Academia.eduAcademia.edu
Kế thừa và Phát triển: Từ Hội nghị Thông báo Hán Nôm học (1995‑2016) đến Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm (2017~) (Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017) TS Nguyễn Tuấn Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Trưởng ban Ban tổ chức Hội thảo Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện NCHN) được thành lập từ năm 1970 với tiền thân là Ban Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở Viện NCHN đã kề vai chung sức xây dựng đơn vị trở thành đầu ngành trong cả nước về lĩnh vực Hán Nôm, đóng góp chủ yếu trên ba bình diện: nghiên cứu, đào tạo, và tư vấn chính sách.1 1. Các mô hình hội thảo do Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức Trải qua quá trình lịch sử gần nửa thế kỉ qua, Viện NCHN đã tổ chức và đồng tổ chức các hội thảo quốc gia và quốc tế với nhiều mô hình khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu khoa học của từng thời kì lịch sử. Có thể sơ bộ phân loại các mô hình hội thảo ấy như sau:2 (1) Hội thảo quốc tế trong nước ‑ Năm 2004 tổ chức hội thảo “Nghiên cứu chữ Nôm”, phối hợp với Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (Hoa Kì) và Thư viện Quốc gia Việt Nam, tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.3 ‑ Năm 2004 tổ chức hội thảo “Nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam”, phối hợp với Viện Harvard‑Yenching, Đại học Harvard, Hoa Kì, tổ chức tại Viện NCHN.4 Về lịch sử hình thành và phát triển của Viện NCHN, xem: (1) Viện Nghiên cứu Hán Nôm: 30 năm xây dựng và phát triển 1970‑2000, Hà Nội: Viện Nghiên cứu Hán Nôm xuất bản, 2000. (2) Trịnh Khắc Mạnh, “45 năm Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm, số 6/2015, tr. 3‑18. (3) Nguyễn Tuấn Cường, “Lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm nhìn từ bối cảnh đầu thế kỉ 21”, Tạp chí Hán Nôm, số 2/2017, tr. 3‑20. 1 Các phần (1), (3) trong mục 1. này có tham khảo một số thông tin từ nguồn: (1) Trịnh Khắc Mạnh, “Viện Nghiên cứu Hán Nôm 30 năm xây dựng và phát triển”, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2000, tr. 3‑12; (2) Trịnh Khắc Mạnh, “Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong những năm đầu của thế kỷ 21”, Tạp chí Hán Nôm, số 4/2010, tr. 3‑12; (3) Nguyễn Tuấn Cường, “Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học quốc gia Vai trò của Hán Nôm trong văn hoá đương đại”, Tạp chí Hán Nôm, số 6/2016, tr. 3‑10. Nguồn dẫn các kỉ yếu hội thảo do tác giả bài viết bổ sung. 2 Xem kỉ yếu: Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Hoa Kì, Nghiên cứu chữ Nôm, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 2006. 3 Xem kỉ yếu: Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Viện Harvard‑ Yenching, Nho giáo ở Việt Nam, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 2006. 4 “Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017”, Viện NC Hán Nôm, 1/9/2017. 1 ‑ Năm 2006 tổ chức “Hội nghị quốc tế về chữ Nôm” tại Huế, phối hợp với Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (Hoa Kì), Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, Sở Văn hoá Thông tin Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.5 ‑ Năm 2007 tổ chức hội thảo “Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành”, phối hợp với Viện Harvard‑Yenching, tổ chức tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).6 ‑ Năm 2015 tổ chức hội thảo “Văn tự với văn hoá Đông Á”, phối hợp tổ chức với Hội Hán tự học thế giới (世界漢字學會) và Viện Nghiên cứu chữ Hán của Hàn Quốc (韓國漢字 研究所), tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.7 (2) Hội thảo quốc tế ở nước ngoài ‑ Năm 2003 phối hợp với Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo quốc tế “Sự truyền bá chữ Hán và Giao lưu văn hoá Trung ‑ Việt” tại Viện Nghiên cứu sinh của Đại học Thanh Hoa tại Thâm Quyến, với 11 học giả Việt Nam tham dự.8 ‑ Năm 2017 phối hợp với Đại học Kinh tế ‑ Tài chính Chiết Giang và Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo quốc tế “Hán tịch Đông Á và Từ thư cổ Hán Nôm Việt Nam” tại Hàng Châu, với 12 học giả Việt Nam tham dự.9 ‑ Năm 2017 phối hợp với Đại học Trung Chính (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức “Hội thảo chuyên đề về Hán học Việt Nam”, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2017 tại Đài Loan, với 7 học giả Việt Nam tham dự. (3) Hội thảo quốc gia ‑ Năm 1979 tổ chức hội thảo “Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới”.10 Xem kỉ yếu: Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Hoa Kì, Nghiên cứu về chữ Nôm, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 2008. 5 6 Xem kỉ yếu: Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành, Hà Nội: NXB Thế giới, 2009. Hội thảo chủ yếu sử dụng ngoại ngữ, không in kỉ yếu tại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu chữ Hán 漢字研究 (tạp chí có chỉ số cao nhất của Hàn Quốc “KSCI” ‑ Korea Science Citation Index, in tại Busan bằng tiếng Trung), số 14, ra cuối tháng 4/2016 đã đăng “Số chuyên đề nghiên cứu văn tự Việt Nam” (越南漢字研究專輯), trong đó có 9 bài viết của tác giả Việt Nam, phần lớn đều là các tác giả từ Viện NCHN, và các bài viết cũng phần lớn lấy từ Hội thảo Văn tự với văn hoá Đông Á. Đây là lần đầu tiên có một tập san khoa học nước ngoài đăng số chuyên đề về văn tự học Việt Nam, chủ yếu do các nhà khoa học của Viện NCHN thực hiện. 7 Xem kỉ yếu hội thảo được xuất bản tại Trung Quốc: 赵丽明主编, 汉字传播与中越文 交流 , 京:国 际文 出版公司, 2004. (Triệu Lệ Minh chủ biên, Sự truyền bá chữ Hán và Giao lưu văn hoá Trung ‑ Việt, Bắc Kinh: Quốc tế văn hoá xuất bản công ti, 2004). 8 Xem kỉ yếu hội thảo được xuất bản tại Trung Quốc: 何華珍、阮俊強 主編, 東亞漢籍與越南漢喃古辭書研 究 , 京:中國社會科學院出版社,2017. (Hà Hoa Trân, Nguyễn Tuấn Cường chủ biên, Nghiên cứu Hán tịch Đông Á và Từ thư cổ Hán Nôm Việt Nam, Bắc Kinh: Trung Quốc Xã hội khoa học Xuất bản xã, 2017). 9 10 Xem kỉ yếu: Ban Hán Nôm, Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1979. “Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017”, Viện NC Hán Nôm, 1/9/2017. 2 ‑ Năm 1981 tổ chức hội thảo về dịch thuật Hán Nôm.11 ‑ Năm 1982 tổ chức hội thảo “Văn bản học Hán Nôm”.12 ‑ Năm 1983 tổ chức hội thảo “Sưu tầm, bảo quản thư tịch và tư liệu Hán Nôm”. ‑ Năm 1985 tổ chức hội thảo về vấn đề biên soạn tự điển chữ Nôm.13 ‑ Năm 1991 tổ chức hội thảo “Hán Nôm trong đổi mới”. ‑ Năm 2016 tổ chức hội thảo “Vai trò của Hán Nôm trong văn hoá đương đại”.14 ‑ Năm 2017 tổ chức hội thảo “Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về biển đảo và biên giới của dòng họ Nguyễn Huy ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh.15 (4) Hội nghị Thông báo Hán Nôm học (1995‑2016) Đây là mô hình hội nghị thường niên, thường được tổ chức vào quý IV hàng năm, bắt đầu từ năm 1995. Mô hình hội nghị này sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau bài viết. (5) Hội thảo Hán Nôm trẻ (từ 2016~) Hội thảo do Chi đoàn Đoàn Thanh niên Viện NCHN được giao phụ trách tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện NCHN và sự hỗ trợ của Phòng Quản lí Khoa học và Hợp tác quốc tế. Các bài viết thể hiện sự thâm nhập của cán bộ trẻ với nghiên cứu Hán Nôm và những vấn đề đặt ra liên quan đến Hán Nôm trong thời điểm hiện nay. Đây sẽ trở thành hoạt động thường niên của Viện NCHN, là diễn đàn để khuyến khích các cán bộ trẻ đi sâu nghiên cứu. (6) Hội thảo phối hợp tổ chức tại địa phương Nhằm mở rộng hợp tác với các địa phương, Viện NCHN cũng phối hợp với nhiều đối tác tại các địa phương trong cả nước để tổ chức hội thảo về các danh nhân, dòng họ, di tích lịch sử, vấn đề khoa học tại một số địa phương, như Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Quảng Ninh… Đây là hướng làm việc cần được mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu xã hội hoá trong nghiên cứu Hán Nôm hiện nay. (7) Toạ đàm khoa học và thuyết trình chuyên đề tại Viện NCHN Đây là hoạt động khoa học do 3 bộ phận hoặc phối hợp hoặc đăng cai chủ trì tổ chức Xem kỉ yếu: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Dịch từ Hán sang Việt: Một khoa học, một nghệ thuật, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1982. 11 Xem kỉ yếu: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1983. 12 Đây là cơ sở cho việc biên soạn cuốn Tự điển chữ Nôm sau này. Thành tựu gián tiếp xin xem tại: Nguyễn Quang Hồng (chủ biên), Tự điển chữ Nôm, Hà Nội: NXB Giáo dục & Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2006. 13 Kỉ yếu đang trong quá trình biên tập xuất bản. Một số bài viết đã được chọn đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 6/ 2016 và số 2/ 2017. Xem thêm: Nguyễn Tuấn Cường, “Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học quốc gia Vai trò của Hán Nôm trong văn hoá đương đại”, bài đã dẫn. 14 15 Kỉ yếu đang trong quá trình biên tập xuất bản. “Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017”, Viện NC Hán Nôm, 1/9/2017. 3 là Phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế (phối hợp với Thư ký Hội đồng khoa học), Công đoàn và Đoàn Thanh niên Viện NCHN. Hình thức là tổ chức các buổi toạ đàm quy mô nhỏ về những vấn đề khoa học đang được giới học gỉả và xã hội quan tâm, hoặc mời các diễn giả là học giả của Viện NCHN, ngoài Viện NCHN và học giả quốc tế (Hoa Kì, Nhật Bản, Anh, Pháp, Trung Quốc…) tới thuyết trình các chủ đề liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của Viện NCHN. 2. Vai trò lịch sử của Hội nghị Thông báo Hán Nôm học (1995‑2016) Bắt đầu từ năm 1995 trở đi, đều đặn mỗi dịp cuối năm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm lại tổ chức Hội nghị Thông báo Hán Nôm học. Đây là sự kiện được đón đợi hằng năm, đã trở thành cơ hội để giới Hán Nôm trong cả nước gặp mặt, trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, phiên dịch, khai thác giá trị của tài liệu Hán Nôm khắp các miền Bắc Trung Nam. Được sự hưởng ứng của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện, trong nước và ngoài nước, mỗi kì Hội nghị đã nhận được trên dưới 100 tham luận. Xét toàn cục từ năm 1995, có những thời điểm Hội nghị thiên về công bố công trình nghiên cứu, lại có những thời điểm ngả theo hướng phiên dịch và giới thiệu văn bản Hán Nôm, thường là các văn bản được lưu trữ tại Viện NCHN, một số thư viện chuyên ngành khác hoặc Trung tâm lưu trữ Quốc gia, hoặc các văn bản mới sưu tầm được ở nhiều địa phương hoặc ở nước ngoài. Nội dung tham luận của các kì Hội nghị thường tập trung vào mấy vấn đề chính: (1) Công bố tư liệu Hán Nôm mới phát hiện, hoặc đã phát hiện từ trước nhưng chưa được giải đọc; (2) Phiên dịch, chú giải, giới thiệu văn bản Hán Nôm; (3) Phân tích nội dung và giá trị của tư liệu Hán Nôm; (4) Nghiên cứu một số vấn đề trong lĩnh vực Hán Nôm hoặc lĩnh vực gần gũi có sử dụng tư liệu Hán Nôm làm tài liệu nghiên cứu. Những công trình khoa học kể trên đã mang lại nhiều thông tin mới cho ngành Hán Nôm nói riêng, và cho các ngành học thuật nói chung. Các cuốn kỉ yếu Hội nghị Thông báo Hán Nôm học hằng năm đã trở nên quen thuộc trong giới học thuật, được trích dẫn và sử dụng một cách tương đối thường xuyên, trở thành một kênh thông tin khá quan trọng để công bố và quảng bá các vấn đề Hán Nôm với cộng đồng học thuật cũng như đông đảo xã hội quan tâm. Thực tế Hội nghị mấy năm gần đây cho thấy, đứng trên quan điểm xã hội hoá của một Hội nghị “thông báo”, ngoài một số bài viết thiên về nghiên cứu, thì phần lớn các tham luận đều tập trung thông báo các phát hiện mới về tư liệu Hán Nôm ở các địa phương, hoặc phiên dịch và giới thiệu tư liệu Hán Nôm, tức là thiên về giới thiệu tư liệu mà chưa đi sâu luận giải giá trị của tư liệu. Bên cạnh đó, do hạn chế về dung lượng kỉ yếu, lại do chủ trương tạo điều kiện để đông đảo tác giả tham luận có cơ hội in bài trong kỉ yếu, nên trong những năm gần đây độ dài tham luận được quy định trong khoảng 1.500 chữ, khiến cho nhiều tác giả không có điều kiện trình bày trọn vẹn nội dung nghiên cứu hoặc tư liệu mà mình hằng tâm huyết. “Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017”, Viện NC Hán Nôm, 1/9/2017. 4 Không ai có thể phủ nhận vai trò lịch sử và những đóng góp quan trọng của mô hình Hội nghị Thông báo Hán Nôm học. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng đổi mới chung của học thuật đương đại, cần thiết phải đặt ra nhu cầu chuyên môn hoá và khoa học hoá hình thức tổ chức và nội dung tham luận của Hội nghị, bên cạnh đó vẫn đảm bảo tạo cơ hội để công bố các công trình phiên dịch và giới thiệu tư liệu mới theo tinh thần “thông báo” của Hội nghị. Điều này đảm bảo yêu cầu “kế thừa và phát triển” trong học thuật từ truyền thống tới hiện tại và tương lai. 3. Bước đệm của Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2016 Năm 2016, Ban Tổ chức Hội nghị Thông báo Hán Nôm học chủ trương nâng cao chất lượng tham luận. Điều này được thể hiện rõ trong Thư mời viết tham luận công bố đầu tháng 8/2016, trong đó viết: “Với những tham luận giới thiệu và phiên dịch tư liệu Hán Nôm thì nhất thiết phải có phần phân tích, đánh giá giá trị tư liệu kèm theo”. Có nghĩa là, Hội nghị chủ trương từ chối những tham luận chỉ có phiên âm dịch nghĩa và chú thích tư liệu, mà không có phần đánh giá giá trị tư liệu, thể hiện quan điểm khoa học của tác giả tham luận về tư liệu mà mình giới thiệu. Ban Tổ chức không chỉ quan tâm đến kĩ năng chuyển mã (transcode, tức phiên dịch chú) mà còn mong có nội dung giải mã (decode, chỉ ra giá trị tiềm ẩn) văn bản Hán Nôm trong các tham luận. Để dành dung lượng cho phần giải mã, Ban Tổ chức cũng nâng giới hạn số lượng chữ của mỗi bài, từ tối đa 1.500 chữ (như quy định trong mấy kì Hội nghị gần đây) lên từ 1.500‑3.000 chữ cho mỗi bài viết. Đối với kỉ yếu Hội nghị được xuất bản, Viện NCHN cũng chủ trương tăng cường tính chất khoa học, để cho tập kỉ yếu Hội nghị dù thiên về khía cạnh thông tin (“Thông báo”) nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu nghiên cứu chặt chẽ, logic, có chia phần mục, có lập luận, có khám phá mới ‑ những đặc tính cần có của một công trình nghiên cứu khoa học. Chính vì có chủ trương này, cho nên Ban Biên tập đã sàng lọc các bài viết theo tiêu chuẩn chuyên môn, khiến cho cuốn kỉ yếu của Hội nghị năm 2016 vừa in đã giảm độ dày một cách đáng kể.16 4. Bước chuyển hình của Hội thảo quốc gia thường niên Nghiên cứu Hán Nôm (2017~) Đứng trước yêu cầu chuyên môn hoá, khoa học hoá của học thuật hiện nay, được sự ủng hộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện NCHN đã từng bước cải tiến Hội nghị Thông báo Hán Nôm học về cả hai bình diện hình thức tổ chức và nội dung tham luận, để trở thành Hội thảo quốc gia thường niên Nghiên cứu Hán Nôm, áp dụng từ năm 2017 trở đi, cho đến khi cần có những thay đổi tiếp theo để phù hợp với những yêu cầu khoa học mới nảy sinh. So với những lần tổ chức Hội nghị trước đây, thì Hội thảo có một số thay đổi sau: Chủ trương: từ xã hội hoá chuyển sang vừa xã hội hoá, lại vừa đảm bảo chuyên môn hoá, khoa học hoá. Có nghĩa là vừa mở rộng cơ hội tham gia cho đông đảo học giả trong 16 Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học năm 2016, Hà Nội: NXB Thế giới, 2017. “Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017”, Viện NC Hán Nôm, 1/9/2017. 5 nước, nhưng lại vừa điều chỉnh nâng cao chất lượng tham luận của các học giả. Cấu trúc vấn đề: hướng tới tập trung vào các vấn đề cụ thể theo từng năm. Nếu các Hội nghị trước đây không đặt ra tiểu ban, thì Hội thảo sẽ có các tiểu ban theo “phần cố định” (duy trì hằng năm) và “phần linh hoạt” (chủ đề thay đổi theo năm). Có hai tiểu ban thuộc “phần cố định” là (1) Tiểu ban Nghiên cứu Hán Nôm (các vấn đề chung), và (2) Tiểu ban Tư liệu Hán Nôm (phiên dịch, giới thiệu, phân tích giá trị của tư liệu Hán Nôm). Cái gọi là “nghiên cứu” và “tư liệu” ở đây là nói đến xu hướng chủ đạo của tham luận, có thể thiên về luận giải hay giới thiệu tư liệu, bởi vì ta biết rằng phần lớn các tham luận đều có cả phần nghiên cứu và phần tư liệu. Các bài luận giải đều cần dựa trên cơ sở tư liệu, cũng như các bài giới thiệu và phiên dịch tư liệu cũng cần có phần phân tích rõ về giá trị của tư liệu. Còn (các) tiểu ban thuộc “phần linh hoạt” thì mỗi năm có một số chủ đề riêng, tuỳ theo tình hình từng năm, có thể nhân dịp kỉ niệm các sự kiện và nhân vật quan trọng liên quan trực tiếp đến ngành Hán Nôm, hoặc các sự kiện thuộc lĩnh vực Hán Nôm mà xã hội đang quan tâm. Ví dụ, Hội thảo năm 2017 có hai tiểu ban về “Nghiên cứu di sản Hán Nôm miền Trung Việt Nam” và “Nghiên cứu Hán văn trên Tạp chí Nam Phong (nhân 100 năm thành lập Tạp chí Nam Phong) và những vấn đề Hán Nôm đầu thế kỉ 20”. Dự kiến Hội thảo các năm tới sẽ có các tiểu ban linh hoạt: di sản Hán Nôm miền Nam Việt Nam, Hán Nôm với văn hoá lễ hội truyền thống, di sản Hán Nôm với văn hoá làng xã, Hán Nôm trong di tích, Hán Nôm với văn hoá dòng họ, Hán Nôm biển đảo, nghệ thuật thư pháp, cú đậu và huấn điểm văn bản Hán Nôm, chữ dị thể trong văn bản Hán Nôm, tư liệu giáo dục khoa cử Hán Nôm, vai trò của Hán Nôm trong nghiên cứu lịch sử và văn hoá cổ trung đại Việt Nam, Hán văn Đông Á, Hán Nôm với văn hiến Đông Á, tư liệu Hán Nôm ở nước ngoài… Hội thảo năm 2017 này có 68 tham luận của 73 tác giả, trong đó Tiểu ban 1 về di sản Hán Nôm miền Trung có 12 tham luận, Tiểu ban 2 về Hán văn trên Nam Phong và Hán văn đầu thế kỉ 20 có 9 tham luận, Tiểu ban 3 về nghiên cứu Hán Nôm có 32 tham luận, Tiểu ban 4 về tư liệu Hán Nôm có 15 tham luận. Nhìn chung các tham luận đã cho thấy sự tăng cường hàm lượng khoa học cũng như mức độ đầu tư tâm sức của tác giả. Thể thức tổ chức: có thẩm định và sơ loại trước Hội thảo. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 75 bài đăng kí. Hội đồng Khoa học Viện NCHN đã thẩm định lần thứ nhất và tư vấn cho Ban Tổ chức sơ loại 7 tham luận chưa phù hợp với Hội thảo, chỉ nhận 68 tham luận. Sau Hội thảo, Ban Tổ chức và Ban Biên tập kỉ yếu sẽ tiếp tục tiến hành thẩm định lần thứ hai để sàng lọc, chọn lựa những bài tốt nhất để xuất bản (dự kiến khoảng 50‑55 bài). Xuất bản kỉ yếu ngay trong năm: Để đáp ứng nhu cầu công bố khoa học theo từng năm của các đề tài các cấp ở nhiều đơn vị, ngay sau Hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo và Ban Biên tập sẽ nỗ lực biên tập, chế bản để có thể xuất bản kỉ yếu hội thảo quốc gia có chỉ số ISBN ngay trong năm. Chính vì vậy, thời gian tổ chức Hội thảo sẽ vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9 hằng năm, thay vì vào cuối năm như các lần Hội nghị trước từng theo thông lệ xuất bản kỉ yếu vào cuối năm kế tiếp. “Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017”, Viện NC Hán Nôm, 1/9/2017. 6 Quy cách tham luận: Số chữ tăng lên 4.000‑8.000 chữ (để các tác giả tham luận có điều kiện trình bày một cách chi tiết về vấn đề mình quan tâm), có tóm tắt (200‑300 chữ), từ khoá (tối đa 5 đơn vị). Quy cách này khá giống với quy cách bài viết trong tạp chí chuyên ngành ở Việt Nam. *** Chúng tôi mong rằng những thay đổi này là sự thể hiện của một chính sách nhằm tăng cường tính chất học thuật trong lĩnh vực sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác giá trị của tư liệu Hán Nôm, cũng nhằm đáp ứng nhu cầu có ấn phẩm khoa học công bố ngay trong năm của nhiều đơn vị và cá nhân các nhà khoa học. Thông qua việc tổ chức Hội thảo năm nay, chúng tôi trông chờ nhận được ý kiến tư vấn của các nhà khoa học để rút kinh nghiệm tổ chức Hội thảo năm sau được tốt hơn nữa. Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017, tôi xin trân trọng cảm ơn quý vị đại biểu, các nhà nghiên cứu đã tích cực đóng góp bài viết và tới tham dự Hội thảo, để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm cũng như tri thức khoa học. Kính chúc toàn thể quý vị sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi, hạnh phúc và thành công. Chúc sự nghiệp Hán Nôm của chúng ta ngày một phát triển để đóng góp cho nền khoa học văn hóa dân tộc.17 Hà Nội, ngày 1/9/2017 Nguyễn Tuấn Cường Bài viết nhận được góp ý từ các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm: TS Cao Việt Anh, TS Đỗ Thị Bích Tuyển, TS Nguyễn Tô Lan. Tác giả bài viết trân trọng cảm ơn. 17 “Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017”, Viện NC Hán Nôm, 1/9/2017. 7