« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Cường.
- Đỗ Trọng Mùi Từ khóa (Keyword): Chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Đông Anh.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Huyện Đông Anh là một huyện trực thuộc thành phố Hà Nội.
- Huyện Đông Anh có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cuộc sống vật chất và sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng chất thải rắn nói chung và lượng chất thải rắn sinh hoạt nói riêng ngày càng nhiều.
- Công tác quản lý CTR sinh hoạt đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách của huyện.
- Chưa có công trình nghiên cứu nào một cách đồng bộ để đánh giá thực trạng quản lý, đề xuất hướng tái chế, tái sử dụng nguồn chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Đông Anh.
- Chính vì vậy, đề tài“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” nhằm tìm ra biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực huyện Đông Anh.
- Điều tra đánh giá hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt.
- Đề xuất những giải pháp quản lý, xử lý CTR sinh hoạt tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Đề tài thực hiện đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh.
- Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện tầm nhìn đến năm 2030.
- Đề tài là cơ sở vững chắc để đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, phù hợp với điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh.
- Phương pháp dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội thì khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện phát sinh tương đối lớn với khoảng 217,9 tấn/ngày.
- Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên đầu người dao động từ kg/người/ngày và có sự khác biệt khá rõ ở các khu vực thị trấn - khu vực có tốc độ đô thị hóa cao và khu vực nông thôn.
- Thành phần chính của CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố là chất hữu cơ dễ phân hủy với tỷ lệ khoảng 70- 75.
- Dự báo phát sinh CTR sinh hoạt: đến năm 2030 huyện Đông Anh có dân số 356.218 người, tổng lượng phát sinh CTRSH là 84.437,7 tấn /năm 3.
- Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt: Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt của huyện đã được thiết lập từ cấp huyện xuống cấp thôn, xóm.
- Hoạt động thu gom CTR sinh hoạt đã được tiến hành sâu rộng và dần đi vào lề nếp tại hầu hết các địa phương.
- Tuy nhiên, công tác quản lý CTR sinh hoạt vùng nông thôn còn nhiều hạn chế như: vốn đầu tư thấp, nguồn nhân lực có trình độ thiếu, tỷ lệ thu gom và phân loại CTR sinh hoạt chưa cao.
- Lượng CTR sinh hoạt chưa được thu gom, đổ thải bừa bãi là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.Tỉ lệ CTR hữu cơ cao là tiềm năng chế biến phân hữu cơ, nhưng chưa được tận dụng triệt để.
- Các giải pháp quản lý CTRSH: Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống và phương thức phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh.
- Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR cho khu vực đô thị và điểm dân cư nông thôn… Ký cam kết về quản lý CTRSH đối với các cơ quan, trường học, khách sạn… và toàn thể các hộ gia đình trên địa bàn huyện Đông Anh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt