
- Kim cho rằng động cơ đẩy và động cơ kéo có liên quan đến nhau.
- Trong khi động cơ đẩy hối thúc con người muốn rời khỏi nhà và quyết định du lịch thì động cơ kéo đồng thời giúp định hướng điểm đến cụ thể [13].
- Do đó, theo Gnoth, các đơn vị tiếp thị và quảng bá điểm đến cần lưu ý về tầm quan trọng của động cơ du lịch, từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp với thuộc tính của điểm đến, nhu cầu và mong đợi của khách du lịch [9].
- Tập 129, Số 5B, 2020 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch của du khách, bao gồm yếu tố tâm lý của cá nhân như nhu cầu của cá nhân, đặc điểm tính cách, nhận thức và kinh nghiệm của cá nhân….
- Đây cũng là cơ sở để lý giải động cơ đi du lịch của các nhóm du khách khác nhau.
- 3 Phương pháp Để tìm hiểu động cơ đi du lịch Miền Trung, Việt Nam, của du khách Hàn Quốc, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: (1) Nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp các tài liệu về động cơ đẩy và động cơ kéo tác động lên sự lựa chọn điểm đến của du khách.
- (2) Nghiên cứu thực trạng: Một là, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu nhóm 10 khách du lịch Hàn Quốc.
- Mục đích phỏng vấn là tìm hiểu về các động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung của du khách và tìm hiểu nội dung thang đo sơ bộ có rõ ràng, dễ hiểu không.
- Hai là, sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi phát cho du khách Hàn Quốc đang đi du lịch tại Huế, Đà Nẵng và Hội An.
- Mục đích điều tra là đánh giá mức độ biểu hiện các động cơ đẩy và động cơ kéo thúc đẩy họ lựa chọn điểm đến Miền Trung Việt Nam.
- Số lượng mẫu dự kiến khảo sát được tính theo công thức: 142 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5B, 2020 𝑧 2 × 𝑝 × (1 − 𝑝) 𝑛= 𝑒2 trong đó p = 0,5, là tỷ lệ khách du lịch mang giới tính nữ (50%) nên q = 1 – p = 0,5 là tỷ lệ khách du lịch có giới tính nam (50.
- 4 Kết quả và thảo luận 4.1 Động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam, đi du lịch của du khách Hàn Quốc Du khách Hàn Quốc lựa chọn đến các tỉnh Miền Trung, Việt Nam đi du lịch với nhiều động cơ khác nhau.
- Về động cơ đẩy, “Giải trí và thư giãn” là yếu tố có điểm trung bình cao nhất (3,87) và cho thấy du khách Hàn Quốc lựa chọn điểm đến Miền Trung trước hết là muốn được giải trí và nghỉ ngơi thư giãn.
- Cohen cho rằng một trong những động cơ đẩy quan trọng trong việc ra quyết định du lịch là sự mới mẻ để giải trí và thư giãn, vì tìm kiếm sự mới mẻ là điều mà hầu như du khách nào cũng hướng đến [3].
- Về động cơ kéo, “Thông tin về điểm đến” là yếu tố có điểm trung bình cao nhất (4,03).
- Jacobsen và Munar cho thấy việc tìm kiếm thông tin được xem là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn điểm đến du lịch [12].
- Kết quả nghiên cứu của Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn của Tổng cục Du lịch cũng chỉ ra đặc điểm và mối quan tâm của du khách Hàn Quốc khi đi du lịch Việt Nam: mục đích chính đi du lịch là quan tâm đến nghỉ ngơi và giải trí, tìm hiểu và trải nghiệm những điều mới lạ về văn hóa, tôn giáo… ở nơi du lịch.
- Động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam, đi du lịch của du khách Hàn Quốc STT Các khái niệm M SD Động cơ đẩy 1 Kiến thức và khám phá Giải trí và thư giãn Văn hóa và tôn giáo Gia đình và bạn bè Tự hào về chuyến đi 3,69 1,07 Động cơ kéo 6 An toàn cá nhân Thông tin về điểm đến Đặc trưng của điểm đến Chi phí cho chuyến đi Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện 4,00 1,10 Ghi chú: M là điểm trung bình: 1 ≤ M ≤ 5.
- Họ đi du lịch ngắn ngày cùng với gia đình, tính toán và cân nhắc trong chi tiêu [21].
- Kết quả của nghiên cứu này giúp các nhà quản lý điểm đến cũng như các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch hiểu hơn về nhu cầu cũng như mong muốn của du khách Hàn Quốc, từ đó có chiến lược marketing, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của họ.
- 4.2 Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung đi du lịch của du khách Hàn Quốc ở góc độ nhân khẩu học Đối với lĩnh vực kinh doanh du lịch, tất cả sở thích, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của du khách đều liên quan đến nhân khẩu học.
- Từ đó, ngành du lịch có thể xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp, cũng như định hướng được thị trường mục tiêu, địa điểm tiếp cận và chiến lược thu hút khách hàng phù hợp.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung đi du lịch của du khách Hàn Quốc ở các góc độ nhân khẩu học, bao gồm giới tính, tuổi tác và nghề nghiệp.
- Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung của du khách Hàn Quốc theo giới tính Giới tính có thể mang tới sự khác biệt về sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng du lịch, cũng như cách tận hưởng kỳ nghỉ và ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến khi đi du lịch.
- Kiểm định sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung của du khách Hàn Quốc theo giới tính Nam (N = 84) Nữ (N = 119) Yếu tố t p M ± SD M ± SD Động cơ đẩy Kiến thức và khám phá Giải trí và thư giãn Văn hóa và tôn giáo Gia đình và bạn bè Tự hào về chuyến đi Động cơ kéo An toàn cá nhân Thông tin về điểm đến Đặc trưng của điểm đến Chi phí cho chuyến đi Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện Ghi chú: M là điểm trung bình.
- Tập 129, Số 5B, 2020 Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt giữa du khách nam và du khách nữ về các động cơ đẩy và động cơ kéo thúc đẩy họ lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam (p > 0,05).
- Tuy nhiên, xu hướng dữ liệu cho thấy các du khách nam đánh giá các yếu tố về động cơ đẩy cao hơn du khách nữ.
- Điều này là do trong việc đi du lịch giữa nam và nữ có sự khác biệt nhất định về nhu cầu, sở thích do đặc đặc điểm giới tính quy định.
- Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung của du khách Hàn Quốc theo lứa tuổi Mỗi giai đoạn lứa tuổi của con người có tâm sinh lý, văn hóa ứng xử và mong muốn khác nhau.
- Do đó, động cơ lựa chọn điểm đến của du khách có độ tuổi khác nhau có thể khác nhau.
- Kết quả phân tích phương sai một yếu tố cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở một số động cơ lựa chọn điểm đến (Bảng 3).
- Kiểm định sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung của du khách Hàn Quốc theo lứa tuổi 50 tuổi Yếu tố (N = 24) (N = 25) (N = 33) (N = 121) p Post hoc M ± SD M ± SD M ± SD M ± SD Kiến thức và khám phá Giải trí và thư giãn Văn hóa và tôn giáo Gia đình và bạn bè Tự hào về chuyến đi An toàn cá nhân Thông tin về điểm đến Đặc trưng của điểm đến Chi phí cho chuyến đi Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện Ghi chú: M là điểm trung bình.
- Về động cơ kéo, yếu tố "An toàn cá nhân” và "Chi phí cho chuyến đi ” của nhóm du khách dưới 30 tuổi và 31–40 tuổi có điểm trung bình cao hơn của nhóm du khách 41–50 tuổi và trên 50 tuổi.
- Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn của Tổng cục Du lịch.
- Điều này cho thấy lứa tuổi của du khách ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến.
- Theo Nguyễn Hữu Thụ, nhóm du khách càng trẻ tuổi càng có xu hướng thích tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ ở nơi du lịch.
- Vì vậy, biện pháp xúc tiến du lịch tốt nhất đối với thị trường khách Hàn Quốc trẻ tuổi là marketing trực tuyến và sản phẩm du lịch sẽ là những điểm tham quan có tính mới mẻ, độc đáo và có nhiều cơ sở vui chơi giải trí và thư giãn.
- Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung của du khách Hàn Quốc theo nghề nghiệp Nghề nghiệp tạo ra sự khác biệt về thu nhập, văn hóa giao tiếp, nhu cầu và sở thích của cá nhân, do đó ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến khi đi du lịch của du khách.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có nghề nghiệp khác nhau ở một số động cơ lựa chọn điểm đến (Bảng 4).
- Đối với yếu tố "Kiến thức và khám phá” thuộc về động cơ đẩy và yếu tố "Chi phí cho chuyến đi” thuộc về động cơ kéo thì nhóm du khách là viên chức và lao động phổ thông và nhóm thuộc các nghề nghiệp khác có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách là người kinh doanh (p < 0,05).
- Đối với yếu tố "An toàn cá nhân”, "Thông tin về điểm đến”, "Đặc trưng của điểm đến”, "Chi phí cho chuyến đi” và "Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện” thuộc về động cơ kéo thì nhóm du khách là viên chức và lao động phổ thông có điểm trung bình cao hơn nhóm du khách là người kinh doanh (p < 0,05).
- Kết quả của nghiên cứu này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn của Tổng cục Du lịch.
- Kiểm định sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung của du khách Hàn Quốc theo nghề nghiệp Viên chức và Kinh lao động phổ Khác doanh thông (N = 89) p Post hoc Các khái niệm (N = 78) (N = 36) M ± SD M ± SD M ± SD Kiến thức và khám phá Giải trí và thư giãn Văn hóa và tôn giáo Gia đình và bạn bè Tự hào về chuyến đi An toàn cá nhân Thông tin về điểm đến Đặc trưng của điểm đến Chi phí cho chuyến đi Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện Ghi chú: M là điểm trung bình .
- Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 Theo Nguyễn Hữu Thụ, nhóm du khách là người lao động thường là những người ít có điều kiện để đi du lịch, do đó được đi du lịch là cơ hội để họ tìm hiểu khám phá những điều mới lạ ở nơi đến, được nghỉ ngơi và thư giãn.
- Họ thích đến những địa danh nổi tiếng, thích du lịch biển hoặc du lịch sinh thái và được tham gia các lễ hội của cộng đồng địa phương.
- Họ muốn đến những nơi an toàn nên quan tâm tìm kiếm thông tin về điểm đến thông qua các chương trình quảng cáo, khuyến mãi và tiếp thị du lịch.
- Họ đi du lịch ngắn ngày (3–5 ngày), có khả năng thanh toán thấp, tính toán và cân nhắc trong chi tiêu.
- 148 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5B, 2020 5 Kết luận và đề xuất giải pháp Nghiên cứu động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam đi du lịch của khách du lịch Hàn Quốc là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng du khách Hàn Quốc lựa chọn Miền Trung, Việt Nam, đi du lịch được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo.
- là những yếu tố được du khách quan tâm.
- Giữa các nhóm khách có sự khác biệt rõ rệt ở một số yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo trong việc lựa chọn điểm đến Miền Trung theo lứa tuổi và nghề nghiệp.
- Để nâng cao được sự hài lòng và khả năng thu hút du khách Hàn Quốc đến với điểm đến Miền Trung, chúng tôi đề xuất một số gợi ý chính sách sau: Một là, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho từng phân khúc thị trường, phù hợp với tâm lý và thị hiếu khách Hàn Quốc.
- Cụ thể, đối với thị trường này, điểm đến Miền Trung cần ưu tiên tập trung chất lượng dịch vụ ở sản phẩm du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng gắn với biển.
- có nhiều điểm mua sắm, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp… Đối với nhóm du khách có độ tuổi dưới 30 và 31–40 tuổi, nhóm du khách là viên chức và lao động phổ thông, chú ý xây dựng các sản phẩm du lịch liên quan đến vui chơi và giải trí, tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ ở nơi du lịch với mức giá vừa phải, lịch trình di chuyển hợp lý.
- Hai là, xu hướng du khách tìm thông tin du lịch và mua tour qua Internet gia tăng với tốc độ đáng kể.
- Do đó, biện pháp xúc tiến du lịch tốt nhất đối với thị trường Hàn Quốc là marketing trực tuyến, tăng cường quảng bá và bán tour trực tuyến.
- Ba là, du lịch Miền Trung cần cấp tốc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói thành thạo tiếng Hàn Quốc, đồng thời thu hút và đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề cho đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung trên địa bàn.
- Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, nhiều sản phẩm du lịch Việt Nam hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Do vậy, việc nghiên cứu, tiếp cận, duy trì và thúc đẩy các hoạt động quảng bá du lịch có ý nghĩa quan trọng để thu hút, làm góp phần gia tăng lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam, đáp ứng mục tiêu về kinh tế trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 về lượng khách quốc tế đạt từ 10 đến 10,5 triệu và doanh thu về du lịch từ 18 đến 19 tỷ USD.
- Vân Hồ (2019), Hàng Không: “đòn bẩy” cho du lịch Việt Nam – Hàn Quốc bứt phá, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/30340.
- Tổng cục du lịch (2012), Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012–2015